Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 23/1/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Đổi mới và đột phá; Tết đến, thuốc hết, bệnh nhân ung thư máu “sốc”; Nguyên Giám đốc trung tâm chống độc “mách” cách xử trí ngộ độc rượu...

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ KIM TIẾN: Đổi mới và đột phá

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=385024

Bộ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN THỊ KIM TIẾN cho biết, nhiệm vụ đột phá sẽ là đổi mới hoàn thiện cơ chế tài chính y tế, cơ chế tổ chức quản lý, tái đầu tư cho y tế nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa công tác y tế khắc phục khó khăn do nguồn ngân sách còn hạn hẹp; đồng thời đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập.

- Nhìn lại năm 2016, bà hài lòng và trăn trở điều gì nhất trong công tác điều hành của mình nhằm đáp ứng mong mỏi của nhân dân?

- Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2016, Bộ Y tế quyết liệt thực hiện đổi mới toàn diện bộ mặt của các bệnh viện đã có bước chuyển biến mới, cơ sở xanh, sạch, đẹp hơn, quy trình khám, chữa bệnh đã từng bước được đơn giản, giảm thời gian chờ của người bệnh. Bước đầu ngành y tế đã có những chuyển biến tích cực nhất là về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hiện tượng cán bộ y tế có thái độ khiếm nhã với người bệnh và người nhà bệnh nhân, bị báo chí phát hiện, người dân phản ánh. Vì vậy, tôi vẫn chưa thể hài lòng được. Vẫn còn rất nhiều việc phải tiếp tục quan tâm thực hiện, thực hiện quyết liệt, phải có sự vào cuộc của toàn thể cán bộ ngành y tế và cả người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân về thái độ phục vụ của CB y tế Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh

- Vậy, ngành y tế sẽ chọn khâu đột phá nào để triển khai trong năm 2017, thưa bà?

- Năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ để bảo đảm phát triển hệ thống y tế Việt Nam hướng tới Công bằng - Hiệu quả và Chất lượng bền vững. Nhiệm vụ đột phá sẽ là đổi mới hoàn thiện cơ chế tài chính y tế, cơ chế tổ chức quản lý, tái đầu tư cho y tế nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa công tác y tế, khắc phục khó khăn do nguồn ngân sách còn hạn hẹp; đồng thời đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập... Trong xu thế mới, các bệnh viện muốn tồn tại, ngành y muốn phát triển không có cách nào khác là phải đổi mới toàn diện.

Đồng thời tập trung chỉ đạo toàn ngành tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tiếp tục sắp xếp, củng cố, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế và trung tâm y tế huyện và phát triển mô hình bác sĩ gia đình; tiếp tục các giải pháp giảm quá tải bệnh viện và nâng cao sự hài lòng của người bệnh qua công tác khám, điều trị và uốn nắn thái độ hành vi cán bộ y tế; bên cạnh đó là tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thưa bà, thông điệp của Chính phủ nhiệm kỳ này là “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ”; vậy, Bộ Y tế sẽ cụ thể hóa thông điệp này như thế nào?

- Theo thông điệp của Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục rà soát, báo cáo Chính phủ, Quốc hội để hoàn chỉnh hệ thống các luật, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để hoàn thiện thể chế, cơ chế hoạt động của ngành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo hành lang pháp lý để các đơn vị hoạt động cũng như thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế. Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

- Ngành y tế luôn chịu nhiều áp lực trong việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, xin bà chia sẻ cho cử tri hiểu hơn về công việc của bà, của ngành y và nghề y.

- Nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân tăng cao trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực y tế chưa được đầu tư tương xứng. Chênh lệch điều kiện phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân ở thành phố với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lớn. Để giải quyết những vấn đề này, ngoài ý chí, quyết tâm và khả năng của ngành y mà cần có sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và sự ủng hộ, giám sát của nhân dân.

Thực tế cho thấy chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế còn chưa thật sự phù hợp, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cán bộ y tế không muốn làm việc tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Vì vậy, Bộ Y tế vẫn tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội nhằm xây dựng được các chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ theo tinh thần “nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

- Xin cảm ơn Bà!

 

Tết đến, thuốc hết, bệnh nhân ung thư máu “sốc”

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/tet-den-noi-ma-khong-con-thuoc-dieu-tri-benh-nhan-ung-thu-mau-soc-92176/

Hiện nay, các bệnh viện ở TP.HCM đã hết thuốc Astra 10mg dùng điều trị cho bệnh nhân ung thư máu. Vì không có thuốc, người bệnh phải chấp nhận thay đổi phác đồ điều trị, thậm chí tự “săn lùng” các loại thuốc khác.

Phản ảnh đến Báo Phụ Nữ, người nhà của bệnh nhân H.N.Q. (41 tuổi, Đồng Nai) cho biết, sau một thời gian điều trị ung thư máu (dòng tủy M3) ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, các bác sĩ cho anh xuất viện và kèm theo toa thuốc: “Mua 90 viên thuốc Astra 10mg (thương hiệu của Đức), ngày uống ba lần và mỗi lần 1 viên”.

Thế nhưng sau 2 tuần xuất viện, anh Q. vẫn không tìm được thuốc Astra 10mg của Đức. Người nhà anh Q. bức xúc: “Bệnh gì có thể chờ, chứ ung thư làm sao chờ. Ngay khi cầm toa thuốc, gia đình có đến nhà thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy thì nhân viên bán thuốc thông báo hết thuốc. Chúng tôi tiếp tục nhờ người qua Singapore săn lùng một loại thuốc tương tự thì bác sĩ nói đang đáp ứng thuốc tốt, không nên dùng loại thuốc khác".

Đến tuần thứ 3 vẫn không có thuốc, gia đình anh Q. lại nhờ bạn bè ở Hà Nội tìm mua cũng không có. "Cuối cùng, tôi đang dùng một loại thuốc của Trung Quốc, cũng có hoạt chất tương tự. Tôi mua luôn 5 lọ hơn 100 viên, có giá hơn 5 triệu đồng, tức mỗi viên khoảng 60.000 đồng bằng với giá thuốc của Đức” - anh Q. rầu rĩ kể.

Tương tự, tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM hiện cũng không còn loại thuốc này cho bệnh nhân bị ung thư máu dòng tủy M3. Tiến sĩ bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học cho biết đã sử dụng loại thuốc khác thay thế, dù kết quả điều trị không tốt bằng thuốc Astra, nhưng có còn hơn không.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi năm Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng gần 2.000 viên Astra của Đức nhưng hiện nay nhà phân phối thông báo đứt hàng mà không nói rõ lý do là do luật Dược mới gây khó khăn trong khâu nhập khẩu hay do nhà sản xuất thiếu thuốc…

Bệnh nhân ung thư máu phải tự săn lùng thuốc có hoạt chất Tretinoin để thay thế thuốc của Đức

“Vũ khí duy nhất bị bẻ nanh”

Phó giáo sư tiến sĩ bác sĩ Trần Văn Bình, nguyên Trưởng khoa Huyết – Sinh học, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM phân tích: “Ung thư máu trong tủy xương có hai dạng, gồm: một loại do các tế bào ở tủy bị ung thư hóa và một loại do tế bào lympho bị tổn thương. Ở người lớn thì thường bị ung thư máu dòng tủy nhiều hơn trẻ con”.

Xét về hình thái thì ung thư máu dòng tủy gồm có các dạng từ M0 đến M7. Tại Việt Nam, phần lớn người bệnh bị ung thư máu dòng tủy dạng M2 chiếm khoảng 70%, và chỉ có 10% bị ung thư máu dạng M3.

Nguy hiểm của bệnh M3 là có nhiều dòng hạt trong tế bào ung thư, do đó khi chúng ta cho thuốc vào diệt tế bào ung thư thì các dòng hạt trong tế bào này văng ra và gây đông máu, tắt nghẽn mạch máu… khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ tử vong.

“Trước đây, bệnh ung thư máu dạng M3 thuộc loại bệnh nặng nhất trong ung thư máu vì thuốc điều trị không hiệu quả. Và từ khi có thuốc Astra 10mg thì đây là dạng bệnh dễ điều trị. Nếu bệnh nhân không có thuốc thì phải liên hệ bác sĩ tìm thuốc khác thay thế, chứ không được nhịn thuốc kéo dài, rất nguy hiểm đến tính mạng” – Phó giáo sư Trần Văn Bình nhắc nhở.

Dược sĩ Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thuốc Astra 10mg do Đức sản xuất và được Công ty Vimedimex Bình Dương phân phối về Việt Nam. Loại thuốc này có hoạt chất Tretinoin nên là lựa chọn đầu tay và duy nhất đối với trường hợp bị ung thư máu dòng tủy M3. Nếu không có thuốc phải chuyển sang phác đồ khác, chứ không được “nhịn” thuốc.

 

Mỗi đàn ông Việt Nam uống gần 30 lít cồn nguyên chất/năm

http://cand.com.vn/y-te/Moi-dan-ong-Viet-Nam-uong-gan-30-lit-con-nguyen-chat-nam-426338/

Chỉ trong vòng một tuần qua, đã có 4 người tử vong do sử dụng rượu tại Trung tâm chống độc –Bệnh viện Bạch Mai. Đây là con số “bề nổi”, bởi các nạn nhân của rượu không nhập viện, hoặc không kịp nhập viện chắc chắn còn lớn hơn nhiều, nhất là khi đang những ngày giáp Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia ở các địa phương đều tăng.

Theo GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, dù chưa vào thời gian cao điểm của dịp nghỉ Tết, con số bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT) đã tăng 20%, trong đó, hơn 80% liên quan đến rượu bia.

Công bố mới nhất của Bộ Y tế cho biết, trong 5 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới đã tăng từ 69,6% lên 80,3%. Trong đó, 44,2% sử dụng rượu bia ở mức nguy hại và 47,9% điều khiển phương tiện cơ giới sau khi sử dụng rượu bia. Điều đáng lưu ý là thời gian qua, “phái đẹp” cũng sử dụng rượu bia ngày càng nhiều, chiếm tới 17%.

Uống rượu bia đang phổ biến ở giới trẻ và tuổi uống đang trẻ hóa. Đặc biệt, Việt Nam hiện giữ một “kỷ lục” không vinh quang gì khi đã trở thành quốc gia có mức tiêu thụ bia đứng đầu các nước ASEAN, xếp thứ 3 châu Á. Mỗi đàn ông Việt Nam tiêu thụ trung bình 27,4 lít cồn nguyên chất/năm.

Theo báo cáo Tổng quan Y tế 2015, Việt Nam chi bình quân hơn 3 tỷ USD/năm (khoảng 1,8% GDP) cho việc uống bia, bằng gần 3% thu ngân sách cả nước và cao gấp 4 lần mức đóng góp ngân sách của ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát hàng năm (khoảng  800 triệu USD/năm).

Ths. Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết, có tới 57,72% hộ gia đình Việt Nam tiêu dùng rượu bia thường xuyên. Đặc biệt, những hộ giàu và có học vấn cao lại dùng nhiều rượu bia hơn, ngược lại với các nước phát triển.

Hộ càng giàu thì chi tiêu cho rượu bia càng nhiều. Trung bình hộ nghèo chi 452.000đ/năm cho tiêu dùng rượu bia và hộ giàu chi 2.315.000đ/năm cho tiêu dùng rượu bia. Chi trung bình cho rượu bia là khoảng 16.372 tỷ đồng/năm/toàn quốc – số tiền đủ mua 1,77 triệu tấn gạo để nuôi sống gần 21 triệu người/năm.

Vào những ngày giáp Tết, khi số người sử dụng rượu đang tăng cao, nhắc về những hậu quả của rượu là hoàn toàn cần thiết. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư -Bệnh viện K, chi phí kinh tế trực tiếp cho điều trị 6 loại bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam-trong đó có 5 bệnh có liên quan đến sử dụng rượu bia là ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày, ung thư vú, lên tới 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,22% tổng GDP năm 2012. Gánh nặng kinh tế cho việc điều trị các bệnh ung thư đổ dồn lên các gia đình (42,4%), bảo hiểm y tế (27,7%) và chính phủ (17,1%).

Ông Nguyễn Phương Nam (chuyên gia của WHO ở Việt Nam) cho hay, một nghiên cứu của WHO tại Việt Nam trên 18.412 nạn nhân TNGT nhập viện, có tới 36% người đi xe máy và 66.8% lái xe ô tô có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép.

Nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức trên 100 người tử vong do TNGT có liên quan đến rượu bia cho thấy, 97% là nam giới và 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép. Đa số là tai nạn nghiêm trọng, khi có tới 68% nạn nhân chỉ sống được chưa đầy 30 phút sau tai nạn. Thiệt hại do TNGT liên quan tới rượu bia tại Việt Nam là khoảng 1 tỉ USD.

Kết quả của Điều tra quốc gia vị thành niên Việt Nam cũng cho thấy 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động từ 1 tuần trở lên.

Ths. Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết: Uống rượu ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều nguy cơ càng tăng. Sự phát triển của ung thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2-15 năm, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu.

Là người đã từng điều trị cho rất nhiều “tín đồ” của “ma men”, BS. Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho hay: Mỗi năm, có khoảng 500 bệnh nhân nhập viện điều trị các rối loạn tâm thần khá nặng do rượu, trong đó, gần 80% số người bị rối loạn giấc ngủ, 45% bị rối loạn trí nhớ và 27% bị trầm cảm. Bên cạnh việc điều trị các rối loạn tâm thần, bệnh nhân còn phải điều trị nhiều bệnh kèm theo như gan, mật, tim mạch, dạ dày vv… với chi phí điều trị khoảng 1 triệu/ngày.

Nhiều người bị ảo giác, luôn lo lắng, hoặc hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại, dẫn đến tấn công người vợ, hàng xóm, đồng nghiệp. Hoang tưởng do rượu đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Trầm cảm do rượu khiến bệnh nhân luôn hằn học, cáu bẳn, không ổn định, rối loạn giấc ngủ, tình dục.

Không chỉ chính người sử dụng rượu bia bị ảnh hưởng của “ma men”, mà những người xung quanh họ cũng chịu nhiều tác động. Bà Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng chỉ ra: có tới 30% vụ gây rối trật tự xã hội và gần 40% số vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân từ rượu bia.

Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, Viện Chiến lược & Chính sách y tế, rượu bia làm gia tăng bất bình đẳng. Phụ nữ chịu ảnh hưởng lớn nhất nhất từ người uống rượu bia là người thân trong gia đình cao gấp 7 lần so với nam giới. Nhiều phụ nữ bị bạo hành, thậm chí bị chồng giết do say rượu. Người có trình độ học vấn thấp có xu hướng chịu ảnh hưởng bởi người uống nhiều rượu bia hơn người có trình độ học vấn cao (từ cấp 3 trở lên) tới 1,7 lần.

Thực trạng đau lòng do sử dụng rượu bia, đặc biệt là “kỷ lục” đáng xấu hổ về sử dụng rượu bia của Việt Nam rõ ràng là một vấn đề cần phải quan tâm để chấm dứt. Đó không chỉ là để tránh cho người sử dụng rượu bia mắc phải bệnh tật hiểm nghèo, mà còn giúp cho những người xung quanh không phải chịu những hậu quả đáng tiếc do những người say rượu gây ra.

 

Nguyên Giám đốc trung tâm chống độc “mách” cách xử trí ngộ độc rượu

http://baophapluat.vn/camera-benh-vien/nguyen-giam-doc-trung-tam-chong-doc-mach-cach-xu-tri-ngo-doc-ruou-316446.html

Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), gần Tết, ngộ độc rượu là mối lo lớn bởi số nạn nhân ngộ độc gia tăng. Đây vẫn là câu chuyện “biết rồi, nói mãi”, nhưng dù có nói thêm nữa cũng sẽ không thừa. Đã đến lúc mỗi người trong chúng ta phải tự ý thức để bảo vệ chính mình và người thân.

Xung quanh vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS.BSCKII. Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để làm rõ hơn tác hại của rượu và đưa ra những cách xử trí khi quá chén, ngộ độc rượu ngày Tết.

Thích uống rượu tự nấu hơn

Từ thực tế làm nghề, xin bác sĩ cho biết “đệ tử lưu linh” thường bao gồm những đối tượng nào?

- Các đối tượng nghiện rượu thường là người lớn tuổi. Nhưng gần đây, cũng có cả thanh niên, thậm chí có cả nữ giới, và độ tuổi nghiện rượu ngày càng trẻ hơn. Trước đây, tuổi nghiện rượu thường là ngoài 20, còn giờ đã có cả những trường hợp nghiện rượu mới chỉ 14, 15 tuổi.

Ngay cả lứa tuổi học sinh cấp 2, như các em học sinh lớp 8, lớp 9, khi liên hoan cuối khóa hoặc tổ chức sinh nhật cũng đã có uống rượu. Các trường hợp uống rượu này một phần là do đua đòi lẫn nhau.

Không chỉ ở thành phố mà ngay cả ở nông thôn, thanh niên uống rượu tự nấu, hay còn gọi là rượu “cuốc lủi” cũng rất nhiều. Bây giờ, phong trào hát karaoke khá phát triển và chính các quán karaoke là nơi bán bia rượu rất nhiều.

Karaoke thì đâu phải chỉ có người lớn mới hát mà trẻ con cũng hát. Trẻ em tuổi thiếu niên rủ nhau đi hát rất nhiều. Nhiều cậu thiếu niên con trai lại hay thích tỏ ra mình là người lớn nên vào hát là gọi bia, gọi rượu ra để uống.

Theo điều tra thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ nam giới uống rượu, đặc biệt là trong giới quản lý, lãnh đạo, và nhân viên văn phòng chiếm 67-69%. Tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên, uống rượu, bia ít nhất 1 lần/tuần là 46%, còn nữ giới chiếm 2%.

Trong một báo cáo về các vấn đề xã hội của Quốc Hội, theo điều tra được tiến hành tại 6 tỉnh-thành phố thì tỷ lệ người uống rượu, bia chiếm 87,2%, trong đó 25% bắt đầu uống từ tuổi 18; khoảng 20% uống hàng ngày, với mức độ là 1/4 lít/ lần (250ml) rượu nếp; một thống kê khác nữa cho thấy 53% uống rượu tự nấu, 2% rượu quốc doanh. Khi được hỏi thì 80% trả lời là thích uống rượu tự nấu vì người ta cho rằng an toàn. Nhưng những người trả lời như vậy đã hiểu sai.

Xin bác sĩ cho biết những hệ lụy của rượu, đặc biệt là rượu giả?

- Rượu thật, tức là rượu ethylic hay ethanol, còn gọi là alcohol, là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm Hydroxyl (OH) kết hợp với những nguyên tử các-bon no.

Còn rượu giả, thứ nhất là rượu không đúng theo quy chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước, thứ hai là không được khử anđêhit (aldehyde), thứ ba là rượu do cố tình pha thêm cồn công nghiệp, thứ tư là do nguyên liệu cũng như cách thức nấu rượu không được chuẩn.

Rượu giả nhiều khi là do cố tình pha để bán chui, bán lủi tại các quán cóc vỉa hè. Kiểu cố tình thứ hai là tại các quán rượu, lúc đầu người ta đưa rượu thật ra để bán, đến khi nạn nhân say rồi, không phân biệt được thật, giả nữa thì họ bắt đầu đưa rượu giả, hoặc rượu có pha một phần rượu giả ra để bán.

Kiểu cố tình thứ ba là khi người ta đưa ngay vào những siêu thị, cửa hàng rượu để bán, nhất là những dịp có nhu cầu mua rượu cao như dịp gần tết, lễ hội, hay tại những nơi có đông người mua như đình, chùa, miếu mạo. Còn vô tình thì có thể là do ở khâu nấu rượu người nấu không biết được, hoặc do người mua vô tình mua phải rượu giả.

Tác hại của rượu như thế nào đối với người dùng phụ thuộc vào lượng uống. Cần phải biết rằng, dù là rượu thật nếu uống nhiều thì ảnh hưởng cũng nặng chứ không phải cứ là rượu thật thì uống vào sẽ không say, không chết.

Với rượu thật, ảnh hưởng nhẹ thì bệnh nhân có dấu hiệu bị kích thích, gọi là “sảng rượu”. Nếu uống ít thì rượu có thể kích thích tiêu hóa, giúp khai vị, nhưng nếu uống kéo dài, cũng có thể gây ra suy tim, tắc hẹp mạch não, tắc động mạch ngoại biên ở chân và tay.

Khi uống ít kéo dài thì dễ chuyển sang uống nhiều, mà uống nhiều thì rất nguy hiểm, nhẹ thì có thể dẫn đến ức chế thần kinh trung ương, mất kiểm soát lời nói và hành vi.

Nặng thì có dấu hiệu về tim mạch như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đau tim (ở trẻ em thì có thể bị ngừng tim), về hô hấp thì có thể bị thở yếu, ngừng thở, về tiêu hóa thì có thể gây nôn, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày, rối loạn điện giải, gây xơ gan rượu, tiêu cơ, suy thận, hạ nhiệt độ, hạ đường huyết và những dấu hiệu của uống nhiều cấp tính khác như làm giảm thị lực, teo não, rối loạn tâm thần, chấn thương sọ não, tê chân, tê tay, mất ngủ kéo dài…

Với rượu giả, nếu nhẹ (lượng uống 10ml) thì có thể gây nhìn mờ, nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, thở gấp, thở đứt quãng; còn nặng (lượng uống từ 30ml trở lên) thì có thể gây toan chuyển hóa, tăng nhịp tim và thậm chí gây tử vong.

Người bình thường, nếu uống 1 lít rượu thật trong vòng 1 giờ và không ăn gì thì chắc chắn tử vong. Lượng này tương đương với uống 8 lít bia trong vòng 1 giờ, và uống 4 chai rượu vang trong vòng 1 giờ. Đó đều là những lượng rượu bia có thể gây tử vong.

Nói như vậy để thấy là kể cả rượu giả hay rượu thật cũng đều có thể gây tử vong. Ngoài ra, uống rượu còn có nguy cơ gây ung thư như ung thư gan, thực quản, đại tràng, trực tràng, ung thư vú…

Thế giới đã thống kê rằng có khoảng 3,3 triệu người tử vong do dùng bia, rượu, chiếm 5,96% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, những trường hợp tử vong do rượu và tai nạn do rượu cũng rất nhiều mặc dù chưa có các thống kê cụ thể.

Khi bị ngộ độc rượu, ngoài những tác hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng, bệnh nhân và gia đình còn phải chịu thiệt hại về kinh tế. Ví dụ như khi bị ngộ độc methanol thì sẽ phải lọc máu liên tục trong nhiều ngày, không phải một lần mà phải lọc nhiều lần, chi phí mỗi lần 17-20 triệu đồng, tổng chi phí điều trị có thể lên đến cả trăm triệu, nhưng sau khi điều trị vẫn để lại di chứng là hỏng mắt.

Nhằm cảnh báo tác hại của rượu, bác sĩ có thể chia sẻ những câu chuyện cụ thể về những trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu mà ông đã từng điều trị?

- Có bệnh nhân quê Mộc Châu, Sơn La, vốn là cán bộ một xã miền núi. Do hay uống rượu sắn hàng ngày nên ông bị viêm tụy cấp, biến chứng nang giả tụy. Trước khi xuống Hà Nội nhập viện, người đàn ông này chỉ có da bọc xương sau nhiều ngày hứng chịu những cơn đau dữ dội.

Trường hợp khác là một bệnh nhân quê Hải Phòng, được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn nhiều, huyết áp tụt, sốt cao, tiêu chảy... Trước đó, trong lúc đang “chén chú chén anh” tại một đám ăn hỏi, ông này bỗng thấy khó thở, vã mồ hôi, da xanh tái, bụng đau dữ dội như dao đâm… rồi gục ngay tại bàn tiệc.

Khi chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp do rượu bởi xét nghiệm cho thấy chỉ số amylase – (một men tiêu hóa quan trọng của tụy) - tăng cao bất thường trong máu và nước tiểu. Qua tìm hiểu được biết, ông này thường “làm bạn” với rượu, đặc biệt, mỗi khi có tiệc tùng, liên hoan, cứ rời khỏi bàn tiệc là ông về nhà trong tình trạng say mèm.

Trước tết năm 2016, có hai nữ công nhân máy xúc người Ucraina ở Quảng Ninh, do nghiện rượu nên đã mua cồn về tự pha để uống và bị mờ mắt đến mức độ giơ tay ở khoảng cách 1m không nhìn thấy gì.

Hoặc trường hợp 3 người cũng ở Quảng Ninh, uống “Rượu Hà Nội 29”, là loại rượu pha cồn công nghiệp methanol và bị tử vong. Và rất nhiều trường hợp khác, khi bị mờ mắt đi khám ở khoa mắt hoặc Viện Mắt, sau đó phải chuyển xuống Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai vì bị ngộ độc methanol.

Còn các trường hợp tai nạn do sang chấn, tai nạn gẫy chân, gẫy tay, chấn thương sọ não… do ngộ độc rượu thì ngày Tết hầu như lúc nào cũng có. Khoa ngoại và khoa cấp cứu của các bệnh viện đều gặp.

Có trường hợp vợ giận chồng nên sẵn có bình rượu ở đó lấy ra uống, chúng tôi phải điều trị kéo dài vì phụ nữ uống thì rất dễ bị ngộ độc và tác hại của rượu đối với phụ nữ thì mạnh hơn so với nam giới.

Còn có trường hợp thì vì nể bạn nên uống, chưa kể là bị ép uống, hoặc là bị “dụ” cho 500 ngàn đồng, thế là uống đến mấy chục cốc xong rồi gục tại chỗ. Còn đối với học sinh thì thường là uống ít hơn nhưng vì chưa uống bao giờ nên cũng dễ bị say.

Một đặc điểm nữa là các cồn cấm uống ví dụ như cồn công nghiệp, cồn xoa bóp, cồn sát trùng… thường không được dán nhãn mác gì cả, và không có chỗ để riêng, thậm chí để ở những chỗ gần tầm tay trẻ con và đã có trường hợp trẻ con lấy ra để uống và nguy kịch đến tính mạng.

Lời khuyên của anh về cách lựa chọn, sử dụng rượu và cách xử trí khi ngộ độc rượu ngày Tết là gì?

- Trong ngày Tết, nếu ăn nhậu nhiều ở các quán xá, thì nguy cơ uống phải rượu rởm, rượu giả rất cao. Điều đáng ngại là không thể nhận biết rượu giả bằng mắt thường hay uống thử. Do vậy, theo tôi, chỉ nên mua và sử dụng các loại rượu đóng chai có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng.

Đối với các đối tượng như trẻ em vị thành niên, phụ nữ đang hoặc sắp có thai, phụ nữ đang cho con bú, người nghiện rượu (không kiểm soát được số lượng uống vào), hoặc những người lái xe, vận hành máy móc, đòi hỏi phải tập trung kỹ năng, kỹ thuật, phối hợp các động tác; những người đang dùng thuốc để điều trị bệnh, những người bị các bệnh có chỉ định nghiêm cấm uống rượu như tim mạch, gan, mật, tụy… và cả những người mới bỏ rượu đều không nên uống.

Nếu uống, phải uống đúng lúc với 1 lượng vừa phải trước bữa ăn để có tính chất khai vị, khi uống phải đảm bảo tỉnh táo, nói rõ ràng từng câu từng chữ, đi lại phải vững vàng.

Một điều cần lưu ý đó là cần phải ăn trước, trong và ngay sau khi uống. Vào dịp Tết, thời tiết thường lạnh nên khi uống phải giữ ấm, tránh ra lạnh. Khi đã uống thì không được lái xe, vận hành máy móc hoặc lao động đặc biệt, có thể gây nguy hại đến sức khỏe như ngã, tai nạn…

Tốt nhất nên thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như của Bộ Y tế, đó là không nên lạm dụng rượu bia và các đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu bia là sử dụng trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hoặc trên 2 đơn vị rượu mỗi ngày, hoặc trên 1/2 đơn vị rượu mỗi giờ đối với nữ; trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần, hoặc trên 3 đơn vị rượu một ngày, hoặc trên 1 đơn vị rượu mỗi giờ đối với nam.

Một đơn vị rượu tương đương với 2/3 chai bia 500ml, hoặc tương đương với một lon bia 330ml, hoặc bằng 1 ly rượu vang 80ml, hoặc bằng 1 chén rượu mạnh 25ml (loại rượu 40oC như whisky, chivas…).

Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Một số nhà hàng “đặc sản rượu dân tộc” đua nhau quảng cáo với khách về hàng chục loại rượu thuốc, rượu ngâm thảo dược, ngâm động vật... Người dân có thể “tiền mất tật mang” với những loại rượu này. Vì hiện nay dược liệu giả dùng ngâm rượu bán tràn lan, ngay cả dùng dược liệu thật cũng không đảm bảo vì cây cỏ hiện nay cũng nhiễm độc nhiều, nhiễm vi nấm độc.

Vấn đề cần đặc biệt quan tâm đó là làm như thế nào khi xảy ra quá chén? Khi quá chén, không được tự đi lại một mình, không được lái xe, vận hành máy móc, phải ăn đủ chất tinh bột và chất đường, nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng đầu, vai cao hơn, phải giữ ấm, và có người nhà theo dõi để xem người uống có thở đều không, thở êm không, có hồng hào không và thỉnh thoảng phải gọi hoặc lay, nếu người uống không có phản ứng gì thì phải đưa đi bệnh viện ngay.

Khi quá chén thì có thể hát, hoặc nói to nhưng không được ảnh hưởng đến người xung quanh, vì khi hát hoặc nói to có thể đào thải bớt rượu qua hơi thở.

Nếu bị quá chén nặng, khi hỏi không biết gì, co giật, thở yếu, thở chậm, thở khò khè, tím tái, nôn nhiều, có chấn thương như chấn thương sọ não, gẫy chân, gẫy tay, hoặc sốt cao thì phải gọi cấp cứu hoặc đưa đi bệnh viện ngay, không nên để ở nhà theo dõi nữa.

Không nên bôi vôi, móc họng cho nôn hoặc cố gắng đổ nước đường, nước chanh vào họng bởi vì sẽ gây sặc vào phổi. Trong trường hợp đó, cần đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đặt ống thở và cho thở bằng máy, truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đường truyền.

Những sai lầm hay mắc phải khi xử trí người bị quá chén đó là cứ để cho bệnh nhân ngủ ở nhà, không theo dõi hoặc để họ nằm phong phanh dẫn tới bệnh nhân bị tử vong do hạ đường huyết và hạ nhiệt độ do lạnh. Còn sai lầm của người uống rượu đó là chỉ uống mà không ăn, sẽ dẫn đến hạ đường huyết, hoặc sai lầm uống nhiều loại rượu cùng một lúc, dù là số lượng ít, hoặc là uống một loại rượu nhưng số lượng nhiều.

Theo tôi, nhà nước cần quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị sản xuất, cấm nấu rượu tự túc, nấu lậu, phải có chuẩn hóa, có kiểm định về chất lượng, và phải phạt nặng đối với những người buôn bán hàng rởm.

 

TPHCM: Số lượt khám, chữa bệnh năm 2016 tăng cao nhất kể từ năm 2010 đến nay

http://suckhoedoisong.vn/tphcm-so-luot-kham-chua-benh-nam-2016-tang-cao-nhat-ke-tu-nam-2010-den-nay-n127431.html

Số liệu tổng kết hoạt động khám chữa bệnh của Ngành Y tế Thành phố năm 2016 cho thấy: Số lượt khám, chữa bệnh của ngành Y tế Thành phố tiếp tục tăng và cao nhất kể từ năm 2010 đến nay. Như vậy, đây là số cao nhất từ năm 2010 đến nay, là một thách thức không nhỏ khi ngành Y tế Thành phố đang nỗ lực giảm tải.

Theo đó, hơn 35 triệu lượt khám và hơn 1,7 triệu lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện công lập và ngoài công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM. Tỉ lệ bệnh nhân cư trú tại các tỉnh phía Nam chiếm 30-40% số lượt khám và điều trị ngoại trú và chiếm 40-60% số lượt điều trị nội trú.

Điều đáng ghi nhận là số lượt điều trị tại các bệnh viện quận, huyện đều tăng so với cùng kỳ: tăng 20,8% lượt điều trị ngoại trú và tang 10,67% lượt điều trị nội trú. Trong đó:

Có 2 bệnh viện tuyến huyện có số lượt khám và điều trị trên 3.000 lượt/ngày: BV Q.Thủ Đức (> 4.000), BV Q.Tân Phú (> 3.000)

Có 3 bệnh viện tuyến huyện có số lượt khám và điều trị trên 2.000 lượt/ngày: BV Q.2, BV Q.Bình Thạnh, BV Q.Bình Tân

Có 6 bệnh viện tuyến huyện có số lượt khám và điều trị từ 1.000-2.000 lượt/ngày: BV Q.1, BV Q.4, BV Q.10, BV Q.Phú Nhuận, BV Q.Tân Bình, BV Q. Gò Vấp

Có 12 bệnh viện tuyến huyện có số lượt khám và điều trị dưới 1.000 lượt/ngày: BV Q.3, BV Q.5, BV Q.6, BV Q.7, BV Q.8, BV Q.9, BV Q.11*, BV Q.12, BV H. Nhà Bè*, BV H. Củ Chi, BV H. Bình Chánh, BV H. Cần Giờ (Bệnh viện Q.11 và huyện Nhà bè những tháng cuối năm 2016 đã có số lượt khám trên 1.000/ngày)

 

Bác sĩ Bạch Mai hướng dẫn xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ngày Tết

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bac-si-bach-mai-huong-dan-xu-ly-khi-tre-bi-hoc-di-vat-ngay-tet-20170121233020176.htm

Hóc dị vật là tai nạn thường xuyên xảy ra khi trẻ ăn, chơi. Đặc biệt trong dịp Tết, sự hiện diện của các loại hạt dưa, hạt hướng dương, mứt lạc, thạch… trong đĩa bánh kẹo mời khách càng khiến nguy cơ này tăng lên. Gặp tình huống trẻ hóc người lớn phải làm như thế nào bởi xử lý sai cách trẻ có thể tử vong vì ngạt thở.

Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, khi phát hiện bé trai 7 tháng tuổi nhai trệu trạo mảnh đồ chơi trong miệng, người nhà đã vội vàng dùng tay móc miệng bé để lấy ra. Tuy nhiên, hành động này vô tính đẩy mảnh đồ chơi vào sâu, khiến bé ho sặc, khò khè, thở rít, có dấu hiệu tím tái và được đưa đến viện.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), trẻ có thể bị hóc dị vật trong bữa ăn, khi chơi. Trong đó, gặp phổ biến nhất là dị vật đường thở do thức ăn. “Hay gặp nhất là trẻ đã ăn no, nhưng bát thức ăn vẫn còn nên người lớn nhét thêm cho trẻ, trong khi trẻ đang ậm ọe chán ăn, khiến trẻ bị hóc thức ăn. Điều này là rất nguy hiểm vì có thể gây dị vật đường thờ, hạt cơm, hạt cháo sặc vào đường thở, khiến trẻ tím tái, ngừng thở”, PGS Dũng cảnh báo.

Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật trong miệng vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, thậm chí khiến trẻ ngừng thở ngay lập tức (nhất là hóc thạch, miếng thạch hình trụ, trơn, rất dễ bít kín đường thở của trẻ).

Tuyệt đối, không được đặt trẻ nằm ngửa, vuốt ngực xuôi xuôi. Nếu không dị vật sẽ rơi vào sâu hơn, thậm chí vào phổi.

Phát hiện trẻ hóc dị vật, ngay lập tức cho trẻ nằm sấp dọc trên 1 tay của người lớn (nếu trẻ nặng đặt lên chân), giữ cổ thẳng, để đầu chúc xuống, vỗ giữa lưng trẻ nhiều (chỗ giữa hai xương bả vai), khoảng 5 cái để kích thích ho, dị vật bắn ra theo đường ho.

Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa dọc cánh tay, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Sau khi sơ cứu, thấy trẻ còn cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cần lau, hút sạch để trẻ được thông thoáng đường thở, rồi lập tức đưa trẻ đến viện.

Như tình huống của cháu bé ở TP Hồ Chí Minh đang nhai dị vật, nếu bình tĩnh, đặt bé nằm sấp xuôi đầu xuống như tư thế này, nếu bé không chịu nhả dị vật đang nhai, người lớn dùng tay lấy dị vật không thể trôi vào được sâu hơn. Ngược lại, bé ngửa trẻ ra, dùng tay móc dị vật dễ dàng trôi sâu xuống họng.

Đối với trẻ lớn và người lớn, cần ôm sát người mình, áp lưng vào cơ thể, đặt tay dưới xương ức, dùng 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn trong khi chờ đợi xe cấp cứu tới.

“Nói chung, hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm. Nếu hóc một phần, trẻ vẫn thở được. Còn nếu dị vật lớn, mềm, ôm trọn đường thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Vì thế, người lớn phải hết sức chú ý khi cho trẻ ăn các món thạch, bánh có độ dẻo, ăn các trái cây nhãn, vải có hạt trơn tròn rất dễ hóc”, PGS Dũng cảnh báo.

 

Bệnh thủy đậu “tấn công” người dân TPHCM

http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/benh-thuy-dau-tan-cong-nguoi-dan-tphcm-631632.bld

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 12 mỗi năm và tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 là đỉnh điểm mùa dịch. Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa dịch, song, TPHCM đã xuất hiện một ổ dịch tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 khiến người dân lo lắng.

Một ổ dịch thủy đậu khiến ít nhất 30 người mắc bệnh đã xảy ra tại Cty Gunze (Khu chế xuất Tân thuận, quận 7). Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, tính đến ngày 4.1, tại công ty Gunze (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) đã ghi nhận 30 trường hợp thủy đậu. Trường hợp đầu tiên khởi phát bệnh vào ngày 17.11 với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, đau họng. Ngay sau đó, Cty Gunze liên tục ghi nhận những công nhân tiếp theo có biểu hiện bệnh.

Bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM cho biết, ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đã làm việc với Cty Gunze để tìm cách khắc phục và tránh lây nhiễm. Cty Gunze cũng đã thực hiện các biện pháp cho các công nhân có triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ bệnh nghỉ làm và thực hiện vệ sinh nơi làm việc. Sau kiểm tra, BS Nguyễn Trí Dũng yêu cầu Cty phối hợp với phòng khám đa khoa khu chế xuất Tân Thuận tiếp tục tầm soát, phát hiện sớm ca bệnh mới mắc để kịp thời cách ly tại nơi ở, cho nghỉ ở nhà, điều trị theo chỉ định của cơ sở y tế đến khi được phép đi làm.

Tại các khu dân cư của TPHCM cũng bắt đầu xuất hiện rải rác ca bệnh thủy đậu. Anh Kim Cương (nhà ở quận Gò Vấp) cho biết cũng “khổ sở” vì con trai mắc bệnh thủy đậu trong khi vợ vắng nhà: “Trước giờ việc chăm sóc con chủ yếu là vợ đảm đương. Đúng lúc vợ đi công tác dài ngày thì con trai bỗng dưng nổi mụn nước ở cổ, rồi lan dần khắp người. Lúc đầu, tôi tưởng cháu bị con gì đốt thôi, sau thấy nhiều nốt tương tự mới phát hoảng, vội đưa con đi bệnh viện khám. Bác sĩ nói cháu bị thủy đậu và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Đúng là tôi chủ quan, lẽ ra khi cháu xuất hiện mụn nước là phải kiểm tra và đưa đi khám rồi”.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện cho biết khoa thường xuyên tiếp nhận ca bệnh. Đa phần các trường hợp bệnh nhẹ nên được kê thuốc và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ tại nhà. Tại khoa chỉ lưu lại 1-2 bé bệnh nặng cần theo dõi. Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh lưu ý, đây là thời điểm bệnh thủy đậu bắt đầu vào mùa, do đó, phụ huynh nên có cách phòng bệnh cho trẻ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, hiện nay bệnh dịch thủy đậu đang vào mùa. Đối tượng dễ lây nhiễm nhất là phụ nữ và trẻ em. Đáng lo ngại, phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu có thể liên quan tới dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Thủy đậu là một bệnh toàn thân do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là trẻ 5-9 tuổi. Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc đang điều trị ung thư máu nếu mắc thủy đậu thường rất xảy ra biến chứng nặng. Thủy đậu là bệnh rất dễ truyền nhiễm và lây lan thông qua sự đụng chạm vào bóng nước từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm. Trẻ nhiễm bệnh thủy đậu thường dễ lây bệnh cho bạn bè ở nhà trẻ, mẫu giáo, lớp bán trú trong khi vui đùa, sinh hoạt, ngủ nghỉ cùng nhau. Đó là lý do, không ít trường hợp trẻ khoẻ mạnh nhiễm bệnh sau một ngày đến trường.

Khi mắc thủy đậu, trẻ thường xuất hiện triệu chứng nổi bóng nước ở vùng đầu mặt, thân và tay chân. Bóng nước có thể xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Bóng nước thường chứa dịch trong. Tuy nhiên những trường hợp nặng, bóng nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Bệnh thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, các bóng nước sẽ đóng vảy và rụng dần, nếu như không có biến chứng thì bóng nước không để lại sẹo. Bên cạnh nổi bóng nước, trẻ thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, biếng ăn.

Theo BS Trương Hữu Khanh, mặc dù thủy đậu khá lành tính nhưng bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tủy. Thủy đậu có thể gây tử vong ở đối tượng trẻ quá nhỏ, trẻ đang điều trị ung thư máu hoặc ở trẻ có biến chứng viêm não nặng. Viêm não là biến chứng rất nguy hiểm của thủy đậu dù hiếm gặp. Thường xuyên gặp hơn là nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân là do phụ huynh chăm sóc không đúng cách. Nhiều phụ huynh đã tự ý bôi thuốc, bôi lá lên vết mụn nước của trẻ dẫn đến nhiễm trùng.

Theo BS Khanh, bệnh thủy đậu nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai. Nếu mắc thủy đậu 3 tháng cuối thai kỳ thì trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển trí tuệ. Còn nếu mắc bệnh trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Theo BS Trương Hữu Khanh, khi mắc bệnh thủy đậu, rất nhiều phụ huynh đã kiêng tắm, kiêng nước, kiêng gió cho con. Tuy nhiên, cách chăm sóc này là sai. Phụ huynh vẫn phải cho bé tắm gội sạch sẽ bình thường, ăn mặc thoáng mát. Đặc biệt, trẻ phải được cắt móng tay để tránh gãi làm bóng nước vỡ ra. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hay bất kì thứ gì lên da bé.

Phụ huynh, người thân cũng cần phòng bệnh cho bản thân để tránh trở thành nguồn trung gian lây bệnh cho con. Đặc biệt, không ôm, bế, nựng trẻ khi đi làm về mà chưa thay quần áo; không cho trẻ ăn khi chưa vệ sinh tay chân... Gia đình nên giữ môi trường sống sạch sẽ, mở rộng cửa để giữ cho không khí thông thoáng, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng.

Với những trẻ đã có biểu hiện của bệnh, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên phụ huynh nên cho con nghỉ học, cách ly từ 2-3 tuần để tránh lấy nhiễm cho trẻ lành. Khi tiếp xúc với trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần đeo khẩu trang. Sau tiếp xúc phải rửa tay kỹ với xà bông. “Đa phần, trẻ mắc bệnh thủy đậu có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ nổi bóng nước rất nhiều, bóng nước có mủ tấy hoặc sốt cao, sốt li bì, co giật, hôn mê, thở mệt, trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để theo dõi, tránh những biến chứng nguy hiểm” – BS Khanh khuyên.

Để chủ đồng phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả và an toàn, nếu có điều kiện, phụ huynh nên đưa con đi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ khi trẻ đủ 1 tuổi. Phụ huynh cần chú ý đưa con đi tiêm ngừa sớm, không nên thấy dịch bệnh bùng phát mới tiêm. Và một lý do quan trọng cần đưa trẻ đi tiêm sớm là vaccine thủy đậu cần 2-3 tuần để phát huy tác dụng.

 

Bệnh bạch hầu dễ lây lan và biến chứng nguy hiểm

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/benh-bach-hau-de-lay-lan-va-bien-chung-nguy-hiem-356634

Ổ dịch bạch hầu vừa xuất hiện ở một trường cấp 3 huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) khiến 2 học sinh tử vong, 8 người có nguy cơ mắc do tiếp xúc gần với các bệnh nhân và 24 người khác đang được điều trị cách ly đã gây tâm lý băn khoăn về căn bệnh nguy hiểm này.

Ông Nguyễn Văn Hai- Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, Sở đã phát đi thông báo ghi nhận ổ dịch bạch hầu tại trường trung học phổ thông Tây Giang. Trường này có 20 lớp với 789 học sinh, 71 thầy cô và cấp dưỡng.

Theo ông Hai, tỉnh đã ghi nhận 5 trường hợp mắc và nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu với các triệu chứng: sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó và 8 người có nguy cơ mắc do tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Viện Pasteur Nha Trang cũng đã cử đoàn công tác đến trường trung học phổ thông Tây Giang đễ hỗ trợ khống chế dịch bệnh và đã triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho tất cả học sinh và giáo viên của trường.

Theo đó, ngày 24/12/2016 em Bhling Boong (17 tuổi) bị bệnh, đến ngày 4/1/2017 bệnh nặng hơn và được đưa vào trung tâm y tế huyện Tây Giang điều trị trong tình trạng khó thở, được đặt nội khí quản. Trung tâm đã chuyển em lên tuyến trên, tuy nhiên em tử vong trên đường đi.

Tiếp đó, ngày 2/1/2017, em Zơrâm Sáo (17 tuổi) mắc bệnh và được chuyển xuống bệnh viện Hoàn Mỹ (TP Đà Nẵng), rồi bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Sau 7 ngày điều trị em Sáo cũng đã tử vong.

Về khả năng lây lan của bệnh, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp- Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương phân tích: Người chưa được tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu sẽ không có kháng thể chống bạch hầu và sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu hít phải vi khuẩn C. diphtheriae. Cá biệt những trường hợp dù đã tiêm chủng, nhưng sức đề kháng yếu không sinh được kháng thể, hoặc những người đã tiêm chủng quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm thấp vẫn có thể bị mắc bệnh bạch hầu.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra. Dấu hiệu đặc trưng là vùng hầu họng có những mảng trắng gọi là màng giả.  Dịch bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ bị lây nhiễm, chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn bạch hầu.

Triệu chứng của bệnh gồm: Sốt, ho, dấu hiệu của viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, họng đỏ, nuốt đau.

Trong vòng 1- 2 ngày màng giả xuất hiện. Màng giả ban đầu mỏng, màu trắng ngà, lan dần từ amidan đến vòm khẩu cái. Màng giả dính với niêm mạc bên dưới và phủ mặt vòm hầu họng. Trung bình, sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người bệnh sẽ phát bệnh.

Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện khác nhau như: Với bệnh bạch hầu mũi trước, bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám thầy thuốc có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Nếu là bạch hầu họng và amiđan thì bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày, sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng.

Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ.

Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày. Đặc biệt, với hầu thanh quản là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh- Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 (TP HCM), khi bệnh có dấu hiệu nặng là lúc giả mạc lan xuống thanh khí quản sẽ gây khàn tiếng khó thở. Hạch bạch huyết vùng cổ có thể sưng to và phù nề vùng mô mềm của cổ làm vùng cổ sưng to. Vi khuẩn từ các mảng trắng sẽ tiết ra nội độc tố.

Một số trường hợp do các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, gây liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, hôn mê và tử vong. Một số trường hợp có biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên. Độc tố bạch hầu cũng có thể vào máu gây nhiễm độc toàn thân.

Biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao

Ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Ngoài ra có thể gặp tình trạng viêm các dây thần kinh gây liệt. Nếu giả mạc hình thành tại thanh quản có thể gây tắc nghẽn đường thở và tử vong.

Tỉ lệ tử vong thông thường của người bị bệnh bạch hầu lên đến 5-10%. Ở những trẻ em dưới 5 tuổi và những người lớn tuổi, có thể tử vong tới trên 20%. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Ông Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo: Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Cách phòng bệnh tốt nhất là niên tiêm vaccine cho trẻ. Trẻ nên tiêm vaccine 3 lần khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau 1 tháng, sau đó 1 năm sau nhắc lại và sau 5 năm nhắc lại một lần nữa.

Tuy vậy, có một số ít người sức đề kháng không tốt, sau khi tiêm phòng không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu. Một số người tiêm phòng đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu xuống thấp thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Theo Bộ Y tế, trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắcxin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Trước đó, hồi tháng 7/2016, tại Bình Phước đã có 3 người tử vong vì căn bệnh này. Thời điểm này, ngay sau khi hai học sinh tại Quảng Nam tử vong vì bệnh bạch hầu, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo khẩn cấp để phòng, tránh dịch bệnh nguy hiểm này.

 

Cảnh giác vi khuẩn kháng kháng sinh

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/canh-giac-vi-khuan-khang-khang-sinh-356635

Khoảng 50% thực phẩm từ gia súc và thủy sản nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, nhiều chủng E.coli được phân lập kháng với ít nhất 6 loại kháng sinh. Đây là kết quả nghiên cứu ban đầu từ Dự án “Nghiên cứu cơ chế lan truyền và xây dựng mô hình giám sát vi khuẩn kháng đa thuốc trong chuỗi thực phẩm tại Việt Nam”do Viện Dinh dưỡng công bố mới đây tại Hà Nội.

Dự án  SATREPS do Nhật Bản hỗ trợ, được triển khai tại 5 tỉnh thành gồm Hà Nội, Thái Bình, Nha Trang, TP HCM và Cần Thơ với sự tham gia của Viện Dinh dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng TP HCM, Đại học Y dược khoa Thái Bình, Đại học Cần Thơ...

Theo bà Bùi Thị Mai Hương, khoa Vi sinh vật thực phẩm và sinh học phân tử, Viện Dinh dưỡng, kết quả nghiên cứu ban đầu từ dự án cho thấy hơn 60% người lành mang trùng nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, khoảng 50% thực phẩm từ gia súc và thủy sản nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là hệ quả của việc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng và chăn nuôi tại Việt Nam. Kết quả này tương đồng với các nước Đông Nam Á.

Thực tế, để đánh giá mức độ ô nhiễm vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm, nhóm nghiên cứu đã lấy 330 mẫu thực phẩm tại các chợ, siêu thị và lò giết mổ tại TP HCM. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy E.coli sinh men ESBL (hủy tác dụng của kháng sinh) được phát hiện trong 150 mẫu, chiếm hơn 45%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở thịt gà (gần 93%), sau đó là thịt lợn (khoảng 35%), thịt bò (34%), cá/tôm (29%).

Gần đây nhất tại hội thảo “Kháng kháng sinh - từ nghiên cứu tới hành động”, các chuyên gia cho biết, thực phẩm tại các chợ bán lẻ đang bị ô nhiễm với vi khuẩn E.coli sinh ESBL (có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng) ở mức từ 40% ở Hà Nội và 80% TP HCM. Ở các chợ bán buôn, 45-60% các mặt hàng thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn E.coli sinh ESBL, trong khi 30-50% vi khuẩn E.coli sinh ESBL được phát hiện tại các mẫu trong siêu thị.

TS Đặng Văn Chính- Chánh thanh tra Bộ Y tế cũng cho rằng, hiện nay chưa có Luật cấm mua bán kháng sinh, trong khi 70% thực phẩm ở Việt Nam được cung cấp bởi hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ nên người dân thường tự chủ động mua kháng sinh cho con vật để phòng tránh vật nuôi ốm đau, làm giảm giá trị kinh tế.

Vì vậy cần phải có nghiên cứu để thay đổi hành vi của người nông dân trong sử dụng kháng sinh khi chăn nuôi gia súc và hải sản. Tại bệnh viện, cần phải kiểm soát nhiễm khuẩn tốt. Ngoài ra, phải có Luật quy định đối với các bác sĩ trong việc kê kháng sinh khi chữa bệnh. Làm sao để không có lợi ích nhóm trong việc kê khai kháng sinh.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ 2013 - 2020. Bên cạnh nâng cao nhận thức cho người dân và chủ động kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, ngành y tế sẽ đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế, giám sát việc kê toa. 

 

Hơn 30 công nhân bị ngất tại nhà máy may

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/hon-30-cong-nhan-bi-ngat-tai-nha-may-may-356654

Nhóm công nhân của Nhà máy may thuộc Công ty TNHH DREAM F Thanh Hóa đang làm việc thì có biểu hiện chóng mặt, lăn ra ngất phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Thông tin từ ông Bùi Xuân Tuấn – Chủ tịch UBND xã Minh Khôi, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) sáng ngày 22/1 cho biết: Khoảng 13h30 ngày 21/1, một nhóm công nhân của Nhà máy may (thuộc Công ty TNHH DREAM F Thanh Hóa, địa chỉ tại thôn 1-2, xã Minh Khôi, huyện Nông Cống) đang làm việc thì có biểu hiện chóng mặt, lăn ra ngất phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ngay sau đó, Công ty đã thuê 5 xe taxi chở hơn 30 công nhân đến Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống cấp cứu, đến 16h cùng ngày, còn 12 công nhân tiếp tục điều trị, số còn lại đã ổn định xuất viện.

Cũng theo ông Tuấn, các công nhân không có biểu hiện nôn mửa, đi ngoài hay đau bụng, nguyên nhân có thể do thiếu ô xy trong xưởng sản xuất.

Nhà máy may trên có khoảng 200 công nhân đang làm việc, mới đưa vào hoạt động khoảng 1 tháng nay, chưa có tổ chức công đoàn.

Hiện Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nông Cống đang tiến hành lấy các mẫu thức ăn, ghi nhận các điều kiện tại nơi sản xuất để làm rõ nguyên nhân vụ việc.

 

Thuốc làm tan chảy khối u: Chuyên gia Việt ở nước ngoài xác nhận

http://infonet.vn/thuoc-lam-tan-chay-khoi-u-chuyen-gia-viet-o-nuoc-ngoai-xac-nhan-post219713.info

Chưa bao giờ, các bệnh nhân ung thư bạch cầu lympho lại lạc quan như bây giờ khi Mỹ vừa cấp phép sử dụng thuốc Venetoclax - viên thuốc được mệnh danh làm tan chảy khối u.

Ngày 04/11/2016, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đã cấp phép cho sản phẩm Venetoclax® dùng để điều trị bệnh ung thư bạch cầu mạn tính (lexemi kinh dòng lympho).

Mặc dù thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha 2, 3 nhưng do kết quả thử nghiệm pha 2 quá hiệu quả, FDA đã quyết định cấp phép điều trị cho sản phẩm rất nhanh.

Việc cấp phép điều trị nhanh chóng cho loại thuốc này dựa trên cơ sở thuốc có tác dụng rất hiệu quả trên bệnh nhân lexemi kinh dòng lympho với đột biến mất một phần nhiễm sắc thể số 17 (đoạn 17p) trong các tế bào ung thư.

Đoạn nhiễm sắc thể này có chứa gen TP53 là gen có vai trò sản xuất ra protein TP53 có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u.Có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh lexemi dòng lympho và 20% bệnh nhân có ung thư loại này tái phát có tế bào đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể 17p.Bệnh nhân mắc ung thư có mất đoạn nhiễm sắc thể 17p thường có tiên lượng rất xấu và thường chỉ sống được vài năm.

Đi kèm với thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư loại này, công ty Abbot cũng phát triển bộ kit chẩn đoán xác định bệnh nhân bị lexemi kinh dòng lympho mất đoạn 17p. Bộ kit có tên là Vysis CLL FISH.

Venetoclax là thuốc đầu tiên được cấp phép cho các thuốc điều trị ung thư nhằm vào đích tác dụng là các protein BCL2 ở tại tế bào ung thư.

BCL2 là một protein nằm trong chuỗi protein tín hiệu p53 có vai trò điều hòa quá trình chết theo chương trình của tế bào. Ở bệnh nhân mắc bệnh lexemi kinh dòng lympho, BCL2 đều tăng một cách đáng kể và nhờ vậy tế bào ung thư tăng khả năng sống sót và kháng lại với các biện pháp hóa trị liệu. Tác động vào BCL2 làm mất khả năng sống sót của tế bào ung thư, nhờ vậy làm cho tế bào khối u bị chết và khối u teo đi (làm tan khối u).Trong một nghiên cứu trên 116 bệnh nhân mắc bệnh lexemi kinh dòng lympho đã được điều trị với một hoặc nhiều biện pháp trước đó, người ta sử dụng Venetoclax với liều tăng dần.

80% số bệnh nhân có đáp ứng với thuốc điều trị và 85% số bệnh nhân đáp ứng với điều trị duy trì được tác dụng của thuốc nhiều hơn 1 năm.

Đặc biệt thuốc có tác dụng tốt với các bệnh nhân có tiên lượng xấu, kể cả những bệnh nhân không có đáp ứng với hóa trị liệu fludarabine.

Tác dụng phụ gây nguy hiểm của thuốc chính là hội chứng ly giải khối u (tế bào khối u chết nhanh và nhiều giải phóng vào máu các chất độc gây suy các nội tạng như tim, gan, thận và tử vong). Hội chứng này xảy ra ở 3 trong số 56 bệnh nhân được sử dụng thuốc và 1 trong số họ đã không qua khỏi. Vì vậy, liều lượng thuốc trong nghiên cứu đã phải thay đổi bằng cách sử dụng liều thấp rồi tăng dần cho bệnh nhân để làm giảm nguy cơ gây ra hội chứng ly giải khối u.

Các tác dụng phụ hay gặp là tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp trên, buồn nôn và giảm bạch cầu.

Venetoclax đang tiếp tục được nghiên cứu điều trị trên bệnh nhân có các ung thư bạch cầu khác như ung thư lympho B, ung thư lympho dạng tuyến…

Sản phẩm Ventoclax hiện tại đã được sử dụng ở Mỹ, Canada, Úc và châu Âu. Thuốc dạng viên nén, hàm lượng 10, 50 và 100 mg.

Theo khuyến cáo của FDA, liều lượng trong tuần đầu tiên là liều 20 mg/ngày, tuần thứ 2 là 50 mg/ngày, tuần thứ 3là 100 mg/ngày, tuần thứ 4 là 200 mg/ngày. Từ tuần thứ 5 trở đi có thể dùng 400 mg/ngày.

Bệnh nhân không được tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chẩn đoán xác định loại ung thư và chỉ định cũng như hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

Còn tại Việt Nam, khó khăn hiện nay chính là việc xây dựng các labo chẩn đoán xác định ở mức phân tử các loại ung thư cũng như đào tạo nhân lực bao gồm các bác sĩ chẩn đoán gen, đội ngũ kỹ thuật viên phục vụ cho việc phân tích mẫu và chẩn đoán xác định, phân loại khối u và sử dụng liệu pháp điều trị tại đích các tế bào ung thư.

Hy vọng rằng lãnh đạo các bệnh viện và Bộ Y tế có hướng đầu tư trọng điểm vào các labo chẩn đoán chuyên sâu về ung thư để áp dụng sớm thành tựu của khoa học thế giới vào công tác khám và chữa bệnh ung thư.

 

Khoa học đã tìm ra cách làm lành vết thương mà không để lại sẹo

http://infonet.vn/khoa-hoc-da-tim-ra-cach-lam-lanh-vet-thuong-ma-khong-de-lai-seo-post219733.info

Dù là một cuộc phẫu thuật, hay một lần cạo râu vụng về, hoặc một lần đi xe đạp bị ngã chấn thương khi bạn mới lên 5 tuổi, tất cả đều để lại một vết sẹo mà mọi người đều mong muốn nó mờ dần đi. Theo Business Insider, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để vết thương có thể lành như bình thường, không còn vết sẹo nữa, da sẽ được tái sinh, thay vì các mô sẹo - điều mà trước đây được cho là không thể đối với động vật có vú."Về cơ bản, chúng ta có thể chữa lành vết thương, để làn da tái sinh, không còn sẹo nữa", George Cotsarelis, trưởng khoa da liễu của Đại học Pennsylvania, nói. "Bí mật nằm ở việc đầu tiên phải tái tạo các nang lông. Sau đó, chất béo sẽ được tái tạo".

Nếu bạn từng tự hỏi tại sao mô sẹo lại trông khác với làn da bình thường vậy, đó là vì mô sẹo không chứa tế bào chất béo hoặc các nang lông.

Loại da dùng để tái tạo bề mặt vết thương sẽ chứa nhiều tế bào chất béo, được gọi là tế bào mỡ, giống như da khi bạn sinh ra. Loại da này cùng với da trên bề mặt vết thương sẽ trộn lẫn với nhau khi vết thương lành, và như thế, da sẽ không còn sẹo nữa.

Nhưng mô sẹo được làm gần như hoàn toàn bằng các tế bào gọi là myofibroblasts, và không hề chứa tế bào mỡ. Điều này cũng tương tự như khi làn da bị lão hóa – nghĩa là khi chúng ta già đi, chúng ta mất các tế bào mỡ trong da, khiến làn da đổi màu, nhăn nheo.

Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra cách để các chất myofibroblasts có trong mô sẹo có thể biến đổi thành tế bào mỡ, như vậy mô sẹo có thể trở thành làn da mới tái tạo - điều mà các nhà khoa học nghĩ chỉ có thể làm với loài cá và loài lưỡng cư.

"Những phát hiện cho thấy chúng ta có cơ hội sẽ không bị sẹo sau khi lành vết thương", Maksim Plikus đến từ trường Đại học California, nói.

Nghiên cứu trước đây của nhóm cho thấy các tế bào chất béo và nang lông phát triển tách biệt nhau trong da tái tạo, nhưng không độc lập – và các nang lông sẽ phát triển trước.

Nghi ngờ sự phát triển của nang lông thực sự hỗ trợ sự phát triển của các tế bào chất béo trong da tái tạo, các nhà nghiên cứu muốn xem điều gì sẽ xảy ra nếu họ kích thích nang lông phát triển khi hình thành mô sẹo ở chuột và các mẫu da người ở phòng thí nghiệm. Điều này chưa từng xảy ra trong tự nhiên, vì mô sẹo không hề có nang lông.

Cuối cùng họ phát hiện ra các nang lông tiết ra một loại protein gọi là Bone Morphogenetic Protein (BMP) ngay khi chúng bắt đầu hình thành, và dẫn đến biến đổi chất myofibroblasts thành các tế bào mỡ. Các nhà khoa học đã thử nghiệm làm lành vết thương không để lại sẹo trên chuột và mẫu da người thí nghiệm. Nếu các nang lông được kích thích phát triển tại chỗ vết thương, làn da mới sẽ trông không khác gì da bình thường, nghĩa là chúng ta sẽ không còn sẹo nữa. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chúng ta có khả năng tác động lên các myofibroblasts, và chúng thực sự có thể biến đổi thành các tế bào mỡ", Cotsarelis nói. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ mới là thử nghiệm đối với chuột và các mẫu da người thí nghiệm, nó rất khác với việc tiến hành trên vết thương của một người bình thường. Dù vậy, đây thực sự là phát hiện lớn, bởi vì cho đến nay các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng việc chuyển các myofibroblasts thành tế bào mỡ (adipocytes) là điều không thể xảy ra với động vật có vú.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang