Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 19/8/2017

  • |
T5g.org.vn - Tăng cường công tác truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết; Thành phố Hà Nội giao ban Ban chỉ đạo phòng dịch ở người; Nam Định: Hơn 800 ca sốt xuất huyết trong tháng 8; Hóa chất khiến muỗi trưởng thành chết tức thì sau 5 phút; Chuyên gia khẳng định: Dùng chung kim tiêm có thể lây sốt xuất huyết; Hà Nội: Phát hiện mới về muỗi gây sốt xuất huyết khiến các nhà khoa học ngạc nhiên; Bệnh viện "dã chiến" sẵn sàng cho điều trị sốt xuất huyết; Cứu sống bé trai bị té lầu qua 3 lần phẫu thuật đầy cam go; Bệnh viện Quốc tế Vinh: Phẫu thuật thành công bệnh lạ nguy hiểm ở trẻ; Dịch tả bùng phát nghiêm trọng nhất lịch sử tại Yemen; ...

 

Tăng cường công tác truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết

http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2183

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành Thành phố Hà Nội chiều ngày 17/8/2017 tại Bộ Y tế.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc SXH, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp.

Báo cáo tại cuộc họp về tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Thành phố ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: tính đến ngày 16-8-2017, số ca mắc SXH tại Hà Nội đã lên đến 17.365 người, trong đó có 7 người tử vong. Nếu tính theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước sau TP Hồ Chí Minh; tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội đứng thứ 3 trong cả nước. Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc SXH, so với tuần trước số mắc giảm 7 trường hợp, có xu hướng chững lại. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.588. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ông Hoàng Đức Hạnh cũng cho biết thêm: Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200. Ngoài ra Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái còn đưa cả bác sĩ và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho Thủ đô chống dịch. Trong ngày 16-8, mặc dù trời có mưa nhưng Sở Y tế Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện. Việc phun thuốc diệt muỗi diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã tăng cường 6 đội cơ động của 2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong phun hóa chất và giám sát véc tơ; thành lập 26.038 đội xung kích với 63.119 người tại 4.638 tổ dân phố tại 584/584 xã phường của Hà Nội; xử lý 2.112 ổ dịch tổ chức 90 chiến dịch phun hóa chất diện rộng và hơn 1.000 chiến dịch vệ sinh môi diệt bọ gậy.

Tại cuộc họp các đại biểu đã cùng thảo luận các vấn đề trong điều trị cũng như dự phòng như: việc phân loại bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất tử vong, tăng cường tập huấn, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, các trạm y tế trên địa bàn thành phố, chú trọng điều trị ngoại trú, huy động nhiều lực lượng chống SXH.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã làm cho mật độ muỗi giảm rõ rệt. Tuy nhiên để việc phòng chống hiệu quả, Bộ trưởng đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, lăng quăng; dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì nên điều trị thế nào… Bộ trưởng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bắt một số loài muỗi để phân lập muỗi; Cục Y tế dự phòng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương tăng cường tập huấn cho tuyến dưới về dịch tễ học thực địa; Cục Quản lý Khám chữa bệnh và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức tập huấn lại về những vấn đề liên quan đến điều trị cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì cho nhập viện và không để bệnh nhân nằm ghép, tránh lây chéo bệnh viện đồng thời cần tuyên truyền người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

Đối với công tác phòng chống SXH trên địa bàn TP. Hà Nội, Bộ trưởng đề nghị Sở Y tế Hà Nội cần tiếp tục phun thuốc diệt trên diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng... đồng thời Hà Nội cần quyết tâm hơn nữa trong việc phun hóa chất trên diện rộng bằng máy công suất lớn trên xe ô tô, kết hợp máy đeo vai vào từng nhà dân. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân việc thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết bằng cách lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước.

 

Hội nghị tổng kết Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ

http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2186

Ngày 18/8/2017 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; lãnh đạo các Vụ, Cục (Bộ Y tế); Sở Y tế, bệnh viện, trạm y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ được thực hiện tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và Bộ Y tế trong vòng 06 năm (2010 – 2016) với mục tiêu hỗ trợ hệ thống y tế tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng, đặc biệt là ở tuyến huyện, đồng thời tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân có khó khăn về kinh tế, góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân trong vùng. Cụ thể, dự án hỗ trợ thông qua cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho trung tâm y tế/ trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện và tăng cường năng lực quản lý; triển khai tốt các chính sách bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, giúp người cận nghèo tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 06 năm triển khai tất cả các hoạt động như hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo, mua sắm trang thiết bị, tuyển chọn tư vấn, xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực… đã được triển khai thực hiện đồng bộ ở cả tuyến Trung ương và địa phương theo đúng kế hoạch. Tính đến thời điểm kết thúc dự án, 100% khối lượng công việc đã được hoàn thành và tỷ lệ giải ngân đạt 99% vốn vay WB.

Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ghi nhận và chúc mừng dự án đã đạt được những kết quả thành công, vượt cả mục tiêu đầu ra, được WB cũng như các Bộ/ngành liên quan đánh giá cao trong các đợt đánh giá. Kết quả của dự án vẫn được các địa phương duy trì và mở rộng, người cận nghèo vẫn được hỗ trợ mua thẻ BHYT sau khi dự án kết thúc, các trang thiết bị do dự án đầu tư đang được các cơ sở y tế sử dụng có hiệu quả, các cán bộ y tế được đào tạo đang tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng Bắc Trung Bộ.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai  dự án Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

 

Thành phố Hà Nội giao ban Ban chỉ đạo phòng dịch ở người

http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2188

Sáng ngày 18/8/2017 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người của Thành phố Hà Nội đã họp giao ban với các quận huyện, sở ngành liên quan để tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH).

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý; cùng đại diện Lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện của Bộ Y tế;  đại diện các Sở/Ban/Ngành, lãnh đạo UBND các Quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

Báo cáo tại cuộc họp ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: tính đến ngày 17/8, Hà Nội đã ghi nhận 17.365 bệnh nhân mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay thành phố đã ghi nhận 2.112 ổ dịch SXH nhưng đến nay 1.468 ổ dịch đã được khống chế, ổ dịch qua 14 ngày không xuất hiện bệnh nhân mắc mới chiếm 69,5%, bà hầy hết là các ổ dịch nhỏ chiếm 80%, 15% ổ dịch có 3-5 bệnh nhân, chỉ có 107 ổ dịch từ 6 bệnh nhân trở lên. Những ngày gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội số ca mắc SXH mới đã có xu hướng giảm cụ thể, ngày 14-8 có 3.076 bệnh nhân, ngày 15-8 có 2.635 bệnh nhân, ngày 16-8 có 2.588 bệnh nhân, ngày 17-8 có 2.575 bệnh nhân. Tuy nhiên trước diễn biến bất thường của thời tiết tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định thời gian tới diễn biến dịch vẫn còn rất phức tạp.

Tại cuộc giao ban đại diện UBND các quận của TP. Hà Nội đã báo cáo những thuận lợi, khó khăn và những kết quả đã đạt được về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn quận mình. Tuy nhiên các quận đều gặp khó khăn trong quá trình phun thuốc diệt muỗi cũng như trong công tác tuyên truyền vận động đến người dân chủ động trong công tác phòng chống dịch SXH. Có thể kể đến như: Người dân còn ngại, không hợp tác khi cán bộ vào nhà phun thuốc, thêm vào đó là dân số đông, có hàng nghìn nhà trọ, hàng trăm bãi rác, nhiều khu đất trống, công trường xây dựng lớn và các quận huyện khi triển khai công tác phòng chống dịch còn thiếu thuốc, máy phun...

Trước những diễn biến của thời tiết này rất phù hợp cho lăng quăng phát triển, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long rất quan ngại. Thứ trưởng đề nghị UBND TP Hà Nội cần có biện pháp tổng thể huy động các cấp, ngành coi đây là trách nhiệm của mình cùng tham gia phòng chống dịch SXH cũng như cần sử dụng các biệt pháp để diệt lăng quăng; khi năm học mới sắp đến các em học sinh đi học thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho muỗi phát triển, Thứ trưởng đề nghị ngành Giáo dục thành phố cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học; ngành xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các công trường xây dựng; đội thanh niên tình nguyện, đoàn thanh niên cần tăng cường ra quân mạnh mẽ tại khắp các phố phường trong thành phố, tuyên truyền cho người dân cũng như dọn dẹp những nơi có nguy cơ là ổ dịch; trong công tác tuyên truyền Thứ trưởng đề nghị Sở Thông tin và truyền thông thành phố cần tuyên truyền cho người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch, diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. ..Đồng thời Sở Y tế Hà Nội cần chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tăng cường tập huấn điều trị, hạ nhiệt điều trị từ tuyến bệnh viện cơ sở, tránh việc nằm ghép, quá tải bệnh viện..Thứ trưởng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội tăng cường mua máy phun bù nhiệt; Chủ tịch UBND các quận huyện cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn mình phụ trách. Những kiến nghị của UBND Thành phố Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các Thành phố trong công tác phòng chống dịch. Thứ trưởng mong rằng với sự quyết tâm của các cấp ngành liên quan trong thời gian tới công tác phòng chống dịch trên địa bàn sẽ đạt được kết quả mong đợi.

Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Bộ Y tế đối với công tác phòng chống dịch của TP trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới các Sở/Ngành đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đặc biệt cần phải vào cuộc quyết liệt hơn. Đồng chí Phó chủ tịch nhấn mạnh: Với những tổ chức, cá nhân vi phạm không hợp tác hỗ trợ chính quyền, lãnh đạo thành phố giao các địa phương phối hợp cùng lực lượng công an thống kê, lập biên bản và xử lý hành chính theo quy định.

 

Hội thảo Quốc tế về thúc đẩy Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu

http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2187

Từ ngày 14 – 17/8/2017, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo quốc tế 2 năm lần thứ 2 về thúc đẩy tiến bộ trong Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu (EENC).

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có: GS. TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế); đại diện Lãnh đạo một số Bệnh viện Sản nhi đầu ngành như Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Sản – Nhi Đà Nẵng… Về phía quốc tế có sự tham dự của Thứ trưởng và cán bộ cấp cao y tế các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Philippine, Quần đảo Solomon, Papua New Guinea; các tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (SKBMTE) nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng, tử vong mẹ và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm đáng kể. Việt Nam vinh dự được WHO, UNICEF chọn là quốc gia đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế thúc đẩy tiến bộ EENC. Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030. Hội thảo cũng là dịp để các quốc gia, các Tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nguồn lực, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động EENC.

Đến nay, EENC đã được áp dụng tại 16 quốc gia. Trên 30.000 cán bộ y tế đã được tập huấn tại 2.522 cơ sở y tế – đạt gần đến con số 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn. Trong hội nghị khu vực này, các thứ trưởng đến từ 8 quốc gia được ưu tiên lựa chọn sẽ cùng nhau khắc phục các rào cản để việc triển khai nhân rộng nhanh chóng công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC), đặc biệt là ở các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong khu vực.

 

Thanh Hóa đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết

http://dantri.com.vn/suc-khoe/thanh-hoa-da-xuat-hien-o-dich-sot-xuat-huyet-20170818204653569.htm

Một bệnh nhân học tập tại Hà Nội về quê mang theo mầm bệnh, lây sang người thân trong gia đình làm gia tăng bệnh nhân bị bệnh tại xã Hải Bình (Tĩnh Gia- Thanh Hóa). Tính từ đầu tháng 8 đến nay, riêng xã này đã có tới 14 người bị sốt xuất huyết.

Chiều 18/8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, tại xã Hải Bình có 14 người bị sốt xuất huyết. Giám sát véc tơ truyền bệnh tại khu vực này có các chỉ số đều vượt ngưỡng cho phép.

Địa bàn Tĩnh Gia nhiều năm là cái “rốn” dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết do có sự giao thương rộng rãi về kinh tế, du lịch với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, do tập quán sinh hoạt của người dân làm nghề chế biến nước mắm thủ công nên rất nhiều gia đình lưu trữ dụng cụ chứa nước như: lu, vại, chum… gây khó khăn cho công tác diệt loăng quăng, bọ gậy.

Ông Hà Đình Ngư, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 598 bệnh nhân sốt xuất huyết ngoại lai, 94 bệnh nhân sốt xuất huyết nội tỉnh.

Thanh Hóa đã phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở 31 xã với 56.247 hộ được bảo vệ bằng hóa chất. Hiện, sốt xuất huyết diễn biến hết sức phức tạp ở Thanh Hóa và lực lượng y tế dự phòng đang triển khai phun hóa chất phòng chống dịch bệnh đợt II ở 9/12 xã có bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bên cạnh nỗ lực của lực lượng y tế dự phòng, chính quyền các địa phương cùng mỗi người dân, hộ gia đình cần chủ động, tăng cường thực thi các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết như: diệt muỗi, làm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, nằm màn… nhằm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

 

Nam Định: Hơn 800 ca sốt xuất huyết trong tháng 8

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nam-dinh-hon-800-ca-sot-xuat-huyet-trong-thang-8-20170818084552189.htm

Theo thống kê từ Sở Y tế tỉnh Nam Định từ tháng 6/2017 đến nay, toàn tỉnh Nam Định có 1.350 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, chỉ trong nửa đầu tháng 8, số mắc bệnh là trên 800 người. Bình quân mỗi ngày có 30-60 bệnh nhân mắc bệnh mới.

Theo Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, mặc dù tình hình dịch sốt xuất huyết tại Nam Định vẫn nằm trong vùng kiểm soát, nhưng cũng không thể chủ quan vì theo thống kê dịch sốt xuất huyết tại địa phương này vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

Con số thống kê cho thấy, từ tháng 6/2017 đến nay, toàn tỉnh Nam Định có 1.350 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 928 trường hợp đã điều trị khỏi, 236 đang điều trị tại các viện trong tỉnh và 86 trường hợp phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Trong đó, chỉ trong nửa đầu tháng 8, số mắc bệnh sốt xuất huyết là trên 800 người.

Bình quân mỗi ngày có 30-60 bệnh nhân mắc bệnh mới. Đáng chú ý là hầu hết các ca mắc sốt xuất huyết đều xảy ra gần đây.

Theo ông Khương Thành Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, do nhiều người bệnh mắc bệnh từ tỉnh ngoài rồi về Nam Định chữa trị nên số lượng người mắc tại Nam Định tăng cao. Cụ thể, trong tháng 6 và tháng 7, trong tổng số 451 bệnh nhân mắc bệnh, có 80% mắc bệnh ở tỉnh ngoài rồi về Nam Định chữa trị. Trong tháng 8, số bệnh nhân tăng mạnh, nhưng trong đó có tới từ 56% là mắc bệnh ở tỉnh ngoài rồi về Nam Định chữa trị.

Chính vì thế từ giữa tháng 7 đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định luôn trong tình trạng quá tải. Theo ghi nhận của PV gần 20 buồng bệnh của khoa này luôn chật cứng bệnh nhân và người nhà, nhiều buồng phải bố trí nằm ghép 2 bệnh nhân 1 giường.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho biết: “Trước đây, khoa Truyền nhiễm chỉ có 30 giường bệnh, nhưng khi dịch bùng phát, bệnh nhân ồ ạt nhập viện, chúng tôi đã phải kê thêm hơn 50 giường bệnh nhưng vẫn không đủ nhu cầu, với mức bình quân mỗi ngày có 20 bệnh nhân nhập viện mới, bắt buộc một số bệnh nhân phải nằm ghép vào ngày cao điểm”.

Phó Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Nam Định cho biết thêm: “Tỉnh Nam Định đã chỉ đạo phải xác định việc dập dịch sốt xuất huyết là nhiệm vụ trọng tâm của toàn tỉnh. Đến nay, cả chính quyền và người dân các địa phương đều ý thức vấn đề này và đang rất tích cực. Tuy nhiên, để giảm mạnh số bệnh nhân nhập viện, tránh quá tải thì phải đồng bộ cả nước. Nếu số bệnh nhân người Nam Định mắc bệnh ở tỉnh ngoài giảm mạnh hay hết, tình trạng quá tải sẽ chấm dứt”.

 

Hóa chất khiến muỗi trưởng thành chết tức thì sau 5 phút

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hoa-chat-khien-muoi-truong-thanhchet-tuc-thi-sau-5-phut-20170818070425834.htm

Chiến dịch phun hóa chất tại nhiều điểm nóng của Hà Nội để diệt muỗi truyền sốt xuất huyết (SXH) có mang lại hiệu quả khi vừa phun dứt trời mưa như trút nước? Phun muỗi đã đủ mang lại hiệu quả phòng bệnh? Người dân không “hợp tác” phun muỗi có bị phạt tiền?

TS Nguyễn Nhật Cảm (ảnh), Giám đốc Trung tâm Y tế Hà Nội chia sẻ với phóng viên Dân trí xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, Hà Nội vừa thực hiện chiến dịch phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng ở những điểm nóng sốt xuất huyết. Tuy nhiên những ngày qua, khi vừa phun xong trời mưa như trút, việc phun hóa chất có diệt được muỗi hay bao công sức, tiền bạc“đổ sông, đổ biển”?

Đợt 1 của chiến dịch được thực hiện rạng sáng ngày 14/8, hơn 40 máy phun đeo vai, một máy phun mù nóng, một máy phun công suất lớn đặt trên ô tô đã tỏa ra các đường, ngõ, hộ dân, cơ quan, trường học... để phun thuốc diệt muỗi. Một máy phun mù nóng cũng được huy động xịt thuốc tại các bãi đất, khu vực nghĩa trang…

Khi phun hóa chất diệt muỗi người dân cần đậy kín các dụng cụ ăn uống, phải đóng kín cửa tạo không gian cho muỗi chết và đi ra ngoài sau 30 phút người dân mới vào nhà. Nhưng cần nhấn mạnh, để diệt tận gốc nguồn bệnh truyền nhiễm thì ngoài phun hóa chất cần diệt loăng quăng/bọ gậy.

Tuy nhiên phun đêm thì rạng sáng trời mua, nhiều người cũng đặt câu hỏi, vừa phun hóa chất xong Hà Nội gặp trời mưa như trút, vậy có mang lại tác dụng? Đây là loại hóa chất được sử dụng để phun diệt muỗi trưởng thành ngay tức thì, chỉ sau 5 phút gặp hóa chất muỗi sẽ chết.

Còn loại phun trong nhà, gặp trời mưa không ảnh hưởng. Còn những hôm mưa chúng tôi ngừng phun.

Phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết.

Thực tế việc phun muỗi đã mang lại hiệu quả. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Sốt rét – Kí sinh trùng trương ương đã kiểm tra, đánh giá cho thấy mật độ muỗi tại các gia đình sau phun hóa chất là 0. Tuy nhiên, các ổ loăng quăng vẫn còn ở một số hộ gia đình dù đã được đội xung kích kiểm tra, rà soát.

Hà Nội đã huy động 25 máy phun công suất lớn trên ô tô (22 tỉnh cho mượn 22 máy), 10 máy phun mù nóng, 180 máy phun đeo vai để phun hóa chất “hạ hỏa” dịch sốt xuất huyết.

Quá trình phun thuốc diệt muỗi có nhận được sự hợp tác của người dân không, thưa ông? Nhiều người bày tỏ khu vực họ có bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng chưa được phun hóa chất?

Để thực hiện chiến dịch, trước thời điểm phun tại các khu vực sẽ báo trước để người dân chuẩn bị.

Tuy nhiên thực tế chúng tôi mới đạt được 90% hộ gia đình trong khu vực có chiến dịch được tiêm. 10% còn lại thì vì nhiều lý do như vắng nhà, không cộng tác vì trong nhà có trẻ em…

Ngược lại, cũng có những người phản ánh gia đình chưa được phun hóa chất phòng dịch. Theo quy định có ổ dịch sẽ phun hóa chất và hiện Hà Nội đang rất nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn SXH. Phun diệt muỗi chỉ là một phần. Quan trọng nhất là về lâu dài, phải diệt loăng quăng, bọ gậy, không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng.

Với những gia đình không hợp tác có bị xử phạt không, thưa ông? Có đảm bảo sau khi phun muỗi sẽ ngăn chặn được SXH không thưa ông?

Hiện chúng tôi vẫn dừng lại ở việc tuyên truyền, động viên người dân, rất mong người dân hợp tác trong chiến dịch ngăn chặn SXH này. Vì nếu không thực hiện triệt để, còn sót lại một nhà, hay chỉ phun bên ngoài, phun tầng 1 không cho phun lên tầng cao thì muỗi truyền bệnh vẫn còn và nó tiếp tục đẻ trứng, lây lan từ gia đình này sang gia đình khác.

Tuy nhiên, việc phun hóa chất diệt muỗi mới tiêu diệt được muỗi trưởng thành. Muỗi mới lại được nở ra nếu có các dụng cụ chứa nước đọng thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Vì thế để ngăn chặn SXH không chỉ dừng lại ở phun hóa chất diệt muỗi mà còn phải tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, không để chỗ cho muỗi đẻ trứng.

Chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Chiến dịch này được thực hiện song song với phun hóa chất diệt muỗi. Các quận, huyện cũng đã thành lập trên 26.000 đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 63.000 người; hơn 4.600 tổ giám sát. Đợt 1 đã được thực hiện từ ngày 12 – 13. Hai đợt tiếp theo sẽ được thực hiện ngày 19 – 20 và 27 – 28 trên toàn thành phố.

Trong hai ngày ra quân đầu tiên của các đội xung kích diệt bọ gậy, đã có gần 200 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy được phát hiện tại hơn 567 nghìn hộ gia đình. Điều này cho thấy, cứ 3 gia đình được kiểm tra thì có hơn 1 gia đình có ổ chứa giúp muỗi truyền sốt xuất huyết đẻ trứng.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm vô cùng quan trọng vì dịch SXH không thể dập hoàn toàn nếu vẫn tồn tại ổ lăng quăng trong các hộ dân. Chỉ còn một ổ loăng quăng trong gia đình, muỗi lại có nguy cơ bùng phát.

Chúng tôi kêu gọi người dân cùng chủ động diệt muỗi, loăng quăng bọ gậy. Mỗi gia đình cần chủ động dọn dẹp, không để các vật dụng chứa nước khiến muỗi có môi trường đẻ trứng mới ngăn được SXH.

Bởi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng trong dụng cụ ở chính trong nhà, các đồ phế thải chứa nước khác nhau. Nếu như có dụng cụ chứa nước có nước mưa mới thì muỗi sẽ đẻ trứng và trong thời gian hơn một tuần, khoảng chu kỳ 8,5 ngày nó sẽ thành muỗi mới. Cán bộ y tế hay cộng tác viên không thể hàng ngày, hàng tuần đi lật úp các dụng cụ chứa nước cho từng hộ dân được. Chính vì vậy, tự người dân diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy tại chính gia đình mới có thể dập được dịch sốt xuất huyết.

 

Chuyên gia khẳng định: Dùng chung kim tiêm có thể lây sốt xuất huyết

http://vtc.vn/chuyen-gia-khang-dinh-dung-chung-kim-tiem-co-the-lay-sot-xuat-huyet-d343965.html

Theo Ths.Nguyễn Đức Khoa (Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), ngoài đường lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn, sốt xuất huyết còn có thể lây do truyền trực tiếp máu người bệnh sang người lành, dùng chung bơm kim tiêm...

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị nhiều. Hầu hết, các bệnh nhân bị sốt xuất huyết là do muỗi đốt truyền cho.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc dùng chung kim tiêm giữa người này với người khác, tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm, truyền máu không an toàn... cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm lây nhiễm sốt xuất huyết.

Trao đổi với PV VTC News, Ths.Nguyễn Đức Khoa – Phó phòng kiểm soát dịch bệnh Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: "Virus gây sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi hút máu người bệnh, mang theo virus rồi truyền sang cho người lành, gây ra bệnh sốt xuất huyết.

Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể muỗi vằn từ 8-10 ngày, sau đó thông qua tuyến nước bọt của muỗi, đi vào cơ thể người qua vết cắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không cần phải đợi 8 tới 10 ngày. Ngay sau khi muỗi vằn hút máu người bệnh, rồi sang đốt người lành đã có thể lây truyền sốt xuất huyết".

Ông Khoa còn cho biết thêm, muỗi không phải là đường truyền bệnh sốt xuất huyết duy nhất. Sự thật thì, bệnh sốt xuất huyết cũng có thể lây truyền cho người khác thông qua việc truyền máu hoặc dùng chung bơm, kim tiêm không an toàn.

Theo ông Khoa: "Những người dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm thuốc, chích hút ma túy, hay truyền máu lấy từ người có virus Dengue sang trực tiếp vào mạch máu người lành, đều có nguy cơ rất cao lây truyền sốt xuất huyết".

Tuy nhiên, những nguyên nhân trên chỉ có nguy cơ thấp. Vì ở nước ta, việc truyền máu, cho nhận máu rất an toàn. Theo đúng quy trình, khi nhận máu từ người hiến, máu đã được kiểm tra sàng lọc, xét nghiệm kỹ càng, sau đó xử lý và bảo quản phù hợp để tránh hoàn toàn các mầm bệnh truyền nhiễm như virus sốt xuất huyết".

Cả nước ta, hiện có hơn 90.000 người mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng 30% so với năm 2016. Các địa phương mắc cao là Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa…

Cho tới nay, nguyên nhân phổ biến gây lây lan bệnh sốt xuất huyết được xác định là do muỗi vằn. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây do dùng chung kim tiêm, chích hút ma túy chung kim hoặc truyền máu không an toàn.

 

Hà Nội: Điểm nóng sốt xuất huyết đã có dấu hiệu "giảm nhiệt"

http://infonet.vn/ha-noi-diem-nong-sot-xuat-huyet-da-co-dau-hieu-giam-nhiet-post234730.info

Tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội nơi từng là “điểm nóng” của dịch sốt xuất huyết với số bệnh nhân đến khám sốt xuất huyết dồn dập thì nay bệnh nhân tới khám và điều trị đã giảm.

Theo thạc sĩ Phạm Bá Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội đến ngày 18/8, có thể nói là bệnh sốt xuất huyết đã chững lại so với thời điểm cách đây hơn 1 tuần.

Cụ thể theo bác sĩ Hiền ngày 17/8, bệnh viện chỉ trên 100 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám bao gồm cả bệnh nhân khám lại, số bệnh nhân mới không nhiều. Ngày 18/8 tại phòng khám truyền nhiễm, khoa cấp cứu bệnh nhân SXH giảm rõ rệt. Bệnh nhân nội trú vào viện đều giảm.

Bệnh nhân nội trú đến sáng 18/8 chỉ còn 171 bệnh nhân sốt xuất huyết đang nằm điều trị, ngày 17/8 còn 181 và, so với tuần trước bệnh nhân sốt xuất huyết hơn 200, nay đã giảm. Bác sĩ Hiền cho biết một vài ngày tới bệnh nhân tiếp tục ra viện.

Theo thống kê của Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội sáng 18/8, có 355 bệnh nhân nội trú trên toàn bệnh viện tương đương với số giường thực kê nên bệnh viện không còn bệnh nhân nằm ghép. Bệnh nhân sốt xuất huyết được huy động nằm sang cả khoa nội 2, khoa nội 3, lão khoa và khoa Nhi. Các bệnh nhân nằm rải rác trong toàn viện. Tổng số giường thực kê 350 giường nên bệnh nhân không phải nằm ghép.

Bác sĩ Hiền cho biết, nếu so với cách đây hơn 1 tuần thì hiện tại có thể “thở phào”. Trong mùa dịch này, Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã quyết liệt trong việc sàng lọc bệnh nhân, chỉ cho vào viện trong hai trường hợp:

Thứ nhất: bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo hoặc có các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Thứ hai: Bệnh nhân vào việc điều trị từ tuyến trên chuyển xuống và các bệnh viện tuyến dưới chuyển lên những trường hợp này ưu tiên vào viện.

Còn bệnh nhân không có cảnh báo, không phải chuyển tuyến thì sẽ tư vấn điều trị tại cộng đồng. Bệnh nhân trung gian giữa bệnh nhân điều trị tại nhà và điều trị tại viện thì bệnh nhân sẽ được điều trị ban ngày chỉ định dùng thuốc, xét nghiệm, truyền dịch trong ngày sau đó bệnh nhân được về nhà cho đến khi ổn định thì thôi. Bác sĩ Hiền cho biết các biện pháp sàng lọc thu dung đã hạn chế được việc nằm viện.

Đến nay, dịch đã chững lại, bác sĩ Hiền cho rằng đây là nỗ lực phòng chống dịch của cả Hà Nội. Qua sự quyết liệt của lãnh đạo ngành y tế, y tế Hà Nội, chính quyền các cấp và người dân trong phòng chống sốt xuất huyết rất tích cực từ diệt lăng quăng, bọ gậy, dọn vệ sinh môi trường sống nên trong thời gian vừa qua số lượng bệnh nhân mới có xu hướng giảm.

Theo Sở Y tế Hà Nội số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.588, (chiếm 15%); ghi nhận có xu hướng giảm trong những ngày gần đây: ngày 14/8: 3.076 bệnh nhân, ngày 15/8: 2.635 bệnh nhân, ngày 16/8: 2.588 bệnh nhân.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thời gian tới sẽ phun hóa chất ở các khu kí túc xá, trường học. Riêng về bệnh nhân nhập viện, số lượng bệnh nặng tập trung ở BV Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Bạch Mai còn các viện khác ở Hà Nội phần lớn bệnh nhân nhẹ, không cần theo dõi đặc biệt.

Trong cuộc họp với Sở Y tế Hà Nội ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo Hà Nội phải tiếp tục làm bền vững chiến dịch phun hóa chất và diệt loăng quăng, bọ gậy để hạ nhiệt sốt xuất huyết.

Sau mỗi đợt phun hóa chất, diệt bọ gậy cần đánh giá tác dụng,xem mật độ muỗi đã giảm như thế nào. Với những nơi đủ điều kiện phun mù nóng cần ưu tiên bởi phun mù nóng dù muỗi đậu dưới lá vẫn sẽ bị chết.

Con số mắc đã chững lại, nhưng Hà Nội cần tiếp tục duy trì các chiến dịch, làm sao để sang tháng 9, tháng 10 các ca mắc giảm xuống đến tháng 11 thì hết hẳn bệnh nhân SXH.

Cho đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận hơn 90 nghìn ca sốt xuất huyết và đã có 24 người tử vong.

 

Hà Nội: 12 quận, huyện báo động đỏ sốt xuất huyết

http://congluan.vn/ha-noi-12-quan-huyen-bao-dong-do-sot-xuat-huyet/

Theo Sở Y tế Hà Nội, 12 quận huyện tại Thủ đô đang báo động đỏ về dịch sốt xuất huyết. Đây cũng là nơi tập trung 90% số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Theo số liệu báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc mới tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp.

Riêng tại Hà Nội, trong tuần vừa qua ghi nhận 3.440 trường hợp mắc sốt xuất huyết, so với tuần trước số ca mắc đã giảm 7 trường hợp và có xu hướng chững lại. Về tình hình bệnh nhân trong bệnh viện, theo thống kê ngày 14/8 là 3.087 bệnh nhân, ngày 15/8 là gần 2.680 bệnh nhân thì ngày 16/8 giảm được hơn 100 bệnh nhân, với con số hơn 2.558 bệnh nhân.

Căn cứ vào tình trạng dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, hiện đã có 12 quận huyện ở ngưỡng báo động đỏ với 90% bệnh nhân tập trung tại 12 quận huyện này, 5 quận khác ở mức cam và 13 quận còn lại ở mức thấp hơn.

Cụ thể, 12 quận có mức báo động đỏ là Đống Đa (2.922 ca); Hoàng Mai (2.920 ca); Hai Bà Trưng (1.564 ca); Thanh Xuân (1.409 ca); Cầu Giấy (1.063 ca); Hà Đông (1.063 ca); Thanh Trì (907 ca); Ba Đình (875 ca); Nam Từ Liêm (650 ca); Thanh Oai (566 ca); Thường Tín (435 ca); Hoàn Kiếm (423 ca).

Những ngày vừa qua, tỉnh, thành phố trên cả nước đã đẩy mạnh việc phun hoá chất diệt muỗi. Kết quả là đã có 1.328/1.800 ổ dịch được khống chế. Sau khi phun muỗi thì tỷ lệ mật độ muỗi tại các khu vực phun đã giảm.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành bắt một số loài muỗi để phân lập muỗi. Công tác phun muỗi cần tiếp tục trên diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng…

Riêng tại các bệnh viện, tuyệt đối không để bệnh nhân nằm ghép để tránh lây chéo, không để bệnh nhân vào nằm truyền dịch rồi về. Đặc biệt, cần khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

 

Phát hiện mới về muỗi gây sốt xuất huyết khiến các nhà khoa học ngạc nhiên

http://thanhnien.vn/doi-song/phat-hien-moi-ve-muoi-gay-sot-xuat-huyet-khien-cac-nha-khoa-hoc-ngac-nhien-867063.html

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi giám sát thấy có muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết mà không thấy ổ bọ gậy. Thực tế, chúng đã có những chỗ ở mới, rất kín đáo”

Đó là nhận xét của TS Trần Vũ Phong, Trưởng khoa Côn trùng và động vật y học (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế). Là người có nhiều năm tham gia thực hiện giám sát về muỗi và côn trùng, TS Phong cho biết: “Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu vì sao tại các ổ dịch sốt xuất huyết có muỗi truyền bệnh mà không thấy ổ bọ gậy. Cuối cùng, khi lật các tủ lạnh ra thì thấy các khay chứa nước đọng dưới tủ lạnh trong các gia đình có rất nhiều ổ bọ gậy. Thực tế cho thấy muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết ngày càng khôn hơn, tinh ranh hơn. Có những ổ bọ gậy mà bình thường chúng ta không thể ngờ tới. Loài muỗi này đã tìm đến những nơi mà con người không phát hiện ra được để đẻ trứng. Đây là một khó khăn rất lớn trong phòng chống sốt xuất huyết”, chuyên gia này nhận xét.

Để phun hóa chất diệt muỗi vằn, các nhà chuyên môn đã phải lên những giờ "vàng" khi chúng đi “ăn” để tiêu diệt. Trong đó, giờ hoạt động cao điểm của muỗi vằn là lúc sáng sớm và chiều tối.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, muỗi vằn rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà, gần người. Chỉ con cái mới hút máu để có “dưỡng chất” cho trứng phát triển. Trong nhà, muỗi vằn thích trú ngụ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, quần áo mặc dở trên mắc chứ không đậu trên vách tường.

 “Muỗi vằn rất tinh, chúng cảm nhận được người rất nhanh, sà vào đốt ngay khi chúng ta vừa bước vào nhà. Khi thức dậy ra khỏi màn thì chúng cũng đã kịp nhao đến”, TS Vũ Sinh Nam, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, người có hàng chục năm nghiên cứu về các loài muỗi, cho hay.

TS Nam lưu ý, trứng của muỗi vằn có thể bám trên bề mặt các vật dụng chứa nước và chịu khát rất lâu. Khi có nước mưa xuống và nắng lên, chúng lập tức phát triển thành những ổ bọ gậy, trưởng thành lứa muỗi mới và tìm đốt người. Một con muỗi cái nhiễm vi rút dengue gây sốt xuất huyết thì trứng, bọ gậy và lứa muỗi mới cũng mang vi rút này, tiếp tục đốt người, truyền vi rút gây bệnh khiến dịch lan nhanh.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết ngành y tế đang tiến hành phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng toàn thành phố Hà Nội từ nay đến hết tháng 8. Đây là chiến dịch lớn, huy động nhiều lực lượng tham gia, trong đó có cả bộ đội và dân phòng. Tuy nhiên, việc phun thuốc diệt muỗi sẽ không thể dập dịch hoàn toàn nếu vẫn tồn tại các ổ lăng quăng/bọ gậy trong các hộ gia đình.

 

Bệnh viện "dã chiến" sẵn sàng cho điều trị sốt xuất huyết

http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/33816702-benh-vien-da-chien-san-sang-cho-dieu-tri-sot-xuat-huyet.html

Không chỉ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện khác như Trung ương Quân đội 108, Xanh-Pôn... đều có những khu vực “dã chiến” để khám và điều trị riêng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH).

Từ ngày 7-8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã lập thêm phòng điều trị dã chiến với 20 giường bệnh tại hội trường bệnh viện, nhằm giảm tải tình trạng quá đông bệnh nhân tới khám hàng ngày.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc BV, có những ngày quá tải, BV tiếp nhận 1.000 lượt khám của bệnh nhân SXH. Vì có những bệnh nhân, phải thường xuyên đến làm xét nghiệm máu trong ba ngày liên tiếp, hoặc có những ca không tin tưởng cơ sở y tế khác, đi tái khám nhiều lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi mắc SXH.

Vì thế, phòng điều trị dã chiến tại hội trường sẽ trở thành phòng khám cho bệnh nhân ngoại trú, điều trị ban ngày rồi buổi tối về nhà. Đây cũng là phương pháp để giảm tải bệnh nhân không nhất thiết phải nằm viện điều trị nội trú, tránh lây chéo, phải nằm ghép, nằm giường xếp...

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng thành lập riêng biệt khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Bình quân mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trên 400 bệnh nhân sốt, trong đó có hơn 1/4 số bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết. Trung bình, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết đến tái khám hàng ngày.

Vì thế, bệnh nhân tại đây được phân loại, bệnh nhân nặng được nhập viện điều trị nội trú. Những ca mắc sốt xuất huyết nhẹ hơn sẽ được cho điều trị ngoại trú, hẹn tái khám hằng ngày để xem chỉ số xét nghiệm máu. Do đó, khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết được mở thêm để đáp ứng nhu cầu điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân.

Ths Nguyễn Văn Thường, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn cho biết: “Việc thành lập riêng một khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ giúp các bệnh nhân tái khám sẽ được khám và lấy máu xét nghiệm tại chỗ, truyền dịch tại chỗ, giảm thiểu thời gian lưu chuyển của bệnh nhân, giảm lượng ùn tắc cho bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn”.

Từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.600 bệnh nhân sốt xuất huyết. Để đáp ứng yêu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã đầu tư mua thêm giường bệnh, đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, tăng cường nhân lực cho các khoa điều trị. Đồng thời chủ động phân loại bệnh nhân theo từng mức độ nặng, nhẹ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Những ngày qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết/ngày. Cao điểm, có ngày bệnh viện tiếp nhận tới gần 400 bệnh nhân có biểu hiện sốt xuất huyết đến khám, chủ yếu là bệnh nhân ở Hà Nội. Do quá tải, Bệnh viện chỉ có thể tiếp nhận vài chục bệnh nhân trong số đó vào điều trị nội trú. Đây là những trường hợp có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng và đều ở ngày thứ 3 trở đi kể từ khi mắc sốt xuất huyết.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khu điều trị dã chiến sốt xuất huyết nhằm góp phần chống quả tải bệnh nhân sốt xuất huyết cũng được thành lập từ ngày 12-8. Khu điều trị này có 40 giường bệnh, dự kiến mỗi ngày sẽ tiếp nhận, điều trị cho 200 bệnh nhân ở Hà Nội đến điều trị ngoại trú.

Để giảm tải cho các bệnh viện công, hiện nay, nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng rất mạnh dạn đưa ra những chương trình ưu đãi khám và điều trị sốt xuất huyết. Với đội ngũ 15 bác sĩ, Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà cho biết có thể đáp ứng điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân nội trú. Đặc biệt, Bắc Hà đang có ưu đãi như miễn phí xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu cho người bệnh đến khám sốt xuất huyết. Với những ca phải điều trị nội trú, bệnh viện sẽ giảm 20% chi phí giường bệnh điều trị.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, đến nay có hơn 15.300 ca mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Toàn TP đã ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy, phun thuốc muỗi trên diện rộng để khống chế dịch. Tuy nhiên với diễn biến bất thường của thời tiết cùng sự gia tăng sinh viên đổ về thủ đô nhập học những ngày tới sẽ là một thách thức với ngành y tế trong việc khống chế số ca mắc mới sốt xuất huyết và dập tắt dịch.

 

Cán bộ y tế Hà Nội xin nghỉ việc vì áp lực dịch sốt xuất huyết

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/can-bo-y-te-ha-noi-xin-nghi-viec-vi-ap-luc-dich-sot-xuat-huyet-3629339.html

Lãnh đạo quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cho hay, lực lượng y tế cơ sở đang phải căng mình chống dịch, có cán bộ đã làm đơn xin nghỉ.

Sáng 18/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh của TP Hà Nội đã họp giao ban với các quận, huyện, sở, ngành về phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Phó chủ tịch quận Hoàng Mai, ông Trần Quý Thái cho hay, dịch trên địa bàn có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn phức tạp. Là quận trọng điểm có dịch sốt xuất huyết, suốt mấy tuần qua, toàn quận đã căng mình phòng chống, tất cả lực lượng đã được huy động, đặc biệt là cán bộ y tế.

Vì áp lực quá lớn, làm việc không có ngày nghỉ, một cán bộ đội chống dịch của Trung tâm Y tế quận và một Trạm trưởng Y tế đã làm đơn xin nghỉ. "Chúng tôi đang động viên các đồng chí này tiếp tục làm việc", ông Thái thông tin.

Theo ông Thái, ngoài lực lượng chuyên ngành, quận đã huy động cả quân đội để phun thuốc phòng dịch. Tuy nhiên, hiện nay quận gặp khó khăn do dân số đông, có hàng nghìn nhà trọ, hàng trăm bãi rác, nhiều khu đất trống, công trường xây dựng lớn và thiếu thuốc, máy phun.

“Với 18 máy phun làm việc liên tục, chỉ phun thuốc tại 3 phường trọng điểm cũng mất 8 ngày”, Phó chủ tịch Hoàng Mai nói.

Lãnh đạo quận Hai Bà Trưng cho hay, tỷ lệ hộ dân được phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn mới được 90%. Nguyên nhân là một số gia đình đi vắng đúng ngày phun thuốc, và có những gia đình chưa đồng thuận, cho rằng phun thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tư duy ngại cho người lạ vào nhà.

Quận Hai Bà Trưng chỉ ra bất cập về thủ tục mua máy phun thuốc, khi quận hỗ trợ trung tâm y tế kinh phí mua máy, nhưng gần một tháng vẫn chưa có máy.

Bà Lê Mai Trang, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, nêu một số cách làm mới của quận như yêu cầu công trường xây dựng trên địa bàn cho công nhân nghỉ nửa ngày để các lực lượng vào phun thuốc; niêm yết thông báo ở cửa nghĩa trang, người dân đến thăm viếng xong phải dọn đồ, tránh phát sinh bọ gậy. Chủ tịch UBND quận làm việc với mạng di động Viettel và trực tiếp soạn tin nhắn tuyên truyền phòng chống dịch gửi tới công dân dùng mạng này…

Phản hồi các ý kiến của quận Hoàng Mai, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho hay, thành phố có 12.000 lít hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết, hiện mới dùng 4.000 lít nên không có chuyện thiếu thuốc. Ông Hạnh đề nghị quận tăng cường các hình thức như phun bằng ôtô, phun mù nóng và phun cả vào ban đêm.

Phó giám đốc Sở biểu dương quận Hoàng Mai phát miễn phí màn cho sinh viên và người lao động tự do và khuyến cáo, ngoài việc nằm ngủ phải mắc màn, người dân có thể dùng gel bôi phòng chống muỗi đốt.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết “Bộ rất sốt ruột, Bộ trưởng liên tục họp, Bộ đang dồn nhiều lực lượng tinh nhuệ cho thành phố. Nhưng qua báo cáo hôm nay, thấy phòng chống dịch còn nhiều vấn đề”. Thành phố phải có giải pháp tổng thể hơn, một mình ngành y tế không thể giải quyết được dịch, phải huy động nhiều lực lượng tham gia, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

“Bà con vẫn chủ quan lắm, chúng tôi đi kiểm tra thấy 10h đêm vẫn ngồi vỉa hè uống nước chè, uống bia rượu, mà muỗi rất thích đốt người có mùi rượu bia”, Thứ trưởng Y tế nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị, tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đặc biệt một số đơn vị như ngành Giáo dục, Xây dựng phải vào cuộc quyết liệt hơn. Ngay cuối tuần này, ngành giáo dục phải hoàn thành phun thuốc phòng dịch tại toàn bộ cơ sở giáo dục do học sinh, sinh viên chuẩn bị trở lại trường.

Với những tổ chức, cá nhân không hợp tác, lãnh đạo thành phố giao các địa phương phối hợp cùng lực lượng công an thống kê, lập biên bản và đề nghị xử lý hành chính theo quy định. “Thống kê dịch có tạm thời chững lại nhưng dự báo thời gian tới thời tiết bất thường, mưa nhiều nên vẫn có nguy cơ dịch diễn biến phức tạp trở lại”, Phó chủ tịch thành phố cảnh báo.

 

Gia đình 8 người chết do tai biến chạy thận Hòa Bình đòi truy trách nhiệm

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/gia-dinh-8-nguoi-chet-do-tai-bien-chay-than-hoa-binh-doi-truy-trach-nhiem-3629186.html

Đại diện gia đình 8 nạn nhân ký đơn kiến nghị cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm các bên liên quan vụ tai biến 18 người chạy thận.

Trong đơn kiến nghị ngày 16/8 gửi Bộ Công An, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế, lãnh đạo chính quyền, ngành y tế và công an tỉnh Hòa Bình; các gia đình này cho biết đau xót trước cái chết oan uổng của người thân hôm 29/5 song họ vẫn kiềm chế, không có bất cứ hành động nào gây mất trật tự tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đây là lần đầu tiên các gia đình lên tiếng về vụ việc. Trong 8 bệnh nhân đã tử vong, có nhiều người là lao động chính của gia đình. Các gia đình kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc những người đã gây ra cái chết của hàng loạt bệnh nhân, truy đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.

Đại diện các gia đình cho rằng, kết luận của Bộ Công An nguyên nhân dẫn đến tai biến là do tồn dư hóa chất độc hại trong nguồn nước chạy thận cao gấp hàng trăm lần mức cho phép. Theo họ, việc sửa chữa, bảo dưỡng thay thế thiết bị y tế trước khi sử dụng khám chữa bệnh phải đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. Điều này có nghĩa các thành viên Ban Giám đốc bệnh viện, thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế tỉnh phải chịu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý, chưa làm hết chức năng nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm.

Các gia đình cũng kiến nghị làm rõ việc ký hợp đồng giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và Công ty dược phẩm Thiên Sơn bảo dưỡng hệ thống lọc nước, nhưng công ty này lại giao cho một công ty khác không được cấp phép trong lĩnh vực y tế. Họ yêu cầu làm rõ việc bệnh viện cử người giám sát trong quá trình bảo dưỡng hệ thống máy chạy thận như thế nào.

Các gia đình cũng bức xúc cho rằng 3 tháng đã qua sau tai biến song phía bệnh viện "vẫn thờ ơ, xem nhẹ và không có ý kiến, trách nhiệm gì". Theo họ, hình thức kỷ luật cách chức giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình với ông Trương Quý Dương là quá nhẹ, chưa thỏa đáng. Lý do, ông Dương là người trực tiếp ký với Công ty Thiên Sơn và công ty khác để bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước chạy thận.

Trao đổi với VnExpress.net sáng 18/8, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết bệnh viện đã họp và thống nhất trong 1-2 tuần tới sẽ mời gia đình các nạn nhân đến để thương thảo mức đền bù. Bệnh viện cũng liên hệ với phía Công ty Thiên Sơn để có sự hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân. Trước đó, ngay sau xảy ra tai biến, lãnh đạo bệnh viện đã thăm hỏi và chia sẻ với gia đình các nạn nhân, hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 20 triệu đồng.

Sáng 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị và hiện sức khỏe đã hồi phục. Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong là nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án. Ông Trương Quý Dương bị cách chức giám đốc bệnh viện từ ngày 9/8.

 

TPHCM: Tràn lan hoá chất làm rượu độc hại

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-tran-lan-hoa-chat-lam-ruou-doc-hai-20170818121120586.htm

Men bột dùng để pha với nước lã thành rượu được bán với giá từ 30 - 70 ngàn đồng/kg. Mỗi kg men có thể pha được từ 30 - 40 lít rượu mà không cần phải qua các công đoạn chưng cất truyền thống.

Men + nước = rượu

Trong vai chủ một lò rượu, PV Dân Trí tìm đến chợ Kim Biên (quận 5) để hỏi mua men hoá chất về pha rượu. Theo lời giới thiệu của người lái xe ôm lâu năm tại đây, chúng tôi vào một sạp bán hoá chất nằm khá sâu trong chợ.

Khi thấy người lạ mặt tìm đến thì chủ sạp cho biết đã "hết hàng". Sau đó, PV đã nhờ người lái xe ôm vào mua thì chủ sạp mới bán các loại men pha rượu với giá 40 ngàn đồng/kg.

"Bây giờ công an đi kiểm tra nhiều lắm nên con phải vào 1, 2 lần người ta quen mặt mới bán. Chú ở đây quen mặt rồi nên người ta thấy là bán ngay. Từ sau con đi mua cứ nói chú 8 L. giới thiệu thì họ bán ngay", chú xe ôm cho biết.

Theo lời giới thiệu của ông L. , chúng tôi đi vào một sạp bán men khác trong chợ Bình Tây (quận 6). Tại đây, bà chủ sạp cho hay: "Có nhiều loại men lắm, giá từ 40 - 70 ngàn đồng/kg. Thích mua loại nào cô lựa cho. Mỗi kg men có thể pha được khoảng 40 lít rượu. Cứ hoà men với nước rồi bán thôi, không phải nấu nướng gì nữa. Pha bằng nước gì cũng được. Nếu muốn giống các loại nổi tiếng thì mua hương về pha thêm vào. Thích voka, nếp cái hoa vàng hay rượu tây đều có hết".

Ghi nhận tại hai chợ Kim Biên và Bình Tây, các loại men pha rượu đều không có nguồn gốc. Tất cả đều được các chủ sạp đựng trong các bao lớn, khi khách có nhu cầu mua thì sẽ chia nhỏ ra để bán.

Tại hai chợ trên, PV nhận thấy có hàng chục sạp bán các loại men hoá chất cũng như các loại hương liệu pha chung với men để thành các loại rượu "xịn". Tuy vậy, nguồn gốc của các loại men và hương liệu trên đều không ai rõ từ đâu.

"Ở đây toàn men Trung Quốc thôi, độc hại lắm. Nếu con mua về làm thí nghiệm thì mua chứ đừng mua về bán, thất đức lắm con ạ. Uống mấy loại rượu này vào hư hết dạ dày rồi sinh ra đủ các loại ung thư con ạ. Chú thấy cũng nhiều người mua về bán nhưng không dám can ngăn. Họ toàn bán cho người nghèo thôi. Giờ uống rượu đã độc hại rồi mà còn uống các loại rượu pha sẵn thế này thì sớm muộn cũng vô viện nằm con ạ. Nguy hiểm lắm!", chú L. xe ôm chia sẻ thêm.

Tiêu đời vì rượu hoá chất

Theo các chuyên gia hoá chất, việc sử dụng các loại men rượu không rõ nguồn gốc để làm rượu gây nguy hại khôn lường cho sức khoẻ người uống. Cụ thể, không chỉ gây đau đầu, buồn nôn, khó thở, các loại rượu không rõ nguồn gốc còn có thể gây mù loà, thậm chí dẫn đến tử vong vì có chất chống đông.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyên Như Hải (chuyên kinh doanh rượu truyền thống) cho biết: "Rượu truyền thống phải trải qua 4 công đoạn: nấu chín gạo thành cơm, làm men, ủ men với cơm rồi đem chung cất. Tuỳ theo từng loại rượu mà thời gian chưng cất dài hay ngắn, thường thì việc chưng cất từ 30 - 50 ngày nhưng cũng có những loại rượu phải chưng hàng trăm ngày. Việc mua các loại men pha sẵn để làm rượu không chỉ giết chết người uống mà còn giết chết ngành rượu truyền thống".

Theo ông Hải, hiện nay khá nhiều cơ sở bán rượu đang áp dụng cách pha men rượu để trục lợi. Chỉ với vài kg men và hương liệu, các cơ sở bán rượu trên có thể cung cấp hàng ngàn lít rượu ra thị trường mà không cần chưng cất.

"Một cơ sở nấu rượu truyền thống 1 tháng cung cấp vài trăm lít rượu là nhiều rồi chứ đâu ra vài ngàn lít. Vài ngàn lít chỉ có những công ty sản xuất lớn thôi, còn lại là làm rượu giả hết”, ông Hải khẳng định.

Ông Hải hướng dẫn: “Để phân biệt rượu truyền thống với rượu "đểu" khá đơn giản. Rượu "đểu" khi ngửi có mùi nồng nặc, hắc, sốc thẳng vào mũi. Rượu truyền thống có mùi thơm dịu và không bị sốc. Khi đổ xuống nền nhà, rượu "đểu" sẽ bốc hơi, mất mùi còn rượu truyền thống thì mùi thơm khá lâu mới hết”.

Chia sẻ về tác hại của các loại men rượu không rõ nguồn gốc để làm rượu, bác sĩ Trần Thị Nhu cho hay: “Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại rượu được làm từ men pha sẵn không rõ nguồn gốc. Theo kiểm tra thì các loại rượu trên đều được pha chế từ các loại chất hoá học, đặc biệt đều có chất methanol độc hại. Methanol là một loại cồn độc hại đã được khuyến cáo không sử dụng trên thế giới. Nếu uống loại cồn trên vào người sẽ gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Nếu dùng lâu ngày có thể dẫn đến mù loà, thậm chí gây chết não cục bộ".

 

Cứ 2 phút lại có một trẻ tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương

http://dantri.com.vn/suc-khoe/cu-2-phut-lai-co-mot-tre-tu-vong-o-khu-vuc-tay-thai-binh-duong-20170818045839669.htm

Cứ 2 phút lại có một trẻ sơ sinh tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nguyên nhân chính góp phần vào tỷ lệ tử vong sơ sinh là việc bị tách khỏi mẹ quá sớm sau khi lọt lòng.

Chiều 17/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức họp báo với chủ đề “Cái ôm đầu tiên: Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo”. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 2 được tổ chức hai năm một lần về Đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) được tổ chức tại Đà Nẵng.

Theo thông tin tại buổi họp báo, cứ 2 phút lại có một trẻ sơ sinh tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nguyên nhân chính góp phần vào tỷ lệ tử vong sơ sinh là việc bị tách khỏi mẹ quá sớm sau khi lọt lòng.

Trẻ sơ sinh bị tách khỏi mẹ không những không được hưởng lợi ích của việc tiếp xúc da kề da, mà còn có nguy cơ bị hạ thân nhiệt và mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Hơn nữa, trẻ thường được nuôi bằng sữa công thức chứ không được bú sữa mẹ. Điều này góp phần làm cho nguy cơ bị nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và tử vong tăng lên gấp đôi. Việc bắt đầu cho trẻ bú mẹ sớm và bú sữa non, cũng như nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đã được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Tại cuộc họp các Thứ trưởng y tế và chuyên gia cộng cộng tổ chức ở Đà Nẵng, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc kêu gọi các quốc gia tăng cường các nỗ lực cứu sống hàng triệu trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong khi lọt lòng.

“Các gia đình cần đón nhận sự ra đời của mỗi đứa trẻ mà không phải lo lắng gì. Việc vẫn còn hàng triệu trẻ sơ sinh phải đối mặt với nguy cơ tử vong, trong khi chúng ta có kiến thức, công cụ để kiếm cứu sống và bảo vệ tính mạng của trẻ là không thể chấp nhận được”, TS. Shin Young-soo, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương phát biểu.

Đa số các ca tử vong ở trẻ sơ sinh là do thực hành lâm sàng không thích hợp tại thời điểm sinh và trong một số ngày đầu mới sinh. Các trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được thông qua một tập hợp các can thiệp đơn giản và chi phí hiệu quả được gọi là Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC). EENC có thể được thực hiện tại tất cả các tình huống mẹ sinh con, cứu sống và mang lại cho trẻ sơ sinh một sự khởi đầu cuộc sống tốt nhất.

Tại Việt Nam, từ năm 2015 đã có những nỗ lực đáng kể để nhân rộng việc thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đã được đưa vào áp dụng tại các cơ sở y tế ở tất cả 63 tỉnh, thành. Đã có hơn 8.600 nhân viên ở các cơ sở y tế được tập huấn phương pháp này. Thực hành lâm sàng đã được cải thiện, với 94% trẻ sinh đủ tháng được đặt tiếp xúc da kề da khi vừa lọt lòng và 56% trẻ được giữ tiếp xúc da kề da kéo dài cho đến khi bú cữ đầu tiên.

 

Thuốc chứa hoạt chất hyoscine butylbromide dạng tiêm người bệnh tim có thể tử vong

http://vietq.vn/dung-thuoc-chua-hoat-chat-hyoscine-butylbromide-dang-tiem-nguoi-benh-tim-co-the-tu-vong-d127744.html

Thuốc chứa hoạt chất hyoscine butylbromide dạng tiêm có thể gây ra nhưng tác dụng bất lợi nguy hiểm nhất là tử vong đối với những người mắc bệnh tim.

Bộ Y tế đã cập nhập thông tin về tình án toàn của thuốc chứa hoạt chất hyoscine butylbromide dạng tiêm. Do thuốc chứa hoạt chất hyoscine butylbromide dạng tiêm có một số tác dụng bất lợi nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nên Cục Quản lý Dược yêu cầu theo dõi, phát hiện và xử lý các trường hợp xảy ra phản ứng có hại.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, trong ấn phẩm Drug Safety Update ra tháng 2/2017, cơ quan Quản lý Dược phẩm và các sản phẩm y tế và Các sản phẩm y tế Anh (MHRA) có cảnh báo và nguy cơ gặp phải những tác dụng bất lợi nghiêm trọng khi sử dụng các thuốc hyoscine butylbromide dạng tiêm, những bệnh nhân bị bệnh tim.

Theo đó, thông tin kê đơn của các thuốc này sẽ được cập nhật nhằm giảm thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi nghiêm trọng ở những bệnh nhân có bệnh tim. Đồng thời, MHRA cũng đưa ra khuyến cáo cho các cán bộ y tế,Hyoscine butylbromide dạng tiêm có thể gây ra những tác dụng bất lợi nghiêm trọng bao gồm: nhịp tim nhanh, huyết áp và phản ứng phản vệ. Những tác dụng bất lợi nghiêm trọng này có thể dẫn đến tử vong (ở bệnh nhân có bệnh tim như suy tim, bệnh tim mạch vành, loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp.

Hyoscine butylbromide dạng tiêm nên được sử dụng dụng thận trọng bệnh nhân bị bệnh tim.Cần giám sát chặt chẽ các bệnh nhân này và đảm bảo sẵn sàng phương tiện cũng như nhân lực cấp cứu khi cần thiết.Hyoscine butylbromide dạng tiêm vẫn tiếp tục chống chỉ định cho bệnh nhân bị nhịp tim nhanh.

Ở Việt Nam, hoạt chất hyoscine butylbromide có trong nhiều loại thuốc, loại thuốc chứa thành phần chínhhyoscine butylbromide có nhóm dược lý là thuốc đường tiêu hóa được chỉ định điều trị cơn co thắt đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, táo bón do co thắt, viêm đại tràng, đau do sỏi thận, sỏi mật, đau khi thăm khám ở niệu đạo, đau khi thấy kinh.

 

Cô sinh viên bị bệnh lạ chưa từng được ghi nhận trong y văn thế giới

http://news.zing.vn/co-sinh-vien-bi-benh-la-chua-tung-duoc-ghi-nhan-trong-y-van-the-gioi-post772603.html

Phụng bị vẹo cột sống từ 85 độ lên 50 độ. Vết sẹo co rút khiến cô gái đau đớn, tưởng chừng phải bỏ học, nhưng đã được nắn chỉnh.

Từ lúc 2 tuổi, Nguyễn Lê Hải Phụng (20 tuổi,Tiền Giang, hiện là sinh viên năm 3 đại học Kinh tế TP.HCM) bị viêm hoại tử, gây sẹo vùng thắt lưng. Sau lần phẫu thuật kéo da ở lưng năm 7 tuổi, sẹo co rút dần, gây ra vẹo cột sống trong quá trình lớn lên. Một năm trở lại đây, biến chứng cột sống khiến cô gái ngồi chỉ được 10 phút thì đau lưng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập hàng ngày.

Nhiều lần đưa con gái chạy chữa khắp các nơi, bà Tôn Thị Bạch Lan dường như rơi vào tuyệt vọng. “Tôi đưa con sang Singapore, bác sĩ chẩn đoán con tôi gần như bị gãy hai đốt sống, làm tôi thêm tuyệt vọng. Bác sĩ nói để phẫu thuật gia đình phải bỏ ra chi phí lên đến 100.000 USD khiến chúng tôi đành phải về nước trong tuyệt vọng”, bà Lan nói.

Cuộc hành trình chạy chữa cho con gái chưa dừng lại. Gia đình lại đưa cô gái ngược ra Bắc với hy vọng còn nước còn tát. Song, các bác sĩ từ chối vì khi phẫu thuật, phần da của Phụng khó lành vì có thể bị co rút như trước kia, sẽ dễ gây biến chứng bại liệt.

Trong lúc mệt mỏi, vợ chồng bà Lan tình cờ đọc qua báo chí biết PGS.Võ Văn Thành chuyên gia đầu ngành về cột sống ở nước ta, hiện ông là cố vấn cho đơn vị cột sống BV Trưng Vương (TP.HCM) với hy vọng cứu chữa cho con gái.

PGS Võ Văn Thành cho biết, trường hợp của Phụng chưa được y văn thế giới ghi nhận. Sau khi tiếp nhận từ tháng 2, qua hội chẩn chuẩn bị đánh giá khả năng thành công, bác sĩ Thành đã quyết định mổ sau 4 tháng. Ê-kíp mổ do bác sĩ Thành chỉ đạo bắt đầu từ 9h, kéo dài đến 15h15. Các bác sĩ tiến hành mổ lối trước căn chỉnh làm dẻo cột sống, sau 10 ngày tiếp tục mổ lối sau dùng các ốc chân cung cố định và căn chỉnh cột sống.

Hiện bệnh nhân có thể đi đứng trở lại bình thường, vận động nhẹ.

Phó giáo sư Võ Văn Thành chia sẻ tình trạng bình bệnh về cột sống ở nước ta sẽ tăng trong xu thế dân số đang già. Những ca vẹo cột sống hiếm gặp Việt Nam có thể xử lý được khi có máy truyền máu hoàn hồi hỗ trợ, tiết kiệm chi phí cho nhiều bệnh nhân.

Ca mổ của Phụng được bảo hiểm y tế hỗ trợ 104 triệu đồng. Phần chi phí gia đình bỏ ra gần 200 triệu đồng để mua ốc vật tư từ Mỹ phục vụ cho ca mổ. Bác sĩ Thành cho hay nếu ca này bên Mỹ, người nhà bệnh nhân phải trả ít nhất 350.000 USD.

 

Miếng dán chống say xe gây loạn thần?

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170818/mieng-dan-chong-say-xe-gay-loan-than/1371133.html

Khi dán miếng dán này, thuốc sẽ ngấm vào máu làm trẻ bị ảo giác. Lúc đó, trẻ nhìn thấy người này thành người khác, la hét, có những hành động bất thường.

Mới đây, một bé gái 9 tuổi ngụ ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhập viện trong tình trạng cháu cứ bò lồm cồm, miệng la hét.

Người nhà kể cháu đạt học sinh giỏi nên gia đình thưởng cho cháu một chuyến đi chơi ở trung tâm TP.HCM. Lo cháu bị say xe nên trước khi lên ôtô, người nhà ra nhà thuốc mua một miếng cao dán chống say tàu xe. Nào ngờ mới dán được một lúc, bé đã có triệu chứng như trên.

Mùa hè tăng số trẻ mắc

Tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé gái này được bác sĩ chẩn đoán bị loạn thần do trước đó đã dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Vậy là thay vì được đi chơi, bé phải nằm viện điều trị trong hai ngày rưỡi.

Trước khi điều trị cho trường hợp này, các bác sĩ trong khoa cũng gặp một trường hợp nhỏ tuổi hơn, khoảng 5 tuổi, bị loạn thần do dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết các bác sĩ đã gặp một số trường hợp trẻ em bị loạn thần do trước đó đã được phụ huynh dán cho miếng cao chống say tàu xe.

Bác sĩ Khanh cho hay mùa hè trẻ được đi chơi xa nhiều hơn, số lượng các bé dán cao nhiều hơn, do đó những trường hợp bị loạn thần do dán miếng chống say xe nhập viện cũng nhiều hơn.

Trẻ nhạy cảm dễ bị ảo giác khi dán

Theo bác sĩ Khanh, khi trẻ dán miếng cao, có hai khả năng xảy ra. Một là trẻ sẽ lừ đừ nên người nhà tưởng trẻ vẫn còn say xe, có thể kéo dài đến 3 ngày. Hai là trẻ sẽ bò lồm cồm, la hét, giống như viêm não nên các bậc cha mẹ rất sợ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Nên chống say tàu xe bằng các biện pháp dân gian là ý kiến của nhiều bác sĩ. Theo bác sĩ Khanh, say xe là chuyện bình thường, tùy theo trẻ em hoặc người lớn có độ nhạy cảm khác nhau có thể bị ói khác nhau. Giải quyết “không ói” có rất nhiều phương pháp như phương pháp dân gian, phương pháp dùng thuốc, nhưng tuyệt đối có một số thuốc không được tự dùng cho trẻ em như miếng dán chống say xe này.

Các bác sĩ nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng loại thuốc nào để chống say tàu xe. Còn trẻ 2 tuổi trở lên có thể dùng những loại thuốc cho ngủ dần để bớt say xe, nhưng trong trường hợp cần lắm mới nên sử dụng. Về nguyên tắc, các nước khác không cho sử dụng miếng dán này dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, có thể dùng những phương pháp dân gian, như đừng ăn no quá hoặc đói quá khi lên xe, đừng bàn việc trẻ bị say khi trẻ lên xe. Trước khi đi xe mà ba mẹ cứ nhắc trẻ hoài: “Con ráng đừng ói nha” là trẻ sẽ bị ói. Cho trẻ ngồi ở ghế ít bị xóc, không có gió lùa, cho trẻ nhìn xung quanh chứ đừng nhìn một điểm, cho ngậm gừng... để trẻ bớt bị say xe.

 

Con đường… dược liệu

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170818/con-duong-duoc-lieu/1370677.html

Đường lên Bắc Hà, một huyện còn hoang sơ của tỉnh Lào Cai nhưng có khí hậu mát mẻ không kém gì Sa Pa mùa này rất đẹp.

Hai bên đường, những rừng sa mộc nối tiếp nhau. Vài năm gần đây, Bắc Hà không chỉ trồng ngô, lúa mà còn trồng nhiều dược liệu, những đan sâm, đương quy, cát cánh, tam thất… Tất cả đều theo tiêu chuẩn GACP của WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới) theo hợp đồng thu mua của Công ty Cổ phần Traphaco.

Trồng cây theo hợp đồng

Đang mùa trồng đương quy, cả gia đình anh Ma Seo Vần ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà ở cả ngoài khoảnh vườn rộng khoảng 7000m2. Theo anh Vần, trước đây mảnh vườn này gia đình anh trồng ngô, thu hoạch mỗi năm không quá 15 triệu đồng. Từ ba năm trước, gia đình bắt đầu trồng Actiso và đương quy tùy mùa, theo hợp đồng với Công ty Traphaco.

Theo anh Vần, trồng đương quy có cái khó là lúc cây còn nhỏ thì cỏ lên rất nhiều, trồng dược liệu sạch nên phải làm cỏ thủ công khá vất vả. Đương quy ít sâu bệnh, nhưng mùa này nếu mưa nhiều thì có thể có nấm và úng. “Đây là năm thứ hai chúng tôi trồng đương quy, mùa làm nương thì đi nương, khi nào vườn đương quy có cỏ thì lại về làm, cuối mỗi mùa đương quy thu được chừng 60 triệu đồng, gấp 4 lần so với trồng ngô”- anh Vần cho biết.

Chỉ một ngôi nhà sàn mới ở phía xa xa, anh Vần vui vẻ cho biết đây là kết quả của ba mùa trồng Actiso. Ở gần nhà anh đã có 4 gia đình chuyển sang trồng dược liệu, tất cả đều đã có đời sống tốt hơn hẳn so với trước. “Làm xong nhà rồi chúng tôi sẽ để dành tiền bán dược liệu cho con đi học, phòng khi ốm đau, chữa bệnh và mua sắm thêm đồ đạc”- anh Vần nói.

Ước mơ phủ xanh đồi trọc bằng dược liệu

Nếu nói chuyện với ông Nguyễn Huy Văn, PGĐ Công ty Cổ phần Traphaco về dược liệu, ông Văn có thể nói say sưa nhiều giờ, thậm chí nói nhiều ngày. Năm 2016, Traphaco đã ký hợp đồng với huyện Bắc Hà bao tiêu sản phẩm 12 ha actiso, 15 ha đương quy, 2 ha đan sâm, chưa kể số cát cánh, tam thất cũng đang được trồng ở vùng đất này. Theo ông Văn, Bắc Hà và Sa Pa là 2 huyện trọng điểm trồng các loại cây dược liệu có củ của công ty, như đương quy, bạch truật, mộc hương, xuyên khung, đan sâm…

“Lùng Phình cao 1300 m so với mực nước biển, khí hậu không khác với Sa Pa. Mỗi năm Công ty chúng tôi sử dụng khoảng 100 loại dược liệu với số lượng trên dưới 4000 tấn, 90% trong số này là nuôi trồng và thu hái trong nước, các sản phẩm chủ lực của chúng tôi đều sử dụng nguyên liệu là dược liệu trong nước” - ông Văn cho biết.

Theo ông Văn, VN có trên 4000 loài cây có thể sử dụng làm thuốc, chiến lược của công ty là phát triển chuỗi sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe, với chất lượng hoàn hảo, sạch từ khâu trồng, thu hái, chế biến và tạo giá trị riêng biệt. “Dòng sản phẩm riêng biệt của VN có thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập theo tôi chỉ có sản phẩm từ dược liệu. Trọng tâm của Traphaco là sân nhà, sản xuất thuốc thật tốt cho người Việt sử dụng và minh chứng một điều thuốc Việt hoàn toàn cạnh tranh được với thuốc ngoại” - ông Văn chia sẻ.

Điều ông Văn và tập thể Traphaco đang mong mỏi là phủ xanh đồi trọc bằng các rừng cây dược liệu, và từ đó xóa nghèo, làm giàu cho bà con vùng cao. Theo bà Nguyễn Thị Huê, GĐ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bắc Hà, trước đây người dân Bắc Hà chỉ trồng được lúa, ngô một vụ/năm, đời sống rất khó khăn và nhiều người phải đi lao động chui ở Trung Quốc. Từ khi có thêm cây dược liệu, riêng Lùng Phình đã có mấy chục người không phải đi lao động chui. Nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng dược liệu, bà Huê cho biết cánh đồng được theo dõi bằng camera để đảm bảo được trồng và thu hái theo đúng tiêu chuẩn.

Ông Đinh Văn Mỵ, chuyên gia về dược liệu, cho hay dược liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ có các yêu cầu như tuyệt đối không sử dụng hóa chất diệt cỏ, bón bằng phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân xanh ủ hoai) và phân NPK hữu cơ theo liều lượng hợp lý. Sau mấy mùa dược liệu, những người như anh Vần đã nắm rất chắc những yêu cầu này. Những ngày mới đã đến ở vùng đất Bắc Hà giàu tiềm năng nhưng vừa được đánh thức. Có lẽ chẳng bao lâu nữa ở Bắc Hà sẽ có những triệu phú, tỷ phú về dược liệu.

 

Ban hành thông tư về hỗ trợ chi trả thuốc kháng HIV với người có BHYT

http://www.vietnamplus.vn/ban-hanh-thong-tu-ve-ho-tro-chi-tra-thuoc-khang-hiv-voi-nguoi-co-bhyt/461699.vnp

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 28/2017/TT-BYT quy định về quản lý thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp Quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước có hơn 209.700 người nhiễm HIV còn sống sau khi đã rà soát. Đã có 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ khi phát hiện bệnh này tại Việt Nam đến nay.

Thông tư trên quy định về mua sắm tập trung cấp Quốc gia đối với thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Quản lý việc sử dụng thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

Văn bản cũng quy định chi tiết về tạm ứng và thanh toán chi phí thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Chế độ, nguồn kinh phí và phương thức hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có bảo hiểm y tế.

Trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở y tế, cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm: Thực hiện điều phối thuốc từ cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh đến cơ sở quy định tại Điểm a khoản này; Đề nghị bằng văn bản đến Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để thực hiện việc cấp bổ sung thuốc cho các cơ sở y tế bị thiếu thuốc đột xuất.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh, Bộ Y tế có trách nhiệm gửi văn bản điều phối thuốc kháng HIV đến nhà thầu trúng thầu và Đơn vị ký hợp đồng.

Trường hợp thay đổi phác đồ điều trị thuốc, cơ quan có thẩm quyền thay đổi phác đồ chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với việc thu hồi và xử lý thuốc tồn chưa sử dụng.

Trường hợp thuốc mất mát, hư hỏng, hết hạn do cơ sở y tế hoặc nhà thầu gây ra thì cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu phải chịu trách nhiệm và không được thanh toán vào nguồn Quỹ bảo hiểm y tế.

Trường hợp thuốc kháng HIV tồn kho đã báo cáo Bộ Y tế để thực hiện điều phối nhưng không có cơ sở y tế tiếp nhận dẫn đến hết hạn sử dụng thì cơ sở y tế nơi có thuốc tồn kho phải chịu trách nhiệm và không được thanh toán vào nguồn Quỹ bảo hiểm y tế.

Thông tư cũng quy định về tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí thuốc kháng HIV, trong đó có quy định rõ Quỹ bảo hiểm y tế chỉ tạm ứng, thanh quyết toán chi phí thuốc kháng HIV sử dụng trực tiếp cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế...

 

Đa số những người hút thuốc có nhu cầu cai thuốc

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/da-so-nhung-nguoi-hut-thuoc-co-nhu-cau-cai-thuoc_t114c9n123178

Hút thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Báo cáo kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá của người trưởng thành (GATS) năm 2015 cho thấy, chỉ 3 quốc gia là Việt Nam, Mexico và Thái Lan có hơn 50% người hút thuốc lá đã cố thử bỏ thuốc trong vòng 12 tháng qua. Đặc biệt, đa số những người hút thuốc lá có quan tâm đến việc bỏ thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, lợi ích của cai nghiện thuốc lá thì rất rõ ràng, nhưng việc cai thuốc lá lại không dễ chút nào. Cai thuốc không đơn giản chỉ là việc bỏ một thói quen lâu ngày. Nghiên cứu “Các yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá” của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, Trường Đại học Y tế công cộng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, chất nicotin trong thuốc lá chính là 1 chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như heroin và cocain, tạo ra cảm giác sảng khoái. Do vậy, có rất nhiều người muốn bỏ thuốc lá và đã bỏ được thuốc lá dễ dàng trong lần cố gắng đầu tiên nhưng chẳng bao lâu sau lại tái nghiện.

Theo nhóm nghiên cứu, một trong những khó khăn có thể gặp phải khi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân. Sự tăng cân là một trong những nguy cơ gây nên bệnh mạch vành, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khía cạnh thẩm mỹ, nhất là phái nữ, do đó có thể gây trở ngại trong việc tham vấn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có hút thuốc lá phần lớn đều kèm theo suy dinh dưỡng, khi đó tăng cân do cai thuốc lá lại trở thành điểm thuận lợi góp phần điều chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh.

Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang đầu tiên của Hội Y tế công cộng Việt Nam về “Tác động của cảnh báo trên thuốc đến ý định bỏ thuốc của người hút thuốc lá” trên 2.971 thanh niên hút thuốc từ 18 - 35 tuổi, chia làm 2 đợt nghiên cứu vào năm 2014 và 2015 đã ghi nhận mối quan hệ giữa cảnh báo hình ảnh và ý định bỏ thuốc lá của người hút thuốc lá có tồn tại và theo chiều hướng tích cực. Điều này cho thấy cảnh báo hình ảnh trên bao thuốc lá là một can thiệp đầy hứa hẹn không chỉ ở các nước đã phát triển mà còn ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp.

Một nghiên cứu của Hội Y tế công cộng tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam năm 2014 và 2015 triển khai tại 6 tỉnh cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá của nghiên cứu năm 2015 giảm nhẹ hơn so với năm 2014 là 1,5%. Người hút thuốc lá đã hạn chế hút thuốc ở những nơi công cộng có biển báo cấm, đặc biệt là cơ quan Nhà nước, trường học, nhà trẻ và rạp chiếu phim. Mặc dù tỷ lệ ủng hộ việc triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cao nhưng do việc tuyên truyền tới người dân chưa mạnh nên việc thực thi Luật của người dân chưa cao, tỷ lệ thay đổi hành vi ở các khu vực công cộng chưa có sự thay đổi tích cực.

Kết quả một cuộc điều tra toàn quốc của cơ quan chức năng cho thấy, có khoảng 70% trong tổng số khoảng 15 triệu người hút thuốc có nhu cầu cai thuốc. Thực tế cho thấy, công tác cai nghiện thuốc lá đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người hút thuốc bỏ thuốc và nâng cao hiệu quả việc xây dựng môi trường không khói thuốc.

Năm 2015, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm Tư vấn cai nghiện thuốc lá tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai và mở đường dây nóng miễn phí 18006606 tư vấn cai nghiện thuốc lá. Thống kê cho thấy, sau gần 2 năm triển khai, tổng đài tư vấn cai nghiện đã nhận gần 16.000 cuộc gọi tư vấn cai nghiện thuốc lá, trong đó có khoảng 5.000 ca tư vấn thành công. Tuy nhiên, con số này so với số 15 triệu người hút thuốc lá còn quá nhỏ bé.

Theo khuyến cáo của WHO, việc can thiệp bỏ thuốc lá nên bắt đầu từ việc đánh giá ý định bỏ thuốc lá. Để đưa ra quyết định bỏ thuốc lá là rất khó khăn đối với người hút thuốc. Do đó, ngoài các biện pháp cai nghiện thuốc lá thì cần có các biện pháp can thiệp vào các yếu tố có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ý định bỏ thuốc lá nhằm thúc đẩy họ có ý định bỏ thuốc lá.

 

Điều trị thành công cho bệnh nhân vẹo cột sống do sẹo co rút

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170818/dieu-tri-thanh-cong-cho-benh-nhan-veo-cot-song-do-seo-co-rut/1371466.html

Chiều 18-8, bệnh viện Trưng Vương ( TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật và điều trị thành công cho bệnh nhân cong vẹo cột sống 85 độ do sẹo co rút.

Ca phẫu thuật do PGS.TS Võ Văn Thành cùng các bác sĩ đơn vị cột sống và khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Trung Vương thực hiện.

Bệnh nhân là em N.L.H.Ph ( 20 tuổi, sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM) bị vẹo và cong cột sống  đã 20 năm. Ph. bị đau lưng và không thể ngồi được lâu. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị còng và vẹo cột sống cực nặng.

Sau 4 tháng tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hai lần phẫu thuật để nắn chỉnh cột sống cho Ph.. Ca mổ đầu tiên,  giải phóng lối trước, giảm độ vẹo từ 85 độ xuống còn 50 độ. Sau 10 ngày mổ lần thứ hai, nắn chỉnh phía sau và đặt dụng cụ ốc chân cung, đặt xương ghép và hàn xương.

Hiện nay, Ph. đã ngồi được lâu hơn. Theo các bác sĩ, khoảng sau 6 tháng, Ph. sẽ sinh hoạt bình thường.

PGS Thành cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, bệnh này gọi là vẹo cột sống do sẹo co rút. Sẹo co rút làm cơ thể phát triển không đối xứng, ảnh hưởng đến cột sống.

Theo PGS Thành, có nhiều nguyên nhân vẹo cột sống, trong đó có vẹo cột sống vô căn, bẩm sinh và do các hội chứng khác nhau. Vẹo cột sống vô căn chiếm tỉ lệ  nhiều nhất. Khi vẹo cột sống để lâu, độ cong vẹo càng cao thì phẫu thuật càng khó.

Bà Tôn Thị Bạch Lan - mẹ Ph. cho biết Ph. khi sinh ra có vết sẹo ở lưng, dần dần da chỗ vết sẹo không dãn ra và bị hoại tử. Năm 6 tuổi, cột sống bắt đầu cong dần.

Đến năm học lớp 3, Ph. đã được mổ đặt túi giãn da nhưng không thay đổi được tình hình. Năm 14 tuổi bắt đầu thấy cột sống cong nhiều hơn.

Gia đình đã đưa em đi chữa trị tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM, Hà Nội và Singapore nhưng tình trạng không được cải thiện. Nhiều bệnh viện đã từ chối điều trị vì trường hợp của Ph.  quá nặng.

Một bệnh nhân khác là anh N.T.H ( 30 tuổi) cũng bị cong cột sống nặng vừa được phẫu thuật. Anh H. bị viêm tuỷ cắt ngang, liệt 2 chân từ khi 4 tuổi, ngồi xe lăn đã 20 năm, nhưng chỉ ngồi được dưới 30 phút là phải nằm. Nguyện vọng của anh H là có thể ngồi đươc để đi bán vé số.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân bị viêm tủy cắt ngang, cơ yếu, không giữ lưng được nên càng lớn càng còng nhiều. Trong ca mổ, các bác sĩ đã nắn chỉnh giải phóng những vùng còng nặng nhất và hàn xương cho bệnh nhân.

Sau khi phẫu thuật, cải thiện tình trạng còng tốt. Do liệt 2 chân từ nhỏ, sức cơ không có nên không thể đứng nhưng sẽ ngồi được lâu hơn.

 

Cứu sống mẹ con người phụ nữ mang thai trong ổ bụng

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170818/cuu-song-me-con-nguoi-phu-nu-mang-thai-trong-o-bung/1371451.html

Chiều 18-8, Bệnh viện VN - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa hoàn thành ca mổ cứu sống cả mẹ và con sản phụ Hồ Thị Ngoài, 30 tuổi, người dân tộc Vân Kiều ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) có thai trong ổ bụng.

Bác sỹ Phan Xuân Khôi - trưởng khoa phụ sản Bệnh viện VN - Cuba Đồng Hới, phụ trách kíp mổ cấp cứu - cho biết bệnh nhân Ngoài nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, huyết áp tăng mạnh, nguy cơ tắc ruột… và hỏng thai rất cao.

Qua thăm khám cho thấy thai có độ tuổi 26 tuần nằm ngay trong ổ bụng nên rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Vì vậy các bác sỹ đã mổ cấp cứu mẹ, đồng thời bắt con, và đã đưa được cháu bé nặng khoảng 1kg ra an toàn khỏi ổ bụng.

Khi mổ cho thấy bào thai đã dính vào một số bộ phận trong ổ bụng, mẹ bị dính ruột nặng và chảy máu rất nhiều…

Theo bác sỹ Khôi, hiện tượng có thai trong ổ bụng (thai lạc chỗ) là rất hiếm gặp và nguy hiểm, chiếm khoảng 1% tất cả trường hợp thai lạc chỗ và xảy ra khoảng 1/10.000 trường hợp sinh.

Khi bị đau bụng, nhiều thai phụ do không được mổ cấp cứu kịp thời nên đã tử vong và mất luôn con. Việc cứu được cả thai nhi trong trường hợp này là rất may mắn.

 

Cứu sống bé trai bị té lầu qua 3 lần phẫu thuật đầy cam go

http://thanhnien.vn/suc-khoe/cuu-song-be-trai-bi-te-lau-qua-3-lan-phau-thuat-day-cam-go-867184.html

Bé trai 5 tuổi (ngụ Bình Thuận) bị chấn thương nặng vùng cổ do té lầu. Trải qua hành trình cam go 3 lần phẫu thuật, trong gần 2 tháng, các bác sĩ đã cùng bé trai 'giành' lại sự sống...

Ba lần phẫu thuật cam go

Chiều nay (18.8), phó giáo sư - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đã chia sẻ về hành trình giành lại sự sống đầy cam go cho bệnh nhi 5 tuổi.

Bé N.T.P. (5 tuổi, ngụ Bình Thuận) ngày 25.6 chồm người qua lan can tầng lầu (từ dưới đất lên đến lầu này khoảng 7m) và té đập cổ vào hàng rào sắt trước nhà, bị chảy máu ồ ạt.

           

Bé được sơ cứu tại bệnh viện ở Bình Thuận rồi được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhi bị tổn thương khí quản, thực quản đoạn cổ nghiêm trọng, hôn mê, tụt huyết áp, phải bóp bóng qua nội khí quản.

Bệnh viện Nhi đồng 2 đã mời các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy sang hội chẩn cho bé ngay trong đêm, sau đó chuyển bé qua Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh nhi được phẫu thuật lần đầu vào ngày 26.6 để khâu vết rách ở khí quản và thực quản, đồng thời mở khí quản thở máy. Tuy giữ được mạng sống nhưng bé hôn mê, sốt, chảy dịch đục vùng cổ. Bé được chăm sóc đặc biệt và trải qua quá trình hồi sức khá gian nan.

Đến ngày 3.7, bé lại tiếp tục lên bàn mổ lần hai. Các bác sĩ đã làm sạch ổ nhiễm trùng rất lớn ở vùng cổ của bé, cắt lọc khâu lại vết rách thực quản thành trước, lớp niêm mạc thành sau, khâu khí quản, mở khí quản ra da, mở hỗng tràng nuôi ăn. Đặc biệt các bác sĩ đã đặt hệ thống tưới rửa liên tục vùng cổ, giúp khống chế nhiễm trùng cho bệnh nhi.

Sau khi được mổ lần hai, bé bắt đầu tỉnh, tự thở qua mở khí quản.

Khi tình trạng bệnh nhi dần phục hồi, các bác sĩ tiếp tục thực hiện mổ lần ba vào ngày 19.7, khâu tăng cường lớp thanh cơ thành sau thực quản.

Quyết định cho uống nước vực dậy bệnh nhi

Ngày 1.8, khi tình trạng ổn định, bé được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, sau đó, qua CT scan thấy bệnh nhi còn rò ít thực quản, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục được mời qua Bệnh viện Nhi đồng 2 hội chẩn. Kiểm tra thấy đường rò còn rất nhỏ, phó giáo sư - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy, quyết định cho bệnh nhi ngồi dậy... uống nước

“Đây là tình huống phải đấu trí. Cháu bé đang nằm dây nhợ xung quanh, nếu không quyết định cho uống nước thì sẽ không biết phải nằm lệ thuộc vào máy móc đến bao giờ”, bác sĩ Vĩnh đánh giá.

Đội ngũ cấp cứu sẵn sàng xung quanh để xử trí kịp thời nếu chẳng may xảy ra tình huống xấu. Ly nước đầu tiên bé sặc. Bác sĩ vẫn kiên trì cho uống tiếp. Đến ly thứ hai, bé uống được bình thường. Bệnh nhi sau đó được hướng dẫn đi lại, tập vật lý trị liệu.

Hiện tại, bé vẫn duy trì uống nước và sữa qua miệng, thức ăn được bơm trực tiếp qua hỗng tràng.

Bệnh nhi hôm nay đã được xuất viện. Một tuần sau khi xuất viện, bệnh nhi sẽ được tái khám để kiểm tra thực quản và có thể cho ăn hoàn toàn đường miệng.

Bác sĩ Vĩnh cho biết, 3-6 tháng sau, bé sẽ phải được phẫu thuật lần thứ tư để nối lại khí quản, nhằm thở bình thường qua mũi miệng.

“Gia đình không dám nghĩ bé có thể còn sống được như hôm nay. Các y bác sĩ đã sinh ra cháu lần hai”, mẹ bệnh nhân xúc động chia sẻ.

Phó giáo sư - bác sĩ Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đánh giá: Đây là một trong những trường hợp mà sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa hai bệnh viện đã giúp cháu bé chiến thắng được tử thần, hồi phục trở về với cuộc sống.

 

Đầu tư hệ thống máy chụp và can thiệp tim mạch hiện đại

http://moitruong.net.vn/dau-tu-thong-may-chup-va-can-thiep-tim-mach-hien-dai/

Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, ngày 17/8, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống máy chụp và can thiệp tim mạch.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng; hiệu quả công tác khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu trong khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã đầu tư hệ thống máy chụp và can thiệp tim mạch hiện đại.

Hệ thống chụp và can thiệp tim mạch hiện đại đi vào hoạt động sẽ giúp các y bác sĩ quyết triệt để các trường hợp bệnh mà trước đây phải chuyển viện hoặc gây nguy cơ tử vong cao như: các bệnh lý hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, các bệnh lý van tim, cấu trúc tim; lấy huyết khối động mạch, nút mạch trong các bệnh lý: u gan, u xơ tử cung, u phì đại tiền liệt tuyến, can thiệp mạch não.

Đồng thời, việc đưa vào hoạt động hệ thống máy chụp và can thiệp tim mạch sẽ tạo bước phát triển đột phá về chuyên môn, kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đặt nền tảng cho việc tiếp tục phát triển các dịch vụ kỹ thuật hiện đại khác nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện cũng như trình độ năng lực của đội ngũ thầy thuốc.

 

Bệnh viện Quốc tế Vinh: Phẫu thuật thành công bệnh lạ nguy hiểm ở trẻ

http://baonghean.vn/quang-cao/201708/benh-vien-quoc-te-vinh-phau-thuat-thanh-cong-benh-la-nguy-hiem-o-tre-2835549/

Bệnh viện Quốc tế Vinh vừa phẫu thuật thành công ca bệnh vòng thắt bẩm sinh cho một bệnh nhi 4 tháng tuổi.

Bé Nguyễn T. A, 4 tháng tuổi, được gia đình đưa tới Bệnh viện Quốc tế Vinh khám, trong tình trạng có 2 vòng thắt cẳng tay, 1 cẳng chân, 1 ở ngón tay và kèm theo dị tật bàn chân khoèo, thừa ngón chân phải. Qua thăm khám, bệnh nhân được xác định mắc hội chứng vòng thắt bẩm sinh.

Mặc dù là căn bệnh hiếm gặp, nguy cơ để lại dị tật ở trẻ rất cao, nếu không được phẫu thuật sớm trẻ có thể bị teo chân tay do thiếu máu nuôi dưỡng; thậm chí là hoại tử tay, chân. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để có hướng xử lý, điều trị kịp thời cho con. Một số phụ huynh còn nhầm tưởng con mình có nhiều ngấn sâu ở tay, chân do bụ bẫm.

Theo BSCK I Trần Văn Thuyên, Bệnh viện Quốc tế Vinh, vòng thắt bẩm sinh là hội chứng hiếm gặp với tỷ lệ mắc là 1/1.200 - 1/1.500 trẻ. Bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, khi những dây màng ối (Amniotic Band Syndrome - ABS) quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không lưu thông máu. Thậm chí, nếu dây màng ối siết chặt hoàn toàn có thể dẫn tới cụt chi, dị tật tay chân như dính ngón, khèo chân. Nếu dây chằng màng ối bám vào khu vực đầu, mặt hoặc cổ có thể dẫn tới các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch… Nguy hiểm hơn, nếu dây chằng này bám vào dây rốn hoặc thân mình có thể gây thai lưu.

Đối với trường hợp bé T.A sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật sớm để giải phóng các vòng thắt, tránh hoại tử chi vì thiếu máu nuôi. Đây là một loại phẫu thuật khó vì bé còn quá nhỏ, vòng siết chặt các cấu trúc quan trọng là xương  gân, mạch máu và đòi hỏi bác sĩ hết sức cẩn thận. Chỉ một thao tác thiếu chính xác, bác sỹ có thể cắt trúng cấu trúc xung quanh của bé gây thương tổn về sau.

Các bác sỹ đã tiến hành những bước đầu tiên là phẫu thuật lấy vòng thắt, tiếp theo phải giải phóng những tổ chức mô xơ sợi dày bao quanh và siết chặt cấu trúc mạch máu thần kinh gân và cơ ở vị trí vòng thắt. Vòng thắt ở tay, chân của cháu Nguyễn T.A đã được phẫu thuật và trở về trạng thái bình thường. Riêng dị tật bàn chân khoèo, thừa ngón chân phải do ảnh hưởng của vòng thắt sẽ được các bác sỹ tiến hành phẫu thuật sau. Sau mổ, tay bé thoát khỏi vòng siết chặt, các mạch máu  nuôi lưu thông tốt, vết mổ khô. Và quá trình điều trị này thực hiện chia làm 2 thì cách nhau 3 - 6 tháng sẽ hoàn thiện.

Hiện tại, y học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hội chứng vòng thắt ở trẻ. Một số giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra: Thứ nhất, có sự bất thường trong mầm bào thai, tạo nên các dây dính trong quá trình phát triển gây co thắt các bộ phận của thai nhi. Thứ hai, liên quan đến vỡ ối. Khi vỡ tự phát của màng ối xảy ra sẽ tách các mô từ màng ối trong tạo ra nhiều sợi nhỏ, mỏng. Những sợi này có thể vướng vào tay, chân và gây ra hiện tượng vòng thắt. Giả thuyết thứ ba đề cập đến sự chấn thương trong tử cung khi chọc ối hoặc phẫu thuật thai nhi. Một chấn thương trong tử cung có thể dẫn đến xuất huyết, tạo các dây dính quấn vào các chi của thai nhi gây nên hiện tượng vòng thắt.

Bác sỹ CKI Trần Văn Thuyên lưu ý, cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị; tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ. Tay chân trẻ bụ bẫm có các vòng ngấn ở da rất nông và không giáp vòng. Trong khi vòng thắt rất sâu và thắt chặt hết chu vi của chân hoặc tay. Hội chứng này không mang tính di truyền và không có cách phòng ngừa. Tuy nhiên, hội chứng vòng thắt bẩm sinh có thể phát hiện trước sinh qua siêu âm 3D và 4D. Những phụ nữ mang thai nào rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai theo dõi thường xuyên, đồng thời gia đình cũng cần có những kế hoạch điều trị sớm cho việc điều trị dị tật cho con sau này.

 

Slovakia phát hiện trứng nhiễm fipronil tại thủ đô Bratislava

http://www.vietnamplus.vn/slovakia-phat-hien-trung-nhiem-fipronil-tai-thu-do-bratislava/461720.vnp

Giới chức Slovakia ngày 17/8 cho biết đã phát hiện thuốc diệt sâu bọ fipronil trong hỗn hợp trứng tiệt trùng tại 4 khách sạn ở thủ đô Bratislava.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Slovakia Gabriela Matecna xác nhận số sản phẩm trên đã được chuyển đến các khách sạn hạng sang tại Bratislava vào ngày 16/8.

Hàm lượng thuốc trừ sâu trong hỗn hợp trên cao gấp 5 lần cho phép.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thú y Quốc gia (SVPS) đã nhận được thông tin về vụ việc trên qua một hệ thống cảnh báo sớm. SVPS đang đẩy mạnh công tác kiểm tra và có những dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm các sản phẩm tương tự được tìm thấy tại Slovakia.

Cùng ngày, Cơ quan Thực phẩm Bỉ (BFA) tuyên bố đã phát hiện sản phẩm trứng bị nhiễm hóa chất độc hại fipronil từ tháng 9/2016 khi nhà chức trách nước này phát hiện 1 trong 14 mẫu trứng được kiểm nghiệm có fipronil.

Tuy nhiên, trước và sau thời điểm này đến tháng 12/2016, không có thêm phát hiện nào tương tự. Chất fipronil sau đó lại được tìm thấy trong các sản phẩm tại Bỉ trong giai đoạn từ tháng 1-7/2017.

Người đứng đầu BFA Herman Diricks khẳng định đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Trong khi Bộ trưởng Y tế Bỉ Maggie De Block tuyên bố vụ việc trên không ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng ở nước này. Theo BFA, kể từ đầu năm đến nay, thuốc diệt sâu bọ fipronil đa số được tìm thấy trong các sản phẩm bột trứng.

Kể từ khi vụ bê bối trứng nhiễm Fipronil bị phanh phui hôm 1/8 vừa qua, hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu.

Vụ việc trên được cho là bắt nguồn từ Hà Lan sau khi công ty Chickfriend của nước này sử dụng Fipronil tại các trang trại gia cầm để diệt bọ đỏ ký sinh trên gà.

Fipronil được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thú y để diệt bọ chét, rận, bọ chó, nhưng bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng cho các loại động vật chăn nuôi lấy thịt, như gà.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu sử dụng với số lượng lớn, loại hóa chất này có thể "gây nguy hiểm nhẹ" cho thận, gan và tuyến giáp.

 

Chính phủ Hàn Quốc xin lỗi người dân về vụ "trứng bẩn"

http://www.vietnamplus.vn/chinh-phu-han-quoc-xin-loi-nguoi-dan-ve-vu-trung-ban/461779.vnp

Theo hãng thông tấn Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 18/8 đã một lần nữa đưa ra lời xin lỗi vì để xảy ra tình trạng lo ngại ngày càng lan rộng liên quan đến an toàn thực phẩm bắt nguồn từ hiện tượng trứng gia cầm bị nhiễm các loại chất trừ sâu hay hóa chất không được phép sử dụng.

Đồng thời, chính phủ nước này cam kết sẽ tăng cường hệ thống kiểm dịch trên toàn quốc nhằm ngăn ngừa tái diễn những trường hợp tương tự.

Trong cuộc họp báo tại thành phố Sejong, cách thủ đô Seoul khoảng 130km về phía Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Kim Yung-rok nhấn mạnh: “Tôi thành thực xin lỗi vì đã để xảy ra tình trạng phiền phức và lo ngại này.”

Ông cũng thông báo trứng sản xuất tại các trang trại vượt qua đợt kiểm tra mới nhất của chính phủ hiện đang được bán tại các cửa hàng bán lẻ và đủ sạch để sử dụng.

Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết mối lo ngại của công chúng về hiện tượng trứng “bẩn” nhưng giới chức vẫn bị phê phán là đã không thực hiện việc kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

Bê bối trứng "bẩn" tại Hàn Quốc bùng phát hôm 14/8 sau khi giới chức nước này cho biết đã phát hiện một số trứng có chứa thuốc trừ sâu fipronil - nguồn cơn của vụ bê bối trứng "bẩn" đang làm rúng động châu Âu - tại một trang trại nuôi 80.000 con gà mái ở Namyangju, phía Đông thủ đô Seoul.

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã chỉ thị các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra trên cả nước để đảm bảo tính an toàn của các sản phẩm gà và thực phẩm chế biến sẵn.

 

Tảo biển Zostera Asiatica có tác dụng chữa ung thư da

http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/tao-bien-zostera-asiatica-co-tac-dung-chua-ung-thu-da-69723.html

Theo Utro, các nhà khoa học ở Đại học Liên bang Viễn Đông và Chi nhánh Viễn Đông của Viện hàn lâm khoa học Nga đã chú ý đến các tính chất chữa bệnh của loài tảo biển Zostera Asiatica. Họ nhận thấy rằng loài tảo này có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và rất thích hợp như một chất bổ sung dinh dưỡng.

Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hoạt tính dược lý của Luteolin disulfate được chiết xuất từ tảo. Trong y học cổ truyền, loài tảo này được sử dụng để chữa ngộ độc thức ăn, dị ứng, để tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, tảo cũng bổ sung vào thành phần bánh mứt và kẹo trong công nghiệp thực phẩm. Nhưng bây giờ loài tảo biển Zostera Asiatica sẽ có thêm nhiều ứng dụng.

Tảo Zostera Asiatica đã được thử nghiệm trên động vật bị ung thư da. Sau 15 tuần sử dụng, số lượng và kích cỡ khối u, tần số xuất hiện các ổ tế bào ung thư mới, tỷ lệ tăng trưởng khối u ác tính giảm hơn 1,5 - 2 lần so với nhóm đối chứng. Đồng thời, các chỉ số cytokine viêm giảm 1,5 - 2 lần.

Điều này cho thấy sự kiềm chế các quá trình ung thư. Luteolin disulfate kích thích cơ chế giám sát miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với các tế bào ung thư.

 

Dịch tả bùng phát nghiêm trọng nhất lịch sử tại Yemen

http://tbdn.com.vn/dich-ta-bung-phat-nghiem-trong-nhat-lich-su-tai-yemen_n28970.html

Sau chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh trở thành mối đe dọa Yemen. Dịch tả tại đất nước này đã khiến nửa triệu người mắc bệnh và gần 2.000 người tử vong.

Sau chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh trở thành mối đe dọa Yemen. Từ tháng 4 đến nay, dịch tả tại đất nước này đã khiến nửa triệu người mắc bệnh và gần 2.000 người tử vong, trở thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất lịch sử. Ước tính mỗi ngày Yemen có đến 5.000 người bệnh tả hoặc tiêu chảy cấp mới.

Theo BBC, bệnh tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do thức ăn hoặc nước nhiễm vi trùng Vibrio cholera. Hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc nhẹ. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh tả có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được can thiệp.

Bệnh tả chủ yếu ở trẻ em và người già, hai đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy 41% ca bệnh và một phần tư trường hợp tử vong vì bệnh tả là trẻ em.

Tại Yemen, bệnh tả lây lan mạnh do tình trạng vệ sinh đáng báo động cùng thiếu hụt nguồn cung cấp nước sạch. Cái đói tạo điều kiện cho bệnh tả xuất hiện và ngược lại, căn bệnh cũng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. "Một vòng luẩn quẩn chết người", tờ Independent nhận định.

Trước dịch tả tồi tệ nhất lịch sử, hệ thống y tế của Yemen phải vật lộn chống chọi. Hứng chịu hậu quả từ chiến tranh kéo dài, hơn 50% cơ sở y tế đã phải đóng cửa, thuốc men cực kỳ khan hiếm, 30.000 nhân viên y tế chưa nhận lương suốt một năm và phải làm việc dưới điều kiện "không thể chấp nhận".

"Hàng nghìn người đang ốm nhưng không có đủ bệnh viện, thuốc và nước sạch", tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói. "Các y bác sĩ là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng ta không thể làm gì nếu thiếu họ. Y bác sĩ cần được trả lương để tiếp tục cứu người".

Hiện hàng chục nghìn tình nguyện viên đã tới Yemen để vận động, tuyên truyền các gia đình tự bảo vệ mình khỏi bệnh tả đồng thời phân phát xà phòng, dụng cụ vệ sinh. Đây là việc làm quan trọng song chưa đủ. Đặc biệt, giám đốc hành động khẩn cấp thuộc WHO là ông Rick Brennan cho biết dù số ca mắc tả mới đã giảm, căn bệnh có nguy cơ bùng phát đột ngột vào tháng 8, tháng 9 khi mùa mưa tới.

Kêu gọi các lực lượng ở Yemen nhanh chóng tìm ra giải pháp chính trị, tiến sĩ Tedors bày tỏ: "Người dân Yemen không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Họ cần hòa bình để tái xây dựng đất nước và cuộc sống".

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang