Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 22/10/2016

  • |
Số ca nhiễm virus Zika liên tục tăng, Vĩnh Long: Trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, Lần đầu tiên cứu sống bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung tại bệnh viện huyện, Đại biểu quốc hội lên tiếng về thông tin nước mắm nhiễm arsen, ...

Số ca nhiễm virus Zika liên tục tăng, TP HCM xét nghiệm miễn phí cho người dân

http://congluan.vn/so-ca-nhiem-virus-zika-lien-tuc-tang-tp-hcm-xet-nghiem-mien-phi-cho-nguoi-dan/

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/852487/ca-nuoc-da-ghi-nhan-9-truong-hop-nhiem-vi-rut-zika

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/9-nguoi-nhiem-vi-rut-zika-tai-viet-nam-180216.html

http://thanhnien.vn/suc-khoe/5-tinh-thanh-ghi-nhan-benh-nhan-nhiem-vi-rut-zika-757218.html

Trong vòng 1 tuần, Việt Nam đã có thêm 4 trường hợp mới nhiễm virus Zika, nâng tổng số ca nhiễm trong nước lên 9 trường hợp. Đây là lý do Bộ Y tế phải nâng mức cảnh báo về dịch bệnh virus Zika ở Việt Nam.

Các trường hợp nhiễm mới nhất là TP.HCM, Bình Dương, Long An. Gần đây nhất, Đăk Lăk có thêm trường hợp đáng chú ý, đó là một em bé 4 tháng tuổi, một bé 4 tuổi và một bé 7 tuổi bị nghi ngờ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika gây ra. Những trường hợp nhiễm đều không có yếu tố bị lây lan từ nước ngoài cho thấy nguy cơ nhiễm virus Zika ở ngay Việt Nam.

Trả lời báo chí, ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho hay: Những trường hợp xảy ra thời gian này cho thấy virus Zika có thể đã xuất hiện ở nước ta. Tuy nhiên, để biết muỗi có nhiễm virus này hay không, chúng tôi vẫn cần tiến hành mở rộng nghiên cứu thêm. Đặc biệt, chúng tôi tiếp tục theo dõi xem có địa phương nào xuất hiện quần thể muỗi nhiễm không. Chúng tôi nhận định thời gian tới có thể sẽ ghi nhận thêm trường hợp nhiễm virus Zika.

Cũng theo ông Tuấn: Bộ Y tế nâng mức cảnh báo đồng nghĩa với việc tăng cường các hoạt động, trong đó có việc tập trung vào tăng cường, giám sát chủ động và tích cực thông qua nhiều đối tượng, đặc biệt là những đối tượng có biểu hiện bị nghi là nhiễm virus Zika. Đồng thời, chúng tôi tăng cường xét nghiệm, lấy mẫu từ máu, nước tiểu, tăng cường kiểm tra cả những phòng khám, bệnh viện đa khoa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giám sát cả quần thể muỗi, chú trọng thông tin và khuyến cáo cộng đồng.

Trước tình hình này, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xét nghiệm virus Zika miễn phí cho người dân ở 30 bệnh viện. Các bệnh viện xét nghiệm miễn phí gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nguyễn Tri Phương, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Xuyên Á, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Đa khoa khu vực Hóc Môn, Đa khoa khu vực Củ Chi, 23 bệnh viện quận huyện (trừ huyện Hóc Môn).

 

Vĩnh Long: Trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

http://toquoc.vn/y-te/vinh-long-tre-mam-non-nhap-vien-nghi-ngo-doc-thuc-pham-215628.html

Chiều 19/10, Bệnh viện Đa khoa Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận 63 trẻ học tại Trường Mầm non Họa Mi nhập viện cấp cứu, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Đây là số trẻ đang học tại Trường Mầm non Họa Mi (Khóm 1, thị trấn Tam Bình). Trường Mầm non Họa Mi có 370 bé đang theo học tại các lớp, trong đó có 274 bé ăn bán trú tại trường.

Bác sĩ CKII Huỳnh Châu Tuấn- Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tam Bình cho biết , tính đến 9 giờ sáng ngày 20/10, bệnh viện đã tiếp nhận 84 ca nhập viện, đa số các trẻ đều có chung triệu chứng nôn ói, một số trẻ bị sốt nhẹ và tiêu chảy.

Bệnh viện đã huy động lực lượng tích cực cấp cứu và điều trị cho trẻ, đồng thời kê thêm giường tại khoa Nhi để theo dõi do số bệnh nhi nhập viện quá đông.

Như vậy, tính đến 15 giờ chiều 20/10, Bệnh viện tiếp nhận thêm 2 trẻ, tổng cộng là 86 trẻ. Hiện, sức khỏe tất cả các trẻ đều ổn, đã  có 46 trẻ được xuất viện và còn 40 trẻ tiếp tục điều trị.

Ngoài ra, một số trẻ tuy đã khỏe nhưng phụ huynh chưa an tâm nên vẫn muốn trẻ ở lại bệnh viện để tiếp tục được theo dõi. Dự kiến, đến sáng 21/10, các trẻ này sẽ được xuất viện.

Ngay sau khi nhận được thông tin ngày 19/10, Chi cục An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long kết hợp với Trung tâm Y tế Tam Bình tiến hành điều tra và lấy 11 mẫu chất nôn, 1 mẫu phân, 1 mẫu nước, 2 mẫu sữa và 7 mẫu thức ăn gửi lên Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh kiểm nghiệm. Trong khi chờ kết quả, chẩn đoán ban đầu đây là vụ ngộ độc thực phẩm.

Được biết, sáng 20/10, sau sự cố trên, có 130 trẻ vẫn học bình thường nhưng trường không cung cấp thức ăn./.

 

Lần đầu tiên cứu sống bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung tại bệnh viện huyện

http://infonet.vn/lan-dau-tien-cuu-song-benh-nhan-vo-thai-ngoai-tu-cung-tai-benh-vien-huyen-post211962.info

http://news.zing.vn/nguy-kich-vi-vo-thai-ngoai-tu-cung-post691237.html

Tại hai bệnh viện tuyến huyện của TP.HCM là Cần Giờ và Củ Chi đã vừa cứu sống hai ca sản phụ có thai ngoài tử cung nguy kịch nhờ quy trình “báo động đỏ”.

BS Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi cho hay, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp, cứu tính mạng bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung. Ngày 15/10, chị Đặng Thùy O. (33 tuổi) đến bệnh viện khám thai vì bị rong huyết, qua kiểm tra có biểu hiện nghi ngờ thai ngoài tử cung. Sau khi thăm khám, tư vấn, bác sĩ cho toa bệnh nhân về điều trị ngoại trú, đồng thời dặn dò chị Thùy O. tái khám sau 3 ngày.

Đến ngày 19/10, bệnh nhân được người thân chuyển vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, xuất huyết âm đạo. Các chẩn đoán nghi ngờ bệnh nhân bị thai ngoài tử cung bên phải, nghi vỡ.

Trước tình trạng nguy kịch vì bệnh nhân có thể tử vong vì sốc mất máu không thể chuyển viện, Bệnh viện huyện Củ Chi đã khởi động quy trình “báo động đỏ”, với sự hợp sức từ Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, khoa vệ tinh Bệnh viện Từ Dũ và đội ngũ chuyên môn tại Bệnh viện huyện Củ Chi, các bác sĩ đã quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật can thiệp khẩn cấp để cứu sinh mạng thai phụ.

Trước đó, bệnh nhân đã có tiền căn mổ lấy thai 2 lần. Sau ca mổ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng bình phục.Trước đó, ngày 18/10, một trường hợp bị vỡ thai ngoài tử cung tương tự cũng được các bác sĩ tại Bệnh viện huyện Cần Giờ can thiệp thành công với sự hỗ trợ của Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định, nhờ quy trình “báo động đỏ” mà lần đầu tiên, tại bệnh viện tuyến huyện vùng sâu vùng xa như Cần Giờ, Củ Chi đã phẫu thuật thành công và cứu sống trường hợp nguy kịch vỡ thai ngoài tử cung.

Trước đây, nếu gặp phải những trường hợp như vậy, các bác sĩ ở huyện vùng sâu, vùng xa của thành phố đều phải “chào thua”, người bệnh có thể tử vong tại bệnh viện hoặc trên đường chuyển viện.

Qua 2 trường hợp tai biến sản khoa đặc biệt nguy hiểm nhưng được xử lý thành công ngay tại bệnh viện tuyến huyện vùng sâu vùng xa là những tín hiệu rất đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

 

Đại biểu quốc hội lên tiếng về thông tin nước mắm nhiễm arsen

http://infonet.vn/dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-ve-thong-tin-nuoc-mam-nhiem-arsen-post212019.info

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh Kiên Giang cho biết: Cơ quan chức năng cùng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về nước mắm nhiễm arsen và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.

Theo đó, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh Kiên Giang cho biết, trước thông tin này, Tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo UBND tỉnh làm việc với các sở ngành như Hội Khoa học Kỹ thuật, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc. Đây là sản phẩm rất nổi tiếng của Kiên Giang, được hỗ trợ, bảo hộ, chỉ dẫn, xử lý của Liên minh Châu Âu.

Cơ quan chức năng cùng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về vấn đề này đồng thời cũng sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc. Tới đây, Kiên Giang sẽ chủ động mời các nhà khoa học vào cuộc, đối chứng với thông tin vừa được công bố.

Trong khi đó, ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng đoàn Đại biểu QH Khánh Hòa cũng cho biết: "Với việc công bố thông tin như vậy, chúng ta phải xem lại việc cơ quan công bố thông tin đó có thẩm quyền như thế nào? Công bố có rõ ràng hay không?

Hiện giờ người dân đang hoang mang. Những người làm nước mắm ở Nha Trang hay tại Khánh Hòa có rất nhiều. Đặc biệt là nước mắm truyền thống, có những thương hiệu đã được khẳng định từ trước đến nay.

Bây giờ trước một thông tin không rõ ràng về vấn đề thạch tín, arsen trong nước mắm ảnh hưởng lớn tới người sản xuất và người tiêu dùng, cần thiết phải có cơ quan chức năng vào cuộc ngay để thẩm định và xem lại toàn bộ mọi công bố đó.

Để đảm bảo cho người dân và người tiêu dùng, chính Hội bảo vệ người tiêu dùng cũng phải vào cuộc sự việc này. Nếu công bố không rõ ràng sẽ gây sự nhầm lẫn, bởi nghe tới thạch tín người dân sẽ phải sợ. Bất kể cơ quan nào, hiệp hội, tổ chức hay cá nhân nào công bố thông tin đó sẽ phải có trách nhiệm về việc rõ ràng, minh bạch về thông tin, đặc biệt là phải có thẩm quyền”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh) cho rằng, không nên vì những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, hoặc một lý do nào đó mà kết luận quá vội vàng, vì điều đó có thể giết chết cả một ngành công nghiệp truyền thống.

Sản xuất nước mắm cũng giống như dược liệu, tại các nhà thùng nước mắm trên cả nước đều có những quy định và chuẩn hóa riêng, từ nhãn hiệu, nguồn gốc, xuất xứ và thành phần rõ ràng. Ở góc độ chuyên môn, bà Lan nhận thấy, chỉ có cơ quan Quản lý nhà nước mới là đơn vị chính thống để tổng hợp tất cả các thông tin và có những quyết định cảnh báo, bảo vệ người tiêu dùng. "Đương nhiên trong thực tế cũng có những trường hợp, những hành động, những cảnh báo này đôi khi bị chậm, không theo kịp. Nhưng nếu chậm thì cần khắc phục và làm mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và nhanh hơn. Còn vai trò của các Hội cũng rất quan trọng và đều là kênh thông tin.

Nếu tôi là thành viên của Hội đó, khi có những thông tin như vậy thì tôi sẽ gửi đến cơ quan chức năng và sau đó nếu có phát ngôn cũng cần hết sức thận trọng để phản ánh đúng sự thật!" - Bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay.“Bản thân tôi cũng làm công tác quản lý về y học cổ truyền với dược liệu, nếu như chúng ta cứ máy móc áp dụng những tiêu chuẩn của tây y vào để đánh giá và xử lý đông y thì đó cũng là một sự khập khiễng. Cần phải có sự hài hòa.

Tôi cũng theo quan điểm của các nhà khoa học, sẽ là vội vàng nếu đánh giá hàm lượng Asen tổng để cho rằng nước mắm truyền thống độc hại. Làm như vậy là chưa đúng” – bà Lan khẳng định.

Theo đó, bà Lan nhấn mạnh, không xới lên vấn đề thì thôi, nhưng khi đã xới rồi thì đây nó cũng là một sự kiện và cú hích đề nghị cơ quan quản lý nhà nước-mà ở đây là Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm, phải có động thái quyết liệt, nhanh hơn và có câu trả lời chính thức để người dân an tâm, sử dụng sản phẩm nào là an toàn.

 

Tai biến, tử vong vì lạm dụng thuốc tiêm dịch truyền

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/song-khoe/tai-bien-tu-vong-vi-lam-dung-thuoc-tiem-dich-truyen-85430/

Thời gian gần đây xảy ra nhiều trường hợp bị tai biến, tử vong do tiêm thuốc "vô tội vạ", từ tiêm thuốc để trị bệnh đến tiêm thuốc làm đẹp.

Mới đây, một bệnh nhân (BN) nam (45 tuổi, ở Hải Phòng) đã tử vong sau khi tiêm thuốc để chữa đau lưng. BN bị sốc nặng, suy đa tạng, kèm theo những tổn thương viêm tấy, lan tỏa toàn bộ vùng lưng, đùi... do nhiễm trùng máu trong quá trình tiêm truyền không đảm bảo an toàn, vệ sinh vô trùng. Trước đó, một cô gái 20 tuổi ở Q.Tân Phú (TP.HCM) cũng đã tử vong sau khi truyền nước tại một phòng khám gần nhà chỉ vì “thấy trong người mệt”.

Lâu nay, nhiều người cứ thấy mệt, đau người là đi truyền dịch để khỏe, giảm đau lưng, đau xương khớp… Hậu quả là, không ít trường hợp bị tai biến, nặng nhất là tử vong do sốc phản vệ; nhẹ hơn thì bị nhiễm trùng máu, phù phổi, suy hô hấp, suy tim, nhất là những người bị bệnh tim mạch.

Phó giáo sư (PGS) - tiến sĩ (TS) Nguyễn Hữu Đức (Trường ĐH Y Dược TP.HCM), cảnh báo, hiện rất đáng báo động về tình trạng trẻ em bị cho tiêm thuốc K-Cort dẫn đến bị teo cơ; hay một số người lớn tiêm K-Cort vào khớp và bị nhiễm trùng khớp, hoặc tiêm thuốc kháng sinh, tiêm vitamin B1 bị sốc phản vệ, tử vong. Một số thuốc như calci clorid nếu tiêm bắp có thể gây hoại tử cơ.

Theo báo cáo của khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng chục trẻ em đã bị xơ hóa cơ do tiêm kháng sinh. Tai biến làm giảm chức năng vận động của trẻ rất nghiêm trọng. “Trường hợp BN nam tử vong mới đây một lần nữa cho thấy, dạng thuốc tiêm, đặc biệt là tiêm truyền không phải luôn luôn tốt nhất mà phải rất thận trọng nếu muốn dùng, thậm chí có khi không nên dùng”, PGS-TS Đức nhấn mạnh.Đáng nói, nhiều người vẫn nghĩ, dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, nếu BS không chỉ định tiêm truyền thì vẫn có không ít BN nài nỉ thầy thuốc cho thuốc tiêm, thậm chí còn đòi hỏi được tiêm truyền “nước biển”. Theo PGS-TS Đức, thuốc tiêm là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể; chính định nghĩa này cho thấy thuốc tiêm không phải luôn luôn hoàn hảo mà cũng có nhiều nhược điểm.

Ưu điểm của thuốc tiêm là do được tiêm vào cơ thể, thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao. Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan hủy hoại. Một số thuốc có bản chất peptid như hormon (progesteron, insulin…) hay một số enzym, nếu uống sẽ bị dịch vị thủy giải hoặc bị gan biến đổi thành những chất không có tác dụng. Tiêm thuốc sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, nhược điểm là việc tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm; tim truyền phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng; nếu không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp xe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C).

Bên cạnh đó, người tiêm thuốc không thông thạo cách tiêm có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng. Đáng lưu ý, thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc; vì vậy, trong nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc tiêm sang dạng uống mặc dù hiệu quả có thể kém hơn.

Gần đây, nhiều nơi quảng cáo rầm rộ một phương pháp làm đẹp mới là tiêm dưỡng ẩm cho da. Nhiều người có làn da thô ráp, đầy nếp nhăn bị hấp dẫn bởi dịch vụ làm đẹp này mà không biết nguyên liệu để tiêm dưỡng ẩm thật ra cũng chỉ là một chất làm đầy (filler). Cùng là một phương pháp tiêm dưỡng ẩm nhưng mỗi nơi tư vấn nguyên liệu khác nhau.

Tại một trung tâm thẩm mỹ trên đường Trần Khắc Chân (Q.1, TP.HCM), hỏi tuổi và nhìn mặt chúng tôi, nhân viên tại đây phán: “Chị mới 28 tuổi nhưng khi cười, gương mặt lộ rõ nếp nhăn nơi khóe mắt. Nếp nhăn này không phải do lão hóa mà do da chị thiếu nước, thiếu chất dưỡng ẩm. Để cải thiện, chị nên áp dụng phương pháp Hudro Lifting (tiêm dưỡng ẩm) bằng cách tiêm restylane vital để điều trị tình trạng da khô”.

Để chứng minh làn da chúng tôi khô, nhân viên đem ra hộp phấn trang điểm thử lên mặt rồi kết luận lớp trang điểm bị sần lên là do da quá khô và tư vấn nên tiêm gì, mấy lần mỗi tuần.

Tại một cơ sở làm đẹp trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM), nhân viên cho biết, trung tâm không có phương pháp tiêm dưỡng ẩm mà chỉ có tiêm trẻ hóa da bằng vital.Còn khi đến trung tâm thẩm mỹ trên đường Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM), nhân viên cho biết trung tâm hiện áp dụng tiêm dưỡng ẩm bằng axít hyaluronic. Đây là một loại gel màu trắng trong suốt, do sự lên men từ vi khuẩn streptococci. Khi tiêm vào cơ thể, axít hyaluronic này sẽ tự động hòa hợp với axít hyaluronic trong cơ thể nên chỉ cần một lần tiêm bảo đảm làn da căng mịn, mượt mà, trẻ ra 10 tuổi (!?).

 “Axít hyaluronic là sản phẩm được đóng gói vô trùng với thể tích 1cc cho mỗi ống tiêm; nếu sau khi tiêm vẫn còn dư, thuốc có thể trữ lại trong vòng nửa năm. Sản phẩm sẽ được bảo quản cẩn thận tại trung tâm và dùng tiếp cho lần sau” - nhân viên tại đây trấn an chúng tôi.

BS Ngô Anh Kiệt, Trưởng khoa Thẩm mỹ, Bệnh viện Triều An (TP.HCM), cho biết, tiêm dưỡng ẩm da thực ra cũng là phương pháp tiêm chất làm đầy, bởi hyaluronic acid (gọi là HA) để tiêm là một chất làm đầy.

Cấu trúc phân tử và trọng lượng của HA lớn nên khả năng giữ nước gấp 500-1.000 lần trọng lượng của cơ thể. Trung bình cơ thể người có khoảng 15g HA và khoảng 1/3 trong số đó được sử dụng mỗi ngày. Theo thời gian, cơ thể con người sản xuất ra HA ít hơn trước và đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các nếp nhăn trên da, da trở nên khô, nhăn nheo.

Để phục hồi những HA đã mất, người ta có thể tiêm HA vào da để xóa mờ các nếp nhăn, giúp da căng bóng, tươi trẻ hơn. Làn da căng trông sẽ mướt và “ẩm ướt” hơn so với làn da nhăn nheo, nên nhiều cơ sở thẩm mỹ gọi đây là phương pháp tiêm dưỡng ẩm cho có vẻ mới lạ để thu hút khách hàng.

Trước đây, HA được tách ra từ mắt bò, mào gà, nhưng vài năm gần đây, người ta làm ra HA từ một chủng vi khuẩn lành tính, có cấu trúc tương tự như HA tự nhiên trong cơ thể người. HA khi tiêm vào da sẽ xâm nhập sâu hơn vào lớp hạ bì, giúp trẻ hóa làn da, cải thiện nếp nhăn, tăng độ đàn hồi và cho da thêm sức sống.

Tuy nhiên, có một nhược điểm của HA là trong một số trường hợp, các phân tử không thể xâm nhập vào da. Ngoài ra, HA có thể gây ra hiện tượng “hút ẩm ngược”, khiến da khô hơn khi độ ẩm không khí thấp, nhất là với những người làm việc lâu dài trong nhiệt độ máy lạnh quá thấp.

Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong vòng bốn - sáu tháng, vì HA là một chất có sẵn trong cơ thể người do đó thành phần của nó sẽ bị hấp thu dần dần vào trong cơ thể, nên sau một thời, gian, vùng tiêm axít hyaluronic sẽ tự mất đi, nếp nhăn sẽ xuất hiện trở lại; muốn duy trì kết quả, cần phải tiếp tục tiêm nhắc.

 

Kiến ba khoang tấn công khiến nhiều người Hà Nội viêm da

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/kien-ba-khoang-tan-cong-khien-nhieu-nguoi-ha-noi-viem-da.html

3 tuần qua số bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Hà Nội khám vì viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang tăng nhanh, nhiều người bệnh nặng bởi chữa nhầm với zona.

Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 50-70 bệnh nhân khám và điều trị. Hầu hết bệnh nhân nghĩ mình bị zona thần kinh nên ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc tự điều trị, bệnh không khỏi còn nặng hơn. Có người đến viện khi vết thương đã bị bội nhiễm mưng mủ, loang ra diện tích lớn hơn rất nhiều so với ban đầu.

Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng ghi nhận lượng bệnh nhân đến khám viêm da do kiến ba khoang tăng cao. Hiện nhiều khu chung cư tại Hà Nội như Nam Trung Yên, Xa La, Văn Quán, Đặng Xá…; đặc biệt là những nơi gần cánh đồng xuất hiện nhiều kiến ba khoang. Loài côn trùng này thường xuất hiện rầm rộ vào mùa thu, dịp thu hoạch lúa.

Các loại côn trùng như kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng, nhất là ánh sáng đèn điện. Vì vậy, vào buổi tối, khi điện bật sáng sẽ thu hút côn trùng bay vào nhà, bám vào đồ dùng, tiếp xúc với da người và tiết độc gây viêm da.

Độc chất từ kiến ba khoang gây viêm da nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh cảm thấy hơi ngứa rát, căng da, đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ đỏ cộm thành vệt nổi những mụn nước to nhỏ không đều kích thước 1-5 mm, một đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này người bệnh cảm giác đau rát càng tăng, có thể kèm theo sốt, khó chịu...

Vì thế, để phòng tránh kiến ba khoang cũng như các loại côn trùng khác, người dân nên đóng kín hết cửa hoặc buông rèm nếu bật đèn để côn trùng không bay vào nhà. Có thể dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vào mùa côn trùng phát triển (tháng 3-5 và 8-10) trong nhà nên tắt bớt đèn, trước khi đi ngủ quét dọn nhà cửa, rũ giường. Người lớn cho trẻ đi chơi thì nên tránh chỗ đèn sáng, nếu thấy côn trùng đậu trên người nên thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không chà xát mạnh. Tuyệt đối không lấy tay đập côn trùng, nhất là với kiến ba khoang mà dùng tấm giẻ to, ẩm chụp vào côn trùng, sau đó lấy một tấm giẻ ướt khác lau hết những bụi phấn, nhựa còn sót lại...

Bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, trong nhà nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc: cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan. Khi bị dính chất độc kiến ba khoang, dùng cồn rửa sạch vùng da bị thương tổn. Việc rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của kiến. Bôi mỡ corticoid 4-6 lần một ngày, bôi kem phenaegan 8-10 lần một ngày. Chú ý khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn. Cồn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da.

 

Dốc sức hỗ trợ tuyến dưới

http://suckhoedoisong.vn/doc-suc-ho-tro-tuyen-duoi-n123950.html

Là bệnh viện đa khoa tuyến cuối của khu vực ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐK TW) Cần Thơ tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới...

Là bệnh viện đa khoa tuyến cuối của khu vực ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐK TW) Cần Thơ tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch đồng thời dốc sức hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để người bệnh yên tâm được điều trị ngay gần nhà.

Giám sát và đào tạo liên tục

TS. Đặng Quang Tâm - Giám đốc BVĐK TW Cần Thơ cho biết, hàng năm, Phòng Chỉ đạo tuyến của BV luôn có văn bản gửi các BV tuyến tỉnh khu vực Tây Nam Bộ về nhu cầu cần hỗ trợ chuyên môn, đồng thời tổ chức các đoàn khảo sát thực tế và đề ra kế hoạch hợp tác giữa BVĐK TW Cần Thơ và các BV tuyến dưới về lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, giúp đỡ tổ chức hội thảo khoa học, hỗ trợ cấp cứu đột xuất... Đồng thời, chúng tôi tăng cường giám sát chuyển tuyến từ tuyến dưới, xác định những lĩnh vực chuyên môn còn yếu, phải chuyển lên tuyến trên, từ đó lãnh đạo BV tuyến trên và tuyến dưới họp bàn kế hoạch triển khai kỹ thuật mới nhằm giảm hẳn các ca chuyển tuyến.

BVĐK TW  Cần Thơ xuống  khảo sát tại cơ sở theo Đề án 1816 và BVVT.

Được biết, để kịp thời phát hiện những “lỗ hổng” của tuyến dưới, BVĐK TW mở sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân (BN) chuyển tuyến trên gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm bệnh nặng, bệnh vượt khả năng điều trị; nhóm thứ hai gồm bệnh chuyển theo yêu cầu. Từ đó, mỗi tháng và các quý, năm có tổng kết, đánh giá số lượng BN chuyển tuyến, bệnh thuộc chuyên khoa nào, nguyên nhân  vì sao phải chuyển tuyến để đề ra kế hoạch triển khai kỹ thuật mới và nâng cao chất lượng chuyên môn để hạn chế chuyển tuyến.

Đối với tuyến dưới chủ động chuyển đến, BV thường xuyên tổng kết BN chuyển tuyến hàng tháng, quý, năm, kiểm tra giám sát những chuyên khoa có BN chuyển tuyến nhiều; làm thông báo tuyến những trường hợp cần góp ý, thông báo những sai sót chuyên môn... Qua cách làm sáng tạo này, BVĐK TW Cần Thơ đã chủ động tìm ra hạn chế ở tuyến dưới, phối hợp với BV có BN chuyển tuyến nhiều, tổ chức đi khảo sát để tìm biện pháp hỗ trợ phát triển chuyên môn theo hình thức chỉ đạo tuyến hoặc chuyển giao kỹ thuật ngay.

Không chỉ tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, BVĐK TW Cần Thơ còn trực triếp biên soạn giáo trình tài liệu do các bác sĩ giàu kinh nghiệm của BV trực tiếp soạn thảo đúc rút từ thực tế điều trị để tặng cho các thầy thuốc tuyến dưới, đã có 39 tài liệu được soạn thảo từ năm 2011 đến nay như cấp cứu BN ngừng tim, ngừng thở,  nội soi đại tràng điều trị, gây tê ngoài màng cứng... Theo BSCKII. Trần Văn Quân, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến BVĐK TW Cần Thơ,  hàng năm BV đều tiếp nhận đào tạo cho học viên tuyến dưới đến học tập chuyên đề theo cách cầm tay chỉ việc. Lĩnh vực học tập bao gồm tất cả các chuyên khoa, đối tượng học là bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng. Số học viên tăng dần về số lượng và chất lượng (bác sĩ làm việc tại BV tuyến tỉnh), lĩnh vực chuyên môn được đào tạo chuyên sâu nhiều hơn như: phẫu thuật nội soi, nội soi tiêu hóa...

Triển khai nhiều kỹ thuật mới

Là BV tuyến cuối khu vực ĐBSCL với gần 18 triệu dân, BVĐK TW Cần Thơ luôn xác định phải tiên phong triển khai kỹ thuật mới. Từ tháng 5/2013, BV đã khai trương phân khoa Tim mạch can thiệp (thuộc Khoa Tim mạch), triển khai kỹ thuật can thiệp tim mạch và đến nay cứu sống rất nhiều BN. BN Nguyễn Văn Khánh (ở Hà Nội) xúc động kể: “Tôi đến TP. Cần Thơ du lịch, đang tham quan thì bị mệt, đau ngực, ngất xỉu. Người nhà đưa vào BVĐK TP. Cần Thơ, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhồi máu cơ tim và chuyển sang BVĐK TW Cần Thơ. Lúc này, tôi đã ngưng tim, ngưng thở, các bác sĩ sốc điện, rồi can thiệp đặt stent cho tôi. Sau thời gian điều trị, tôi hoàn toàn bình phục, không bị di chứng gì và sinh hoạt bình thường”.

Đồng thời, BV nhận được sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn của BV Chợ Rẫy, mới đây, các bác sĩ ở Khoa Tổng hợp của BV đã thực hiện thành công kỹ thuật thuyên tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads-TACE. Kỹ thuật này lần đầu tiên được thực hiện tại ĐBSCL để điều trị ung thư gan. BS. Bùi Phi Hùng, Khoa Ngoại tổng quát BVĐK TW Cần Thơ, người thực hiện kỹ thuật này cho biết: Việc sử dụng hạt vi cầu DC Beads sẽ giảm thiểu được các triệu chứng sau nút mạch như đau gan, sốt, nôn, buồn nôn,... Ngoài ra, hạt vi cầu DC Beads giải phóng hóa chất diệt ung thư trong tổ chức khối u không bị suy giảm nhanh chóng nên hiệu quả điều trị cao hơn, tỷ lệ tái phát giảm, thời gian tái phát kéo dài hơn.

Được biết, đây là kỹ thuật đang được các nước có nền y học tân tiến dần thay thế kỹ thuật nút mạch hóa chất truyền thống. Tại các BV lớn ở Việt Nam cũng mới sử dụng kỹ thuật dùng hạt vi cầu DC Beads thời gian gần đây và nay triển khai được ở Cần Thơ.

 

Thứ trưởng Y tế Hoa Kỳ Mary Wakefield thăm chợ gia cầm Hà Vỹ

http://suckhoedoisong.vn/thu-truong-y-te-hoa-ky-mary-wakefield-tham-cho-gia-cam-ha-vy-n123963.html

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=380197

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ Mary Wakefield đã tới thăm chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền bắc Việt Nam. Hình ảnh của bà hết sức giản dị, không đeo khẩu trang hay mang giày bảo hộ hòa vào dòng người đi bộ hay đi xe máy xách theo gia cầm trong chợ giữa những tiếng gà, vịt kêu rất vui tai.

Phòng cúm gia cầm ở người là một trong những nội dung hợp tác từ lâu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) với ngành y tế Việt Nam. Hàng năm, cúm mùa gây bệnh cho hàng triệu người trên thế giới và khoảng 250 nghìn-500 nghìn trường hợp tử vong. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh cúm, bao gồm cúm mùa, cúm đại dịch và cúm gia cầm.

Tiêm vaccin cúm là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh. Giám sát cúm dựa trên kết quả xét nghiệm là cách tốt nhất để kiểm soát virus cúm và cung cấp thông tin cần thiết cho việc tạo ra các vaccin cúm hiệu quả nhất. Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang lên chiến lược, kế hoạch để sản xuất vaccin phòng cúm trong nước để giúp ngừa cúm hiệu quả nhất.

Theo Thứ trưởng Y tế Hoa Kỳ Mary Wakefield, chủng virus cúm biến đổi liên tục đòi hỏi chúng ta phải có nghiên cứu dựa trên các kết quả xét nghiệm. Việc kiểm soát tốt gia cầm tại các chợ đầu mối được coi là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của cúm gia cầm sang người trong cộng đồng. Đó cũng là lý do tại sao trong chuyến thăm lần này, bà lại tới thăm chợ Hà Vỹ, chợ đầu mối lớn nhất miền bắc Việt Nam, như một biểu tượng cho quá trình hợp tác lâu dài phòng ngừa cúm và các bệnh lây từ động vật sang người của CDC Hoa Kỳ với Việt Nam.

Thứ trưởng Y tế Hoa Kỳ Mary Wakefield đã có buổi trò chuyện thân mật cùng Ban quản lý chợ Hà Vỹ và các cán bộ Cục Thú y và đi dạo một vòng quanh chợ giữa những người thương lái đang hối hả chở gia cầm vào chợ, buộc lên xe và tiếng gà vịt kêu quạc quạc khắp khu chợ.

Chợ gia cầm Hà Vỹ thành lập năm 1990 và được xây dựng lại năm 2008 nhằm đảm bảo vệ sinh. Chợ có diện tích 1,7 ha, với 4 dãy ki ốt gồm khoảng 160 gian hàng.

Mỗi ngày chợ Hà Vỹ tiêu thụ 40-60 tấn gia cầm (khoảng 20 nghìn-30 nghìn con gia cầm). Nguồn gia cầm về chợ chủ yếu từ các tỉnh phía bắc (Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam,...), đôi khi từ các tỉnh phía nam như Bình Định, Long An, Vĩnh Long.

Các xe ra vào chợ được phun thuốc khử trùng, tiêu độc. Hàng ngày, tổ vệ sinh của chợ (gồm 5 nhân viên) thu gom rác thải đưa về nơi quy định.

 Mỗi tuần, chốt kiểm dịch phun thuốc sát trùng, tiêu độc một lần. Mỗi tháng, chợ nghỉ một ngày vào ngày 16 âm lịch để tổng vệ sinh toàn bộ chợ.

Thứ trưởng Y tế Hoa Kỳ Mary Wakefield cùng ban quản lý chợ và các cán bộ thú y tại cổng chợ gia cầm Hà Vỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) bắt đầu hợp tác với Việt Nam từ năm 1998 và đến năm 2005, CDC cử chuyên gia từ Hoa Kỳ sang làm việc dài hạn tại Việt Nam nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực trong việc phát hiện, đáp ứng và dự phòng các ca nhiễm virus cúm ở người và gia cầm cũng như ngăn ngừa khả năng lây truyền bệnh từ động vật sang người.

CDC hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống giám sát cúm quốc gia bao gồm giám sát hội chứng cúm (từ 2005) và giám sát bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (từ 2011). Giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm được tiến hành từ 2014.

CDC hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược quốc gia về chính sách vaccin cúm trong khuôn khổ hợp tác từ 2013 đến nay.

 

Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển”: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm

http://suckhoedoisong.vn/huong-ung-tuan-le-dinh-duong-va-phat-trien-bien-doi-khi-hau-anh-huong-den-an-ninh-thuc-pham-n123957.html

Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm nay diễn ra từ 16-23/10 với chủ đề: “Bữa ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”.

Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm nay diễn ra từ 16-23/10 với chủ đề: “Bữa ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”.

Biến đổi khí hậu và an ninh thực phẩm

Khi thiên tai xảy ra, bên cạnh những tổn thất rất nặng nề về người và của, nhiều vùng, nhiều người đã lâm vào cảnh bị cô lập, bị đói, bị bệnh tật và suy dinh dưỡng. Ở những vùng thường xuyên bị thảm họa thiên tai, vùng sâu, vùng xa như miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, vùng Tây Nguyên... Những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà. Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng (SDD), luôn bị đe dọa bởi bệnh tật và tử vong. Nếu may mắn thoát khỏi SDD, thì tương lai của những trẻ này cũng sẽ vẫn bị đe dọa do không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội sẽ giảm, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành và có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau.

Nghèo đói và thiếu kiến thức là hai nguyên nhân của SDD trẻ em ở nước ta. Nguyên nhân trực tiếp là do khẩu phần ăn (thiếu cả về số lượng và mất cân đối về chất lượng), bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc mà nguyên nhân gốc dễ là sự nghèo đói. Sự chênh lệch về giàu - nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư, các khu vực là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về SDD. Theo số liệu năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi là 24,6%, thể nhẹ cân là 14,1%. Tỷ lệ SDD vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ SDD thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi, nhẹ cân ở khu vực nông thôn; đặc biệt là các xã nghèo đều cao hơn so với khu vực thành thị. Nhiều bà mẹ trước khi sinh con, trước khi lập gia đình chưa được trang bị kiến thức về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai dẫn đến trẻ bị SDD bào thai; nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ,... dẫn đến thực hành dinh dưỡng không đúng, chăm sóc con chưa đúng khoa học dẫn đến SDD...

Giải pháp

Để đảm bảo ANLT, ANDD hộ gia đình góp phần giảm đói nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp,    hướng dẫn người dân về k‎ỹ thuật canh tác phù hợp, phát triển VAC gia đình, đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, chuyển đổi mô hình canh tác truyền thống phù hợp, nhất là thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch tạo nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng nhằm đảm bảo ANLT, cải thiện chất lượng bữa ăn, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống, gắn liền với ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đưa giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hợp l‎ý tới từng hộ gia đình. Đặc biệt quan tâm tới các hộ gia đình ở những vùng khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, lụt bão.

Hướng dẫn người dân về quy trình sản xuất, quy trình canh tác, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, phân bón... để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất; Tăng cường tuyên truyền về ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, chế biến lương thực và thực phẩm phải gắn liền với ý thức đảm bảo sức khỏe người dân, sức khỏe cộng đồng.

 

35 bệnh viện tại TP HCM tham gia bình chọn Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh

http://suckhoedoisong.vn/35-benh-vien-tai-tp-hcm-tham-gia-binh-chon-giai-thuong-chat-luong-kham-chua-benh--n123930.html

Nhằm mục tiêu phát hiện, tuyên dương, chia sẻ và nhân rộng những mô hình và cách làm hay, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Hội đồng quản lý chất lượng khám chữa bệnh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố lần thứ 1, năm 2016.

Thực hiện Chương trình hành động nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh của Sở Y tế TP.HCM giai đoạn từ nay đến 2025, Hội đồng quản lý chất lượng khám chữa bệnh Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức bình chọn giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố lần thứ 1 năm 2016.

Mục tiêu của hoạt động bình chọn giải thưởng chất lượng là phát hiện, tuyên dương, chia sẻ và nhân rộng những mô hình và cách làm hay, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Đã có 106 sản phẩm đăng ký bình chọn giải thưởng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh lần thứ 1 năm 2016. Các sản phẩm tham dự giải thưởng phải mang tính sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, có thể nhân rộng, nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, hướng đến 5 mục tiêu chất lượng: An toàn hơn; Hiệu quả hơn; Nhanh hơn; Chi phí điều trị hợp lý hơn; Người bệnh hài lòng hơn.

Sau thời gian phát động tham gia bình chọn giải thưởng, cho đến nay đã có 35 bệnh viện, gồm 2 bệnh viện bộ ngành,  20 bệnh viện thành phố, 5  bệnh viện quận huyện, 8 bệnh viện tư nhân đã đăng ký tham dự bình chọn với 106 sản phẩm. Các sản phẩm đã thể hiện nỗ lực, tâm huyết của tập thể bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của các bệnh viện không ngừng cải tiến chất lượng khám chữa bệnh nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn trong thời gian qua.

 

GS.TS. Nguyễn Thanh Long:“Bộ Y tế nâng mức cảnh báo phòng chống Zika”

http://suckhoedoisong.vn/gsts-nguyen-thanh-longbo-y-te-nang-muc-canh-bao-phong-chong-zika-n123939.html

Các bệnh hô hấp cấp tính, sốt xuất huyết và Zika là những bệnh đang được giám sát chặt chẽ tại Việt Nam, đặc biệt sự xuất hiện một ca biến chứng đầu nhỏ do Zika ở Việt Nam khiến cho Zika càng được quan tâm đặc biệt.

Tại lễ khởi động Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam GS.TS. Nguyễn Thanh Long và bà Mary Wakefield, Thứ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ đã tham quan Văn phòng EOC và nghe trình bày về mô hình giám sát ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh mới nổi của EOC ở Viện Vệ sinh Dịch tệ Trung ương gồm mô hình giám sát chặt chẽ các bệnh hô hấp cấp tính, sốt xuất huyết dengue và zika.

Bên lề lễ khởi động, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trả lời phỏng vấn báo giới liên quan tới ứng phó với Zika, đặc biệt trước các diễn biến phức tạp gần đây tại Việt Nam, khi mà đã xuất hiện ca bệnh đầu nhỏ do biến chứng Zika gây ra.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết tại sao Bộ Y tế nâng mức cảnh báo phòng chống Zika?

GS.TS. Nguyễn Thanh Long: Có hai nguyên nhân khiến Bộ Y tế phải nâng mức cảnh báo. Thứ nhất, các trường hợp phát hiện Zika gần đây có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Ngay trong tháng 10 này, chúng ta đã phát hiện 5 trường hợp. Số các trường hợp zika phát hiện sớm hơn trong tháng 10 này với mức độ gia tăng có khác thường. Và nguyên nhân thứ 2, có một trường hợp bệnh đầu nhỏ mới xuất hiện ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng do virus Zika gây ra. Chính vì lý do đó, Bộ Y tế quyết định nâng mức cảnh báo hiện tại để chúng ta có thể triển khai các biện pháp cần thiết phòng chống Zika.

PV: Thứ trưởng có thể cho biết biện pháp cần thiết cần làm trong lúc này để hạn chế Zika lây lan là gì?

GS.TS. Nguyễn Thanh Long: Biện pháp cần thiết trong lúc này là tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiếp tục phát động chiến dịch diệt loăng quăng bọ gậy. Đây là việc hết sức cần thiết và hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần phải triển khai giám sát ở diện rộng hơn và triển khai các biện pháp kỹ thuật khác để hạn chế tối đa Zika lây lan trong cộng đồng.

Cũng theo Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius, trên thế giới nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi chỉ được ngăn ngừa và phòng chống trong khi và sau khi nó đã diễn ra, điều quan trọng đối với chúng ta là cần phải ngăn chặn trước khi nó diễn ra. Và đó cũng là mục tiêu mà các văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) được lập ra trong khuôn khổ chương trình An ninh Y tế toàn cầu nhằm triển khai mạng lưới ngăn ngừa, phát hiện và hạn chế lây lan rộng khắp, để hạn chế tối đa mức độ lây lan của nó trên toàn cầu. CDC Hoa Kỳ đã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật trong việc phát triển các nguồn dữ liệu, vận hành văn phòng EOC. Cán bộ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng được sang CDC, Atlanta để học tập và chuyển giao kỹ thuật. Văn phòng EOC tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sẽ thu thập thông tin từ 28 tỉnh khu vực phía bắc Việt Nam để xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về dịch bệnh, đưa ra cảnh báo bất thường về dịch bệnh. Văn phòng EOC cũng có thể kết nối với các văn phòng EOC quốc tế như CDC Atlanta, WHO khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Sự thành công của Việt Nam trong việc từng ứng phó và ngăn chặn SARS, H5N1, H1N1, Ebola, Mers-CoV chính là điều khiến Việt Nam trở thành một trong những đối tác chủ chốt trong chương trình An ninh Y tế toàn cầu do Tổng thống Obama khởi xướng, và Việt Nam vẫn tiếp tục là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hợp tác y tế.

 

Lũ lụt, cảnh giác với bệnh sốt do chuột cắn

http://suckhoedoisong.vn/lu-lut-canh-giac-voi-benh-sot-do-chuot-can-n123947.html

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và đảo lộn bất thường. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da...

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và đảo lộn bất thường. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này. Phát hiện, chữa trị bệnh do chuột cắn như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Sốt chuột cắn là bệnh do động vật truyền, lây sang người thông qua các vết cắn hoặc vết cào của động vật thuộc bộ gặm nhấm, nhất là chuột hoặc một số loài thú nuôi (như chó, mèo...). Dựa vào mầm bệnh, người ta phân biệt hai loại bệnh sốt do chuột cắn là Sodoku do xoắn khuẩn Spirillum minus và bệnh Haverhill do trực khuẩn Streptobacillus moniliformis gây ra.

Bệnh Sodoku

Theo tiếng Nhật So là chuột, doku là nhiễm độc do xoắn khuẩn, Spirillum minus gây ra. Đây là xoắn khuẩn Gram âm có 2 - 3 vòng xoắn và không sinh sản ở môi trường nuôi cấy nhân tạo. Bệnh này thường gặp ở châu Á và một số nơi khác như châu Phi, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ. Xoắn khuẩn Spirillum minus có ở cơ lưỡi của chuột nhắt, chuột nhà, chó, mèo khỏe mạnh. Bệnh lây trực tiếp cho người qua vết cắn hay vết cào hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc hoặc ăn những thức ăn bị nhiễm nước tiểu của chuột có nhiễm xoắn khuẩn.

Chuột cắn lây truyền bệnh sốt Sodoku.

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Từ khi bị chuột cắn, thời kỳ ủ bệnh từ 5 ngày đến 4 tuần, rồi bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao 39-40oC, rét run, đặc trưng bởi sốt gián đoạn từng cơn. Các cơn sốt tái đi tái lại sau những khoảng thời gian không sốt. Sự tái phát cơn sốt thường xuất hiện vài lần trong thời gian 1-3 tháng. Cùng với sốt, bệnh nhân bị ban sẩn ngứa, ban hoạt tử, các ban này có xu hướng nối liền với nhau, tập trung ở da đầu, mặt và thân trên. Tại vết cắn, hầu hết các trường hợp có thể trở thành một vùng sưng tấy, tím đỏ và hoại tử. Tuy nhiên cũng có trường hợp tổn thương da có thể tự khỏi. Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện đau cơ khớp, có thể phát triển thành viêm khớp. Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng thần kinh như: đau đầu, ảo giác, tình trạng mê sảng dẫn đến hôn mê.

Bệnh được chẩn đoán nhờ phân lập được vi khuẩn trong máu, hạch lympho, vết cắn và các tổn thương da. Xoắn khuẩn Spirillum minus có thể phát hiện bởi kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hay nhuộm bạc.

Biến chứng có thể xảy ra gồm: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu. Nếu không được điều trị,  tình trạng sốt có thể kéo dài dai dẳng 1-2 tháng và là nguyên nhân gây tử vong với tỉ đến 13%.

Bệnh sốt Haverhill

Bệnh sốt Haverhill phổ biến hơn bệnh Sodoku do Streptobacillus moniliformis gây bệnh. Nó là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ, là trực khuẩn đa hình thể: hình cầu, hình oval, hình thoi, hình gậy, cuộn thành hình khối. Trực khuẩn này được tìm thấy ở mũi hầu của chuột. Bệnh lây truyền cho người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc cào của chuột hoặc gián tiếp thông qua thức ăn chưa được nấu chín hay nước uống bị nhiễm nước tiểu của chuột bị bệnh.

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Thời gian ủ bệnh ngắn từ 3-10 ngày, sau đó phát bệnh đột ngột với hội chứng nhiễm trùng: sốt cao (39-40oC), rét run, đau đầu. Nếu trực khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn. Xuất hiện đau cơ và khớp với đặc điểm đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Trong suốt thời gian mắc bệnh, hội chứng nhiễm khuẩn xuất hiện dai dẳng, gián đoạn. Trên da có thể thấy các ban xuất huyết ở lòng bàn tay, chân, mũi. Khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện thấp khớp hoặc nhiễm trùng các khớp một cách không đối xứng, tập trung ở các khớp lớn. Sốt sẽ lui dần sau 3-5 ngày thậm chí khi không điều trị kháng sinh và các khớp viêm sẽ biến mất trong vòng từ 10 - 14 ngày.

Chẩn đoán bệnh nhờ cấy máu, dịch khớp, dịch rỉ từ vết thương thấy trực khuẩn, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng nói trên.

Các biến chứng có thể gặp là: viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não, thiếu máu.

Phòng bệnh thế nào?

Do diễn biến của bệnh sốt chuột cắn nhanh và nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh càng quan trọng. Có thể uống penicillin trong 3 ngày sau khi bị chuột cắn. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ: tiêu diệt chuột; tránh chuột cắn khi tiếp xúc với chuột; đề phòng lây nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa bằng việc thực hiện ăn chín, uống sôi.

 

TPHCM: thêm địa chỉ chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư chuẩn “5 sao”

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/tphcm-them-dia-chi-cham-soc-giam-nhe-benh-nhan-ung-thu-chuan-5-sao-1064811.tpo

Ngày 21/10, Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân, TPHCM) đã chính thức thành lập đơn vị chăm sóc giảm nhẹ “5 sao” dành ưu tiên đặc biệt cho bệnh nhân ung thư - vốn là những người phải chịu đựng rất nhiều tổn thương về thể chất lẫn tinh thần kể từ khi nhận được chẩn đoán mang “án tử” cho đến suốt quá trình trị liệu đầy thử thách.

Đơn vị chăm sóc giảm nhẹ mới có quy mô hơn 50 giường được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cùng với dịch vụ phòng bệnh theo tiêu chuẩn “5 sao”. Bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại không gian được thiết kế riêng, cách ly bảo vệ với áp lực âm theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống nhiễm khuẩn thế giới dành cho người bệnh bị suy giảm miễn dịch trong quá trình hoá trị.

Ý nghĩa của Đơn vị chăm sóc giảm nhẹ, ngoài tập trung làm giảm tối đa sự đau đớn và kiểm soát triệu chứng giúp bệnh nhân ít phải chịu đựng khi đối mặt với các bệnh đe doạ tính mạng, còn chú trọng đến nỗi đau tinh thần của người bệnh và người thân. Do đó, đội ngũ giáo sư bác sĩ của đơn vị chăm sóc giảm nhẹ của Bệnh viện Quốc Tế City tập trung đầy đủ các chuyên khoa, gồm ung bướu, gây mê hồi sức và điều trị đau, chuyên viên tâm lý, dinh dưỡng lâm sàng, vật lý trị liệu và chuyên viên chăm sóc điều dưỡng.

 

Khối u khổng lồ 10 kg được cắt bỏ thành công khỏi ổ bụng bé 12 tuổi

http://www.nguoiduatin.vn/khoi-u-khong-lo-10-kg-duoc-cat-bo-thanh-cong-khoi-o-bung-be-12-tuoi-a303564.html

Khối u nặng 10kg đã được cắt bỏ thành công khỏi ổ bụng của bé Sùng Thị Dính, 12 tuổi trú tại xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Khối u nặng 10 kg đã được cắt bỏ thành công khỏi ổ bụng của bé Sùng Thị Dính, 12 tuổi trú tại xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Mèo Vạc thực hiện mổ lấy khối u sau phúc mạc có kích thước khổng lồ và phức tạp lên đến 10 kg ra khỏi cơ thể một bé gái 12 tuổi.

Đó là thông tin được chia sẻ bởi bác sĩ Tạ Tiến Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc.

Chia sẻ thêm với phóng viên báo Người Đưa Tin, bác sĩ Mạnh cho hay, bệnh nhân Dính nhập viện trong tình trạng bụng to như người mang thai tháng thứ 9. Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, chụp Xquang... và được chẩn đoán là u ổ bụng.

Theo gia đình bệnh nhân Dính, cách đây 1 năm người nhà phát hiện thấy bụng của em Dính tự nhiên to dần gây căng, tức khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều cho em trong mọi sinh hoạt. Nhưng do chủ quan và kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện đưa cháu đi khám tại các cơ sở y tế nên gần 1 năm ấy Dính phải mang khối u khổng lồ ấy trong cơ thể.

Sau khi hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện đã giải thích về tình trạng bệnh và khuyên gia đình chuyển bệnh nhân lên Bệnh viên tuyến trên để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.

Nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình có đơn xin được phẫu thuật và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc và gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra với bệnh nhân.

Trước tình hình đó, lãnh đạo bệnh viện đã quyết định mổ lấy khối u ra cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật diễn ra trong thời gian 3 tiếng. Ê – kíp thực hiện ca mổ đã bóc tách thành công khối u nặng 10kg nằm trọn trong ổ bụng, chèn ép phổi và gan lên cao, gây biến dạng dạ dầy, ruột... Sau khi phẫu thuật các bác sỹ xác định là u sau phúc mạc.

“Nếu không được cắt bỏ khối u, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt, do khối u chèn ép nội tạng, lấy các chất dinh dưỡng của bệnh nhân và có thể dẫn đến tử vong. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã phục hồi và đang có những tiến triển tốt”, bác sĩ Mạnh nói.

 

Ứng phó với tình trạng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=380207

Theo BS. Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương cho biết, đứng trước tình hình gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở quần thể các nhóm có nguy cơ cao, trong những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nguồn Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Hải Dương là tỉnh triển khai toàn diện các Đề án của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Xin ông cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở quần thể các nhóm nguy cơ cao trên địa bàn?

GĐ Nguyễn Văn Hải: Hải Dương là tỉnh được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao, kèm theo sự mở rộng của các khu công nghiệp, các hoạt động và dịch vụ vui chơi giải trí... Hiện tỉnh có 10 khu công nghiệp với tổng số 77.000 nhân công. Vì vậy, trong mấy năm gần đây có nhiều biến động lớn về sự dịch chuyển dân số. Một bộ phận không nhỏ người lao động từ các vùng nông thôn được huy động đến các cụm khu công nghiệp, trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp với tốc độ chuyển dịch dân số, dẫn đến an sinh xã hội không bảo đảm. Bên cạnh đó, việc quản lý người lao động tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập làm gia tăng tỷ lệ di biến động của một bộ phận người lao động. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất làm gia tăng các vấn đề xã hội như mất trật tự an ninh xã hội, tình dục không an toàn làm gia tăng tỷ lệ nạo phá thai trước hôn nhân... Theo kết quả giám sát trọng điểm và giám sát phát hiện đã xuất hiện những mẫu HIV dương tính từ nhóm dân di biến động này.

Đối với đối tượng nguy cơ cao là người lao động tình dục, việc quản lý người bán dâm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do hoạt động mại dâm tại Hải Dương không tập trung, rải rác trên địa bàn toàn tỉnh, mang tính nhỏ lẻ theo địa phương, gái mại dâm chủ yếu từ nơi khác đến… Vì vậy, hiện nay số gái mại dâm trong danh sách quản lý của Công an tỉnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với thực tế. Bên cạnh đó, lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cao là nam quan hệ đồng giới cũng cần lưu ý. Theo số liệu tổng hợp từ Dự án VUSTA trong năm 2015, số người MSM (Men Sex Men: nam giới có quan hệ tình dục với nam giới) đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ và tiếp cận được ở Hải Dương là 1.323 người, trong đó chủ yếu ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và huyện Gia Lộc.

- Tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn đang diễn biến như thế nào, thưa ông?

GĐ Nguyễn Văn Hải: Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến ngày 30.6, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống tại Hải Dương là 1.805 người; bệnh nhân chuyển AIDS còn sống là 1.298 người; 1.605 trường hợp đã tử vong do AIDS. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh xét nghiệm phát hiện mới 135 trường hợp nhiễm HIV; 162 bệnh nhân AIDS; 42 trường hợp tử vong do AIDS. Dịch HIV trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khống chế, không tăng so với những năm trước đây. Tuy nhiên, hiện hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục đang có xu hướng tăng, đặc biệt trong nhóm nữ giới. Người nhiễm HIV chủ yếu ở nhóm tuổi lao động từ 15 - 49 tuổi. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm qua các năm, cho thấy sự tác động của các chương trình như dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và chương trình can thiệp giảm tác hại, điều trị ARV, chương trình Methadone...

- Vậy, đứng trước tình hình gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở quần thể các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV, Hải Dương đã có những động thái gì để giải quyết tình trạng này, thưa ông?

GĐ Nguyễn Văn Hải: Trong những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nguồn Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Hải Dương triển khai toàn diện nhiều hoạt động tích cực, nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cư cao, thông qua những Đề án của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như Đề án dự phòng lây nhiễm HIV; chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS; tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Kết quả cho thấy, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, dưới sự hỗ trợ của Dự án Quỹ Toàn cầu và nguồn hỗ trợ từ địa phương, đa số các chỉ tiêu do Sở Y tế tỉnh và các dự án giao đều đạt và vượt chỉ tiêu. Đặc biệt, các chỉ tiêu đạt cao như số trẻ em được tham gia điều trị ARV đạt 104,6%; chỉ tiêu số mẫu giám sát HIV, năm 2015 đạt 140%. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, đã cấp phát trên 200.000 tài liệu truyền thông các loại và tổ chức truyền thông tới trên 519.492 lượt người về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, từ năm 2015 đã triển khai chương trình đào tạo liên tục về HIV/AIDS cho gần 1.500 cán bộ y tế thôn, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã phối hợp thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong việc huy động nguồn lực và quản lý người nhiễm, người nghiện chích ma túy tại cộng đồng.

Đối với hoạt động can thiệp giảm tác hại, tính đến hết tháng 6.2016, dưới sự hỗ trợ của Dự án VUSTA và Dự án Quỹ Toàn cầu, tỉnh tiếp tục triển khai 10/12 địa bàn hoạt động cấp phát bơm kim tiêm miễn phí cho đối tượng nghiện chích ma túy; cung cấp bao cao su cho các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí tại các địa bàn trọng điểm về tình hình ma túy, mại dâm. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, đã tiếp cận được gần 2.000 người nghiện chích ma túy và gần 500 tiếp viên nhà hàng, khách sạn cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su và hướng dẫn tiêm chích an toàn, tình dục an toàn. Hoạt động điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện theo chỉ tiêu của Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg.

- Trong thời gian tới tỉnh sẽ có những hoạt động gì để tiếp kìm chế sự gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao, thưa ông?

GĐ Nguyễn Văn Hải: Cơ bản chúng tôi sẽ triển khai 4 chương trình chính, bao gồm thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; triển khai toàn diện các chương trình can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là chương trình cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; triển khai chương trình chăm sóc, điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; nâng cao năng lực, theo dõi giám sát chương trình. Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện các giải pháp để giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao trên địa bàn.

Đối với hoạt động để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, Trung tâm chú trọng tuyên truyền giảm thiểu lây nhiễm HIV cho công nhân tại các khu công nghiệp. Do số lượng công nhân trên địa bàn tỉnh nhiều, việc tuyên truyền trực tiếp cho công nhân tại các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn vì chủ doanh nghiệp không đồng ý cho tiếp cận, Trung tâm có văn bản tham mưu UBND tỉnh, đề xuất phối hợp với Liên Đoàn Lao động thành phố Hải Dương, Đoàn Thanh niên...triển khai lồng ghép các buổi tuyên truyền giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản...cho công nhân để nâng cao kiến thức phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho công nhân ở các khu công nghiệp.

 

Tràn lan hóa chất trong thực phẩm

http://daidoanket.vn/suc-khoe/tran-lan-hoa-chat-trong-thuc-pham/129122

Thời gian gần đây, tình trạng lạm dụng hóa chất trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm đã trở nên phổ biến ở nước ta. Mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng tình hình không có dấu hiệu giảm, thậm chí, ngày càng xuất hiện nhiều loại hóa chất, phụ gia vốn chỉ sử dụng trong ngành xây dựng, trong sản xuất máy móc công nghiệp, thì nay được dùng vào chế biến, bảo quản thực phẩm, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Cần siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất và buôn bán thực phẩm để bảo đảm thực phẩm an toàn cho người dân.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), trong năm 2015, cả nước có gần 200 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 5.000 người. Cả nước đã tiến hành thanh, kiểm tra trên 2,6 triệu lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%, số tiền phạt khoảng 99,6 tỷ đồng.

Báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, khi kiểm tra tại hơn 11.000 cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, có đến hơn 2.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; khi thanh, kiểm tra 11.000 hộ nông dân, có đến 1/5 hộ vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cả nước có khoảng 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm, trong đó có 85% có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất theo tính thời vụ và đa phần không đủ nguồn tài chính để đầu tư vào hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn-Phó Chủ tịch UBMTTQ TP HCM, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP, cho rằng, thời gian qua, nhiều hóa chất và hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc, rất nguy hại cho con người được nhập lậu liên tục với lượng lớn qua biên giới, tạo thách thức không nhỏ đối với ATTP. Trong khi đó, việc chưa quản lý riêng phụ gia thực phẩm còn để bày bán chung với phụ gia công nghiệp khác ở một số chợ.

Ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng tiêm chất an thần Prozil Fort (Ecepromazine) vào heo (lợn) để ngủ sau đó bơm nước vào heo để tăng trọng giả tạo nhằm kiếm lợi nhuận phi pháp.

Chất Melamine trong sữa và sản phẩm từ sữa, bột bắp rang cháy pha với bột cà phê, DEHP dùng làm chất tạo đục, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, Clenbuterol, gia cầm, phẩm màu công nghiệp không phụ thuộc phụ gia thực phẩm được sử dụng nhuộm thực phẩm tạo dáng bắt mắt, hóa chất kích thích tăng trưởng, tạo giá cọng mập và không rễ, hóa chất công nghiệp Tinopal trong bún tươi và sản phẩm từ gạo, tạo sáng trắng hấp dẫn…

Theo các chuyên gia, những hóa chất hay bị lạm dụng trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm là hàn the, fomaldehyde, chất vàng ô, lân hữu cơ, hóa chất tăng trưởng cho giá…

Hàn the, có tính chất làm dai, được lạm dụng nhiều trong giò, chả, nem chua, bánh phở, bánh hủ tiếu, bánh ướt, bánh canh. Hàn the tích lũy ở cơ thể người tập trung ở gan và não nhiều nhất rồi đến tim, phổi, dạ dày…

Khi ăn nhiều hàn the sẽ có hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co cứng cơ, sốc trụy tim… gây ngộ độc mãn tính, nặng hơn có còn có nguy cơ làm thoái hóa cơ quan sinh dục.

Fomaldehyde có hóa chất rất độc, có lúc dùng trong bánh phở, hủ tiếu, bún để làm dai và diệt vi khuẩn. Chất độc nguy hiểm, làm cho thực phẩm khó ôi thiu nhưng lại rất khó tiêu hóa khi vào cơ thể, gây hiện tượng đầy bụng, no giả tạo.

Trong cơ thể, formol kết hợp với các nhóm amin hình thành các dẫn xuất bền vững với các men phân hủy protein làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nhiều thực nghiệm trên diện rộng vật đã chứng tỏ khi tiếp xúc lâu dài và liên tục formol có khả năng gây ung thư đường hô hấp.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn đánh giá: “Việc kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước còn nhiều bất cập khi mà các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm soát các đối tượng nhắm đến chứ chưa cho phép nhận diện thêm các chất lạ không nằm trong tầm ngắm. Trong khi đó, càng ngày, thực phẩm càng bị nhiễm các loại hóa chất với số lượng lớn và đa dạng hơn”.

Bà Phan Thị Việt Thu-Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM đề nghị, để khắc phục từng bước, lập lại sự an toàn cho người tiêu dùng cần phải thực hiện tốt những biện pháp đồng bộ từ người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người chăn nuôi, canh tác đến người tiêu dùng.

Có sự chỉ đạo phân công trách nhiệm rạch ròi cho chính quyền các cấp trong việc kiểm tra chất lượng vệ sinh, ATTP, đồng thời tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành quản lý về nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, y tế…để mau chóng kịp thời giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm… khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý đối với chất lượng vệ sinh ATTP.

Bà Lý Kim Chi-Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM cho rằng, cần có chính sách siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như các loại rượu giả, thực phẩm chức năng giả, các loại nước giải khát không truy xuất nguồn gốc,… có chế tài mạnh, đủ sức răn đe, ngăn chặn những sai phạm về ATTP.

Cần có cơ chế phát huy vai trò của người tiêu dùng trong việc phát hiện những thực phẩm, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh ANTP.

Lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về vi phạm ATVSTP. Sau khi tiếp nhận phải nhanh chóng thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.   

 

Bệnh từ miệng vào

http://daidoanket.vn/suc-khoe/benh-tu-mieng-vao/129237

Theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi năm có thêm 200. 000 ca ung thư mới và số người chết vì ung thư hàng năm là 70. 000 người (!). Trong số các bệnh nhân ung thư thì nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% (!). Đã đến lúc coi vấn đề loại trừ thực phẩm bẩn, nhất là rau bẩn, phải đặt ra một cách cấp bách và cần khẩn trương tập trung giải quyết.

Tự trồng rau là biện pháp tình thế hoàn toàn không cơ bản với một chế độ lấy mục tiêu của dân, do dân và vì dân. Không nên để người dân tự lo mà trước hết các cấp chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị xã hội phải lo. Dân bị bệnh vì ăn thực phẩm bẩn, trong đó có rau bẩn thì nhẽ nào Nhà nước không quan tâm để giải quyết một cách có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Tuy nhiên giải pháp tình thế tự trồng rau rõ ràng là biện pháp có hiệu quả. Tôi có người cháu ở bên kia sông Hồng. Cậu ta bỏ ra vài tỷ đồng để làm vườn rau an toàn với nhà lưới, tường gạch chỉ để trồng rau (!). Ăn không hết, hàng tuần cậu ta thường mang cho gia đình tôi đủ thứ rau, củ, quả tuyệt đối an toàn và thật là quý giá đối với chúng tôi. Tuy nhiên không phải ai cũng có tiền để làm như chàng thanh niên này.

Trước hết tôi mong muốn Nhà nước , trước hết là Bộ NN&PTNT nên khuyến khích tạo chuỗi sản xuất rau an toàn và các siêu thị lấy lại tín nhiệm là chỉ nhập để bán cho người tiêu dùng các loại rau thật sự an toàn. ​

Một điều quan trọng tôi muốn đề xuất là chúng ta đã nghiệm thu rất nhiều đề tài về thuốc trừ sâu sinh học (như Bacillus thuringiensis, Metarhizium anisopliae. Beauveria bassiana, Trichoderma viride, virut NPV...) vậy mà không đưa được vào sản xuất chỉ vì chúng ta không chịu phát triển ngành Công nghiệp vi  sinh vật, một ngành quan trọng nhất trong Công nghệ sinh học (được coi là ưu tiên trên cả Công nghệ thông tin và Công nghệ vật liệu mới). Nhẽ nào một quốc gia trên 90 triệu dân mà chỉ có ba sản phẩm của ngành Công nghiệp vi sinh vật là Rượu bia, Bột ngọt và Vaccin?

Gần đây người ta đã lạm dụng Salbutamol và Clenbuterol để làm chất kích thích tăng trọng và tạo nạc cho lợn. Dùng các chất này bổ sung vào thức ăn sẽ làm lợn phát triển nhanh cơ bắp, chuyển mỡ thành nạc. Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ bị thoái hóa xương, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó.

Đây là những chất đưa vào lợn bao nhiêu hầu như sẽ chuyển hết sang người tiêu dùng thịt lợn bấy nhiêu. Liều lượng Salbutamol , Clenbuterol tích luỹ trong người đủ lớn sẽ gây ngộ độc cấp, gây tăng huyết áp, đau tim, gây tổn thất hệ thần kinh, thậm chí gây ung thư và dẫn đến tử vong.

Salbutamol là một thuốc thuộc nhóm kích thích thụ thể beta hai (có ở cơ trơn phế quản, cơ trơn tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít có tác dụng tới các thụ thể beta một (trên cơ tim) nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít có tác dụng lên tim. Theo đó thuốc được sử dụng nhiều trong khoa hô hấp với các chỉ định dùng trong thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cắt cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn cơ co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cắt cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. Trong sản khoa thuốc được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.

Clenbuterol cũng là thuốc thuộc nhóm kích thích thụ thể beta hai, giao cảm, có tác dụng tương tự Salbutamol. Thuốc được sử dụng như một chất giãn phế quản trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bộ Y tế khẳng định: việc cho phép lưu hành sử dụng thuốc Salbutamol, Clenbuterol trong y tế chỉ để phục vụ điều trị cho người, vì vậy trong ngành y tế Salbutamol và Clenbuterol là thuốc, việc sản xuất xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dung đã được quy định chặt chẽ tại các văn bản pháp luật về lĩnh vực dược chứ không được phép cấp tràn lan và sử dụng cả cho chăn nuôi như một số thông tin và dư luận phản ánh trong thời gian qua .

Còn trong ngành thú y, tại quyết định số 54, ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutanmol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên việc nhập khẩu, cất trữ, vận chuyển và sử dụng hai chất cấm này đã vượt qua sự kiểm soát và đang gây hoang mang lớn cho người sử dụng thịt lợn. Nhẽ nào các cơ quan chức năng đã không đủ sức kiểm tra từ khâu nhập khẩu qua biên giới đến các khâu vận chuyển và sử dụng khá rộng rãi trước khi bị phát hiện. Theo tài liệu của Bộ NN&PTNT thì trong 5450 mẫu thịt được kiểm nghiệm có tới 104 mẫu phát hiện thấy có các chất cấm; trong 5433 mẫu thịt được kiểm nghiệm có tới 834 mẫu có vi khuẩn Salmonella (!)

Xin bàn tiếp về nguy cơ nhiễm độc tố Aflatoxin gây ung thư từ tương một món ăn truyền thống gắn với rau muống như từng biểu hiện trong câu ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương”.

Chúng ta biết rằng người Nhật thường xuyên sản xuất rượu Sake nhưng loại vi nấm dùng để đường hoá gạo trong quy trình sản xuất bao giờ cũng là chủng vi nấm Aspergillus oryzae do các nhà khoa học cung cấp. Về hình thái thì hai loài Aspergillus oryzae và Aspergillus flavus (sinh Aflatoxin) hết sức giống nhau. Ngay các chuyên gia về Nấm học cũng rất khó phân biệt qua kính hiển vi (phải phân loại nhờ phương pháp giải trình tự ADN).

Tôi từng có lần về một cơ sở sản xuất tương truyền thống ở Bần Yên Nhân. Khi quan sát quy trình lên men xôi từ các nong trước đó không giặt thì thật ngỡ ngàng phát hiện thấy trên xôi có rất nhiều loài vi nấm khác nhau với đủ loại màu sắc (!) Những loại màu vàng cau của có thể là mốc tương (Aspergillus oryzae) nhưng cũng có thể là loài Aspergillus flavus rất nguy hiểm. Theo báo cáo của GS. Trần Đáng thì có lần phân tích tương đã thấy 30% số mẫu nhiễm Aflatoxin (!). Một tỷ lệ thật đáng sợ !

Về lý thuyết cách làm tương là ngâm gạo nấu thành xôi sau đó đổ vào nong, chờ lên nấm mốc (đúng hơn nên gọi là vi nấm). Loài vi nấm tốt nhất là loài Aspergillus oryzae. Loài này sinh ra cả men amylase chuyển hoá tinh bột thành đường và sinh ra men proteinase chuyển hoá protein thành acid amin hay các peptid phân tử ngắn. Tuy nhiên nếu không giặt nong thì bào tử vô vàn các loài vi nấm lưu cữu trên nong sẽ mọc lên và rất có khả năng trong đó có loài Aspergillus flavus gây ung thư.

Tôi đã đề nghị một bà chủ nổi tiếng về làm tương ở Bần Yên Nhân cho phép giặt nong để tự làm thử một mẻ bằng giống Aspergillus oryzae thuần chủng. Bà cụ nhìn tôi một cách ngạc nhiên và nói: “Ông không biết tôi làm tương từ mấy đời nay rồi à?”. Sau khi tôi đảm bảo nếu làm hỏng thì sẽ đền bù toàn bộ bà mới cho làm. Cán bộ đi cùng tôi đã giặt nong sạch sẽ, dàn xôi lên rồi lấy gói bào tử nấm Aspergillus oryzae để rắc lên bề mặt nong xôi. Chúng tôi ra về ra về và để lại số điện thoại. Mấy hôm sau bà cụ điện thoại lên và cho biết mốc mọc rất đều và ngả vào với nước ngâm đậu tương rang rồi. Kết quả mẻ tương ấy rất ngon và bảo đảm an toàn vì không lẫn bất kỳ loài vi nấm nào khác. Điều đáng chú ý là bào tử nấm Aspergillus oryzae sẽ bay khắp phòng nên chỉ cần cấp giống một lần là các mẻ sau loài vi nấm này sẽ chiếm ưu thế và không cần cấy thêm giống nấm gốc nữa.

Nhận thấy tầm quan trọng của một món ăn truyền thống, tôi đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị cho kiểm tra độc tố Aflatoxin trong các loại tương đang bán rộng rãi trên thị trường. Nếu không có Aflatoxin thì không sao, nhưng nếu quá nhiều mẫu phát hiện có độc tố này thì phải buộc các nhà làm tương phải thực hiện quá trình giặt nong sạch sẽ và cấy chủng nấm Aspergillus oryzae do các cơ quan khoa học cung cấp. Các gói bào tử loài vi nấm này sản xuất rất dễ và giá tiền chả đáng là bao và chỉ cần dùng một hai lần là đủ có số bào tử lưu cữu trong khắp không gian khu để xôi mọc mốc. Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời sẽ cùng các cơ quan chuyên môn quan tâm đến đề nghị này. Tôi đã có lần trao đổi vấn đề này với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và không ngờ Phó Thủ tướng nói ông sẽ trực tiếp đi lấy mẫu tương để giao cho các cơ quan có trách nhiệm phân tích Aflatoxin (!)

Người ta thường nói “Sức khoẻ quý hơn vàng”. Thật vậy, vàng có thể mua được bằng tiền còn sức khoẻ khi đã bị nhiễm độc thì bao nhiêu tiền cũng chịu thua. Đã đến lúc các cơ quan hành pháp cần có những quy định chặt chẽ để ngăn cản những hành vi phản khoa học và trực tiếp có hại đến sức khoẻ của đông đảo quần chúng nhân dân. Đã đến lúc cần thực hiện chuỗi sản xuất thực phẩm, đi từ nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận chuyển, tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng về Vệ sinh an toàn thực phẩm cần kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động liên quan đến mức độ an toàn của rau, củ, quả, thịt, cá, trứng , đường, sữa và nước chấm, nước giải khát…Tất cả vì sức khoẻ và hạnh phúc của toàn dân!  

 

Khen thưởng kíp mổ cấp cứu thai phụ nguy kịch tại BV huyện Cần Giờ

http://suckhoedoisong.vn/khen-thuong-kip-mo-cap-cuu-thai-phu-nguy-kich-tai-bv-huyen-can-gio-n123973.html

Giám đốc Sở Y tế TP. HCM đã tặng giấy khen đột xuất cho kíp mổ tại BV huyện Cần Giờ đã có thành tích xuất sắc cấp cứu thành công bệnh nhân thai ngoài tử cung hôm 18/10.

Sáng 20/10, đại diện Sở Y tế TP. HCM đã đến Bệnh viện (BV) huyện Cần Giờ (TP. HCM), tặng giấy khen đột xuất của Giám đốc Sở Y tế cho 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy trình Báo động đỏ nội viện, cấp cứu thành công bệnh nhân thai ngoài tử cung hôm 18/10 vừa qua.

Tại buổi làm việc, TS.BS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP hoan nghênh ê kíp làm việc trong ca mổ vừa qua đã kịp thời cứu sống người bệnh. Được biết bác sĩ mổ chính trong ca mổ cấp cứu là bác sĩ của BV huyện Cần Giờ, điều này đã khẳng định năng lực chuyên môn của BV đang ngày được nâng cao.

TS.BS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM tặng giấy khen cho kíp mổ BV huyện Cần Giờ.

Trước đó, ngày 18/10, BV. huyện Cần Giờ tiếp nhận bênh nhân nữ (35 tuổi, ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ), nhập viện trong tình trạng nguy kịch với triệu chứng: da xanh, chóng mặt, mệt, huyết áp không đo được. Sau khi thăm khám, bác sĩ trực cấp cứu của Bệnh viện huyện Cần Giờ nhận định bệnh nhân có khả năng thai ngoài tử cung vỡ, có choáng nguy cơ tử vong cao nên đã báo động đỏ nội viện.

Sau 20 phút kể từ lúc nhập viện bệnh nhân đã được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, tình trạng bệnh nhân đã ổn định sau phẫu thuật, hiện đang được tiếp tục chăm sóc tích cực, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân đã phục hồi và tiên lượng rất tốt.

Lãnh đạo Sở Y tế TP thăm bệnh nhân trong ca mổ ngày 18-10 vừa qua tại BV huyện Cần Giờ.

Được biết, ca mổ có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bác sĩ BV Hùng Vương, BV Nguyễn Tri Phương đang luân phiên tại BV huyện Cần Giờ, thực hiện Đề án “Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn TP. HCM, giai đoạn 2013 – 2020”, được Ủy ban nhân dân TP. HCM phê duyệt theo Quyết định số 3768/QĐ-UBND ngày 11/7/2013.

 

74% trường hợp mù do đục thủy tinh thể

http://dantri.com.vn/suc-khoe/74-truong-hop-mu-do-duc-thuy-tinh-the-20161021221124546.htm

Kết quả điều tra mới nhất tại 14 tỉnh/thành cho thấy nguyên nhân chính gây mù vẫn là đục thủy tinh thể, chiếm tới 74%.

Báo cáo về công tác chống mù lòa ở Việt Nam tại hội nghị ngành nhãn khoa Việt Nam 2016 tổ chức tại Cần Thơ (từ 20-22/10), TS.BS Nguyễn Xuân Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Kết quả điều tra mới nhất tại 14 tỉnh/ thành cho thấy tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên của nước ta là 1,8%, giảm đáng kể so với năm 2007. Đặc biệt, nguyên nhân chính gây mù vẫn là đục thủy tinh thể chiếm 74%.

Ước tính hiện nay có khoảng 329.300 người mù hai mắt.Trong đó có 243.700 người mù do đục thủy tinh thể; ngoài ra các nguyên nhân khác do bệnh glôcôm, do sẹo giác mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường và nhiều nguyên nhân khác.

Theo thống kê từ Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa, việc chăm sóc mắt và phát hiện, chữa trị bệnh lý mắt còn gặp rất nhiều thách thức: do các chương trình chăm sóc, sàng lọc bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ; chương trình chăm sóc tật khúc xạ ở trường học; phòng chống glôcôm ở cộng đồng; hay sàng lọc điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường…còn gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu nhân lực và thiếu cơ sở chuyên khoa.

Hiện cả nước có 25 bệnh viện Mắt và khoa mắt thuộc bệnh viện đa khoa, với khoảng 2.000 bác sĩ nhãn khoa (tỷ lệ 21,5 người/ triệu dân) và khoảng 2.500 y sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt (tỷ lệ 26,9 người/ triệu dân). Tuy tỷ lệ bác sĩ nhãn khoa đủ so với tiêu chí của WHO, nhưng tập trung phần lớn ở thành phố lớn, vùng đồng bằng nên những vùng sâu, xa rất thiếu.

Bác sĩ hiệp cũng cho biết, mục tiêu chung hạ tỷ lệ mù lòa có thể phòng tránh ở người từ 50 tuổi trở lên từ 1,8% xuống còn khoảng 1,6% năm 2020. Chúng ta sẽ cần cải thiện sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện lồng ghép vào hệ thống y tế hiện tại trên cả nước.

 

 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang