Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 17/1/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế: “Để bệnh viện nhếch nhác là không thể được"; Bộ trưởng chê bệnh viện dùng sai từ, viết phản cảm; Khám ở tuyến trung ương, bệnh nhân "tố" thái độ bác sĩ bệnh viện huyện...

 

Bộ trưởng Bộ Y tế: “Để bệnh viện nhếch nhác là không thể được“

http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/bo-truong-bo-y-te-de-benh-vien-nhech-nhac-la-khong-the-duoc-630789.bld

Ngày 16.1, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đi kiểm tra một số bệnh viện nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới gần, tập trung vào các vấn đề như tinh thần thái độ, chất lượng khám chữa bệnh, bệnh viện xanh sạch đẹp, vấn đề quản lý dịch vụ thuê ngoài vào, đặc biệt là công tác phục vụ cho người bệnh tiếp tục được Bộ trưởng nói đến.
Bộ trưởng Tiến đã đi kiểm tra Khoa Khám bệnh, Khoa hồi sức tích cực - Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Khi thấy tại hành lang của Khoa Hồi sức tích cực có rất đông người nhà bệnh nhân đang phải ngồi chờ đợi bên ngoài phòng bệnh, Bộ trưởng Tiến lưu ý với bệnh viện, cần phải sắp xếp làm sao để người nhà bệnh nhân không phải chờ đợi suốt đêm ngoài hành lang như vậy. Bộ trưởng cũng gợi ý đến việc xây dựng các phòng lưu trú cho người nhà bệnh nhân, tuy nhiên phía bệnh viện cũng nêu khó khăn hiện nay của bệnh viện là không còn chỗ để xây dựng nữa. Người nhà bệnh nhân trông qua đêm nhưng không có chỗ nghỉ ngơi, nếu không phải ra ngoài thuê trọ thì phải ngồi suốt đêm ngoài hành lang chờ đợi.
Trao đổi với lãnh đạo BV Lão khoa TƯ, Bộ trưởng cho rằng: Phải đổi mới cơ chế tài chính làm sao để chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn, bên cạnh thái độ tốt. Rồi phải quan tâm chăm lo đời sống cho anh em cán bộ. Hôm nay tôi đi kiểm tra thì hầu hết bệnh nhân khen. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải chờ. Người già trên 80 tuổi phải có đường dây khám riêng, đã về đây thì chẳng còn ai ưu tiên ai nữa, giống nhau hết. Nhưng nên chăng mình phải xem có cái ô khám riêng ưu tiên cho các cụ trên 80. Nếu được thì cần tăng bàn khám, xét nghiệm lên. Ở nước ngoài, thời gian chờ rất ít. Thứ nữa là giao cho BV thử nghiệm việc hẹn lịch khám. Đối với đối tượng hưu trí hoặc mắc các bệnh mãn tính chỉ đến lấy thuốc thì hẹn buổi chiều, làm đến 4h là hết. Thời gian còn lại còn làm giảng dạy, nghiên cứu, học hành, làm chuyên môn, hội chẩn. Nếu những bệnh chỉ cần lấy thuốc hàng tháng như Pakinson thì có phác đồ điều trị chuyển về cho bệnh viện tỉnh, các cụ lên đây chỉ khi có vấn đề cần khám. 
Các bệnh nhân tôi hỏi đều nói họ rất muốn ở nhà, nhưng họ phải lên tuyến trên vì những thuốc họ cần thì tuyến dưới không có. Chính vì thế đợt danh mục thuốc lần này không phân tuyến nữa, phân theo năng lực, vì nếu phân tuyến là chết bệnh nhân, chẳng ai muốn tuyến huyện cả, trừ những thuốc phải trình độ cao mới dùng được thôi.
Trao đổi với đoàn kiểm tra, GS.TS. Phạm Thắng- Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung Ương cho biết: “Trước đây, Bộ trưởng đến thăm thì BV Lão khoa mới có 30 giường, nhà lèo tèo như chuồng chim mà giờ đã như thế này rồi, gấp 10 lần rồi. Bệnh viện còn có dãy ghế đỏ dành cho các bệnh nhân cao tuổi, được ưu tiên. Rồi có chỗ cho bệnh nhân và người nhà uống trà, càphê, có mạng internet, từ đó đỡ hẳn đường dây nóng. Bệnh nhân được cảm giác dễ chịu hơn nhiều”.
“Khám bệnh qua điện thoại được thực hiện rồi nhưng tâm lý của nhiều người vẫn thích đi thẳng vào bệnh viện. Tương lai sẽ tuyên truyền nhiều hơn về vấn đề này. Tỉ lệ bệnh nhân ăn theo suất ăn của BV khoảng 30- 40% thôi. Thức ăn của BV ngon, phục vụ tuyệt vời nhưng người bệnh vẫn mang cặp lồng, tay xách nách mang vào. Chúng tôi hướng đến việc người bệnh vào BV không cần có người nhà đi theo”- Giám đốc BV Lão khoa TƯ cho biết.
Tiếp theo đó, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra những điểm còn tồn tại ghi nhận được trong chuyến kiểm tra: “Cơ sở vật chất tiến bộ rồi, xanh sạch đẹp hơn rồi. Đó là uy tín của ngành y tế chúng ta. Tuy nhiên, ngoài cổng BV, chỗ giáp với BV Bạch Mai vẫn còn 5- 10m tường nhếch nhác, bao tải giăng lên bùng nhùng, phải giải tỏa thôi”- Bộ trưởng nói với lãnh đạo BV Lão khoa TƯ.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, khu “bán phiếu khám chữa bệnh theo yêu cầu” bố trí chưa hợp lý, gây bất tiện cho bệnh nhân. GS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cho rằng, việc bệnh nhân phải cúi rạp người xuống để nộp viện phí là rất phản cảm, hơn nữa việc bố trí ngăn cửa nhỏ như thế này gây bất tiện cho bệnh nhân rất lớn. Cần phải sửa thành nơi đăng ký khám chữa bệnh theo yêu cầu và kèm thêm bảng chỉ dẫn nơi thu phí nhỏ ở dưới.
Bên ngoài khu vực này, bên tay trái khu đăng ký khám chữa bệnh theo yêu cầu có khu bán hàng tạp hóa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khu này được cơi nới từ nhà để xe cũ nên nhìn rất nhếch nhác, làm mất mỹ quan bệnh viện. Làm việc với BV, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Bệnh viện đã cải tạo cơ sở vật chất rồi, năng động hơn, bộ mặt của BV hiện nay đã tiến bộ hẳn rồi. Hàng rào cổng khang trang hơn. Bệnh viện mà để hạ tầng nhếch nhác thì không thể được, hai là thái độ phục vụ người bệnh. Tôi thấy chỗ bán hàng tạp hóa cho bệnh nhân vẫn còn trông nhếch nhác, nhất định là phải tháo dỡ hoặc làm lại cho đẹp hơn. Không thể để như thế được. Hơn nữa, công trình khoa khám bệnh phải nhanh lên, chuẩn về quy trình thời gian, nơi bán phiếu chữa bệnh theo yêu cầu là chưa được. Cần phải sáng tạo, văn minh hơn nữa. Số lượng bệnh nhân không nhiều bằng các BV đa khoa thì mình càng phải tổ chức thật tốt”.
Cũng trong buổi kiểm tra các BV, Bộ trưởng Tiến đã thăm và tặng quà cho các bệnh nhân nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới gần. Đồng thời, Bộ trưởng cũng gửi quà cho các y bác sĩ phải trực Tết Nguyên đán năm nay, những người vì nhiệm vụ, sẵn sàng hy sinh những giờ phút ấm áp bên người thân, gia đình trong những ngày nghỉ tết để phục vụ người bệnh

 

Bộ trưởng chê bệnh viện dùng sai từ, viết phản cảm

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170116/bo-truong-che-benh-vien-dung-sai-tu-viet-phan-cam/1253164.html

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nói như vậy khi cùng đoàn kiểm tra tới Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Bệnh viện lão khoa và Bệnh viện Da liễu Trung ương sáng 16-1.
Tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, khi đến kiểm tra khu vực phòng khám, thấy tấm biển “Khu bán phiếu khám theo yêu cầu”, Bộ trưởng Tiến chê bệnh viện viết phản cảm, dùng sai từ và cho rằng trong bệnh viện không có khái niệm bán phiếu.
Theo ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - trong đợt kiểm tra này Bộ Y tế ghi nhận ba bệnh viện đã có những chuyển biến ban đầu, không có tình trạng nằm ghép.
Phòng khám Bệnh viện Da liễu Trung ương rất đẹp và hiện đại, tuy nhiên ông Khuê cho rằng các bệnh viện vẫn cần chấn chỉnh cảnh quan chung để đảm bảo phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Cũng theo ông Khuê, hiện Bộ Y tế đang có đợt kiểm tra toàn diện theo bộ tiêu chí gồm 83 điểm tại 37 bệnh viện tuyến trung ương. Kết quả đợt kiểm tra này sẽ được công khai để người dân biết về chất lượng từng bệnh viện và lựa chọn.
Trước đó, trong đợt kiểm tra và đánh giá tương tự hồi 2015, các bệnh viện tuyến trung ương đa số đạt mức 3-4 trên thang điểm 5 về chất lượng.

 

Khám ở tuyến trung ương, bệnh nhân "tố" thái độ bác sĩ bệnh viện huyện

http://infonet.vn/kham-o-tuyen-trung-uong-benh-nhan-to-thai-do-bac-si-benh-vien-huyen-post219285.info

Sáng ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Y tế có đợt kiểm tra công tác trực tết của Bệnh viện Da liễu trung ương và Bệnh viện Lão khoa trung ương. Tại đây Bộ trưởng tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
"Tố" bác sĩ tuyến huyện gắt gỏng 
Chị Nguyễn Thị Hà đến từ Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An cho biết, cả nhà chị 5 người đi khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương. 5h sáng xe ra đến Hà Nội, chị cùng mọi người vào bệnh viện chờ và đến gần 10h mới lấy máu xét nghiệm xong.

Khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi về những khó khăn khi đi khám bệnh, chị Hà kể, trước đó mẹ chị bị dị ứng, đã khám và điều trị ở bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nhưng không đỡ nên bệnh viện tỉnh giới thiệu ra Bệnh viện Da liễu trung ương.
Trong quá trình đi khám, chữa bệnh, chị Hà thấy ở các bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân không bị bác sĩ quát tháo. Còn tại bệnh viện huyện Diễn Châu, chị Hà “tố” với Bộ trưởng rằng, các y bác sĩ ở đó gắt gỏng, quát tháo người nhà và bệnh nhân.-
Bệnh nhân Đinh Hồng Vân, thị trấn Lương Sơn, Hoà Bình cho biết, ông bị bệnh parkinson. Ông lên Bệnh viện Lão khoa từ hơn 8h nhưng số khám lên đến 166.
Ông Vân cho biết, các bệnh của ông phải lên tới trên này khám mới được lấy thuốc, đi lại xa xôi vất vả. Ông Vân mong muốn có thể khám và lấy thuốc ở tuyến dưới, đỡ phải lên Hà Nội.
Còn trường hợp bệnh nhân Từ Kiện trú tại Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội than với Bộ trưởng rằng, nhà ông cách bệnh viện Lão khoa trung ương vài bước chân nhưng BHYT của ông ở tận bệnh viện Xanh Pôn.
Mỗi lần đi khám ông lại phải đi tận ra Xanh Pôn khám mới được hưởng BHYT, còn khám ở đây ông được xếp vào trái tuyến. Ông Kiện mong muốn bộ trưởng có biện pháp “ưu tiên” người già, nhà gần đâu khám ở đó thay vì phải đi theo đúng tuyến BHYT.
Cân nhắc phát triển tế bào gốc
Làm việc với lãnh đạo bệnh viện Da liễu trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian tới bệnh viện nên xem xét phát triển về mảng tế bào gốc.
"Trong những chuyến công tác sang Nhật Bản hay Hàn Quốc, bà được rất nhiều người mời tiêm tế bào cừu. "Chỗ nào cũng mời. Ở Nhật Bản là 5000 USD.
Tôi đã vào xem hết hồ sơ, thử nghiệm lâm sàng, hệ thống phòng thí nghiệm nuôi cấy, tách chiết như thế nào. Kỹ thuật làm 3 tháng rồi 3 tháng sau làm lại như thế nào. Giá cao mà người dân Việt Nam vẫn kéo nhau đi ùn ùn. Còn hiệu quả chưa biết như nào. Tôi hỏi Bộ Y tế Nhật họ bảo chưa có thử nghiệm lâm sàng" - Bộ trưởng nói.
Bệnh viện Da liễu Trung ương là cơ quan đầu não, cần tập hợp chuyên gia xem xét kỹ. Hiện nay tiêm tế bào gốc tự thân hoặc dùng tế bào cừu, rất đắt tiền nhưng vẫn có thể loạn sản gây ung thư hoặc dị ứng, sốc phản vệ. Vì vậy hiện nay, Mỹ cấm, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ là thử nghiệm.
Cũng trong sáng 16/1, làm việc với Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay dân số nước ta có tốc độ già hoá nhanh. Vì thế bệnh viện Lão khoa phải phát triển để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người già.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, Bệnh viện Lão khoa trung ương nên thực hiện thí điểm chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người bệnh, tránh tình trạng 1 người đến viện thêm 2 – 3 người nhà đi cùng phục vụ.

 

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chính thức đi vào hoạt động

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/1/447034/

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/bv-nhi-hien-dai-nhat-tphcm-bat-dau-di-vao-hoat-dong-677953.html

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/31853302-benh-vien-nhi-hien-dai-nhat-viet-nam-di-vao-hoat-dong.html

Sáng 16-1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tọa lạc tại số 15, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM đã chính thức đi vào hoạt động.
Được xây dựng trên diện tích 12,47 ha, với quy mô 1.000 giường bệnh và tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố là một trong những bệnh viện thuộc Khu y tế kỹ thuật cao Tân Kiên theo đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 của UBND TPHCM. Đây là một trong những dự án trọng điểm của ngành y tế thành phố và cả nước với chức năng, nhiệm vụ là bệnh viện hạng 1, chuyên khoa Nhi trực thuộc quản lý của Sở Y tế TPHCM.
Với quy mô 1.000 giường bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khi đi vào hoạt động sẽ góp phần kéo giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện nhi trong  thành phố, đồng thời là cơ sở khám chữa bệnh đạt chuẩn của người dân thành phố, các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, bệnh viện nhi này được định hướng tập trung phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong nhi khoa đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện còn có nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực y bác sĩ chuyên khoa nhi cho thành phố, phối hợp với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược TPHCM, trở thành cơ sở đào tạo theo đúng chủ trương của ngành y tế dưới mô hình Viện - Trường.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố gồm có 10 phòng chức năng và 39 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên được trang bị hiện đại với khối hồi sức tích cực chống độc có máy Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO). Trong lĩnh vực ngoại khoa, bệnh viện được trang bị phòng mổ Hybride cho phẫu thuật tim mạch, khoa ngoại thần kinh với hệ thống kính vi phẫu, thiết bị định vị thần kinh. Chẩn đoán hình ảnh được trang bị máy Cộng hưởng từ (MRI) và Máy chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hiện đại 256 lát cắt. Đặc biệt, với ngành ung bướu nhi, lần đầu tiên một bệnh viện nhi được xây dựng khoa y học hạt nhân và khoa xạ trị dành riêng cho trẻ em…
Theo TS- BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngoài đội ngũ cán bộ chủ chốt được điều động từ các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, trong giai đoạn hoạt động ban đầu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố còn được hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện Mắt, Răng Hàm Mặt, Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình, Ung bướu, Trung tâm Dinh dưỡng...

 

Tai biến tiêm chủng thấp hơn nhiều so với khuyến cáo

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/1/446998/

Đây là thông tin được PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, về kết quả tiêm vaccine của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong năm qua.
Theo đó, trong năm 2016, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tiến hành tiêm hơn 3 triệu mũi vaccine cho trẻ em, trong đó đã xảy ra 22 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine phòng bệnh lao (BCG), vaccine viêm gan B, vaccine “5 trong 1” Quinvaxem, vaccine sởi - rubella và vaccine viêm màng não do não mô cầu. Trong lĩnh vực tiêm vaccine dịch vụ cũng ghi nhận một số trường hợp tai biến sau khi tiêm vaccine “5 trong 1” Pentaxim và vaccine “6 trong 1” Infanric Hexa.
 Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, qua đánh giá của Hội đồng chuyên môn, các ca tử vong sau khi tiêm vaccine trong năm qua chủ yếu trùng hợp với việc tử vong do các bệnh khác mà trẻ đã mắc từ trước hoặc tử vong không rõ nguyên nhân, không trường hợp nào tìm thấy mối liên quan với chất lượng vaccine và dịch vụ tiêm chủng. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong sau tiêm chủng năm 2016 thấp hơn so với tỷ lệ chung được khuyến cáo. Hiện nay, tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Liên quan tới việc bồi thường tai biến do tiêm chủng, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, Nghị định 104/CP của Chính phủ quy định về việc bồi thường cho người bị thiệt hại khi sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch có hiệu lực từ 1-7-2016. Tử vong sau tiêm chủng là điều không ai mong muốn nhưng trong tiêm chủng vẫn có những rủi ro dù tỷ lệ rất thấp. Việc bồi thường với mong muốn hỗ trợ phần nào cho gia đình có người tử vong trong trường hợp không may xảy ra, hiện ngành y tế đang xem xét.

 

10 người bị điếc sau khi mắc liên cầu lợn tại TP.HCM

http://thanhnien.vn/suc-khoe/10-nguoi-bi-diec-sau-khi-mac-lien-cau-lon-tai-tphcm-784133.html

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết trong năm 2016 toàn thành phố phát hiện 15 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn, tăng 200% so với năm 2015, trong đó nam giới chiếm trên 70%.
Chiều 16.1, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết phòng chống dịch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP cho biết, trong năm 2016 toàn TP phát hiện 15 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn, tăng 200% so với năm 2015, trong đó nam giới chiếm trên 70%.
Kết quả khảo sát cho thấy có hơn 26% bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với thịt heo, họ làm nghề buôn bán thịt heo, bán cơm, hủ tíu. Hơn 73% bệnh nhân còn lại là người già, nội trợ, nghề nghiệp khác không đặc trưng…
Mặc dù năm 2016 không có trường hợp nào mắc liên cầu lợn tử vong nhưng bệnh đã để lại biến chứng rất nghiêm trọng đến thính giác, có đến 10/15 bệnh nhân bị điếc sau khi khỏi bệnh.
Để có thể kiểm soát tốt nguồn bệnh cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong và biến chứng, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo một số biện pháp sau: Kiểm soát được bệnh trên lợn; kiểm soát được việc chăn nuôi, giết mổ; tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về những bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó chú trọng bệnh do liên cầu lợn… 

 

Bán hủ tíu, nhiễm bệnh liên cầu lợn

http://nld.com.vn/suc-khoe/ban-hu-tiu-nhiem-benh-lien-cau-lon-20170116153408665.htm

Ghi nhận của ngành y tế TP HCM cho thấy trong năm qua, số người mắc bệnh liên cầu lợn trên địa bàn TP tăng 200%, trong đó có nhiều ca bị biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc sống.
Thông tin này được Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) TP HCM công bố tại lễ tổng kết hoạt động của ngành YTDP tổ chức ngày 16-1. Theo đó, trong năm 2016, số người mắc liên cầu lợn trên địa bàn TP tăng 200% so với năm ngoái với 15 ca mắc tại 12/24 quận huyện và đa số là nam giới (chiếm hơn 73%), từ 50 tuổi trở lên. Bệnh nhân là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với thịt heo như người buôn bán thịt heo, bán cơm, hủ tíu, số còn lại là người già, nội trợ.
Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, dù số người mắc liên cầu lợn tăng rất cao, không có trường hợp tử vong nhưng bi kịch đối với các bệnh nhân này là bị biến chứng nặng nề, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.Qua ghi nhận, đã có gần 67% trong số người mắc bệnh nói trên bị điếc, giảm thích lực. Dù là căn bệnh chết người nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh.
“Để có thể kiểm soát tốt nguồn bệnh cũng như hạn chế ở mức thấp nhất tỉ lệ mắc, tử vong, biến chứng do liên cầu lợn, cần kiểm soát bệnh trên lợn, hoạt động chăn nuôi, giết mổ. Đặc biệt, tăng cường truyền thông về nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người, kể cả những đối tượng nghỉ hưu”, ông Dũng nhấn mạnh.

 

Chất tạo nạc mới chính thức bị cấm trong nuôi lợn

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/chat-cysteamine-chinh-thuc-bi-cam-su-dung-trong-chan-nuoi-o-viet-nam-352240.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/chinh-thuc-dua-cysteamine-vao-danh-muc-chat-cam-su-dung-trong-chan-nuoi-20170116212532701.htm

Bộ NN-PTNT chính thức bổ sung chất Cysteamine vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Thông tin từ Cục Chăn nuôi cho biết, vận dụng cơ chế hoạt động tự nhiên của Cysteamine, hiện người ta đã sản xuất ra Cysteamine dạng công nghiệp với mục đích ứng dụng trong lĩnh vực sinh học. Trong chăn nuôi, Cysteamine được nghiên cứu sử dụng như một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng vật nuôi.
Khi sử dụng trong chăn nuôi, thú y, Cysteamine kết hợp với Dexamethasone và axit ascorbic điều trị một số bệnh rối loạn trao đổi chất như: Bệnh thở thơm và mất tính ham ăn ở bò, ngựa; viêm vú; viêm tử cung và mất sữa ở lợn nái. Cysteamine kích thích tăng trọng nhanh, tăng khả năng ăn vào, giảm mỡ lưng, tăng tỷ lệ nạc, có thể nói đây là chất gián tiếp tăng trọng vật nuôi.
Nhiều nghiên cứu trên động vật cho rằng liều cao Cysteamine là nguyên nhân loét tá tràng (hoặc viêm loét dạ dày và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa), hoại tử vỏ thượng thận và di tật thai nhi.
Đặc biệt, theo Viện Thú y, Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền liệt, suy yếu hệ thống miễn dịch,...
Trước đó, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã phát hiện một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất Cysteamine nhập khẩu từ Thái Lan. Nổi bật vào tháng 8/2016, Đoàn thanh tra đột xuất đã phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới (Trần Quốc Hoàn, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) nhập 2 loại sản phẩm dinh dưỡng bổ sung là Maxsure và Synergrown từ Thái Lan, đã bán cho các đại lý, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại lợn khu vực phía Bắc và phía Nam nhưng khi kiểm tra phát hiện hàm lượng Cysteamine là 29.898 mg/kg (29.898 ppm) và 30.645 mg/kg (30.645 ppm).

 

Hơn 100 con heo bị bơm nước, tiêm thuốc an thần

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/hon-100-con-heo-bi-bom-nuoc-tiem-thuoc-an-than-678043.html

Ngày 16-1, Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện cơ sở của ông Phạm Văn Vui (ngụ xã An Hòa, TP Biên Hòa) đang bơm nước và tiêm thuốc an thần cho 119 con heo đã thu gom để chuẩn bị giết mổ.
Theo chủ cơ sở, bơm nước và tiêm thuốc vào heo chuẩn bị giết mổ với mục đích tăng trọng lượng thịt. Sau khi lập biên bản vi phạm, cơ quan chức năng đã tiến hành phân tích mẫu chất cấm, giám sát số heo trên trong thời gian cho đào thải thuốc và củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Trong thời gian cao điểm trước trong và sau tết, Công an tỉnh Đồng Nai sẽ tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích người chăn nuôi, người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Ngộ độc do ăn “sâm lạ”

http://www.baomoi.com/suc-khoe-y-te.epi

Ngày 15/1/2017, khoa Truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Ngại, 68 tuổi ở xóm Đa Lộc – Nam Kim – Nam Đàn – Nghệ An bị ngộ độc nghi do ăn phải giống “sâm lạ”.
Theo người nhà bệnh nhân kể, trước khi nhập viện 2 giờ bệnh nhân đào cây “sâm lạ” trồng trong vườn rửa sạch và cắt một lát nhỏ để ăn. Sau ăn 30 phút bệnh nhân thấy trong người bồn chồn, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó bệnh nhân xuất hiện đi ngoài phân lỏng liên tục, người mệt lả, gia đình đưa vào viện khám và điều trị. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm bước đầu các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn “sâm lạ”.
Bệnh nhân Trần Thị Ngại đang được theo dõi sức khoẻ tại Bệnh viện.
Bệnh nhân được nhập khoa truyền nhiễm điều trị, truyền dịch, hồi sức, dùng kháng sinh đường ruột và vitamin. Hiện tại bệnh nhân đã tạm ổn định và tiếp tục được điều trị, chăm sóc theo dõi sát.
Theo bác sĩ Đặng Như Hà - Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, từ giữa năm 2016 đến nay khoa đã ghi nhận 2 trường hợp ngộ độc do ăn phải giống “sâm” này. Cả hai trường hợp khi nhập khoa đều có những triệu chứng điển hình như đau đầu nhiều, buồn nôn và nôn kèm theo đi ngoài phân lỏng liên tục. Nếu không kịp thời đưa người bệnh vào các cơ sở y tế để khám và điều trị có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bác sĩ Đặng Như Hà cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý dùng các loại củ, các giống cây mà chưa nắm rõ các thông tin về nó như: công dụng, các bộ phận có thể dùng, cách sử dụng.

 

Thừa Thiên Huế: Bắt 2 hộ tiểu thương dùng hàn the tẩm thịt lợn khỏi ôi thiu

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-2-ho-tieu-thuong-dung-han-the-tam-thit-lon-khoi-oi-thiu-20170117000856602.htm

Chiều 16/1 tin từ Công an huyện Phú Lộc cho biết đơn vị vừa bắt quả tang 2 hộ tiểu thương là bà Trần Thị Thương (52 tuổi, trú xã Lộc Trì) và Trần Thị Hoa (52 tuổi, trú KV7, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) có hành vi sử dụng chất hàn the tẩm vào thịt lợn.
Theo dõi, kiểm tra tại chợ Cầu Hai (thị trấn Phú Lộc), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện Phú Lộc đã phát hiện bà Thương và bà Hoa lấy hàn the tẩm vào thịt lợn sau phiên chợ buổi sáng.
Ngay sau đó, Công an đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và Đội quản lý thị trường kiểm tra tại 2 quầy bán thịt của bà Thương và bà Hoa. Ở đây đã thu giữ được 3,6kg hàn the. Sau khi kiểm tra một số mẫu thịt lợn thì toàn bộ đều dương tính với hàn the.
Được biết hàn the là một phụ gia bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong việc sơ chế, sản xuất thực phẩm. Chất này có tác dụng giữ thịt không bị ôi thiu, bốc mùi.
Hiện Công an huyện Phú Lộc đã đề xuất Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc xử phạt hành chính số tiền 80 triệu đồng đối với 2 hộ tiểu thương trên.

 

Chiếc muỗng ở nhà trẻ tư suýt lấy mạng bé gái 1 tuổi

http://cand.com.vn/y-te/Chiec-muong-o-nha-tre-tu-suyt-lay-mang-be-gai-1-tuoi-425552/

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/gui-tre-cho-nguoi-hang-xom-be-gai-2-tuoi-te-cam-dau-muong-vao-mieng-91764/

http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/em-be-bi-muong-dam-thung-thuc-quan-sau-khi-di-nha-tre-630786.bld

http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/an-o-nha-tre-be-gai-17-thang-tuoi-bi-thung-thuc-quan-54350.html

Bé gái hơn 1 tuổi nhập viện trong tình trạng cổ sưng to, tính mạng bị đe doạ do tràn khí dưới da vùng cổ. Sau khi chụp CT, các bác sĩ phát hiện thực quản của bé bị rách một đoạn dài tới 7cm, gây áp xe trung thất. Tai nạn xảy ra cho bé trong giờ chơi ở một lớp giữ trẻ tư nhân thuộc tỉnh Phú Yên. 
Cứu sống bé trai 12 tuổi bị vỡ động mạch chủ hiếm gặp/ Cứu sống 2 bé bị sốc tim và suy đa phủ tạng/ Phẫu thuật cứu sống bé gái sơ sinh nội tạng nằm ngoài ổ bụng/ Cứu sống bé trai bị thanh sắt đâm xuyên ngực
Chiều 16-1-2017, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thông tin về trường hợp bệnh nhi trên và cho biết cháu đã được phẫu thuật, tạm thời ổn định nhưng vẫn phải theo dõi tình trạng nhiễm trùng vết thương. Điều đáng cảnh báo là qua trường hợp bị tai nạn này cho thấy, cần phổ biến những kiến thức sơ cấp cứu cho trẻ cơ bản cho các cô bảo mẫu hoặc người trực tiếp chăm sóc cho trẻ là vô cùng cần thiết.
Được biết, ngày 23-12-2016, bé N.N.P.D (16 tháng tuổi, quê Phú Yên) được gia đình đưa đến nhà trẻ tư nhân như mọi ngày. Đến 15h cùng ngày người giữ trẻ điện thoại thông báo cho người nhà đến đưa bé đi bệnh viện gấp vì bé khó thở, cổ sưng to, bé đau, sốt nhiều.
Theo chị Nguyễn Thị T. (34 tuổi, mẹ của bé D.) thì người giữ trẻ nói rằng khoảng 10h sáng hôm đó có cho bé cầm chiếc muỗng cà phê để chơi, có thể do bé mới tập đi nên trong lúc chơi đã bị té ngã khiến chiếc muỗng đâm sâu trúng vào cổ họng. 
Thấy vậy, hoảng hốt, cô giữ trẻ do thiếu kinh nghiệm nên lập tức rút chiếc muỗng ra,thấy máu chảy cô tìm cách băng cho trẻ cầm máu và dỗ dành bé mà không biết rằng trong hoàn cảnh đó nên để nguyên chiếc muỗng và phải đưa cháu đi nhập viện ngay. 
Nguy hiểm hơn khi cho rằng lấy được chiếc muỗng ra thì bé đã ổn nên cô giữ trẻ tiếp tục cho bé D uống sữa, rồi tới khoảng 11 h trưa vẫn cho cháu ăn theo lịch của nhà trẻ. Tuy nhiên, bé D. ăn vào thì bị nôn ói, đến 15h thấy phần cổ họng bé sưng to, khó thở nên mới điện thoại báo cho chị T tới đón cháu về.
Chị T kể: Ngay khi nghe cô giáo  “thông báo, tôi lập tức đưa con đến BV tại Tuy Hoà-Phú Yên, sau đó chuyển tiếp lên BV tỉnh. Ở BV được 2 ngày, cổ con tôi vẫn sưng to, ăn vào lại ói ra hết, nóng sốt nên tôi xin chuyển thẳng bé đến BV Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh để điều trị.”.
Ngày 25-12, tại BV Nhi Đồng 1, bác sĩ kiểm tra và phát hiện bé D. có vết rách từ thực quản vùng cổ đến thực quản vùng ngực. Vết rách dài khoảng 7cm khiến tất cả thức ăn bị dồn ứ gây nhiễm trùng nặng tạo mủ, gây ép xe, tiên lượng tử vong cao.
Các trường hợp trẻ bị hóc dị vật vùng thực quản, bị muỗng, bị đũa đâm trúng cổ từ trước tới nay BV Nhi Đồng 1 cũng đã tiếp nhận, tuy nhiên theo BS Nguyễn Thế Huy-Phó khoa Tai mũi họng BV thì đây là trường hợp trẻ bị tổn thương vùng thực quản quá nặng, chưa gặp bao giờ!. 
Tổn thương khiến bé D. còn bị tràn khí dưới da, tràn khí vùng cổ, ngực, tràn dịch màng  phổi. Các bác sĩ phải phẫu thuật vùng cổ, lấy hết thức ăn ứ đọng, dẫn lưu dịch, đặc biệt phải thực hiện vệ sinh cổ họng liên tục suốt 10 ngày. Dù mỗi lần như vậy phải gây mê, để bảo vệ vết thương. Sau đó tiếp tục mở dạ dày qua da để truyền thức ăn, không thể truyền thức ăn vùng thực quản được, để vết thương không bị bất cứ tác động nào.
Sau gần 1 tháng điều trị, hiện tại sức khỏe của bé D. đã ổn định, vết mổ tiến triển tốt, vài ngày tới bé có thể xuất viện để về nhà đón Tết. BS Huy cũng rất vui cho biết, sau này, khi khỏi hẳn, bé có thể ăn uống bình thường và không bị ảnh hưởng đến giọng nói.
KHUYẾN CÁO CỦA BÁC SĨ
Theo các bác sĩ, Tết đang đến gần cũng là lúc phụ huynh bận rộn nhiều việc, nhất là lo dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết, nên dễ chủ quan trong việc trông, để mắt tới trẻ. Tai nạn thường xảy ra vào những lúc ta chủ quan nhất. Qua trường hợp này các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi tai nạn xảy ra, người chăm sóc không nên tự rút dị vật ra mà hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để tránh gây tổn thương nặng hơn . Trường hợp dị vật được lấy ra mà bé có biểu hiện nôn ói, khó nuốt và đau nhức khi ăn, uống thì người thân phải đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay, để lâu dài có thể gây ra nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngoài ra, không nên cho bé dùng muỗng, nĩa khi  chơi, trường hợp bé ngậm tăm, cầm những vật dài như đũa, vá, muỗng xới cơm... thì càng không nên, vì trong lúc di chuyển, các bé có thể té và gây chấn thương. Khi bé được cho ăn kẹo nhất là ăn kẹo cây, ăn đồ ăn xiên que…thì nhất định phải chú ý vì nó rất có thể trở thành vật nhọn, gây nguy hiểm cho trẻ trong tích tắc vì cha mẹ sơ ý.

 

TPHCM ứng dụng phần mềm kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika

http://vov.vn/xa-hoi/tphcm-ung-dung-phan-mem-kiem-soat-benh-sot-xuat-huyet-va-zika-586693.vov

Khi phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết và Zika và một số dịch bệnh khác, các bệnh viện sẽ chuyển thông tin đến trung tâm y tế dự phòng thành phố.
Trong năm 2017, ngành y tế dự phòng TP HCM sẽ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gọi tắt là GIS) trong quản lý dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika tại các phường, xã và quận huyện.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được thí điểm tại 6 phường, xã của 3 quận, huyện trong năm 2016.
Năm nay, các phường xã, quận huyện sẽ ứng dụng hệ thống này. Khi phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết và Zika và một số dịch bệnh khác, các bệnh viện sẽ chuyển thông tin đến trung tâm y tế dự phòng thành phố hoặc trực tiếp về các trạm y tế để cập nhật. Trên cơ sở đó, các đơn vị tiếp nhận sẽ xác định được ngay vị trí trên bản đồ thông tin địa lý. Từ đó, ngành y tế dự phòng xác định được mức độ lây lan của ca bệnh, để kịp có các phương án chủ động, tập trung vào vùng dịch, ổ dịch để phòng chống một cách tích cực và hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho rằng trong thời gian cao điểm của mùa dịch, các ca nhiễm bệnh gia tăng nhưng việc xử lý dịch còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó nhân viên chống dịch rất vất vả, mất nhiều thời gian cho quá trình ghi nhận cập nhật các ca bệnh và khoanh vùng ổ dịch. Ứng dụng này sẽ khắc phục những bất cập đó.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng nói: “Qua thí điểm ở các phường xã chúng ta thấy tác dụng rất rõ, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện, về sự xuất hiện ca bệnh về mặt không gian. Giống như chúng ta ở trên mà nhìn xuống, thấy mối liên hệ đó cũng như là mức độ tiến triển các ca bệnh này ở khu vực đó như thế nào”.
Trong năm 2016, TP HCM ghi nhận 190 ca bệnh do vi rút Zika tại 97 phường xã của 23 quận, huyện. Có 38 thai phụ bị nhiễm Zika nhưng hiện còn theo dõi 31 trường hợp. Đã có 3 thai phụ sinh con bình thường. Hiện nay Quận 8 chưa ghi nhận trường hợp Zika nào. Về sốt xuất huyết, có hơn 22 ngàn ca nhập viện, tương đương với năm 2015, trong đó có 6 ca tử vong./.

 

TP.HCM có 4 thai phụ nhiễm Zika phải bỏ thai, thai lưu

http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/tphcm-co-4-thai-phu-nhiem-zika-phai-bo-thai-thai-luu-54362.html

Đó là con số được Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống dịch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 vào chiều nay (16.1).
Năm 2016 được đánh giá là một năm rất bận rộn với công tác phòng, chống dịch bệnh. Các dịch bệnh cũ tiếp tục ở mức cao và xuất hiện thêm nhiều dịch bệnh mới, nhất là dịch bệnh vi rút Zika gây nên tình trạng hoang mang, lo lắng cho người dân trong suốt 1 năm qua.
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM trong năm 2016 toàn TP có đến 190 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại 97 xã, phường ở 23 quận huyện (chỉ còn duy nhất quận 8 chưa có ca nhiễm vi rút Zika). Trong số trên có đến 38 thai phụ nhiễm vi rút Zika đến nay đã có 3 thai phụ sinh sản bình thường, còn 3 thai phụ bị lưu thai, 1 thai phụ phải bỏ thai.
Ông Dũng cho biết vào tháng 3.2016, TP triển khai hệ thống giám sát và tầm soát bệnh vi rút Zika tại 30 điểm ở khắp các bệnh viện của 24 quận, huyện. Đến cuối tháng 11.2016 TP tiếp tục triển khai giám sát vi rút Zika cho thai phụ tại các cơ sở khoa; các mẫu giám sát vi rút Zika được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP làm xét nghiệm.
Kết quả giám sát bệnh vi rút Zika thông qua hệ thống giám sát trọng điểm Denguye – Chikungunya cho thấy vi rút Zika đã lưu hành tại TP.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm 2016 vẫn còn ở mức cao gần ngang ngửa với năm 2015 (năm có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất trong nhiều năm qua) với 22.098 ca mắc (năm 2015 là 22.152 ca), 6 trường hợp tử vong (2015 có 7 trường hợp tử vong). Những quận, huyện có số ca mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao là quận 9, quận Tân Phú, quận 1, quận 2, quận tân Bình, quận Thủ Đức, quận Phú Nhuận, quận 11 và huyện Hóc Môn. Số ca mắc sốt xuất huyết của TP trên 100.000 dân là 263 ca (năm 2015 là 269 ca).
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn qua hệ thống giám sát cho thấy mật độ muỗi Aedes – eagypti (muỗi lây truyền sốt xuất huyết và vi rút Zika) đang có dấu hiệu tăng lên.
"Dù dịch bệnh vi rút Zika trong những tuần cuối năm có chiều hướng giảm nhưng qua khảo sát thực tế mật độ muỗi Aedes trong năm 2016 dao động khoảng 0,08 đến 0,47 con/nhà và đang có chiều hướng tăng vào cuối năm khoảng 0,5 con/ nhà. Điều này cho thấy nguy cơ về dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika vẫn đang còn hiện hữu”, ông Dũng cảnh báo.
Trước tình hình trên, ông Dũng cho biết trong năm 2017 này TP sẽ đẩy mạnh tiến độ triển khai ứng dụng hệ thống thông tin đại lý (GIS) trong quản lý các ca bệnh ở xã, phường và quận, huyện; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm từ bệnh viện, cộng đồng, khu vực nguy cơ và các cửa khẩu quốc tế.
Ngành y tế TP sẽ tăng cường phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tốt việc giám sát ca bệnh truyền nhiễm trong trường học; tập trung hỗ trợ giám sát trong các trường học tư thục và nhóm trẻ gia đình.
“TP sẽ phấn đấu hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết không quá 209 ca/100.000 dân; khống chế tỷ lệ tử vong trên số ca mắc sốt xuất huyết xuống dưới 0,08% (dưới 8 ca) và tỷ lệ tử vong trên số ca mắc sốt xuất huyết nặng dưới 1%”, ông Dũng cho hay.

 

Hiểu đúng và dùng đúng dược mỹ phẩm

http://vneconomy.vn/thi-truong/hieu-dung-va-dung-dung-duoc-my-pham-20170116021625778.htm
Dược mỹ phẩm đang có xu hướng tiêu dùng phát triển ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là đối với những sản phẩm chăm sóc da và tóc.
Nhóm dược mỹ phẩm chăm sóc da như các loại kem chống lão hóa, chống nhăn, kem giữ ẩm, các sản phẩm chăm sóc da mặt, chống nắng, giảm mụn; các loại thuốc nhuộm màu tóc, dầu gội đầu kích thích tăng trưởng tóc, giảm bạc tóc, trị gàu và các sản phẩm trang điểm mắt, son môi, sơn móng tay, kem đánh răng chống ê buốt, bột phấn rôm…
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội giải nghĩa, dược phẩm (hay còn gọi là thuốc) và mỹ phẩm là hai loại sản phẩm khác nhau, được quản lý theo các quy định khác nhau. Thuốc có tác dụng sinh học và có ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của cơ thể trong khi đó mỹ phẩm không có các thuộc tính này.
Thuốc được nghiên cứu phát triển theo các qui định nghiêm ngặt với chi phí rất cao, sản xuất và kiểm soát chất lượng trong các điều kiện tiêu chuẩn. Các yêu cầu này với mỹ phẩm thường nhẹ nhàng hơn.
Về nhãn mác, trên nhãn thuốc luôn chỉ rõ chất có tác dụng sinh học, gọi là dược chất, với hàm lượng rõ ràng và các thành phần khác, gọi là các tá dược. Với mỹ phẩm, các thành phần dược liệt kê và không có sự phân biệt về vai trò và tác dụng.
Những năm gần đây, trên thị trường có nhóm mới được gọi là dược mỹ phẩm đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Có thể hiểu dược mỹ phẩm là một loại sản phẩm kết hợp giữa mỹ phẩm và dược phẩm, nghĩa là bên cạnh vai trò của một mỹ phẩm thì các sản phẩm này còn có thêm một số thuộc tính của một dược phẩm, có tác dụng sinh học nhẹ, được nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng theo cách thức như các dược phẩm ở mức độ phù hợp.
TS. Lê Thị Thu Hường, chuyên gia về dược học cổ truyền khẳng định thêm, xu hướng hiện nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Khi nói đến dược mỹ phẩm, để hiểu đúng thì các nhà khoa học sử dụng từ “tương đối an toàn”. 
Dược liệu vốn là một hỗn hợp có nhiều hoạt chất, trong đó có những hoạt chất chứa độc tố, cho nên khi sản xuất và đưa ra thị trường, các cơ quan cấp phép và quản lý đã phải đưa ra quy định nghiêm ngặt về ngưỡng an toàn.
PGS.TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cấp cao về dược học cho rằng, khi đề cập đến vấn đề tính an toàn của dược mỹ phẩm, thì cũng phải nhìn nhận rằng dược mỹ phẩm cũng có tồn tại những tác dụng ngoài ý muốn nhất định, chúng ta cũng cần phải đặc biệt chú ý đến điều đó khi sử dụng. Đừng hiểu bôi trên da là nó chỉ tác dụng trên da, các hoạt chất hoàn toàn có thể đi vào cơ thể. 
Làm rõ hơn về điều này, ông Truyền dẫn chứng, một số trường hợp dùng kem trộn trôi nổi ngoài chợ dùng bôi trên da, lúc đầu thấy da cải thiển rất đẹp, nhưng sau đó nổi mụn nhiều. Khi đi khám thì mới được các bác sĩ giải thích, chất độc hại trong kem trộn đã ngấm vào thận, xâm hại và ảnh hưởng đến thận.
Chia sẻ về vấn đề này, dược sĩ Nguyễn Thị Hương Liên, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương khẳng định, nhà sản xuất để làm mỹ phẩm phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt. Hiện nay các nước trong khối ASEAN đã có quy định ghi rõ các doanh nghiệp muốn phát triển bài bản các sản phẩm mỹ phẩm cung cấp cho người tiêu dùng một cách có trách nhiệm phải làm đầy đủ các bước nghiên cứu như thu nhận tài liệu an toàn, hiệu quả từ các nguyên liệu, sau khi bào chế thành phẩm cần có đánh giá về tiêu chí an toàn.
Bà Hương Liên nhận định, thị trường dược mỹ phẩm hiện không chỉ hấp dẫn ở thị trường thế giới mà còn là thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam. Hiện nay, người tiêu dùng đã có nhu cầu thực sự tìm đến các sản phẩm Organic, chiết xuất thiên nhiên từ rau, củ quả và các loại dược liệu. Sao thái dương hiện có hơn 60 sản phẩm được sản xuất từ thảo dược trong đó có khoảng 30 sản phẩm mỹ phẩm. 
Bà Liên dẫn chứng, kết quả nghiên cứu của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương thực hiện tại Bệnh viện Quân Y 103 do PGS.TS Trần Đăng Quyết làm chủ nhiệm đề tài kết quả khẳng định: “Sản phẩm dầu Gội Thái Dương 7 an toàn. Ngay cả việc sử dụng Ketoconazole trong dầu gội Thái Dương 7 cũng đã nghiên cứu ở Đại học Y Hà Nội, Viện Quân Y 103 và được các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam thẩm định cho lưu hành sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Các chuyên gia đều có chung nhận định, Việt Nam có nguồn dược liệu rất phong phú. Từ bao đời nay, ông bà ta đã dùng rất nhiều loại dược liệu không chỉ để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mà còn để làm đẹp.
Y học cổ truyền phương Đông nói chung và y học cổ truyền của Việt Nam nói riêng đã có quá trình phát triển và có nhiều thành tựu đạt giá trị trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều này hoàn toàn có cơ sở vững chắc mở đường cho ngành dược mỹ phẩm phát triển.
Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất biết chắt lọc và ứng dụng thành công việc sử dụng các chiết xuất dược liệu vào mỹ phẩm, tổ chức nghiên cứu khoa học bài bản, có trách nhiệm xã hội cao, thì hoàn toàn có thể đưa ra các sản phẩm dược mỹ phẩm có hiệu quả tốt như con đường mà Sao Thái Dương và những doanh nghiệp khác đang lựa chọn.

 

Thu hồi 30 lô thuốc kém chất lượng trong năm 2016

http://dantri.com.vn/suc-khoe/thu-hoi-30-lo-thuoc-kem-chat-luong-trong-nam-2016-2017011615424483.htm

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong năm 2016, nhờ việc giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc, tỉ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã giảm xuống, chỉ có 30 lô thuốc không đạt chất lượng bị thu hồi.
Bộ trưởng Tiến cho biết, kết quả kiểm tra chất lượng thuốc trong năm 2016 cho thấy, thời gian qua tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã giảm rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ thuốc giả từ 7% năm 1990 đến nay xuống còn dưới 0,1%; tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở mức dưới 3% (năm 2015 là 2,00%).
Bộ Y tế cho biết, hiện đang phối hợp với các Bộ Ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Dược 2016; trong đó quy định chi tiết các nội dung cụ thể về điều kiện của các cơ sở sản xuất thuốc, việc kiểm tra đối với cơ sở sản xuất nước ngoài...trách nhiệm của các cơ quan quản lý và của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó tham mưu, đề xuất về việc phân cấp quản lý nhà nước để phát huy khả năng và tính chủ động của y tế địa phương; kết hợp với việc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hỗ trợ nhân lực và tài chính cho cơ quan quản lý dược, thanh tra, kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của y tế địa phương.
Về giá thuốc. Bộ trưởng Tiến cho biết trong năm 2016, cơ bản thị trường dược phẩm vẫn được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân.
Việc quản lý giá thuốc được phối hợp chặt chẽ giữa Liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Công thương. Bộ Y tế tập trung quản lý giá thuốc đối với các khu vực bệnh viện công lập với cơ chế đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch giúp tiết giảm chi phí tại cơ sở y tế và giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện được quản lý thông qua thặng số bán lẻ. Đối với giá thuốc lưu hành trên thị trường được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai giá từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện.
Theo báo cáo của Cục quản lý Dược, hàng năm, hệ thống kiểm nghiệm đã lấy hơn 30.000 mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Trên cơ sở kết quả lấy mẫu, giám sát chất lượng thuốc của hệ thống kiểm nghiệm, năm 2016 Cục Quản lý Dược đã có văn bản thu hồi 30 lô thuốc. Trước đó năm 2011 thu hồi 72 lô, năm 2013 là 58 lô, gần nhất là năm 2015 với 38 lô.
Để tiếp tục giám sát, nâng cao chất lượng thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng 100% các lô thuốc nhập khẩu của các công ty sản xuất thuốc nước ngoài đã có thuốc vi phạm chất lượng trong quá trình lưu hành thuốc tại Việt Nam.
Tính đến nay, đã có 103 cơ sở sản xuất nước ngoài phải kiểm tra theo tinh thần công văn trên, phát hiện và ngăn chặn đưa ra thị trường 83 lô thuốc không đạt chất lượng. Năm 2014 phát hiện 70 lô, 2015 phát hiện 6 lô và tính từ đầu năm 2016 đến nay chỉ phát hiện 02 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Bên cạnh đó, các hoạt động thanh kiểm tra, hậu kiểm cũng được tăng cường.

 

Truy xuất nguồn gốc rau củ bằng điện thoại thông minh

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/truy-xuat-nguon-goc-rau-cu-bang-dien-thoai-thong-minh-677968.html
 “Để giúp người tiêu dùng nhận biết thông tin về nguồn gốc rau, củ quả, Sở NN&PTNT TP.HCM đã triển khai thực hiện thí điểm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau bằng smartphone (điện thoại thông minh)”.
Sáng 16-1, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, cho biết thông tin trên tại buổi họp báo triển khai mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc rau trên địa bàn TP.
Theo bà Lê Thị Nghiêm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, các hợp tác xã tham gia mô hình truy xuất nguồn gốc rau hiện đã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên mỗi bao bì sản phẩm.
 “Trước mắt sẽ thí điểm truy xuất nguồn gốc cho 18 sản phẩm rau như cải ngọt, cải xanh, khổ qua, bầu, bí xanh, dưa leo,... Các sản phẩm này sẽ được kinh doanh tại hệ thống siêu thị Big C, Lotte,…” - bà Nghiêm nói.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch CLB Nông nghiệp công nghệ cao (Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam), cho biết người tiêu dùng sử dụng ứng dụng Zalo trên smartphone (dùng hệ điều hành Android hoặc các phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh) để truy xuất nguồn gốc rau.
Trước đó, Sở Công Thương TP.HCM cũng đã thực hiện thí điểm mô hình quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo.

 

Thừa Thiên Huế: Cứu bệnh nhân bị u xơ tử cung lớn kèm suy tim nặng

http://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-benh-nhan-bi-u-xo-tu-cung-lon-kem-suy-tim-nang-20170116220930718.htm
Ngày 16/1, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết Khoa Gây mê Hồi sức A cùng phối hợp với Khoa Phụ sản đã gây mê, phẫu thuật thành công một trường hợp bệnh nhân bị suy tim và rong kinh kéo dài.
Theo đó, bệnh nhân N.T.H. (49 tuổi, trú xã Iale, huyện Chư pưh, tỉnh Gia Lai) nhập viện ngày 19/12/2016 trong tình trạng rong kinh kéo dài trên 2 tháng, thiếu máu nặng, u xơ tử cung lớn kèm theo là bệnh lý tim mạch, thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim độ 3.
Đến này 11/1/2017, bệnh nhân đã được ê-kíp mổ gồm Khoa Phụ sản (BS CK II Phan Viết Tâm, Th.s BS Hoàng Bảo Nhân) phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức A (PGS.TS. BS Nguyễn Viết Quang và BS Nguyễn Mạnh Hùng) gây mê, phẫu thuật thành công, cắt bỏ tử cung hoàn toàn.
PGS.TS BS Nguyễn Viết Quang, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức A, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Đây là ca phẫu thuật phức tạp vì bệnh nhân bị suy tim nặng, nếu gây mê không cẩn thận thì khả năng tử vong là rất cao”.
Được biết chị H. đã từng đi đến nhiều bệnh viện để chữa trị nhưng không thành công. Hiện sau khi mổ, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Gây mê Hồi sức A. Qua ghi nhận, chị H. đã tỉnh táo vui vẻ, trở lại.

 

Đứt dây chằng vẫn giành huy chương vàng nhờ kỹ thuật mới

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/dut-day-chang-van-gianh-huy-chuong-vang-nho-ky-thuat-moi-352278.html
Bị chấn thương đứt dây chằng khi thi đấu, nhưng nhờ phẫu thuật bằng kỹ thuật mới, nữ chiến sĩ công an đã hồi phục diệu kỳ, đoạt huy chương vàng (HCV) ngay sau đó.
BS Vũ Hải Nam, trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV 19-8 (Bộ Công an) cho biết, đứt dây chằng chéo trước gối là một tổn thương hay gặp trong thể thao, tai nạn giao thông, không thể liền lại được.
Nếu không kịp thời phẫu thuật, khớp gối sẽ bị lỏng, các hoạt động chạy nhảy gặp khó khăn. Nếu kéo dài còn có thể làm tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, giãn các dây chằng, tổn thương sụn khớp... gây thoái hóa khớp sớm.
Trước nay, phương pháp phổ biến là tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật 1 bó, tuy nhiên vẫn có gần 30% bệnh nhân phàn nàn về sự bất ổn dai dẳng của khớp gối sau phẫu thuật, 40% không phục hồi được chức năng như ban đầu và sau khoảng 7 năm, 95% bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.
Vài năm trở lại đây, thế giới áp dụng kỹ thuật 2 bó 4 đường hầm. Tại Việt Nam, BV 19-8 là một trong những cơ sở đầu tiên triển khai kỹ thuật này.
Theo đó, bác sĩ sẽ rạch da bờ trong cách lồi củ trước xương chày 2cm, lấy gân cơ thon và gân cơ bán gân, bện lại trước khi luồn vào đường hầm đùi.
"Do có thể tái tạo được '2 bản lề' nên 'cánh cửa' sẽ vững chắc như ban đầu, thay vì chỉ có "1 bản lề' như các kĩ thuật trước", BS Nam chia sẻ.
Đến nay, BV đã phẫu thuật cho hơn 500 bệnh nhân bằng kỹ thuật này, cho tỉ lệ phục hồi chức năng sau mổ lên 93-94%.
Trong đó có nữ chiến sĩ công an Trần Thị Phương Thảo (công an tỉnh Nam Định), bị chấn thương khi thi đấu cầu lông tại Cần Thơ.
Tai nạn này khiến chị vô cùng tuyệt vọng vì có nguy cơ phải dừng thi đấu sau 15 năm gắn bó với môn thể thao yêu thích.
Tuy nhiên, sau khi được phẫu thuật, kết hợp các bài tập phục hồi chức năng, sau một thời gian ngắn, chức năng chi của chị Thảo đã phục hồi trên 90%.
Vừa qua, chị đã giành được HCV trong Đại hội Thể thao Bộ Công an.

 

Đã tìm ra cách ngăn chặn ung thư di căn

http://www.baogiaothong.vn/da-tim-ra-cach-ngan-chan-ung-thu-di-can-d184248.html

Phát hiện mới giúp ngăn tế bào ung thư di căn trên cơ thể tạo tiền đề đột phá trong việc chữa trị.
Theo các nghiên cứu ở chuột được công bố trên tạp chí Nature, việc thay đổi hệ thống miễn dịch sẽ làm chậm lại sự lây lan của tế bào ung thư đến phổi, BBC ngày 12/1 cho biết.
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc cho biết nghiên cứu ban đầu đã đưa đến cái nhìn mới về nguyên tắc di căn của các khối u và có thể là nền tảng cho các phương pháp điều trị mới.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sanger tại Cambridge đã cố gắng tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới sự lây lan của các khối u. Họ đã tạo ra 810 bộ gen biến đối trên những con chuột trong phòng thí nghiệm để tìm ra phần nào của DNA có thể chống lại sự di căn của tế bào ung thư.
Các loài động vật được tiêm các khối u ác tính (ung thư da) và nhóm đã đếm số lượng các khối u hình thành trong phổi và phát hiện ra 23 đoạn của DNA có thể làm khối u hoặc dễ hoặc khó lan hơn, rất nhiều trong số đã tham gia vào việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Các nhà khoa đã nhắm đến một gen gọi là Spns2. Gen này đã giúp giảm 3/4 sự di căn của các khối u đến phổi. Tiến sĩ David Adams thuộc nhóm nghiên cứu trả lời phỏng vấn của BBC: "Nó điều chỉnh sự cân bằng của các tế bào miễn dịch trong phổi và làm thay đổi sự cân bằng của các tế bào có vai trò giết chết các tế bào ung thư và phá hủy hệ thống miễn dịch”.
Các lĩnh vực về miễn dịch, khai thác sức mạnh của hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư – đã mang lại những kết quả đáng mừng đối với một số bệnh nhân. Một vài ca hiếm được chẩn đoán ở giai đoạn cuối đã và đang thấy tất cả dấu hiệu ung thư biến mất khỏi cơ thể họ dù các loại thuốc điều trịđều vô dụng trên cơ thể những bệnh nhân này.
Những thuốc tấn công vào gen Spns2 có thể làm tế bào ung thư chậm lan rộng nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tiến sĩ Justine Alford đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc cho biết: "Nghiên cứu ở chuột đã đưa đến một cái nhìn mới về gen đóng vai trò trong việc ngăn chặn ung thư di căn và có thể là điểm sáng về tiềm năng điều trị ung thư trong tương lai”.

 

Phát hiện: Ruột thừa không hề thừa

http://phununews.vn/suc-khoe/phat-hien-ruot-thua-khong-he-thua-120223/

Các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do tại sao chúng ta lại có ruột thừa – một đoạn ruột nhỏ, mỏng nối với ruột già mà mục đích từ lâu vẫn là một bí ẩn.
Ruột thừa thường bị xem là một cơ quan thoái hóa vô nghĩa, nhưng thực ra có lẽ đây là một kho chứa vi khuẩn đường ruột có lợi, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Midwestern ở bang Arizona.
Phó Giáo sư Heather Smith đã nghiên cứu ruột và đặc điểm môi trường của 533 động vật có vú khác nhau trong một nghiên cứu về sự tiến hoá của ruột thừa.
Một số loài động vật, bao gồm cả động vật linh trưởng, gấu túi và thỏ, có ruột thừa, trong khi những loài khác, như chó và mèo, lại không có.
Họ phát hiện ra rằng ruột thừa đã tiến hóa 30 lần riêng rẽ ở các loài khác nhau, và hầu như không bao giờ biến mất khỏi tiến trình tiến hóa một khi nó đã xuất hiện.
Những động vật có ruột thừa có mật độ mô lympho cao hơn trong ruột, là mô đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Mô này có thể kích thích sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn có lợi, có thể được chứa trong ruột thừa, vì vậy không phải tất cả vi khuẩn đều bị mất đi nếu con vật bị tiêu chảy.
PGS Smith cho rằng những người đã cắt ruột thừa "có thể phục hồi hơi lâu hơn sau khi bị bệnh, nhất là những người mà vi khuẩn đường ruột có lợi đã bị tổng ra khỏi khỏi cơ thể".
Như vậy ruột thừa đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Mối năm ở Anh có khoảng 40.000 người phải nhập viện vì viêm ruột thừa. Không rõ điều gì gây ra viêm, nhưng các bác sĩ tin rằng tình trạng này có thể xảy ra khi lối vào túi ruột thừa bị tắc.
Ruột thừa của người lớn trung bình dài 5-10 cm với đường kính khoảng 6 đến 8mm đường kính.

 

Bệnh nhân Mỹ tặng kim cương cám ơn bác sĩ

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/benh-nhan-my-tang-kim-cuong-cam-on-bac-si-3528935.html

Để cảm ơn và đảm bảo được chăm sóc tốt trong tương lai, nhiều bệnh nhân Mỹ tặng bác sĩ rượu, đồ trang sức, túi xách trị giá hàng nghìn USD.
Nếu đến các phòng khám nổi tiếng tại khu Manhattan giàu có vào mùa lễ hội, bạn chắc chắn sẽ thấy những chồng hộp quà thắt nơ xinh xắn. Tại New York (Mỹ), thay vì xuất hiện trên những mẩu quảng cáo nhằm thu hút khách hàng, nhiều bác sĩ đã và đang trở thành đối tượng để bệnh nhân "hối lộ".
Paul Jarrod Frank, chuyên gia da liễu phía đông Thượng Manhattan từng được gửi biếu chai rượu Opus One trị giá hơn 5.000 USD cùng chuyến đi đến Miami bằng phi cơ riêng. Em gái Ann của ông cũng nhận vô số quà tặng.
"Bạn cần liên lạc với em gái tôi nếu muốn đặt hẹn hoặc chăm sóc đặc biệt", Frank giải thích. "Một quý bà Jordan còn cho Ann một đôi bông tai kim cương". Khẳng định không lấy trách nhiệm đổi tặng phẩm, vị bác sĩ cho rằng chẳng vấn đề gì nếu ai đó thể hiện tấm lòng. "Tôi không muốn các bạn nghĩ rằng mình sẽ được chăm sóc tốt hơn nếu mang quà cáp. Bệnh nhân chỉ cảm ơn vì tôi khiến họ thấy đặc biệt", Frank chia sẻ.
Theo NY Post, dân Mỹ gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế hạng nhất ngày càng có thói quen tặng quà bác sĩ như "boa" bồi bàn quán bar. Dù là để cảm ơn hay hy vọng được đối đãi như VIP, bệnh nhân cùng gia đình sẵn sàng chi bộn tiền mua kẹo Sugarfina, thẻ chiêu đãi nhà hàng, thậm chí túi Hermès cùng trang sức Cartier. 
"Tôi làm điều bản thân cho là đúng", một nhân viên ngân hàng 59 tuổi thành thật. Ông đã tặng hai bác sĩ của mình những bình rượu Barbaresco thượng hạng cỡ lớn thay lời cảm ơn và mong muốn được săn sóc tốt nếu lần sau bị ốm.

Tại bệnh viện, phòng thai sản luôn đầy ắp kẹo bánh do các bà bầu đích thân chuẩn bị. Thế nhưng, các bệnh nhân khác không dừng lại ở đó. "Có trường hợp bệnh nhân ở khoa tim mạch gửi quà cho hàng trăm y tá", bác sĩ giấu tên tại Bệnh viện New York tiết lộ.
Hiện nay Hiệp hội Y khoa Mỹ chưa đưa ra quy định về việc bệnh nhân tặng quà bác sĩ, cũng không coi điều này là phạm pháp nên dẫn đến các ý kiến trái chiều.
"Họ tặng quà vì họ hạnh phúc", bác sĩ Christopher Calapai ở khu vực East Meadow chuyên điều trị xương bằng tế bào gốc nói. Ông vừa nhận một chiếc vòng tay hiệu Cartier, một bộ ly uống rượu, một chiếc bút máy Montblanc kèm thẻ ăn tối tại nhà hàng trứ danh Per Se. Trong khi đó, nữ y tá trợ lý Jane Scher "bỏ túi" khăn Hermès, chocolate Godiva cùng thẻ Starbucks trị giá 100 USD từ bệnh nhân. 
Không đồng tình với quan điểm của bác sĩ Calapai, cây bút chuyên viết nhận xét về giới y tế John Connolly nhấn mạnh người thầy thuốc cần biết đúng sai: "Quà tặng nhỏ được chuẩn bị với lòng chu đáo rất đáng trân trọng nhưng những món đồ quá giá trị có thể kéo theo rắc rối. Liệu đó đơn thuần là lời cảm ơn hay đang che giấu toan tính".
Nha sĩ Marc Lowenberg ở khu Central Park thì nhớ lại ngày ông làm răng cho hai bệnh nhân làm tài chính. Một người mời ông sử dụng phi cơ riêng còn người kia nài nỉ ông lên du thuyền. "Tôi từ chối bởi không muốn mang nợ", Lowenberg nói. Tuy vậy, vị bác sĩ thừa nhận đã gật đầu trước cơ hội đến nghỉ dưỡng tại biệt thự của một nữ minh tinh cùng toàn bộ nhân viên. "Nhận quà không hề sai", Lowenberg thẳng thắn. "Nhưng thật ngạc nhiên bởi bệnh nhân vẫn muốn chi tiền sau khi tiêu tốn 50.000-80.000 USD chỉnh nha".

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang