Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 21/10/2016

  • |
T5g.org.vn - Thêm 1 bệnh nhi nhiễm virus Zika; Đắk Lắk: Trường hợp thứ 2 mắc chứng đầu nhỏ nghi do virus Zika...

Thêm 1 bệnh nhi nhiễm virus Zika

 Chiều 20-10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM khẳng định thêm một trường hợp nhiễm virus Zika là một bé gái bốn tuổi.

Bệnh nhi này sống tại huyện Bến Lức, Long An. Như vậy từ tháng 4 đến nay cả nước đã ghi nhận chín trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó có năm trường hợp tại TP.HCM. Hiện TP.HCM cũng đã công bố dịch Zika cấp xã/phường.

Trước đó, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế cũng ghi nhận một bé gái bốn tháng tuổi ngụ huyện Krông Buk, Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi chứng đầu nhỏ. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy người mẹ và thai nhi từng nhiễm virus Zika.

Cơ quan chức năng tiếp tục lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm ĐH Nagasaki, Nhật Bản để kiểm tra sự hiện diện của virus Zika.

Trước tình hình trên, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng người dân không nên quá hoang mang lo lắng bởi hầu hết người nhiễm virus Zika có biểu hiện lâm sàng nhẹ và tự qua khỏi.

Tuy nhiên, nếu thai phụ nhiễm virus này trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ dị tật đầu nhỏ ở thai nhi với tỉ lệ rất nhỏ.

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ có dự định mang thai, hay đang có thai không nên tới vùng có dịch. Trong thời kỳ mang thai nếu có triệu chứng mắc virus Zika (sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ…) cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm. http://nongnghiep.vn/be-gai-4-tuoi-o-long-an-nhiem-virus-zika-post178198.html

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/them-1-benh-nhi-nhiem-virus-zika-659853.html

Đắk Lắk: Trường hợp thứ 2 mắc chứng đầu nhỏ nghi do virus Zika

(NTD) - Sở Y tế Đắk Lắk cho biết đã phát hiện thêm một trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi do nhiễm virus Zika

Ngày 20/10, Sở Y tế Đắk Lắk thông tin đã phát hiện thêm một trường hợp trẻ 4 tháng tuổi (trú xã Cư Pơng, huyện Krông Búk) mắc chứng đầu nhỏ. Đây là trường hợp thứ 2 mắc chứng bệnh này và đều là trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi.

Cũng theo thông báo của Sở Y tế thì người mẹ này đã có biểu hiện sốt ở tháng thứ 3 và thứ 6 trong quá trình mang thai. Ở thai kỳ tháng 8, bác sĩ siêu âm đã chuẩn đoán thai nhi bị chứng đầu nhỏ. Hiện nay, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã lấy mẫu để đi xét nghiệm virus Zika.

Theo các cơ quan chức năng, chứng đầu nhỏ có thể ghi nhận trong khoảng từ 1 đến 10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong ba tháng đầu thai kỳ. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus này.

Trước thông tin Cục Y tế dự phòng thông báo phát hiện một bé gái 4 tháng tuổi tại tỉnh Đắk Lắk mắc bệnh nghi do nhiễm virus Zika, UBND TP.HCM cũng ra thông báo khẩn công bố dịch bệnh Zika khắp các quận, huyện toàn thành phố. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 trường hợp nhiễm virus Zika tập trung tại TP.HCM (5 ca), Bình Dương, Khánh Hòa và Phú Yên (mỗi tỉnh 1 ca) và 2 trường hợp nghi nhiễm tại Đắk Lắk. http://www.nguoitieudung.com.vn/dak-lak-truong-hop-thu-2-mac-chung-dau-nho-nghi-do-virus-zika-d48462.html

 

Vĩnh Long: 78 trẻ mầm non nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Dân trí Sáng 20/10, thông tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Vĩnh Long, cho biết đã lấy mẫu thực phẩm để điều tra vụ 78 trẻ em Trường Mầm non Họa Mi (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu.

Trước đó, vào chiều 19/10, các cháu có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy nên được giáo viên điện thoại cho phụ huynh dến chở đi bệnh viện. Do cùng lúc tiếp nhận lượng bệnh quá đông, bệnh viện đã phải kê thêm giường và tăng cường thêm lực lượng y, bác sĩ của các khoa phòng khác tham gia trực cấp cứu và điều trị tại khoa nhi nhằm đảm bảo công tác điều trị tốt nhất cho trẻ.

Theo nhận định ban đầu của các bác sĩ, đây là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do trẻ cùng ăn 1 loại thức ăn tại cùng thời điểm và có biểu hiện bệnh giống nhau. Đến 21h đã có gần 78 trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu và điều trị.

Bác sĩ Huỳnh Châu Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Bình, cho biết: “Bước đầu chẩn đoán là bé bị ngộ độc thức ăn với tình trạng chủ yếu là nôn ói là chính, 1 số có sốt nhẹ, 1 số có tiêu chảy. Qua sàng lọc các bé tương đối nhẹ, chỉ có 9 ca nặng phải truyền thêm dịch. Tới thời điểm này tình trạng sức khỏe của các cháu ổn”.

Trong ngày 19/10, Trường mầm non Họa Mi có 273 trẻ theo học và ăn tại trường, trong đó, có gần 80 trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy phải nhập viện điều trị.

Hiện các ngành chức năng đã lấy mẫu thực phẩm và mẫu bệnh phẩm để tìm rõ nguyên nhân. 

m.vn/suc-khoe/78-tre-mam-non-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-20161020123051483.htm

http://phunutoday.vn/phu-huynh-lo-lang-vi-78-tre-mam-non-nhap-vien-do-ngo-doc-thuc-pham-d123640.html

http://www.vietnamplus.vn/video-63-tre-mam-non-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham/411836.vnp

http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/78-tre-nhap-vien-cung-luc-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-o-vinh-long-a166936.html

http://www.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/vinh-long-78-tre-bi-ngo-doc-thuc-pham-tai-truong-mam-non-d101756.html

 

TP Hồ Chí Minh tăng cường phòng chống dịch Zika

Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi họp triển khai phòng, chống dịch bệnh Zika với sự tham dự của đại diện Bộ Y tế cùng các sở, ban ngành và các bệnh viện trọng điểm.

Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa phát hiện thêm một ca nhiễm virus Zika ở quận 5. Như vậy, đến nay có 5 trường hợp nhiễm virus Zika trên địa bàn thành phố.

Bà Thu cho rằng không phải chỉ những quận, huyện vùng ven, môi trường ẩm ướt, nhiều cây cối, dự án dở dang mà ngay cả ở quận trung tâm, môi trường sạch sẽ cũng có nhiễm virus Zika. Vì vậy, các sở ngành, quận, huyện không chủ quan, nếu để dịch lớn thì rất nguy kịch.

Bà Thu chỉ rõ, vấn đề là làm sao để vận động cộng đồng tăng cường diệt muỗi, diệt lăng quăng hiệu quả thì mới kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra, Sở Y tế phải phân công người theo dõi dịch ở các nước láng giềng, nước có người Việt Nam đi du lịch nhiều. Các địa phương phải có kế hoạch làm việc với các đơn vị có dự án trên địa bàn, phối hợp làm sạch môi trường.

Tiếp đó, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ tập trung phòng chống dịch ở 8 quận huyện trọng điểm là Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn, Tân Phú, quận 8, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 8 trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó TP Hồ Chí Minh nhiều nhất 5 ca, Bình Dương, Khánh Hòa và Phú Yên mỗi địa phương một bệnh nhân. Chiều 18/10, TP Hồ Chí Minh công bố dịch Zika cấp phường xã, ở phường An Phú quận 2 và phường Hiệp Thành quận 12.

Lãnh đạo ngành y tế thành phố khuyến cáo người dân không quá hoang mang nhưng cũng không chủ quan mà cần quan tâm đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Người dân nên tăng cường tìm diệt loăng quăng tại nơi sinh sống và nơi làm việc, chủ động phòng chống muỗi đốt. Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền virus Zika qua đường tình dục.

Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện nhiễm virus Zika và các dị tật của thai nhi. Người từ vùng dịch về chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, thực hiện tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết. http://kinhtedothi.vn/tp-ho-chi-minh-tang-cuong-phong-chong-dich-zika-257897.html

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy ở vùng lũ lụt

Sau lũ lụt gây ra tình trạng thiếu nước sạch, người dân phải sinh hoạt trong điều kiện môi trường kém vệ sinh điều này làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, nếu diễn ra không quá 14 ngày là tiêu chảy cấp, trên 14 ngày là tiêu chảy kéo dài. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người. Bệnh do nhiều nguyên nhân và các tác nhân gây bệnh khác nhau như vi khuẩn, virút, ký sinh trùng đường ruột… Sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn không được xử lý để ăn uống, sinh hoạt là nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh tiêu chảy và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác.Ngoài ra còn có thể mắc tiêu chảy do chế độ ăn uống không đúng, dị ứng thức ăn, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.

Sự nguy hiểm của bệnh

Tiêu chảy là bệnh dễ chữa nhưng nếu chữa bệnh không đúng và kịp thời có thể dẫn đến tử vong do bị mất nước và mất muối.Trẻ bị tiêu chảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn và mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác.Phần lớn người nhiễm khuẩn đường tiêu hoá không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn đào thải mầm bệnh ra môi trường trong vòng 7-14 ngày, là nguồn lây bệnh khó kiểm soát.

Đường lây truyền

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá do mầm bệnh từ phân nhiễm vào thức ăn, nước uống, bàn tay, dụng cụ… qua miệng vào cơ thể.

Biểu hiện của bệnh

Người bệnh đi ngoài từ 3 lần trở lên trong 24 giờ; phân lỏng, toàn nước hoặc lổn nhổn, mùi tanh hôi khác thường.Có thể kèm theo cảm giác đầy bụng, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn.

Biểu hiện nặng

Mất nước với các biểu hiện: khát nước, môi khô, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhỏ). Nặng hơn có thể ngất xỉu do hạ huyết áp, không có nước tiểu, lú lẫn, hôn mê, tử vong.

Những việc cần làm khi chăm sóc người bệnh

Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Bù nước bằng cách cho người bệnh uống dung dịch oresol (ORS), nước cháo muối, nước trái cây nhiều lần trong ngày.

Cách pha dung dịch ORS: hòa tan hết gói ORS với lượng nước phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì. Ngày nào pha cho ngày đó, không sử dụng dung dịch ORS pha từ hôm trước. Không chia nhỏ gói ORS khi pha vì thành phần các chất trong cả gói phân bố không đều, người bệnh uống vào có thể bị rối loạn điện giải.

Cho người bệnh ăn thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp… để tăng cường sức khỏe.Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh và thuốc ngừng tiêu chảy. Đối với trẻ bị tiêu chảy, cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn, chia nhỏ bữa ăn của trẻ làm nhiều lần. Cho trẻ uống kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bị tiêu chảy theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi trẻ ngừng tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa phụ mỗi ngày, ít nhất hai tuần. Duy trì bữa phụ cho đến khi trẻ có cân nặng bình thường nếu trẻ bị suy dinh dưỡng.

Các biện pháp phòng bệnh

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn; sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Phải xử lý nước nhiễm bẩn đúng cách trước khi sử dụng cho sinh hoạt trong trường hợp khẩn cấp (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn), không có nước sạch.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Không đi tiêu bừa bãi, không sử dụng cầu tiêu ao cá. Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ trước khi đổ vào nhà tiêu.

- Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu tiêu chảy phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời. 

http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/bo-y-te-khuyen-cao-phong-benh-tieu-chay-o-vung-lu-lut-770679.html

http://baophapluat.vn/camera-benh-vien/phong-dich-benh-sau-lu-nuoc-rut-den-dau-ve-sinh-moi-truong-den-do-300645.html

Arsen vô cơ và arsen hữu cơ độc hại ra sao?

Trong nước mắm không phải arsen vô cơ mà là arsen hữu cơ. Quá trình sản xuất nước mắm tạo ra arsen hữu cơ. Vậy arsen hữu cơ và vô cơ độc hại thế nào?


Ngày 17/10, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc, cho thấy có 101/150 mẫu nước mắm đóng chai có hàm lượng arsen cao hơn nhiều so với quy định. VINASTAS công bố kết quả khảo sát nước mắm là arsen nhưng lại không đưa ra được con số cụ thể hàm lượng arsen vô cơ.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra, thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, về góc độ kỹ thuật, asen trong nước mắm không phải asen vô cơ mà là asen hữu cơ, tự thân trong bảo quản và ướp ủ cá đã tự sản sinh ra loại asen hữu cơ rồi.

Theo Live Science, Arsen là một nguyên tố tồn tại trong tự nhiên và các sản phẩm nhân tạo, bao gồm thuốc trừ sâu. Arsen có nồng độ thấp trong đất, nước và không khí. Nguyên tố này cũng được các loài động vật và cây trồng hấp thụ trong quá trình phát triển. Các nguyên tử arsen liên kết với nguyên tố khác để tạo thành phân tử. Nếu liên kết với nguyên tố carbon, hợp chất arsen thuộc loại hữu cơ. Nếu không tồn tại carbon trong phân tử, hợp chất arsen là loại vô cơ.

Arsen vô cơ, hay còn gọi là thạch tín, thuộc nhóm chất độc có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Loại arsen này làm tăng nguy cơ ung thư và có thể khiến nhiều người tử vong khi hấp thụ một liều lượng lớn hoặc tích lũy arsen nồng độ thấp trong thời gian dài.

Tiếp xúc với lượng arsen thấp trong thời gian dài có thể làm thay đổi cách các tế bào giao tiếp với nhau và giảm chức năng hoạt động của chúng, theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Dartmouth. Arsen có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh thận, ung thư, bệnh tim mạch và phổi.

Theo QCVN8-2:2011/BYT, Bộ Y tế quy định hàm lượng tối đa arsen vô cơ quy định trong nước mắm là 1mg/l.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho biết nếu nhiễm arsen liều lượng cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, bàng quang và phổi.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), arsen hữu cơ tồn tại trong các loại thực phẩm như gạo, rau quả, các loại hải sản, trong đó có cá biển, nguyên liệu dùng để sản xuất nước mắm độ đạm cao.

Theo Cơ quan Y tế Virginia, Mỹ, arsen hữu cơ không tích tụ trong cơ thể người, mà tự đào thải trong một hoặc hai ngày, hầu như không gây độc tới cơ thể. Bởi vậy, nhà chức trách liên bang Mỹ không đặt ra bất cứ giới hạn nào cho hàm lượng arsen hữu cơ trong thực phẩm.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) quy định lượng arsen tối đa trong nước uống công cộng là 10 phần tỷ (ppb). Nước từ giếng khoan tư nhân có thể chứa lượng thạch tín cao hơn, đặc biệt ở những khu vực có nước ngầm chảy qua thềm đá giàu arsen, theo nghiên cứu của giáo sư sinh học Carolyn Murray ở Trường y Dartmouth ở New Hampshire, Mỹ.

Tại Mỹ và châu Âu, gạo là thực phẩm chứa arsen vô cơ lớn nhất, theo Andrew Meharg, trưởng khoa hóa sinh tại Đại học Aberdeen ở Scotland. Cây lúa hấp thụ arsen rất mạnh từ môi trường do chứa hợp chất lưu huỳnh liên kết chặt chẽ với arsen và trồng ở những vùng ngập lụt có nồng độ arsen trong đất cao.

Theo Wikipedia, Arsen vô cơ và nhiều hợp chất của nó là những chất cực kỳ độc. Arsen vô cơ phá vỡ việc sản xuất ATP thông qua vài cơ chế. Ở cấp độ của chu trình axít citric, arsen ức chế pyruvat dehydrogenaza và bằng cách cạnh tranh với phốt phát nó tháo bỏ phốtphorylat hóa ôxi hóa, vì thế ức chế quá trình khử NAD+ có liên quan tới năng lượng, hô hấp của ti thể và tổng hợp ATP.

Sản sinh của perôxít hiđrô cũng tăng lên, điều này có thể tạo thành các dạng oxy hoạt hóa và sức căng ôxi hóa. Các can thiệp trao đổi chất này dẫn tới cái chết từ hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan có lẽ từ cái chết tế bào do chết hoại, chứ không phải do chết tự nhiên của tế bào. Khám nghiệm tử thi phát hiện màng nhầy màu đỏ gạch, do xuất huyết nghiêm trọng. Mặc dù arsen gây ngộ độc nhưng nó cũng có vai trò là một chất bảo vệ.

Arsen vô cơ và các hợp chất của arsen được phân loại là "độc" và "nguy hiểm cho môi trường" tại Liên minh châu Âu theo chỉ dẫn 67/548/EE. http://vietq.vn/arsen-vo-co-va-arsen-huu-co-doc-hai-ra-sao-d106133.html

 

 Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam mở văn phòng đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh

Sáng 20.10, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức Lễ khởi động văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC).

Văn phòng đáp ứng khẩn cấp là kết quả hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói riêng và cho ngành y tế Việt Nam nói chung, nhằm nâng cao năng lực phát hiện và đáp ứng với các nguy cơ sức khỏe toàn cầu.

Hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ chương trình an ninh y tế toàn cầu do CDC Hoa Kỳ triển khai từ 6.2014 và đến nay đã triển khai được 50 nước. Chương trình này gồm 11 gói hành động hướng tới 3 mục tiêu: ngăn ngừa, phát hiện và đáp ứng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong khu vực điểm nóng của các bệnh truyền nhiễm, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như tăng dân số, đô thị hóa, di dân, biến đổi khí hậu. Những ảnh hưởng này là các yếu tố làm tăng quá trình xuất hiện và lây truyền các loại dịch bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi.

Các dịch bệnh không chỉ đe doạ riêng đối với Việt Nam mà còn là vấn đề toàn cầu, bởi các dịch bệnh lây truyền xuyên quốc gia, bùng phát nhanh chóng trong vòng vài giờ, vài ngày trên khắp các châu lục như một số dịch bệnh trong thời gian gần đây (SARS, cúm A/H1N1, H5N1, H7N9), MERs-Cov, Ebola, Zika…).

Sự nguy hiểm, tính cấp bách và những thách thức của các vấn đề dịch bệnh mang tính toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia, khu vực và toàn thế giới phải liên kết lại để có những kế hoạch, chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

Với vị trí quan trọng trong bản đồ dịch tễ của dịch bệnh toàn cầu, Việt Nam được chọn là một trong hai quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm Dự án An ninh Y tế toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ ngay sau chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ năm 2013 và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những đóng góp trong việc góp phần bảo đảm an ninh sức khỏe trên phạm vi toàn thế giới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, việc thiết lập và đưa vào hoạt động các Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (Văn phòng EOC) là một trong những hành động cụ thể của Việt Nam trong việc thực hiện những cam kết của mình trong việc tham gia Chương trình Hợp tác an ninh y tế toàn cầu đồng thời cũng thể hiện sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua nhiều tổ chức trong công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam.

Văn phòng EOC Quốc gia đặt tại Bộ Y tế đã được khởi động từ tháng 2.2015, qua thời gian hoạt động đã cho thấy hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh (như Ebola, cúm A, Zika ...).

Với việc thiết lập văn phòng EOC tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là cột mốc quan trọng thứ 2 trong lộ trình thiết lập hệ thống các văn phòng EOC tại Việt Nam nhằm kết nối thu thập thông tin về dịch bệnh từ nhiều nguồn, phân tích các thông tin nhận được và lập kế hoạch đáp ứng nhanh với các tình huống dịch bệnh khẩn cấp.

Văn phòng có nhiệm vụ thu thập thông tin về dịch bệnh của 28 tỉnh khu vực phía Bắc để xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về dịch bệnh, đưa ra cảnh báo bất thường về dịch bệnh.

Bên cạnh việc hỗ trợ trang thiết bị cho văn phòng, CDC cũng đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để vận hành văn phòng này. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=380157

Chất tạo nạc mới có khả năng gây ung thư

(PL)- Mặc dù chưa có quy định cấm nhưng các nhà khoa học cảnh báo việc sử dụng thịt heo tồn dư chất cysteamine về lâu dài có thể gây ung thư.

Chiều 20-10, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT, khẳng định: “Bộ NN&PTNT sau khi họp thống nhất lần cuối vào tháng 11 tới đây sẽ đưa chất cysteamine vào danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi”.

Chưa có trong danh mục cấm sử dụng

Theo ông Việt, chất cysteamine là một chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng và tạo nạc mới được sử dụng trong nuôi heo gần đây. Tuy hiện nay nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất này là Mỹ, EU nhưng một số nước không cấm, trong đó có Việt Nam. Nói về tác hại của nó, ông Việt cho biết trong chăn nuôi vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các nhà khoa học và nhà quản lý.

Đến thời điểm hiện nay, Thanh tra Bộ NN&PTNT sau nhiều đợt tiến hành thanh tra các nhà máy thức ăn chăn nuôi và trang trại chăn nuôi đã phát hiện chất tạo nạc, tăng trọng cho heo mới là cysteamine được sử dụng thay thế salbutamol. “Chất này liệu có những tác động gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người?”. Ông Việt nhận định việc tác động là có, tuy nhiên mức độ đến đâu Bộ NN&PTNT vẫn chờ kết quả công bố của các nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền.

Chánh Thanh tra Việt cho hay loại chất tạo nạc mới này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đang được sử dụng phổ biến. Gần đây Thanh tra Bộ NN&PTNT liên tục phát hiện tình trạng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và cả người nuôi sử dụng cysteamine.

Theo một chuyên gia về nông nghiệp, hiện nay cysteamine đã bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi và không có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Nhiều tổ chức thú y ở các nước trên thế giới khuyến cáo không dùng cysteamine trong chăn nuôi đại trà, thương mại.

Chưa cấm nên không thể xử phạt

Theo khảo sát của PV báo Pháp Luật TP.HCM, hiện tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.HCM vẫn vô tư sử dụng chất cysteamine do chưa có quy định cấm.

Bà Năm (huyện Hóc Môn) cho biết đàn heo 40 con của bà mỗi ngày được cho ăn thực phẩm do mối quen cung cấp. “Người giao cam kết trong thành phần thực phẩm dành cho heo không có chất tạo nạc thuộc nhóm B-agonist như salbutamol. Khi tôi gặng hỏi thì người này cho biết trong thức ăn cho heo có chứa chất cysteamine, tác dụng tương tự salbutamol” - bà Năm nói.

Tương tự, ông Thành (Bình Chánh) ngạc nhiên khi thấy đàn heo 50 con trong chuồng có tướng tá hệt như được vỗ béo bằng chất tăng trọng salbutamol. “Tôi hỏi nhà cung cấp thức ăn cho heo, họ cho biết có cho tiền cũng không dám sử dụng chất cấm. Tuy nhiên, nhà cung cấp thức ăn cho heo thừa nhận trong thành phần có cysteamine nhưng chất này hiện không bị cấm” - ông Thành nói.

Một cán bộ thú y trên địa bàn huyện ngoại thành TP.HCM cho biết khi phát hiện heo nghi ngờ có sử dụng chất tăng trọng thì chỉ lấy nước tiểu để phân tích chất cấm thuộc nhóm B-agonist. “Do chưa có văn bản quy định cysteamine là chất cấm trong chăn nuôi heo nên trạm thú y huyện không thể lấy mẫu nước tiểu phân tích chất cysteamine” - vị này nói.

Liên quan đến thực trạng sử dụng chất cysteamine trong nuôi heo, ngày 20-10, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết hiện chưa có quy định cấm sử dụng chất cysteamine nên cơ quan thú y TP.HCM không thể xử phạt.

“Điều đáng nói là thực trạng sử dụng chất cysteamine đã được báo động từ đầu năm 2016 nhưng cơ quan chức năng phản ứng quá chậm. Ngay cả quy trình kiểm tra và phát hiện chất cysteamine trong chăn nuôi và trên thịt heo cũng chưa được ban hành nên cơ quan thú y TP.HCM cũng chưa thể kiểm tra và xử lý” - ông Thảo băn khoăn.

Ông Thảo cho biết thêm TP.HCM đang xây dựng phương pháp chuẩn trong công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý việc sử dụng chất cysteamine trong nuôi heo và sẽ trình cơ quan thẩm quyền để lấy ý kiến. Khi nào có hướng dẫn cụ thể thì cơ quan thú y TP.HCM mới có thể tiến hành kiểm tra và xử phạt.

Có thể nguy hại đến sức khỏe

GS-TS Vũ Duy Giảng, chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi, cho biết cysteamine còn có các tên gọi khác như aminoethanethiol, thioethanolamine… là một hợp chất hóa học thường được sử dụng dưới dạng muối hydrochloride. Đây là một chất có tác dụng kích thích tăng trọng liên quan tới hoóc-môn tăng trưởng, tăng tạo nạc đối với vật nuôi.

Trong y học, từ lâu cysteamine được sử dụng để điều trị một số bệnh về thận, cơ, tuyến giáp, não và mắt. Gần đây cysteamine được sử dụng để điều trị những bệnh dị ứng, rối loạn suy giảm thần kinh do di truyền trong các bệnh Huntington và Parkinson. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên động vật cho rằng liều cao cysteamine là nguyên nhân loét tá tràng, hoại tử vỏ thượng thận và di tật thai nhi. Người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền liệt, suy yếu hệ thống miễn dịch…

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT), cho biết trong các cuộc thanh tra gần đây, thanh tra phát hiện chất cysteamine được sử dụng tràn lan tại nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Sơn La, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương... Đặc biệt, thanh tra phát hiện một công ty ở Hà Nam chỉ trong ít tháng đã nhập khẩu bảy tấn cysteamine. “Giá trên thị trường chất này chênh lệch theo vùng 4-5,5 triệu đồng cho một gói 25 kg. Thậm chí có nơi giá lên tới 6,5-10 triệu đồng/gói 25 kg. Đây là chất đang bán rất chạy, thậm chí còn cháy hàng vì nhiều người tìm mua sử dụng trong chăn nuôi” - ông Dũng nói.

Giảm tỉ lệ mù lòa xuống còn 1,6% vào năm 2020

(PL)- Từ ngày 20 đến 22-10, tại TP Cần Thơ, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp với BV Mắt Trung ương tổ chức hội nghị nhãn khoa toàn quốc năm 2016. Hơn 1.400 đại biểu Việt Nam và quốc tế đã tham dự hội nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS-BS Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc BV Mắt Trung ương, nhấn mạnh tình hình bệnh mắt ở nước ta có nhiều thay đổi; những bệnh lý mù lòa do các bệnh như giác mạc hoặc đau mắt hột đã giảm. Tuy nhiên, những bệnh lý mới lại xuất hiện. Do đó, mục tiêu chung của toàn ngành là hạ tỉ lệ mù lòa có thể phòng tránh từ 50 tuổi trở lên từ 1,8% xuống còn khoảng 1,6% năm 2020. Đồng thời, cần cải thiện sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện lồng ghép vào hệ thống y tế hiện tại trên cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Việt Nam cần quan tâm để làm giảm gánh nặng cho mù lòa và suy giảm thị lực cho người dân. Ông mong muốn được tiếp tục phối hợp với Việt Nam nhằm cung cấp và hỗ trợ những kỹ thuật cần thiết trong phòng, chống mù lòa”.

Dịp này, ban tổ chức còn mở các khóa đào tạo ngắn hạn với các chủ đề về dịch kính võng mạc; phẫu thuật Laser Femto Second; phẫu thuật Phaco, Glocom cho đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa về mắt tại Việt Nam.  http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/giam-ti-le-mu-loa-xuong-con-16-vao-nam-2020-659896.html

 

Viện Pasteur khuyến cáo về virus Zika cho phụ nữ mang thai

VOV.VN - Phó GSTS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đưa ra khuyến cáo cho các phụ nữ trước khi mang thai nhằm phòng chống virus Zika.

Đến thời điểm này, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 5 ca nhiễm virus Zika. Theo các chuyên gia, đây là một dịch bệnh không nguy hiểm đối với người bình thường nhưng lại là mối nguy đối với phụ nữ mang thai, sinh ra tật đầu nhỏ ở trẻ em.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, virus Zika do muỗi lây bệnh sốt xuất huyết gây ra. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, muỗi này phát triển quanh năm. Trong khi thành phố đang đô thị hóa nhanh, có nhiều khu vực công cộng, người đi lại nhiều nên sự miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh hơn. Muỗi không chỉ nằm ở các vật chứa nước trong nhà mà còn tập trung vào các vật phế thải, bãi rác...

Với tình hình sốt xuất huyết đang gia tăng như hiện nay, tiên lượng sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm virus Zika trong thời gian tới. Khi có nhiều người mắc thì sẽ tăng nguy cơ truyền cho phụ nữ sắp mang thai và đang mang thai.

Ông Lân khuyến cáo, cần nâng cao tầm quan trọng việc tư vấn, chăm sóc cho phụ nữ trước mang thai 2 tháng và 3 tháng đầu cùa thai kỳ. Trách nhiệm của cả cộng đồng là cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế sự sinh sản của muỗi để bảo vệ cho phụ nữ mang thai: “Làm thế nào đấy chúng ta kiểm soát được mắt xích là những người chuẩn bị mang thai, đặc biệt là những người mang thai 2 tháng đầu, đừng để họ tiếp xúc với muỗi. Nó đòi hỏi sự quan tâm của các đoàn thể, chính quyền các cấp, vào cuộc mạnh mẽ để xử lý những điểm tạm gọi là nơi công cộng”./.  http://vov.vn/tin-24h/vien-pasteur-khuyen-cao-ve-virus-zika-cho-phu-nu-mang-thai-561802.vov

 

Cháu bé bị đầu nhỏ tại Đắk Lắk có thể do nhiều nguyên nhân

Về trường hợp cháu bé tại Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ, ngày 20/10, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết Đoàn công tác của Bộ Y tế gồm đại diện Cục Y tế dự phòng cùng Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, hệ thống sản khoa và Bệnh viện Từ Dũ đến thực địa để kiểm tra, khảo sát tình hình. 

Thực tế, cháu bé này có dị tật bẩm sinh đầu nhỏ. Tuy vậy, chứng đầu nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm virus (Rubella), vi khuẩn (Giang mai), ký sinh trùng (Toxoplasma), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền. Đặc biệt, trước khi có bệnh do virus Zika thì vẫn có trẻ em mắc dị tật này. 

Do đó, bên cạnh việc điều tra thực địa, các yếu tố dịch tễ học để nắm thông tin bà mẹ có tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bị chất độc hóa học hay có bị các bệnh lý khác không rất quan trọng để xác định nguyên nhân. 

Đoàn công tác đã lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu của bệnh nhân, của người mẹ và những người xung quanh. Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiến hành xét nghiệm xác định.

Cục trưởng Trần Đắc Phu nêu rõ tuy chưa có kết quả xét nghiệm khẳng định trường hợp mắc chứng đầu nhỏ này do virus Zika nhưng trong thời điểm hiện nay, các chuyên gia phải nghĩ nhiều đến nguyên nhân do virus Zika vì bệnh này đang là vấn đề cộng đồng quan tâm.

Mặc dù bệnh do virus Zika không gây ra những triệu chứng bệnh nặng nhưng lại rất đáng ngại, nhất là với các bà mẹ đang mang thai. Nghiên cứu cho thấy chứng đầu nhỏ được ghi nhận từ 1-10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. 

Nhưng các bà mẹ đang mang thai hoặc dự định mang thai không nên quá hoang mang, lo lắng về bệnh này. 

Về thông tin có thêm 2 trường hợp trẻ bị chứng đầu nhỏ tại Đắk Lắk, Cục trưởng Trần Đắc Phu khẳng định Đoàn công tác chưa đến được thực địa nhưng đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên điều tra. 

Thực tế hai trường hợp này không phải là trường hợp có dấu hiệu đầu nhỏ điển hình về vấn đề lâm sàng. Đồng thời, 2 trẻ này đã bị dị tật từ rất lâu và cũng đã nhiều tuổi. Chính vì vậy, không nên nghĩ nguyên nhân là do virus Zika mà có thể do các yếu tố khác gây nên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo đối với bệnh do virus Zika vì đã xuất hiện nhiều trường hợp mắc nhiễm. 

Đặc biệt, ngay trong tháng 10, Việt Nam đã phát hiện 5 trường hợp nhiễm bệnh. Đồng thời, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ.

Vì vậy, biện pháp cần thiết nhất là Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương phát động Chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy. Ngoài ra, ngành y tế triển khai giám sát trên diện rộng hơn và tăng cường các biện pháp chuyên môn kỹ thuật khác như phun thuốc diệt muỗi để hạn chế tối đa sự lây lan của virus Zika…

Trước tình hình trên, Bộ Y tế khuyến cáo không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương trong nước. 

Người đi, đến, về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị; cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong suốt quá trình mang thai hoặc dự định có thai, hoặc trong ít nhất 6 tháng để phòng lây truyền Zika qua đường tình dục.

Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn. 

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có biểu hiện sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện virus Zika. 

Để phòng chống bệnh do virus Zika, người dân cần áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy; ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi; dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch. 

Phải đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.../. 

http://www.vietnamplus.vn/chau-be-bi-dau-nho-tai-dak-lak-co-the-do-nhieu-nguyen-nhan/411891.vnp

 

 Vụ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non ở Vĩnh Long: 46 trường hợp đã được xuất viện

Bác sỹ Huỳnh Châu Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình, Vĩnh Long cho biết: Hiện, 46 trẻ đã được xuất viện; số trẻ còn lại đang theo dõi tại khoa Nhi.

Bác sỹ Huỳnh Châu Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình,Vĩnh Long cho biết: Đến 15 giờ ngày 20/10, sức khỏe của 86 trẻ học ở trường mầm non Họa Mi (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình) đến cấp cứu do ngộ độc thực phẩm đã ổn định, trong số này có 10 ca phải truyền thêm dịch, không có trường hợp nào trong tình trạng nguy kịch.

Hiện, 46 trẻ đã được xuất viện; số trẻ còn lại đang theo dõi tại khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình do còn dấu hiệu mệt, nôn, ói và tiêu chảy.

Ngoài ra, một số trẻ tuy đã khỏe nhưng phụ huynh chưa an tâm nên vẫn muốn trẻ ở lại bệnh viện để tiếp tục được theo dõi. Dự kiến, đến sáng 21/10, các trẻ này sẽ được xuất viện.

Anh Lê Minh Hiền, phụ huynh bé Lê Song Thư (học sinh lớp Chồi, trường mầm non Họa Mi) cho biết: Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 19/10, nhận được thông báo của trường, gia đình đã đến đón con về nhà vì con bị nôn ói ở trường.

Sau khi về nhà được khoảng 10 phút, gia đình thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, nôn ói nhiều lần nên lập tức đưa con vào bệnh viện để cấp cứu.

Tại đây, bé được chẩn đoán là ngộ độc thực phẩm, phải uống thuốc và truyền thêm dịch. Hiện, sức khỏe của bé đã tạm ổn.

Như TTXVN đã đưa tin, chiều 19/10, Bệnh viện đa khoa huyện Tam Bình tiếp nhận một số trẻ của trường mầm non Họa Mi đến cấp cứu, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Sau đó, một số bé được phụ huynh đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện. Phần lớn các trẻ nhập viện đều có chung dấu hiệu là nôn, ói, ngoài ra một số trẻ bị sốt nhẹ và tiêu chảy nhiều lần.

Bệnh viện đã huy động lực lượng tích cực cấp cứu và điều trị cho trẻ, đồng thời kê thêm giường tại khoa Nhi để theo dõi do số bệnh nhi nhập viện quá đông.

Chi cục An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long cũng đã lấy mẫu thực phẩm để xác định nguyên nhân vụ việc.

Được biết, trường mầm non Họa Mi có 370 trẻ theo học, trong đó có 274 trẻ ăn bán trú tại trường./.

http://bnews.vn/vu-ngo-doc-thuc-pham-tai-truong-mam-non-o-vinh-long-46-truong-hop-da-duoc-xuat-vien/26822.html

 

14. 10.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên được khám, phát hiện sớm ung thư vú

Sáng 16/10, nhân tháng Thế giới phòng chống bệnh ung thư (UT) vú, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch “Tầm soát UT vú ngay khi sang tuổi 40” tại TP.HCM.

Phát biểu tại buổi phát động, PGS-TS-BS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, mỗi năm Việt Nam có 11.000 ca UT vú, trong đó 4.500 ca tử vong. Đặc biệt, UT vú đang có xu hướng trẻ hóa. Dù là UT nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng thì có thể khỏi bệnh hoàn toàn; thế nhưng phụ nữ Việt Nam lại lười đi khám bệnh hoặc e ngại chuyện đi khám vú.

Trong chiến dịch năm nay, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân UT - Ngày mai tươi sáng của Bộ Y tế sẽ triển khai khám phát hiện sớm bệnh UT vú miễn phí cho 10.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Chị em sẽ được khám, siêu âm vú, các trường hợp nghi ngờ ác tính sẽ được chụp nhũ ảnh miễn phí.

Điểm mới của chiến dịch năm nay là số bệnh viện tham gia tầm soát UT vú cho phụ nữ tăng lên, đồng thời nhiều phòng khám bác sĩ gia đình cũng đăng ký tầm soát miễn phí. Hoạt động này bắt đầu diễn ra từ ngày 22/10- 12/11/2016. Nếu có nhu cầu, người bệnh có thể đăng ký qua số điện thoại: 0888.966.466 hoặc 0888.96.96.95 hay đăng ký trực tiếp tại các bệnh viện tại khu vực dành cho chương trình tầm soát UT vú ngay sau tuổi 40.

Chị em có thể đăng ký khám tại Hà Nội (Bệnh viện K, BV Ung Bướu Hà Nội, BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội, BV Xanh Pôn); tại TP.HCM (BV Ung Bướu, BV Quận 2, BV Chợ Rẫy, BV Thủ Đức), tại Đà Nẵng (BV Ung thư, BV Đa khoa Đà Nẵng). http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/tin-tuc/10000-phu-nu-tu-40-tuoi-tro-len-duoc-kham-phat-hien-som-ung-thu-vu-85360/

TP HCM: Sợ dịch Zika các thai phụ thi nhau đi khám bệnh

Trước sự trở lại của bệnh Zika, thai phụ Trương Thị Minh nói: “Tuy các lần trước đi khám thì thai khỏe, lần này vào khám bác sĩ cũng trấn an nhưng ai có bầu mà không sợ Zika”.

Trong những thai phụ đang chờ đợi ở bệnh viện Từ Dũ TP HCM có 2/3 số người là đi khám thai định kỳ, các thai phụ còn lại đi khám vì nghe tin TP HCM vừa phát hiện 2 trường hợp mắc bệnh Zika.

Thai phụ vội vàng đi khám khi dịch Zika trở lại

Ngồi trên dãy ghế chờ của bệnh viện, nhiều thai phụ chăm chú nhìn vào số thứ tự phía ngoài phòng hồi hộp chờ đến lượt mình vào khám.

Trong lúc chờ đợi, họ nói với nhau về bệnh Zika, ai cũng tỏ ra lo lắng, nhiều chị đã nhắc nhở nhau đừng đi đến các nơi những nơi được công bố bệnh.

Thai phụ Nguyễn Hồng Diễm (32 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TPHCM) lo lắng: "Đây là lần thứ 2 tôi mang thai, tuy còn vài ngày nữa mới đến ngày hẹn khám nhưng nghe dịch Zika bùng phát nên tôi rất lo lắng.

Mấy ngày nay tôi bị cảm nên chồng cũng thúc giục tôi đi khám. Hy vọng tôi chỉ bị cảm thông thường".

Chị Oanh (35 tuổi, mang thai tháng thứ 3) cũng nói thêm: "Nhìn hình ảnh những đứa trẻ đầu bị teo nhỏ tôi vừa sợ vừa thương.

Nghe bệnh xuất hiện lại ở TP, vừa rồi y tế địa phương cũng đã xuống nhà phun thuốc và hướng dẫn phòng chống dịch nhưng mấy ngày qua chồng tôi không cho đi đâu cả vì sợ lây bệnh. Mong rằng bệnh sẽ sớm được diệt trừ".

Khi được hỏi về bệnh Zika, các thai phụ ai cũng biết rằng theo tuyên truyền từ địa phương và thông tin trên các phương tiện truyền thông, bệnh Zika lây qua đường máu, mẹ truyền sang con, đường tình dục…

Tuy nhiên sau khi trả lời thì các thai phụ đều hỏi lại Zika có lây khi hai người đang nói chuyện với nhau không mới yên tâm?

Dịch Zika đang trong tầm kiểm soát

Trước sự lo lắng của các thai phụ, ThS Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết trung tâm y tế ở nơi phát hiện dịch đã tiến hành xử lý, khống chế dịch bệnh ngay khi có báo cáo.

Đồng thời Cục cũng đã chỉ đạo tất cả trung tâm y tế dự phòng địa phương phòng chống dịch bằng cách diệt lăng quăng, diệt muỗi vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh Zika.

Ông Tấn cho biết: "Hiện tại dịch Zika đang ở cấp độ phường, vẫn còn trong tầm kiểm soát của chúng tôi nên mọi người hãy yên tâm.

Mọi người hãy đồng hành cùng chúng tôi đẩy lùi bệnh bằng cách phối hợp để nhân viên y tế dự phòng đến phun thuốc, diệt môi trường sống của muỗi, không để nước tồn đọng khi không sử dụng, giữ vệ sinh môi trường, xử lý rác thải hợp lý".

Theo ông Tấn, thời tiết phía Nam đang bước vào mùa mưa nên là "thời gian vàng" cho muỗi sinh sôi nảy nở. Thế nên người dân phải chủ động làm vệ sinh nơi ở, nhất là chất thải sinh hoạt, nước tồn đọng nhất là khu công nghiệp, khu dân cư.

"Trung tâm Y tế dự phòng cần đưa vào danh sách ổ dịch, nhắc nhở, hướng dẫn người dân về các phương thức vệ sinh hợp lý để không tạo điều kiện cho muỗi, lăng quăng phát triển. Diệt muỗi và lăng quăng là việc cần làm nhất trong lúc này.

Bệnh Zika không chỉ gặp ở phụ nữ mang thai mà bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh. Nếu một người có các triệu chứng như sốt, đau cơ, đau mắt, mệt mỏi… thì phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất khám bệnh, phải làm các xét nghiệm để có thể phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời nếu như mắc bệnh Zika.

Tránh lây lan sang người thân, hoặc những người xung quanh." ông Tấn khuyến cáo.

Ngày 17/5 vừa qua, Cục Y tế dự phòng cũng đã có cuộc hội thảo nói về cách phòng chống bệnh do virut Zika gây ra. Trong hội thảo, ông Emmanuel Eraly - Đại diện Văn phòng WHO tại Hà Nội cũng cho biết tính đến thời điểm này, trên thế giới có hơn 70 quốc gia có sự xuất hiện của vi rút Zika.

Nhiều người bị muỗi cắn hầu hết không ai biết mình có bị truyền vi rút Zika hay không, vì bệnh này biểu hiện rất nhẹ, chỉ hơi nhức đầu và ngứa đôi chút.

Vì vậy, trong 10 người thì có đến 8 người có thể mắc bệnh Zika mà không biết. Điều này vô tình có thể tạo điều kiện cho vi rút Zika lây lan nhanh chóng, mà khi phát hiện muộn thì vùng đó sẽ bùng phát dịch.

Ông nhấn mạnh tổ chức y tế thế giới cũng đã tổ chức nghiên cứu về bệnh này nhưng vẫn chưa tìm ra vắc xin, nên chúng ta phải tự phòng ngừa để bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Theo Thông tin từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Vừa qua Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong tuần đã phát hiện thêm 02 trường hợp mới nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh:

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ 22 tuổi sống tại Quận 2, TP. Chí Minh. Khởi phát với triệu chứng phát ban, kèm theo sốt, đau khớp bàn tay, viêm kết mạc 2 mắt.

Bệnh nhân tới khám tại phòng khám đa khoa và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với vi rút Zika. Hiện bệnh nhân đã ổn định và theo dõi tại nhà.

Trường hợp thứ hai là phụ nữ 43 tuổi sống tại Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, khởi phát với triệu chứng phát ban dạng sẩn, sốt 39 độ, kèm theo đau cơ. Bệnh nhân tới khám ở bệnh viện, nghi ngờ nhiễm vi rút Zika và được lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả dương tính với vi rút Zika. Bệnh nhân không có tiền sử đi du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh. Hiện bệnh nhân đã ổn định và theo dõi tại nhà.

Đến nay, cả nước đã ghi nhận 07 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (04), Bình Dương (01), Khánh Hòa (01) và Phú Yên (01).

Việt Nam là nước đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika, trong thời gian tới hệ thống giám sát dịch có thể sẽ tiếp tục phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Zika tại cộng đồng http://soha.vn/tp-hcm-so-dich-zika-cac-thai-phu-thi-nhau-di-kham-benh-20161020134919492.htm

 

TP.HCM công bố dịch Zika, người dân phải đối phó ra sao?

UBND TP.HCM đã công bố dịch bệnh do vi-rút Zika quy mô xã, phường trên địa bàn. Hôm qua vừa có thêm 1 người nhiễm vi-rút ở quận 5. Vậy người dân thành phố, đặc biệt là những ai đang ở trong vùng dịch phải làm gì để phòng bệnh?

Hôm qua 19.10, TP.HCM vừa công bố thêm một người đàn ông vừa nhiễm vi-rút Zika nâng tổng số người nhiễm từ trước đến nay lên con số 5. PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM thông báo vừa có kết quả xét nghiệm nam bệnh nhân 32 tuổi ở quận 5 bị nhiễm Zika. Trước đó bệnh nhân sốt phát ban, đau cơ… nên đi xét nghiệm.

Tại Đắk Lắk thì phát hiện thêm 2 trường hợp 2 trẻ bị dị tật đầu nhỏ nghi nhiễm vi-rút Zika. Đó là cháu T. (7 tuổi) và em ruột là cháu D. (4 tuổi), con của anh Nụ (ngụ thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng).

Hiện cháu T. có vòng đo đầu là 35 cm, cháu D. là 39 cm, nhỏ hơn nhiều so với các trẻ cùng lứa tuổi. 

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết, Trung tâm Y tế Dự phòng TP đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận điều tra dịch tễ tại nhà và xung quanh nhà các bệnh nhân bị nhiễm vi-rút Zika, phun hoá chất diệt muỗi trong phạm vi ổ dịch.

Đồng thời, nhân viên y tế dự phòng cũng trực tiếp tư vấn cho bệnh nhân và người nhà về những việc cần làm để phòng bệnh lây truyền trong gia đình và cộng đồng.

Bên cạnh đó, tất cả các thai phụ trong phạm vi ổ dịch cũng được cơ quan y tế lập danh sách để trực tiếp tư vấn phòng bệnh do vi-rút Zika, giám sát sức khỏe.

Với việc TP.HCM công bố dịch bệnh do vi rút Zika trên quy mô phường, xã cho thấy vi-rút Zika đã, đang lưu hành tại TP.HCM. Theo bác sĩ Dũng, vi-rút này được lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes. Đây là loài muỗi có có rất nhiều ở nước ta, cũng là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, bệnh chikungunya và bệnh sốt vàng.

Do đó, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo mọi người cần chủ động phòng ngừa vi-rút Zika với biện pháp quan trọng hàng đầu là tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng như: sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày; diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại các hộ gia đình; kiểm tra, loại bỏ vật phế thải không để muỗi sinh sản.

Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt, phát ban và đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện nhiễm vi rút Zika.

Người từ vùng dịch về chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, thực hiện các biện pháp tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.

Các bệnh viện quận, huyện của TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện tầm soát bệnh do vi-rút Zika đến hết năm 2016. Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bệnh do vi-rút Zika sẽ được xét nghiệm và tìm vi-rút miễn phí.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết, trước tình hình TP đã công bố dịch cấp phường, xã, Sở Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh giám sát, phát hiện ca bệnh nhiễm vi-rút Zika tại các bệnh viện trên toàn TP. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên tuyên truyền cho người dân thêm thông tin về bệnh và cách phòng bệnh do vi-rút Zika. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai.

Sở Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa, có khoa phụ sản trong quá trình khám thai cần lưu ý thêm cách phòng bệnh do vi-rút Zika cho thai phụ, tầm soát, ghi nhận, giám sát trẻ sinh ra có dị tật đầu nhỏ để xác định mối liên quan giữa trẻ có dị tật này và vi-rút Zika.

“Bệnh do vi-rút Zika thường nhẹ, còn nhẹ hơn sốt xuất huyết. Người lớn nhiễm vi-rút Zika hầu như không có vấn đề gì và có thể khỏi sau 4-5 ngày điều trị triệu chứng. Bệnh chỉ được khuyến cáo nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì biến chứng nguy hiểm nhất do vi rút Zika theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là có liên quan đến chứng đầu nhỏ (teo não) ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ khi mang thai ở 3 tháng đầu bị nhiễm Zika”, bác sĩ Hưng lưu ý.

Theo bác sĩ Dũng, thời gian qua, TP.HCM đã giám sát dịch theo hệ thống các bệnh viện trên toàn TP. Qua đó, đã lấy mẫu tầm soát dịch là 748 mẫu. Tính đến hôm nay (18.10), đã phát hiện 4 ca nhiễm vi-rút Zika, trong đó có 3 ca xuất hiện liên tiếp trong vòng nửa tháng qua (tại Q.9, 2 và 12). http://thanhnien.vn/doi-song/tphcm-cong-bo-dich-zika-nguoi-dan-phai-doi-pho-ra-sao-756365.html

 

Lãnh đạo TP.HCM sốt ruột trước dịch sốt xuất huyết, zika tăng mạnh

Làm việc tại Viện Pasteur TP.HCM chiều tối 19/10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng yêu cầu các đơn vị phải tập trung quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết và Zika.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM thông báo vừa có kết quả xét nghiệm nam bệnh nhân 32 tuổi ở quận 5 bị nhiễm Zika, nâng tổng số người mắc trên địa bàn TP là 5 người. Trước đó bệnh nhân sốt phát ban, đau cơ… nên đi xét nghiệm.

PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết, các trường hợp mắc Zika trên địa bàn TP.HCM nằm rải rác không liên quan với nhau và xác định đường lây là qua muỗi. 

Tuy nhiên, bệnh này chỉ có thể để lại di chứng với các bà mẹ đang có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì thế, cần nâng cao tầm quan trọng của công tác tư vấn, chăm sóc cho phụ nữ trước mang thai và phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài virus Zika, từ đầu năm đến nay, số ca bệnh sốt xuất huyết trên toàn thành phố đã tăng 19% so với cùng kỳ với 3 ca tử vong. 

Nhận định về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu nhận xét, mặc dù đã tiên lượng từ đầu mùa mưa cùng như đưa ra các giải pháp để khống chế không tăng số ca mắc nhưng rõ ràng số ca mắc vẫn tăng hơn 2.000 ca. Điều này chứng tỏ các ban ngành chưa kiên quyết trong công tác phòng chống dịch.

Để thực hiện tốt việc diệt trừ lăng quăng, bọ gậy, cắt đứt nguồn lây bệnh, bà Nguyễn Thị Thu kiên quyết yêu cầu các quận huyện phải nắm rõ được trên địa bàn mình có bao nhiêu dự án xây dựng chưa hoàn thành, bao nhiêu điểm lau sậy đọng nước, đồng thời nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải thay đổi hành vi của người dân chứ không phải phòng chống dịch là báo cáo treo được bao nhiêu băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền được bao nhiêu buổi…”

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho biết ông cũng rất sốt ruột trước thông tin về dịch bệnh chung của thành phố, trong đó có Zika. 

Bí thư Thăng nhận định: “Một thành phố có chất lượng sống tốt thì không thể các loại dịch bệnh luôn luôn đứng đầu cả nước như vậy được. Thành phố đã quyết liệt, Viện quyết liệt mà sốt xuất huyết vẫn tăng 19% thì rõ ràng chúng ta chưa thể an lòng được…

Phòng ngừa sốt xuất huyết cũng không tốn nhiều tiền nhưng phải được toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc, người dân vào cuộc, y tế chỉ làm công tác hướng dẫn, đôn đốc, giám sát chứ giờ bảo y tế đi bắt muỗi diệt bọ gậy thì không đủ sức được, mà phải làm thường xuyên. 

Nhà tôi ở muỗi cực kỳ nhiều, muỗi to lắm, mặc dù cũng đã phun thuốc diệt muỗi nhưng vẫn rất nhiều. Giờ đang mùa mưa, cây cối xung quanh nhiều, đọng nước cũng dẫn đến tình trạng đó”.

Trước thực trạng này, Bí thư Thăng yêu cầu Viện Pasteur phối hợp với Sở Y tế dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cũng như UBND TP tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng, có hiệu quả để giảm tỉ lệ sốt xuất huyết và phải làm thường xuyên liên tục diệt muỗi diệt bọ gậy lăng quăng bằng các giải pháp cụ thể . Toàn thể hệ thống chính trị, tất cả người dân vào cuộc thì mới diệt được muỗi, mới ngăn chặn được dịch.

Bí thư Thăng cũng nhấn mạnh đến công tác truyền thông sao cho hết sức cụ thể để người dân hiểu được và thực hiện, thấy được cái tác hại, nguy hại của nó nhưng không được gây hoang mang, nhưng nếu tuyên truyền không đúng mức thì sẽ gây tâm lý chủ quan, vì thế liều lượng tuyên truyền phải phù hợp. 

Đồng thời, Sở Y tế nên cùng Viện Pasteur có thông tin cụ thể gửi các cơ quan truyền thông, chủ động cung cấp thông tin vào những thời điểm nóng, tránh những bình luận gây hoang mang dư luận xã hội.

 

“Người lao động trong môi trường nhiều bụi sẽ bị ung thư!”

(PL&XH) - Đó là khẳng định của GS.TS.BS.TTND Nguyễn Đức Công – GĐ BV Thống Nhất liên quan đến những bệnh của người lao động thủ công làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi. Với những đối tượng này thì nguy cơ sức khỏe con người bị đe dọa rất cao, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ da, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, gây dị ứng, gây ung thư, gây sơ phổi,…

Thưa GS. Nguyễn Đức Công, ông có thể cho biết tên những nghề thủ công mỹ nghệ chịu tác động trực tiếp của bụi, ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe người lao động?

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nước ta hiện có hơn 3.000 làng nghề thủ công. Trong đó, có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề đều tác động đến môi trường xung quanh.

Những nhóm nghề thủ công như điêu khắc, chế tác đá, gốm sứ, dệt vải, tái chế kim loại, đan lát, in ấn, nấu rượu, sản xuất hóa chất… thường xuyên đối mặt trong môi trường nhiều bụi, nguy cơ sức khỏe bị đe dọa rất cao. Trong đó người lớn tuổi hoạt động trong những nhóm nghề này thì nguy cơ mắc bệnh cao nhất, do tuyến tiết nhầy ở đường hô hấp bị thoái hóa không còn khả năng kháng khuẩn nên vi khuẩn dễ xâm nhập.

Theo GS, những người lao động khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi như vậy thường thì nguy cơ mắc phải những bệnh nào cao nhất?

Bụi có nhiều loại bụi khác nhau như bụi do kim loại, bụi do rác, bụi do gỗ, bụi do động vật (lông), bụi thực vật, hoặc do các hóa chất khác nhau… đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bụi gây nhiều nhiễu độc, gây dị ứng, ung thư, xơ phổi, đó là những loại phổ biến và dễ nhận biết nhất. Bụi cợn lên từng cơ quan một gây tổn thương khác nhau. 

Hay gặp nhất là bụi làm tổn thương đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm teo mũi do bụi crom, asen… Khi vào phổi thì bụi làm tổn thương ở phổi và gọi là bệnh phổi do nhiễm bụi. Thường gặp nhất là thợ làm đá, thợ làm aniac, gốm sứ, đất sét axit dẫn đến bệnh phổi silic (silicose).

Đối với ngoài da thì gây dị ứng, lỗ chân lông bị rạn nứt, không tiết được chất nhờn gây ra mụn, lở loét. Khi bụi tiếp xúc vào mắt làm viêm kết mạc, giảm thị lực, bụi to dính vào mắt gây mộng thịt ở mắt.

Thêm vào đó, những người hít bụi nhiều sẽ bị bệnh về nhiễm độc thần kinh, gây choáng váng, mệt mỏi thậm chí gây lú lẫn.

Đồng thời, các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào trong đường tiêu hóa làm viêm dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa,…

Với những tác hại như vậy, GS. có lời khuyên nào cho những người lao động làng nghề thủ công hoạt động trong môi trường bụi để phòng tránh và tự “cứu mình”?

Thông thường, những làng nghề thủ công được chứng nhận thì luôn có cam kết sức khỏe về nồng độ bụi trong giới hạn cho phép, nếu vượt quá sẽ bị cấm, không được phép hoạt động. Những người làm trong môi trường trên bắt buộc phải có quần áo bảo hộ, phải đeo kính, đeo khẩu trang. 

Người lao động phải đi khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện có bệnh mới chữa trị kịp thời. Khi kiểm tra sức khỏe định kì nếu như bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm sắc bụi thì có biện pháp giải quyết và cách li tuyệt đối ngay nếu không thì sẽ bị nhiễm độc. Những người làm aniac, làm đá, làm than khi có biểu hiện bị silicose (bệnh bụi phổi do silic) thì nên đến BV có chuyên khoa phổi để nội soi phế quản, súc rửa phế quản phế nang sẽ cải thiện được triệu chứng và tiên lượng cho người bệnh.

Song song với đó, các cơ sở sản xuất cần cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất sinh bụi bặm, thay đổi phương pháp công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường nhiều để công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi. Biện pháp phòng chống tốt nhất là lọc bụi, lọc không khí, đo nồng độ bụi nơi có nồng độ bụi nhiều, lắp đặt hệ thống thông gió tốt để hạn chế bụi tiếp xúc với người lao động. 

Xin cảm ơn GS. đã cung cấp những thông tin rất hữu ích cho người lao động, đặc biệt những người lao động làng nghề thủ công Việt Nam làm việc trong môi trường nhiều bụi! http://infonet.vn/lanh-dao-tphcm-sot-ruot-truoc-dich-sot-xuat-huyet-zika-tang-manh-post211899.info

 

Khốn khổ vì kiến ba khoang

Dễ nhầm với zona thần kinh TS. Nguyễn Minh Quang, PGĐ Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết, vài tuần trở lại đây, số người bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang tăng nhiều so với trước

Trung bình mỗi ngày bệnh viện đón 50-70 bệnh nhân đến khám và điều trị. Hầu hết bệnh nhân nghĩ mình bị zona thần kinh nên ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc tự điều trị. Trong số này, rất ít bệnh nhân đến viện ngay khi phát hiện bệnh. Tình trạng này tương tự tại BV Nhi Trung ương, BV Da liễu Trung ương. “Việc tự điều trị sẽ khiến bệnh không khỏi thậm chí tiến triển nặng lên. Có những trường hợp đến viện trong tình trạng nặng như vết thương đã bị bội nhiễm mưng mủ, loang ra diện tích lớn hơn rất nhiều so với ban đầu. Hoặc có những trường hợp vết thương đã bị tràm hóa, gây mất thẩm mỹ nếu như dính tiết dịch của kiến ba khoang lên mặt, cổ hoặc chân tay”, TS Nguyễn Minh Quang nói. Kiến ba khoang hay kiến khoang là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau cơn mưa, hoặc bà con thu hoạch lúa, kiến không còn nơi cư trú sẽ bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.  TS. Quang cho biết thêm, khác với zona thần kinh có dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn, tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể, còn viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang có thể gặp bất cứ vị trí nào có tiếp xúc, trong đó chủ yếu là vùng da hở. Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc gãi nhiều sẽ khiến vùng tổn thương lan rộng hơn.   Cách nào ngăn ngừa? Các chuyên gia da liễu cho biết, thông thường sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran. 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ. 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình. Nếu nhẹ, sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy, sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất. Để kiến ba khoang không bay vào trong nhà, tiếp xúc với khăn mặt, quần áo, giường chiếu. TS Minh Quang khuyến cáo người dân nên đóng cửa buông rèm, dùng lưới chắn côn trùng hoặc tắt điện. Đối với những cụm dân cư không có điều kiện trên như ký túc xá, nhà ở nông thôn thì có thể dùng phương pháp tắt điện trong nhà, để bên ngoài sân một ngọn đèn quây xung quanh, phía dưới đặt một chậu nước. Kiến ba khoang thấy ánh sáng sẽ bay vào, rơi xuống chậu nước. Cần giặt, phơi những vật dụng kiến đậu vào. “Trong trường hợp chẳng may tiếp xúc với kiến ba khoang, đừng giết bằng cách đập, hoặc di tay chết kiến mà nhẹ nhàng phủi chúng đi. Sau đó dùng nước lạnh xối vào chỗ kiến đậu nhằm rửa trôi tiết dịch. Tuyệt đối không gãi hay chà sát mạnh vùng da vừa bị kiến đậu vào. Đặc biệt, khi có dấu hiệu ngứa rát thì cần phải đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời”, TS Nguyễn Minh Quang khuyến cáo. Theo các nhà khoa học, trên cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít. 

http://nongnghiep.vn/khon-kho-vi-kien-ba-khoang-post178068.html

http://kinhtedothi.vn/kien-ba-khoang-tan-cong-cac-khu-dan-cu-phong-tranh-the-nao-257875.html

 

Kháng kháng sinh: Chuyên gia truyền nhiễm lo ngại bệnh thông thường cũng khó chữa khỏi

SKĐS - Nếu như không kiểm soát được tình trạng kháng kháng sinh ước tính khoảng 700 nghìn người tử vong hàng năm và, đến 2050 có 10 triệu người chết do kháng kháng sinh. Lúc đó, bệnh thông thường nhất cũng khó mà chữa khỏi.

 Thông tin trên được PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới cho biết  tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Cũng theo PGS Kính tình trạng kháng kháng sinh đã được báo động trên toàn cầu, WHO đưa ra cảnh báo làm sao ngăn chặn được kháng thuốc, và giám sát kháng kháng sinh cũng đã được đưa vào nghị quyết của Hội đồng y tế thế giới.

Tại Việt Nam, từ năm 1989 - 2005, Việt Nam có tham gia chương trình đánh giá độ nhạy cảm của kháng sinh tại 9 tỉnh/thành phố lớn được Thuỵ Điển tài trợ. .

Năm 2009, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ đã khởi động chương trình giám sát kháng kháng sinh phối hợp với chương trình giám sát kháng thuốc toàn cầu (GARP). Chương trình đã thực hiện giám sát kháng kháng sinh tại 16 bệnh viện lớn, điều tra nhà thuốc, sử dụng thuốc ở cộng đồng, sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp… Kết quả, tại 16 bệnh viện lớn được khảo sát đã phát hiện 4 vi khuẩn kháng thuốc nhiểu nhất bao gồm trực khuẩn mủ xanh, Ecoli, tụ cầu, Acinetobacter …. Trong đó có  kháng cả thuốc Cephalosporin, Carbapenem,và có xu hướng gia tăng kháng thuốc của các vi khuẩn gram âm có men Beeta-lactamase phổ rộng (ESBL).

Cũng theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ sử dụng kháng sinh  ở các bệnh viện tuyến cuối là nhiều nhất. Bởi, các bệnh nhân khi chuyển lên tuyến trên là tình trạng bệnh rất nặng, đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng kháng sinh liều cao. Như vậy, có sự tương quan rõ ràng của việc sử dụng kháng sinh và đề kháng, càng dùng nhiều kháng sinh tỷ lệ kháng càng gia tăng. Tại Việt Nam các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến   do đó, việc tiếp cận với các kháng sinh có hiệu lực giữ vai trò rất quan trọng. Tỉ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh.  Do đó, nếu bác sĩ kê đơn lạm dụng kháng sinh  thì rất nguy hiểm vì chúng ta đang ở mức độ kháng cao.

Do tỉ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực.

Theo báo cáo của một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, 42% các chủng vi khuẩn gram âm kháng với ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với acid nalidixic tại cả bệnh viện và trong cộng đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đáng lo ngại, theo PGS. Kính là tình trạng uống thuốc không dùng đơn của người Việt khá phổ biến. Người Việt có thói quen tự điều trị, khi thấy bị ốm đau hoặc có vấn đề về sức khoẻ là ra hiệu thuốc  và dễ dàng mua được thuốc kháng sinh.

Mặc dù đã có qui định về kê đơn và bán thuốc theo đơn, người bệnh vẫn có thể mua thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc khác trực tiếp từ các nhà thuốc và các quầy thuốc bán lẻ mà không cần đơn thuốc. “Đáng lưu ý là nhiều người bệnh có đơn thuốc của bác sĩ mang đơn ra hiệu thuốc, nhưng người bán thuốc lại tư vấn cho dùng loại kháng sinh khác sau đó giải thích với người mua là tên thuốc khác nhưng hoạt chất và tác dụng tương tự như thuốc bác sĩ kê đơn… là sai lầm”, PGS Kính nhấn mạnh.

PGS Kính chia sẻ, trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, ông trực tiếp đi xuống các nhà thuốc thì thấy thuốc kháng sinh được bán ở nhà thuốc chiếm 25%, có đến 90 % bán kháng sinh mà không cần kê đơn. Có những trường hợp người bán thuốc không có chứng chỉ về dược, không có kiến thức về dược những vẫn đứng bán và tư vấn thuốc như dược sĩ thực thụ.

Theo đó, PGS. Kính khuyến nghị,  chúng ta sớm triển khai các giải pháp và các hoạt động chống kháng thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tập trung vào  4 vấn đề chính là: giám sát kháng thuốc, giảmsử dụng kháng sinh vàdùng kháng sinh hợp lý, thực hiện các biện pháp không phải dùng thuốc như thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, ăn uống hợp vệ sinh, chống thực phẩm bẩn, vệ sinh môi trường và chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Để việc triển khai các hoạt động phòng chống kháng thuốc có hiệu quả cần có sự phối hợp liên ngành, nâng cao nhận thức của người dân cũng như tăng cường giám sát việc sử dụng thuốc, bán thuốc và hợp tác quốc tế về vấn đề này... http://suckhoedoisong.vn/khang-khang-sinh-chuyen-gia-truyen-nhiem-lo-ngai-benh-thong-thuong-cung-kho-chua-khoi-n123903.html

 

 Liều mạng đánh đổi tuổi thọ người chuyển giới chơi "canh bạc hocmone"

(ĐSPL)- Bất chấp các loại hormone chuyển giới vẫn đang thuộc diện “hàng cấm”, nhiều người thuộc thế giới thứ 3 vẫn không ngần ngại đổ tiền tìm mua, sử dụng. Trong khi nhiều người trong giới đặt niềm tin hoàn toàn vào việc các loại hormone “chui” sẽ giúp họ “sống đúng với bản chất” thì các chuyên gia, bác sĩ lại chứng minh những điều trái ngược.

Việc tuỳ tiện uống thuốc tránh thai, hormone gây ra các tác dụng phụ nặng nề, có thể làm thay đổi toàn bộ trục “não bộ, tuyến yên, buồng trứng” ở nữ và “não bộ, tuyến yên, tinh hoàn” ở nam, thậm chí, có nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ.

Cấm vẫn tìm mua

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại TP. HCM, người thuộc giới tính thứ 3 có thể dễ dàng mua được các loại hormone phục vụ cho việc chuyển giới. Tuy nhiên, đa số các loại hormone được một số cá nhân, tổ chức lén lút kinh doanh, cung cấp cho người chuyển giới đều là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Nhiều người bán hormone “chui” cũng thừa nhận, các mặt hàng của mình đều do người quen từ nước ngoài gửi về theo hình thức xách tay. Do đó, nguồn gốc mặt hàng này càng thêm mù mờ, thiếu an toàn.

Hơn thế, người bán cũng chỉ đồng ý tiếp cận, giao dịch với khách hàng nếu có thể kiểm chứng được họ là người trong cộng đồng giới tính thứ 3. Thậm chí, khắt khe hơn, người bán chỉ đồng ý giao dịch khi khách mua được người quen giới thiệu bởi các loại hormone trên vẫn thuộc diện hàng “cấm”.

Cụ thể, các chuyên gia pháp lý cho biết, hiện nay, tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi giới tính tại Việt Nam vẫn bị cấm kinh doanh, buôn bán. Luật sư Nông Minh Đức, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Theo Điều 37, Bộ luật Dân sự, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

“Điều này có nghĩa là Việt Nam đã công nhận quyền chuyển giới là hợp pháp và người chuyển giới được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi giới tính tại Việt Nam vẫn bị cấm, trong đó bao gồm việc sử dụng hormone sinh dục để chuyển giới. Nói cho đúng là hiện nay, các loại hormone sinh dục phục vụ việc chuyển đổi giới tính vẫn bị cấm kinh doanh, buôn bán. Do đó, mọi hình thức kinh doanh, buôn bán đều là vi phạm pháp luật”, luật sư Đức cho biết thêm.

Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế PV nhận thấy, mặc dù tồn tại dưới dạng “hàng cấm”, các loại hormone sinh dục vẫn được người chuyển giới đổ xô kiếm tìm, sử dụng. Trên các trang mạng xã hội, nhóm kín dành cho dân đồng tính, người chuyển giới, cộng đồng này công khai hỏi thăm, xin địa chỉ mua thuốc. Nhiều cá nhân còn tổ chức các buổi giao lưu, họp mặt để giới thiệu, chia sẻ địa chỉ mua bán, kinh nghiệm sử dụng hormone “chui”. Do nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao, mạng lưới kinh doanh, buôn bán lén lút các loại hormone cũng không ngừng mở rộng. Để qua mặt cơ quan chức năng, người bán thường chỉ quảng cáo hàng trên chợ ảo.

Khách hàng tìm đến loại hình kinh doanh này cũng được người bán khuyến cáo nên đặt hàng chứ không nên trực tiếp đến điểm cung cấp. Đáng chú ý hơn, mặc dù bị cấm buôn bán, các loại hormone “chui” bằng cách nào đó vẫn có mặt trong một số tiệm thuốc tư nhân. Người có nhu cầu chỉ cần chứng minh được có người giới thiệu, đảm bảo bí mật là có thể tìm mua các loại hormone nói trên một cách dễ dàng. Các bác sỹ ở khoa Thẩm mỹ, bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, hiện nay, luật đã chấp nhận người chuyển giới nhưng bộ Y tế vẫn đang trong quá trình chuẩn bị các khâu cần thiết để đưa các dịch vụ y tế vào phục vụ đối tượng này.

Tuy nhiên, trong khi bộ Y tế chưa thông qua, thị trường vẫn có người âm thầm buôn bán, sử dụng các loại thuốc, hormone chuyển giới. Theo luật sư Đức, điều này là vi phạm pháp luật.

Bỏ tiền rước bệnh

Theo các bác sĩ, người chuyển giới tự sử dụng các loại hormone “chui” không chỉ đối mặt nguy cơ “vướng” vào các vấn đề pháp lý mà còn rất nguy hiểm. Theo tìm hiểu của PV, các loại hormone nói trên được các bác sỹ ví như con dao hai lưỡi. Cụ thể, các bác sĩ thuộc khoa Thẩm mỹ, bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) cho biết: “Liệu pháp hormone có thể được sử dụng một mình hay kết hợp với phẫu thuật giúp thực hiện ước mơ chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới. Do đó, với liệu pháp này, người chuyển giới có thể hiện thực hóa được mơ ước chuyển sang giới tính thực của mình. Tuy nhiên, nếu như dùng thuốc không đúng, sẽ gây các tác dụng phụ nặng nề, gây nguy hại cho người dùng thuốc”.

Theo tìm hiểu của PV, không ít người chuyển giới sau khi sử dụng các loại hormone “chui” đã phải vật lộn với những tác dụng phụ của thuốc. Thậm chí, có người phải chịu những biến chứng suốt đời. T. cho biết: “Lúc mới chích vào nhức lắm, đi không nổi, lại buồn ngủ nữa. Xài hormone cơ thể mình sẽ thon thả, da dẻ mịn màng, nhưng người yếu lắm, dễ bị bệnh. Đáng sợ hơn, nếu như trong quá trình chích, cơ thể mình không tiếp nhận, hoặc có khối u mà không biết đem chích hormone vào sẽ làm các khối u này phát triển nhanh hơn. Mình từng chứng kiến một bạn bị liệt một chân vì khi tự chích hormone đã chích nhầm vào dây thần kinh”.

Khẳng định các thông tin trên, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân (TP. HCM) cho biết: “Hiện nay, đúng là có trường hợp người thuộc giới tính thứ 3 sử dụng một cách tùy tiện các loại hormone. Đã có những bệnh nhân đến nhờ tôi tiêm nhưng tôi từ chối vì bác sỹ muốn tiêm phải có toa thuốc. Họ đưa cho tôi một lọ thuốc mua từ Thái Lan, tôi mở ra thì không thấy tên tuổi thuốc gì cả, không biết liều lượng thế nào. Muốn tiêm loại thuốc này phải làm nhiều xét nghiệm để xem cơ thể bệnh nhân có thích ứng, hay dị ứng với thuốc không chứ không phải đơn giản muốn tiêm là tiêm. Nếu tùy tiện sử dụng, người dùng có thể đối mặt với những nguy hại trầm trọng cho sức khỏe”.

Cũng theo giới chuyên môn, việc tùy tiện uống thuốc tránh thai, hormone sẽ làm thay đổi toàn bộ trục não bộ, tuyến yên, buồng trứng của nữ và não bộ, tuyến yên, tinh hoàn của nam. Khi nam dùng hormone nữ thì các khối cơ thay đổi, thân hình, khung xương, cơ bắp nhỏ hơn, cơ quan sinh dục teo lại... và ngược lại, nữ dùng hormone nam khiến khung xương to hơn, cơ bắp nở ra, râu mọc, cơ quan sinh dục cũng thay đổi... “Nếu lạm dụng testosterone dạng uống trong thời gian dài, sẽ làm gan tổn thương, xuất hiện khối u buồng trứng, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Testosterone dạng tiêm rất nguy hiểm. Nếu tiêm nhầm vào mạch máu, thay vì cơ bắp, sẽ làm tắc mạch máu, gây tổn thương tim và dẫn đến đột quỵ, tiêm nhầm vào dây thần kinh có thể bị liệt một phần cơ thể”, bác sĩ Dũng cho biết thêm.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, đối với người chuyển giới nữ, khi sử dụng hormone không đúng liều lượng có thể tăng sự hình thành huyết khối, gây ra các bệnh lý như huyết khối tĩnh mạch, đột qụy, nghẽn mạch phổi... đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, họ còn đối mặt với việc hormone có thể làm thay đổi chức năng gan. Trong khi đó, đối với người chuyển giới nam, việc lạm dụng các loại hormone không rõ nguồn gốc, không đúng liệu trình sẽ làm gia tăng các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Mặt khác, hormone cũng có thể gây kích thích các tế bào hồng cầu sản sinh quá mức, gây ra bệnh lý tăng hồng cầu. http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/an-ninh-hinh-su/lieu-mang-danh-doi-tuoi-tho-chuyen-gioi-choi-canh-bac-hocmone-a166881.html

Đang chuẩn bị các dịch vụ y tế phục vụ người chuyển giới

Bác sĩ Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Thẩm mỹ, bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) thông tin thêm: “Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan. Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017. Theo đó, Việt Nam chính thức hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính. Do đó, khoa Thẩm mỹ, bệnh viện Chợ Rẫy đã và đang thực hiện các công tác cần thiết để đưa dịch vụ y tế vào phục vụ người chuyển giới khi Luật được thông qua và có những hướng dẫn cụ thể. Bước đầu, bệnh viện đã cử bác sĩ đi học, chuyển giao công nghệ từ các nước có kinh nghiệm…”.

 

 

Những thực phẩm gây ung thư bố mẹ Việt vẫn hồn nhiên cho con ăn vì tưởng tốt

Nước ngọt, khoai tây chiên dạng lát là những thực phẩm nằm trong top đầu dễ gây ung thư nhưng trẻ nhỏ lại cực kì thích.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm bố mẹ cần kiểm tra lại gấp nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng của chúng trước khi cho con ăn.

Bim bim khoai tây chiên

Đây là loại bim bim ngon được hầu hết trẻ nhỏ thích ăn vì vị ngon khá dễ ăn và hương vị cuốn hút. Tuy nhiên khoai tây chiến có hàm lượng calo và chất béo khá cao dẫn đến tăng cân. Thông thường khoai tây chiên còn sử dụng chất bảo quản và chất tạo màu thực phẩm. Ở nhiệt độ cao, khoai tây chiên sản sinh ra chất Acrylamide, một chất gây ung thư thường được tìm thấy trong thuốc lá.

Nước ngọt

Nước ngọt chính là loại nước giải khát mà rất nhiều bà mẹ thường mua về để tủ lạnh và con nhỏ thường uống rất nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, uống nước ngọt quá nhiều chính là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ. Ngoài ra, nước ngọt còn gây ra một số bệnh như: viêm, kháng insulin, viêm dạ dày, trào ngược thực quản.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nước ngọt có nguy cơ bị đột quỵ nhiều hơn người không uống. Chất tạo màu có trong nước ngọt, đặc biệt là nước có màu gây ung thư rất cao.

Thịt chế biến

Các loại thịt chế biến bao gồm xúc xích, thịt xông khói đều có thể gây hại cho sức khỏe.

Thông thường các loại thịt này chứa hóa chất gây ung thư và lượng muối vượt quá mức cho phép, kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố được đăng trên tạp chí BMC Medicine.

Theo nghiên cứu này, những người ăn nhiều hơn 160 gram thịt chế biết có nguy cơ tử vong cao 40% trong vòng 12 năm liền. Nghiên cứu được tiến hành trên 10 quốc gia suốt 13 năm liền. Trong khi đó, trẻ em là đối tượng thích ăn xúc xích và các loại thịt xông khói mềm nhiều nhất. Hãy bỏ ngay thói quen cho con ăn xúc xích trước cổng trường học, thay vào đó, hãy tìm loại xúc xích có nguồn gốc rõ ràng và ăn với liều lượng vừa phải

Cà chua đóng hộp

Cà chua là thực phẩm khá lành mạnh nhưng lại cực kì nguy hại nếu được đóng hộp bởi hộp đựng thực phẩm này được sản xuất có chưa chất hóa học bisphenol-a, thường được gọi là BPA.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đang lo ngại chất BPA gây hại cho não người vì đã được nghiên cứu trên não của chuột. Tất cả các thực phẩm đóng hộp đều được cảnh báo chứ không chỉ riêng cà chua đóng hộp nhưng cà chua được cảnh báo nguy hiểm cao nhất đó là do cà chua có tính axit, bị ảnh hưởng bởi BPA nhanh hơn những thực phẩm thông thường.

Bỏng ngô

Thông thường các túi đựng bỏng ngô đều sử dụng một chất hóa học có tên là axit perfluorooctanoic. Một nghiên cứu gây sốc đến từ Đại học California cho thấy độc tố này có thể gây vô sinh ở các bé gái. Thêm vào đó, chất này có thể gây bệnh về gan, bàng quang, thận và ung thư tinh hoàn ở các bé trai.

Ngoài ra bỏng ngô chứa lượng dầu đậu tương có chứa chất hóa học diacetyl gây bệnh phổi.

Dưa muối

Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi trường Đại học Y khoa Mount Sinai đã chỉ ra rằng dưa muối là thực phẩm dễ gây ung thư dạ dày nhất. Những đứa trẻ được bố mẹ cho ăn dưa muối hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày 50% so với những đứa trẻ không thích ăn dưa muối. http://eva.vn/lam-me/nhung-thuc-pham-gay-ung-thu-bo-me-viet-van-hon-nhien-cho-con-an-vi-tuong-tot-c10a285615.html

Trẻ dễ bị nhiễm độc từ đồ chơi

Cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị nhiễm độc chất từ đồ chơi. Tốt nhất, không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ

Với đồ chơi, khi trẻ chỉ cầm, sờ thôi thì ít ai nghĩ rằng chúng sẽ gây hại. Thực tế không phải vậy, những màu sắc sặc sỡ của món đồ chơi hoàn toàn có thể hại trẻ nếu phẩm màu tạo nên màu sắc đó chứa tạp chất độc hại.

Lượng độc chất quá cao

Cách nay không lâu, báo chí đã phát hiện lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây nguy hại cho sức khỏe là cadimi. Lượng cadimi qua kiểm nghiệm chứa trong đồ chơi bắt mắt trẻ con nhiều gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Điều rất đáng quan tâm là trước vụ đồ chơi trẻ có chứa cadimi được phát hiện không lâu, đã có các thông tin về ngộ độc chì ở trẻ do tiếp xúc với sản phẩm có dư lượng chì quá cao. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng cho biết các mẫu cốc thủy tinh có nguồn gốc từ Trung Quốc mà đơn vị này kiểm tra đều có hàm lượng chì cao gấp hàng ngàn lần so với quy định cho phép. Còn ở TP HCM, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP đã phát hiện trong sơn phủ đồ chơi cờ tướng của trẻ em chứa hàm lượng chì đến 835 mg/kg, trong khi giới hạn lớn nhất cho phép đối với độc chất này là 90 mg/kg (vượt ngưỡng đến hơn 9 lần).

Sau đó, báo chí lại đưa tin Anh và Pháp quyết định cấm, tịch thu và hủy hàng loạt đồ chơi búp bê đầu trái cây do Trung Quốc sản xuất vì chứa chất phtalat độc hại.

Cadimi vượt ngưỡng gây ung thư

Cadimi có tên khoa học cadmium, ký hiệu Cd, là một nguyên tố vô cơ. Cd được phân vào nhóm kim loại nặng, trong đó Cd cùng với chì, thủy ngân là các độc chất thuộc loại độc nhất đối với cơ thể con người. Vì Cd tạo ra các hợp chất cho màu sắc đẹp khác nhau (như Cd sulfid cho màu vàng, Cd selenid cho màu đỏ, Cd oxid cho màu nâu…) nên các hợp chất Cd được dùng làm phẩm màu trong sản xuất sơn. Do Cd độc gấp nhiều lần so với chì nên người ta quy định Cd không được vượt quá giới hạn cho phép trong môi trường, đặc biệt là trong các sản phẩm có dùng các hợp chất chứa độc chất này. Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, tức lớp sơn phủ đồ chơi không được chứa quá 60 microgram Cd trong 1 kg lớp sơn phủ đó. Trong sơn phủ của lồng đèn nhựa mà báo chí đưa tin, Cd cao hơn gấp 123 lần mức cho phép (tức chứa đến 7.390 microgram/kg) là quá cao. Trẻ con khi chơi đồ chơi không chỉ sờ, nắm mà còn hay liếm, cắn, ngậm nên chắc chắn sẽ hấp thu độc chất nếu đồ chơi đó chứa độc chất. Ngày nay, người ta đã xác định tác hại của Cd khi xâm nhiễm cơ thể người là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận nặng, gây ra nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi...

Nhiễm độc chì gây thiếu máu

Chì ký hiệu Pb cũng là kim loại nặng. Về độc tính, các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Chì có tác dụng gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3 ppm sẽ ngăn cản quá trình ôxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống và nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì.

Phtalat khiến bé gái dậy thì sớm

Với độc chất phtalat, tác hại thường gặp của nó là làm xáo trộn nội tiết. Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Phtalat nếu xâm nhiễm vào cơ thể trẻ sẽ hoạt động như estrogen - hormone sinh dục nữ được gọi là xenoestrogen (có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen trong cơ thể. Estrogen này sẽ đánh thức buồng trứng và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ. Đó là bé gái phát triển vú, sau đó mọc lông nách, lông trên xương mu và xuất hiện kinh nguyệt. Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay, nghị viện châu Âu tuyệt đối không cho phép các phtalat có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm.

Như vậy, chúng ta cần cảnh giác đối với đồ chơi của trẻ. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra đồ chơi cho trẻ và cả đồ dùng sinh hoạt hằng ngày (như cốc thủy tinh, đồ nhựa, chén bát...) có màu sắc sặc sỡ đang lưu hành, xem có chứa các độc chất vượt quá giới hạn cho phép hay không.

Về phần mình, cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị nhiễm độc chất từ đồ chơi. Tốt nhất, không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ cũng như không mua đồ chơi có nguồn gốc không rõ ràng hoặc nơi sản xuất thường bị tai tiếng về chất lượng sản phẩm.

Chân dung nữ tiến sĩ chế tạo thành công sản phẩm chuyên biệt cho ung thư

Với quyết tâm chế tạo sản phẩm hỗ trợ điều trị Ung thư thương hiệu Việt từ nguồn thảo dược trong nước để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ gánh nặng cho bệnh nhân ung thư, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại tại viện Công nghệ Tokyo Nhật Bản và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA của Pháp.

“Làm khoa học là phải hướng đến cộng đồng”

Đến Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, không khó để tìm gặp TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Ở đây chị được gọi với cái tên trìu mến “Thư nano”, một phần vì chị đang giữ chức Trưởng phòng Nano Y sinh, phần vì suốt quãng thời gian làm công tác nghiên cứu, chị đều dành để nghiên cứu về công nghệ nano.

Một góc làm việc nhỏ, trên bàn là các tài liệu nghiên cứu để ngay ngắn cùng tấm bằng học bổng quốc gia Loreal- UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học cho đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” luôn được chị lau chùi cẩn thận. Chị bảo: “Tôi quyết định về Việt Nam vì thấy công nghệ nano ở nước ta còn khá mới mẻ, với nguồn dược liệu phong phú, mà chỉ dùng dưới dạng thô thì không thể phát huy hết công dụng. Hơn nữa, người Việt Nam bây giờ ung thư nhiều quá”.

Nói rồi, chị ngồi xuống kể cho tôi nghe về những câu chuyện của người thân, bạn bè, những người đã, đang sống chung với bản án tử hình ung thư với đôi mắt đau đáu, đôi bàn tay đan chặt. “Tôi có một người bạn thân là nhà báo, đang độ tuổi đẹp nhất, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, rồi bỗng nhiên nhận tin dữ ung thư vú di căn xương. Tôi đã thấy không biết bao nhiêu giọt nước mắt, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của bạn, thậm chí của cả gia đình trên con đường giành giật lại sự sống từ tay tử thần đầy gian truân. Thế rồi tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì từ công nghệ nano, làm gì để cứu giúp những bệnh nhân ung thư đang khao khát sống như bạn tôi, và hàng hàng bệnh nhân ung thư khác?”

Những câu hỏi đó luôn thôi thúc nữ tiến sỹ trẻ tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều công trình khoa học xuất sắc, hướng tới cộng đồng, trong đó phải kể đến đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới.

Đề án này xuất phát từ ý tưởng mới là sử dụng các vật liệu kích thước nano làm phương tiện mang, tạo thành phức hệ Nano đa chức năng, kết hợp nhiều hoạt chất nhằm hiệp đồng tác dụng, tăng hiệu quả tác động đối với tế bào ung thư, tập trung vào vị trí khối u, tránh tác động đến tế bào lành.

Làm khoa học đã khó, phụ nữ làm khoa học lại càng khó hơn. Chị tâm sự: “Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm, nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng, vì con đường tôi lựa chọn thật sự ý nghĩa. Tôi cũng muốn chứng minh rằng, khoa học không phải là một ngành nghề khô khan, tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng”.

Phức hệ Nano FGC – Đột phá khoa học Việt, món quà ý nghĩa dành tặng cho bệnh nhân Ung thư

Với mong muốn ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sau nhiều năm nghiên cứu, TS Hà Phương Thư, cùng Viện Khoa học vật liệu đã ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC cho công ty Dược mỹ Phẩm CVI trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP. Hà Nội tại Techmart Hà Nội 2016 để sản xuất thành viên nang cứng CumarGold Kare, sản phẩm chuyên biệt cho Ung thư mang thương hiệu Việt.

Ngày 11/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu”, đánh dấu bước phát triển mới của nền khoa học nước nhà khi chế tạo thành công hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan, Notoginseng ở kích thước nano. TS Hà Phương Thư không giấu nổi xúc động: “Tôi tự hào khi những thành quả của mình đã bước đầu được ứng dụng vào thực tiễn thành sản phẩm CumarGold Kare. Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC là sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển, giúp cải thiện độ tan, bảo vệ hoạt chất khỏi những rào cản sinh học, tăng sinh khả dụng, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động”.

Curcumin (nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất).

Theo TS. Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp. Do đó, việc sử dụngphức hệ Nano FGC sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan và tam thất thường

Bước đầu, CumarGold Kare được thử nghiệm tại Học Viện Quân y trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người cho thấy, Phức hệ NanoFGC có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót và tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu so với nhóm chứng.

Công nghệ nano tuy còn khá mới ở Việt Nam, nhưng đã thể hiện vai trò quan trọng trong lĩnh vực y dược học, nhằm phát triển các dược liệu quý trong nước theo phương thức hoàn toàn mới, kết tinh y dược học cổ truyền với công nghệ hiện đại.

TS Hà Phương Thư tâm sự: “Sau tròn 10 năm dồn hết tâm huyết và sự kỳ vọng, tôi cũng nhìn thấy những thành quả của mình được đền đáp xứng đáng. Hy vọng CumarGold Kare sẽ là món quà sức khỏe ý nghĩa để chung tay cùng cộng đồng xoa dịu nỗi đau ung thư”. http://dantri.com.vn/suc-khoe/chan-dung-nu-tien-si-che-tao-thanh-cong-san-pham-chuyen-biet-cho-ung-thu-20161020124920068.htm

 

Cứu sống phụ nữ vỡ thai ngoài tử cung

 Một thai phụ trẻ bị vỡ thai ngoài tử cung nguy kịch tính mạng vừa được 3 bệnh viện hợp sức cứu sống.

Ngày 20-10, Bệnh viện huyện Củ Chi, TP HCM cho biết nơi đây vừa chạy đua thời gian để cứu một phụ nữ bị vỡ thai, xuất huyết âm đạo. Bệnh nhân là chị Đặng Thùy O. (33 tuổi), được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo. Qua thăm khám, kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán phát hiện bị vỡ thai, xuất huyết.

Trước tình hình khẩn cấp, Bệnh viện huyện Củ Chi đã phát lệnh báo động đỏ liên viện và báo về cho Sở Y tế TP HCM. Với sự hợp sức từ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi, khoa vệ tinh Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Huyện Củ Chi, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật khẩn cấp, mở ổ bụng và hút ra hàng trăm ml máu vón cục, cầm máu cứu được sinh mạng bệnh nhân. Nguyên nhân gây chảy máu là khối thai ngoài tử cung khoảng 3x3cm bị vỡ. Sau mổ, sức khỏe chị O. dần bình phục.

Theo BS Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc huyện Củ Chi, quy trình liên viện đã phát huy tác dụng, cứu nguy những ca khẩn cấp. Ở ca này bệnh nhân có thể tử vong vì sốc mất máu cũng như không đủ thời gian để chuyển viện. Chỉ trong vòng 30 phút các bác sĩ đã cứu được bệnh nhân.

Cách đây 4 ngày, chị O. đi khám thai vì bị rong huyết. Sau khi thăm khám, nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ cho thuốc về uống, đồng thời dặn dò phải trở lại bệnh viện tái khám sau 3 ngày. Tuy nhiên, do để đến ngày thứ 4 thì thai phụ gặp phải biến cố nguy kịch. 

http://nld.com.vn/suc-khoe/cuu-song-phu-nu-vo-thai-ngoai-tu-cung-20161020181438072.htm

http://laodong.com.vn/y-duc-y-nghiep/thai-phu-vo-tu-cung-duoc-cuu-song-nho-quy-trinh-bao-dong-do-603152.bld

 

BV ĐK Mèo Vạc: Phẫu thuật thành công khối u 10 kg trong ổ bụng bé gái 12 tuổi

SKĐS -Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc vừa phẫu thuật, cắt bỏ thành công khối u nặng 10kg trong ổ bụng bé gái 12 tuổi. Nếu không cắt bỏ khối u kịp thời, bé gái có thể tử vong do suy kiệt.

Bệnh nhân là em Sùng Thị Dính, 12 tuổi trú tại xã Thượng Phùng (Mèo Vạc), nhập viện trong tình trạng bụng to như người mang thai tháng thứ 9. Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, chụp Xquang... và được chẩn đoán là u ổ bụng.

Gia đình bệnh nhân cho biết, cách đây 1 năm phát hiện thấy bụng của em Dính tự nhiên to dần gây căng, tức khó chịu, nhưng do chủ quan và kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện đưa cháu đi khám tại các cơ sở y tế.

Sau khi hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện đã giải thích về tình trạng bệnh và khuyên gia đình chuyển bệnh nhân lên Bệnh viên tuyến trên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình có đơn xin được phẫu thuật và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc.

Trước tình hình đó, lãnh đạo bệnh viện đã quyết định mổ lấy khối u ra cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra trong thời gian 3 tiếng, các y, bác sỹ đã bóc tách thành công khối u nặng 10kg nằm trọn trong ổ bụng, chèn ép phổi và gan lên cao, gây biến dạng dạ dầy, ruột... Sau khi phẫu thuật các bác sỹ xác định là U sau phúc mạc.

Theo bác sỹ Tạ Tiến Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc, trong thời gian qua bệnh viện đã nhiều lần mổ thành công các khối u lớn trong ổ bụng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bệnh viện thực hiện mổ lấy khối u sau phúc mạc có kích thước khổng lồ và phức tạp lên đến 10 kg ra khỏi cơ thể một bé gái 12 tuổi.

BS. Tạ Tiến Mạnh cũng cho biết nếu không được cắt bỏ khối u, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt, do khối u chèn ép nội tạng, lấy các chất dinh dưỡng của bệnh nhân và có thể dẫn đến tử vong. Hiện bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau mổ. http://suckhoedoisong.vn/bv-dk-meo-vac-phau-thuat-thanh-cong-khoi-u-10-kg-trong-o-bung-be-gai-12-tuoi-n123915.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang