Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 23/10/2016

  • |
Nước mắm không chứa asen độc hại, Gánh nặng y tế vì những vết thương lâu lành, Quỹ bảo hiểm y tế không “vỡ” như tin đồn, Vụ bệnh nhân chết tức tưởi: Nằm viện ngắn nên chẩn đoán chưa đúng, Bộ Y tế ra chỉ thị tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng, phòng chống virut Zika và sốt xuất huyết, ...

Nước mắm không chứa asen độc hại

http://nld.com.vn/kinh-te/nuoc-mam-khong-chua-asen-doc-hai-20161022234556198.htm

http://www.phapluatplus.vn/bo-y-te-100-mau-nuoc-mam-kiem-nghiem-deu-an-toan-d27458.html

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-giam-sat-chat-luong-nuoc-mam-20161022162910118.htm

http://plo.vn/thoi-su/bo-y-te-nuoc-mam-co-nhiem-thach-tin-la-khong-chinh-xac-660191.html

http://baophapluat.vn/chinh-tri/thu-tuong-yeu-cau-co-ngay-thong-tin-chinh-thuc-ve-chat-luong-nuoc-mam-301117.html

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các cơ quan chức năng xem xét việc công bố thông tin chất lượng nước mắm của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Tùng vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc thông tin chất lượng nước mắm, gửi 4 bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông (TT-TT).

Xử nghiêm nếu tung tin xấu

Xét đề nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số hiệp hội... tại bản kiến nghị ngày 20-10 về việc xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để có ngay thông tin chính thức, công khai, rõ ràng, đầy đủ tới nhân dân về loại và hàm lượng asen (thạch tín) an toàn trong nước mắm cũng như các thông tin cần thiết khác liên quan, tránh gây hoang mang dư luận.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có). “Thủ tướng giao Bộ TT-TT kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hoạt động báo chí đối với trường hợp nêu trên” - Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.

VPCP thông báo để Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ TT-TT và các cơ quan liên quan biết, thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 10-11-2016.

Xung quanh thông tin “nước mắm nhiễm asen”, trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 22-10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết Bộ Công an đã có sự bàn bạc với Bộ TT-TT về vấn đề này. Bộ Công an đã phân công một thứ trưởng phụ trách để làm rõ. “Những thủ đoạn, cách thức tung tin gây dư luận xấu để cạnh tranh kinh doanh không lành mạnh thì phải xử lý nghiêm” - Bộ trưởng Tô Lâm tuyên bố.

Nằm trong giới hạn

Trong ngày 22-10, Bộ Y tế đã công bố kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nước mắm trên quy mô toàn quốc do liên bộ Y tế, Công Thương, NN-PTNT thực hiện.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - cho biết các đoàn kiểm tra đã kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh nước mắm tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; đồng thời lấy 247 mẫu ngẫu nhiên với 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp) trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm.

Kết quả, không phát hiện mẫu nước mắm nào chỉ được sản xuất từ nước và hóa chất. Các cơ sở được kiểm tra đều sản xuất nước mắm từ nguyên liệu là cá và muối hoặc nước mắm cốt (được sản xuất từ cá và muối) cùng phụ gia thực phẩm với các tỉ lệ khác nhau. Kiểm nghiệm thành phần asen đối với 247 mẫu nước mắm (100% mẫu) đều không phát hiện asen vô cơ (asen độc hại) vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y tế. Ngoài ra, kiểm nghiệm các kim loại nặng khác như: chì, thủy ngân và cadimi đều nằm trong giới hạn cho phép. Với kết quả này, ông Phong cho rằng không có căn cứ để khẳng định một sản phẩm sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. “Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, đúng đối tượng sử dụng, không vượt ngưỡng theo quy định, bảo đảm độ tinh khiết và không quy định số lượng phụ gia thực phẩm tối đa được phép dùng trong một sản phẩm thực phẩm. Quy định này của Bộ Y tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX), các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực ASEAN” - ông Phong giải thích.

Bộ Y tế cũng khẳng định các thông tin nước mắm là nước pha hóa chất, nước mắm có nhiễm thạch tín (thạch tín chỉ được gọi cho asen vô cơ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người là không chính xác, gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh nước mắm, kể cả nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống và công nghiệp. Bộ Y tế cho rằng việc cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm cần phải bảo đảm khách quan, chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời.

VINASTAS gây hoang mang dư luận

Trước đó, kết quả khảo sát mặt hàng nước mắm do VINASTAS công bố hôm 17-10 đưa ra nhiều thông số khiến dư luận hoang mang với 125/150 mẫu được khảo sát không đạt ít nhất 1 trong 5 chỉ tiêu về hóa học. Trong đó, trên 50% mẫu không đạt về hàm lượng ni-tơ tổng, 67% không đạt về hàm lượng asen hữu cơ, chủ yếu thuộc về các nhãn hàng nước mắm truyền thống. Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, đã có hệ thống siêu thị lên tiếng từ chối bán mặt hàng nước mắm truyền thống. Bức xúc trước thông tin thiếu chính xác này, hiệp hội nước mắm nhiều tỉnh, thành đã đồng loạt lên tiếng, gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan đề nghị làm rõ.

Nhiều chuyên gia cho rằng cách công bố thông tin của VINASTAS là không chuẩn mực và gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nước mắm. Bởi thực tế, asen vô cơ gây hại cho người sử dụng đã được quy định hàm lượng, còn asen hữu cơ không độc và vẫn tồn tại như một chất tự nhiên trong cá.

 

Gánh nặng y tế vì những vết thương lâu lành

http://nld.com.vn/suc-khoe/ganh-nang-y-te-vi-nhung-vet-thuong-lau-lanh-20161022101017319.htm

Vết thương không thể lành theo tiến độ bình thường dẫn đến việc người bệnh cần chăm sóc y tế lâu dài, tốn kém; gặp phiền toái và nguy hiểm bởi các biến chứng như đau, nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí phải đoạn chi hay tử vong vì các biến chứng này.

Sáng 22-10, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đã tổ chức khánh thành “Đơn vị Điều trị bàn chân tiểu đường và vết thương lâu lành” và hội nghị khoa học với chủ đề “Thực hành điều trị vết thương phần mềm”.

Tại hội thảo, ThS-BS Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy, nêu ra một thực tế: có những vết thương có thể kéo dài đến 2-3 năm hoặc hơn, ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân, ví dụ như vết thương sau tai nạn giao thông không được chăm sóc tốt, vết thương ở người đái tháo đường hoặc do biến chứng của căn bệnh này…

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đoàn Đạo, Phó Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Điều trị vết thương, TP HCM, thì ví vết thương mạn tính (tức những vết thương khó lành) có thể coi như một bệnh dịch thầm lặng và có xu hướng gia tăng hiện nay. Có 3 nguyên nhân chính được đưa ra: dân số già hơn với tỉ lệ sống thọ từ 70-80 tuổi trở lên ngành càng nhiều, trong khi vết thương và vết thương khó lành thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi; nhiễm khuẩn bệnh viện (ví dụ theo các thống kê ở Việt Nam và thế giới, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lên đến 5-7% sau các ca phẫu thuật); ngoài ra còn là sự gia tăng “đáng kính ngạc” của các bệnh lý liên quan đến vết thương khó lành, như đái tháo đường và các ca viêm loét sau thời gian nằm một chỗ điều trị quá lâu.

Theo phân loại, vết thương cấp tính là vết thương kéo dài ngắn, lành trong vòng 6 tuần, không có sự tác động bởi bệnh lý nền, giai đoạn viêm bình thương, thường lành không biến chứng. Còn vết thương mãn tính: không có tiến triển trong vòng 4 tuần và không lành sau 8 tuần sau khi hình thành, có sự tác động của bệnh lý nền, giai đoạn viêm kéo dài, có thể có nhiều biến chứng: đau, nhiễm trùng, hoại tử. Vết thương mãn tính cần được chăm sóc y tế cẩn trọng và đúng phương pháp.

Theo BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP HCM, điều trị vết thương, đặc biệt là vết thương lâu lành rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, như chấn thương chỉnh hình, bỏng, điều trị cho người mắc bệnh đái tháo đường… Bằng các dụng cụ chỉnh hình, điều trị laser, hệ thống oxy cao áp…, nhiều dạng vết thương khó xử lý có thể được điều trị tốt, đem lại chất lượng sống và giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân.

ThS-BS Lâm Văn Hoàng cũng cho biết qua chương trình phối hợp giữa Khoa Nội tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP HCM thời gian vừa qua, nhiều bệnh nhân đái tháo đường đã hạn chế được tình trạng viêm loét, tránh được nguy cơ cắt cụt chi, sau khi sử dụng những dụng cụ chỉnh hình để giảm tì đè hợp lý lên bàn chân.

 

Quỹ bảo hiểm y tế không “vỡ” như tin đồn

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/quy-bao-hiem-y-te-khong-vo-nhu-tin-don-20161022100626183.htm

Mức đóng bảo hiểm y tế trước năm 2017 sẽ chưa thay đổi. Hiện quỹ bảo hiểm y tế vẫn đảm bảo cho các đợt tăng giá viện phí, không có chuyện “vỡ” quỹ như một số thông tin thời gian qua.

Ngày 22-10, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết hiện cả nước có khoảng 80% dân số đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Theo thống kê của BHXH Việt Nam , 8 tháng đầu năm 2016, quỹ khám chữa bệnh BHYT tại 37 tỉnh, thành phố trong cả nước đã bội chi hơn 3.400 tỉ đồng. Ước tính năm 2016, cả nước sẽ bội chi khoảng 5.000 tỉ đồng.

Theo ông Sơn, nguyên nhân chính của việc gia tăng đột biến chi phí là do gia tăng cơ học về số người tham gia BHYT, quỹ khám chữa bệnh BHYT; điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí theo Thông tư 37 của liên Bộ Y tế- Tài chính; thực hiện thông tuyến đối với các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc…

“Đến năm 2017, Bảo hiểm xã hội vẫn đảm bảo được nguồn quỹ để chi trả cho các hoạt động khám chữa bệnh BHYT khi điều chỉnh giá viện phí, không có chuyện "vỡ" quỹ như một số thông tin đưa”- ông Sơn khẳng định.

Cũng theo ông Sơn, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc rà soát, kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi nhằm sử dụng hiệu quả quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tất cả các cơ sở y tế có biểu hiện lạm dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường, tần suất bệnh nhân khám chữa bệnh tăng. Sau kiểm tra, kiên quyết thu hồi chi phí khám chữa bệnh sử dụng sai quy định…

Ông Sơn cũng khẳng định để phòng chống gian lận, lạm dụng quỹ BHYT, cơ quan bảo hiểm kiên quyết không thanh toán những chi phí khám chữa bệnh bất hợp lý của các cơ sở khám chữa bệnh. Từ năm 2017 những cơ sở chưa liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT, cơ quan bảo hiểm sẽ không ký hợp đồng BHYT hoặc ngừng thanh toán BHYT.

"Đến thời điểm này cả nước đã có 96% bệnh viện kết nối liên thông hệ thống dữ liệu khám chữa bệnh BHYT, trong đó 70% bệnh viện đã cập nhật thông tin bệnh nhân nhập ra viện hằng ngày của bệnh nhân lên hệ thống. Với dữ liệu này được kết nối toàn quốc bệnh viện có thể biết hết các danh mục điều trị, dịch vụ, chi phí thuốc... mà BHYT chi trả, nhằm minh bạch quyền lợi của người dân tham gia BHYT, ngăn chặn việc lợi dụng, lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT" - ông Sơn thông tin thêm.

 

Vụ bệnh nhân chết tức tưởi: Nằm viện ngắn nên chẩn đoán chưa đúng!

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-benh-nhan-chet-tuc-tuoi-nam-vien-ngan-nen-chan-doan-chua-dung-20161022074800076.htm

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho rằng do thời gian nằm viện ngắn nên bác sĩ điều trị chưa thể chẩn đoán chính xác nên chỉ yêu cầu bệnh viện "rút kinh nghiệm".

Ngày 22-10, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã có báo cáo gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, liên quan đến cái chết của bệnh nhân Trần Quốc Hùng (41 tuổi, ngụ TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) sau khi điều trị ở Bệnh viện Đa khoa TP Hội An (BV Hội An).

Trong báo cáo, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết theo báo cáo của BV Hội An và qua kiểm tra hồ sơ bệnh án, cho thấy bệnh nhân Hùng vào viện lúc 18 giờ 25 phút ngày 28-9 với bệnh cảm sốt cao 40 độ.

Sau khi xét nghiệm, bệnh nhân Hùng được chẩn đoán sốt chưa rõ nguyên nhân (sau khi loại trừ sốt xuất huyệt) và cho nhập viện.

Ghi nhận lúc 19 giờ 20 phút cùng ngày, bệnh nhân sốt cao, người mệt, ăn uống kém, ho khan, khám họng viêm đỏ, ECG (điện tâm đồ - ghi lại hoạt động của tim - PV) nhịp xoang bình thường. Sơ bộ chẩn đoán điều trị viêm họng, được điều trị gentamycine tiêm bắp liều 160mg/ngày và các thuốc hạ sốt, kháng viêm, vitamin đồng thời chỉ định một số xét nghiệm cơ bản.

Ngày 29-9, bệnh nhân Hùng bị sốt dao động 38,5 đến 39 độ, mạch, huyết áp ổn định, tỉnh, tiếp xúc tốt nhưng mệt, ăn kém, nhức đầu và ho ít. Kết quả một số xét nghiệm cho thấy đường huyết tăng cao, men gan tăngcao, siêu âm bụng tổng quát cho thấy gan lớn, lách lớn, chụp XQ phổi có nốt mờ nhạt vùng hạ đòn phổi phải, rốn phổi đậm, bệnh viện cũng đã thực hiện phân tích nước tiểu.

Ngày 30-10, trong đêm bệnh nhân còn sốt, vẻ mệt mỏi, ăn ít, không nôn, tim đều rõ, họng còn đau, 2 phổi không rale (không bất thường – PV). Bệnh nhân được cho xét nghiệm công thức máu lần 2, đường máu, cholesterol, triglycerid, HDL, LDL, creatinine, SGOT, SGPT, siêu âm bụng tổng quát, siêu âm tim, tổng phân tích nước tiểu, chụp X-quang tim phổi.

Chẩn đoán TD (theo dõi – PV) suy chức năng gan do rượu, đái tháo đường, viêm phế quản.

Đến ngày 1-10, bệnh nhân sốt dao động từ 37,8 đến 40,2 độ, bệnh nhân tỉnh nhưng mệt, buồn nôn và nôn, đau lâm râm vùng bụng, ho. Lúc 15 giờ 20 phút, người nhà cho ăn phở thì bệnh nhân đột ngột tím tái, khó thở, được tiến hành hồi sức cấp cứu và cho chuyển viện. Khi chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, do tiên lượng nặng nên gia đình đã ký giấy xin đưa bệnh nhân về nhà an táng trong chiều cùng ngày.

Đáng chú ý, hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho thấy qua xét nghiệm bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng: Procalcitonin 100ng/ml. Tổn thương đa cơ quan: men gan tăng rất cao, bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, đường máu tụt thấp – tình trạng toan máu. Siêu âm: gan lớn, lách lớn nhiều ổ giảm âm, dịch trong nhu mô và rốn lách, các quai ruột chướng nhiều hơi.

Chẩn đoán khi cho về: Bệnh chính nhiễm trùng huyết chưa rõ tiêu điểm, không rõ bệnh kèm, biến chứng choáng nhiễm trùng – tổn thương đa cơ quan – trụy mạch, ngừng tuần hoàn đã cấp cứu.

Nhận xét về quá trình thăm khám, điều trị của Bệnh viện Hội An, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho rằng tuy bệnh nhân đến phòng khám và vào khoa nội vào giờ ngoài hành chính nhưng bệnh viện đã tiếp đón và khám chu đáo, kịp thời ra lệnh lý để điều trị và chăm sóc người bệnh.

Về quá trình chăm sóc, điều trị, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho rằng bệnh nhân vào viện, vào khoa đều được thăm khám ngay, được chỉ định xét nghiệm cần thiết và cho thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh lý…

Tuy nhiên, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhìn nhận việc tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa được cặn kẽ. Sự phản hồi của điều dưỡng đến bác sĩ về ý kiến và đề xuất của người bệnh không kịp thời, như: việc chỉ định bù nước bằng đường ống (không chuyền dịch) khi người bệnh đang tỉnh, ăn uống được là phù hợp nhưng chưa giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân và người nhà; ý kiến của người bệnh về đau bụng, đau tai đêm 30-6 điều dưỡng trực không kịp thời phản ánh lại cho bác sĩ trực để thăm khám.

Đáng chú ý, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho rằng “do thời gian nằm viện ngắn, triệu chứng bệnh không điển hình nên bác sĩ điều trị chưa thể chẩn đoán chính xác, chưa tiên lượng hết khả năng của bệnh”.

Ngoài ra, sở còn cho rằng việc tổ chức chuyển viện cấp cứu trong trường hợp này không được thuận lợi do đang bận cấp cứu một ca bệnh nặng khác.

Dù vậy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam kết luận “việc tổ chức tiếp đón, tư vấn, điều trị và cấp cứu cho bệnh nhân này không hoàn toàn như phản ánh của người nhà”.

Vì vậy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đề nghị lãnh đạo Bệnh viện Hội An họp kiểm điểm rút kinh nghiệm toàn viện cũng như rút kinh nghiệm trong việc giám sát sự tiếp xúc, giải thích, tư vấn cho người bệnh và người nhà…

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, theo phản ánh của người nhà, chiều 28-9, ông Hùng bị nóng sốt nên được vợ đưa đến Bệnh viện Đa khoa TP Hội An điều trị. Tại đây, bác sĩ khám và cho uống thuốc hạ sốt.

Tối 30-9, ông Hùng bị nôn mửa, đau bụng cả đêm, sùi bọt mép. Sáng 1-10, gia đình hỏi bác sĩ thì được trả lời là “do uống thuốc mạnh quá nên bị đau bụng”. Tuy nhiên, đến khoảng 3 giờ chiều ngày 1-10, người nhà mua phở vào cho ông Hùng ăn thì người ông đột nhiên lên cơn co giật, mắt trợn ngược rồi gục xuống bất tỉnh.

Ngay lập tức, mọi người đôn đáo chạy đi tìm bác sĩ nhưng phải gần 30 phút sau mới thấy bác sĩ xuất hiện. Sau đó, ông Hùng được chuyển ra Bệnh viện Đa khoa TP Đà Nẵngcấp cứu nhưng không kịp.

Người nhà bệnh nhân cũng cho biết thấy bệnh tình ông Hùng trở nặng, nhiều lần gia đình xin cho chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng điều trị nhưng Bệnh viện Đa khoa TP Hội An không đồng ý.

 

Bộ Y tế ra chỉ thị tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng, phòng chống virut Zika và sốt xuất huyết

http://www.phapluatplus.vn/bo-y-te-ra-chi-thi-to-chuc-chien-dich-diet-muoi-loang-quang-phong-chong-virut-zika-va-sot-xuat-huyet-d27394.html

Ngày 20/10 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã ra chỉ thị số 09/CT-BYT về việc tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng lần 2/2016 và triển khai công tác phòng chống bệnh do virut Zika và sốt xuất huyết.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Giám đốc Sở Y tế, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung phòng chống dịch với phương châm dự phòng tích cực - chủ động phát hiện - đáp ứng hiệu quả - huy động nguồn lực.

Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức chiến dịch "Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng, phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết" trên địa bàn tỉnh, thành phố lần thứ 2 trong tháng 10, tháng 11 năm 2016. Tiến hành xử phạt hành chính các cá nhân, tổ chức cố tình không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của địa phương. Duy trì các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên địa bàn.  Đẩy mạnh công tác điều tra giám sát các trường hợp bệnh và kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, chủ động lấy mẫu bệnh phẩm các đối tượng nghi ngờ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kịp thời gửi mẫu bệnh phẩm về Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực. Triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả trên địa bàn.

Đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Bộ trưởng yêu cầu Cục y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút zika và sốt xuất huyết lần 2 trên phạm vi cả nước. Tăng cường cung cấp thông tin, đăng tải nhanh chóng những thông tin về dịch bệnh, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên khám, sàng lọc phụ nữ có thai nghi nhiễm vi rút Zika. Công tác điều trị, tập huấn điều trị bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết gây ra để hạn chế tình trạng bệnh nhân bị tử vong. Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương trong công tác giám sát, xét nghiệm, phòng chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện chỉ đạo thực hiện chỉ thị này. Yêu cầu Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện ngay, báo cáo kết quả về UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Y tế.

 

Việt Nam có quần thể muỗi Zika tồn tại ngoài tự nhiên

http://www.phapluatplus.vn/viet-nam-co-quan-the-muoi-zika-ton-tai-ngoai-tu-nhien-d27427.html

Tính đến ngày 20/10, Việt Nam đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và nhiều nhất là TP HCM với 05 ca mắc. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phát hiện các cá thể muỗi vằn ngoài tự nhiên dương tính với vi rút Zika, cho thấy người dân cần có ý thức phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng

Dịch bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng

Tình hình dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới vẫn đang có những biến phức tạp, hiện đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika.

Ngày 11/10/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh do vi rút Zika đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.

Tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika. Tính đến ngày 20/10, Việt Nam đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và nhiều nhất là TP HCM với 5 ca mắc.

Ca mắc gần đây nhất là một bệnh nhân nam 32 tuổi, cư ngụ ở quận 5. Trước số ca mắc đông, TP HCM đã chính thức công bố dịch Zika cấp phường, xã, đồng thời triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế tình trạng gia tăng dịch bệnh.

Trước đó, ngày 14/10, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ tại buôn Tlan, xã CưPơng, huyện Krông Buk nhưng chưa tìm ra nguyên nhân mắc bệnh. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng do virut Zika.

Và mới đây nhất, thông tin cho thấy hai cháu nhỏ trong một gia đình ở tỉnh Đắk Lắk cũng mắc bệnh đầu nhỏ từ khi mới sinh. Đó là cháu Giàng Thị K.T (7 tuổi) và Giàng A Đ.D (4 tuổi) con anh Giàng A N. (ngụ huyện Krông Năng).

Theo anh N., gia đình có 4 người con thì hai cháu đầu và cháu cuối phát triển bình thường, 2 cháu ở giữa lúc sinh ra đã bị chứng đầu nhỏ, trong thời gian mang thai người mẹ có bị sốt nhiều lần nhưng không đi khám.

Hiện tại hai cháu đã lớn nhưng có vòng đầu là 35cm và 39cm, nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ thông thường. Hiện ngành Y tế vẫn đang tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân chính thức.

Vi rút Zika tuy có ảnh hưởng không lớn đến sức khỏe của người dân bình thường, tuy nhiên lại có thể gây hội chứng Guillain Barre hoặc hội chứng não bé ở trẻ sơ sinh sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, đến nay loại vi rút này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Có quần thể muỗi Zika tồn tại ngoài tự nhiên

Ngoài việc phát hiện các trường hợp nhiễm vi rút Zika, mới đây Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã phát hiện các cá thể muỗi vằn ngoài tự nhiên dương tính với vi rút Zika.

Cụ thể, sau khi Việt Nam ghi nhận một số ca nhiễm Zika trên người vào tháng 4, nhóm nghiên cứu của dự án hướng đến loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam đã tiến hành xét nghiệm các cá thể muỗi vằn tự nhiên ở Nha Trang (Khánh Hòa).

Kết quả cho thấy có 56 cá thể muỗi vằn tự nhiên dương tính với Zika (0,24%), 29 cá thể dương tính với vi rút Dengue và không có cá thể nào dương tính với vi rút Chikungunya.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút Zika ủ bệnh từ vài ngày đến một tuần. Có khoảng 20% các trường hợp nhiễm vi rút Zika có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: Sốt nhẹ 37.5oC - 38oC, ban rát sẩn trên da, đau mỏi người, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt.

Các triệu trứng lâm sàng thường nhẹ, kéo dài từ 2 – 7 ngày, có thể có biến chứng về thần kinh: hội chứng Guillain-Barre, hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, không phải cứ phụ nữ mang thai mắc Zika là có thể dẫn đến hội chứng đầu nhỏ mà chỉ phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mới gặp nhiều nguy cơ.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo và đáp ứng hoạt động của Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh - EOC.

Hiện nay Bộ Y tế chưa khuyến cáo hạn chế đi lại, song phụ nữ có thai, phụ nữ dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika như sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt có thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn.

Người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh một cách tích cực, tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại các hộ gia đình; kiểm tra, loại bỏ vật phế thải không để muỗi sinh sản và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 

Thông tin nước mắm độ đạm cao nhiễm thạch tín là sai!

http://baodatviet.vn/kinh-te/bao-ve-nguoi-tieu-dung/thong-tin-nuoc-mam-do-dam-cao-nhiem-thach-tin-la-sai-3321384/

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20161022/bo-y-te-thong-tin-nuoc-mam-nhiem-thach-tin-khong-chinh-xac/1193074.html

Cục ATTP, Bộ Y tế khẳng định 100% các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Asen vô cơ.

Nước mắm nhiễm thạch tín không chính xác

Tối 22/10, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã chính thức công bố kết quả thanh tra và kiểm nghiệm nước mắm tại thị trường 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8568/VPCP-TTĐT ngày 10/10/2016, ngày 12/10/2016, Bộ Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP đối với việc sản xuất, kinh doanh nước mắm tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đoàn đã lấy 247 mẫu ngẫu nhiên với 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp), trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm tại 4 viện kiểm nghiệm hàng đầu của ngành y tế. Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia, Viện Dinh Dưỡng, Viện Y tế Công cộng TP.HCM và Viện Pasteur Nha Trang.

Kết quả kiểm tra cho thấy, 247/247 (100%) các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện Asen vô cơ. Kiểm nghiệm các kim loại nặng khác: Chì, Thủy ngân và Cadimi đều không phát hiện.

Ngoài ra, kết quả cũng không phát hiện mẫu nước mắm nào được sản xuất từ nước và hóa chất. Các cơ sở được kiểm tra đều sản xuất nước mắm từ nguyên liệu là cá và muối hoặc nước mắm cốt (được sản xuất từ cá và muối) và phụ gia thực phẩm với các tỷ lệ khác nhau.

Cục ATTP cho biết, việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, đúng đối tượng sử dụng, không được vượt ngưỡng theo quy định, đảm bảo độ tinh khiết và không quy định số lượng phụ gia thực phẩm tối đa được phép dùng trong một sản phẩm thực phẩm. Quy định này của Bộ Y tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX), các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực ASEAN.

Từ những kết quả phân tích trên, Cục ATTP khẳng định, các thông tin nước mắm là nước pha hóa chất, nước mắm có nhiễm thạch tín (thạch tín chỉ được gọi cho Asen vô cơ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người là không chính xác gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh nước mắm kể cả nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống và công nghiệp.

“Vì mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời để đảm bảo quyền lợi kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, việc cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm cần phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời”, văn bản Bộ Y tế nhấn mạnh.

Có dấu hiệu câu kết bất lương

Trước đó, ngày 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã công bố kết quả khảo sát 150 mẫu nước mắm được sản xuất từ các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Các sản phảm trên được mua trực tiếp từ đại lý phân phối, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bán lẻ và cửa hàng bán sản phẩm đặc sản.

Kết quả thử nghiệm Asen tổng cho thấy có đến 101/150 mẫu nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín cao quá mức cho phép. Đáng chú ý, 95,65 % nước mắm độ đạm cao thì chứa thạch tín càng nhiều.

Ngày 20/10, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các Hiệp hội sản xuất nước mắm truyền thống bao gồm Hội Nước mắm Phú Quốc, Hội Nước mắm Phan Thiết, Hội Nước Mắm Nha trang, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cùng một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở miền Bắc đã gửi Bản Kiến nghị lên Thủ tướng và  Bộ trưởng các  Bộ Y Tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương; Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Văn bản kiến nghị Thủ tướng và các Bộ chỉ đạo kiểm tra, đánh giá mức độ gây thiệt hại của Thông cáo báo chí của Vinastas ngày 17/10 đối với ngành sản xuất nước mắm truyền thống và có biện pháp xử lý phù hợp để không tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự.

Trong khi đó, nhìn nhận về cách công bố thông của Vinastas, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, thông tin đưa ra trong “Thông cáo báo chí” hết sức mập mờ.

Vinastas không hề giải thích giữa hai loại arsen hữu cơ và vô cơ loại nào là độc hại loại nào là không độc hại, để liền theo đó kết luận : “Theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/L. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm arsen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này”.

“Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt”, Bộ trưởng Tuấn lo ngại.

Về động cơ, sự tùy tiện và sai phạm của những người tổ chức khảo sát và công bố thông tin, liệu có ai đứng đằng sau điều khiển việc đó, ông Tuấn đề nghị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Một điểm bất thường khác được ông Bộ trưởng Tuấn chỉ ra đó là có dấu hiệu câu kết để cố ý tạo thành một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia. Theo Bộ trưởng Tuấn đó không chỉ là sự bất lương mà còn vi phạm pháp luật.

 

Nguy cơ bệnh kéo dài do áp dụng bảo hiểm y tế cứng nhắc

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20161022/nguy-co-benh-keo-dai-do-ap-dung-bao-hiem-y-te-cung-nhac/1192819.html

Bảo hiểm y tế (BHYT) đang từng bước đi vào ổn định việc chi trả thuốc men và dụng cụ y khoa cho người bệnh. Điều này giúp cho việc sử dụng thuốc và vật tư đúng đắn hơn. 

Tuy nhiên việc áp dụng BHYT cứng nhắc sẽ làm cho một số bệnh, đặc biệt là bệnh cơ xương khớp và các người bệnh hậu phẫu có nguy cơ điều trị dưới mức cần thiết, nguy cơ bệnh kéo dài hơn.

Cụ thể trường hợp thứ nhất: nhóm thuốc kháng viêm không có steroide (NSAIDs) cổ điển từ xưa đến nay được dùng cho bệnh lý cơ xương khớp mãn tính và các chấn thương vì các thuốc này đánh đúng vào cơ chế viêm.

Nhưng sau một thời gian dài sử dụng các thuốc NSAIDs cổ điển gây ra các tổn hại lên đường tiêu hóa làm loét, thủng, xuất huyết dạ dày nên các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra loại NSAIDs ức chế chọn lọc hay chuyên biệt trên men Cox2 nhằm làm giảm bớt nguy cơ này.

Theo thời gian, các bác sĩ phát hiện ra các loại thuốc này có vai trò quan trọng trong việc giảm đau, ngăn ngừa hiện tượng nhạy cảm hóa ngoại biên.

Tất cả các nghiên cứu giảm đau sau mổ của các bác sĩ đã chỉ ra rằng việc dùng nhóm NSAIDs ức chế men Cox2 trước khi mổ và sau khi mổ làm giảm đau, qua đó ngăn ngừa được hiện tượng rối loạn dinh dưỡng thần kinh sau chấn thương hay sau mổ.

Tuy nhiên theo yêu cầu của BHYT, hiện tại việc dùng các thuốc này sau mổ hay sau chấn thương và nhất là cho uống một giờ trước khi phẫu thuật là không đúng chỉ định so với chỉ định do công ty đề nghị nên sẽ bị xuất toán (không thanh toán).

Tại sao các phác đồ điều trị giảm đau trên thế giới lại không dựa trên chỉ định do các công ty dược đề xuất? Vì đơn giản là công ty dược không thể tự mình làm hết tất cả các nghiên cứu và các ứng dụng của thuốc.

Các nghiên cứu kế tiếp theo dòng thời gian đã làm sáng tỏ thêm nhiều ứng dụng của một loại thuốc và như vậy chỉ định được mở rộng hơn. Việt Nam thực ra chỉ áp dụng các phác đồ điều trị của các nước tiên tiến như Mỹ hay châu Âu mà thôi.

Như vậy có thể thấy việc xuất toán của BHYT trong trường hợp này sẽ khiến người bệnh thiệt thòi: một là nếu dùng loại NSAIDs cổ điển sẽ có nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày, hai là nếu các bác sĩ sợ không dùng thuốc để giảm đau theo phác đồ của thế giới thì người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn, dẫn tới hiện tượng rối loạn dinh dưỡng thần kinh.

Cả hai trường hợp người bệnh đều phải điều trị thêm rất tốn kém và BHYT sẽ mất thêm tiền.

Trường hợp thứ hai, các loại vít chẹn được các nhà sản xuất tạo ra nhằm cố định dây chằng, thay thế dây chằng chéo trong phẫu thuật, tái tạo dây chằng chéo trước.

Theo thời gian, các bác sĩ nhận thấy ứng dụng này có thể dùng trong việc tái tạo các dây chằng khác trong cơ thể không riêng gì dây chằng chéo và họ đã dùng vít chẹn để cố định dây chằng thay thế nói chung.

Tương tự các loại chỉ neo ban đầu cũng dùng để khâu gân chóp xoay vai nhưng sau đó được mở rộng cho việc khâu đính các loại gân khác.

Các công ty dụng cụ không đưa ra chỉ định cụ thể vì việc phẫu thuật là của bác sĩ. Các bác sĩ đã thực hiện các nghiên cứu độc lập để mở rộng sử dụng. Tuy nhiên tại Việt Nam nếu dùng theo kiểu như vậy sẽ bị xuất toán.

Khi BHYT cứng nhắc trong thanh toán chỉ dựa trên chỉ định ban đầu của các công ty mà không dựa trên các phác đồ do hội đồng khoa học của bệnh viện thông qua (dựa trên các nghiên cứu lâm sàng) thì điều này sẽ khiến người bệnh không được điều trị đúng, bệnh sẽ nặng hơn, kéo dài, chi phí điều trị tăng lên mà kết quả điều trị không tốt.

Chúng tôi đề xuất BHYT ngoài việc chi trả thuốc hay dụng cụ dựa trên chỉ định gốc của công ty sản xuất cần dựa trên các phác đồ điều trị do bệnh viện, sở y tế và các hội chuyên ngành đề ra.

BHYT nên theo dõi và lấy ý kiến của các chuyên gia từ các hội chuyên ngành về việc chỉ định thuốc điều trị thay vì đơn phương ra quy định chi trả.

 

Nghi bác sĩ tắc trách, người nhà bệnh nhân vây bệnh viện suốt đêm

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nghi-bac-si-tac-trach-nguoi-nha-benh-nhan-vay-benh-vien-suot-dem-1065123.tpo

Cho rằng bác sĩ tắc trách, thiếu quan tâm dẫn đến bệnh nhân tử vong, người nhà ông Vân đã kéo đến bao vây bệnh viện Đa khoa Diễn Châu suốt cả đêm, yêu cầu lý giải nguyên nhân.

Theo phản ánh của người nhà ông Cao Nam Vân (SN 1949, trú tại xóm 5, xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An), ngày 18/10, ông kêu đau và khó thở nên được vợ là Hồ Thị Tâm (SN 1951) đưa đến Bệnh viện Đa khoa Diễn Châu để khám.

Tại đây, các bác sĩ kết luận ông Vân bị viêm đại tràng. Sau đó, họ kê đơn thuốc và cho ông về nhà điều trị.

Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, ông Vân tiếp tục  kêu tức ngực và khó thở. Ngày 21/10, bà Tâm đưa chồng quay lại bệnh viện Đa khoa Diễn Châu để tái khám. Sau đó, ông Vân được các bác sĩ cho làm thủ tục nhập viện để kiểm tra theo dõi.

Đến khoảng 17h cùng ngày, khi đang trên đường vào viện để chăm sóc chồng, bà Tâm nhận được tin báo ông Vân đã tử vong trong phòng bệnh.

Tại bệnh viện, các bác sĩ lý giải với người nhà ông Vân rằng ông tử vong do bị nhồi máu cơ tim, không kịp cấp cứu.

Cho rằng ông Vân đã có biểu hiện bệnh trước đó vài ngày và đã tích cực đến bệnh viện từ sớm nhưng bác sĩ thiếu quan tâm, khám sơ sài dẫn đến tử vong, người nhà ông Vân đã bức xúc kéo về bệnh viện Diễn Châu "bao vây" cả đêm để đòi bệnh viện làm rõ nguyên nhân cái chết của ông.

 

Hà Tĩnh: Vụ cụ ông tử vong với kết luận biến chứng do thai nghén, do áp sai mã bệnh

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-cu-ong-tu-vong-voi-ket-luan-bien-chung-thai-nghen-do-ap-sai-ma-benh-20161022160529913.htm

Sáng ngày 22/10, ông Võ Viết Quang, Giám đốc bệnh viện ĐK huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, vừa qua trong giấy ra viện của một bệnh nhân nam có ghi "Tăng huyết áp có sẵn chưa xác định rõ gây biến chứng cho thai nghén, khi đẻ và sau khi đẻ…" là do nhân viên áp sai mã bệnh.

Trước đó, sáng 10/10, ông Nguyễn Đình Trương (67 tuổi, ở thôn Tân Trung, xã Tân Lộc) có dấu hiệu mệt mỏi nên bảo con dâu đưa đến BVĐK Lộc Hà để thăm khám. Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ông bị hen và điều trị tại Khoa cấp cứu Nhi lây.

Từ lúc nhập viện cho đến buổi tối ông Trương sức khỏe ổn định, đi lại bình thường trong phòng, tuy nhiên đến 0h ngày 11/10, ông có dấu hiệu mệt nên bảo người nhà gọi bác sĩ. Sau khi bác sĩ tiêm thuốc, bệnh nhân có biểu hiện đẫm mồ hôi và kiệt sức.

Thấy có dấu hiệu xấu, bệnh viện cho bệnh nhân chuyển lên BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, song trên đường đi ông đã tử vong.

Tuy nhiên, trong giấy ra viện của bệnh nhân có đoạn ghi: Tăng huyết áp có sẵn chưa xác định gây biến chứng cho thai nghén, khi đẻ và sau khi đẻ. Điều lạ này đã gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.

Trả lời về vấn đề trên, ông Võ Viết Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, về sai sót trong giấy ra viện của bệnh nhân Nguyễn Đình Trương (67 tuổi, ở thôn Tân Trung, xã Tân Lộc) là do nhân viên áp mã bệnh ICD 10 sai, đáng lẽ áp mã I10 tăng huyết áp vô can nhưng lại áp mã tăng huyết áp không xác định, chưa gây biến chứng thai nghén trong đẻ, sau đẻ.

Cũng theo ông Võ Viết Quang khẳng định, quá trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Đình Trương không xảy ra sai sót về chuyên môn.

 

Điều tàu cứu thuyền viên nghi viêm dạ dày cấp

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dieu-tau-cuu-thuyen-vien-nghi-viem-da-day-cap-20161022152641469.htm

Sáng 22/10, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 - cho biết, tàu SAR412 đang hành trình đưa thuyền viên nghi bị viêm dạ dày cấp về Đà Nẵng để điều trị.

Trước đó, vào lúc 19h12 ngày 21/10, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Trung tâm II) nhận được thông tin tàu ĐNa 90198 TS do ông Phạm Hường làm thuyền trưởng, khi đang hành nghề tại vùng biển có tọa độ 16050'N - 109030'E thì thuyền viên Tô Hồng Tâm (sinh năm 1991, quê quán Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau dữ dội ở vùng bụng. Tàu yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm II đã kết nối với Trung tâm cấp cứu y tế Đà Nẵng để bác sỹ hướng dẫn sơ cấp cứu cho bệnh nhân. Theo đánh giá của bác sỹ, cần đưa bệnh nhân về bờ cấp cứu.

Trước tình trạng nguy cấp của nạn nhân, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR 412 đang thực hiện hoạt động cứu nạn các tàu bị ảnh hưởng của bão số 6 tại khu vực Cửa Gianh - Quảng Bình đi cứu nạn.

Lúc 22h ngày 21/10, tàu SAR 412 rời khu vực tìm kiếm cứu nạn. Đến 10h ngày 22/10, tàu SAR 412 tiếp cận tàu ĐNa 90198 TS, tiến hành chuyển nạn nhân sang tàu SAR 412 để bác sỹ cấp cứu.

Theo chẩn đoán của bác sỹ, bệnh nhân bị đau nhiều vùng thượng vị, ợ hơi nhiều, nôn mửa nghi viêm dạ dày cấp.

Tàu SAR412 chuyển hướng hành trình về Đà Nẵng, dự kiến 14h10 cùng ngày sẽ cập cầu cảng Trung tâm II.

 

WHO: Các nhà sản xuất vắc-xin bại liệt không sản xuất đủ liều yêu cầu

http://dantri.com.vn/suc-khoe/who-cac-nha-san-xuat-vac-xin-bai-liet-khong-san-xuat-du-lieu-yeu-cau-20161022152624482.htm

WHO cho biết, 2 công ty bào chế vắc-xin giúp thế giới xóa bỏ bệnh bại liệt đã không sản xuất đủ liều chuyển giao theo cam kết.

Vì vậy, nhiều nước nên chuẩn bị tinh thần sẽ nhận được ít liều vắc-xin hơn trong kho dự trữ của mình. Người phát ngôn về bệnh bại liệt của Tổ chức Y tế thế giới Sona Bari cho biết, lượng sản xuất vắc-xin dưới mức yêu cầu, khiến 50 nước có thể không được cung cấp đủ vắc-xin.

Với việc bệnh bại liệt đang gần tiến đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới muốn các nước chuyển nhanh việc sử dụng từ loại vắc-xin bại liệt giảm động lực dạng uống “ sống” – với nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch cao, sang loại vắc-xin bất hoạt dạng tiêm.

Tuy nhiên, Nhóm cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, với việc đang thiếu những loại vắc-xin bất hoạt dạng tiêm nghiêm trọng, nhiều nước nên cân nhắc việc sử dụng dạng vắc-xin phù hợp.

Hai nhà sản xuất vắc-xin bại liệt là Tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur và Nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất châu Á Viện Serum của Ấn Độ.

Người phát ngôn của Sanofi Pasteur cho biết, công ty này đang hướng dần đến mục tiêu đã cam kết trong kế hoạch chuyển giao 2016-2017 và có thể cung cấp nhiều liều vắc-xin hơn trong năm 2018. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Serum của Ấn Độ chưa có phản ứng nào trước thông tin này.

 

Hậu lũ: dịch bệnh và cách phòng tránh

http://toquoc.vn/y-te/hau-lu-dich-benh-va-cach-phong-tranh-215795.html

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt là thời điểm rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh như: dịch tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh về da, mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)...

Để hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra sau lụt, bão, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Xử lý nguồn nước ô nhiễm sau lũ

Người dân cần thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa, lũ. Các gia đình cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước bằng những hóa chất như phèn chua, Cloramin B, viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác.

Phèn chua có tác dụng xử lý nước đục ở các vùng lũ. Với liều lượng 50g phèn chua cho 1 m3 nước, người dân có thể thực hiện xử lý nước sau khi bị ngập lụt bằng hai cách: cho phèn chua vào bể nước hoặc vào giếng. Sau khi để lắng 30 phút, các chất cặn bẩn sẽ keo tụ lại trong đáy xô, lúc đó có thể gạn để lấy nước trong sử dụng. Theo khuyến cáo, nước được tẩy rửa từ phèn chỉ nên dùng để tắm, giặt, còn ăn uống phải khử trùng hoặc đun sôi.

Theo tư vấn của các chuyên gia, người dân cũng có thể sử dụng viên Aquasure. Sau khi pha 200 lít nước với 1 viên Aquasure trong vòng 1,5 giờ đồng hồ là có thể dùng để uống được.

Ngoài ra, để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân cần tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các biểu hiện của các bệnh nói trên.

Phòng tránh các dịch bệnh thế nào?

Ngành Y tế cho biết sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

Tuy nhiên, người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương. Nhằm phòng tránh các dịch, bệnh nguy hiểm sau mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn xác động vật. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

Ngoài ra, người dân cần chú ý thực hiện nằm ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng bệnh sốt xuất huyết...

Những dịch bệnh có thể xảy sau mưa lũ

Sốt xuất huyết: Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa bão các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát triển mạnh. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

Bệnh đường hô hấp: Những ngày mưa kéo dài rất dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người có các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị.

Các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp sau những ngày mưa bão là: triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, rát cổ họng sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Khó thở cũng là triệu chứng rất dễ gặp khi mắc các bệnh hô hấp. Cảm giác khó thở tăng do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Cần thiết phải theo dõi mức độ hoạt động gây khó thở làm cơ sở đánh giá tình trạng bệnh. Khó thở khi nằm, khó thở thì hít vào, thì thở ra. Ho dai dẳng là phản xạ rất khó chịu của các bệnh hô hấp. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành.

Khi gặp các triệu chứng trên, mọi người cần đi khám để điều trị, tránh biến chứng phức tạp.

Các bệnh về da: Sau mùa mưa, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa...

Nước ăn chân: Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển, hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

Chốc lở: Là một chứng bệnh da hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi giập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Viêm kẽ do vi khuẩn: Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh. Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.

Bệnh tiêu chảy cấp: Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa lũ. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay, không tự ý chữa chạy tại nhà, bệnh không khỏi mà còn lây lan nhanh./.

 

Tiến sĩ muốn hành nghề phải học thêm

http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/tien-si-muon-hanh-nghe-phai-hoc-them/705618.antd

Cục Khoa học công nghệ và đào tạo - Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất thay đổi phương thức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ theo hướng một người phải trải qua thời gian đào tạo, thực hành tối thiểu 7 năm mới được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc siết chặt điều kiện hành nghề bác sĩ là cần thiết nhưng cần lộ trình và phải dựa trên thực tiễn.

Đặc thù đào tạo y khoa

Cục Khoa học công nghệ và đào tạo - Bộ Y tế cho biết, mô hình đào tạo ngành y tế hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Nếu như trước năm 2000, cả nước chỉ có 8 trường đại học đào tạo bác sĩ thì nay đã là 24 trường tham gia đào tạo ngành y.

Tiêu chí mở ngành rất đơn giản và chưa tiếp cận vai trò của cơ sở thực hành trong đào tạo y khoa. Mặt khác, đào tạo sau đại học ngành y hiện có 2 hệ thống song song.

Hệ nghiên cứu có các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ do Bộ GD-ĐT quản lý. Hệ hành nghề khám và chữa bệnh có các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý. Vì thế, mới đây Bộ Y tế đã đề xuất lên Chính phủ một mô hình đào tạo mới theo mô hình 4 + 2. Trong đó 4 năm đầu là đào tạo cử nhân y khoa, sau đó phân luồng thành 2 nhánh.

Nhánh một được cấp bằng cử nhân và có thể đi làm ngay nhưng không được khám chữa bệnh, nhánh hai học thêm 2 năm để thành bác sĩ đa khoa và sau đó phải mất thêm 1 năm thực hành tại các bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo cho biết, ở phương thức đào tạo mới kể trên, không phải Bộ Y tế sẽ rút ngắn thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường Đại học Y xuống còn 4 năm (kể cả đối với ngành y đa khoa hiện đào tạo 6 năm) mà chỉ là sắp xếp lại theo 3 giai đoạn đào tạo.

Tức đào tạo cử nhân y khoa, sau đó nếu muốn trở thành bác sĩ bắt buộc cử nhân y khoa phải học thêm 2 năm (tức có thời gian đào tạo tối thiểu 6 năm) và thêm 1 năm thực hành nghề nghiệp, sau đó thi quốc gia thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, việc đề xuất thay đổi hình thức đào tạo này nhằm xây dựng được hình thức đào tạo y khoa phù hợp và hài hòa chung trong hệ thống giáo dục Việt Nam, vừa đảm bảo tính đặc thù trong đào tạo y khoa (hướng nghiên cứu và hướng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

Ông Nguyễn Minh Lợi cho biết thêm, với phương thức đào tạo mới này, những người có bằng Thạc sĩ y học hay Tiến sĩ y học nếu muốn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải học thêm chương trình bác sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa, cũng như phải thi chứng chỉ hành nghề. Do đó, chất lượng khám chữa bệnh sẽ siết chặt hơn nhiều so với trước, người bệnh sẽ hưởng lợi. Nếu đề án đổi mới này được phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 sẽ áp dụng.

Phải căn cứ vào bối cảnh thực tiễn

Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội - ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng, việc Bộ Y tế đổi mới phương thức đào tạo bác sĩ và siết chặt điều kiện hành nghề khám chữa bệnh là cần thiết trước yêu cầu cũng như áp lực từ việc phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tránh sai sót chuyên môn, hạn chế xảy ra các sự cố y khoa.

Hiện ở các nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ họ đào tạo một bác sĩ đa khoa giỏi phải mất 10-11 năm nên việc đào tạo một bác sĩ đủ điều kiện hành nghề mất 7 năm như đề xuất nói trên cũng không phải quá khắt khe.

Tuy nhiên, bác sĩ ở các nước phát triển sau khi trải qua quá trình đào tạo kéo dài được đãi ngộ rất tốt, được đảm bảo cả điều kiện sống và điều kiện hành nghề. Còn ở nước ta hiện nay, bác sĩ mới ra trường, mức đãi ngộ của Nhà nước còn khá hạn chế.

“Hơn nữa, với thực tế của Việt Nam chúng ta hiện nay, việc siết chặt quy định về đào tạo, cấp phép hành nghề khám chữa bệnh thế nào cũng phải cân nhắc có lộ trình cho phù hợp, nhất là phải chú ý đến việc làm sao đảm bảo được số bác sĩ trên đầu người để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc xây dựng lộ trình phù hợp cũng giúp đảm bảo đào tạo được bài bản hơn, chất lượng đào tạo được nâng cao, có vậy mới hạn chế được các sự cố y khoa, nâng cao sự hài lòng của người dân” - PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn phân tích.

Từ góc độ đó, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng, việc chúng ta đưa ra lộ trình bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học phải được đào tạo thêm 18 tháng, 2 năm hay 3 năm cần phải tính toán trên cơ sở những nghiên cứu thực tế về nhu cầu đào tạo mà chúng ta phải đáp ứng trong thời gian tới. 

“Phải thấy rằng bác sĩ ở bệnh viện tuyến trên đương nhiên đòi hỏi chất lượng cao hơn so với bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới, nhất là bác sĩ ở tuyến cơ sở cấp xã, phường thì trình độ chắc chắn hạn chế hơn và yêu cầu về chất lượng cũng có thể chấp nhận mức hạn chế hơn. Nếu chúng ta áp dụng quy định về cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ nói trên một cách đồng loạt, chung cho tất cả thì vô hình trung cản trở sự phát triển của y tế tuyến dưới, bởi đây là tuyến vốn có đội ngũ bác sĩ còn rất thiếu và yếu. Tôi cho rằng một mặt chúng ta vẫn yêu cầu chất lượng đào tạo cao hơn, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chặt chẽ hơn với các bác sĩ ở tuyến trên nhằm nâng cao chất lượng y học nước nhà, mặt khác, ở tuyến cơ sở mà chúng ta đã có bác sĩ rồi thì nên tiếp tục đào tạo bồi dưỡng liên tục, cấp chứng chỉ để từng bước nâng cao chất lượng chứ không vội siết chặt ngay” - PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn nêu quan điểm.               

 

Tuần tới sẽ công bố nguyên nhân cháu bé mắc chứng đầu nhỏ

http://vov.vn/xa-hoi/tuan-toi-se-cong-bo-nguyen-nhan-chau-be-mac-chung-dau-nho-562485.vov

Trong đó, lần đầu tiên phát hiện một cháu bé 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk bị chứng đầu nhỏ nghi do virus Zika gây ra. Về trường hợp này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa cho biết, tuần tới sẽ công bố rõ nguyên nhân dẫn đến chứng đầu nhỏ của cháu bé vừa nêu.

Cháu bé mắc chứng đầu nhỏ tên là H’Lệ, 4 tuổi dân tộc Ê-đê ở huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Khi mang thai cháu H’Lệ 3 tháng, người mẹ có triệu chứng sốt, phát ban. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành xét nghiệm 5 lần thì cả 5 lần đều cho kết quả là trong cơ thể của người mẹ và cháu bé đã có kháng thể đối với virus Zika, chứng tỏ trước đó cả 2 mẹ con đều nhiễm virus này.

Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Viện đang phối hợp với Đại học Nagasaki, Nhật Bản để xét nghiệm xem cháu bé mắc chứng đầu nhỏ là do virus Zika hay do những nguyên nhân khác. Ông Đặng Đức Anh cho biết, tuần tới sẽ công bố kết quả xét nghiệm. Còn theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nước ta đang có sự lưu hành virus Zika trong muỗi Ades (còn gọi là muỗi vằn) nên nhiều khả năng dị tật đầu nhỏ của cháu H’Lệ liên quan đến virus Zika.

Ông Trần Đắc Phu nói: “Hiện nay chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng chúng tôi đã tiến hành một loạt biện pháp như xử lý ổ dịch, phun hóa chất diệt muỗi, điều tra xem tại vùng dịch, các bà mẹ trong thời kỳ mang thai có bị các triệu chứng nhiễm Zika không. Nếu có, cần phải xét nghiệm để xác định, từ đó tư vấn, tuyên truyền chủ động phòng bệnh nhưng không hoang mang”.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, hầu hết người nhiễm virus Zika có biểu hiện lâm sàng nhẹ và tự qua khỏi. Tuy nhiên, nếu thai phụ nhiễm virus này trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ dị tật đầu nhỏ ở thai nhi với tỉ lệ từ 1% đến 10%. Người dân không nên hoang mang, lo lắng, hãy phòng bệnh bằng cách diệt muỗi, bọ gậy, ngăn ngừa muỗi đốt. Phụ nữ có dự định mang thai, hay đang có thai không nên tới vùng có dịch. Trong thời kỳ mang thai nếu có triệu chứng mắc virus Zika như sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ… cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm./.

 

Mỹ phẩm giá rẻ, đắt tiền gì cũng 'nát' mặt

http://plo.vn/suc-khoe/lam-dep/my-pham-gia-re-dat-tien-gi-cung-nat-mat-660159.html

Những hộp kem giá rẻ 50-55.000 đồng hay những hộp kem giá gần 1 triệu đồng nhưng không rõ nguồn gốc cũng đã làm các chị em phụ nữ khốn khổ vì làn da hư hỏng.

Kem 900.000 đồng không có nguồn gốc

Do mặt đột nhiên xuất hiện vài mẩn đỏ kèm ngứa sau khi ngủ dậy. Chị TTS (22 tuổi, ở Tiền Giang) đã tự ra cửa hàng mua các loại mỹ phẩm mà được người bán giới thiệu là dùng rất tốt cho da, chữa hết ngứa, hết nổi mẩn đỏ, kèm dưỡng da, làm trắng da.

Hậu quả là sau hai tuần sử dụng liên tiếp, da mặt người bệnh bắt đầu xuất hiện các mụn nước, bóng nước li ti khắp mặt, tình trạng đỏ da kèm bỏng rát ngày càng tăng.

Chị S. đến phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng BV ĐH Y Dược thăm khám. Tại đây bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết và chỉ định cho người bệnh các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm đường uống, các thuốc dưỡng da… nhằm mục đích làm phục hồi tình trạng da ban đầu. Sau hai tuần điều trị liên tục với việc dùng các loại thuốc khác nhau, tình trạng da của người bệnh đã dần được cải thiện và trở về bình thường.

Tương tự chị S., chị ĐAT (25 tuổi, ở TP.HCM) đến khám trong tình trạng da nổi mẩn đỏ, bong vảy, kèm mụn ở mặt sau khi dùng kem thoa da không rõ loại.

Chị T. kể: “Trước giờ da mặt em không bị nổi mụn. Một hôm đột nhiên thấy trên mặt nổi vài mẩn đỏ, em lo sợ không biết bị gì nhưng ngại đến khám bác sĩ nên đã lên Google và Facebook tìm hiểu. Em vào các trang quảng cáo và được một trang mạng giới thiệu một loại kem với quảng cáo là bôi vào sẽ hết nổi mẩn đỏ, hết ngứa và có tác dụng dưỡng da, trắng mịn da, loại kem này không rõ xuất xứ và có giá 900.000 đồng/hộp.

Em đã đặt mua sử dụng và hậu quả sau khi bôi liên tục trong một tuần là không những không hết bệnh mà tình trạng càng nặng nề hơn với các triệu chứng như da đỏ, ngứa, cảm giác châm chích khắp mặt và đặc biệt là mụn nổi nhiều trên mặt”.

Chị T. đã được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng, kháng sinh, kháng viêm cùng một số loại kem dưỡng nhằm ổn định lại tình trạng da, đồng thời được tư vấn để hiểu rõ hậu quả của việc tự ý điều trị với các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và không đúng cách.

Không được chủ quan

Theo BS Trần Thiên Tài, phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết chị em phụ nữ rất quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài, hầu như theo tâm lý chung ai cũng muốn mình luôn đẹp hơn trong mắt của người khác. Dù chỉ là một khuyết điểm nhỏ trên cơ thể cũng khiến họ cảm thấy không được hoàn hảo. Vì vậy làm đẹp, giữ gìn nhan sắc là việc làm hiển nhiên hằng ngày của các chị em. Tùy theo độ tuổi khác nhau mà phụ nữ có những quan tâm đến vấn đề làm đẹp khác nhau.

Cụ thể như các bạn thiếu nữ ở độ tuổi dậy thì sẽ đặc biệt quan tâm đến tình trạng mụn ở trên da; phụ nữ trung niên sẽ quan tâm đến vấn đề sạm da, lão hóa da. Vì vậy việc sử dụng nhiều loại mỹ phẩm để khắc phục các nhược điểm này luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm phục vụ cho các mục đích chăm sóc da, dưỡng da, làm đẹp và cả dùng để điều trị bệnh. Tùy vào từng loại sản phẩm, mục đích sử dụng, hãng sản xuất mà có những thành phần riêng.

Nhìn chung, một số thành phần có thể gây kích ứng da, dị ứng da thường hiện diện trong các loại mỹ phẩm có thể kể đến như chất bảo quản (paraben, formaldehyde…), chất tạo màu, chất tạo mùi, retinol…

Riêng những loại mỹ phẩm “dỏm” không xuất xứ, không nhãn mác thì có thể có trộn thêm những thành phần rất độc hại cho da nếu sử dụng không đúng cách và trong thời gian dài (corticoide). Một vấn đề khác cần hiểu rõ hơn là tình trạng dị ứng còn phụ thuộc vào từng người, từng cá thể, thường gọi là “yếu tố cơ địa”, nghĩa là một sản phẩm A dùng cho người này thì không sao nhưng dùng cho người khác thì có thể gây dị ứng mà đây là những phản ứng không thể dự đoán trước được.

Đối với người bệnh, khi thấy da bị kích ứng, dị ứng với mỹ phẩm sau khi sử dụng vài phút hoặc nhiều giờ, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ, cảm giác châm chích, bỏng rát, sưng phù, nổi mụn, bóng nước, bong vảy da… phải ngưng sử dụng ngay lập tức, rửa sạch vùng da dùng mỹ phẩm nhằm hạn chế tác động, không sử dụng các loại mỹ phẩm khác (phấn trang điểm…), không sờ nặn, hạn chế tiếp xúc ánh nắng...

Khi được xử trí kịp thời, các triệu chứng sẽ thuyên giảm, nếu trường hợp diễn tiến nặng tăng dần cần đến khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng hoặc da liễu để có hướng điều trị tối ưu.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào cần tìm hiểu kỹ xuất xứ, nguồn gốc, ưu tiên chọn lựa loại sản phẩm của những thương hiệu uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, các loại mỹ phẩm phải có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng và thành phần được ghi rõ ràng để người dùng nắm rõ.

Tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại mỹ phẩm không có đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên hoặc dùng theo kiểu truyền miệng các loại sản phẩm gia truyền, tự bào chế mà chưa qua kiểm định. Trước khi sử dụng mỹ phẩm, cần thử trước các phản ứng kích ứng, dị ứng bằng cách thoa một lượng nhỏ trên vùng da mặt trong cẳng tay, chờ đợi một thời gian (vài giờ đồng hồ) xem có biểu hiện gì không rồi mới quyết định tiếp tục sử dụng. 

 

Gia tăng ngộ độc ma túy tổng hợp

http://www.baogiaothong.vn/gia-tang-ngo-doc-ma-tuy-tong-hop-d173205.html

Tin từ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, tại đây mỗi ngày cấp cứu cho ít nhất 1-2 trường hợp nhập viện do sử dụng ma túy tổng hợp, trong đó có ma túy đá.

Đa số các trường hợp này đều ở trong tình trạng mất kiểm soát, vật vã, hoang tưởng hoặc nói năng lảm nhảm. Hầu hết các bệnh nhân đó đều còn rất trẻ, từ 20 - 30 tuổi.

Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng ma túy chủ yếu là heroin thì nay chuyển sang ma túy tổng hợp. Bệnh nhân ngộ độc ma túy tổng hợp thường có khuynh hướng bạo lực, kích động khiến công tác cấp cứu, chữa trị gặp nhiều khó khăn. Ngộ độc ma túy tổng hợp không chỉ ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe, gây hôn mê, co giật tức thời mà còn có xu hướng tự gây thương tích cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, viêm cơ, suy thận, rối loạn tâm thần.

 

Đào tạo kỹ năng giao tiếp và ứng xử với người bệnh đang bị bỏ ngỏ

http://www.vietnamplus.vn/dao-tao-ky-nang-giao-tiep-va-ung-xu-voi-nguoi-benh-dang-bi-bo-ngo/412126.vnp

Hiện nay, vai trò của người điều dưỡng ngày càng quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đóng góp của người điều dưỡng trong việc chăm sóc chữa bệnh cho người bệnh chiếm ít nhất 50% trong việc an toàn và chất lượng điều trị cho người bệnh. 

Tuy nhiên, có một thực tế là việc đào tạo kỹ năng giao tiếp và ứng xử với người bệnh cho đội ngũ này vẫn còn đang rất thiếu và không được chú trọng. 

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học về điều dưỡng, được tổ chức ngày 21/10, tại Hà Nội.

Hội nghị lần này với chủ đề “Xây dựng môi trường an toàn người bệnh: Những bằng chứng trong đào tạo, quản lý và thực hành chăm sóc,” tập trung vào các vấn đề như nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho người điều dưỡng...

Đây cũng là nội dung quan trọng mà ngành y tế hướng đến trong Chương trình Hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Theo các chuyên gia, an toàn người bệnh đang là vấn đề thách thức của ngành y tế trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự cố y khoa trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ 3,7%-16,6% trên thế giới. Tại Việt Nam, thực trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức… đã khiến công việc của điều dưỡng rất vất vả. Tính trung bình tại các bệnh viện trên thì cứ 1 điều dưỡng chăm sóc từ 4- 6 người bệnh. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn và sai sót trong xác định chính xác người bệnh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Chia sẻ về vấn đề này, giáo sư Trần Bình Giang - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho hay: Người điều dưỡng có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh cần phải có thái độ ứng xử tốt đồng thời thực hiện đúng quy trình về chuyên môn. Trước đây, điều dưỡng ở trong nước chỉ qua đào tạo 6 tháng hoặc trình độ trung cấp nhưng ngày nay, chất lượng điều dưỡng đã được nâng lên ở trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học.

Theo giáo sư Giang, điều quan trọng nhất mà hệ thống đào tạo điều dưỡng hiện nay đang bỏ ngỏ là việc tập huấn đào tạo kỹ năng ứng xử và giao tiếp với người bệnh. Đây là một trong những yếu tố đóng góp vào sự thành công điều trị các ca bệnh. Chính vì vậy, thông qua hội thảo các đại biểu sẽ đóng góp và kiến nghị đưa ra các giải pháp phù hợp.

Hội nghị có 17 báo cáo được trình bày, trong đó có 14 báo cáo của điều dưỡng các bệnh viện lớn trong cả nước và 3 báo cáo quốc tế.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang