Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 24/9/2017

  • |
T5g.org.vn - Tăng cường quản lý các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm; Bộ trưởng Bộ Y tế: Sẽ thí điểm giám sát camera tại nhà thuốc; Bộ Y tế đã có cuộc đối thoại cởi mở: Quyền tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm; Mạnh tay xử lý kinh doanh thuốc giả; Cần thêm thời gian để người bệnh bớt "sợ" khi vào bệnh viện; ...

 

Tăng cường quản lý các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm

http://nhandan.com.vn/kinhte/item/34183602-tang-cuong-quan-ly-cac-doanh-nghiep-san-xuat-kinh-doanh-duoc-pham.html

http://www.sggp.org.vn/tang-cuong-quan-ly-cac-doanh-nghiep-san-xuat-kinh-doanh-duoc-pham-470774.html

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/pho-thu-tuong-yeu-cau-bo-y-te-chan-chinh-cong-tac-quan-ly-duoc-a202828.html

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (DP-MP-TPCN).

Theo đó, xét báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tình hình sản xuất, kinh doanh DP-MP-TPCN giả và vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường quản lý, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại DP-MP-TPCN để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý các sản phẩm này; kiên quyết xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân vi phạm, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế: Sẽ thí điểm giám sát camera tại nhà thuốc

 

http://suckhoedoisong.vn/bo-truong-bo-y-te-se-thi-diem-giam-sat-camera-tai-nha-thuoc-n136549.html

Để khắc phục tình trạng bán thuốc không theo đơn đang phổ biến hiện nay, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP).

Đây là thông tin được PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do 4 Bộ gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh để tiếp tục triển khai Kế hoạch phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết của tất cả các bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc chứ không chỉ riêng trong ngành y tế...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại. Kháng sinh giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết,…Tuy nhiên do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh,…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp là một trong nhiều nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Chi phí y tế, tác động kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.

Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tại Châu Âu: số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm, Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm. Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.

Trước thực trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng, nhân ngày sức khỏe thế giới 07/4/2011, để ứng phó với vấn đề này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy khẩu hiệu: “không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng thuốc.

Việt Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi trên và là một trong 6 nước đầu tiên trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 với sự tham gia của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau 4 năm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia và 2 năm triển khai Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng: Triển khai hoạt động truyền thông và mít tinh về kháng sinh và kháng thuốc vào tháng 11 hằng năm. Xây dựng các Văn bản pháp quy (Thông tư hướng dẫn hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện) tài liệu chuyên môn (hướng dẫn sử dụng kháng sinh, hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng), thiết lập mạng lưới giám sát kháng thuốc,… Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về kỹ thuật vi sinh, quản lý sử dụng kháng sinh…

Bộ NN-PTNT đã xây dựng được Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã bước đầu triển khai được một số hoạt động.

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Trong tổng số 2.953 nhà thuốc được điều tra, có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh.

Đặc biệt, thuốc kháng sinh đã đóng góp 13% ở thành thị và 18% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn thuốc kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm tỷ lệ 88% (ở thành thị) và 91% (ở nông thôn).

Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29%), cephalexin (12%) và azithromycin (7,3%).

 

250 DN tham gia Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược tại TP.HCM

http://infonet.vn/250-dn-tham-gia-trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-tai-tphcm-post237708.info

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược thường niên lần thứ 17 (VIETNAM MEDI-PHARM EXPO 2017) tại TP.HCM là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá trang thiết bị, máy móc, dịch vụ, sản phẩm…

VIETNAM MEDI-PHARM EXPO 2017 là sự kiện thường niên của ngành Y tế Việt Nam do Bộ Y tế và Bộ Công thương chủ trì.

Với chủ đề ‘Chung tay vì sức khoẻ cộng đồng”, triển lãm quốc tế này thu hút 250 doanh nghiệp với 350 gian hàng trưng bày sản phẩm của các tập đoàn, công ty đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Triển lãm năm nay gồm 5 chuyên ngành chính. Đó là Triển lãm Quốc tế Trang thiết bị Y tế & Thí nghiệm Việt Nam (MEDICA VIETNAM 2017), Triển lãm Quốc tế Dược phẩm & Máy móc chế biến dược phẩm Việt Nam (PHARMA VIETNAM 2017).

Triển lãm Quốc tế Bệnh viện & Trang thiết bị Bệnh viện Việt Nam (HOSPITA VIETNAM 2017), Triển lãm Quốc tế chuyên ngành nhãn khoa Việt Nam

(OPTICA VIETNAM 2017) và Triển lãm Quốc tế chuyên ngành nha khoa Việt Nam (DENTAL VIETNAM 2017).

VIETNAM MEDI-PHARM EXPO 2017 diễn ra từ ngày 17 – 19/8 tại Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Sài Gòn, quận 7, TP.HCM. Triển lãm là nơi để các doanh nghiệp quảng bá và giới thiệu các trang thiết bị, máy móc cũng như dịch vụ và sản phẩm.

Tại triển lãm, các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết các dự án đầu tư, mua bán sản phẩm.

Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động bên lề như Hội thảo giới thiệu thị trường y dược Việt Nam, các quy định và chính sách sản xuất, kinh doanh do các Vụ, Cục của Bộ Y tế chủ trì; các chuyến tham quan thực tế tại các nhà máy sản xuất dược phẩm hoặc các bệnh viện điển hình tại TP.HCM.

Ngoài ra còn có các hội thảo chuyên ngành của các công ty tham gia triển lãm.

Năm ngoái, Triển lãm VIETNAM MEDI-PHARM EXPO 2016 tại TP.HCM đã thu hút gần 400 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đến từ 20 nước và vùng lãnh thổ. 

Các sản phẩm được trưng bày tại triển lãm là máy móc, thiết bị y tế & vật tư tiêu hao; Dược phẩm và máy móc chế biến và đóng gói dược phẩm; thiết bị bệnh

viện; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; thiết bị thí nghiệm, phân tích, môi trường; thiết bị và dược phẩm chuyên ngành nha khoa và nhãn khoa…

 

Hủy văn bản của Bộ Y tế trái ý kiến Thủ tướng chỉ đạo

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/huy-bo-van-ban-choi-chu-thuat-ngu-trai-y-kien-chi-dao-cua-thu-tuong-cua-bo-y-te-a202836.html

Ngày 20/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng Công văn do Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký, liên quan đến việc yêu cầu doanh nghiệp thực phẩm phải dùng muối tăng cường i-ốt, là trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Nghị định một đằng, công văn một nẻo

Ngày 28/1/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định nêu: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt.

Hơn một năm sau, khi Nghị định chuẩn bị có hiệu lực thi hành, trước nhiều thắc mắc của doanh nghiệp, ngày 13/3/2017 tại Văn phòng Chính phủ đã diễn ra cuộc họp liên quan đến quy định sử dụng muối có i-ốt trong chế biến thực phẩm, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.

Cuộc họp kết luận, Nghị định 09/2016 chỉ yêu cầu bắt buộc bổ sung I-ốt vào muối ăn trực tiếp và muối sử dụng trong chế biến thực phẩm; kiểm soát việc bổ sung iốt tại các cơ sở sản xuất muối sử dụng cho hai mục đích trên, không yêu cầu phải sử dụng muối có chứa I-ốt tại các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như không yêu cầu kiểm soát hàm lượng I-ốt trong thành phẩm thực phẩm.

Thế nhưng hôm sau, ngày 14/3/2017, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1216/BYT-PC do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang thừa lệnh Bộ trưởng ký.

Trong đó có quy định tại Điểm 2: "Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải sử dụng muối tăng cường I-ốt trong chế biến thực phẩm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP".

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và dư luận phản đối

Thời điểm đó, văn bản này đã gây nhiều băn khoăn, bức xúc trong dư luận và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là doanh nghiệp chế biến thủy – hải sản.

Vì thế, ngày 07/4/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phát đi Công văn số 45/2017/CV-VASEP gửi Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính và Bộ Y tế v.v kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc về sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm.

Trong văn bản này, VASEP khẳng định nội dung hướng dẫn tại văn bản 1261 của Bộ Y tế hoàn toàn chưa đúng với tinh thần của Nghị định 09 cũng như kết luận tại cuộc họp ngày 13/3/2017. Từ đó, VASEP đề nghị bãi bỏ nội dung hướng dẫn tại Điểm 2 của văn bản 1216/BYT-PC.

Thời điểm đó, dư luận báo chí đã truyền tải những bất cập rộng khắp để thực hiện đúng tinh thần của Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Báo Pháp luật TP.HCM ngày 10/4/2017 có bài: Đau đầu với quy định cá, tôm phải có...muối i-ốt. Ngày 24/4/2017, Báo Người Đại biểu Nhân dân phản ánh: Doanh nghiệp "đau đầu" vì muối iốt...

Thế nhưng, sau tất cả những động thái trên của VASEP và dư luận báo chí, sau gần nửa năm, Công văn 1216/BYT-PC vẫn tồn tại, cho đến ngày 20/9/2017...

Yêu cầu hủy bỏ văn bản 1216

Sáng 20/9 vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký một văn bản trái ý kiến của Thủ tướng.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt lại 6 vấn đề Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế.

Thứ nhất,  ban hành văn bản hành chính không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Thứ hai, Bộ mới thực hiện được 5/9 nhiệm vụ 2016. Trong đó, DN quan tâm nhất tới việc sửa đổi NĐ 38 về an toàn thực phẩm. Còn tại Nghị quyết 19 năm 2017, Bộ được giao 7 nhiệm vụ.

Thứ ba, Bộ còn chậm sửa đổi các văn bản liên quan tới ghi nhãn phụ, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp. Hiện danh mục hàng hóa bị kiểm tra còn chồng chéo. Cần cố gắng đề xuất với Chính phủ giao một cơ quan chủ trì, các cơ quan khác phối hợp.Thứ tư, danh mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa có mã HS hoặc chưa có danh mục.

Thứ năm, bất cập trong phương thức kiểm tra, đây là vấn đề doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng quan tâm nhất.

Thứ sáu, bất cập trong thực hiện cơ chế một cửa quốc gia của Bộ. Bộ phải thực hiện 55 thủ tục, nhưng mới thực hiện 5 thủ tục, tỷ lệ rất thấp.

Theo phản ánh trên tờ Vietnamnet, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: "Như vậy vấn đề thẩm quyền có đúng không? Bộ cũng phải xem xét, thẩm quyền Vụ trưởng có được ký các văn bản thực hiện đó không. Tôi nghĩ không được, không ai có thẩm quyền như thế được", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng, đôi khi chúng ta rất coi nhẹ việc đưa ra các văn bản mà không hình dung tạo ra bao nhiêu sự kìm hãm, tạo ra giấy phép con không cần thiết.

Từ đó, Bộ trưởng Dũng yêu cầu, ngay tại cuộc họp này: "Bộ trưởng Y tế lập tức phải ra thông báo hủy bỏ công văn 1216 do Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký. Việc ký văn bản đó là lạm quyền, tạo ra giấy phép con".

 

Bộ Y tế nói gì về công văn trái chỉ đạo của Thủ tướng?

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bo-y-te-noi-gi-ve-cong-van-trai-chi-dao-cua-thu-tuong-1190606.tpo

Trước thông tin Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu ra tại cuộc làm việc với Bộ Y tế rằng Vụ trưởng Vụ pháp chế của bộ này ký văn bản trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ông Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ pháp chế khẳng định với Tiền Phong ông ký văn bản gửi doanh nghiệp là đúng thẩm quyền.

Trao đổi với Tiền Phong về sự việc trên, ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, để có công văn mà Bộ Y tế ký gửi doanh nghiệp, chúng ta nên xem xét lại cả một quá trình. Đầu tiên là do thiếu hụt i-ốt trong ăn uống nên các bệnh bướu cổ, đần độn... quay trở lại. Để phòng ngừa các bệnh do thiếu i-ốt gây ra, một biện pháp mang tính công cộng và hiệu quả là tăng cường sử dụng muối i-ốt. Theo đó, Chính phủ đã ban hành nghị định 09 vào ngày 28/1/2016 và có hiệu lực từ 15/3/2017. Trong đó, có quy định tại điểm a khoản 1,  Điều 6 của Nghị định là muối ăn dùng trong chế biến thực thực, muối ăn thông thường là phải được tăng cường I-ốt. Ngoài ra, tại điều 6 còn quy định: “thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất i-ốt”.

Như vậy, các thực phẩm bắt buộc tăng cường như muối dùng để ăn trực tiếp, muối dùng trong chế biến thực phẩm. Theo ông Quang khi đưa ra các vấn đề này, Chính phủ đã xem xét trên các bằng chứng khoa học và thực tiễn về việc I-ốt có mất đi trong chế biến không, có làm biến đổi màu sắc hay không, có làm rào cản trong hoạt động thương mại không... Dựa vào các điều đó, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới, Unicef cùng các chuyên gia đã cung cấp các bằng chứng trong nước và thế giới một cách khách quan cho thấy không có ảnh hưởng nào. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định trên.

Ngày 15/3/2017 Nghị định có hiệu lực, vì vậy khi các doanh nghiệp khi sử dụng thực phẩm đều phải bổ sung muối i- ốt. Đây là Nghị định của Chính phủ do Chính phủ ban hành vì lợi ích sức khoẻ của người dân, không có xuất hiện bất cứ yếu tố gì liên quan đến lợi ích nhóm hay cản trở doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính.

Vì vậy, theo tôi trong một năm đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị để đến khi Nghị định có hiệu lực thì các sản phẩm của họ phải được bổ sung i-ốt rồi. Nhưng thực tế đến tháng 5/2017 doanh nghiệp vẫn chưa làm. Nhiều doanh nghiệp nêu lý do là nếu sử dụng i-ốt thì làm mất đi trong quá trình chế biến, tăng giá thành tăng, làm biến đổi màu sắc... sau đó, Chính phủ chủ trì họp với doanh nghiệp.

“Đây là một Nghị định của Chính phủ ban hành- là một văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thì phải phản ánh với Bộ Y tế để Bộ và các cơ quan chức năng tổng hợp nhằm có sự ủng hộ chung. Chứ Bộ Y tế không thể ra một văn bản nào để cho doanh nghiệp thực hiện và không thực hiện việc này cả”- ông Nguyễn Huy Quang khẳng định.

Sau khi có hiệu lực, doanh nghiệp mới “kêu”

Điều đáng nói, theo ông Quang là Nghị định kéo dài hơn 1 năm có hiệu lực để các doanh nghiệp thực hiện. Nhưng tháng 3/2017 là có hiệu lực thì đến tháng 5/2017 doanh nghiệp mới “kêu”. Ngay sau đó Bộ Y tế ra công văn là không chứa quy phạm pháp luật, chỉ nhắc các doanh nghiệp là phải thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định 09.

Văn bản của Bộ Y tế gửi đến doanh nghiệp nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện nếu sản phẩm thực phẩm mà bị biến đổi màu, mùi vị làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng như doanh nghiệp báo cáo” thì gửi mẫu sản phẩm và thông tin. Theo ông Quang, ví dụ nếu có, lúc đó Bộ Y tế sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và trình Chính phủ bổ sung. Nhưng thực tế, doanh nghiệp không thực hiện gì cả, có thể coi là họ vi phạm pháp luật. “Tôi xin khẳng định lại đây là công văn nhắc nhở theo thẩm quyền”- ông Quang nói đồng thời cho biết Bộ Y tế sẽ có văn bản báo cáo trung thực, khách quan và minh bạch quá trình ban hành văn bản này để gửi Thủ tướng Chính phủ.

“Công văn này không phát sinh một thủ tục hành chính nào mà Bộ Y tế gửi cho doanh nghiệp thực hiện mà thôi. Không có gì trái với Nghị định 09 cả. Như vậy, việc này phù hợp với Vụ pháp chế. Tôi ký là thừa lệnh thôi”- ông Nguyễn Huy Quang.

 

Bộ Y tế đã có cuộc đối thoại cởi mở: Quyền tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm

http://thuonghieucongluan.com.vn/bo-y-te-da-co-cuoc-doi-thoai-coi-mo-quyen-tu-cong-bo-tieu-chuan-thuc-pham-a42127.html

Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp (DN) nhằm tiếp thu ý kiến góp ý các nội dung được quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38 về thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP).

Theo đó, Bộ Y tế đề xuất việc công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm sẽ chia làm 2 nhóm: DN được quyền tự công bố và Bộ Y tế công bố xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp là hợp quy chuẩn ATTP.

Cụ thể, DN được quyền tự công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm của mình là phù hợp với các quy chuẩn hoặc quy định của Bộ Y tế về ATTP. Đây là các sản phẩm thường, đã qua chế biến bao gói sẵn; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Còn đối với 3 loại: Thực phẩm chức năng (TPCN), phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các thực phẩm có công bố tác dụng đến sức khỏe thì phải chịu sự cấp phép của Bộ Y tế.

Hiện, đại diện các nhóm DN cho rằng, một số thực phẩm trong 3 loại trên có thể không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe người tiêu dùng nên đề nghị được đưa vào danh sách nhóm thực phẩm mà DN được phép tự công bố.

Cụ thể như nước mắm có thêm i-ốt, nước tương bổ sung sắt, kẽm, vi chất khoáng..., sữa cho trẻ em, nước khoáng bổ sung vi chất...

Theo phía DN, sản phẩm sữa cho trẻ em được quy định khái niệm rõ ràng trong Tiêu chuẩn Codex về Vệ sinh thực phẩm, là những sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đề xuất, đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ trên 36 tháng tuổi nằm ngoài quy định trong Tiêu chuẩn Codex, có thể cho phép DN tự công bố các quy chuẩn về ATTP.

Tuy nhiên, một số đại diện của DN khác cho rằng, sản phẩm sữa là một mặt hàng phổ biến, có tác động lớn tới sức khỏe con người bởi sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trẻ em. Do đó, nếu để DN tự công bố quy chuẩn thì một khi có rủi ro sẽ ảnh hưởng lớn đến số lượng lớn người tiêu dùng.

TS. Phạm Hưng Củng, Tổng thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng, hệ thống tiêu hóa, các cơ quan chức năng, sinh lý của trẻ cho đến dưới 12 tuổi là giai đoạn đầu và đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển nên không thể lơ là về sản phẩm chất lượng và an toàn.

Bên cạnh đó, đại diện công ty Trung Thành Food nêu ý kiến, một số sản phẩm là thực phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng thuộc danh mục TPCN như nước tương, nước mắm... lâu nay đã được người dân sử dụng thường xuyên và có các chất dinh dưỡng  cần thiết cho sức khỏe người tiêu dùng như i-ốt, kẽm, sắt... thì ít có rủi ro về sức khỏe. Do vậy, DN đề xuất được tự công bố quy chuẩn chất lượng an toàn cho loại này.

Chủ trì cuộc họp với các đại diện DN, Hiệp hội DN, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường yêu cầu đại diện Cục ATTP giải đáp các thắc mắc và đề xuất của DN.

Cục trưởng Cục ATTP - ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, về sản phẩm sữa cho trẻ em là sản phẩm đã có quy chuẩn về ATTP. Song xét thấy tình hình thị trường sữa tại Việt Nam hiện nay được các DN quảng cáo, ghi nhãn không kiểm soát thông tin, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, Cục ATTP tiếp tục giữ quan điểm về việc sản phẩm  này phải được Bộ Y tế kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh.

Về các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng như nước mắm, nước tương, Cục trưởng Cục ATTP cho rằng, việc quy định tiêu chuẩn các chất dinh dưỡng trong một sản phẩm ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng.

Do đó, phải tuân theo sự thay đổi về tháp nhu cầu dinh dưỡng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Nếu nhu cầu của người Việt Nam về một loại vi chất dinh dưỡng nào đó giảm đi, thì cũng phải điều chỉnh lại các hàm lượng trong thực phẩm tương ứng, không phải sản phẩm nào bổ sung nhiều dinh dưỡng sẽ là có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Lấy ý kiến đa số trong cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường kết luận sẽ giữ nguyên các danh mục hiện nay về phân loại công bố, tự công bố quy chuẩn chất lượng thực phẩm phù hợp quy định về ATTP.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh, không phải sản phẩm nào cũng cần công bố hợp quy, tuy nhiên nếu để DN chịu trách nhiệm thì rất rủi ro cho người dân bởi chúng ta có thị trường lớn, ý thức của người dân về ATTP chưa cao, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành vê ATTP còn hạn chế.

"Chúng tôi lo ngại nếu chỉ hậu kiểm, phát hiện thực phẩm có vấn đề thì đã “vào bụng” người dân hết rồi thì rất gay go, cho nên, vẫn có những sản phẩm chỉ cần hậu kiểm nhưng vẫn có những sản phẩm phải gồm cả hậu kiểm và kiểm soát hồ sơ công bố các tiêu chuẩn sản phẩm cho cơ quan quản lý" - Thứ trưởng Cường nhấn mạnh.

Ưu ái tối đa cho doanh nghiệp, người tiêu dùng phải có lợi hơn: Bên cạnh việc phân loại các nhóm thực phẩm được tự công bố và cấp phép quy chuẩn, DN cũng đề xuất giảm thời gian xem xét cấp phép cho DN từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc.

Cục trưởng Cục ATTP nhận định, tinh thần của ban soạn thảo là tiếp thu và lắng nghe ý kiến của DN song có nhiều loại sản phẩm cần có sự kiểm chứng khoa học rõ ràng trước khi cấp phép nên có ý kiến bảo lưu phương án 30 ngày làm việc.

 

Vụ VN Pharma: Lẽ ra phải kết luận là thuốc giả

http://plo.vn/phap-luat/vu-vn-pharma-le-ra-phai-ket-luan-la-thuoc-gia-729708.html

Theo Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án; lẽ ra phải kết luận là thuốc giả nhưng lại kết luận là thuốc kém chất lượng.

Liên quan vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Công ty CP VN Pharma, chiều 22-9, nguồn tin riêng của Pháp Luật TP.HCM cho biết VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị vụ án này.

Theo đó, kháng nghị đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm theo hướng huỷ bản án sơ thẩm vì lý do vụ án chưa được điều tra một cách toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội, ngoài ra còn phải giám định lại và xử lý vật chứng…

VKSND Cấp cao nhận định, bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM xử phạt nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường và 9 đồng phạm về tội buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là chưa đầy đủ, toàn diện và chưa phản ánh đúng bản chất của vụ án. Vụ án có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội, từ đó dẫn đến hình phạt đã tuyên đối với các bị cáo là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện, gây dư luận bất bình trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, theo Viện KSND cấp cao, kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án. Chẳng hạn, kết luận giám định nói thuốc không dùng được cho người nhưng các đối tượng này lại nhập về để chữa bệnh cho người; lẽ ra phải kết luận là thuốc giả nhưng lại kết luận là thuốc kém chất lượng. Cạnh đó, trong hội đồng giám đính lại có thành viên của Cục quản lý dược, như vậy khó đảm bảo tính khách quan của vụ án.

VKSND Cấp cao cho rằng đối với số tiền chi hoa hồng cũng cần phải làm rõ, bởi giá trị lô thuốc nhập về chỉ hơn 5 tỉ mà chi hoa hồng tới 7,5 tỉ thì liệu có phù hợp hay không, số tiền 7,5 tỉ có phải chi cho những lô thuốc khác…

Như Pháp Luật TP.HCM từng thông tin, ngày 25-8 TAND TP.HCM đã tuyên án bị cáo Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường (giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) cùng mức án 12 năm tù (bằng đề nghị của VKS) về tội buôn lậu…

Cùng tội này, Nguyễn Trí Nhật (nguyên phó tổng giám đốc VN Pharma) bị phạt 5 năm tù, Ngô Anh Quốc (nguyên phó tổng giám đốc VN Pharma) 4 năm tù, Phan Cẩm Loan (cán bộ VN Pharma) 3,5 năm tù, Lê Thị Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma) 3 năm tù.

Bị cáo Bùi Ngọc Duy (nguyên trưởng phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma) một năm sáu tháng tù, Hoàng Văn Thông (dược sĩ) hai năm án treo, Phạm Anh Kiệt (tổng giám đốc Công ty Dược Sapharco) hai năm án treo, cùng về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Đồng thời, bản án sơ thẩm cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của những người liên quan đến vụ này…

Sau phiên tòa, nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan tố tụng xử lý tội buôn lậu là chưa phù hợp với bản chất vụ việc, bởi các bị cáo có dấu hiệu phạm tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

 

Kiến nghị hủy án vụ nhập thuốc trị ung thư giả tại VN Pharma

http://www.phapluatplus.vn/kien-nghi-huy-an-vu-nhap-thuoc-tri-ung-thu-gia-tai-vn-pharma-d53583.html

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/de-nghi-huy-an-so-tham-vn-pharma-xet-them-toi-gi-3343643/

http://moitruong.net.vn/vu-vn-pharma-vien-kiem-sat-nhan-dan-cap-cao-yeu-cau-huy-tham/

http://infonet.vn/vksnd-cap-cao-de-nghi-huy-ban-an-so-tham-vu-vn-pharma-post237685.info

http://doanhnghiepvn.vn/khang-nghi-de-nghi-huy-toan-bo-ban-an-so-tham-vu-vn-pharma-d109195.html

http://congly.vn/phap-dinh/toa-tuyen-an/vu-buon-lau-tai-cty-vn-pharma-khang-nghi-ban-an-so-tham-226910.html

http://nhandan.com.vn/phapluat/item/34176202-khang-nghi-de-nghi-huy-ban-an-so-tham-vu-an-vn-pharma.html

Chiều 22/9, Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao ra quyết định kháng nghị, đề nghị tòa cùng cấp xử phúc thẩm theo hướng hủy án sơ thẩm của TAND TP HCM đối với cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng cùng đồng phạm buôn lậu thuốc trị ung thư.

Theo đó, VKS nhận định bản án sơ thẩm của TAND TP HCM có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội, từ đó dẫn đến hình phạt đã tuyên đối với các bị cáo là quá nhẹ, khiến dư luận phản ứng trong thời gian qua.

VKS cấp cao tại TP HCM cũng đề nghị TAND cấp cao tại TP HCM xem xét các vấn đề chính, gồm án sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội; lọt hành vi phạm tội; kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án; làm rõ số tiền 7,5 tỷ đồng chi hoa hồng trong các bệnh viện...

Trước đó ngày 25/8, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma), Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty Thương mại và hàng hải quốc tế H&C), mỗi bị cáo lãnh 12 năm tù về tội "Buôn lậu". Nhiều bị cáo khác cũng bị tuyên từ 2 năm tù treo đến 5 năm tù về tội buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Ngoài hình phạt tù, tòa còn tuyên buộc các bị cáo có liên quan nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính. Tòa án còn kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao điều tra làm rõ trách nhiệm của một số đối tượng liên quan, kiến nghị điều tra làm rõ việc chi hoa hồng cho bác sĩ, làm rõ trách nhiệm của các cán bộ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, nếu đủ căn cứ xử lý thì truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nội dung vụ án cho biết, vào đầu năm 2013, Nguyễn Minh Hùng đã thông qua môi giới là Võ Mạnh Cường, đặt mua thuốc tân dược của hãng Helix pharmaceuticals (Canada) để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam.

Từ năm 2013 đến 19/9/2014, Hùng thông qua Cường làm giả giấy tờ, con dấu để được Bộ y tế cấp phép nhập khẩu thuốc và buôn lậu 9.300 hộp thuốc Capicitabine 500mg không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, trị giá hàng buôn lậu 251 ngàn USD.

Ngoài ra, màu sắc theo tiêu chuẩn cơ sở phải là đỏ nhưng viên thuốc thành phẩm lại có màu hồng, "phần tạp không định danh lớn nhất" theo tiêu chuẩn cơ sở phải dưới 1% nhưng thuốc thành phẩm có tạp chất lên đến 17%.

Trong vụ án, Cơ quan điều tra kết luận Phạm Văn Kiệt (giám đốc Cty Dược Sài Gòn) đã giúp sức qua hành vi sử dụng con dấu, chữ ký bất hợp pháp, giúp Cty VN Pharma nhập khẩu thuốc.

 

Khoảng tối vụ VN Pharma sẽ được bóc trần

http://plo.vn/phap-luat/khoang-toi-vu-vn-pharma-se-duoc-boc-tran-729753.html

Vậy là sau gần một tháng kể từ ngày TAND TP.HCM tuyên án vụ VN Pharma, ngày 23-9 VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã chính thức kháng nghị, đề nghị TAND cùng cấp hủy án để điều tra, xét xử lại.

Động thái tố tụng này là khởi đầu cho tiến trình xem xét lại vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng bản chất như dư luận xã hội từng mong đợi.

Còn nhớ ngay sau khi TAND TP.HCM tuyên án các bị cáo phạm tội buôn lậu (và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức) với mức án cao nhất là 12 năm tù, Pháp Luật TP.HCM đã có bài nhận định tòa xử tội này là sai luật. Bởi đối chiếu với quy định tại các khoản 22, 23, 24 Điều 2 Luật Dược 2005 thìlô hàng 9.300 hộp (có nhãn ghi là) thuốc H-Capita mà các bị cáo nhập về là thuốc giả. Và hành vi nhập lô hàng (gọi là thuốc) này để bán ra thị trường của các bị cáo đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (Điều 157 BLHS 1999).

Công bằng mà nói, trong vụ án này hành vi của các bị cáo vẫn có dấu hiệu của tội buôn lậu. Tuy nhiên, TS Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Luật hình sự - ĐH Luật TP.HCM, đã lập luận rất thuyết phục rằng: Nếu hành vi phạm tội xâm hại nhiều khách thể thì phải lựa chọn khách thể nào thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội nhất để định tội; trong vụ án này, hành vi của các bị cáo xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh (khách thể của tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh), thể hiện bản chất nguy hiểm cho xã hội hơn là chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước (khách thể của tội buôn lậu); tính nguy hiểm đó được thể hiện ở chỗ tội buôn lậu có mức án cao nhất là chung thân nhưng tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có mức án cao nhất là tử hình…

Thế nhưng đâu đó vẫn có lập luận rằng kết luận giám định của hội đồng giám định thuộc Bộ Y tế nói lô “thuốc” mà VN Pharma nhập về chỉ “kém chất lượng” chứ không phải là thuốc giả. Bằng chứng họ dẫn ra là kết luận nói trên ghi rõ lô thuốc này chứa 97% hoạt chất capecitabine (là hoạt chất để chữa bệnh ung thư). Lý lẽ này thoạt nghe cũng có lý nhưng thử đưa một ví dụ ta sẽ thấy nó không ổn chút nào.

Ai từng học hóa học cũng biết rượu mà ta uống (còn gọi là rượu etylic, ancol etylic hoặc etanol) có công thức hóa học là C2H5OH. Cồn hóa học cũng có công thức (cấu tạo) là C2H5OH. Vậy có thể nào lấy nước lã pha cồn để cho ra dung dịch chứa 97% etanol C2H­5OH rồi bảo đó là rượu, mời anh nâng cốc được hay không?

Ngoài ra, nguyên văn kết luận giám định nói trên ghi vầy: “Lô thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Trời ạ, cái thứ mà “không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người” mà lại bảo không phải là giả thì không biết nó thật ở chỗ nào, nó dùng để làm gì! Nên nhớ, thuốc giả khác xa thuốc kém chất lượng; thuốc kém chất lượng có thể xài được (tuy hiệu quả không cao) nhưng thuốc giả thì tuyệt đối không được sử dụng vì nếu sử dụng thì hậu quả rất khó lường!

Có lẽ vì vậy mà VKSND Cấp cao đã cho rằng kết quả giám định nói trên có mâu thuẫn, không phù hợp với quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án. Viện này cho rằng: “Kết luận giám định nói thuốc không dùng được cho người nhưng các đối tượng này lại nhập về để chữa bệnh cho người; lẽ ra phải kết luận là thuốc giả nhưng lại kết luận là thuốc kém chất lượng”.

Mặc dù kháng nghị của VKSND Cấp cao cho rằng cần phải giám định lại nhưng tôi trộm nghĩ, may mắn làm sao trong kết luận này đã có cụm từ cốt tử “không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Nó đã bộc lộ gần như toàn bộ bản chất vấn đề để đập lại mọi luận điệu cho rằng đây không phải là thuốc giả, thậm chí (cái gọi là) thuốc này còn có thể sử dụng được vì nó chứa đến 97% hoạt chất chữa bệnh ung thư!

Hy vọng sau kháng nghị của VKSND Cấp cao, vụ án sẽ được làm sáng tỏ, kể cả mọi ngóc ngách của quy trình thẩm định hồ sơ nhập thuốc từ Cục Quản lý dược - Bộ Y tế và cả sự đen đúa, nhớp nháp của khoản chi hoa hồng 7,5 tỉ đồng.

 

Mạnh tay xử lý kinh doanh thuốc giả

http://nhandan.com.vn/cuoituan/chuyen-de/item/34180602-manh-tay-xu-ly-kinh-doanh-thuoc-gia.html

Dù đã có cơ chế chính sách và ban bệ đầy đủ để quản lý dược, nhưng đến nay thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng, với chủng loại phong phú từ thông thường cho đến biệt dược vẫn được tuồn ra thị trường, thậm chí len lỏi vào cả hệ thống bệnh viện. Sở dĩ người dùng phải gánh chịu những hệ lụy đau lòng từ nạn thuốc giả là do công tác quản lý còn yếu kém trong cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm.

Lỗ hổng quản lý

Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện có khoảng 30 nghìn loại thuốc đang lưu hành, mỗi mặt hàng có nhiều tên gọi, hàm lượng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất khác nhau, nên không dễ để quản lý, kiểm soát tất cả các sản phẩm. Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) cho biết, qua các đợt kiểm tra cho thấy, tình trạng xách tay các loại thuốc quý hiếm, mua bán thuốc tân dược không có hóa đơn tại các chợ trung tâm và ngay trong các quầy thuốc bệnh viện vẫn còn phổ biến. Trong khi đó, phía Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, tính trung bình mỗi năm toàn hệ thống kiểm nghiệm lấy khoảng 30 nghìn mẫu thuốc để kiểm tra, bên cạnh có một số mẫu lấy ngẫu nhiên trên thị trường. Tính chung cả hai nhóm mẫu này, năm 2016, tỷ lệ thuốc giả phát hiện được là 0,01% số mẫu, thuốc không đạt chất lượng là 2% số mẫu, thuộc hầu hết các nhóm thuốc từ đắt tiền đến thuốc thông thường mà không ai tưởng tượng ra có thể là hàng giả.

Chuyên gia y tế Phan Đình Hiệp cho biết, hàng loạt loại thuốc được nhập về, lưu hành tại thị trường, người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm, lúc đó Bộ Y tế mới phát hiện thuốc không đạt chất lượng, có văn bản thu hồi, chưa kể việc thu hồi còn mang tính chất hình thức. Vụ bê bối thuốc điều trị ung thư H-Capita của VN Pharma mới đây đã minh chứng rõ ràng về sự yếu kém trong công tác hậu kiểm của cơ quan chức năng.

Siết tiền kiểm, tăng hậu kiểm

Bài trừ nạn thuốc giả, theo ý kiến của nhiều dược sĩ, bác sĩ mà chúng tôi đã tiếp xúc, sẽ cần đến không riêng gì ngành y tế, công an, quản lý thị trường, mà còn cần phải có sự chung tay góp sức của những đại lý ở những chợ bán sỉ thuốc tây, cửa hàng dược phẩm và ngay cả những nhà thuốc trong các bệnh viện, bởi lẽ nếu không có những nơi này tiêu thụ thì những kẻ kinh doanh thuốc giả, không đạt chất lượng sẽ không còn đất sống. Dược sĩ Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương 71 đề xuất: “Việc kiểm tra, giám sát tất cả các mẫu thuốc ngay từ khâu bào chế sản xuất, nhất là các nguyên liệu ban đầu như dược liệu, dạng bào chế nhiều thành phần, các dược chất và dạng bào chế kém ổn định về chất lượng sẽ góp phần hạn chế thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát hiện thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng chỉ hiệu quả khi đầu vào đạt mức độ kiểm soát chuẩn mực (tức tiền kiểm). Tuy nhiên, đầu vào thị trường thuốc nước ta quả là chưa ổn khi cơ quan quản lý chưa khảo sát và đánh giá thực tế hầu hết cơ sở sản xuất cung cấp thuốc vào thị trường. Do vậy cơ quan quản lý cần có những hình thức khảo sát tại các cơ sở sản xuất thuốc vào thị trường nước ta, cũng như các DN sản xuất trong nước. Ngoài ra, nhìn nhận từ con số hai năm qua có hàng loạt thuốc bị rút số đăng ký vì lý do không đúng với thực tế của thuốc, theo nhiều ý kiến, hội đồng xét cấp đăng ký lưu hành thuốc vào Việt Nam cần tăng thêm chuyên gia giám định hồ

sơ, giấy tờ, chữ ký bên cạnh các chuyên gia về pháp chế, dược lâm sàng như hiện hành. Việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ việc kiểm nghiệm thuốc cũng cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn với nhiều máy móc hiện đại, phù hợp, phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn. Bởi như ông Nguyễn Đăng Lâm, Phó Viện trưởng Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho biết, thuốc giả hiện nay được làm giả rất tinh vi, làm giả cả tem chống hàng giả với mã số y như thật.

Bên cạnh đó, cần chỉ đạo đơn vị chức năng khẩn trương hoàn thiện quy định, chế độ chính sách quản lý, cấp phép, công bố tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm, thông tin công khai về việc cấp phép của DN dược phẩm, theo ông Đàm Thanh Thế, thì Bộ Y tế không được lơ là, bỏ qua công tác hậu kiểm, bởi điều đó tối

quan trọng để tránh việc người tiêu dùng phải dùng sản phẩm kém chất lượng một thời gian dài rồi cơ quan quản lý Nhà nước mới phát hiện. Mặt khác, mỗi khi phát hiện những chủng loại thuốc giả, ngành y tế nên phổ biến đến những cơ sở kinh doanh thuốc tây cách thức phân biệt, thí dụ như mẫu mã, bao bì, hình thức thuốc, số đăng ký… để những nơi này hoặc từ chối không mua, hoặc nếu đã lỡ mua rồi thì báo ngay cho cơ quan chức năng, và tuyệt đối không bán cho người bệnh.

Nhìn rộng hơn vấn đề này, chuyên gia y tế Phan Đình Hiệp đề xuất, chúng ta cần áp dụng cách làm của một số nước có nền dược phẩm phát triển, chẳng hạn như các nước châu Âu. Theo đó, mỗi gói hàng dược phẩm tại châu Âu đến năm 2019 sẽ có một thuật toán xác định danh tính gồm các dữ liệu mã sản phẩm, số lô hàng, ngày hết hạn, mã số nhận diện riêng và mã số trợ giá quốc gia (nếu có). Song song đó, dược phẩm cũng phải đi kèm với cơ chế phân biệt hàng thật/hàng giả. Bản quy chế này phải chỉ rõ cách nhận diện liệu gói dược phẩm có bị can thiệp bất hợp pháp trước khi đưa ra bán lẻ hay không? Trong quá trình vận hành, nếu cần thiết, các quốc gia châu Âu có thể trao đổi thông tin qua kho dữ liệu chung. Hệ thống dữ liệu cũng có hiệu lực trong trường hợp thuốc bị thu hồi.

Để từng bước kiểm soát nạn thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng, thiết nghĩ chúng ta cũng nên thành lập những nhóm chuyên viên đặc biệt bao gồm cả bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia dược… để chống thuốc giả như một số nước đã làm (Hoa Kỳ chẳng hạn). Chúng ta cần sớm hình thành một hệ thống khép kín chống thuốc giả, gồm nhiều bước và tổ chức, bắt đầu từ phòng khám của bác sĩ cho đến khi thuốc đến tay bệnh nhân. Cùng với đó cần có các biện pháp mạnh tay hơn như tăng hình phạt về tài chính, tăng khung hình phạt tù với tội sản xuất, kinh doanh, lưu hành thuốc giả, kém chất lượng. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng không còn cảnh người bệnh phải chữa bệnh bằng thuốc giả, thuốc không đạt chuẩn chất lượng và phải đổ tiền oan vào những thứ thuốc không có hiệu quả trong điều trị bệnh.

 

Kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ 2 năm/lần

http://vtc.vn/kiem-tra-trinh-do-va-cap-chung-chi-hanh-nghe-cho-bac-si-2-nam-lan-d351815.html

Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ 2 năm/lần, thay vì việc cấp chứng chỉ duy nhất một lần như hiện nay.

Thời gian tới, việc đào tạo liên tục cho các bác sĩ sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở y tế. Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn và sẽ cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ 2 năm/lần, thay vì việc cấp chứng chỉ duy nhất một lần như hiện nay.

Trong khi đó, nhiều bệnh viện còn chưa thực sự quan tâm tới việc cập nhật và đào tạo cho bác sĩ của cơ sở mình.

Báo cáo tại Hội thảo đánh giá việc đào tạo liên tục và xây dựng lộ trình triển khai kiểm định chất lượng cho thấy có tới 30% bệnh viện không có kế hoạch đào tạo liên tục. Trong khi đó, việc đào tạo liên tục hay cập nhật kiến thức là sự sống còn của ngành y tế.

Đại diện các bệnh viện cho biết khó khăn nhất hiện nay là việc chuẩn hóa giáo trình đào tạo, cơ sở để thực hành trong quá trình đào tạo liên tục và giáo viên giảng dạy.

Hiện có hơn 500 đơn vị được cấp mã ngành đào tạo liên tục với các cấp độ khác nhau, bao gồm bệnh viện lớn và các trường Đại học.

Theo Luật khám chữa bệnh, người hành nghề khám chữa bệnh nếu không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 2 năm liên tiếp sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Để thực hiện điều luật này, Bộ Y tế quy định người hành nghề khám chữa bệnh cần học tối thiểu 48 tiết trong 2 năm, tương đương ít nhất 20 ngày học liên tục mỗi năm.

 

Đưa bệnh viện công lên sàn: Người trong cuộc nói gì?

http://www.nguoiduatin.vn/dua-benh-vien-cong-len-san-nguoi-trong-cuoc-noi-gi-a339873.html

Y tế, giáo dục vốn là những lĩnh vực đặc thù. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó được đầu tư kinh doanh như một hàng hóa trong cơ chế thị trường? Kiến nghị đưa bệnh viện công lên sàn chứng khoán là đề xuất táo bạo đang được dư luận quan tâm.

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản đề xuất các giải pháp cải tổ hệ thống bệnh viện công lập. Cụ thể, Hiệp hội này đề nghị cổ phần hóa các bệnh viện công, niêm yết trên sàn chứng khoán để công khai, minh bạch hoạt động quản lý kinh tế.

Theo đề xuất này thì quá trình nói trên sẽ chia làm ba giai đoạn. Bắt đầu bằng việc chuyển toàn bộ bệnh viện Nhà nước từ hình thức đơn vị sự nghiệp công lập sang phương thức doanh nghiệp công ích hoạt động theo luật Doanh nghiệp.

Tiếp đó cổ phần hóa các bệnh viện mạnh và đầu ngành như Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện K, Phụ sản Trung ương, bệnh viện Chợ Rẫy… và các bệnh viện xin tự nguyện cổ phần hóa.

Sau đó thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Giai đoạn cuối cùng, dự kiến sau khi cổ phần hóa thành công khoảng 30 bệnh viện lớn nhất cả nước, tự bản thân các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn phát triển quy mô doanh nghiệp, từ đó họ đề xuất Chính phủ, bộ Y tế cho hợp nhất, sáp nhập nhiều bệnh viện tỉnh, huyện thành hệ thống bệnh viện quy mô khép kín.

Một số bệnh viện công tỏ ra không mấy hào hứng khi tiếp nhận thông tin này. Đa số không ủng hộ, hoặc ủng hộ một cách dè dặt.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện Nhi TW cho biết: “Trong nền kinh tế thị trường thì xu hướng phát triển của các bệnh viện công tới đây chắc cũng phải thế, nhưng tôi nghĩ chưa thể làm được ngay mà phải thông qua thảo luận của các bộ ban ngành rồi có chủ trương của Đảng và Nhà nước thì mới áp dụng được”.

“Cá nhân tôi ủng hộ cách làm này, bởi nền kinh tế thị trướng thì trước sau cũng phải đưa lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường ở Việt Nam có phần “định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn phải chú trọng. Phải có lộ trình, cách làm cụ thể, tránh sa vào kinh doanh thuần túy. Ví dụ như khoanh vùng quản lý bệnh viện đối với nhà đầu tư, tránh can thiệp sâu làm ảnh hưởng nhiệm vụ chính trị của bệnh viện là khám chữa bệnh cho nhân dân” – ông Hải nói.

Có phần tâm tư hơn, PGS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc bệnh viện K chia sẻ: “Hiện, ngành y tế Việt Nam vẫn còn nặng về bao cấp, chế độ bảo hiểm chưa được hoàn thiện 100%, mức đóng bảo hiểm còn thấp, rất nhiều dịch vụ chưa tính đúng tính đủ. Theo tôi, nếu áp dụng đề xuất này thì sẽ rất khó để người dân nghèo, nhất là bà con vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế. Bởi vì khi cổ phần hóa bệnh viện công, mọi dịch vụ y tế sẽ được tính đúng tính đủ cho người dân chứ không còn bao cấp nữa”.

“Tôi ủng hộ phát triển bệnh viện theo hướng môi trường doanh nghiệp phi lợi nhuận hơn. Hiện tại viện phí chưa thu đủ, giả sử chỗ nào thu đủ rồi, có lợi nhuận thì đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, cán bộ y tế. Không nên đưa lên thị trường chứng khoán, vì như thế là kinh doanh trên sức khỏe của người bệnh” – ông Thuấn nói. Ông Thuấn cũng cho rằng chỉ cần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong mua sắm đầu tư công, đấu thầu thuốc men… đã là tốt lắm rồi chứ không cần phải đưa lên sàn chứng khoán.

Đại diện cho khối y tế tư nhân, ông Nguyễn Quang Duy – Tổng thư ký Hiệp hội bệnh viện tư nhân tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Nếu bệnh viện công cũng hướng tới tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế thì đúng kiểu bệnh viện tư nhân. Khi đó, có thể các bệnh viện tư nhân sẽ không còn lợi thế riêng có như hiện nay, tuy nhiên vì là xu hướng tất yếu nên tôi hoàn toàn ủng hộ”.

 

Bán thuốc kháng sinh bừa bãi chẳng khác... giết người

http://www.baogiaothong.vn/ban-thuoc-khang-sinh-bua-bai-chang-khac-giet-nguoi-d226083.html

Theo nhận định của đại diện Bộ Y tế, việc bán thuốc kháng sinh bừa bãi chẳng khác gì... giết người.

Mới đây tại cuộc họp về phòng chống kháng thuốc, kháng kháng sinh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhìn nhận, tại các bệnh viện tuyến tỉnh đang lạm dụng kháng sinh thế hệ 3 rất nhiều. Và hầu hết các bệnh viện tuyến dưới vẫn dùng phác đồ điều trị bao vây gây khó khăn cho việc dùng kháng sinh khi bệnh nhân đưa nên tuyến trên...

"Sắp tới, Bộ Y tế sẽ xử phạt thật nặng nhưng nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có đơn. Việc bán thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng bệnh chẳng khác gì giết người. Do vậy, sẽ bắt buộc các nhà thuốc phải quản lý thuốc bằng công nghệ thông tin và có lưu đơn. Đối với các bác sĩ phải tuân thủ kê đơn thuốc thuốc điện tử và có lưu lại đơn để theo dõi được việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nếu không cần dùng sẽ bị nêu tên, giảm lương, cắt thưởng…", ông Khuê cho biết.

Trao đổi về tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Đã xuất hiện những loại siêu vi khuẩn đa kháng thuốc tại các bệnh viện". Trong cộng đồng thời gian gần đây cũng đã xảy ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn phế cầu gia tăng. Tỷ lệ kháng thuốc với vi khuẩn phế cầu được ghi nhận khoảng 30-40%. Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn nguy hiểm, dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Đây là loại vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng của người trưởng thành. Nếu sức khỏe tốt vi khuẩn sẽ không có điều kiện phát triển để gây bệnh. Vi khuẩn phế cầu thường mắc ở trẻ nhỏ và người già do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm. Trong trường hợp một bệnh nhân bị mắc vi khuẩn phế cầu nếu kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh thì nguy cơ tử vong rất cao.

Theo khuyến cáo của PGS.TS Kính, hiện nay không ít người dân có quan niệm sốt uống kháng sinh để khỏi nhanh. Hoặc khi bị ốm bác sĩ kê đơn thuốc, thấy đỡ lại không uống hết đơn vì nghĩ bệnh đã khỏi. Hay tại các hàng thuốc, người bán thuốc nhiều khi chủ động bán thuốc kháng sinh liều cao cho người dùng... Việc dùng thuốc thiếu cân nhắc như vậy dẫn đến hệ lụy của tình trạng kháng kháng sinh, và chỉ sau từ 10 -20 năm, sẽ không còn thuốc chữa bệnh. Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do bị nhiễm trùng bị kháng thuốc. Bên cạnh đó, kháng thuốc sẽ làm tăng chi phí y tế, kinh tế, xã hội, gánh nặng bệnh tật và tử vong.

 

Dùng bừa kháng sinh

http://nld.com.vn/suc-khoe/dung-bua-khang-sinh-20170923214226821.htm

Thói quen tự chữa trị và "bắt chước" đơn thuốc đã kéo theo nhiều hệ lụy, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, khiến cơ thể mất dần thứ "vũ khí" có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Một bác sĩ Viện Tim mạch quốc gia không giấu nổi bức xúc về câu chuyện mà chính bác sĩ này gặp phải khi bị nhân viên bán thuốc tùy tiện đổi kháng sinh do hiệu thuốc không có loại kháng sinh như đơn bác sĩ kê. Theo bác sĩ này, khi thấy người mua phản ứng, nhân viên này lập tức bao biện: "Thuốc này cũng giống thuốc kia, chỉ khác cái tên". Không những thế, chỉ trong khoảng 15 phút có mặt tại hiệu thuốc nói trên, bác sĩ này đã chứng kiến cảnh nhiều người đến đọc triệu chứng chủ yếu là: sổ mũi, ho, nhức đầu, đau họng, tiêu chảy... thì đều được nhân viên "bốc" thuốc. Và trong các "đơn" truyền miệng đó có cả kháng sinh.

Hơn 30 năm trong nghề, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết từng đau xót nhìn bệnh nhân ra đi chỉ vì vi khuẩn gây bệnh nhưng kháng sinh vô tác dụng. "Từng trong vai người bệnh, tôi hỏi mua 2 viên kháng sinh (loại thuốc mà bắt buộc phải kê đơn), lập tức người bán thuốc cắt ra bán luôn. Khi tôi hỏi mua cả ngàn viên kháng sinh thì người bán hàng cũng nhanh nhảu bảo "chờ tí nữa có người mang thuốc đến".

Kể xong câu chuyện, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng cũng rùng mình vì đây thật sự là điều cực kỳ nguy hiểm mà người bán lẫn người mua không nhìn thấy hậu quả. Chính sự thờ ơ của người bán đã vô tình đẩy người bệnh tới một thế hệ kháng các loại kháng sinh. Trong cuộc chạy đua giữa con người và vi khuẩn, vi khuẩn luôn thắng. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng chua chát: "Trên thế giới này chỉ có Việt Nam là mua kháng sinh dễ như thế. Dễ hơn mua mớ rau". Ông nói thêm: "Là thầy thuốc, bác sĩ không khỏi đau lòng vì 90% bệnh nhân khi tìm tới bác sĩ đã được sử dụng thuốc từ trước. Họ nghĩ rằng uống tạm và nếu không đỡ mới tìm đến bác sĩ".

Thông báo "có tới 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện", PGS-TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho rằng đây là bài toán khó cho bác sĩ và cả bệnh nhân để ca bệnh được điều trị thành công.

Tại một hội nghị mới đây về sử dụng thuốc kháng sinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận thực tế "ai cũng có thể mua kháng sinh mà không cần đơn; dù là loại thuốc buộc phải kê đơn nhưng mua chúng còn dễ hơn cả rau". Để khắc phục tình trạng bán thuốc không theo đơn, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP). Tuy nhiên, với tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh đang rất cao xuất phát từ việc tự ý sử dụng kháng sinh của người dân (ở nông thôn 91% và thành thị 88%), giới chuyên môn quan ngại việc lạm dụng thuốc kháng sinh có lẽ vẫn còn là câu chuyện dài lê thê kéo theo nhiều bi kịch.

 

Kháng thuốc - nguy hiểm hơn cả ung thư!

http://danviet.vn/tin-tuc/khang-thuoc-nguy-hiem-hon-ca-ung-thu-807368.html

Kháng thuốc (trong đó có kháng kháng sinh) có thể khiến thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị lớn, thậm chí nhiều người bỏ mạng vì không thuốc nào cứu được.  

Chi phí gấp hàng chục lần

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư từng tiếp nhận bệnh nhân 20 tuổi (quê Hà Nam) bị uốn ván. Đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu điều trị sớm thì bệnh nhân được cứu sống mà chỉ mất 12-15 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân này kháng các kháng sinh thông thường nên các bác sĩ đã phải dùng nhiều kháng sinh liều cao, thế hệ mới, mới cứu được. Tuy tính mạng được cứu sống nhưng chi phí điều trị lên đến gần 100 triệu đồng, nhà nghèo nên người thân của bệnh nhân đã phải bán hết các tài sản có giá trị nhất.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia, người bệnh kháng thuốc phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tại châu Âu: Số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, số người tử vong do kháng thuốc là 25.000 người/năm. Ở Thái Lan: Tăng 3,2 triệu ngày nằm viện và 38.000 người tử vong do kháng thuốc. Ở Mỹ là 2 triệu ngày và 23.000 người...

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư), đây chỉ là một ca bệnh thông thường, chi phí thấp nhưng khi kháng thuốc đã đội chi phí lên gần một chục lần. Đối với các ca bệnh biến chứng nhiễm trùng máu mà bệnh nhân kháng kháng sinh thì có thể lên đến vài trăm triệu đồng, thậm chí đội lên cả tỷ đồng mà chưa chắc đã cứu được tính mạng bệnh nhân.

PGS-TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, Việt Nam đã phát hiện nhiều vi khuẩn bệnh viện đa kháng thuốc. Ngoài ra, trong bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị các bệnh do vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng đều kháng lại nhiều loại kháng sinh. Có những bệnh nhân mắc vi khuẩn kháng kháng sinh và khi bác sĩ cộng nhiều kháng sinh thế hệ mới (3-4 loại) để cùng tấn công con vi khuẩn nhưng vẫn thất bại. Khi đó, dù bác sĩ có cố gắng thế nào cũng không cứu được.

Theo PGS Kính, hậu quả của kháng kháng sinh chính là tính mạng của người bệnh, hoặc khiến bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí cao gấp vài lần đến vài chục lần người không kháng kháng sinh. PGS Kính nhấn mạnh, bệnh nhân kháng kháng sinh thì nguy cơ đối mặt với các bệnh hiểm nghèo không có thuốc chữa cao hơn và nguy hiểm hơn cả bệnh ung thư.

PGS - TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh Phổi T.Ư cho biết, ở Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc. “Nếu bệnh nhân lao bình thường một liệu trình chữa trị mất khoảng 100-150USD (2,2-3,3 triệu đồng), còn bệnh nhân lao đa kháng thuốc điều trị mất 9 tháng (trước là 2 năm) và tốn khoảng 4.000 USD (90 triệu đồng), chưa kể sự “mất mát” khi phải nghỉ việc điều trị, phải đi lại khám chữa bệnh, phải làm các xét nghiệm đánh giá… Chúng tôi tính toán chi phí điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao gấp 50-100 lần bệnh nhân lao bình thường” – PGS Nhung nói.

Bán kháng sinh vô tội vạ

PGS Kính phân tích, nguyên nhân kháng kháng kháng sinh có nhiều như: Mua thuốc, dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ, không theo kê đơn của người dân; việc khuyến khích người dân dùng kháng sinh của không ít cửa hàng bán thuốc. “Cứ thấy người dân “kể bệnh” là người bán thuốc (không hẳn là dược sĩ) đã khuyến khích người dân dùng kháng sinh dù bệnh không cần hoặc chưa đến mức dùng kháng sinh. Thậm chí, họ còn khuyến khích người dân dùng các kháng sinh thế hệ mới, thế hệ cao. Lâu dần, người dân sẽ cần kháng sinh nặng hơn mới khỏi bệnh hoặc kháng kháng sinh” – ông Kính  nói.

Còn tại bệnh viện, theo PGS Kính, khó khăn lớn nhất hiện nay là các trang thiết bị y tế cũng chưa đáp ứng nhu cầu giúp bác sĩ phát hiện được bệnh nhân kháng kháng sinh nào. Khi có ca bệnh bác sĩ thường dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, thường dùng “chiến thuật” bao vây bệnh để “tiêu diệt” bệnh thật nhanh. Do đó thường dẫn đến việc dùng kháng sinh thế hệ cao, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định, cần phải kiểm soát và xử phạt cao đối với các cơ sở bán thuốc kháng sinh không kê đơn hoặc khuyến khích người dân dùng kháng sinh khi chưa đi khám, chưa được bác sĩ kê đơn: “Hành vi này không khác gì tội làm chết người. Vì nếu người dân dùng kháng sinh lung tung dẫn đến kháng kháng sinh thì khi bị bệnh không thuốc nào chữa được, chỉ chịu chết”.

 

Thực hư việc trung tâm y tế 'ém' tiền chế độ của cán bộ suốt 5 năm

http://antt.vn/thuc-hu-viec-trung-tam-y-te-em-tien-che-do-cua-can-bo-suot-5-nam-210014.htm

Tuy được hưởng chế độ theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP nhưng từ đó đến nay, hàng chục cán bộ, nhân viên y tế ở huyện Quế Phong (Nghệ An) đã bị trung tâm y tế “ém” tiền dù hàng năm nguồn ngân sách này vẫn chuyển về.

Nghị định số 64/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp và các ưu đãi khác đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong khi đó, Quế Phong là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với xã biên giới, có nhiều hộ thuộc dân tộc thiểu số và miền núi... và các cán bộ, nhân viên y tế của huyện này được cử đi học và nghỉ thai sản được hưởng theo chế độ quy định.

Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà từ khi có quy định của Thủ tướng chính phủ (năm 2009 đến nay), hàng chục cán bộ, nhân viên y tế nơi đây vẫn không được hưởng chế độ dù hàng năm, nguồn tiền này vẫn được chuyển về đơn vị Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong (nay sáp nhập với Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong thành Trung  tâm y tế huyện Quế Phong). Việc Trung tâm y tế đã cố tình ém, không chi trả đã gây ra nhiều bức xúc cho các cán bộ, nhân viên y tế của huyện này.

Theo chị L. T. H ở huyện Quế Phong bức xúc cho biết: "Tôi và nhiều người được đơn vị cử đi học và theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 64/2009, chúng tôi được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi. Nhưng không hiểu vì sao, Trung tâm y tế huyện Quế Phong lại không chỉ trả. Suốt từ năm 2010 đến nay, tôi vẫn chưa nhận được bất cứ đồng tiền hỗ trợ nào".

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn huyện Quế Phong cũng có hàng chục cán bộ, nhân viên y tế đang được hưởng các chế độ từ Nghị định 64/2009 của Thủ tướng Chính Phủ với số tiền hơn 400 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa được chi trả. Và vấn đề ở chỗ, nguồn tiền phụ cấp đó đã sử dụng vào mục đích gì mà đến nay Trung tâm vẫn không thể trả được cho cán bộ, nhân viên ở đây?

Trước sự việc trên, chia sẻ với PV, bà Hà, kế toán trưởng Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong (nay đã nghỉ hưu) cho biết, thời điểm đó, do là địa bàn miền núi khó khăn, việc tiếp nhận công văn và công nghệ thông tin còn hạn chế, mạng không có nên chưa thể cập nhật được chế độ của cán bộ, nhân viên y tế được hưởng từ Nghị định 64 của Chính phủ. Do đó, đến nay Trung tâm phải nợ tiền của chế độ của các đối tượng này.

Trong khi đó, ông Mạc Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Quế Phong (nay là Trưởng phòng khám Trung tâm y tế huyện Quế Phong) cho biết thêm: “Thời điểm đó, tôi tin tưởng chị Hà kế toán trưởng, nghĩ rằng đó là tiền tiết kiệm của Trung tâm nên đã không chi trả cho các cán bộ, nhân viên y tế. Giờ đây, nguồn tiền này đã chi vào mục đích khác rồi và Trung tâm y tế dự phòng đã sát nhập vào Bệnh viện Đa khoa thành Trung tâm y tế huyện Quế Phong nên sẽ do Trung tâm y tế huyện sẽ chi trả”.

 

Khó xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm trên mạng

http://baotintuc.vn/chong-buon-lau-hang-gia/kho-xu-ly-vi-pham-kinh-doanh-my-pham-tren-mang-20170922232508715.htm

Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, hiện nay chưa có quy định pháp lý cụ thể về kinh doanh, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội (facebook, Zalo, Instagram…) nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm của cá nhân, cơ sở kinh doanh online là rất khó khăn. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng còn bất cập do thiếu nhiều quy định để có thể làm căn cứ xứ lý các vi phạm. Cụ thể: chưa có quy định cụ thể trong cấp phép quảng cáo để xử lý đối với thông tin quảng cáo không đúng sự thật về công dụng, tác dụng; quy định về kê khai giá; công bố chất lượng không ghi thành phần chính, chất chủ yếu, không ghi định tính, định lượng nên các đối tượng lợi dụng để né tránh hành vi vi phạm hàng giả về chất lượng.

Hệ thống thông tin của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế chưa công khai danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại mỹ phẩm; không có quy định phải ghi số đăng ký lên sản phẩm nên khó phát hiện được hàng có phép và không được phép lưu hành trên thị trường.

Công tác giám định chất lượng hàng hóa của các cơ quan chuyên môn còn mất nhiều thời gian, kết quả giám định của mỗi cơ quan lại khác nhau nên gây nhiều cản trở cho quá trình xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng. Ngoài ra, năng lực cán bộ chuyên trách làm công tác chống hàng giả còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: Các đối tượng sản xuất hàng giả tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phần lớn là dân từ các tỉnh khác đến; không có hộ khẩu, không đăng ký tạm trú nên việc xác minh nhân dân lai lịch để lập hồ sơ nghiệp vụ giám sát, theo dõi gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các đối tượng thường xuyên thay đổi địa điểm sản xuất, gia công từ các khu đô thị mới, nơi hẻo lánh, khu trọ, vùng ven thành phố hoặc vùng giáp ranh giữa các tỉnh để tổ chức sản xuất nên việc quản lý, thẩm tra để kiểm tra, kiểm soát là rất khó khăn.

Trong khi đó, nhận thức về pháp luật một bộ phận nhỏ người tiêu dùng và một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, mặc dù biết là hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng do giá rẻ và thói quen thích sử dụng hàng ngoại của các nhãn hiệu nổi tiếng nên vẫn chấp nhận.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đòi hỏi các lực lượng chức năng tiếp tục vào cuộc tích cực như: Công an các đơn vị, địa phương tổ chức đánh mạnh, đánh đúng, đánh trúng vào các đường dây, đối tượng cầm đầu, tội phạm buôn lậu, gian thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Phía lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên thị trường; chú trọng kiểm tra chất lượng hàng hóa trong khâu lưu thông; phía hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ đối với các lô hàng là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được đăng ký mở tờ khai nhập khẩu.

Các hiệp hội, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc trao đổi thông tin về sản phẩm hàng hóa bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ và xác lập chủ thể quyền trong quá trình xử lý vi phạm khi có yêu cầu; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi kỹ năng nhận biết hàng thật - hàng giả và các giải pháp phòng, chống hàng giả.

Trong quá tình thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các lực lượng chức năng phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để đưa tin công khai, minh bạch kết quả điều tra, xử lý vi phạm.

 

Doanh nghiệp thực phẩm khiếp sợ các quy định vô lý

http://baodautu.vn/doanh-nghiep-thuc-pham-khiep-so-cac-quy-dinh-vo-ly-d69947.html

Ma trận các yêu cầu vô lý, thiếu căn cứ từ phía công chức khi làm thủ tục xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm vẫn ám ảnh nhiều doanh nghiệp. Họ đang cần quy định để chắc chắn không có đất cho tình trạng trên.

Nhiều câu hỏi chưa được trả lời

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) bước ra khỏi Cuộc họp thống nhất một số nội dung của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP (Dự thảo) tại Bộ Y tế với tâm trạng không thoải mái.

“Tôi vẫn chưa thấy được các câu trả lời đang chờ đợi trong bản Dự thảo”, ông Nam nói lý do.

Đây chắc chắn không phải là ý kiến mà Bộ Y tế - đơn vị chủ trì soạn thảo Dự thảo muốn nghe. Họ đang muốn nhanh hoàn thiện Dự thảo để trình Chính phủ vì “bàn cũng đã nhiều rồi”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói.

Không mang đến cả tập hồ sơ như lần tham gia Cuộc đối thoại về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hôm 8/9, lần này, ông Nam cho biết, ông chỉ quan tâm đến 3 vấn đề mà Phó thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện khi kết luận cuộc đối thoại. Đó là quy trình thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, việc phân loại các thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao theo nguyên tắc không phải tất cả đều phải thẩm định, các quy định về phân cấp trong thực hiện các thủ tục trên.

“Nỗi thống khổ của doanh nghiệp chủ yếu do quy trình, thủ tục không rõ ràng, doanh nghiệp phải tốn thời gian để đi lại, bổ sung nhiều lần với nhiều yêu cầu không lý giải nổi. Chúng tôi không thể an tâm khi chưa nhìn thấy quy trình, thủ tục cụ thể trong nội dung của Dự thảo mà Bộ Y tế đưa ra để trao đổi”, ông Nam chia sẻ.

Trong cuộc họp hôm 8/9, các hiệp hội đã phải tập hợp hơn 10 trang các yêu cầu được xác định là vô lý, không có căn cứ pháp lý mà họ đã nhận được khi thực hiện thủ tục trên, như yêu cầu bổ sung hàm lượng chất xơ cho sản phẩm cà phê bột (cà phê bột thì không có chất xơ), đặt câu hỏi tại sao hàng sản xuất tại Anh mà nhãn lại có tiếng Thái…

Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp không an tâm, ngay cả điểm được cho là rất mới của Dự thảo, đó là cho phép doanh nghiệp tự công bố (bao gồm cả công bố hợp quy với sản phẩm đã có quy chuẩn và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với sản phẩm chưa có quy chuẩn) đối với thực phẩm thông thường đã qua chế biến bao gói sẵn. Thậm chí, cả việc phân cấp cho các sở y tế địa phương thực hiện thủ tục này, dù đúng như mong muốn của các doanh nghiệp, nhưng cũng lại xuất hiện thêm mối lo về thực thi.

“Chúng tôi đã đề nghị điện tử hóa thủ tục công bố. Khi đã điện tử hóa thì có thể phân cấp mạnh hơn, không nhất thiết toàn bộ thủ tục thẩm định với các thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao đều tập trung ở Bộ Y tế như Dự thảo”, ông Nam nói. Thậm chí, ông Nam còn phát hiện, trong Dự thảo xuất hiện thêm khái niệm thực phẩm có công bố tác dụng đến sức khỏe trong nhóm thực phẩm nguy cơ cao, cần tiến hành thủ tục thẩm định tại Bộ Y tế để được xác nhận là sản phẩm được phép lưu hành.

“Đây là thực phẩm gì, căn cứ theo quy định pháp luật nào? Nếu không làm rõ, chúng tôi e là sẽ phụ thuộc vào sự tùy nghi của người thực thi và doanh nghiệp sẽ lại vất vả”, ông Nam đặt vấn đề.

Ma trận vẫn còn

Câu nói của Thứ trưởng Trương Quốc Cường chắc hẳn khiến bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam - doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart bối rối.

“Chúng tôi ngạc nhiên khi chị lại tin vào… cái giấy đó. Cái giấy đó không xác nhận sản phẩm an toàn, mà là ghi doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói sau khi bà Hậu đặt câu hỏi, nếu Bộ Y tế không cấp giấy xác nhận phù hợp các quy định an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thông thường cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nữa thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ căn cứ vào đâu để biết là thực phẩm an toàn.

Bà Hậu có thể không biết rằng, trong nhiều cuộc thảo luận về sự cần thiết của thủ tục này, nhiều doanh nghiệp đã ca thán, họ phải làm rất nhiều thủ tục, chờ đợi thậm chí tới vài tháng chỉ để nhận được một tờ giấy trong đó ghi là doanh nghiệp hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.

Nhưng, không chỉ bà Hậu và Fivimart tin rằng, loại giấy mà Bộ Y tế cấp trên nhằm xác nhận độ an toàn của thực phẩm. Ngay trong Cuộc họp thống nhất một số nội dung của Dự thảo với sự chủ trì của Thứ trưởng Cường, không ít người muốn giữ nguyên quy trình hiện tại để đảm bảo an toàn thực phẩm, để bảo vệ người tiêu dùng. Thậm chí, ông Phạm Hưng Củng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thực phẩm chức năng còn nói, phải kiểm định chặt cả thực phẩm thông thường để bảo vệ người dùng.

“Họ không biết rằng, thủ tục cấp giấy xác nhận theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP là xác nhận hồ sơ đạt yêu cầu, chứ không phải sản phẩm đó an toàn. Đây là tiền kiểm hồ sơ, chứ không phải tiền kiểm thực tế, nên chúng tôi mới đề nghị thay đổi”, đại diện Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nói rõ.

Hơn 10 ngày trước, VASEP đã cùng EuroCham, Hiệp hội Sữa, Ban Thực phẩm và Đồ uống của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) đã cùng kiến nghị bỏ thủ tục hiện hành, thay bằng hình thức đăng ký theo mẫu đăng ký chất lượng thực phẩm chưa có quy chuẩn (do Bộ Y tế quy định) bằng đường điện tử, được cấp mã số ngay khi bản đăng ký đúng mẫu, điền đúng nội dung. Với sản phẩm đã có quy chuẩn, doanh nghiệp gửi đăng ký chất lượng thực phẩm với đầy đủ chỉ tiêu, mức giới hạn an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

“Trong quy trình này, Bộ Y tế sẽ tập trung thực hiện trách nhiệm chính là ban hành quy chuẩn kỹ thuật và hậu kiểm. Doanh nghiệp sẽ giảm được thời gian, chi phí ra Hà Nội để thực hiện thủ tục”, đại diện EuroCham chia sẻ quan điểm.

Ý KIẾN - NHẬN ĐỊNH

Đề nghị tách thực phẩm bổ sung ra khỏi nhóm thực phẩm có nguy cơ cao.

Tôi đồng ý với việc doanh nghiệp được tự công bố đối với sản phẩm thông thường; trong vòng 7 ngày, nếu cơ quan tiếp nhận không có ý kiến gì, thì sẽ được sản xuất, kinh doanh.

Trong nhóm thực phẩm chức năng, tôi đề nghị tách sản phẩm bổ sung ra khỏi nhóm thực phẩm nguy cơ cao, không cần thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ để có công văn cho phép lưu thông. Chúng tôi sản xuất nước tương, nước mắm, nếu cho thêm một chút i-ốt thì lại bị coi là thực phẩm chức năng và phải tuân thủ quy trình phức tạp. Nếu cần, có thể xác định bổ sung bao nhiêu thì phải kiểm soát, bao nhiêu để được coi là sản phẩm thông thường.

Yêu cầu thư ủy quyền của nhà sản xuất cho nhà nhập khẩu có thể tạo sự độc quyền.

Thủ tục công bố hợp quy với sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các thực phẩm có công bố tác dụng đến sức khỏe tới 30 ngày có dài quá không, bởi với các sản phẩm đã có quy chuẩn thì chỉ cần 7 ngày?

Trong dự thảo, hồ sơ công bố có thư ủy quyền của nhà sản xuất cho nhà nhập khẩu. Tôi đề nghị cân nhắc vì yêu cầu này rất có thể tạo sự độc quyền của nhà sản xuất. Nhiều nước đã cho phép nhập khẩu song song, để tránh tình trạng nhà sản xuất chỉ cấp ủy quyền cho đại lý của mình, tạo độc quyền trên thị trường.

Thiết kế thêm điều cấm các cơ quan tiếp nhận yêu cầu các nội dung ngoài hồ sơ.

- Luật sư Trần Ngọc Hân, đại diện Ban Thực phẩm và Đồ uống của AmCham

Kiến nghị thiết kế thêm điều cấm các cơ quan tiếp nhận yêu cầu các nội dung ngoài hồ sơ, chỉ được đề nghị bổ sung một lần, như cách mà Luật Doanh nghiệp đang quy định với hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp cần biết chắc chắn thời gian hoàn tất thủ tục công bố để chủ động sản xuất, kinh doanh.

 

TP HCM và triển vọng du lịch y tế

http://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-va-trien-vong-du-lich-y-te-2017092321413459.htm

Thời gian tới, ngành y tế TP HCM sẽ tập trung phát triển các loại hình du lịch y tế như: khám sức khỏe tổng quát, tầm soát bệnh lý chuyên sâu, nha khoa thẩm mỹ, y học cổ truyền...

Trong khi nhiều người Việt Nam ra nước ngoài để khám và điều trị bệnh thì số lượt người từ các nước trong khu vực, kể cả từ Úc, Mỹ, Đức..., sang Việt Nam chữa bệnh cũng ngày càng tăng.

Nhất cử lưỡng tiện

Có một điểm mới là du khách nước ngoài sang nước ta thường kết hợp với khám chữa bệnh. Dễ thấy nhất là thời gian gần đây, số người Việt ở nước ngoài, du khách từ Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản... về Việt Nam thăm gia đình, kết hợp du lịch và khám chữa bệnh tăng cao. Trường hợp mới nhất vừa về nước tìm đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM chữa trị là anh V. Trần Nguyễn (28 tuổi, quốc tịch Mỹ), mắc bệnh hiếm gặp viêm tuyến mồ hôi mưng mủ kéo dài. Nhiều năm qua, anh đã chịu đựng căn bệnh với hàng chục ổ viêm da, để lại nhiều sẹo lớn nhỏ trên cơ thể, đặc biệt ở những vùng kín như nách, bẹn, mông...

Với kỹ thuật xoay vạt mạch xuyên, BS Nguyễn Cao Viễn, Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nhân dân 115, đã ghép da thành công cho anh. Anh V. cho hay chuyến về thăm nhà lần này kéo dài thời gian hơn với mục đích tìm đúng nơi chữa trị và anh đã may mắn thoát khỏi căn bệnh khốn khổ đeo bám nhiều năm.

Chuyến đi "một công hai chuyện" như anh V. chỉ là trường hợp điển hình trong số hàng ngàn du khách đến Việt Nam mỗi năm. Ngoài một số kỹ thuật chuyên sâu tại bệnh viện, nha khoa cũng là lĩnh vực ăn khách. Theo thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM, nếu năm 2014, lượng ngoại kiều đến bệnh viện khám về răng miệng khoảng 300 người thì đến nay đã tăng gấp 3 lần và dự kiến sẽ tăng mạnh hơn trong vài năm tới. Nói về tín hiệu vui này, BS Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt

TP HCM, cho rằng đó là do chi phí điều trị nha khoa của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước nhưng trình độ tay nghề bác sĩ, trang thiết bị, công nghệ thẩm mỹ đã phát triển ngang tầm. Ở nước ta, muốn làm một chiếc răng sứ chỉ tốn từ 60-300 USD, trong khi nước ngoài đắt gấp 5 lần.

Rẻ mà chất lượng

Theo các chuyên gia, nhờ chi phí điều trị rẻ nhưng chất lượng cao nên đến Việt Nam là ưu tiên chọn lựa của nhiều người bệnh nước ngoài. Thống kê của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho thấy trong năm 2016, nơi đây đã tiếp nhận khoảng 22.000 người nước ngoài đến khám và chữa bệnh. Họ đến từ các nước như Malaysia, Indonesia, Campuchia..., một số khác đến từ các nước châu Âu. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số người nước ngoài đến khám hằng năm cũng trên 1.200 người; trong đó đa số đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Nga...

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đang gây ra những căn bệnh mà y học phương Tây không thể điều trị khỏi. Do vậy, ngày càng có nhiều người tìm về thiên nhiên với những bài thuốc hữu dụng từ cây cỏ. Được biết như một vùng đất có thế mạnh về kỹ thuật châm cứu, Việt Nam trở thành địa chỉ tìm đến của ngày càng nhiều người nước ngoài để được trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và phương pháp đông - tây y kết hợp. Theo BSCKII Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP HCM, hiện có nhiều đoàn khách ở các nước châu Âu, Mỹ... do các công ty du lịch nước ngoài đưa đến viện để học dưỡng sinh, châm cứu, các bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền Việt Nam.

Tập trung khai thác tiềm năng

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP, trong năm 2017, TP HCM đặt mục tiêu đón 6 triệu lượt khách quốc tế. Mỗi năm có đến 30%-40% trên tổng lượng khách là người ngoài TP và nước ngoài đến khám chữa bệnh. Thực tế cho thấy du lịch y tế là mô hình đầy tiềm năng, nếu được đầu tư phát triển tốt sẽ mang lại lợi ích lớn.

Với hướng phát triển du lịch y tế trong năm 2017, ngành y tế TP đang triển khai nhiều hoạt động. Trước mắt là khôi phục, nâng cấp trung tâm cấp cứu đặt tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Với vị trí ở trung tâm TP, nơi có rất nhiều du khách đến tham quan và mua sắm, trung tâm cấp cứu tại đây sẽ phát huy tối đa lợi thế trong những tình huống cấp cứu. Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tăng điểm đến và các loại hình du lịch thì công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho du khách cũng được TP đặt lên hàng đầu.

Sở Y tế và Sở Du lịch mới đây cũng đã ký kết triển khai chương trình phối hợp phát triển các "sản phẩm du lịch y tế". Các lĩnh vực nha khoa, thẩm mỹ, y học cổ truyền, khám tổng quát và tầm soát bệnh, điều trị các bệnh chuyên sâu như thụ tinh trong ống nghiệm, vô sinh, ung thư… là những loại hình du lịch y tế được đánh giá là thế mạnh. Trước mắt, sẽ thực hiện thí điểm cung cấp các sản phẩm mang tính chất phục vụ số đông, thời gian ngắn, ít nguy cơ như: khám sức khỏe tổng quát, khám tầm soát bệnh lý chuyên sâu (tim mạch, ung thư), nha khoa thẩm mỹ và y học cổ truyền.

"Để phát huy tiềm năng y tế du lịch, TP HCM còn nhiều vấn đề cần giải quyết như xây dựng các tour du lịch chữa bệnh, quảng bá, đánh giá và chọn lọc bệnh viện tham gia hệ thống du lịch y tế, chuẩn bị đội ngũ phiên dịch…

 

Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/benh-vien-y-hoc-co-truyen-vinh-phuc-nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh.html

Là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, trong thời gian qua, song song với thực hiện Đề án “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” của Bộ Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Khám, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển y tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, ban lãnh đạo Bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các khoa, phòng, bộ phận, không ngừng cải tiến quy trình khám bệnh.

Tại các hành lang, khoa, phòng, hệ thống biển chỉ dẫn được đầu tư làm mới và bố trí hợp lý giúp người bệnh dễ dàng tìm kiếm các thông tin cần thiết khi đến khám chữa bệnh tại đây. Đội ngũ y, bác sỹ luôn tìm tòi, học hỏi các phương pháp chữa bệnh mới, những cách làm hay, những cây thuốc quý để ứng dụng trong công tác điều trị, duy trì việc sắc thuốc phục vụ người bệnh ngay tại bệnh viện.

Thực hiện việc học tập và làm theo lời Bác, ban lãnh đạo bệnh viện phối hợp với tổ chức công đoàn phát động các phong trào thi đua làm theo lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”; thực hiện 12 điều Y đức, 9 điều Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông... tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đơn vị, từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho cán bộ y tế, hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức, thái độ phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế.

Bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đa số đều là người lớn tuổi, cán bộ đã nghỉ hưu hoặc người có hoàn cảnh neo đơn, nhiều người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Chính vì vậy, lãnh đạo bệnh viện đã chủ động phối hợp với các nhà hảo tâm và huy động thêm sự đóng góp của các đoàn viên thanh niên và cán bộ công tác tại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân nghèo, bệnh nhân là người già neo đơn những bữa ăn miễn phí, động viên họ an tâm điều trị.

Việc nâng cao chất lượng chăm sóc hướng đến sự hài lòng của người bệnh đã được bệnh viện triển khai tích cực bằng hành động cụ thể đó là: không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chất lượng chăm sóc người bệnh; thực hiện các quy tắc ứng xử giao tiếp tại bệnh viện; quy chế sử dụng thuốc và an toàn trong chăm sóc người bệnh...

Với một trái tim hết lòng vì người bệnh đã giúp cho nơi đây là điểm đến tin cậy khi người dân khi bị ốm, đau. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2017, Bệnh viện đã đón tiếp gần 30 nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Để tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng được tiếp cận dịch vụ, kỹ thuật y tế hiện đại, thời gian qua, Bệnh viện đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị tiên tiến, đưa vào sử dụng máy điện châm, máy massage, đèn hồng ngoại, thủy trị liệu...

Thời gian tới, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục cải cách hành chính, lề lối làm việc, phát huy thế mạnh của YHCT, kết hợp với y học hiện đại; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 05 CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”; thực hiện đề án “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” của Bộ Y tế bằng khẩu hiệu hành động “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”; nâng cao y đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, đoàn kết xây dựng Bệnh viện thành điểm đến tin cậy của người dân.

 

Nguy hại khó lường khi sử dụng thuốc diệt muỗi không rõ nguồn gốc

http://khoe365.net.vn/nguy-hai-kho-luong-khi-su-dung-thuoc-diet-muoi-khong-ro-nguon-goc-p43465.html

Những loại hoá chất diệt muỗi nếu không đảm bảo, khi sử dụng sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc cho cả cộng đồng, thậm chí gây ngộ độc hóa chất.

Hiện nay, khi tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn chưa được dập tắt, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc dạng xịt và bôi chưa được kiểm duyệt của cơ quan y tế.

BSCKII Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: "Đa phần những sản phẩm này có tác dụng chính là xua muỗi. Tuy nhiên, đáng quan tâm là bên cạnh các sản phẩm chính hiệu, có nguồn gốc và được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cấp phép thì trên thị trường cũng xuất hiện nhiều sản phẩm nhái, không rõ nguồn gốc cũng được quảng cáo, bày bán tràn lan.

Khi sử dụng các sản phẩm rởm này, nhiều khi hiệu quả xua, diệt muỗi không thấy đâu có khi lại còn “lợi bất cập hại” vì các thuốc diệt muỗi thường được làm từ hóa chất, khi sử dụng lâu dài, không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, nhẹ thì dị ứng, hoa mày chóng mặt, nhiễm độc, nặng thì rối loạn chuyển hóa..."

Trên thực tế, có không ít gia đình do thiếu hiểu biết đã sử dụng hóa chất diệt côn trùng của ngành nông nghiệp để diệt côn trùng trong gia đình. Thực chất, hoá chất dùng cho ngành nông nghiệp và hoá chất gia dụng là 2 loại hoàn toàn khác nhau nên việc sử dụng này chưa cho hiệu quá đúng và còn ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe người trong nhà...

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình, cũng có một số nhà đã tự ý mua hóa chất về phun diệt muỗi. Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo: "việc phun hóa chất cần phải có cán bộ kỹ thuật pha đúng liều lượng, nồng độ thuốc.

Ngoài ra, phải sử dụng máy phun chuyên dụng, vòi phun sương đúng chuẩn, đúng kỹ thuật thì mới phát huy được hiệu quả như mong muốn. Lịch phun hóa chất phải được nhắc lại 3 lần trong tháng. Chính vì vậy, người dân không vì quá lo lắng mà tự ý mua thuốc về phun. Nếu người dân không có kiến thức, kỹ thuật nếu mua hóa chất về tự pha, tự phun thì hiệu quả đâu chưa thấy mà chỉ thấy tốn kém, thậm chí có thể dẫn tới ngộ độc hóa chất".

Việc cá nhân, gia đình tự phun thuốc diệt muỗi trong nhà chỉ diệt muỗi tức thì. Nếu không loại trừ được các ổ lăng quăng, bọ gậy ở hộ gia đình và khu vực xung quanh thì muỗi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Hiện tại chỉ có thuốc diệt muỗi của Bộ Y tế sử mới mới thực sự an toàn cho sức khoẻ của người dân. 3 loại hoá chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết đang được Bộ Y tế lưu hành gồm: Deltamethrine, Permethrine và Malathion.

Để phòng tránh nguy cơ muỗi truyền bệnh, trước hết mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ mình, như: mặc quần áo dài, đi ngủ phải mắc màn, sử dụng các sản phẩm bôi thuốc diệt muỗi, kem thoa chống muỗi có nguồn gốc, đã qua kiểm định, được cấp phép và lưu ý đến liều lượng, cách sử dụng...

Bên cạnh đó, phải luôn giữ nhà cửa vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, loại trừ các dụng cụ chứa nước khiến muỗi đẻ trứng... Người dân cũng cần hợp tác với y tế, xã phường khi triển khai các hoạt động như: tổ chức diệt bọ gậy trong cụm dân cư, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành...

 

Lần đầu tiên công bố tiêu chuẩn quốc gia với khăn ướt dùng một lần

http://baophapluat.vn//song-khoe/lan-dau-tien-cong-bo-tieu-chuan-quoc-gia-voi-khan-uot-dung-mot-lan-356986.html

http://suckhoedoisong.vn/lan-dau-co-tieu-chuan-quoc-gia-ve-khan-uot-dung-1-lan-n136562.html

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/10-nam-tha-noi-lan-dau-tien-vn-cong-bo-tieu-chuan-khan-uot-400453.html

Sáng 23/9, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị phổ biến Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11528:2016, khăn ướt sử dụng một lần và các văn bản liên quan.

Bà Thái Quỳnh Hoa - Trưởng phòng Tiêu chuẩn Sản phẩm tiêu dùng (Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam), Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho hay, đây là lần đầu tiên Việt Nam có tiểu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm này.

Tiêu chuẩn quốc gia này cũng là cơ sở kỹ thuật trong việc bảo lệ lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt là sức khỏe của đối tượng trẻ em đối với mặt hàng khăn ướt.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Khăn ướt và các văn bản liên quan – TCVN 11528:2016 do Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Trong tiêu chuẩn này đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cần thiết như các chỉ tiêu cơ lý, hoá sinh cũng như các phương pháp xác định tương ứng. Trong đó, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần lưu ý đặc biệt về quy định đối với chất tăng trắng quang học và độ kích ứng da vì nó giúp ngăn chặn, hạn chế những tác động không mong muốn đến sức khỏe người sử dụng.

Trong những năm gần đây, thị trường khăn ướt Việt Nam nói riêng và ngành hàng tiêu dùng trẻ em nói chung được đánh giá là rất tiềm năng. Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp (trong và ngoài nước) gia nhập thị trường với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Trước đó, do chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho mặt hàng này, nhà sản xuất sẽ tự công bố tiêu chuẩn cơ sở và tự chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của mình.

Thực tế này tất yếu dẫn đến thực trạng thị trường khăn giấy ướt trở nên “vàng thau” lẫn lộn và bị thả nổi trong quản lý.

Do tính tiện lợi và phù hợp, khăn ướt được sử dụng ngày càng phổ biến. Khăn ướt sử dụng để vệ sinh cho trẻ em hàng ngày, gần như trở thành hàng tiêu dùng thiết yếu, tương đương như bỉm. Là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là trẻ em nên việc quản lý hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia không thể lơ là và chậm trễ.

Tại hội nghị, trong tham luận về một số nội dung cần chú ý trong về công tác kiểm tra chất lượng với mặt hàng khăn ướt, tiến sỹ Lê Thị Hường Hoa - Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho hay, khăn ướt sử dụng một lần là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đế sức khỏe người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là loại sản phẩm được xếp vào loại có khả năng gây mất an toàn cao đối với sức khỏe con người.

Bởi sản phẩm này tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận như: miệng, chân, tay, bộ phận sinh dục… của cả người lớn và trẻ em. Nếu không có quy định về liều lượng và thời gian sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp cơ thể.

Vì vậy, tiến sỹ Hoa cho rằng sản phẩm khăn ướt là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, cần có sự quản lý của nhà nước về tính an toàn của sản phẩm.

Qua xét nghiệm một số mẫu sản phẩm khăn ướt dùng một lần của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương trong những năm đã phát hiện các sản phẩm khăn ướt sử dụng có chứa các chất bảo quản quá giới hạn dễ gây kích ứng, ngứa rát vùng da tiếp xúc.

“Nếu không được kiểm soát chất lượng theo chuẩn, các sản phẩm khăn ướt chứa cồn cũng có thể gây kích ứng, trong đó đặc biệt lo ngại nếu khăn đó nhiễm cồn methnol thì rất nguy hiểm vì có thể gây mù nếu dùng lau mắt,” tiến sỹ Hoa chỉ rõ.

Bà Hoa khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm đạt chuẩn để tránh nguy có sử dụng sản phẩm chứa chất gây kích ứng, đặc biệt khi dùng trên da cho trẻ nhỏ, khi tiếp xúc với niêm mạc.

Tiêu chuẩn quốc gia này sẽ là định hướng khoa học, đáng tin cậy để các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu mặt hàng khăn ướt áp dụng qua đó đưa ra được sản phẩm đạt chất lượng; tiêu chuẩn cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ sở chọn lựa sản phẩm an toàn.

 

Cần thêm thời gian để người bệnh bớt "sợ" khi vào bệnh viện

http://anninhthudo.vn/doi-song/can-them-thoi-gian-de-nguoi-benh-bot-so-khi-vao-benh-vien/742330.antd

Mới đây, câu chuyện một bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Trung ương ngồi gác chân lên ghế khi đối đáp với người nhà bệnh nhân đã gây xôn xao trong dư luận.

Dù ở góc độ nào đó chúng ta nên chia sẻ hơn với bác sĩ, song nó cũng cho thấy tác phong, thái độ và sự tôn trọng của nhân viên y tế với người bệnh vẫn còn nhiều tồn tại.

Hàng chục nghìn cuộc gọi tới đường dây nóng

Nhắc lại vụ việc vừa tạo “sóng” dư luận kể trên, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng - Bộ Y tế phân tích, khi làm việc trong các bệnh viện đông bệnh nhân, y bác sĩ luôn phải chịu sức ép rất lớn nên dù đã có nhiều thay đổi song đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

“Đôi lúc, nhân viên y tế có thể có những cử chỉ, biểu hiện thiếu kiểm soát. Trước sức ép công việc, sự bức xúc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi hỏi các nhân viên y tế cần thấu hiểu và chia sẻ với tâm trạng của người bệnh, đồng thời cố gắng kiểm soát các hành vi và lời nói, tránh gây ra những xung đột không đáng có” - ông Nguyễn Đình Anh nói.

 “Thay vì quay clip, chụp ảnh rồi tung lên mạng xã hội, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân có thể góp ý với nhân viên y tế hoặc ban lãnh đạo bệnh viện, trực tiếp góp ý hoặc thông qua hòm thư bệnh viện, đường dây nóng” - ông Nguyễn Đình Anh chia sẻ.

Trong thực tế, những năm gần đây, trung bình mỗi năm đường dây nóng ngành y tế tiếp nhận được hàng chục nghìn cuộc gọi phản ánh về các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của bệnh viện, quy trình chuyên môn, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hay các thắc mắc liên quan đến viện phí, chuyển tuyến điều trị...

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa cho biết, rõ ràng vẫn còn nhiều sự bức xúc, chưa hài lòng của người bệnh. “Các phản ánh này đều được tiếp nhận và xử lý theo các cấp độ. Sau khi xác minh nội dung người dân phản ánh cho thấy có những vấn đề người dân chưa thực sự hiểu

và thông cảm với nhân viên y tế. Còn với những nhân viên y tế thực sự có vi phạm đều được xử lý nghiêm” - ông Khoa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Khoa, hiện nay, một số bệnh viện đã nâng vấn đề giao tiếp ứng xử thành mức độ công nghệ trong giao tiếp, đưa người bệnh dần trở thành một “khách hàng” đúng nghĩa. Tuy vậy, sự thay đổi này cần phải có thời gian.

Chấm điểm bệnh viện

Từ thực tiễn làm công tác quản lý bệnh viện và trực tiếp khám chữa bệnh, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ, quá tải bệnh viện là nguyên nhân hàng đầu làm nảy sinh những bức xúc của người bệnh, nhất là ở các bệnh viện tuyến cuối và chuyên khoa.

“Thực tế các bệnh viện tuyến Trung ương những năm gần đây đã đầu tư rất mạnh về cơ sở vật chất, nhân lực nhưng vẫn còn tình trạng dồn ứ, quá tải” - ông Đồng Văn Hệ phân tích. Do đó, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ, ông rất thấu hiểu với những áp lực mà các y bác sĩ phải chịu đựng và mong muốn dư luận có cái nhìn công bằng hơn với nghề y.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp như: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp một số bệnh viện; xây dựng chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh; thiết lập hệ thống quản lý chất lượng từ cấp Bộ đến các cơ sở… Đặc biệt, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số chất lượng làm căn cứ cho việc đo lường về cải tiến chất lượng cũng như đo lường sự hài lòng của người dân về chất lượng phục vụ…

Ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ “chấm điểm” bệnh viện thông qua những tiêu chí, chỉ số cụ thể kể trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng hoàn toàn có thể tham gia “chấm điểm” bệnh viện bằng nhiều kênh khác nhau như: thông qua hộp thư góp ý của bệnh viện, thông qua đường dây nóng, trả lời bảng khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh, góp ý trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận ý kiến người dân của bệnh viện… để cùng giám sát và đóng góp nâng cao chất lượng bệnh viện.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Anh cũng cho rằng, việc khám chữa bệnh đòi hỏi sự phối hợp, chia sẻ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. “Thay vì quay clip, chụp ảnh rồi tung lên mạng xã hội, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân có thể góp ý với nhân viên y tế hoặc ban lãnh đạo bệnh viện, trực tiếp góp ý hoặc thông qua hòm thư bệnh viện, đường dây nóng” - ông Nguyễn Đình Anh chia sẻ.

 

Chăm sóc người cao tuổi tốt sẽ kéo giãn sự già hóa dân số ở Việt Nam

http://www.giadinhvietnam.com/cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tot-se-keo-gian-su-gia-hoa-dan-so-o-viet-nam-d118329.html

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Vậy cần làm gì để kéo giãn sự già hóa dân số đang là những áp lực lớn cần có giải pháp hữu hiệu, cấp bách trong giai đoạn hiện nay?

Già hóa dân số là điều tất yếu xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban quốc gia về người cao tuổi, năm 2016 cả nước có trên 10 triệu người cao tuổi, trong đó có gần 1,9 triệu người người từ 80 tuổi trở lên. Ngân hàng Thế giới dự báo đến năm 2050, số người cao tuổi của Việt Nam sẽ tăng lên 32 triệu người, đưa nước ta trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới. Già hóa dân số với tỷ lệ và số lượng người cao tuổi tăng nhanh mặc dù là thành tựu quan trọng của việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhưng già hóa dân số cũng mang đến những thách thức lớn đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có hệ thống y tế.

Còn theo số liệu của Bộ Y tế, hiện người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 10,5% dân số cả nước. Điều đáng nói là tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp. Chỉ có khoảng 5% người cao tuổi của cả nước có sức khỏe tốt, còn lại 95% không khỏe mạnh. Người cao tuổi trong cả nước phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn của bệnh tật và nghèo đói, phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép; tỷ lệ người cao tuổi mắc các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như: Bệnh tim mạch, ung thư; đái tháo đường (type 2), động kinh và trầm cảm ngày càng tăng.

Làm thế nào để già hóa là thành tựu đúng nghĩa, chứ không phải là gánh nặng? Các chuyên gia cho rằng, cần có nhiều giải pháp, trong đó phải có sự trợ giúp của Nhà nước thì mới giải quyết được. Do đó, việc tuyên truyền về già hóa dân số cần mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao nhận thức của xã hội, người dân chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho tuổi già. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho y tế, giáo dục, sự tham gia và công việc ổn định cho thanh niên cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai.

Một điểm đáng chú ý nữa là người cao tuổi hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do cơ chế hao mòn của quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mãn tính. Tàn phế sẽ đe dọa mạnh mẽ đến khả năng sống độc lập của người cao tuổi.

Để sự già hóa dân số không phải là gánh nặng mà là thành tựu, lợi thế đối với quốc gia thì cần phải có giải pháp, chiến lược cho một số nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: Việt Nam rất cần có các chính sách và chiến lược thực tế và phù hợp. Các chính sách và chiến lược này nên được thiết kế, thực hiện dựa trên bằng chứng về mối tương quan giữa già hóa dân số, tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như các dịch vụ xã hội và các nhu cầu về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, bao gồm chăm sóc y tế.

Thứ hai: Chúng ta cần phải đảm bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của người cao tuổi vào tất cả các chính sách, chương trình phát triển quốc gia, bao gồm các chính sách về giới, các chương trình giảm thiểu tác hại và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba: Chúng ta cần nhớ rằng người cao tuổi hiện nay là những người trẻ tuổi trước đây và người trẻ tuổi hiện nay sẽ là thế hệ người cao tuổi trong tương lai. Chính vì vậy, đầu tư cho y tế, giáo dục, sự tham gia và công việc ổn định cho thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai.

Thứ tư: Người cao tuổi cho thấy họ vẫn muốn được là những thành viên năng động và được tôn trọng của xã hội. Họ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và tiếng nói của họ cần phải được lắng nghe. Họ cần được tiếp cận tới các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe ở mức có thể chi trả được. Quyền của họ phải được bảo vệ để họ có thể hưởng cuộc sống được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử và cách ly khỏi xã hội.

Ngoài ra, việc phát triển các mô hình chăm sóc cho người cao tuổi cần được nhân rộng và phát huy trên cả nước, đây sẽ là môi trường lý tưởng để người cao tuổi giao lưu, vui chơi, giải trí, tạo ra sân chơi lành mạnh cho người cao tuổi. Vì vậy cần đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của người cao tuổi vào tất cả các chương trình, chính sách phát triển quốc gia, nhất là các chính sách, chương trình an sinh xã hội; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

 

Bất chấp nhập coumarin gây hại cho đồng loại

http://plo.vn/xa-hoi/bat-chap-nhap-coumarin-gay-hai-cho-dong-loai-729586.html

Nhiều nước trên thế giới đã nghiêm cấm sử dụng chất này trong thực phẩm và thuốc lá. Đây cũng là chất cấm dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam.

Hướng tới việc ngày càng nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại đặc biệt nghiêm trọng của thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đồng thời với mục tiêu kêu gọi cả cộng đồng chung tay hành động đẩy lùi vấn nạn tiêu thụ thuốc lá nhập lậu, chiều 22-9 Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Tác hại nghiêm trọng của chất coumarin trong thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe thai phụ và thai nhi”.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc Trung tâm Sinh sản và hỗ trợ phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, mang thai là một trong những thời kỳ hạnh phúc và thiêng liêng nhất trong đời người phụ nữ. Tuy nhiên, đi cùng với niềm vui sướng và nghĩa vụ thiêng liêng đó là sự âu lo về những tác động gián tiếp hoặc trực tiếp từ những hiểm họa nguy hại diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng từ những thành phần độc hại, không được kiểm soát về nguồn gốc và hàm lượng có trong thuốc lá nhập lậu đối với nền kinh tế-xã hội, an ninh chính trị và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.

Đó chính là sự ảnh hưởng của hàm lượng chất coumarin có trong thuốc lá nhập lậu. Để hiểu rõ hơn về những điều này và hướng tới việc giúp chị em phụ nữ đang mang thai bổ sung kiến thức chăm sóc sức khỏe thai sản với một chế độ chăm sóc đặc biệt và đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh và hoàn hảo, một phân tích về hàm lượng thực tế chất coumarin trong thuốc lá nhập lậu đã được Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá Việt Nam thực hiện trên hai loại thuốc lá nhập lậu phổ biến tại Việt Nam là JET và HERO.

Theo đó, kết quả phân tích cho thấy chất coumarin độc hại này đều có trong sợi của thuốc nhập lậu JET (76,3 ppm) và HERO (98,7 ppm). Trong khi đó, theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, hiện nay thuốc nhập lập chiếm hơn 20% tổng thị phần, trong đó 90% là thuốc JET và HERO).

Nhiều nước trên thế giới đã nghiêm cấm sử dụng chất này trong thực phẩm và thuốc lá. Và đây cũng là chất cấm dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở hai loại thuốc lá nhập lậu nêu trên thì chất này được người sản xuất chủ động đưa vào sợi thuốc là nhằm tạo ra cảm giác đậm đà hơn cho người hút.

Chất này là một thành phần phổ biến trong thuốc diệt chuột đã từng được chứng minh gây vô sinh ở nam giới. Đặc biệt trên thế giới cũng đã có rất nhiều nghiên cứu nêu ra rằng: Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có chứa hàm lượng chất cấm coumarin lâu dài sẽ gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc bóc nhau thai, gây xuất huyết.

“Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy nhiều người Việt Nam vẫn vô tư sử dụng thuốc lá nhập lậu, có thể hoặc là vì không có đầy đủ thông tin về tính chất độc hại của chất courmarin này, hoặc vì chưa hiểu biết đúng tác hại nghiêm trọng của thành phần này, hoặc có thể đã biết thông tin nhưng vẫn coi thường tác hại và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chất cấm này” - bà Mai nói.

Để thai nhi được phát triển toàn diện và loại bỏ các hiện tượng bất thường có thể xảy ra trong quá trình hình thành thai nhi, các chuyên gia y tế nhận định: Người mẹ phải nhận thức việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi những chất độc hóa học bên ngoài là điều rất cần thiết.

Chính vì tác hại của chất coumarin trong thuốc lá nhập lậu có khả năng trực tiếp tác động sâu đến những em bé đang còn trong giai đoạn hình thành trong bụng mẹ, những người có thói quen sử dụng thuốc lá nhập lậu nên tìm hiểu và cân nhắc trước khi có ý định trở thành người tiêu dùng không thông thái khi sử dụng mặt hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc này, tránh ảnh hưởng tới các bà mẹ và thai nhi nói chung.

Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc vô cùng quan trọng. Vì vậy nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản khi phụ nữ mang thai chính là nâng cao chất lượng cuộc sống. Có kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản không những giúp chị em phụ nữ trong việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mà còn góp phần hạn chế những nguy hại về mặt sức khỏe cho xã hội và cộng đồng.

 

Cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV nhanh ở người đồng giới nam

http://www.baohaiquan.vn/pages/canh-bao-nguy-co-lay-truyen-hiv-nhanh-o-nguoi-dong-gioi-nam.aspx

Tại một số tỉnh, thành của Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ đồng giới nam (MSM) đang gia tăng rất nhanh, diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát.

Những năm gần đây mặc dù dịch HIV tại Việt Nam đang có xu hướng giảm, tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm MSM lại có xu hướng tăng. Thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tại Việt Nam, hiện có khoảng 250 đến 450 nghìn MSM và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, theo kết quả của một số nghiên cứu nguy cơ nhiễm HIV của nhóm MSM cao gấp 19 lần và 49 lần ở nhóm phụ nữ chuyển giới.

Ông Nguyễn Danh Lam, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP. Cần Thơ cho biết, đại dịch HIV/AIDS tại Cần Thơ có xu hướng giảm số ca mắc mới hàng năm nhưng lại gia tăng số mắc ở nhóm người trẻ tuổi, đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ đồng giới nam đang gia tăng rất nhanh, diễn biến rất phức tạp khi cộng đồng SMS tại Cần Thơ ở mức từ 4.000- 5.000 người.

Chung mối lo về tình trạng gia tăng lây nhiễm HIV với đối tượng MSM, bác sỹ Lê Thị Kim Thoa, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chỉ đang quản lý được 600 người thuộc đối tượng MSM. Số người diện MSM tập trung nhiều ở huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh; những người này thường thích quan hệ tình dục với nhau, quan hệ với nhiều bạn tình, song chủ quan không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, theo bác sỹ Thoa, hiện phần lớn các chương trình phòng chống lây truyền HIV với nhóm đối tượng SMS nói riêng và dự án phòng chống HIV nói chung đều bị khan hiếm kinh phí tài trợ từ các tổ chức nước ngoài, do vậy nhiều dự án, chương trình đã khép lại dẫn đến không ít khó khăn cho cơ sở và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm này càng lớn hơn.

Cũng vì không còn dự án, chương trình hỗ trợ, các nhóm, câu lạc bộ MSM (nhóm tuyên truyền phòng chống HIV đồng tính nam) phải tự xoay sở, bươn chải để duy trì hoạt động. Có nhóm thì tự quyên góp tiền để thuê trụ sở sinh hoạt. Nhưng cũng có những câu lạc bộ đã mạnh dạn kêu gọi các nhiều nguồn tài trợ khác nhau nhằm hỗ trợ cho hoạt động của mình.

Do vậy để hạn chế sự lây lan đại dịch HIV ở nhóm SMS, theo bác sỹ Thoa, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre thường xuyên triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS từ thành thị đến nông thôn. Các hình thức tuyên truyền gồm tuyên truyền qua những trạm truyền thanh xã, phường; lồng ghép truyền thông với các đoàn thể; lắp đặt các pa-nô tuyên truyền tại nhiều nơi (kể cả các điểm du lịch), trạm thông tin tại các trạm y tế xã, phường.

Để khống chế tối đa lây nhiễm HIV/AIDS với nhóm MSM, theo ông Lam, Nhà nước nên có chính sách mua BHYT cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Bởi khi các nguồn kinh phí tài trợ bị cắt giảm, việc điều trị cho người nhiễm HIV sẽ  không còn được miễn phí. Trong khi đó, bệnh nhân HIV/AIDS nói chung và nhóm MSM nói riêng thường có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp nên ít người tham gia BHYT điều này đồng nghĩa  nguy cơ bùng phát và lây lan HIV/AIDS sẽ rất lớn và mục tiêu kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030 sẽ khó đạt được.

 

Thông tin mới vụ gọt cằm dẫn đến hôn mê

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/thong-tin-moi-vu-got-cam-dan-den-hon-me-729684.html

http://news.zing.vn/nguoi-phu-nu-hon-me-sau-khi-got-ham-sang-singapore-dieu-tri-post781815.html

Bệnh nhân trong vụ hôn mê sau khi gọt cằm đã được chuyển sang Singapore tiếp tục điều trị.

Sáng 23-9, đại diện Bệnh viện (BV) thẩm mỹ Emcas xác nhận đã chuyển bệnh nhân TTD (38 tuổi, trú quận Thủ Đức, TP.HCM) sang Singapore điều trị.

Theo yêu cầu của gia đình, 14 giờ ngày 22-9, BV thẩm mỹ trên đã đưa chị D. lên máy bay chuyển sang Singapore tiếp tục điều trị. Khi đi, sinh hiệu bệnh nhân ổn, chị D. tự thở qua ống khai thông khí quản, chỉ số nhận thức đạt 8/15.

Trước đó, vào sáng 17-9, chị D. đến BV thẩm mỹ Emcas (địa chỉ tại quận 10) để phẫu thuật gọt xương hai hàm. Bệnh nhân được BS TNQP thực hiện và đến 12 giờ cùng ngày ca phẫu thuật kết thúc.

Sau phẫu thuật, sức khỏe chị D. ổn định, bệnh nhân được rút nội khí quản, chuyển về phòng hồi sức. Khoảng 20 phút sau, bệnh nhân xuất hiện chảy máu trong khoang miệng, bác sĩ xử lý cầm máu ngay tại giường.

Tuy nhiên, đến 30 phút sau bệnh nhân đột ngột giảm ôxy máu, suy hô hấp, vùng sàn miệng phù nề, được bác sĩ mở nội khí quản tại giường.

Trong lúc mở nội khí quản, chị D. ngưng tim. 14 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến BV Nhân dân 115 trong tình trạng hôn mê. Kết quả CT scanner chưa phát hiện bất thường ở não.

Ngay sau đó, Sở Y tế đã chỉ đạo BV Nhân dân 115 tích cực cứu chữa bệnh nhân và báo cáo tình trạng bệnh mỗi ngày.

Thanh tra Sở Y tế cũng đã đến cơ sở thẩm mỹ nói trên niêm phong bệnh án và yêu cầu bác sĩ báo cáo toàn bộ quá trình khám chữa bệnh cho chị D. để điều tra nguyên nhân.

 

Nhói lòng lời khẩn cầu của người mẹ có con 5 tháng mắc bệnh “không thuốc chữa”

http://khampha.vn/suc-khoe/nhoi-long-loi-khan-cau-cua-nguoi-me-co-con-5-thang-mac-benh-khong-thuoc-chua-c11a570725.html

Những ngày qua, câu chuyện về “Lời khẩn cầu” của người mẹ trẻ Đặng Bảo Anh (32 tuổi, TP.HCM) khi có con trai 5 tháng tuổi bé Cao Anh Cát, mắc bệnh teo cơ tủy (SMA) đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo cộng đồng trong và ngoài nước.

Khóc hết nước mắt khi nghe tin con mắc bệnh di truyền

Nhớ lại ngày mang thai bé Anh Cát, chị Bảo Anh nói: “Vợ chồng mình chưa có ý định sinh con thứ 2 vì bé đầu mới 1,5 tuổi. Nhưng con đã đến giống như một món quà thượng đế ban tặng nên chúng mình quyết định giữ lại bên đời.

Ngày con cất tiếng khóc, nội ngoại hai bên ai cũng vui mừng, nhất là cu lớn. Thậm chí, ông xã mong ước con lớn nhanh để chở 2 anh em đi chơi công viên”.

Khi bé Anh Cát 1 tháng tuổi, vợ chồng chị Bảo Anh thấy con có nhiều biểu hiện lạ nhưng không ai nói gì, cứ âm thầm chăm sóc. Họ luôn hi vọng con chỉ chậm lớn chứ không phải mắc bệnh.

Thời gian sau, chị Bảo Anh quyết định đưa bé vào Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TP.HCM khám. Qua các triệu chứng lâm sàng,  bác sĩ chẩn đoán bé Anh Cát mắc bệnh teo cơ tủy và cho đi làm xét nghiệm di truyền. Thời gian chờ lấy kết quả là 2 tuần.

"Trở về nhà, mình ngay lập tức lên mạng tìm kiếm thông tin về căn bệnh lạ này. Đọc xong, mình khóc hết nước mắt và than trách đời bất công, tại sao để con mình hứng chịu bệnh quái ác?”, chị  nghẹn ngào.

Trong khoảng thời gian chờ đợi đấy, chồng và những người trong gia đình động viên chị rằng bé Anh Cát chỉ chậm lớn như bao đứa trẻ khác. Bởi vậy, chị đã vin vào những lời động viên ấy để gượng dậy, gắng chờ đến ngày lấy kết quả xét nghiệm.

“Trước hẹn 1 tuần, bên BV gọi điện thông báo con mình bị đột biến gen. Khi ấy, vợ chồng mình đã ôm nhau khóc trong tuyệt vọng”, người mẹ trẻ tâm sự.

“Bác sĩ nói bệnh teo cơ tủy không có… thuốc chữa”

Chấp nhận hiện thực, vợ chồng chị Bảo Anh quyết định đưa con đi chữa Đông y bằng phương pháp châm cứu. Sau đó, chị thường xuyên mát xa, tập vật lý trị liệu cho con. Chị bảo bản thân biết con trai đang yếu dần nhưng chỉ cần có một tia hi vọng nhỏ, nhất định sẽ cố gắng tới cùng.

“Sáng đó, gia đình mình dự định dẫn các con đi công viên chơi. Bất ngờ, bé Anh Cát không thở được, người tím tái sắp lịm đi. Hoảng sợ, mình và ông xã nhanh chóng đưa con vào BV Nhi đồng 1 cấp cứu.

Qua thăm khám, bác sĩ cho biết trương lực cơ của con đang yếu dần và sẽ ảnh hưởng đến vận động của cả cơ thể. Đặc biệt, cơ hoành rất yếu sẽ làm cho con khó thở, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đau đớn hơn, bác sĩ nói hiện không có thuốc chữa cho căn bệnh teo cơ tủy. Khi ấy, gia đình mình rất sốc và tuyệt vọng”, chị Bảo Anh buồn rầu.

Không muốn thiên thần bé nhỏ chịu đựng đau đớn, người mẹ trẻ đã tìm hiểu về loại thuốc có thể điều trị bệnh teo cơ tủy. Chị nói: “Từ ngày con nằm viện, mình không dám ngủ hay nghỉ ngơi. Mình luôn lo sợ sẽ không được gặp lại con! Vì vậy, mình đã lên mạng tìm kiếm các phương pháp chữa trị căn bệnh ở nước ngoài.

Hôm trước, mình có đọc được ít thông tin ở Mỹ có thuốc chữa trị hàng đầu cho bệnh teo cơ tủy. Tuy nhiên, thông tin rất mơ hồ khiến mình không biết phải liên hệ như thế nào. Sau đó, mình đã lên mạng xã hội nhờ bạn bè giúp đỡ”.

Thương cho số phận của bé Anh Cát, nhiều người đã nhiệt tình tìm hiểu, giúp đỡ gia đình chị Bảo Anh. “Rất nhiều người đã nhắn tin cho mình về thông tin của loại thuốc đó nhưng nó rất đắt. Bởi vậy, mình mong sớm liên hệ được với tổ chức thiện nguyện nào đó rồi nhờ xin giúp thuốc cho con. Thực sự, để mua được thuốc, vợ chồng mình không có khả năng”, chị Bảo Anh tâm sự.

Trao đổi với chúng tôi, TS.BS Phạm Văn Quang, khoa Hồi sức tích cực- chống độc (BV Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết bé Cao Anh Cát mắc bệnh teo cơ tủy thể 1. “Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi khó tiên lượng. Bé bị suy tim, viêm phổi, phải thở bằng máy và được theo dõi đặc biệt”, BS. Quang nói.

Bệnh theo cơ tủy là bệnh lý teo cơ do tổn thương tế bào vận động số 2 tại tủy sống. Bệnh có tính di truyền lặn, tổn thương theo cơ chế chết tế bào đã định trước.

Nguyên nhân gây teo cơ tủy do di truyền và đột biến nhiễm sắc thể. Nếu cha mẹ có gen bất thường có thể dẫn đến căn bệnh teo cơ tủy thì khi con cái được sinh ra cũng thừa hưởng những gen này và có nguy cơ mắc bệnh teo cơ tủy rất cao.

Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, suy hô hấp, biến dạng xương khớp, rối loạn tâm lý…

Về điều trị bệnh teo cơ tủy tại Việt Nam, BS. Quang nói: “Hiện, nước ta chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu cho bệnh teo cơ tủy, do đó chỉ điều trị các biến chứng của bệnh là chủ yếu”.

Đề cập đến thông tin ở Mỹ có thuốc chữa trị hàng đầu cho bệnh teo cơ tủy, BS. Quang cho biết loại thuốc trên hiện đang được dùng thử nghiệm tại Mỹ, chứ chưa có thuốc đặc trị.

BS. Quang cho biết thêm, nếu gia đình muốn đưa bé Anh Cát qua nước ngoài cần cân nhắc kỹ bởi tình trạng sức khỏe chưa ổn định. Khi bé có đủ sức khỏe, gia đình có thể đưa qua Mỹ chữa trị và phía BV sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện.

 

Bệnh nhân bị đột quỵ não gục ngã trên bàn nhậu

http://news.zing.vn/benh-nhan-bi-dot-quy-nao-guc-nga-tren-ban-nhau-post781898.html

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, liệt bán thân, liệt mặt và rối loạn tri giác.

Chiều 23/9, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân (40 tuổi) bị đột quỵ não.

Người nhà bệnh nhân cho hay trước đó ông Linh đang nhậu với bạn thì gục xuống bàn, tay chân mềm và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á trong tình trạng hôn mê, liệt bán thân, liệt mặt và rối loạn tri giác.

Qua hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy ông Linh có dấu hiệu bị đột quỵ não và chỉ định truyền thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân. Sau 45 phút, bệnh nhân tỉnh lại và hồi phục các chức năng vận động sau 3 tiếng. Hiện tại, ông Linh cơ bản qua cơn nguy kịch và tiếp tục được các bác sĩ theo dõi, chăm sóc.

Bác sĩ khuyến cáo khi có các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường kèm theo các dấu hiệu đột ngột méo miệng, nói khó, yếu tay chân, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, những bệnh nhân này không nên uống rượu bia vì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

 

Bùng phát dịch sởi trong nhóm trẻ em người Digan tại Hy Lạp

http://www.vietnamplus.vn/bung-phat-dich-soi-trong-nhom-tre-em-nguoi-digan-tai-hy-lap/467628.vnp

http://www.baomoi.com/bung-phat-dich-soi-trong-nhom-tre-em-nguoi-digan-tai-hy-lap/c/23359306.epi

Trung tâm quốc gia về Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hy Lạp (KEELPNO) ngày 22/9 tuyên bố nước này đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch sởi trong năm nay khi có tới 166 ca bệnh được ghi nhận tính đến ngày 21/9 vừa qua.

Theo số liệu của KEELPNO, hầu hết các ca mắc sởi là trẻ em người Digan và những người trong độ tuổi từ 25 đến 44, trong đó có cả các nhân viên y tế chưa từng tiêm vắcxin phòng bệnh này. Số ca nhiễm sởi ở mức cao hiện nay đang đặt ra nhiều lo ngại, do tỷ lệ trung bình mắc sởi tại Hy Lạp thường chỉ vào khoảng 1 ca bệnh/năm trong vòng một vài năm qua.

KEELPNO cũng cho biết thêm từ năm 2016 đến nay, trên toàn châu Âu ghi nhận hơn 14.000 ca mắc sởi, trong đó có 43 trường hợp tử vong do nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy...

Các chuyên gia cảnh báo sởi là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, do đó hối thúc người dân cần tiêm vắcxin phòng ngừa một cách đầy đủ. Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Andreas Xanthos cho biết hiện có khoảng 90% trẻ vị thành niên tại nước này được tiêm vắcxin phòng sởi, song tỷ lệ trẻ em người Digan được tiêm phòn

Trong khi đó, nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, giới chức Hy Lạp đang đẩy mạnh các nỗ lực tiêm phòng vắcxin cho trẻ nhỏ tại những lều trại của người Digan.

Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là vào đầu Xuân. Khi mắc sởi, người bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ho khan, mắt đỏ, phát ban to nổi cộm trên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi... và lan dần xuống chân cho đến hết./.

 

Phân và nước tiểu là nơi “trú ngụ” lâu bền nhất của SARS

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/phan-va-nuoc-tieu-la-noi-tru-ngu-lau-ben-nhat-cua-sars-389307.html

Đó là phát hiện được xem là bất ngờ và đáng lo ngại nhất mà Tổ chức Y tế thế giới đã công bố. Ở phân và nước tiểu của người, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus corona- loại virus gây lên dịch bệnh SARS. Ngoài ra, virus SARS còn có thể tồn tại trong khoảng bốn ngày trên các bề mặt bằng nhựa dưới 40 độ và không hề bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ 112 độ.

Các nhà khoa học của WHO cho biết, đột biến lần này của Coronavirus có khả năng chống chịu với môi trường bên ngoài mãnh liệt hơn những biến thể trước đó. Virus SARS có thể tồn tại từ một đến hai ngày trong loại phân bình thường hoặc nước tiểu của người bệnh. Nhưng thời gian sống sót sẽ tăng gấp đôi nếu kẻ sát nhân này trú ngụ trong loại phân tiêu chảy của người bệnh.

Do môi trường như phân và nước tiểu có độ pH cao hơn, là nơi “lý tưởng” để virus SARS phát triển và tồn tại lâu hơn trong môi trường bình thường. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% bệnh nhân SARS trên thế giới bị mắc chứng tiêu chảy.

Theo tiến sĩ Klaus Stohr, người đứng đầu nhóm SARS của WHO, khả năng tồn tại của virus SARS trong các chất bài tiết đã làm tăng nguy cơ lây bệnh qua đường miệng. Tuy vậy, ông cho rằng tiếp xúc với dịch hô hấp bắn ra khi người bệnh khi ho, hắt hơi và sổ mũi vẫn là cơ chế lây lan chính của loại virus chết người này.

Theo đó, WHO đã công bố thêm một kết quả nghiên cứu đáng chú ý khác của các nhà khoa học người Nhật Bản. Đó là virus SARS có thể kéo dài tuổi thọ bên ngoài cơ thể người bệnh được bốn ngày, trên các bề mặt bằng nhựa dưới 40 độ C. Không những thế, loại virus gây chết người này không hề bị ảnh hưởng ở nhiệt độ âm 112 độ C.

Điều này giải thích vì sao dịch SARS bắt đầu xuất hiện và lây lan mạnh tại Quảng Đông, Trung Quốc vào mùa đông năm ngoái và tiếp tục phát triển sang mùa xuân. Rồi lây lan nhanh sang nhiều quốc gia khác với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy.

Phát hiện quan trọng thứ ba của WHO về loại virus SARS, họ đã khẳng định rằng những chất khử trùng thông thường như Formaldehyde, Ethanol và Acetone có thể tiêu diệt virus SARS trong vòng năm phút.

Do đó, bạn cần khử trùng tất cả các nơi bằng thuốc khử trùng, đặc biệt là khử trùng ở các khu nhà vệ sinh, những nơi có nồng độ pH cao khác nữa. Vì đó là những “địa điểm lý tưởng” và virus SARS có thể đang “trú ngụ” với số lượng nhiều.

Bạn không nên quá lo lắng khi mắc phải SARS. Hãy làm theo những điều bác sĩ khuyên và thực hiện đúng quy tác đó để có thể chiến thắng “kẻ sát nhân” SARS này.

 

Cô bé người Nga có trái tim đập ngoài lồng ngực

http://antt.vn/co-be-nguoi-nga-co-trai-tim-dap-ngoai-long-nguc-210051.htm

Đằng sau lớp áo Virsaviya mặc là một trái tim đang đập ngoài lồng ngực.

Thông tin trên VnExprees, Virsaviya bị dị tật tim lạc chỗ hay còn gọi là ngũ chứng Cantrell. Đây là căn bệnh hiếm gặp, chỉ khoảng 5% dân số thế giới có nguy cơ gặp phải.

Căn bệnh nà khiến Virsaviya không có xương ngực, bị mất một phần cơ hoành và cơ bụng, trái tim chỉ được bao bọc bởi một lớp da mỏng.

Vì nhận thấy ca bệnh nhiều rủi ro nên nhiều cơ sở y tế địa phương từ chối can thiệp cho Virsaviya. Gia đình cô bé đã chuyển tới Florida (Mỹ). Hiện Virsaviya được uống thuốc giảm huyết áp để chờ phẫu thuật.

Ngày chào đời, bác sĩ thông báo với mẹ Virsaviya chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Tuy nhiên, bảy năm trôi qua, Virsaviya vẫn sống lạc quan, thậm chí nhảy múa năng động như người khỏe mạnh.

"Cháu biết tại sao trái tim của mình nằm ở ngoài", cô bé chia sẻ. "Đó là vì chúa Jesus muốn chứng tỏ ngài có thể tạo ra những điều đặc biệt giống như cháu".

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang