Thủ tướng khen tập thể giáo sư, bác sỹ thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/thu-tuong-chuc-mung-benh-nhi-duoc-ghep-phoi-thanh-cong-684673.html
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/450286/
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi thư khen Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103 thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên trên người, đánh dấu bước tiến bộ quan trọng của nền y học Việt Nam.
Thư viết: Tôi vui mừng được biết, ngày 21/2/2017 tại Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên trên người, đánh dấu bước tiến bộ quan trọng của nền y học Việt Nam. Cùng với những kết quả đạt được trong ghép thận, ghép gan, ghép tim..., thành công của ca ghép phổi lần này đã khẳng định năng lực, trình độ của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam nói chung, Học viện Quân y nói riêng, góp phần nâng cao uy tín và niềm tin vào nền y học nước nhà. Thành tích này của các đồng chí đã tô đẹp thêm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và ngành y tế, góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2017).
Thay mặt Chính phủ, tôi nhiệt liệt biểu dương thành tích của tập thể giáo sư, bác sỹ, nhân viên y tế Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103. Tôi tin tưởng rằng, phát huy kết quả đã đạt được cùng với thực hiện lời dạy Lương y như từ mẫu của Bác Hồ kính yêu, các đồng chí sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong lĩnh vực ghép tạng nói riêng và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.
Nhân dịp này, tôi gửi lời chúc mừng đến cháu Ly Chương Bình, gia đình cháu và cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.
Những ngày gần đây, khắp các lối đi xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được bố trí thêm nhiều màn hình, áp phích lớn hiển thị nội dung tuyên truyền về tác hại của cúm A/H7N9 đang hoành hành tại Trung Quốc.
Mỗi hành khách khi nhập cảnh vào nội địa đều được phát tờ rơi tuyên truyền song ngữ và phải qua vị trí đo thân nhiệt để phát hiện, cách ly những trường hợp mắc cúm. Hệ thống phun rửa khử khuẩn cũng hoạt động thường xuyên trong suốt thời gian mở cửa khẩu.
Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc, thành công./.
Phó Thủ tướng gặp mặt thầy thuốc, chuyên gia y tế đầu ngành
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Pho-Thu-tuong-gap-mat-thay-thuoc-chuyen-gia-y-te-dau-nganh/299352.vgp
Ngày 23/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp mặt các thầy thuốc, chuyên gia y tế qua các thời kỳ, nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Gửi lời chúc mừng tới các chuyên gia, cán bộ, thầy thuốc đã và đang công tác trong ngành y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh những năm gần đây ngành y tế đã có bước phát triển, tiến bộ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người dân. Trong đó có sự đóng góp của các thầy thuốc, chuyên gia y tế đầu ngành, lão thành, những người không chỉ trí tuệ, kinh nghiệm mà luôn có một tấm lòng, tâm huyết với ngành y.
Tại buổi gặp mặt, các thầy thuốc, chuyên gia y tế chia sẻ những trăn trở về một số vấn đề lớn của ngành y tế từ y đức, nâng cao chất lượng bệnh viện đến đào tạo nhân lực cho ngành y; từ đầu tư cho y tế chuyên sâu đến tăng cường cho y tế cơ sở, hệ y tế dự phòng…
GS. Lê Ngọc Trọng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng thời gian qua y tế chuyên sâu đã phát triển mạnh, một số chuyên ngành ở Việt Nam đã ngang bằng trình độ của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, mạng lưới y tế cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng người dân khi có bệnh thường lên thẳng tuyến trên, gây quá tải bệnh viện.
GS. Nguyễn Khánh Trạch cho rằng đầu tư cho y tế không chỉ là xây bệnh viện lớn, có nhiều máy móc hiện đại mà quan trọng nhất là sử dụng ra sao để nâng cao được chất lượng khám, chữa bệnh.
“Để y tế phát triển tốt thì phải tạo sự tin tưởng cho người dân bằng việc quản lý chặt chẽ, đánh giá trung thực, khách quan về chất lượng khám, chữa bệnh”, GS Trạch góp ý.
GS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, Tổng hội đang phối hợp với Bộ Y tế tiến hành đánh giá độc lập chất lượng tại các bệnh viện.
Theo nhiều thầy thuốc, chuyên gia, ngành y tế cần đi sâu vào quản lý chất lượng khám, chữa bệnh và làm tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Chia sẻ những quan tâm, trăn trở của các thầy thuốc, chuyên gia y tế , Phó Thủ tướng đã trao đổi về những vấn đề trọng tâm của ngành y tế sẽ triển khai trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Theo Phó Thủ tướng, trong những năm gần đây ngành y tế đã có những chuẩn bị căn bản để có những bước tiến mạnh mẽ hơn nhưng vẫn đảm bảo căn cơ, vững chắc. Đơn cử là việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc từ nhiều năm nay để đào tạo y khoa tiếp cận với thế giới. Hay chủ trương đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện theo hướng tự chủ, đẩy mạnh hình thành hệ thống bệnh viện tư, kết hợp công-tư, phát triển mô hình bệnh viện phi lợi nhuận.
Đặc biệt là nhận thức, ý thức ngày càng rõ về việc phải phát triển cân đối giữa y tế điều trị và y tế dự phòng, giữa y tế chuyên sâu và y tế cơ sở. Bởi nếu xây thêm nhiều bệnh viện tuyến trên mà không chú trọng đúng mức cho tuyến dưới thì sẽ không giảm tải bền vững và có tình trạng người dân đến lúc có bệnh mới đi khám, không khám định kỳ, sàng lọc từ ban đầu.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, một trong những công việc trọng tâm của ngành y tế trong năm 2017 là triển khai kế hoạch quản lý sức khỏe cho từng người dân gắn với mục tiêu phát triển BHYT toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Việc khám định kỳ, phát hiện bệnh sớm và tư vấn sức khỏe cho người dân là đúng theo nguyên lý của y học. Đó là lấy dự phòng là quan trọng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đi từ cơ sở là giải pháp lâu dài để giảm tải bệnh viện, giảm chi phí y tế.
Bộ Y tế đã chuẩn bị cho kế hoạch này thông qua các đề án tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực, chống quá tải, quản lý chất lượng bệnh viện, công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau và tổ chức y tế cơ sở theo ngành dọc, đưa trạm y tế xã trực thuộc trung tâm y tế huyện…
Ngành bảo hiểm xã hội cũng đã có những giải pháp quyết liệt để tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt khoảng 82% và phấn đấu đến năm 2020 đạt ít nhất 90% như chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với đó, trên 12.000 cơ sở y tế cả nước chính thức kết nối toàn bộ việc giám định, thanh toán BHYT qua mạng từ tháng 7/2016, qua đó chống thất thoát, lạm dụng BHYT, dành thêm kinh phí cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
“Hiện nay 10 người mua BHYT chỉ có khoảng 4 người sử dụng để khám, kiểm tra sức khỏe ở trạm y tế, vì vậy việc khám định kỳ, quản lý sức khỏe cá nhân sẽ giúp người dân nhận thức được những lợi ích từ BHYT. Còn cán bộ y tế cơ sở được làm việc nhiều hơn, vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa cải thiện thu nhập”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh "có nhiều bất cập, hạn chế của ngành y tế tồn tại không chỉ 1-2 năm nay. Để giải quyết những vấn đề này rất cần nhận thức sâu sắc và có sự thôi thúc trước hết trong mỗi cán bộ, bác sĩ, trong lãnh đạo từng bệnh viện và của ngành y tế. Đây là những việc quan trọng phải làm một cách căn bản, kiên trì với tầm nhìn chiến lược cùng quyết tâm, dũng cảm vượt qua chính mình của ngành y tế".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đã đến lúc cần cân bằng lại 2 "chân" của ngành y
Tại buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam sáng nay (23/2), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn từ các cựu lãnh đạo ngành y tâm huyết nhất và thông báo bước đầu về kế hoạch thúc đẩy y tế cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn, song hành cùng thành tựu của y tế chuyên sâu.
Tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gửi lời chúc mừng tới các lãnh đạo và cực lãnh đạo ngành y tế nhân 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu.
Nhiều tiến bộ đáng tự hào
Phát biểu trước Phó thủ tướng, GS. TS Nguyễn Vượng khẳng định ngành y đã có những bước tiến vượt bậc, thể hiện qua tuổi thọ từ 54 tuổi (cách đây 60 năm) nay đã lên tới 73. GS.TS Nguyễn Vượng cho rằng: Đây là minh chứng ấn tượng nhất cho những thành tựu của ngành y tế.
Còn theo GS Nguyễn Khánh Trạch, y tế trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc với hàng trăm ngàn kỹ thuật xét nghiệm hiện đại, giúp người dân được hưởng những thành tựu của thế giới. GS Trạch cũng đánh giá cao việc “chấm điểm” chất lượng bệnh viện triển khai từ cuối năm 2016 đến nay.
Về thành công của ca ghép phổi người lớn cho bệnh nhi 7 tuổi, GS Đỗ Quyết đã báo cáo Phó Thủ tướng về quá trình thực hiện bền bỉ với quyết tâm cao để có được kết quả như hôm nay, đồng thời cập nhật những diễn biến tích cực sức khỏe của bệnh nhi và 2 người cho phổi.
Lắng nghe các ý kiến trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận: “Ngành y tế trong những năm qua đã liên tục tiến bộ”. Phó thủ tướng cũng đánh giá cao thành công của ca ghép phổi mà các bác sĩ BV Quân Y 103/Học viện Quân Y vừa thực hiện.
... nhưng cũng nhiều sự tụt lùi
Tuy nhiên, bên cạnh niềm tự hào về sự phát triển của ngành y tế nước nhà, các cựu lãnh đạo cũng bày tỏ những trăn trở, suy tư trước những tụt lùi của ngành y.
GS Trạch nhấn mạnh đến chất lượng khám chữa bệnh. “Bề nổi của thành tựu là người dân đi khám chữa bệnh rất nhiều. Nhưng chỉ có những người ở trong ngành y tế mới thấy được chất lượng khám chữa bệnh như thế nào. Mỗi nơi đưa ra 1 chẩn đoán, 1 phương án điều trị, không ai tư vấn khiến người dân hoang mang”, GS Trạch nói.
GS Trạch khẳng định: “Đã đến lúc ngành y tế nên đi sâu vào chất lượng, quản lý chất lượng. Để y tế phát triển tốt, người dân tin tưởng thì việc đầu tiên là vấn đề chất lượng. Sau vấn đề chất lượng là kinh phí, sau kinh phí mới đến nụ cười. Nụ cười ko phải là cái quyết định, chỉ làm bệnh nhân dịu đi – chỉ là cái nhất thời”.
Vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề, GS Trạch khẳng định việc chỉ cấp 1 lần, cấp cho đối tượng bác sĩ do nhà nước đào tạo là chưa đúng. GS Trạch cũng bày tỏ sự thất vọng về quyết định thông qua việc chỉ cấp chứng chỉ 1 lần này của Quốc hội. GS Trạch cho rằng chưa thật phù hợp với cách thế giới đang làm và tin tưởng rằng nhất định phải làm được bởi đây là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế.
Về các khẩu hiệu ngành y, GS.TS Nguyễn Vượng, giảng viên ĐH Y, Chủ tịch hội Giải phẫu bệnh học, bày tỏ sự không đồng tình với khẩu hiệu “Hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và cho rằng nên sử dụng những câu đơn giản, có sức lay động lòng người đã từng được ngành y sử dụng trước đây.
Y tế chưa hướng tới số đông
GS.TS Lê Ngọc Trọng, Chủ tịch Hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam, thẳng thắn bày tỏ: Từ thời cố bộ trưởng Bùi Nguyễn Phương (1995-2002) đã nhấn mạnh ngành y phải là 1 chân y tế chuyên sâu 1 chân y tế cơ sở - y tế dự phòng. Hiện “chân” y tế đã sánh vai thế giới nhưng “chân” cơ sở lại đang bị teo dần, khiến người dân phải lên tuyến trên, gây quá tải.
Đồng tình với quan điểm này, GS. TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ thịch Hội Nội khoa Việt nam, cho rằng: “Chúng ta chỉ phát triển y tế chuyên sâu chứ chưa phát triển y tế cộng đồng.
Thời GS. Phạm Ngọc Thạch (1945-1968), y tế cộng đồng rất phát triển nhưng hiện nay, y tế cộng đồng lại thụt lùi đi xuống. Y tế chuyên sâu chỉ giúp được cho 1 số người chứ không cho số đông và như thế, chúng ta lầm tưởng, chúng ta giỏi nhất thế giới”.
Còn GS.TS. Viện Sĩ Trần Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Răng hàm mặt Trung ương, dẫn chứng: Ngành răng hàm mặt đã từng tổ chức điều trị tới tận tuyến cơ sở (tuyến xã) từ thời Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (1997-2011). Vậy mà nay bác sĩ răng hàm mặt tuyến xã gần như không còn nữa.
Do đó, khi được Phó Thủ tướng chia sẻ về chủ trương lập hồ sơ sức khỏe toàn dân, các chuyên gia đầu ngành đều bày tỏ sự tin tưởng và ủng hộ chủ trương đúng đắn này bởi như PGS.TS. Công Quyết Thắng, Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Hữu nghị 1 nói: “Bỏ 1 đồng dự phòng sẽ tiết kiệm được 4 đồng điều trị”,
Chia sẻ với Phó thủ tướng về chủ chương này, Chủ tịch tổng hội Y dược Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu: “Lúc đầu Bộ Y tế thấy rất khó nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng, đến nay đã lên được kế hoạch, nội dung, mục tiêu, nguồn lực và kinh phí”.
Còn GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y 103 đóng góp giải pháp rất cụ thể. Đó là chương trình nên “Hướng tới cơ sở”, tập trung vào những vùng khó khăn, hộ nghèo. Và nếu kết hợp quân dân y sẽ có rất nhiều thuận lợi cho cả phía Bộ Y tế và phía quân đội.
GS. Đỗ Quyết cũng đề xuất nên phổ cập y sĩ (nhân viên y tế có thể kê đơn, chẩn đoán 1 số bệnh) thay vì bác sĩ gia đình. Bởi đây là đội ngũ phù hợp với nhu cầu y tế tuyến cơ sở nhất.
Tiếp nhận những ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng cho biết: Ngành y có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Và lúc này, cần phải thúc đẩy y tế cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn, song hành cùng y tế chuyên sâu.
Kết hoạch "Thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân gắn với mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân" (hay nói cách khác là người dân sẽ được khám sức khỏe và quản lý hồ sơ sức khỏe) sẽ làm trong 10 năm, 20 năm và mãi mãi. Có những hạng mục cần làm ngay, rất nhanh, có những hạng mục sẽ làm từ từ.
"Kế hoạch này là hoàn toàn khả thi bởi đất nước ta đã có 1 hệ thống mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp với trang thiết bị y tế cơ sở đã được đầu tư khá đồng bộ; cùng với đó là phương án tài chính chi tiết đã có (bước đầu sử dụng nguồn tiền từ Bảo hiểm y tế) và sự chuẩn bị về nhân lực cũng đã sẵn sàng (hiện y tế tuyến xã đã thuộc về tuyến huyện nên có thể điều chuyển nhân lực.
Hơn thế, Kế hoạch này không chỉ tốt cho người dân, vốn chỉ đến khi bệnh nặng mới đến viện, mà còn thúc đẩy ngành y tế dự phòng.
Theo tôi, cố gắng trong 5 năm, toàn bộ 90 triệu dân có hồ sơ sức khỏe được kết nối".
Thông tin mới về sức khỏe bệnh nhân sau ca ghép phổi - Phó Thủ tướng biểu dương các thầy thuốc
Sáng nay, 23/2, tại Văn phòng Chính Phủ trong buổi gặp gỡ, tri ân các Thầy thuốc nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương các bác sĩ BV Quân y 103/HV Quân y vừa thực hiện thành công ca ghép phổi cho cháu bé 7 tuổi từ người cho sống. GS. Đỗ Quyết - Giám đốc Học Viện Quân y 103 cho biết, tới sáng nay, ngày 23/2, sức khỏe của bệnh nhi vẫn tiến triển tốt.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực của ngành y tế đã đạt được trong suốt thời gian qua. Thành công của ca ghép phổi mà các bác sĩ BV Quân Y 103/Học viện Quân Y vừa tiến hành chứng minh rằng, trình độ y học của Việt Nam ngày càng có những bước tiến vượt bậc, sánh ngang tầm với y học Thế giới.
Tại buổi gặp gỡ, GS. Đỗ Quyết - Giám đốc Học Viện Quân y 103 cũng cập nhật mới thêm về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhi sau ca ghép phổi. Ca ghép phổi được tiến hành từ 7h30’ sáng ngày 21/2, tới sáng nay, ngày 23/2, sức khỏe của bệnh nhi có tiến triển tốt, cháu bé đã đỡ sốt, dự kiến ngày hôm nay sẽ rút bớt ống dẫn lưu và như vậy, cháu bé có thể nói được.
“Dù không nói chắc chắn 100% nhưng những chỉ số sức khỏe cho thấy, dấu hiệu khả quan đáng mừng của bệnh nhân và có thể kiểm soát được tiến triển sức khỏe của cháu bé” – GS. Đỗ Quyết cho biết.
GS. Đỗ Quyết cho biết: với 2 người hiến phổi cho cháu bé là bố đẻ và bác ruột của cháu bé, tới tối qua 22/2, đã được rút ống thở nội khí quản, chỉ còn lại 2 ống dẫn lưu và sẽ rút ống dẫn lưu trong thời gian ngắn nữa, sức khỏe sẽ trở lại bình thường
Trước đó, sáng ngày 22/2, Học viện Quân Y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam. Ghép phổi là kỹ thuật ghép rất khó trong ngành ghép tạng. Thành công này đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành ghép tạng Việt Nam. Người được ghép phổi là cháu Ly Chương Bình (sinh năm 2010), người dân tộc Dao.
Người cho phổi là anh Ly Cù G. (sinh năm 1989, bố đẻ cháu Ly Chương Bình) và ông Ly Cù T. (sinh năm 1987, là bác ruột của cháu Bình). Gia đình đang sống tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Ca ghép phổi được tiến hành vào ngày 21/2, bắt đầu từ 7h30’ ngay tới 17h30 thì hoàn tất và đưa bệnh nhân trở về phòng hậu phẫu chăm sóc. Sau mổ, sức khỏe của bố và bác ruột- hai người cho phổi bệnh nhân đều ổn định. Cháu Bình, người nhận phổi đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị tích cực.
Phổi của bệnh nhân Lý Chương Bình đã bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, bị nhiễm trùng thường xuyên. Từ 2 tháng tuổi, bệnh nhân đã có biểu hiện khò khè khó thở. Mỗi lần bệnh nhân khóc đều tím tái toàn thân nên phải thay cả 2 lá phổi cho bệnh nhân. Một điều rất khó khăn là nguồn tạng hiến rất khan hiếm từ trước tới nay. May mắn thay, 2 người hiến phổi cho cháu là 2 người thân.
Đánh giá về khả năng sống của bệnh nhân sau khi ghép phổi, GS. Oto Takahiro - người trực tiếp phối hợp thực hiện ca ghép phổi cùng các bác sĩ BV 103 cho biết, những bệnh nhân đã từng được ghép phổi trên Thế giới, khả năng sống sau 5 năm là 15%. Riêng những bệnh nhân đã ghép phổi ở Nhật, khả năng sống sau 5 năm lên tới 87%. Đối với cháu bé được ghép phổi lần này, với những tiến triển rất tốt, cháu bé có thể sống khỏe mạnh tới già, 60 hay 70 tuổi.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội thăm, chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386280
Chiều 23.2, nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2017), Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đã đến thăm và chúc mừng Ban lãnh đạo, cán bộ, y bác sỹ, công nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.
Báo cáo với Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 La Đức Cương cho biết, năm 2016, bệnh viện đã tiếp nhận và cho ra viện hơn 4.000 bệnh nhân. Công tác khám bệnh kê đơn và hồ sơ bệnh án được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra vi phạm quy chế chuyên môn. Công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, dinh dưỡng cho gần 100% người bệnh nội trú bảo đảm an toàn… Năm 2017, bệnh viện đặt ra mục tiêu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn như tiếp nhận và cho ra viện 3.800 bệnh nhân. Tiếp tục tăng cường khám, chữa bệnh ngoại trú, triển khai các dịch vụ điều trị ban ngày; thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử, quy định về đón tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám, chữa bệnh...
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh hoan nghênh và chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, y bác sỹ, công nhân viên Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam - những người luôn tận tụy, hết lòng vì sức khỏe của nhân dân, nhất là trong điều kiện bệnh viện luôn tiếp nhận, điều trị cho những đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả ngành y tế, trong đó có Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà bệnh viện đang phải đối mặt.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội mong muốn, đội ngũ cán bộ y tế bệnh viện thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt những tiến bộ mới của y học thế giới và tinh hoa của y học cổ truyền; không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tận tụy và thực sự là chỗ dựa của người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: Lương y như từ mẫu; Thầy thuốc như mẹ hiền. Đồng thời, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia khám chữa bệnh…
Khẳng định QH sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội tin tưởng, những thầy thuốc của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 sẽ kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm đã tích lũy được, tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Không được tôn trọng, bệnh nhân sẽ quay đi
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/khong-duoc-ton-trong-benh-nhan-se-quay-di-358851
Sáng 22/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thăm và thị sát công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại các BV Thanh Nhàn, Xanh Pôn và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Xanh Pôn, hơn 9h sáng vẫn còn tồn một lượng bệnh nhân chờ khám rất đông. Được Bộ trưởng trực tiếp đến hỏi chuyện 4 bệnh nhân đều phản ánh phải chờ đợi quá lâu. Bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc, 58 tuổi, ở Đống Đa (Hà Nội) bày tỏ cảm giác “phát sợ” đi khám tại đây. “Lần trước tôi đến đây khám tiểu đường, đợi mãi mới xếp được sổ lấy số thứ tự, rồi lại đợi mãi mới tới lượt khám, được chỉ định đi lấy máu, xét nghiệm. Có kết quả, quay lại phòng bác sĩ khám ban đầu thì đã đến giờ nghỉ trưa. Thế là buổi chiều tôi phải quay lại mới lấy được thuốc. Còn hôm nay, tôi cũng đến viện từ 7h30 sáng mà đến giờ (9h30 sáng) vẫn chưa đến lượt vào khám” - bệnh nhân này phản ánh.
Một bệnh nhân khác đến khám tim mạch cho biết, bà đi khám bệnh từ khá sớm, lấy được số thứ tự 30 nhưng đến thời điểm trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Y tế là 9h20 vẫn chưa được gọi vào khám. Càng sốt ruột hơn khi bảng điện tử trước cửa phòng khám tim mạch bị “hỏng” khiến các bệnh nhân không biết bác sĩ đang khám đến số bao nhiêu.
Kiểm tra, Bộ trưởng phát hiện đúng là bảng điện tử báo số thứ tự khám bệnh tại phòng khám tim mạch đang hỏng. Bên trong phòng khám, Bộ trưởng cùng đoàn công tác càng ngạc nhiên hơn khi bệnh viện bố trí 2 bàn, gồm 1 bàn khám tim mạch, 1 bàn khám nội chung trong cùng 1 phòng. Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê, chỉ rõ, cách bố trí và tổ chức phòng khám như thế này này không đúng theo quy trình của Bộ Y tế”.
Về tổng thể, qua thị sát nhanh tại một số khu vực khác trong bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, Bệnh viện Xanh Pôn đã có nhiều thay đổi tích cực, cơ sở vật chất khang trang hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt trung tâm kỹ thuật cao của Bệnh viện được thành phố hợp tác với nước ngoài đưa kỹ thuật cao vào phục vụ nhân dân là rất đáng khen ngợi. “Tuy vậy, thái độ phục vụ của nhân viên y tế tại bệnh viện và nhất là việc tổ chức khám bệnh khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu thì rõ ràng là chưa thể yên tâm được” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong đợt chấm điểm các bệnh viện về thái độ phục vụ năm 2016 vừa qua, bệnh viện Xanh Pôn đạt 76 điểm, thấp so với mặt bằng chung là 86 điểm. “Nếu chúng ta không tôn trọng bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ quay đi, nguồn thu sẽ không còn” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Bộ trưởng cũng nhắc nhở bệnh viện cần phải tiếp tục tập trung vào cải tiến khoa khám bệnh, chấn chỉnh thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế. “Tập trung vào dịch vụ kỹ thuật cao là tốt nhưng phục vụ bệnh nhân BHYT, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn là những nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Xuyên đêm đi giám sát an toàn thực phẩm
http://daidoanket.vn/tin-tuc/mat-tran/xuyen-dem-di-giam-sat-an-toan-thuc-pham-358872
Hôm nay, 23/2, Đoàn công tác số 6 thuộc Đoàn Giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm do bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên UBTV Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của UBTV Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Giám sát của Quốc hội làm Trưởng Đoàn công tác giám sát thực tế tại TP Hải Phòng.
2h sáng ngày 23/2, từ trung tâm TP Hải Phòng, Đoàn công tác lặng lẽ lên đường. Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cùng đi. Sau 30 phút di chuyển, đoàn có mặt tại chợ thủy sản đầu mối ở xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Trời mưa, sự xuất hiện bất ngờ của đoàn giám sát làm cả chợ thủy sản đầu mối này vốn ồn ào, náo nhiệt càng trở nên ồn ào hơn. Sau ít phút giải thích với bà con của cán bộ xã, huyện, mọi người trở lại mua bán như thường lệ.
Đủ các loại thủy sản tôm, cua, ốc, ếch, cá... bày bán tấp nập. Nhiều xe ô tô tải chở hàng đến và đi ồn ã. Sau hơn một giờ giám sát thực tế, đoàn công tác lại tiếp tục lên đường đến các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, bếp ăn tập thể lớn khác ở TP Hải Phòng kiểm tra.
Trước đó, chiều 21/2, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng Phạm Văn Mợi kí kết kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2017-2020 tại TP Hải Phòng.
Kế hoạch yêu cầu đảm bảo 100% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hải Phòng tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
Cụ thể, năm 2017 vận động ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Đến năm 2020, vận động ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh thực phẩm ký cam kết và trên 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Bộ Y tế vào cuộc vụ 20 trẻ cùng bị viêm cầu thận
http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/bo-y-te-vao-cuoc-vu-20-tre-cung-bi-viem-cau-than-829785.html
http://ngaynay.vn/suc-khoe/bo-y-te-truy-nguyen-nhan-20-em-be-nghe-an-bi-viem-cau-than-40403.html
http://nongnghiep.vn/bo-y-te-yeu-cau-xac-minh-viec-hang-loat-tre-bi-viem-cau-than-post187601.html
Vụ 20 trẻ viêm cầu thận, 2 trẻ hợp tử vong ở Nghệ An đang khiến dư luận xôn xao. Mới đây Bộ Y tế cũng đã phải vào cuộc để tìm nguyên nhân.
Theo đó vào ngày 22/2, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nghệ An khẩn trương xác minh sự việc và tìm hiểu nguyên nhân khiến 20 trẻ viêm cầu thận liên tiếp trong đó có 2 trường hợp tử vong ở Nghệ An.
Cục cũng yêu cầu nghành y tế Nghệ An tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị bệnh. Với những trường hợp nặng thì phải chuyển tuyến điều trị kịp thời.
Theo thông tin của Sở Y tế Nghệ An từ tháng 11/2016 đến nay, tại xã Hạnh Dịch, Quế Phong, Nghệ An bắt đầu xuất hiện rải rác các ca bệnh bị suy thận do viêm cầu thận cấp. Các bệnh nhân bị bệnh nhập viện với những triệu chứng phù, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, có biểu hiện suy thận cấp.
Những bệnh nhân bị bệnh chủ yếu là trẻ em ở độ tuổi học sinh cấp 1 và 2. Từ đó đến nay ghi nhận tới 20 trẻ viêm cầu thận, thậm chí có 2 cháu bé đã tử vong do bệnh nặng.
Ngày 21/2 vừa qua, Sở Y tế tỉnh Nghệ An triệu tập cuộc họp hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ bị viêm cầu thận ở Quế Phong. Sở Y tế Nghệ An cho biết nguyên nhân ban đầu chưa được xác định do phải chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn.
20 học sinh bị viêm cầu thận, Sở Y tế Nghệ An họp khẩn
http://toquoc.vn/y-te/20-hoc-sinh-bi-viem-cau-than-so-y-te-nghe-an-hop-khan-229514.html
http://infonet.vn/so-y-te-nghe-an-hop-khan-vu-hang-chuc-hoc-sinh-viem-cau-than-post221653.info
Trước vụ việc hàng chục học sinh nhập viện do viêm cầu thận, trong đó 2 em đã tử vong, Sở Y tế Nghệ An đã tiến hành họp khẩn và cử đoàn công tác khám sàng lọc cho học sinh xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong.
Trước thông tin nêu trên, ngày 22/2, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Nghệ An khẩn trương xác minh nguyên nhân và làm rõ thông tin báo chí phản ánh và chỉ đạo bệnh viện đang điều trị cho người bệnh tập trung cứu chữa các trường hợp đang nằm điều trị, trường hợp bệnh viện vượt quá khả năng của bệnh viện đề nghị chuyển tuyến hoặc yêu cầu hỗ trợ của tuyến trên và báo cáo cụ thể về vụ việc trước ngày 28/2.
Thông tin trên Infonet cho biết, trong ngày 22/2, đoàn công tác của Sở Y tế Nghệ An gồm các bác sỹ của Bệnh viện Sản - Nhi phối hợp cùng bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, đã tiến hành khám sàng lọc cho khoảng 200 học sinh của trường Tiểu học – THCS xã Hạnh Dịch.
Tại buổi khám bệnh, các bác sỹ đã khuyến cáo, tuyên truyền cho người dân, học sinh, các em nhỏ cần thường xuyên vệ sinh thân thể, răng miệng, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, ăn chín, uống sôi tránh thức ăn lạ dẫn đến ngộ độc. Khi có các dấu hiệu như tiểu buốt, mệt mỏi, đau bụng, phù trắng ở mí mắt, mặt, và chân tay cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh, hông tự ý chữa bệnh ở nhà bằng thuốc lá khi không có chỉ định của bác sỹ.
Trước đó, thông tin trên báo chí, theo báo cáo của Sở Y tế Nghệ An, từ tháng 11/2016 đến 20/2/2017, trên địa bàn xã Hạnh Dịch có 20 học sinh bị chứng viêm cầu thận phải nhập viên, trong đó có 17 học sinh THCS và 3 học sinh tiểu học. Số học sinh nhập viện này đều có các triệu chứng phù tiểu, nước tiểu sẫm màu và được chẩn đoán là suy thận cấp. Có thể bệnh đã lây lan từ học sinh này sang học sinh khác vì các em bị mắc bệnh ở bậc THCS đều ở nội trú với nhau.
Đến thời điểm này, đã có 10 học sinh đi học trở lại, 8 học sinh đang theo dõi chăm sóc tại bệnh viện và ở nhà và 2 học sinh đã tử vong./.
Khám, lấy mẫu xét nghiệm các học sinh viêm cầu thận cấp ở Nghệ An
Sáng nay (23/2), đoàn y bác sỹ đã tổ chức khám, lấy mẫu máu và nước tiểu của các em học sinh ở Nghệ An để xét nghiệm.
Trước đó, trong thời gian từ trung tuần tháng 11/2016 tại trường Tiểu học - THCS xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã phát hiện một số cháu học sinh bị mắc bệnh với triệu chứng phù, nước tiểu có sẫm màu. Bệnh nhân đầu tiên là cháu Lô Đình Yên, 8 tuổi, học sinh lớp 2, trường Tiểu học và THCS xã Hạnh Dịch đã nhập điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong vào ngày 14/11/2016.
Đến ngày 20/1/2017, Trạm Y tế xã Hạnh Dịch khám đã tiến hành khám lâm sàng chọn lọc phát hiện thêm 19 cháu ở trường Tiểu học và THCS xã Hạnh Dịch đều có triệu chứng giống nhau. Các cháu đã được đưa đi điều trị ở các bệnh viện tuyến trên nhưng đã có hai trường hợp bị tử vong. Đó là cháu Lô Văn Hiếu, 12 tuổi, học sinh lớp 7 và cháu Lô Văn Tuấn, 8 tuổi. Hai cháu là anh em ruột ở bản Chăm Pục, xã Hạnh Dịch.
Cô giáo Lang Thị Tuyển, Hiệu trưởng trường Tiểu học - THCS xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong cho biết: "Sau khi phát hiện các em học sinh có triệu chứng bệnh lạ, nhà trường đã kịp thời báo cáo với chính quyền xã và trạm y tế để đưa các em đi khám và điều trị".
Ông Lương Tiến Lê - Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong cho biết: "Trong tháng 1/2017, giao ban tại xã nhận được báo cáo của nhà trường và Trạm Y tế, chúng tôi đã chỉ đạo trạm Y tế và nhà trường báo cáo với phòng Y tế, Trung tâm Y tế vào kiểm tra và lấy mấu xét nghiệm…".
Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm y tế huyện Quế Phong tham mưu huyện và cử đoàn vào xã Hạnh Dịch lấy mẫu nước sạch của trường và các hộ ở cận trường để xét nghiệm.
Sáng nay (23/2), đoàn công tác bao gồm các bác sĩ Trung tâm Y tế Dự phòng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong tiến hành khám lấy mẫu xét nghiệm cho 25 trường hợp.
Hiện tại, các cháu bị mắc bệnh cơ bản đã ổn định sức khỏe và tiếp tục đến trường học. Tuy nhiên còn một cháu đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và 4 cháu đang điều trị tại nhà.
Về nguyên nhân gây bệnh, đoàn công tác của Sở Y tế nhận định, cần có một thời gian nhất định, kết hợp giữa nhiều cấp nhiều ngành và chờ kết luận của Bộ Y tế.
Dịch cúm gia cầm lan nhanh
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/450228/
Theo Cục Thú y, cả nước có 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 5 tỉnh chưa qua 21 ngày, gồm: Bạc Liêu, Nam Định, Quảng Ngãi, Sóc Trăng và Đồng Nai.
Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao do một số chủng virus cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có thể xâm nhiễm từ nước ngoài vào nước ta qua các hoạt động vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc ở các tỉnh biên giới phía Bắc và ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng còn lơ là trong việc kiểm soát, phòng chống dịch.
Gà lậu vẫn tràn vào nội địa
Trong khi đại dịch cúm mang virus độc lực cao cúm A/H7N9 đang hoành hành, lây lan rộng trên đàn gia cầm ở Trung Quốc làm nhiều người nhiễm và tử vong thì trong tháng 2-2017, cơ quan chức năng ở tỉnh Lạng Sơn vẫn phát hiện hàng ngàn con gia cầm từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam.
Ngày 22-2, đoàn công tác của Cục Thú y - Bộ NN-PTNT đã có mặt tại tỉnh Lạng Sơn phối hợp với lực lượng quản lý thị trường địa phương kiểm tra tình hình buôn bán gia cầm trên địa bàn và vận chuyển về sâu nội địa. Theo đánh giá của Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn, mặc dù lượng gia súc, gia cầm thịt nhập lậu từ Trung Quốc đã giảm mạnh vì nhiều tháng nay giá gia cầm không tăng và ở mức thấp, người dân không thích gà nhập ngoại vì ăn không ngon. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu năm đang bắt đầu mùa tái đàn, nhu cầu con giống tăng cao nên tình trạng nhập lậu gia cầm giống nóng lên. Trong khi giá một con gà, vịt một tuần tuổi ở Trung Quốc chỉ có giá 2 nhân dân tệ (tương đương 6.000 - 7.000 đồng) và nếu vận chuyển trót lọt vào Lạng Sơn giá có thể lên tới 15.000 - 17.000 đồng/con. Do vậy, hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu qua các đường mòn biên giới như khu vực mốc 1228, 1229 thuộc khu Nà Phát, Nà Quân (cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình) gia tăng.
Theo Bộ NN-PTNT, cúm gia cầm độc lực cao như H7N9, H5N2, H5N8 và H5N6 đang xuất hiện ở Trung Quốc. Dù chưa phát hiện những chủng virus độc lực cao này tại Việt Nam nhưng nước ta đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm cao nếu không có những biện pháp ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới.
Người dân còn lơ là
Theo thống kê đã có 6 tỉnh phát hiện ổ dịch cúm trên đàn gia cầm. TPHCM chưa rơi vào danh sách này, tuy nhiên việc phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trong giai đoạn hiện nay là cấp bách. Ghi nhận tại một số tuyến đường, chợ và nơi ở của người dân trong sáng 22-2 cho thấy, người dân vẫn còn rất lơ là trong việc phòng chống dịch.
Tại chợ Hòa Bình, quận 5, chợ tự phát gần cầu Ông Thìn, huyện Bình Chánh, vẫn đang diễn ra tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm sống. Trên đường Phạm Hùng, quận 8, chỉ đoạn đường ngắn có tới hàng chục điểm bán gà vịt sống. Nguồn gốc của những gia cầm này, người bán chỉ nói mang lên từ dưới quê, còn người mua cũng không rõ gia cầm này có phải được đưa lên từ những địa phương bùng phát dịch hay không. Trên đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 50 cũng có hàng chục điểm buôn bán gia cầm còn sống.
Ngày 22-2, trước diễn biến dịch cúm gia cầm A/H5N1 tái hiện, trong đó có tỉnh giáp ranh với TPHCM là Đồng Nai, Chi cục Thú y TPHCM cho biết đã và đang tăng cường triển khai việc tiêu độc khử trùng các điểm chăn nuôi gia cầm, điểm giết mổ gia cầm tập trung. Theo Chi cục Thú y TPHCM, vẫn còn tình trạng nuôi trái phép gia cầm, nhất là gà đá, gà kiểng tại các khu vực nội thành và quận ven; tình trạng nuôi gà, vịt quy mô nhỏ, không đảm bảo an toàn sinh học, không đăng ký với chính quyền địa phương và ngành thú y xảy ra khá thường xuyên ở ngoại thành. Mặc dù đã giảm 76 điểm so với tuần trước, nhưng vẫn còn 83 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép tại 14 quận, huyện, như quận 9 (16 điểm), huyện Bình Chánh (15 điểm)... Hiện 3 huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ còn 19 cơ sở nuôi tập trung gà, vịt, cút và bồ câu với tổng đàn trên 272.000 con.
ĐBSCL: Kiểm soát buôn bán gia cầm vùng biên giới
Tại các tỉnh, thành ĐBSCL, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đang được triển khai trên diện rộng. Ở Bạc Liêu, sau khi xuất hiện 5 ổ dịch cúm với hàng ngàn con gia cầm bị nhiễm và đã tiêu hủy thì các ngành chức năng tăng cường siết chặt việc buôn bán, vận chuyển gia cầm.
Chiều 22-2, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Những ngày qua, lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, giám sát chặt các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở huyện Phước Long. Ngoài việc phun hóa chất, tiêu độc khử trùng tại các chuồng trại nơi có dịch cúm thì những trang trại, hộ dân nuôi gia cầm xung quanh cũng được phun thuốc phòng ngừa để tránh dịch cúm có thể lây lan. Chi cục Thú y của tỉnh cũng đã triển khai lực lượng tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm gần 2 triệu con trong toàn tỉnh; đồng thời thực hiện tháng cao điểm về phòng chống dịch cúm gia cầm”. Tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các ngành chức năng và các huyện, thị cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm, kiên quyết tiêu hủy ngay nếu phát hiện gia cầm bị bệnh và khống chế không để lây lan. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết và cùng tham gia phòng chống.
Đồng Tháp là một trong những địa phương có đàn gia cầm khá lớn với khoảng 6 triệu con; đồng thời có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia khá dài, nên việc quản lý và phòng chống cúm gia cầm diễn ra tất bật. Dù trên địa bàn chưa xảy ra cúm gia cầm, nhưng tỉnh đã chuẩn bị nguồn kinh phí tới 25 tỷ đồng để phòng chống dịch cúm gia cầm. Song song đó, hỗ trợ người nuôi gia cầm ở Campuchia (nơi tiếp giáp với Đồng Tháp) khoảng 200.000 liều vaccine, 13.000 liều thuốc phòng bệnh lở mồm long móng, 2 tấn thuốc hóa chất… để phòng chống dịch.
Mới đây, sau khi phát hiện đàn vịt trời nuôi bán thịt ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân bị cúm gia cầm, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo Sở NN-PTNT, các ban ngành liên quan và huyện, thị xã… tập trung cao cho phòng chống cúm gia cầm và các chủng virus lây sang người. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành chức năng và lực lượng thú y địa phương triển khai nhanh việc kiểm tra, giám sát phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh. Nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới Campuchia, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm; cấm di chuyển đàn gia cầm có nguồn gốc từ Campuchia sang lãnh thổ Việt Nam (trên địa bàn An Giang) để nuôi, chăn thả trên đồng và ngược lại. UBND tỉnh An Giang còn thưởng nóng 500.000 đồng cho bất cứ ai báo tin chính xác về gia cầm chết hàng loạt hoặc nghi cúm gia cầm, đàn gia cầm không tiêm phòng…
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP vào chiều 22-2, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, cho biết lực lượng thú y của tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đồn biên phòng, cửa khẩu… kiểm tra chặt, không để gia cầm qua lại biên giới trên địa bàn tỉnh Long An tiếp giáp với Campuchia. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười đang vào thời điểm thu hoạch lúa đông xuân, do đó tăng cường quản lý các đàn vịt chạy đồng, không để di chuyển tràn lan, buộc phải tiêm phòng đúng qui định…
|
|
Phát hiện bốn ổ dịch cúm gia cầm tại Sóc Trăng
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/32139302-phat-hien-bon-o-dich-cum-gia-cam-tai-soc-trang.html
Những ngày vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện bốn ổ dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N1), với tổng số 7.219 con. Toàn bộ số gia cầm nhiễm bệnh này đã được tiêu hủy.
Cúm gia cầm xảy ra tại các địa phương, gồm: ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, huyện Kế Sách (hộ ông Dương Hồ Quý, 2.000 con; hộ ông Nguyễn Văn Hải, 2.350 con); ấp Cống Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành (hộ bà Nguyễn Thị Hoa, 405 con); kênh Quảng Khuôl, đường 30-4, phường 9, TP Sóc Trăng (hộ ông Đặng Văn Mười, 2.464 con).
Hiện nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy các đàn gia cầm nhiễm bệnh theo quy định, tiêu độc, khử trùng tại các khu vực xảy ra dịch và các vùng chung quanh; đồng thời, tăng cường kiểm tra việc vận chuyển gia cầm để ngăn chặn tình trạng bán tháo gia cầm mắc bệnh, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
TP HCM: Đo thân nhiệt tất cả khách nhập cảnh phòng ngừa cúm A (H7N9)
http://vov.vn/suc-khoe/tp-hcm-do-than-nhiet-tat-ca-khach-nhap-canh-phong-ngua-cum-a-h7n9-596733.vov
Tại nhà ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất, 100% hành khách nhập cảnh được giám sát bằng máy đo thân nhiệt từ xa phòng ngừa dịch cúm A (H7N9).
Trước tình hình dịch cúm A(H7N9) đang tăng nhanh tại một số tỉnh của Trung Quốc, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương ban hành kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch bệnh dịch cúm A(H7N9) tại các cửa khẩu của thành phố.
Theo bác sỹ Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, tại nhà ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm tổ chức giám sát thân nhiệt 100% hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa, đặc biệt lưu ý những hành khách đến từ vùng có dịch; thực hiện kiểm tra y tế hành khách khi có biểu hiện nghi ngờ.
Ông Tâm cho biết: Đây là công tác thường xuyên từ trước đến nay, nhưng trong giai đoạn này sẽ càng được chú trọng. Khi phát hiện có trường hợp nghi ngờ, Trung tâm sẽ tổ chức cách ly chặt chẽ và chuyển đến bệnh viện được chỉ định để cách ly, xét nghiệm và quản lý theo quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện khử khuẩn phương tiện, khu vực, vật dụng theo quy định về phòng, chống lây nhiễm; công tác truyền thông cho hành khách đi, đến từ vùng dịch cũng được tăng cường./.
Lạng Sơn tăng cường hệ kiểm dịch ngăn chặn H7N9 từ biên giới
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386262
Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan rộng của dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc, Trung tâm Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tăng cường các biện pháp y tế nhằm kiểm soát, phát hiện sớm những trường hợp nghi lây nhiễm bệnh tại các cửa khẩu như : Hữu Nghị, ga Đồng Đăng, Tân Thanh, Cốc Nam…
Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Lạng Sơn Lý Kim Soi cho biết: Trước những diễn biến phức tạp về dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc, Trung tâm đã chỉ đạo các Tổ kiểm dịch y tế cửa khẩu tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh khu vực biên giới và các cửa khẩu, thực hiện nghiêm túc các quy định về giám sát và kiểm tra y tế các đối tượng phải kiểm dịch y tế, đặc biệt là đối với người nhập cảnh đến từ vùng có ghi nhận các ca bệnh đồng thời, bố trí cán bộ trực thường xuyên theo dõi thân nhiệt khách nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt từ xa phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện sốt, viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân để tổ chức khám, cách ly và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Các tổ kiểm dịch chủ động phối hợp, chia sẻ thông tin tình hình dịch bệnh với các đơn vị liên quan đang làm việc tại cửa khẩu, đặc biệt là cơ quan Kiểm dịch động vật để chủ động phối hợp triển khai công tác phòng chống dịch. Cùng với đó, các nhân viên y tế tại cửa khẩu tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho khách xuất nhập cảnh đi, đến vùng có dịch về các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm; thực hiện tốt các biện pháp phòng hộ cá nhân cho lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu khi có tình huống xảy ra.
Hiện ngoài 2 máy đo thân nhiệt bằng camera tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Trung tâm cũng đã lắp đặt một số máy đo thân nhiệt từ xa tự động tại cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, ga Đồng Đăng. Cùng với đó, tăng cường thêm một số máy test nhanh (đo nhiệt độ qua tai, đo trực tiếp qua trán) tại các cửa khẩu; đặc biệt là các máy test nhanh này được sử dụng triệt để tại các cửa khẩu phụ - nơi chưa có các máy đo thân nhiệt tự động.
Tại tất cả các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, Trung tâm đã tăng cường một số loại vật tư y tế trong công tác phòng, chống dịch cúm như: quần áo, mũ, găng tay, thuốc khử trùng, thuốc kháng sinh… Đặc biệt tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đơn vị đã chủ động đặt một khu vực cách ly riêng biệt (ngoài bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Đăng), đồng thời phân luồng dành riêng để vận chuyển bệnh nhân nghi nhiễm cúm (nếu có).
Theo thống kê của các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, từ đầu tháng 2.2017 đến nay, lượng khách nhập cảnh qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh gần 130.000 lượt. Do vậy, việc kiểm soát y tế từ cửa khẩu càng trở lên đặc biệt quan trọng. Hiện công tác giám sát dịch bệnh đang được Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Lạng Sơn và các lực lượng tại cửa khẩu đặt lên hàng đầu; từ việc giám sát dịch bệnh của hành khách nhập cảnh cho tới việc giám sát dịch bệnh trên gia cầm.
Tuy vậy, công tác “chặn” dịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, tại một số cửa khẩu phụ: Co Sâu, Na Hình, Nà Nưa… vẫn chưa được cung cấp máy đo thân nhiệt tự động, nên việc phát hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ y tế và máy test nhanh, do đó công tác kiểm soát dịch tại các cửa khẩu này chưa được bảo đảm.
Mở rộng tiêu chuẩn giám sát
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386254
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh đã tổ chức họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch. Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cần phải mở rộng tiêu chuẩn giám sát, lấy mẫu xét nghiệm thí điểm ở cộng đồng, đặc biệt là những người buôn bán, tiếp xúc, vận chuyển gia cầm.
Nguy cơ dịch bệnh rất cao
Thông tin từ Bộ Y tế nêu rõ: Tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) ở Trung Quốc có diễn biến phức tạp khó lường, số ca mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao. Từ tháng 10.2016 đến nay, hơn 420 trường hợp mắc, tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013. Đồng thời, Sveyrieng (Campuchia) là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta cũng xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1). Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, dịch H7N9 hoàn toàn có thể lây lan sang Việt Nam, nhất là trong thời tiết đông xuân như hiện nay, sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm đột ngột khiến việc lây lan là hoàn toàn có thể. Đáng lo ngại nhất là, tình trạng nhập lậu gia cầm, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp. Đây cũng là “con đường” lây lan dịch cúm nhanh nhất nếu không được kiểm soát chặt.
Năm 2016 các cơ quan chức năng đã giám sát 3.540 trường hợp lấy mẫu bệnh phẩm nhưng tất cả đều âm tính với các loại A(H7N9), A(H5N8), A(H5N1), chỉ có cúm mùa thông thường lưu hành với 3 chủng: Cúm A(H3N2) chiếm 44,4%, cúm B chiếm 43,4%, cúm A(H1N1) chiếm 12,2%. Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho biết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng với các viện Pasteur đã chủ động phòng dịch bệnh. Trang thiết bị, con người, năng lực, thuốc… đều sẵn sàng đáp ứng trong việc xét nghiệm nhanh các loại cúm gia cầm. Ông Đàm Xuân Thành cũng nêu rõ: Dịch H5N1 rất nguy hiểm. Trong năm 2016 dịch H5N1 đã xảy ra ổ dịch ở 3 địa phương thuộc 3 tỉnh: Nghệ An, Thành phố Cần Thơ và Cà Mau, đến nay đã khống chế được ổ dịch ở các địa phương này. Tuy nhiên, ngày 20.2 vừa qua, cơ quan chức năng lại phát hiện 1 ổ dịch H5N1 tại 3 hộ dân xã Trực Thuận, Trực Ninh, Nam Định, buộc phải tiêu hủy hơn 4.600 con vịt.
Đẩy mạnh công tác giám sát
Trước tình hình dịch bệnh cúm H7N9 có nguy cơ lây lan sang Việt Nam, cùng với một số cúm gia cầm đang xuất hiện gây nguy hiểm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát các đường biên giới, nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào đều phải lấy mẫu chứ không phải cứ trường hợp nặng mới lấy mẫu, vì khi đó đã là quá muộn. Đồng thời cần mở rộng tiêu chuẩn giám sát, không chỉ tiến hành lấy mẫu ở những trường hợp có biểu hiện nặng mà cần phải lấy mẫu ngay cả đối tượng có biểu hiện cúm thông thường. Thậm chí, còn phải tiến hành lấy mẫu cộng đồng, nhất là những người buôn bán, tiếp xúc, vận chuyển gia cầm.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cũng cho rằng, nếu không kiểm soát được tình trạng vận chuyển, buôn bán, nhập lậu gia cầm qua biên giới thì nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta là rất cao. Vì vậy, cần phải tăng cường kiểm soát chặt các hoạt động vận chuyển qua đường biên giới để dịch bệnh không xâm nhập vào nước ta.
Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Đàm Xuân Thành, trong giai đoạn này, người dân không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP, không ăn tiết canh, chỉ ăn gia cầm khi đã được nấu chín. Đồng thời, đẩy mạnh khâu giám sát để kịp thời phát hiện. Thông qua giám sát các đặc điểm, nếu như phát hiện những đặc điểm nghi ngờ thông qua hệ thống giám sát gia cầm thì gửi về các viện Pasteur để lấy mẫu và xác định ngay. Vì theo ông Đàm Xuân Thành “virus gia cầm H7N9 không biểu hiện rõ trên gia cầm. Gà, vịt mang virus vẫn khỏe mạnh bình thường nên người dân hay chủ quan”.
Một điểm nữa cũng được PGS.TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân, gà đông lạnh hay trứng gà đã nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) hay A(H5N1) thì vẫn hoàn toàn có khả năng lây bệnh sang người giống như cơ chế lây truyền từ gia cầm sống nhiễm bệnh sang người. Vì vậy, dù là gia cầm sống hay gia cầm đông lạnh, trứng gia cầm đều phải được kiểm dịch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khi nhập khẩu, giao thương trên thị trường thì mới bảo đảm chất lượng.
Ngăn chặn cúm gia cầm A/H7N9 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc
http://vov.vn/suc-khoe/ngan-chan-cum-gia-cam-ah7n9-tren-toan-tuyen-bien-gioi-phia-bac-596368.vov
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170223/chan-gap-dich-cum-tu-bien-gioi/1269361.html
Các tỉnh biên giới phía Bắc đang khẩn trương triển khai các biện pháp, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Những ngày gần đây, khắp các lối đi xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được bố trí thêm nhiều màn hình, áp phích lớn hiển thị nội dung tuyên truyền về tác hại của cúm A/H7N9 đang hoành hành tại Trung Quốc.
Mỗi hành khách khi nhập cảnh vào nội địa đều được phát tờ rơi tuyên truyền song ngữ và phải qua vị trí đo thân nhiệt để phát hiện, cách ly những trường hợp mắc cúm. Hệ thống phun rửa khử khuẩn cũng hoạt động thường xuyên trong suốt thời gian mở cửa khẩu.
Ông Trần Đức Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Lào Cai cho biết: “Chúng tôi chủ động tăng cường giám sát các hành khách nhập cảnh vào Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để hành khách biết về triệu chứng cúm A/H7N9. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất cũng như con người để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra”.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai – ông Nông Tiến Cương cho biết, việc kiểm soát dịch cúm gia cầm A/H7N9 không chỉ được thực hiện nghiêm ngặt tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai mà đang được triển khai đồng loạt tại tất cả các cửa khẩu, lối mở và 26 xã, phường, thị trấn trên toàn tuyến biên giới của tỉnh nhằm tạo ra một phòng tuyến chặn dịch và công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu.
Ông Cương nói: “Hiện nay, Lào Cai đang tập trung trước hết vào công tác tuyên truyền cho đồng bào nhân dân các dân tộc, nhất là các địa phương biên giới để người dân nhận rõ nguy cơ, tác hại do cúm A/H7N9 gây ra đồng thuận chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, cảnh giác, không sử dụng, không tiếp xúc với gia cầm nhập khẩu từ Trung Quốc”.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xâm nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9, công tác kiểm tra, kiểm soát việc chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm ở địa phương đang được tiến hành chặt chẽ; tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017 tại Lào Cai cũng được đẩy mạnh để hoàn thành sớm trước ngày 10/3.
Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cũng vừa ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tăng cường đối đa công tác phòng chống cúm A/H7N9; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm qua các cửa khẩu, lối mòn, lối mở biên giới vào nội địa. (An Kiên/VOV-Tây Bắc)
** Trước diễn biến phức tạp của cúm gia cầm A/H7N9 có độc lực cao đang bùng phát mạnh ở Trung Quốc, không chủ quan, lơ là, ngành, chức năng của các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang đang khẩn trương phòng chống dịch.
Thực hiện theo Công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang chủ động thành lập các đoàn công tác, kiểm tra phòng chống dịch trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cho biết: “Sở huy động toàn bộ hệ thống, nhân lực từ Sở đến các trạm khuyến nông, thú y cơ sở vào cuộc phòng chống dịch. Ngành nông nghiệp tỉnh đã có công văn thông báo cho các huyện, thực hiện khẩn trương việc kiểm soát gia súc qua lại biên giới, gọi là chợ vùng giáp biên. Thứ hai là đảm bảo đủ số lượng vaccine khi dịch bệnh xảy ra phải thực hiện bao vây ngay. Thứ ba là giải quyết vấn đề khử trùng tiêu độc ở tất cả các cửa khẩu, có nguy cơ lây lan. Cấp ủy chính quyền địa phương từng huyện phải đưa việc này vào trọng tâm trong khoảng thời gian là tháng 2, tháng 3 này”.
Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới dài trên 230km, cùng với đó là hệ thống đường mòn, dân buôn bán đường tiểu ngạch chằng chịt nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh rất cao do việc vận chuyển gia súc, gia cầm diễn ra thường xuyên. Trao đổi với phóng viên VOV, ông Hoàng Ngọc Tuyên, quyền Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn cho biết, những ngày qua, đơn vị đã lên phương án phối hợp với các lực lượng hải quan, biên phòng thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9. Hiện nay, tại tất cả các cửa khẩu đều có lực lượng tuần tra, kiểm soát và trực 24/7.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Ngọc Tuyên, công tác phòng chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn: “Ý thức của đồng bào khu vực biên giới còn hạn chế, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, Lạng Sơn có 231km đường biên, 30-40 điểm có thể thông thương với Trung Quốc nên giao thông thuận lợi, tuy nhiên lực lượng chức năng không thể đủ người để có thể kiểm soát tất cả các lối mòn nên còn gặp khó khăn”.
Hiện Trung Quốc đã có 109 trường hợp lây nhiễm cúm A/H7N9. Đây là bệnh cúm có độc lực rất cao, khả năng lây lan sang con người rất lớn. Vì vậy, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc nghiêm cấm vận chuyển và tiêu thụ gia cầm nhập lậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân để họ hiểu và nhận biết được mối nguy hiểm từ cúm A/H7N9./.
Xuất hiện vi khuẩn lạ gây viêm cầu thận ở Nghệ An
Chiều 21/2, xác nhận với phóng viên Tiền Phong, ông Lê Văn Giáp- Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, Nghệ An cho biết, tại trường Tiểu học và Trung học xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong có 20 học sinh bị suy thận,trong đó 2 em đã tử vong. Hai học sinh tử vong là anh em ruột.
Theo ông Giáp, từ tháng 11/2016 đến nay, trên địa bàn xã Hạnh Dịch xuất hiện rải rác các ca bệnh bị suy thận, chủ yếu ở lứa tuổi học sinh cấp 1 và 2. Tính đến thời điểm này, toàn xã đã có 20 em bị suy thận nặng, theo kết luận ban đầu từ ngành y tế địa phương. “Bước đầu, xác định các học sinh bị suy thận nặng do viêm cầu thận cấp bởi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A - một loại vi khuẩn lạ lần đầu xuất hiện tại địa phương”, ông Giáp cho biết..
Được biết trong số 20 ca bệnh có 17 em là học sinh trường bán trú cấp 2, còn lại 3 em là học sinh tiểu học. Hiện, Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và huyện Quế Phong tiếp tục điều tra và nắm chắc tình hình bệnh. Đồng thời, Sở báo cáo lên UBND tỉnh, Bộ Y tế và đề nghị Bộ Y tế cử chuyên gia giúp đỡ.
Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây tại tỉnh An Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1. Như vậy, cả nước đang có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh chưa qua 21 ngày bao gồm: Bạc Liêu, Nam Định, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai và Quảng Ngãi.
Theo đó, dịch cúm A/H5N1 xuất hiện tại một hộ chăn nuôi gà 80 con tại ấp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang). Toàn bộ đàn gà đã được chính quyền và cơ quan chuyên môn thú y của địa phương tổ chức tiêu hủy.
Ngoài ra, cả nước đang có 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 5 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể: Bạc Liêu (cúm A/H5N1) có một hộ nuôi gà (2.700 con) của xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Nam Định (cúm A/H5N1) có một hộ nuôi vịt (894 con) của xã Trực Nội và một hộ nuôi gia cầm (500 con vịt và 40 con gà) của xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh. Sóc Trăng (cúm A/H5N1) có một hộ nuôi gà (945 con) của xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú. Đồng Nai (cúm A/H5N1) có một hộ nuôi gà (5.000 con) xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Quảng Ngãi (cúm A/H5N6) có một hộ nuôi vịt (1.660 con) của xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ. Nhân viên thú y tiêm vaccine khống chế dịch bệnh cúm gia cầm.
Cục Thú y khuyến cáo các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm, tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời. Đồng thời, Cục Thú y cũng cử đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên và Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017. Tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi-rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi-rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.
Thấy gì sau hai ca tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức?
Ngày 22-2, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo quá trình tìm nguyên nhân dẫn đến hai ca tử vong tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Trí Đức
Trước đó, ngày 21-2, Sở Y tế Hà Nội đã công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn, cho thấy quy trình gây mê, cấp cứu, sử dụng thuốc cho hai bệnh nhân trên đều đúng. Bệnh nhân Quách Thị Mai Phương (37 tuổi) và Hoàng Văn Trấn (31 tuổi) tử vong vào ngày 25-12-2016 tại BV Đa khoa Trí Đức là do sốc phản vệ. Như vậy, qua vụ việc hai ca tử vong trên có thể rút ra điều gì?
Trong y khoa, sốc phản vệ là nỗi khiếp sợ không chỉ với bệnh nhân mà còn với các nhân viên y tế bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao. Tỷ lệ mắc sốc phản vệ ở Châu Âu là 4-5 trường hợp/10.000 dân; ở Mỹ, gần đây, tỷ lệ này là 58,9 trường hợp/100.000 dân. Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê song sốc phản vệ do thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, nhiều trường hợp đã tử vong. Có trường hợp được tiêm thuốc kháng sinh, chỉ 1 - 2 phút sau là tím tái, co thắt khí quản, trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê.
Tại BV Bạch Mai, mỗi năm, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận khoảng 50 - 60 trường hợp sốc phản vệ được chuyển đến từ các cơ sở y tế khác. PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam chia sẻ, số ca sốc phản vệ tăng nhiều so với 5-10 năm trước, điều đáng ngại là không có dấu hiệu báo trước tình trạng bệnh. Các tình huống sốc phản vệ không chỉ xảy ra ở BV, mà ở cả ngoài cộng đồng, do dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, nếu y, bác sĩ biết đó là phản vệ, kịp thời cấp cứu thì 80-90% trường hợp có thể được cứu sống.
PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cho biết thêm: Sốc phản vệ trong gây mê có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất cứ ai. Tai biến có thể xảy ra với tất cả các thủ thuật có thể can thiệp vào người bệnh cũng như tất cả các vật thể lạ đưa vào cơ thể. Đối với các ca phẫu thuật, các bác sĩ thường sử dụng test kiểm tra trước khi sử dụng thuốc cho người bệnh. Dù vậy, việc kiểm tra này không có giá trị phòng ngừa sốc phản vệ vì hiện nay chưa có một chuẩn mực nào về thử test và các test thử thường cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả.
Hiểu về sốc phản vệ giúp chúng ta duy trì sự cẩn trọng trong ăn uống, sử dụng thuốc, bình tĩnh trước các tình huống liên quan. Với các bác sĩ, việc xử lý tình huống nhanh, tuân thủ hướng dẫn cấp cứu đối với trường hợp sốc phản vệ là rất quan trọng bởi theo các chuyên gia, khi xảy ra sốc phản vệ, khoảng thời gian cần áp dụng giải pháp cần thiết chỉ tính bằng giây.
APEC Việt Nam 2017: Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nền kinh tế APEC đối với các đề xuất về y tế
Ngày 23/2/2017, Cuộc họp Nhóm Công tác Y tế do Việt Nam đồng chủ trì với Peru đã diễn ra tại Nha Trang, Khánh Hòa. Cuộc họp nhận được sự tham gia đông đảo của các đại biểu của 21 nền kinh tế APEC, Các Tổ chức Liên Hợp Quốc (WHO, UNFPA), Hiệp hội các Trường Đại học Vành đai Thái Bình Dương (APRU) và đại diện của Khối tư nhân..
Số đại biểu tham dự là 180 người trong đó có 150 người là đại biểu quốc tế cho thấy sự quan tâm hưởng ứng đối với các chủ đề của Nhóm Công tác Y tế năm nay.
Việt Nam chia sẻ thành tựu y tế
Với vai trò là đồng chủ trì Cuộc họp Nhóm Công tác Y tế, PGS. TS. Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam đã chia sẻ những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm như SARS, Cúm H5N1, H1N1, hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ 4,5, nâng cao sức khỏe và công bằng trong chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, PGS. TS. Trần Thị Giáng Hương cũng chia sẻ những thách thức chung mà Việt Nam và các nền kinh tế APEC khác cũng đang phải đối mặt chẳng hạn nguy cơ của các bệnh mới nổi và sự quay trở lại của những bệnh truyền nhiễm, sự gia tăng của các Bệnh Không lây nhiễm, vấn đề già hóa dân số, Biến đổi khí hậu, Phòng chống kháng thuốc và An toàn thực phẩm. Để có thể đối phó với những nguy cơ này, các nền kinh tế APEC cần thiết phải tiếp tục và tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhằm củng cố tăng cường hệ thống y tế và những nỗ lực nhằm đạt được Bao phủ Y tế toàn dân, đổi mới tài chính hướng tới hiệu quả và công bằng cho toàn thể dân số. Một trong những chìa khóa để thành công là các nền kinh tế cần vận động sự hỗ trợ từ các chính khách, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan cũng như toàn thể xã hội, PGS.TS. Hương nhấn mạnh.
Nhóm Công tác Y tế APEC 2017 đã nhận được sự tham gia tích cực không chỉ của các đại biểu của 21 nền kinh tế mà có sự tham gia của các khách mời đến từ Tổ chức Y tế Thế giới là Ông Lokky Wai, trưởng đại diện của TCYTTG tại Việt Nam, Chuyên gia cố vấn cao cấp về Chính sách y tế của JICA, ông Mitsuhiro Ushio và bà Christina Schonleber, Phó Giám đốc Hiệp Hội các trường Đại học khu vực Thái Bình Dương (APRU), Khối tư nhân ...
Chủ đề ưu tiên về y tế của APEC năm 2017: "Tăng cường Hệ thống Y tế hướng tới Bao phủ y tế toàn dân và phát triển bền vững"
Cuộc họp đã thống nhất thông qua Chủ đề ưu tiên về y tế của APEC năm 2017 là "Tăng cường Hệ thống Y tế hướng tới Bao phủ y tế toàn dân và phát triển bền vững" Các mục tiêu cụ thể được thảo luận là:
Cập nhật Tình hình Bao phủ y tế toàn dân hướng tới Một Châu Á Thái Bình Dương khỏe mạnh 2020 trong APEC
Tăng cường kiểm soát bệnh lây nhiễm và phòng chống kháng thuốc giữa các nền kinh tế APEC
Tiếp cận lồng ghép nhằm tăng cường Sức khỏe người già và phòng chống các bệnh không lây nhiễm
Tài chính y tế bền vững trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế
Sức khỏe trong mọi chính sách: Kế hoạch phối hợp liên ngành nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững về y tế
Cuộc họp tập trung bàn thảo các nội dung về Kế hoạch hoạt động của Nhóm Công tác Y tế 2017, Việc triển khai Lộ trình hướng tới một Châu Á – Thái Bình Dương khỏe mạnh 2020 trong APEC. Buổi chiều, các đại biểu lắng nghe và góp ý các tài liệu ý tưởng (concept note) về y tế của các nền kinh tế cũng như cập nhật các dự án của Nhóm Công tác Y tế đã được thông qua. Việt Nam trình bày 4 nội dung về Quản lý bệnh Thalassemia và an toàn truyền máu, Tăng cường năng lực về kiểm nghiệm ATTP, Phòng chống Lao, Già hóa dân số, các nền kinh tế những nội dung khác cũng được quan tâm bao gồm Phòng chống kháng thuốc, Phòng chống bệnh lây nhiễm, Phòng chống Bệnh không lây nhiễm, Y học từ xa, Sức khỏe sinh sản vị thành niên,...
Các đề xuất của Việt Nam đã nhận được nhiều quan tâm và ủng hộ của các thành viên APEC trong đó nổi bật là phần trình bày của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm về Tăng cường năng lực chuyên môn về kiểm nghiệm thực phẩm hướng tới hài hòa tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng, phần trình bày của GS. Nguyễn Viết Nhung, Bệnh viện Phổi trung ương về Áp dụng Công nghệ và cách tiếp cận tối ưu để loại trừ bệnh Lao trong khu vực APEC, phần trình bày của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về Hội thảo quốc gia về Cam kết đa ngành về Phòng chống Kháng thuốc trong khu vực APEC.
Riêng đối với vấn đề về Phòng chống Kháng thuốc, Việt Nam, Đài Loan Trung Quốc, Hàn Quốc đều có phần trình bày. Việt Nam đề xuất về Hội thảo quốc gia về Cam kết đa ngành về Phòng chống Kháng thuốc trong khu vực APEC. Đài Loan Trung Quốc cũng đề xuất tổ chức Hội nghị Quốc tế về các chiến lược đối phó các nguy cơ do Kháng thuốc, Hàn Quốc có đề xuất về Xây dựng Chương trình Vận động khu vực về phòng chống Kháng thuốc, các nội dung này cũng được nhiều nền kinh tế ủng hộ tích cực.
Peru có 5 đề xuất về các nội dung Xây dựng Mạng lưới Y học từ xa (telehealth), Mạng lưới phát triển Bệnh án điện tử, Xây dựng hướng dẫn APEC về Xạ trị với các thể ung thư hay gặp, Triển khai các Chính sách công cộng phòng chống mang thai vị thành niên, Đánh giá tác động của Tình trạng khẩn cấp và thảm họa lên dịch vụ y tế các nền kinh tế APEC trong đó có hai nội dung cuối nhận được nhiều góp ý từ các nền kinh tế khác.
Các nền kinh tế thành viên sẽ chấm điểm các đề xuất về y tế, kết quả sẽ được thông báo sau cuộc họp này.
Bệnh viện Xanh Pôn tăng giờ khám, bổ sung nhân lực, giảm thời gian khám bệnh mạn tính
Ngay sau chuyến thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện đã có những thay đổi ngay như tăng giờ khám bệnh, giảm thời gian khám bệnh mạn tính, bổ sung thêm nguồn nhân lực ở các khâu mà người bệnh kêu “phải chờ đợi”.
Trước đó, ngày 22/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến thị sát công tác khám chữa bệnh cho người dân tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Tại đây, Bộ trưởng đã nhận được nhiều ý kiến không hài lòng của người bệnh về việc phải chờ đợi khám quá lâu, quy trình tiếp đón, khám bệnh còn nhiều phiền phức, thái độ của cán bộ tiếp đón chưa đúng mực ...
Chia sẻ với báo chí chiều 23/2, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn Ths.BS Nguyễn Đình Hưng cho biết, sau chuyến thị sát của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bệnh viện đã tổ chức họp để giải quyết những vấn đề tồn đọng của bệnh viện khiến người bệnh không hài lòng. Ngay trong sáng hôm nay (23/2), bệnh viện đã thay đổi thời gian đón tiếp người bệnh, bắt đầu khám bệnh từ 7h sáng, sớm hơn 1 tiếng so với trước đây để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Tiếp đến, bệnh viện đã tăng thêm 2 bàn lấy máu xét nghiệm, bổ sung nhân lực không để người bệnh phải chờ đợi lâu. Kết quả là trong sáng 23/2, vào lúc 8h, bệnh viện đã đón tiếp và khám được cho 120 bệnh nhân, vào thời điểm 9h, khoa xét nghiệm đã trả kết quả cho 240 người.
Trước mắt, bệnh viện vẫn duy trì quy trình khám chữa bệnh theo Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế, tuy nhiên rút ngắn thời gian khám chữa bệnh với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, thường phải xét nghiệm và kiểm tra định kỳ, bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn kỹ sau khi có kết quả xét nghiệm.
ThS.BS Nguyễn Đình Hưng còn chia sẻ, bên cạnh các biện pháp có thể thực hiện ngay với một quyết tâm cao nhất hướng tới sự hài lòng người bệnh, Bệnh viện Xanh Pôn còn tiếp tục triển khai các biện pháp lâu dài như cử cán bộ đi học tập các mô hình khám chữa bệnh hiệu quả ở các bệnh viện khác; đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ y tế làm sao để người dân đến bệnh viện cảm thấy đây là một “bệnh viện thân thiện, không phiền hà”. Đặc biệt, trong tháng 3 hoặc tháng 4, Bệnh viện Xanh Pôn sẽ triển khai ngay điện thoại đặt lịch khám bệnh để tránh cho người dân phải chờ đợi khi đi khám. Trong thời gian tới, việc giám sát, quản lý chất lượng khám chữa bệnh cũng sẽ được tăng cường, và làm liên tục kể cả việc áp dụng khoa học kỹ thuật, phần mềm tiên tiến.
Hà Nội sẽ đầu tư nhiều bệnh viện ngang tầm quốc tế
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Ha-Noi-se-dau-tu-nhieu-benh-vien-ngang-tam-quoc-te/299321.vgp
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ha-noi-se-xay-dung-nhieu-benh-vien-tieu-chuan-chau-au-1123965.tpo
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ha-noi-tang-cuong-dau-tu-cho-nganh-y-te-3545772.html
Hà Nội sẽ đầu tư nguồn ngân sách lớn để phát triển ngành y tế. Đến năm 2019 sẽ đưa Bệnh viện (BV) Saint Paul đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Thành phố sẽ tập trung xây dựng BV Tim, Phụ sản, Nhi Hà Nội theo tiêu chuẩn châu Âu. Các BV tuyến huyện Sơn Tây, Ba Vì, Thường Tín cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân Thủ đô.
Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết tại lễ mít tinh kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, do Sở Y tế Hà Nội tổ chức ngày 23/2.
Cùng với việc đầu tư từ nguồn ngân sách, kêu gọi xã hội hóa để phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị, Hà Nội cũng sẽ tạo điều kiện cho ngành y tế trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đào tạo chuyên môn cho các bác sĩ bằng nhiều loại hình đào tạo ở trong nước, nước ngoài, mời chuyên gia, đào tạo tại chỗ, liên kết... đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Chung, thời gian tới ngành y tế Hà Nội và các ngành chức năng của Thành phố phải tập trung thực hiện nghiên cứu điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển ngành y tế Thủ đô đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Mục tiêu là phải bảo đảm phân bố các BV thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế.
Đánh giá cao những thành tích mà ngành y tế Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng lưu ý nhiệm vụ trong thời gian tới của ngành còn rất nặng nề. Bộ trưởng đề nghị ngành y tế cả nước nói chung, của Hà Nội nói riêng cần tiếp tục quyết liệt đổi mới toàn diện hơn nữa.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Hà Nội phải hướng về y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, phải đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên y tế hướng tới hài lòng người bệnh gắn với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đổi mới cơ chế tài chính cũng là nhiệm vụ thời gian tới của ngành y…
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Người dân phải được chăm sóc sức khỏe với những dịch vụ y tế chất lượng cao
Ngày 21/2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Ngành Y tế TP.HCM về đẩy mạnh tự chủ và xã hội hóa bệnh viện và định hướng phát triển của Ngành Y tế Thành phố từ nay đến năm 2020.
Tiếp tục nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện hữu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh tự chủ tài chính, xã hội hóa, đổi mới cơ chế chính sách trong hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là dân nghèo, gia đình chính sách… là những nội dung đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đặt ra tại buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về việc xã hội hóa y tế, tự chủ tài chính và định hướng phát triển ngành y tế thành phố đến năm 2020 vào chiều 21/2/2017.
Báo cáo tại buổi làm việc về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính từ năm 2006-2016, GS.TS.BS.Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết: đến năm 2016, thành phố đã có 10 cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và 72 cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Với hoạt động này, các bệnh viện có điều kiện mở rộng, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; tăng thu nhập nhân viên y tế; có cơ chế, điều kiện hợp tác, liên doanh, liên kết với cơ sở y tế tư phát triển những hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng…. từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo sự hài lòng người bệnh và người dân được hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao. Đồng thời, việc đưa tiền lương vào giá và có lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế của Chính phủ là giải pháp căn cơ, bền vững thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao quyền tự chủ tài chính và tạo đòn bẩy để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, việc quá tải bệnh viện tập trung chủ yếu ở 3 chuyên khoa nhi, ung bướu và chấn thương chỉnh hình. Để giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện, ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... Điển hình việc đưa vào hoạt động bệnh viện Nhi Đồng thành phố cũng góp phần giảm quá tải chuyên khoa nhi trong năm 2017. Đầu năm 2018, khi cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu đi vào hoạt động sẽ giải quyết được quá tải chuyên khoa ung bướu.
Đến năm 2020, thành phố sẽ không còn quá tải bệnh viện nếu tỷ lệ bệnh nhân nội trú từ các tỉnh thành khác về thành phố khám bệnh, chữa bệnh vẫn giữ mức khoảng 50% như hiện nay. Trong đó, ngành tập trung nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh ở hệ thống y tế cơ sở, phấn đấu đến năm 2018 tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện quận huyện lên tuyến trên là 5%; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y tế tuyến thành phố theo hướng chuyên sâu hóa, phát triển y tế chuyên sâu kỹ thuật cao, nghiên cứu ứng dụng y học hiện đại; đẩy mạnh mô hình hợp tác y tế công - tư, tăng quyền tự chủ, tạo điều kiện để các bệnh viện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, phấn đấu đến năm 2020 mỗi bác sĩ chỉ được khám tối đa là 35 bệnh/bàn khám/ngày theo tiêu chí của Bộ Y tế, không để người bệnh nằm ghép và hoàn thành hệ thống y tế dự phòng về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực đủ - chuyên nghiệp, tăng cường cơ chế hỗ trợ chính sách tiền lương, phụ cấp... để thu hút khoảng 30% nguồn nhân lực dự phòng đáp ứng yêu cầu dự phòng theo mô hình bệnh tật hiện nay tại thành phố.
Về xã hội hóa y tế trong 10 năm qua, GS.TS.BS. Nguyễn Tấn Bỉnh cũng cho biết, Ngành y tế TP triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như vay vốn kích cầu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng y tế; hợp tác công – tư trong việc sử dụng tài sản, góp vốn liên doanh mua sắm trang thiết bị và thực hiện một số cơ chế chính sách phát triển y tế. Trong đó, ngành y tế có 91 dự án đầu tư thuộc chương trình vay vốn kích cầu để đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, hệ thống xử lý nước thải, trang thiết bị y tế với tổng giá trị vay là 3.929 tỷ đồng trong thời gian hoàn vốn từ 5 – 7 năm; có 109 đề án liên doanh, liên kết lắp đặt trang thiết bị, cung cấp dịch vụ với tổng trị giá là 1.100 tỷ đồng và triển khai 6 đề án hợp tác công – tư về hoạt động chuyên môn, đào tạo nhân sự có trình độ chuyên môn cao, sử dụng có hiệu quả công suất giường bệnh, giảm quá tải bệnh viện y tế công lập.
Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự hội nghị về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện tự chủ và chuẩn bị tự chủ tại các bệnh viện, những đề xuất, kiến nghị giải pháp để hoạt động tự chủ của bệnh viện ngày càng tốt hơn, đảm bảo người bệnh hài lòng hơn, thu nhập của cán bộ y tế cao hơn giúp an tâm công tác, bệnh viện có nguồn thu để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động khám chữa bệnh.
Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TP. HCM mong muốn lãnh đạo bệnh viện phải tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý bệnh viện, tăng cường tính công khai dân chủ, tính minh bạch khi thực hiện tự chủ bệnh viện. Đồng chí cũng yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện phải nâng cao năng lực quản trị bệnh viện, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị trang thiết bị… Đồng chí đề nghị Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, xây dựng giáo trình bồi dưỡng quản trị bệnh viện theo tiêu chí quốc tế dể tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn để lãnh đạo bệnh viện có thể tham dự nâng cao năng lực quản trị.
Đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố cũng đề nghị Sở Y tế tăng cường quản lý nhà nước đối với các bệnh viện, các cơ sở y tế tư nhân, tránh hoạt động lạm dụng Quỹ Bảo hiểm Y tế, thực hiện quản lý chất lượng để phục vụ người bệnh. Đối với chương trình vay đầu tư từ nguồn vốn kích cầu của Thành phố, đồng chí cũng đề nghị Sở Y tế và các bệnh viện nghiên cứu, đề xuất các nội dung để bệnh viện có thể tham gia thuận lợi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, đồng thời lãnh đạo Sở Y tế cần phối hợp với các sở ngành hướng dẫn cho các bệnh viện thực hiện đúng các hoạt động xã hội hoá, tránh bị sai sót.
Trước băn khoăn, trăn trở và chia sẻ những khó khăn của các bệnh viện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang cho rằng phát triển y tế là một vấn đề có tính chiến lược, lâu dài. Đây là một trong 3 vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước tập trung chăm lo cho nhân dân, vì vậy cần quyết liệt đổi mới phương thức tổ chức hoạt động định hướng phát triển y tế và cần tìm một hướng đi đột phá, phù hợp với mô hình phát triển y tế hiện nay để chăm lo sức khỏe cho người dân được tốt hơn, đảm bảo công bằng xã hội.
ồng chí Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ chỉ đạo Ngành Y tế cần căn cứ vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, căn cứ vào quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển ngành y tế để tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực y tế. Đồng chí đề ra các nguyên tắc trong hoạt động xã hội hoá của ngành y tế là quyết liệt đổi mới phương thức hoạt động của bệnh viện nhưng phải đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Việc tổ chức thực hiện phải mang tính đồng bộ, vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để việc triển khai thực hiện đảm bảo khoa học, đề nghị phải nghiên cứu triển khai thực hiện Quy hoạch của Ngành Y tế đã được Thành phố phê duyệt, điều chỉnh những nội dung cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và trong tương lai. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ cũng đề nghị thành lập Tổ Công tác nghiên cứu thí điểm mô hình quản lý các cơ sở y tế trong tình hình mới để phù hợp với xu thế phát triển.
Phát biểu kết luận chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Đinh La Thăng – Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí Thư Thành uỷ đã biểu dương những thành quả mà ngành y tế Thành phố, các bệnh viện, các cơ sở y tế đạt dược trong thời gian qua, hoạt động của Ngành Y tế đang đi đúng với mục tiêu đã đề ra, đó là cùng tham gia xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, có môi trường sống tốt, người dân được chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn. Đồng chí Bí thư Thành uỷ cũng đã đặt ra các vấn đề trọng tâm Ngành Y tế thành phố phải thực hiện được trong thời gian tới, đó là:
Ngành Y tế tiếp tục tập trung giải quyết được vấn đề quá tải bệnh viện, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản giải quyết quá tải. Nghiên cứu giải quyết quá tải phải tính đến việc tăng chất lượng phục vụ, tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu người bệnh từ các tỉnh khác muốn đến thành phố Hồ Chí Minh để khám, chữa bệnh để được hưởng các kỹ thuật cao từ các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Rà soát, bổ sung quy hoạch Ngành Y tế cho phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, phù hợp với một thành phố năng động, “thông minh”, đô thị đặc biệt. Phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý cơ sở y tế.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tự chủ trong các bệnh viện. Lãnh đạo Sở Y tế phân cấp mạnh hơn nữa cho lãnh đạo các bệnh viện về các mặt về tài chính, nhân lực, mua sắm- quản lý trang thiết bị để đảm bảo hoạt động tự chủ trên cơ sở người bệnh phải được chăm sóc tốt nhất.
Không phân biệt bệnh viện, tăng cường phối hợp với các bệnh viện của các Bộ Ngành trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các bệnh viện tư nhân, để phát huy nguồn lực của các cơ sở y tế trong việc khám, chữa bệnh trên tinh thần tất cả phục vụ người bệnh.
Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế tốt hơn, hiệu quả hơn. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của cấp uỷ các cấp, tăng cường hoạt động của Uỷ ban kiểm tra trong quá trình thực hiện tự chủ, tránh để cho các đơn vị bị sai sót khi thực hiện. Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổng kết, đánh giá hoạt động xã hội hoá của ngành y tế trong 10 năm qua, đút kết được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất hướng giải quyết tham mưu cho Lãnh đạo thành phố.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới, đây là giải pháp quan trọng để ngành y tế có thể tiếp cận và ứng dụng được kỹ thuật cao của thế giới, giúp cho hoạt động khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.
Lãnh đạo Ngành Y tế và lãnh đạo các đơn vị phải nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, tổ chức thực hiện hiệu quả, xứng đáng là trung tâm y tế kỹ thuật cao, cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất, góp phần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt.
Nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Đồng chí Bí thư Thành uỷ gửi lời chúc mừng đến đội ngũ cán bộ ngành y tế, chúc cán bộ y tế luôn thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Lương y như Từ Mẫu”.
Chuyển viện sản phụ có test nhanh phản ứng HIV là đùn đẩy trách nhiệm?
http://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-vien-san-phu-co-test-nhanh-phan-ung-hiv-la-dun-day-trach-nhiem-20170223073143013.htm
Một bác sĩ ở BV ĐK tỉnh Hà Tĩnh cho hay, BV thành phố cho sản phụ chuyển viện vì lý do test nhanh phản ứng HIV là đùn đẩy trách nhiệm lên tuyến trên...
Vợ chuẩn bị chuyển dạ, bất ngờ anh Định nhận được thông báo của BV sản phụ có phản ứng với HIV sau khi test nhanh và bắt buộc phải chuyển viện.
Theo trình bày của anh Văn Ngọc Định (trú xã Thạch Đồng, TP Hà Tĩnh), sáng 10/2 anh đưa vợ là Hồ Thị Cam đến Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh để sinh.
Đến 11h, sau khi làm các thủ tục, thăm khám, vợ anh được vào phòng chờ sinh. Tuy nhiên, ngay sau đó, gia đình nhận được thông tin từ Trưởng khoa Sản, trường hợp vợ anh phải chuyển lên BV đa khoa tỉnh.
“Bác sĩ Hoa, Trưởng khoa sản chỉ thông báo vợ tôi test nhanh có phản ứng HIV, và không giải thích gì thêm khiến tôi hoảng loạn.
Dù tôi có phân trần trước đó có đưa vợ đi kiểm tra kết quả bình thường, nhưng bác sĩ vẫn khẳng định và yêu cầu chuyển viện” - anh Định nói.
Nghi ngờ trước phần test của Bệnh viện thành phố, anh Định nhờ người quen làm ở trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đến lấy máu về xét nghiệm giúp vợ mình. Sau đó anh đưa vợ lên nhập viện tỉnh.
Trong quá trình làm thủ tục nhập viện cho vợ, anh Định lại tiếp tục gọi người ở phòng khám ngoài vào Bệnh viện đến lấy máu cho cả vợ chồng để test nhanh HIV.
“Thực sự lúc đó tôi rất hoảng loạn, nhưng cố kìm nén để vợ khỏi nghi ngờ”, anh Định chia sẻ.
Sau 15’, phòng khám ngoài thông báo kết quả test máu nhanh sau của 2 vợ chồng không phản ứng với HIV. Sau đó, vợ tôi sinh con bình thường...
Hai ngày sau đó, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cũng có thông báo kết quả tương tự.
Giám đốc Bệnh viện thành phố nói gì?
Giám đốc Bệnh viện TP Hà Tĩnh, bác sĩ Trần Nguyên Phú cho biết, bất cứ test xét nghiệm nào cũng có độ đặc hiệu và không đặc hiệu. Độ đặc hiệu của nó chỉ 9,999% và tỉ lệ độ không đặc hiệu rất nhỏ. Vì những sai sót trên nên người thầy thuốc buộc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Còn bác sĩ Nguyễn Thị Tố Hoa (Trưởng khoa Sản) thì nói, đối với sản phụ Hồ Thị Cam, ở khoa xét nghiệm làm tới 3 lần test nhanh HIV đều có phản ứng nên mới chuyển viện lên tuyến trên để có chế độ chăm sóc tốt hơn cho mẹ con sản phụ.
Vẫn theo bác sĩ Hoa: “Test nhanh phản ứng với HIV nhiều khi chỉ báo hiệu một loại vi rút gần giống nó, chỉ là sàng lọc ban đầu. Nếu ngay lúc đó mà giải thích với người nhà có phản ứng HIV thì gây nghi kị lẫn nhau, người nhà không đồng thuận”.
Bác sĩ Nguyễn Cơ Thạch thông tin, lúc chuyển viện, sản phụ cổ tử cung đã mở 4 phân. Giấy chuyển viện chỉ có tính chất tham khảo. phần test nhanh HIV chỉ mang tính sàng lọc, không có ý nghĩa - nếu nghi ngờ mới chuyển sang Trung tâm phòng chống HIV/AIDS làm xét nghiệm mới kết luận được.
Một bác sĩ ở BV ĐK tỉnh Hà Tĩnh cho hay, BV thành phố cho sản phụ chuyển viện vì lý do test nhanh phản ứng HIV là đùn đẩy trách nhiệm lên tuyến trên...
Một lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, chưa nhận phản ánh, tuy nhiên sẽ kiểm tra sự việc.
Thêm 25 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn
Trong số 25 bác sĩ trẻ được lựa chọn đào tạo bác sĩ chuyên khoa I lần này có 23 người đã được tuyển dụng làm viên chức của một số bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tại huyện khó khăn của tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Cao Bằng.
Lớp đào tạo bác sĩ khai giảng ngày 22/2 tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án thí điểm “Bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” do Bộ Y tế tổ chức.
Theo đó, các bác sĩ trẻ sẽ được đào tạo chuyên khoa cấp I thuộc 9 chuyên ngành khác nhau như: Nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và truyền nhiễm tại Trường Đại học Y Hà Nội trong 24 tháng trước khi về vùng khó khăn nhận công tác.
Trong khóa đào tạo lần này, có tới 23/25 bác sĩ trẻ đã được tuyển dụng làm viên chức tại một số bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế (TTYT) thuộc một số huyện khó khăn của tỉnh Điện Biên (các huyện Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Ảng), Yên Bái (huyện Trạm Tấu), Cao Bằng (bệnh viện đa khoa các huyện Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Thạch An, Hà Quảng) và được cử tham gia khóa học. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ này sẽ về công tác lâu dài tại bệnh viện, trung tâm y tế của huyện cử đi học.
Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ nói trên do Trường Đại học Y Hà Nội làm đầu mối biên soạn và đã được Bộ Y tế tổ chức thẩm định và phê duyệt. Chương trình chú trọng thực hành tay nghề (chiếm 70% đơn vị học trình). Các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng “cầm tay chỉ việc”.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Y Hà Nội giao cho mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên và kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra để khi ra trường, các bác sĩ trẻ có thể thực hiện tốt kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo, các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.
Dự kiến, tháng 5/2017, những bác sĩ trẻ đầu tiên hoàn thành khóa học nói trên sẽ bắt đầu về nhận công tác tại các bệnh viện tuyến huyện tại miền núi, vùng sâu vùng xa.
Tổng kết dự án hợp tác y tế tại Tây Bắc
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386234
Ngày 22.2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tổng kết và chia sẻ kết quả của Dự án Tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các tỉnh Tây Bắc.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Văn phòng JICA Việt Nam, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các Cục, Vụ liên quan của Bộ Y tế, các Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh của 27 tỉnh thành khu vực phía Bắc, bao gồm cả 6 tỉnh dự án là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
Theo thông tin chia sẻ tại Hội thảo, Dự án đã giúp hình thành và củng cố hoạt động của mạng lưới chỉ đạo tuyến giữa bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện huyện tại 5 tỉnh mục tiêu và mạng lưới chỉ đạo tuyến giữa bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã tại tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Dự án đã giúp nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ làm công tác chỉ đạo tuyến tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, các Sở Y tế và bệnh viện đa khoa các tỉnh. Đặc biệt, các chuyên gia Nhật Bản đã tích cực chuyển giao kỹ thuật về cách thức phân tích và diễn giải số liệu chuyển tuyến nhằm phục vụ cho việc xây dựng các khóa đào tạo trong khuôn khổ đào tạo liên tục chuyên môn ngành y.
Dự án cũng xuất bản cuốn Sách hướng dẫn hoạt động chỉ đạo tuyến nhằm cung cấp cho lãnh đạo các bệnh viện và cán bộ làm công tác chỉ đạo tuyến những hướng dẫn cần thiết để thực hiện và quản lý công tác chỉ đạo tuyến một cách hiệu quả. Cuốn sách sẽ được Bộ Y tế ban hành và cung cấp rộng rãi cho các Sở Y tế, các bệnh viện đa khoa tỉnh trên toàn quốc, nhằm chia sẻ và nhân rộng những thành quả đạt được và bài học kinh nghiệm của Dự án. Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý số liệu chuyển tuyến, một công cụ quản lý thông tin bệnh nhân chuyển tuyến hữu ích theo quy định của Thông tư 14 về chuyển tuyến. Dự án sẽ tiếp tục tổ chức hai Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tương tự vào ngày 1.3 tại TP Hồ Chí Minh (cho các tỉnh khu vực phía Nam) và ngày 3.3 tại Đà Nẵng (cho các tỉnh khu vực miền Trung).
Đối tác Nhật Bản muốn hợp tác lâu dài với BV Răng Hàm Mặt TP HCM
Bs Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh viện Rằng Hàm Mặt TP HCM cho biết: Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đoàn chuyên gia phẫu thuật cấy ghép nha khoa đến từ Nhật Bản đã phối hợp điều trị phẫu thuật và cấy ghép cho hàng chục bệnh nhân tại bệnh viện với công nghệ, kỹ thuật cao.
Bác sĩ Hisashi Yonemoto, trưởng đoàn Nhật Bản cho biết, sau khi khảo sát, đoàn đã chọn Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM, vì đây là bệnh viện có uy tín về chuyên khoa răng hàm mặt tại TP HCM cũng như Việt Nam. Bên cạnh đó, với trang thiết bị hiện đại, cũng như đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi có tay nghề cao của bệnh viện sẽ tạo điều kiện tốt cho đoàn trao đổi chuyên môn, nhất là về công nghệ cấy ghép răng implant. Với sự thiện chí, thân thiện hợp tác của bệnh viện, chúng tôi rất mong muốn được hợp tác lâu dài và hỗ trợ từ phía bệnh viện trong tương lai.
Trao đổi, hợp tác làm việc với các đối tác nước ngoài là một trong những hoạt động thường xuyên của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM. Ngoài việc trao đổi chuyên môn, đây còn là cơ hội tốt để bệnh viện giới thiệu với các nước trong khu vực về trình độ cũng như trình độ năng lực nha khoa của các bác sĩ Việt Nam.
Hàng năm, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM đã tổ chức hàng ngàn ca điều trị, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi, người nghèo, phụ nữ mang thai, người tàn tật và các gia đình chính sách. Đặc biệt là giúp các em bị khe hở môi, khe hở hàm ếch… có được niềm vui và hạnh phúc cho gia đình, đồng thời tạo điều kiện cho các em hội nhập với cộng đồng, không mặc cảm, tự ti.
Vinmec hợp tác với các chuyên gia y tế gốc Việt hàng đầu Hoa Kỳ
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/vinmec-hop-tac-voi-cac-chuyen-gia-y-te-goc-viet-hang-dau-hoa-ky-358859
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/16-bac-si-my-goc-viet-ve-nuoc-cong-tac-voi-vinmec-3545336.html
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/2/450277/
Từ ngày 20 – 26/2, Hệ thống Y tế Vinmec (thuộc tập đoàn Vingroup) đã tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển theo đẳng cấp quốc tế và Diễn đàn nghiên cứu ung thư” với sự tham gia của các chuyên gia y tế gốc Việt hàng đầu tại Mỹ. Đây là sự kiện khởi động cho chuỗi hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu và cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại tiên tiến của Vinmec với các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín tại Hoa Kỳ; đồng thời thu hút sự cộng tác của các chuyên gia Việt kiều.
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trong một số lĩnh vực mũi nhọn và mở rộng phạm vi hoạt động ra tầm quốc tế, đặc biệt tại Mỹ - Hệ thống y tế Vinmec đã và đang thúc đẩy liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu và Hiệp hội các thầy thuốc Mỹ gốc Việt.
Sự kiện đã thu hút 20 chuyên gia y tế Hoa Kỳ, trong đó có 16 Việt kiều trong các lĩnh vực ung bướu, huyết học, di truyền, dịch tễ học gen và phân tử ung thư, thống kê y sinh học, tiêu hóa, gan… và 60 chuyên gia, bác sĩ trong nước đến từ Cục Y tế dự phòng, ĐH Y Hà Nội, Viện phòng chống Ung thư Quốc gia và các bệnh viện lớn.
Tại Diễn đàn nghiên cứu ung thư, các chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ đã giới thiệu những phương pháp tiên lượng, điều trị ung thư mới nhất trên thế giới cũng như kinh nghiệm nghiên cứu từ Đại học Harvard. Các lĩnh vực được đề cập sâu là sinh học phân tử ung thư, xây dựng hệ thống nghiên cứu ung thư, công nghệ chẩn đoán sớm ung thư, hỗ trợ sàng lọc, áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến như điều trị đích, điều trị tế bào miễn dịch, ghép tế bào gốc, xạ trị kỹ thuật cao và áp dụng tiếp cận điều trị cá thể hóa để có được hiệu quả tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất…
TS Phùng Tuyết Lan, Phó Tổng giám đốc Hệ thống Y tế Vinmec, phụ trách lĩnh vực ung bướu cho biết: “Thông tin từ các chuyên gia tại diễn đàn giúp Vinmec xây dựng chiến lược phát triển chuyên ngành ung bướu một cách toàn diện, hướng đến cá thể hóa, đạt chuẩn quốc tế, triển khai hợp tác về nghiên cứu khoa học với quyết tâm sao cho người dân Việt Nam có thể tiếp cận được các phương pháp điều trị tiên tiến nhất trên thế giới”.
Các chuyên gia Hoa Kỳ cũng chia sẻ các phác đồ điều trị, chuẩn lâm sàng mới nhất tại Mỹ trong điều trị Gan-tiêu hoá, Hồi sức cấp cứu, Ung thư, Chăm sóc giảm đau…
Tại hội thảo Định hướng phát triển lên đẳng cấp quốc tế của hệ thống y tế Vinmec, các chuyên gia Mỹ đã tư vấn cho Vinmec chiến lược xây dựng trung tâm dữ liệu và tiềm năng ứng dụng cho nghiên cứu cơ bản, thử nghiệm lâm sàng; cải thiện vận hành bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ; tư vấn đào tạo Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ chuyên khoa theo chuẩn Mỹ nhằm giúp dự án ĐH Y Vinmec thiết kế các chương trình đào tạo hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
Về vấn đề thu hút nhân tài, các chuyên gia Mỹ cũng thảo luận những bước hợp tác, hỗ trợ Vinmec, kết nối các nhà khoa học hàng đầu, các bác sĩ chuyên khoa giỏi, và những tài năng quốc tế và gốc Việt đến cộng tác, làm việc ngắn và dài hạn tại Vinmec trong thời gian tới. Hiện hệ thống nhân lực đang được Vingroup đầu tư 50 triệu USD đến năm 2020 nhằm phát triển, đào tạo và thu hút các chuyên gia, bác sỹ, điều dưỡng hàng đầu trong nước.
GS.TS Long Ngô, Trưởng bộ môn Y học nghiên cứu (Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, ĐH Y Harvard) phát biểu: “Hệ thống y tế Vinmec nói chung và dự án trường ĐH Y Vinmec nói riêng đang được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Mỹ. Đây là điều rất cần thiết. Với tiêu chuẩn quốc tế như vậy, đây sẽ là tiền đề và nền tảng để hệ thống y tế Vinmec có thể mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước, nâng tầm nền y học Việt Nam nói chung”
Ngay sau sự kiện này, hệ thống y tế Vinmec sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt hoạt động mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác chuyên khoa hàng đầu Mỹ và thế giới; nâng cao năng lực chuyên môn trong một số lĩnh vực mũi nhọn như ung thư, ghép tạng, y học tái tạo… với quyết tâm đưa hệ thống y tế Vinmec hội nhập và sánh ngang với các hệ thống y tế đẳng cấp trong khu vực và thế giới.
BV Việt chuyên trị chấn thương nặng cho người Lào
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/bv-viet-chuyen-tri-chan-thuong-nang-cho-nguoi-lao-684531.html
Trong những năm vừa qua, cán bộ y bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã có hàng chục ca phẫu thuật chấn thương nặng cho các bệnh nhân từ Lào.
BS Tơ Ngôl Vui, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Nam Giang, về công tác tại TTYT huyện từ năm 2000. BS Vui vừa là người thầy chữa bệnh vừa là đại sứ cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào.
Khám chữa bệnh miễn phí
Theo BS Vui, từ năm 2008, TTYT huyện Nam Giang bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân từ nước bạn Lào, sau khi hai huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) và huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào) kết nghĩa anh em. Từ đó đến nay đã có hàng chục trường hợp chấn thương được các y bác sĩ Việt Nam chữa khỏi, chủ yếu là các trường hợp nặng cần phải phẫu thuật.
“Năm trước, tôi có qua dự lễ khánh thành trạm y tế bên huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào) do tỉnh Quảng Nam mình trao tặng. Nhưng trạm y tế này chủ yếu là khám bệnh còn muốn phẫu thuật phải sang TTYT huyện Nam Giang” - BS Vui nói.
Để đưa các bệnh nhân về tới TTYT huyện để phẫu thuật, gia đình bệnh nhân Lào phải vượt qua quãng đường hơn 120 km đường nhựa, chưa tính nhiều đoạn phải đi bộ vì xe máy không thể chạy được. Vì thế mà có nhiều ca khi được chuyển đến trung tâm, người bệnh đã trong tình trạng nguy kịch.
“Tôi còn nhớ như in ngày 9-10-2016 TTYT tiếp nhận nam bệnh nhân Sun Sa Mít (18 tuổi, Đắc Chung, Lào) bị gãy kín 1/3 giữa hai xương cẳng chân trong lúc chạy xe máy đang nguy kịch. Tôi trực tiếp phẫu thuật cho cậu học sinh này, phải hơn một tiếng thì ca mổ mới thành công” - BS Vui tâm sự.
Rất nhiều bệnh nhân từ bên kia biên giới đã được chính tay BS Tơ Ngôl Vui trực tiếp phẫu thuật chính. Cho dù các ca mổ đó có lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp.
“Hồi năm 2012, có một sản phụ tên là Van Đa Lin (26 tuổi, tỉnh Sê Kông, Lào) mang song thai, được chuyển đến chỗ chúng tôi khi đã bị vỡ nước ối. Khi đó, tôi cũng là người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ này. Sau khi mẹ tròn con vuông, chị Van Đa Lin đã đặt tên cho con mình là Thạnh Mỹ” - BS Vui nhớ lại.
Điều hay nhất là các bệnh nhân Lào khi đến với TTYT huyện Nam Giang đều được khám và chữa bệnh miễn phí, nếu gia đình nào có thì chi trả. BS Vui chia sẻ thêm hầu hết bệnh nhân được chữa trị đều là đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn gần biên giới với huyện Nam Giang. Đồng bào nơi đây chủ yếu làm nương rẫy nên gia cảnh hết sức khó khăn, nếu trung tâm thu tiền viện phí thì họ cũng không có đủ khả năng chi trả.
Giao tiếp bằng cử chỉ
Khi được hỏi trong quá trình điều trị mình có gặp khó khăn về ngôn ngữ không, BS Vui cười: “Có chứ nhưng mình với bệnh nhân giao tiếp với nhau bằng cử chỉ mà”.
Theo giải thích của BS Tơ Ngôl Vui, chỉ có một số ít người Lào ở gần biên giới biết và nói được tiếng Việt, còn các y bác sĩ ở TTYT huyện thì hầu như không ai nói được tiếng Lào.
“Trong thời gian tới, huyện Nam Giang sẽ tổ chức dạy lớp song ngữ cho cán bộ Việt Nam muốn học tiếng Lào và người dân nước bạn Lào muốn học tiếng Việt. Lớp học này sẽ được tổ chức ngay tại TTYT” - BS Vui nói thêm.
Còn với BS Hiên Thị Nhê, người có hơn hai năm công tác tại TTYT huyện Nam Giang thì cũng chừng ấy thời gian BS Nhê chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân của nước bạn. “Lần đầu tôi mới tiếp xúc với người Lào, họ nói cái gì tôi không hiểu, thấy người nhà bệnh nhân chỉ tay vào chỗ đau, rứa là tôi biết họ đau ở đoạn này. Đa số các bệnh nhân được chúng tôi tiếp nhận thường là bị gãy xương, có một số khác là phụ nữ đến giai đoạn sinh nở” - BS Nhê tâm sự.
“Còn có trường hợp bệnh nhân bị gãy chân và phải bó bột trong vòng một tháng. Trong thời gian này bệnh nhân không được đụng vào nước nếu không thạch cao sẽ nở ra. Từ đó, chúng tôi chỉ chỗ bị gãy và đưa thau nước lại gần và lắc đầu, rồi chỉ tay lên tấm lịch chỉ 30 ngày. Vậy mà người dân hiểu và làm theo” - BS Nhê kể.
Hiện nay, TTYT huyện Nam Giang đang đầu tư trang thiết bị cũng như đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân hai bên biên giới.
200 y bác sĩ hiến máu nhân đạo mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/200-y-bac-si-hien-mau-nhan-dao-mung-ngay-thay-thuoc-viet-nam-3545795.html
Tập thể y bác sĩ, nhân viên và thân nhân Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM tham gia hiến máu tình nguyện nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Sáng 23/2, các y bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM tham gia hiến máu tình nguyện vì cộng đồng. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết để đảm bảo chất lượng nguồn máu hiến, nhân viên y tế phải tuân thủ các khâu khám tầm soát bệnh kỹ lưỡng. Quy trình lấy máu và chuyển về kho do Trung tâm Hiến máu Nhân đạo TP HCM đảm nhiệm.
Theo bác sĩ Linh, mỗi ngày Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu tai nạn và phẫu thuật. Trong những tình huống khẩn cấp mà lượng máu dự trữ không đủ hoặc bệnh nhân có nhóm máu hiếm, các y bác sĩ cũng được huy động hiến máu cứu người.
Bắt đầu Tuần lễ Đông y lần thứ 3 tại TP.HCM
http://vtv.vn/suc-khoe/bat-dau-tuan-le-dong-y-lan-thu-3-tai-tphcm-20170223081336387.htm
Ngày 23/2, quận 5, TP.HCM sẽ đăng cai tổ chức Tuần lễ Đông y lần thứ 3 năm 2017 diễn ra từ ngày 23 - 26/2.
Đây là hoạt động nhằm quảng bá nền y học dân tộc cổ truyền tại TP.HCM, giúp quảng bá thương hiệu phố Đông y quận 5. Qua đó, Tuần lễ Đông y sẽ góp phần phát triển phố Đông y thành một địa điểm du lịch kết hợp khám, chữa bệnh nhằm thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố.
Ngoài các hoạt động chuyên môn y dược, tuần lễ văn hóa này còn có triển lãm ảnh với chủ đề "42 năm hình thành và phát triển ngành y tế thành phố và quận 5", biểu diễn ca múc nhạc, lân sư rồng… trên các tuyến phố Đông y như: Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục. Những người tham gia Tuần lễ Đông y có nhu cầu khám bệnh, bốc thuốc sẽ được các lương y khám và kê toa miễn phí.
BVĐK tỉnh Hà Giang: Phẫu thuật thành công u lưỡi "khủng"
http://suckhoedoisong.vn/bvdk-tinh-ha-giang-phau-thuat-thanh-cong-u-luoi-khung-n128451.html
Theo lời người nhà kể, người bệnh có biểu hiện lưỡi to dần từ năm 2010, đến nay lưỡi to vượt ra khỏi môi, kích thước 22x15cm vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngày 22.2, khoa Răng Hàm Mặt của BVĐK tỉnh Hà Giang đã phẫu thuật thành công cho một trường hợp có u lưỡi to bất thường. Người bệnh là cụ bà Lìu Thị Cáo, 60 tuổi trú tại thôn Lùng Pạc, xã Sán Xả Hồ, huyện Hoàng Su Phì. Theo lời người nhà kể, người bệnh có biểu hiện lưỡi to dần từ năm 2010, đến nay lưỡi to vượt ra khỏi môi, kích thước 22 x 15cm vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày: khó ăn uống, không nói được, người bệnh phải dùng khăn choàng qua cổ để giữ lưỡi.
Ngay sau khi được chuyển đến BVĐK tỉnh, các bác sỹ khoa Răng Hàm Mặt đã thăm khám kỹ, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán: U lành lưỡi và quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bà cụ.
Ca phẫu thuật đã diễn ra trong hơn 3 giờ. Phần u lưỡi cắt bỏ có trọng lượng 900gam. Hiện tại, cụ bà đã tỉnh lại và đang được chăm sóc tại phòng hậu phẫu khoa Răng Hàm Mặt.
Việc phẫu thuật tạo hình u lưỡi to bất thường thành công ngay tại BVĐK tỉnh đã khẳng định trình độ chuyên môn của các bác sỹ BVĐK tỉnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Cứu sống cụ bà 90 tuổi vỡ động mạch chủ bụng
http://vtv.vn/suc-khoe/cuu-song-cu-ba-90-tuoi-vo-dong-mach-chu-bung-20170223160514496.htm
Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vừa phẫu thuật thành công, cứu sống cụ bà 90 tuổi bị trụy mạch, sốc mất máu cấp do vỡ túi phình động mạch chủ bụng.
Đánh giá đây là một trường hợp đại phẫu trên bệnh nhân cao tuổi, kíp phẫu thuật và gây mê hồi sức phải chuẩn bị chu đáo và nhanh chóng.
Sau gần 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ đã giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Sau phẫu thuật, cụ bà đã tỉnh táo, có thể trò chuyện, vận động nhẹ và ăn uống tốt. Dự kiến cụ có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Sản phụ 19 tuổi đẻ rơi con trên taxi
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/san-phu-19-tuoi-de-roi-con-tren-taxi-3545702.html
Thai phụ đang trên đường từ Tây Ninh về TP HCM để sinh con thì bất ngờ chuyển dạ đẻ ngay trên taxi.
Em bé chào đời trên đoạn đường trước Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn tại quận Tân Bình nên tài xế nhanh chóng tấp xe vào viện. Ê kíp trực phòng cấp cứu và bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Thu Hồng đã khẩn trương tiếp nhận sơ cấp cứu sản phụ, lấy nhau, xử lý rốn và ủ ấm em bé.
Tuổi thọ trung bình của người dân thế giới vượt qua mức 90
http://vov.vn/suc-khoe/tuoi-tho-trung-binh-cua-nguoi-dan-the-gioi-vuot-qua-muc-90-596307.vov
Một nhóm các nhà khoa học Anh vừa cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân thế giới, đặc biệt tại 35 quốc gia phát triển đang ngày càng tăng.
Trong số các quốc gia phát triển, Hàn Quốc có xu hướng tăng tuổi thọ cao nhất, với phụ nữ sinh năm 2030 có tuổi thọ trung bình là 90,8 tuổi, cao hơn 6,6 năm so với những người sinh ra trong năm 2010.
Nghiên cứu này không tính đến các yếu tố thảm họa thiên tai, bệnh dịch hay biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học trước đó cho rằng, tuổi thọ trung bình vượt qua mức 90 là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, với những bước tiến của y học cùng các chương trình xã hội được cải thiện đang dần phá vỡ những giới hạn này, với việc nhiều người tại các nước đang sống vui khỏe với tuổi già của mình.
Theo nhóm nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Hàn Quốc có được nhờ vào sự đầu tư mạnh vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hàn Quốc cũng nằm trong số các nước đi đầu về tuổi thọ trung bình đối với nam giới. Tuổi thọ trung bình của nam giới tại Hàn Quốc là 84.
Tại hầu hết các nước, phụ nữ đều có tuổi thọ cao hơn đàn ông. Sau Hàn Quốc là Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ có tuổi thọ trung bình là 88. Trong một số nghiên cứu, yếu tố gien cũng xác định tuổi thọ ở một số nước nhất định.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này cho rằng yếu tố môi trường và xã hội quan trọng hơn./.