Bộ Y tế nhập 9 tấn chất tạo nạc không căn cứ nhu cầu điều trị?
Tối 24/3, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã lên tiếng trước thông tin Cục này cho nhập hơn 9 tấn salbutamol nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng mục đích.
Cục Quản lý Dược giải thích số liệu hơn 9 tấn salbotamol (chất tạo nạc) được nhập về là trong thời gian 2 năm (2014 và 2015) chứ không phải chỉ riêng trong năm 2015 như Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT nói.
Theo Cục Quản lý Dược, số lượng này (9.091kg) được xem xét cho nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc!
Ngoài ra, Cục này khẳng định hiện chỉ có 10 doanh nghiệp nhập khẩu salbutamol (không phải 20 doanh nghiệp). "Thông tin trong 6 tấn bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định là hoàn toàn không có cơ sở", Cục này nhấn mạnh.
Theo Cục Quản lý Dược, salbutamol là hoạt chất cần thiết cho công tác điều trị, lâu nay không được đưa vào danh mục kiểm soát đặc biệt.
Trong khi đó Bộ NN&PTNT tận ngày 4/9/2014 mới ban hành Thông tư 28 liệt kê salbutamol vào danh sách chất cấm trong chăn nuôi. Tuy nhiên thông tư này Bộ Y tế không được tham khảo ý kiến cũng như không nhận được từ Bộ NN&PTNT khi ban hành nên thiếu phối hợp khi quản lý.
Kể từ sau khi cơ quan chức năng nghi ngờ salbutamol bị tuồn ra ngoài, sử dụng làm chất tạo nạc trong chăn nuôi, ngày 20/11/2015, Cục Quản lý Dược đã có văn bản thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol, chủ động và phối hợp chặt chẽ với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - C49, để thanh tra, kiểm tra toàn bộ các công ty dược nhập khẩu nguyên liệu salbutamol.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn salbutamol, mới đây Cục Quản lý Dược cũng đã đưa salbutamol vào danh mục "thuốc phải kiểm soát đặc biệt" trong luật Dược sửa đổi cùng với các loại thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và phóng xạ.
4 cơ sở kinh doanh chất tạo nạc vi phạm
Cục Quản lý Dược cho biết, sau khi có thông tin salbutamol bị tuồn chui ra ngoài, sử sụng sai mục đích, Cục đã phối hợp với C49 kiểm tra 6/10 cơ sở trong khoảng thời gian từ 4-30/12/2015.
Kết quả phát hiện 4 cơ sở vi phạm bán salbutamol cho các cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định.
Theo đó, Cục Quản lý Dược đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, ngừng xem xét, tiếp nhận hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc; đề nghị Sở Y tế địa phương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các đơn vị vi phạm nói trên, đồng thời chuyển 3 trường hợp vi phạm cho C49 để xử lý bao gồm: Công ty TNHH Hóa dược Quốc tế Phương Đông, Công ty CP dược Minh Hải, Công ty TNHH hóa dược Minh Anh.
Sau khi xem xét, C49 thông báo chưa đủ cơ sở để khởi tố, xử lý hình sự về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự, do đó đề nghị Cục Quản lý Dược xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với 3 trường hợp trên.
Trong 2 công văn kí ngày 19/1 và 26/1, Cục Quản lý Dược đã xử phạt hành chính 2 doanh nghiệp Phương Đông và Minh Hải với chế tài cao nhất theo quy định của pháp luật.
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/295941/bo-y-te-nhap-9-tan-chat-tao-nac-khong-can-cu-nhu-cau-dieu-tri.html
Bộ Y tế phản pháo “cáo buộc” tuồn 6 tấn salbutamol làm chất tạo nạc
Ngày 24/3, Bộ Y tế chính thức phát đi thông cáo báo chí, khẳng định thông tin về việc cơ quan này cho nhập 9.140 kg chất salbutamol về Việt Nam là không chính xác. Thông tin “chỉ 3 tấn được sử dụng đúng quy định, còn lại tuồn ra thị trường làm chất tạo nạc trong thức ăn chăn nuôi” là không có cơ sở.
“Vênh” số lượng nhập salbutamol
Trước đó, tại Hội nghị “Chất cấm trong chăn nuôi heo - thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 23/3, nhiều báo dẫn nguồn ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Cục chăn nuôi cũng bày tỏ ý kiến, cho rằng trong năm 2015 Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) đã cấp phép nhập khẩu hơn 9 tấn Salbutamol để phục vụ làm thuốc điều trị trong y tế. Tuy nhiên thực tế, chỉ có khoảng 3 tấn sản phẩm này được các công ty dược báo cáo đã sử dụng để sản xuất thuốc, số còn lại đã “không cánh mà bay”. Sabutamol không có nguồn hàng xách tay về nước, loại chất cấm đang được mua bán tràn lan trên chắc chắn là khối lượng hơn 6 tấn Sabutamol không có báo cáo rõ ràng của ngành y tế, bị các công ty dược tuồn ra thị trường. Đây là hậu quả từ việc quản lý lỏng lẻo của ngành dược khi không giám sát sản phẩm Sabutamol từ lúc nhập khẩu đến khi sử dụng.
Trước những “cáo buộc” này, Bộ Y tế khẳng định: “Trong năm 2015 các doanh nghiệp dược nhập về Việt Nam 5.215kg sabutamol, năm 2014 nhập 3.876kg, (chứ không phải mỗi năm Bộ Y tế cho nhập 9.140kg salbutamol)”, Bộ Y tế khẳng định.
Cơ quan này cũng cho biết, trong lĩnh vực y tế, salbutamol là hoạt chất được sử dụng làm thuốc điều trị từ nhiều năm nay. Các thuốc thành phẩm chứa hoạt chất Salbutamol được sử dụng trong ngành y tế chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Tuy nhiên, hiện nay, Salbutamol chưa được đưa vào danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010. Theo đó xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người dân.
Trong khi đó, đối với lĩnh vực chăn nuôi, chất Salbutamol được quy định cấm trong Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT. Thông tư này Bộ Y tế không được tham khảo ý kiến cũng như không nhận được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi ban hành để phối hợp quản lý.
Chưa xử lý được hình sự
Tuy nhiên ngành y tế đã rất chủ động kiểm soát Salbutamol để tránh việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích vào thức ăn chăn nuôi. Cụ thể ngày 20/11/2015 Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã có văn bản số 21590/QLD-KD thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol, chủ động và phối hợp chặt chẽ với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – C49, để thanh tra, kiểm tra toàn bộ các công ty dược nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.
Cụ thể, Bộ Y tế đã hậu kiểm 10 cơ sở nhập khẩu Salbutamol (trong đó Cục Quản lý Dược phối hợp với C49 tiến hành kiểm tra tại 06 cơ sở) trong khoảng thời gian từ 04/12/2015 đến 30/12/2015. Qua đó phát hiện 4 cơ sở vi phạm bán nguyên liệu Salbutamol cho các cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định.
“Bộ Y tế đã xử lý sai phạm với chế tài cao nhất theo quy định của pháp luật: Ban hành quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, ngừng xem xét, tiếp nhận hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc; đề nghị Sở Y tế địa phương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các đơn vị vi phạm”, Bộ Y tế cho biết.
Bộ Y tế đã chuyển 03 trường hợp vi phạm là Công ty TNHH Hóa dược Quốc tế Phương Đông; Công ty CP dược Minh Hải; Công ty TNHH hóa dược Minh Anh sang cơ quan cơ quan công an (C49)
Tuy nhiên, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công An (C49) đã có phúc đáp, cho biết chưa đủ cơ sở để khởi tố, xử lý hình sự về hành vi này và đề nghị Cục Quản lý Dược xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với Công ty 3 công ty trên. Bộ Y tế đã xử phạt hành chính mức độ cao nhất với cả 3 công ty này.
Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung vào luật Dược sửa đổi, theo đó đưa các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như nguyên liệu Salbutamol trong ngành nông nghiệp) vào nhóm thuốc “phải kiểm soát đặc biệt", cùng các nhóm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ. Việc đưa và danh mục này sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, phân phối và sử dụng. Việc cấp phép nhập khẩu mới sẽ căn cứ vào báo cáo cụ thể về số lượng sản xuất, tồn kho. Nội dung này đã được Thường vụ Quốc hội đồng ý để trình Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp lần thứ 11.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-phan-phao-cao-buoc-tuon-6-tan-salbutamol-lam-chat-tao-nac-20160324204818919.htm
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160324/nam-2015-bo-y-te-chi-cho-nhap-5215kg-salbutamol/1073362.html
Lấy mẫu xét nghiệm tất cả bệnh nhân sốt nhẹ
Tỉnh Khánh Hòa lấy mẫu xét nghiệm tất cả bệnh nhân khám bệnh ngoại trú có triệu chứng sốt nhẹ, giống nhiễm virus để tầm soát, phát hiện nhiễm virus Zika.
Ngày 24-3, TS Viên Quang Mai, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang (thuộc Bộ Y tế, đóng tại Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết viện đã có văn bản đề nghị các Sở Y tế, trung tâm y tế dự phòng 11 tỉnh khu vực miền Trung phối hợp thu thập mẫu máu của các bệnh nhân để thực hiện giám sát, phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm virus Zika.
Theo đó, các trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế phải lấy mẫu tất cả ca bệnh nghi sốt xuất huyết dạng nhẹ ở mọi lứa tuổi đến khám ngoại trú ở khoa nhiễm các bệnh viện. Tất cả mẫu máu trên phải gửi về khoa Virus Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm.
Theo TS Mai, yêu cầu trên được đưa ra sau khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc họp khẩn với UBND tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang vào chiều 23-3 để thông báo nguy cơ nhiễm virus Zika.
Cảnh báo nguy cơ này được Bộ Y tế đưa ra sau khi Bộ nhận thông báo từ Australia cho biết một công dân nước này bị nhiễm virus Zika sau khi đi du lịch tại Việt Nam trở về.
Thông tin ban đầu cho biết du khách này đến Việt Nam từ ngày 26-2 đến 6-3, đã lưu trú tại đảo Cá Voi thuộc TP Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), TP Đà Lạt (Lâm Đồng) và TP.HCM.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương có nguy cơ nhiễm virus Zika rất lớn.
“Hiện nay, Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng chưa phát hiện ca nhiễm virus Zika nhưng theo yêu cầu của Bộ Y tế, tỉnh Khánh Hòa đang nâng mức độ cảnh báo dịch bệnh Zika từ mức chưa có ca nhiễm lên mức độ đã có ca nhiễm để chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch. Trước tình hình trên, hiện nay phải tăng cường giám sát các trường hợp sốt nhẹ ngoài cộng đồng” - TS Mai nói.
Tuy nhiên, TS Mai cho rằng vấn đề khó nhất hiện nay là vẫn chưa xác định khi đến du lịch ở Nha Trang, du khách trên lưu trú tại khách sạn nào. Do đó, cần sớm có thông tin cụ thể về lịch trình di chuyển, nơi lưu trú cụ thể của du khách người Australia bị nhiễm virus Zika để ngành y tế kiểm tra.
Cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu các trung tâm y tế dự phòng thuộc Sở tiến hành lấy mẫu máu của tất cả bệnh nhân khám bệnh ngoại trú, khám bệnh kê đơn có biểu hiện sốt, ho, đau nhức cơ thể, có triệu chứng giống nhiễm virus, giống nhiễm Zika gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm; đồng thời tăng cường giám sát bệnh lý đối với những bệnh nhân có triệu chứng tương tự tại các bệnh viện.
BS Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Tỉnh Khánh Hòa đã chủ động chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch Zika rồi. Lâu nay chủ yếu giám sát từ bệnh viện, kiểm soát chặt tại các cửa khẩu thì hiện nay tăng cường giám sát, lấy mẫu ở cộng đồng, nhất là những nơi tập trung nhiều du khách, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ nhiễm Zika nhằm phát hiện sớm, mục tiêu là không bỏ sót trường hợp mắc Zika nào".
http://plo.vn/suc-khoe/lay-mau-xet-nghiem-tat-ca-benh-nhan-sot-nhe-619399.html
Việt Nam nâng mức cảnh báo về virus Zika
Ngày 23-3, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo tại Úc đã xác định một trường hợp nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định nâng mức cảnh báo về dịch bệnh do virus Zika gây ra.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng thành lập đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn và lãnh đạo các đơn vị liên quan của Bộ Y tế đến các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận để làm việc với UBND và các sở, ban, ngành liên quan để trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, xác minh và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh do virus Zika.
Trên cơ sở kiểm tra thực tế tại các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo ngành y tế nâng mức cảnh báo đối với phòng chống dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam và yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có triệu chứng tương tự như nhiễm virus Zika tại các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng do có thể có trường hợp nhiễm virus có biểu hiện nhẹ, vừa hoặc không có triệu chứng.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo Viện Pasteur TPHCM, Pasteur Nha Trang hỗ trợ các địa phương nơi trường hợp người Úc này đã từng đến tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm xác định. Sẵn sàng thuốc, vật tư, sinh phẩm để đảm bảo việc giám sát, xử lý khi phát hiện ổ dịch Zika.
Trước đó vào ngày 22-3, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Việt Nam đã nhận thông báo về trường hợp người Úc bị nhiễm virus Zika. Trường hợp này đã đến Việt Nam từ ngày 26-2 và xuất cảnh về Úc ngày 6-3, đến ngày 8-3 có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus Zika như: sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn. Trong thời gian ở Việt Nam, trường hợp này đã đi đến TPHCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận.
Hiện Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đầu mối của WHO và Cơ quan đầu mối của Australia để làm rõ các thông tin liên quan, triển khai giám sát và xác minh để khẳng định sự lưu hành virus Zika tại Việt Nam.
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/415705/
Chưa phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika ở Việt Nam
Ngay sau khi nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo tại Úc đã xác định một trường hợp nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định nâng mức cảnh báo về dịch bệnh do virus Zika gây ra.
Sáng 24-3, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngay sau khi có thông tin này, Bộ Y tế đã tổ chức ngay cuộc họp khẩn, kiểm tra và giám sát trên từng người dân qua xét nghiệm máu. “Người khách Úc có thể bị nhiễm từ trước khi đến Việt Nam. Những vùng của Việt Nam mà du khách đến đang được theo dõi và người dân ở các vùng này đang được giám sát trên huyết thanh. Cũng không loại trừ khả năng người dân tại các vùng này bị nhiễm, nhưng hiện giờ chưa phát hiện thấy, bởi có những người có nhiễm nhưng không có biểu hiện lâm sàng, không có triệu chứng”, Bộ trưởng Y tế nhận định.
Cũng theo Bộ trưởng, cách đây 2 tuần, Bộ Y tế đã tổ chức phát động chiến dịch để người dân tự diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy ở Bình Chánh, TPHCM. “Con muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có nhiều ở Việt Nam và cũng truyền virus Zika này, Bộ Y tế có chỉ thị gửi các sở Y tế hướng dẫn người dân cách phòng chống, diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy. Đồng thời tăng cường giám sát những điểm trọng điểm.
Tới thời điểm này chưa phát hiện ra virus Zika”, Bộ trưởng cho biết. Tuy vậy, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm dịch từ biên giới, 2 cửa khẩu sân bay quốc tế; khuyến cáo người dân không nên đến vùng dịch nếu không cần thiết.
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/415754/
Việt Nam nâng cấp cảnh báo về Zika
Nguy cơ xuất hiện bệnh Zika ở Việt Nam rất lớn sau khi Úc phát hiện 1 du khách trở về bị nhiễm virus này
Sáng 24-3, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về tình hình phòng chống dịch bệnh Zika.
Nhiễm Zika tại Việt Nam?
Bình Thuận là 1 trong 4 tỉnh, thành phố mà du khách Úc nhiễm virus Zika đã dừng chân. Vì lý do bí mật riêng tư, phía Úc không cung cấp danh tính du khách mà chỉ cho biết người này đã ghé qua đảo Cá Voi (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và TP HCM. Trong đó, du khách này dừng chân ở Mũi Né lâu nhất (2 ngày). Vì vậy, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ nhiễm virus Zika tại Bình Thuận rất lớn. Bộ đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận nâng mức độ cảnh báo dịch bệnh Zika lên mức độ 2 - mức có ca bệnh đầu tiên.
“Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện ca nhiễm virus Zika nào. Mặc dù thời gian du khách người Úc ở Việt Nam khá trùng khớp với thời gian ủ và phát bệnh nhưng chưa hẳn du khách này bị nhiễm virus Zika ở Việt Nam. Tất cả còn đang trong quá trình điều tra” - ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nguy cơ xuất hiện bệnh Zika ở Việt Nam là rất lớn vì các nước xung quanh như: Thái Lan, Trung Quốc, Philippines đều phát hiện virus này. Bất cứ du khách nào ở 4 tỉnh, thành trên có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm virus Zika (sốt, mệt mỏi, phát ban) đều phải lấy mẫu chuyển đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur lấy vài ngàn mẫu bệnh phẩm, mẫu muỗi để xét nghiệm tìm virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho rằng các resort ở Mũi Né - nơi du khách Úc đã nghỉ lại - cũng phải tăng cường giám sát.
Âm tính với sốt xuất huyết, phải nghĩ ngay đến Zika
Trước nguy cơ virus Zika xâm nhập Việt Nam và lây lan, ông Phu khuyến cáo phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do virus này khi không cần thiết. Người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
“Đặc biệt, những bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhưng qua xét nghiệm lại cho kết quả âm tính cần phải nghĩ ngay tới việc nhiễm virus Zika. Các bệnh nhân này sẽ được lấy mẫu để gửi tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur xét nghiệm bệnh” - ông Phu lưu ý.
Người dân cần tư vấn về bệnh Zika có thể gọi tới đường dây nóng: 0989.671.115. Ngoài ra, người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong quá trình mang thai hay dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 24-3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh dịch bệnh do virus Zika đang là thách thức mới cho ngành y tế. “Người dân phải tự đề cao các biện pháp phòng tránh, trong đó chủ yếu là phòng tránh muỗi truyền bệnh sốt sốt xuất huyết, đồng thời cũng truyền virus Zika” - bộ trưởng khuyến cáo.
Vài năm nữa mới có vắc-xin
Bà Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hôm 22-3 đã đưa ra cảnh báo mới về Zika: “Càng hiểu biết nhiều về Zika, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Virus này hiện có mặt tại 38 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với kiến thức hiện nay, không ai có thể dự đoán được liệu Zika có lan sang các nơi khác của thế giới và vẫn gây ra chứng teo não, rối loạn thần kinh ở thai nhi như hiện nay hay không. Nếu sự lây lan này vượt ra khỏi Mỹ Latin và vùng Caribbean, thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng y tế cộng đồng nghiêm trọng”.
Theo WHO, 23 dự án bào chế vắc-xin phòng chống Zika đang được tiến hành tại 5 nước Mỹ, Pháp, Brazil, Ấn Độ và Áo. Một số dự án dự kiến chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước cuối năm nay nhưng phải mất vài năm nữa mới có một loại vắc-xin được cấp phép sử dụng.
Ngoài ra, hơn 30 công ty đang nghiên cứu, phát triển những phương thức xét nghiệm chẩn đoán mới. Hãng tin PTI dẫn lời các chuyên gia cho biết ưu tiên khẩn cấp nhất lúc này là tìm ra một phương thức xét nghiệm, chẩn đoán đáng tin cậy.
Một yếu tố không thể thiếu khác trong cuộc chiến chống Zika là tài chính. WHO đã kêu gọi khoản tiền 25 triệu USD để hỗ trợ nỗ lực này của họ nhưng chỉ mới nhận được 3 triệu USD. Theo Reuters, WHO đang thương thảo để có thêm ít nhất 4 triệu USD trong thời gian tới. H.Phương
Ngành du lịch một số nơi còn thờ ơ
Hôm nay, 25-3, dự kiến Bộ Y tế sẽ làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng chống dịch do virus Zika. Tại TP HCM, Viện Pasteur phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ của 30 bệnh viện về dịch bệnh Zika, các bước triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm virus.
Trong khi đó, tại tỉnh Khánh Hòa, ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế, cho biết đã chỉ đạo các trung tâm y tế phải lấy mẫu tất cả ca bệnh nghi sốt xuất huyết dạng nhẹ ở mọi lứa tuổi đến khám ngoại trú ở bệnh viện để gửi về Viện Pasteur Nha Trang giám sát, tầm soát virus Zika. Sở cũng đang tham mưu cho UBND tỉnh Khánh Hòa nâng mức độ cảnh báo dịch bệnh Zika lên mức 2 như kiến nghị của Bộ Y tế.
Khánh Hòa là địa phương có nguy cơ lây nhiễm virus Zika khá cao bởi tỉnh hiện có 1 cảng hàng không quốc tế với 100- 120 chuyến bay/tuần và 5 cụm cảng hàng hải quốc tế. Chỉ cần 2-3 giờ bay thẳng từ các nước là Zika có thể vào đây bằng đường hàng không, cảng biển quốc tế. Do đó, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường giám sát ở các cửa khẩu, khi phát hiện du khách có nhiệt độ cao là cách ly, kiểm tra ngay.
Năm 2015, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận gần 9.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 3 ca tử vong - mức cao nhất trong 12 năm qua. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm qua, Khánh Hòa đón gần 4,1 triệu lượt khách lưu trú với gần 1 triệu lượt khách nước ngoài. Một số hãng lữ hành tỏ ra khá quan ngại về thông tin bệnh Zika. Đại diện Vietravel Nha Trang cho biết ít nhiều thông tin này sẽ ảnh hưởng đến lượng khách đăng ký tham gia du lịch. Chi nhánh đang chờ chỉ đạo của tổng công ty để có phương án chuẩn bị.
Trong khi ngành y tế đang sốt ruột phòng bệnh thì ngành du lịch một số địa phương tỏ ra khá bàng quan. Đề cập vấn đề này, ông Luyện Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Khánh Hòa, cho biết chưa nghe thông tin, không thể trả lời về bất cứ điều gì. Giám đốc, phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh này cũng liên tục cáo bận.
Tại TP HCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng, cho biết TP đã nâng mức cảnh báo lên mức 2. Đến nay, vẫn chưa xác định chính xác địa điểm lưu trú mà du khách Úc đã ở lại tại TP HCM nên còn phải đợi cơ quan chức năng rồi mới có biện pháp y tế tiếp theo như khoanh vùng, giám sát... Trước mắt, trung tâm đề nghị tăng cường truyền thông tại các địa phương theo thông điệp mà Bộ Y tế đã phát động “Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng để chống dịch Zika”.
Theo đó, mỗi người dân, mỗi gia đình hằng tuần hãy dành 30 phút thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước (lu, chum, vại); lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng; thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà (vỏ chai, lon bia, lon nước ngọt, lốp xe…). Viện Pasteur TP HCM đề nghị trung tâm phòng chống dịch bệnh ở các quận, huyện, những nơi có nhiều khách du lịch tiếp tục thực hiện diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi.
“Chúng ta không nên quá hoang mang, lo lắng. Bởi lẽ, WHO không có khuyến cáo hạn chế người dân đi lại qua các khu vực đã phát hiện virus Zika mà chỉ khuyến cáo phụ nữ đang mang thai nên cân nhắc trước khi đi đến khu vực có dịch. Việt Nam chưa phát hiện ca nhiễm nào từ loại virus này nên chúng ta phải bình tĩnh, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước” - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ.Kỳ Nam - Nguyễn Thạnh
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/viet-nam-nang-cap-canh-bao-ve-zika-2016032422543636.htm’
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Việt Nam chưa phát hiện virus Zika
Liên quan đến việc một công dân Australia đã nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam được tổ chức y tế thế giới thông báo mới đây, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội sáng 24.3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến khẳng định ở Việt Nam chưa phát hiện virus Zika, nhưng cảnh báo người dân cần đề cao công tác phòng tránh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngay khi nhận được thông tin về trường hợp của du khách nói trên, lãnh đạo Bộ Y tế đã đến các tỉnh mà du khách lưu trú để trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, xác minh và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh do virus Zika.
“Bộ Y tế cũng đã có chỉ thị gửi tất cả các Sở ban ngành, UBND để đẩy mạnh việc tổ chức phát động chiến dịch phòng chống virus Zika. Việc quan trọng là chính người dân cũng phải tự đề cao các biện pháp phòng tránh, trong đó chủ yếu là phòng tránh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết vì muỗi này ở nước ta rất nhiều, nó đồng thời cũng truyền virus Zika này nên cần đề cao cảnh giác” – bà Tiến khuyến cáo.
Bộ trưởng Tiến cũng cho biết đã chỉ đạo chỉ đạo các bệnh viện trong khu vực giám sát các điểm trọng điểm xem có nhiễm virus này không. Tuy nhiên kết quả đến thời điểm này chưa phát hiện ra.
Bộ Y tế cùng các Bộ ngành liên quan cũng phối hợp chặt chẽ từ việc kiểm dịch ngay biên giới, cửa khẩu, sân bay, phát hiện những ca sốt nghi ngờ đi từ vùng dịch và có biện pháp cách ly an toàn.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không đến vùng dịch du lịch nếu không cần thiết.
Về nguy cơ lây nhiễm virus Zika do du khách người Úc có thể để lại các vùng mà họ đã đi qua, lưu trú, Bộ trưởng Tiến cho biết rất có khả năng họ để lại virut ở những vùng đã đi qua, nên một số người dân ở các khu vực đó đã được theo dõi, giám sát trên huyết thanh.
“Nhưng đến giờ chúng ta chưa phát hiện trường hợp nào, cái này rất khó phát hiện vì nó không có triệu chứng, người nhiễm thường không có biểu hiện lâm sàng… Bệnh dịch mới này đặt ra thách thức rất lớn về sức khoẻ cho toàn cầu và cho cả Việt Nam” – Bộ trưởng Tiến nói và cho biết thêm, nguy cơ nhiễm virus Zika ở nước mình là rất lớn vì các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc, Philippines đã đều đã phát hiện virut này, đồng thời, có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự lưu hành của virus Zika.
Trước đó, Bộ Y tế phát đi thông tin cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo một công dân Australia đã nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam.
Trường hợp này đến Việt Nam vào ngày 26.2 và xuất cảnh về Australia ngày 6.3 vừa qua. Đến ngày 8.3.2016 bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus Zika như sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn.
Trong thời gian ở Việt Nam, người này đã đi đến TP HCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận.
Ngay lập tức, thông tin này đã gây chú ý trong dư luận, nhiều người bày tỏ sự lo lắng trước việc virus Zika xuất hiện ở Việt Nam.
http://laodong.com.vn/suc-khoe/bo-truong-nguyen-thi-kim-tien-viet-nam-chua-phat-hien-virus-zika-532644.bld
http://daidoanket.vn/suc-khoe/viet-nam-chua-phat-hien-virus-zika/93814
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=369419
Đề xuất phạt 5 chung cư có nước sinh hoạt không đạt chuẩn
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM vừa đề xuất Thanh tra Sở Y tế TP phạt năm chung cư trên địa bàn TP do không khắc phục những thiếu sót trong quản lý hồ chứa nước sinh hoạt.
Trên đây là thông tin do TS-BS Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM sáng 24-3.
Năm chung cư bị đề xuất phạt là: Chung cư Nhiêu Lộc A (đường số 2, phường Tân Thành, quận Tân Phú), chung cư 74 Phan Đăng Lưu (74/3/4 Phan Đăng Lưu, phường 5, quận Phú Nhuận), chung cư 20 khu phố 3 (tổ 49, khu phố 3, phường Tân Thới Nhất, quận 12), chung cư Nguyễn Đình Chiểu-Lô C (phường 4, quận Phú Nhuận) và KTX ĐH Sư phạm (phường 5, quận 11).
“Kết quả xét nghiệm cho thấy nước sinh hoạt chứa trong hồ tại năm chung cư nói trên không đạt các chỉ tiêu vi sinh (vi khuẩn Coliforms và vi khuẩn E.coli vượt mức quy định). Bên cạnh đó, một số mẫu nước không đạt chỉ tiêu lý hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng” - ông Nhân cho biết thêm.
Cũng theo ông Nhân, điều đáng nói là mặc dù trung tâm y tế dự phòng các quận đã nhắc nhở nâng cấp hồ chứa nước, tăng cường vệ sinh khu vực quanh hồ chứa nước ngầm, trang bị khóa cho hồ chứa nước còn thiếu nhưng năm chung cư nói trên chưa thực hiện”.
http://plo.vn/suc-khoe/de-xuat-phat-5-chung-cu-co-nuoc-sinh-hoat-khong-dat-chuan-619247.html
Ngộ độc thực phẩm... vào mùa!
Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 10
Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng 3, thời điểm giao mùa xuân - hè, là ngộ độc thực phẩm (NĐTP) xảy ra liên tục, gần như khắp cả nước. Bất kể thành phần nào, từ người dân, học sinh, công nhân (CN), nông dân… đều có thể trở thành nạn nhân của NĐTP.
Dồn dập ngộ độc
Vụ ngộ độc mới nhất xảy ra ở một tiệc cưới tại tỉnh Kiên Giang. Hàng loạt thực khách sau khi dự tiệc được gia chủ thuê nấu với các món như cơm ghẹ, mực, gà hấp… đã bị nôn ói, đau bụng dữ dội phải vào viện cấp cứu. Trước đó khoảng 1 tuần, tại tỉnh Tiền Giang, hàng trăm CN ở một công ty chuyên may túi xách cũng trải qua cơn khiếp vía do NĐTP. Tại đây, sau bữa cơm trưa với thịt heo kho trứng, canh bí đao, rau sống..., hàng chục CN nôn ói, tiêu chảy, thậm chí ngất xỉu tại chỗ, được chuyển vào bệnh viện.
Cũng khoảng thời gian này, một vụ NĐTP cũng xảy ra ở một công ty đóng tại Khu Công nghệ cao; quận 9, TP HCM khiến hàng chục CN, trong đó có một nữ CN đang mang thai, phải nhập viện sau bữa cơm trưa kéo dài 30 phút. Không dừng ở đó, chỉ trong ngày 10-3, cả nước đã có 3 vụ NĐTP tại 3 địa phương là Tiền Giang, Hà Giang và TP HCM. Hai trong số 3 vụ này xảy ra tại trường học (Hà Giang và TP HCM) buộc hàng trăm học sinh tiểu học phải đi cấp cứu. Tính ra, từ đầu tháng 3 đến nay, cả nước đã có hàng chục vụ NĐTP với mức độ tác hại khác nhau.
ThS Cao Văn Trung, Phòng Giám sát NĐTP thuộc Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết tháng 3 là thời điểm giao mùa xuân - hè khiến thức ăn mau hư do vi sinh vật phát triển nhanh. Tại các trường học, nguy cơ ngộ độc dễ xảy ra từ các bếp ăn và xuất hiện hầu như quanh năm nhưng nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 10. Trên 47% số vụ NĐTP xảy ra tại bếp ăn tập thể của trường học là do vi sinh vật (E.Coli, Salmonella, tụ cầu vàng), hơn 5% do độc tố tự nhiên (histamine trong cá, độc tố trong nấm), trên 5% do hóa chất bảo vệ thực vật và hơn 42% chưa xác định nguyên nhân.
Trong năm 2015, đã xác định 70% trong số 150 vụ NĐTP (làm gần 4.100 người mắc, 21 người tử vong) là do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn không bảo đảm an toàn vệ sinh trong quá trình vận chuyển, bảo quản thức ăn và 30% do bếp ăn tại chỗ.
Tác động xấu đến giống nòi
Theo giới chuyên môn, hiện có khoảng 400 bệnh lây qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn. Vấn đề ở đây là ngộ độc cấp tính còn xử lý được nhưng đáng sợ nhất là ngộ độc mạn tính với tình trạng độc chất tích lũy dần trong cơ thể. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cảnh báo có gần 30% CN tại KCN TP HCM bị suy dinh dưỡng. Đối với CN nữ mang thai, nếu suy dinh dưỡng dễ sinh non, thai nhi yếu, dị tật.
Theo ThS-BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM, trên địa bàn TP hiện có trên 2.820 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, ĐH, CĐ, trung cấp có dịch vụ ăn uống. Năm 2015, một vụ NĐTP xảy ra tại một trường tiểu học, sau khi phân tích các mẫu thức ăn lưu, cơ quan chức năng không phát hiện yếu tố gây ngộ độc. Cuối cùng thì nguyên nhân được xác định là do chuối bị nhiễm vi khuẩn E.Coli!
NĐTP luôn là nỗi ám ảnh đối với cộng đồng, người lao động. Tuy nhiên, việc kiểm soát mới chỉ chạm đến phần ngọn. Để răn đe tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm, các biện pháp chế tài được đưa ra nhưng hình thức phạt hành chính chẳng thấm vào đâu. Hiện nay, biện pháp mạnh hơn là công bố danh tính các cơ sở để xảy ra sự cố. Số liệu mới nhất vừa được Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM công bố cho thấy từ đầu năm 2016 đến nay đã xử lý 43 cơ sở kinh doanh ăn uống, cung cấp suất ăn công nghiệp… vi phạm an toàn thực phẩm với rất nhiều hành vi vi phạm như: không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định…
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nếu một lao động ăn đủ khẩu phần ăn thì năng suất lao động sẽ tăng 20%. Song trong thực tế, khẩu phần ăn hiện nay của người lao động tại các KCN còn quá thấp, trung bình chỉ khoảng 11.000 đồng. Với mức giá này, sau khi trừ đi các khoản chi phí khác, giá trị thật của bữa ăn CN càng teo tóp thì làm sao có khẩu phần dinh dưỡng đạt chất lượng? Các chuyên gia cho rằng để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật, đặc biệt trong CN, nên thống nhất quy định tỉ lệ giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn CN và thực hiện chế tài đối với chủ sử dụng lao động không tuân thủ.
Trở thành “quốc nạn”
Trong phiên khai mạc kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII mới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã ví tình trạng mất an toàn thực phẩm là “quốc nạn” cần phải tập trung giải quyết ngay. Mặc dù có nhiều nỗ lực thanh kiểm tra nhưng tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn nghiêm trọng. Bức xúc nhất của cử tri là về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm, việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi.
http://nld.com.vn/suc-khoe/ngo-doc-thuc-pham-vao-mua-20160324210053813.htm
Lại ngộ độc thực phẩm ở bắc Giang
Ngày 24/3, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, ngành Y tế tỉnh hiện đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm tìm ra nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty cổ phần may Hà Minh, địa chỉ ở xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Trước đó, vào khoảng 12h30 ngày 22/3, tại bếp ăn tập thể của Công ty Hà Minh đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Sau các bữa ăn ca trưa với thực đơn gồm cá ba sa chiên sốt cà chua, trứng vịt chiên kho tàu, cải thảo xào tỏi, lạc rang, canh rau cải canh, nước chấm (nước mắm pha tỏi ớt), cơm tẻ và có 660 người ăn, nhiều công nhân của Công ty Hà Minh đã có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ.
Ngay sau đó, 60 công nhân bị ngộ độc thực phẩm đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Việt Yên để chăm sóc, điều trị. Hiện đã có 55 bệnh nhân ra viện, 5 bệnh nhân còn lại đang được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Theo Sở Y tế Bắc Giang, thức ăn nguyên nhân gây nên vụ ngộ độc này nghi ngờ do cá ba sa chiên sốt cà chua, trứng vịt chiên kho tàu, cải thảo xào tỏi. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã lấy các mẫu thức ăn lưu, cá ba sa chưa chế biến nhiệt, nước sử dụng chế biến thực phẩm, nước uống đóng bình, mẫu bệnh phẩm để kiểm nghiệm và đang tiến hành kiểm nghiệm tìm ra nguyên nhân, dự kiến trong một vài ngày tới sẽ xác định được rõ nguyên nhân.
Bên cạnh tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang phải nằm viện, ngành Y tế tỉnh yêu cầu Công ty Hà Minh phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm như chủ động lựa chọn mua, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn; tăng cường vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ trang thiết bị dùng để chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể của công ty; dự phòng chủ động việc xuất hiện các vụ ngộ độc thực phẩm (có thể xảy ra tiếp theo)./.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/lai-ngo-doc-thuc-pham-o-bac-giang-2016032423095611.htm
Thực phẩm chức năng có thể bị siết?
Giữa Bộ Y tế - cơ quan chủ trì xây dựng Luật dược sửa đổi - và Hiệp hội Thực phẩm chức năng VN đang xảy ra tranh luận xung quanh việc quản lý thực phẩm chức năng thời gian tới đây.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết đã bổ sung quy định nghiêm cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung phòng bệnh, chữa bệnh, giảm nhẹ bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể đối với sản phẩm không phải là thuốc, ngoại trừ trang thiết bị y tế vào dự thảo Luật dược sửa đổi, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 3 này.
Nếu Luật dược sửa đổi thông qua quy định kể trên, tức nghiêm cấm quảng cáo, thông tin, ghi nhãn có nội dung phòng, chữa bệnh, giảm nhẹ bệnh... ở sản phẩm không phải là thuốc, tất cả sản phẩm thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường sẽ buộc phải thay đổi toàn bộ nhãn hàng và hình thức quảng cáo, tiếp thị.
Bộ Y tế cũng dẫn thông tin từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Singapore, New Zealand... cho rằng họ đều quản lý rất chặt tác dụng phòng, trị bệnh trong quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm chức năng. “Ở Anh, nếu thực phẩm chức năng nào quảng cáo có tác dụng phòng, trị bệnh thì cấp phép và quản lý như quy định đối với thuốc” - đại diện Bộ Y tế cho biết.
Trước tình hình trên, Hiệp hội Thực phẩm chức năng VN vừa có văn bản khẩn gửi Quốc hội, kiến nghị về dự thảo Luật dược sửa đổi. Theo đó, ông Trần Đáng - chủ tịch hiệp hội - cho rằng trong điều 1 dự thảo Luật dược sửa đổi quy định luật này điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thuốc. “Cớ sao lại đưa vấn đề không phải là thuốc vào dự thảo? Các sản phẩm không phải là thuốc đã có luật khác, ví dụ Luật an toàn thực phẩm điều chỉnh” - ông Đáng chất vấn.
Tuy nhiên Bộ Y tế lại cho rằng thực phẩm chức năng dù được quy định trong Luật an toàn thực phẩm nhưng chỉ có vài điều đơn sơ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
“Thực tế có việc thổi phồng quảng cáo thực phẩm chức năng khiến người dân tưởng đó là thần dược, mua bán tràn lan thực phẩm chức năng giả mạo, nhập lậu qua mạng khiến thị trường khó phân biệt thật giả. Siết quản lý thực phẩm chức năng là cần thiết, nhưng để tránh chồng chéo với Luật an toàn thực phẩm thì cần có quy định hạn chế lạm dụng thực phẩm chức năng, lâu dài cần có luật riêng về thực phẩm chức năng” - đại diện Bộ Y tế đánh giá.
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160324/thuc-pham-chuc-nang-co-the-bi-siet/1072747.html
Nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3: Để Việt Nam là điếm sáng về phòng chống lao
Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng chống lao. Theo đó, đến năm 2030, cả nước còn dưới 20.000 người mắc lao hàng năm. Đây được xem là một kỳ tích để hướng tới mục tiêu người dân Việt Nam sống trong môi trường không còn bệnh lao và sẽ là mô hình điểm cho thực hiện chiến lược mới kết thúc bệnh lao của Tổ chức Y tế Thế giới -WHO.
Theo mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đã được Thủ tướng phê duyệt thì đến hết năm 2020 cả nước giảm 30% số người mắc và 40% số người chết vì bệnh lao trong cộng đồng.
Thực hiện được mục tiêu trên cũng có nghĩa đã cứu sống nhiều chục ngàn người không bị chết vì bệnh lao và chắc chắn sẽ là niềm hạnh phúc cho hàng trăm ngàn gia đình và tăng của cải vật chất cho xã hội.
Chính vì vậy, ngay khi chiến lược được phê duyệt đã nhận được sự ủng hộ và tham gia vào “trận tuyến” chống lao của hệ thống truyền thông qua báo đài, tiếng dân tộc, fanpage chính thức của Chương trình chiến lược quốc gia trên mạng xã hội Facebook: https://www.facebook.com/CTCLQG/. Thi Duyên dáng ngành lao – MISS TB để truyền tải thông điệp phòng chống lao đối với cán bộ y tế và nhân dân.
Cùng với đó là việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm cho hơn 100.000 người bệnh, chương trình đã bao phủ toàn bộ 100% xã, phường, thôn, bản, tạo điều kiện tiếp cận tốt nhất cho người dân. Qua đó đã phát hiện và điều trị thường quy lao đa kháng thuốc và kể cả lao siêu kháng thuốc với công nghệ mới và phác đồ thuốc mới.
Từ việc phát huy truyền thống lâu đời về hợp tác quốc tế, chương trình chống lao đã vận động nguồn lực cả về kỹ thuật và hỗ trợ tài chính đến từ 25 tổ chức như WHO, Trường đại học Sydney, UCSF Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp,... Trong đó, WHO đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình điểm thực hiện Chiến lược thanh toán bệnh lao. Việt Nam cũng đã tham gia mạng lưới nghị sỹ phòng chống lao.
Tiếp tục đoàn kết để chiến thắng bệnh lao
Là tâm nguyện được ngành y tế đưa ra nhằm quyết tâm đẩy lùi bệnh lao. Theo đó, công tác phòng, chống lao đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó ngành y tế là nòng cốt. Nhà nước đảm bảo nguồn lực nhưng khuyến khích các nguồn lực khác.
Cùng với đó ngành Y tế tăng cường đổi mới: về công nghệ bằng việc áp dụng mở rộng các kỹ thuật mới, hiệu quả cao; tiếp cận, dựa vào cộng đồng, phối hợp lồng ghép với các cơ sở y tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh lao; đầu tư, bằng hình thức đa nguồn, lấy nguồn Chính phủ làm nòng cốt, huy động tài trợ quốc tế, Bảo hiểm y tế và xây dựng Quỹ hỗ trợ bệnh nhân lao nghèo và các nguồn lực hợp pháp khác.
Cụ thể ngành Y tế đã lấy việc đổi mới công nghệ trong phòng, chống lao là mục tiêu đột phá nhưng có tính khoa học. Thực tế, Việt Nam hiện đã giảm được 4,6% số bệnh nhân mắc bệnh lao hàng năm. Như vậy, nếu có công nghệ điều trị mới thì có thể tăng tốc độ thêm lên 1,4%, theo đó sẽ đạt chỉ tiêu giảm 6% một năm.
Bên cạnh đó, ngành Y tế đang xây dựng một khung pháp lý nhằm đưa công tác phòng chống lao triển khai có hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Phân hạng bệnh viện theo tiêu chí chuyên khoa phù hợp hơn thay vì áp các tiêu chuẩn của Bệnh viện đa khoa như hiện nay.
Mắc lao không đáng chết nhưng vẫn có 17.000 người Việt Nam chết vì bệnh lao, gấp đôi tử vong do tai nạn giao thông. Trong khi, số người chưa được phát hiện và điều trị còn cao, dẫn đến số tử vong được ước tính còn cao. Vì vậy, thời gian tới ngành Y tế quyết tâm giải quyết các rào cản về kinh tế, kỹ thuật, xã hội để mọi người dân tiếp cận dễ dàng nhất được với dịch vụ phòng chống lao.
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=369410
Yêu cầu xác minh chất nhuộm đỏ ruốc
Trước loạt ảnh ngư dân Phú Yên nhuộm đỏ cho ruốc gây "bão" mạng, Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để xác minh.
Cục ATTP, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, đề nghị xác minh loại hóa chất được sử dụng để nhuộm đỏ ruốc (tép biển) đang gây xôn xao dư luận.
Bộ Y tế yêu cầu các các ngành chức năng địa phương tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với việc sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trong hoạt động chế biến, bảo quản thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai ngay việc ngăn chặn sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, không an toàn để tạo màu cho ruốc (nếu có).
Trước đó, hình ảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đổ từng thùng nước màu đỏ vào các giỏ ruốc trước khi phơi để tạo màu đỏ đẹp được lan truyền trên mạng khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Chất này đã được người dân địa phương nhuộm ruốc từ nhiều năm nay, được mua dễ dàng với giá 20.000 đồng/100g.
Các chuyên gia thực phẩm nghi ngờ đó là thuốc nhuộm công nghiệp RhodaminB. Chất này khi tích lũy tại gan, thận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, lâu dài có thể gây ung thư.
Trong động thái mới nhất, lãnh đạo thị xã Sông Cầu cho biết đã gửi mẫu hóa chất nói trên đi xét nghiệm. Trước mắt vận động người dân ngừng sử dụng chất này để chế biến ruốc.
http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/295938/yeu-cau-xac-minh-chat-nhuom-do-ruoc.html
Nhuộm đỏ ruốc bằng hóa chất đã có từ lâu
Ngày 24-3, phóng viên TTO đã đi xác minh việc dùng hóa chất nhuộm ruốc của người dân ở Gành Đỏ, thị xã Sông Cầu (Phú Yên).
“Việc này đã có từ lâu”
Khu phố An Thạnh (còn gọi là Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu) là nơi khai thác ruốc và nhuộm ruốc nhiều nhất, nhưng đến sáng 24-3, không còn cảnh phơi ruốc dọc đường thường gặp.
“Thời điểm này ruốc không còn xuất hiện ở gần bờ biển nên bà con ở đây không khai thác được ruốc tươi, còn ruốc khô thì đã được đầu nậu vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hết rồi” - một người dân địa phương cho biết.
Theo những người dân ở đây, con ruốc khi vừa bắt lên từ biển có màu trắng và hồng nhạt, vì vậy các thương lái sau khi mua ruốc sẽ nhộm để con ruốc có màu đỏ bóng đẹp hơn để dễ bán.
Sau khi được nhộm, ruốc đem phơi khô, đóng gói và chuyển đi các tỉnh, thành phố khác để bán, chứ không bán tại thị trường trong tỉnh.
"Người dân ở đây không bao giờ ăn ruốc có nhuộm màu, vì không biết hóa chất đó độc hại gì đối với cơ thể không. Mà không riêng gì ruốc, các loại mắm bán ở đây cũng nhuộm để có màu đỏ đẹp, dễ bán"- bà Lê Thị Nga ở Gành Đỏ tiết lộ.
Ông Nguyễn Thành, chủ tịch UBND phường Xuân Đài, xác nhận: "Chúng tôi gặp gỡ người dân và họ cho biết việc sử dụng chất này trong bảo quản và chế biển hải sản từ lâu, nhưng đến nay phường mới phát hiện”.
“Trước mắt chưa biết chất này có độc hại hay không, nhưng đã ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu làng nghề chế biến hải sản có từ lâu đời. Đây là việc làm không thể chấp nhận được"- ông Thành nói.
Hóa chất làm màu ruốc… bắt mắt
Phóng viên TTO đóng vai người đi mua ruốc đến các tiệm tạp hóa dọc QL1, đoạn qua phường Xuân Đài, hỏi mua loại chất nhộm ruốc. Một chủ tiệm tạp hóa chỉ vào một con hẻm ở Gành Đỏ hướng dẫn đến nhà bà Trang chuyên cung cấp hóa chất nhộm ruốc.
Tại nhà bà Trang, sau khi nghe nói ở TP Tuy Hòa ra muốn mua ruốc về bán lại kiếm lời và muốn mua chất nhộm ruốc, bà Trang lấy ra từ trong tủ một bao chứa bột màu đỏ chừng 100g không nhãn mác, không mùi và nói có giá 20.000 đồng.
Bà Trang tự xưng là người chuyên cung cấp chất này cho các thương lái mua ruốc ở phường Xuân Đài.
"Chú cứ mang bao hóa chất này về pha với khoảng 30 lít nước biển và nhuộm 100kg ruốc tươi, đảm bảo ruốc sẽ có màu đỏ đẹp, rất bắt mắt"- bà Trang hướng dẫn.
Bà Trang cũng cho biết hóa chất mà bà bán được lấy từ một đại lý ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. “Cứ mang về dùng, khi nào cần thì ra mua tiếp, ở đây quanh năm luôn trữ loại hóa chất này để cung cấp cho những người có nhu cầu” - bà Trang cam kết.
Gởi mẫu đi xét nghiệm
Trước thông tin ruốc Sông Cầu bị nhuộm gây bức xúc cho cộng đồng, chiều 24-3, ông Lương Công Tuấn- phó chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân Đài và các ngành liên quan tiến hành kiểm tra loại hóa chất mà người dân sử dụng.
Ông Tuấn cho biết đã chỉ đạo ngành y tế lấy mẫu gửi đi xét nghiệm để xác định đó là chất gì, có độc hại hay không. Trước mắt, vận động người dân không sử dụng chất này trong bảo quản, chế biến hải sản.
Cũng tại cuộc họp này, bà Bùi Thị Thu Vương, phó chủ tịch UBND phường Xuân Đài, cho biết tổng sản lượng khai thác hải sản hàng năm của phường đạt 3.000 tấn, trong đó 50% là ruốc.
Bộ Y tế yêu cầu xác minh chất nhuộm đỏ ruốc
Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Nguyễn Hùng Long vừa có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, đề nghị xác minh loại hóa chất được sử dụng để nhuộm đỏ ruốc đang làm xôn xao mạng xã hội.
“Đề nghị ngăn chặn ngay việc sử dụng hóa chất không an toàn, không rõ nguồn gốc để nhuộm hoặc bảo quản ruốc, nếu có hiện tượng này, đồng thời tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn phụ gia thực phẩm”- văn bản viết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Long cho rằng đây là lần đầu tiên ghi nhận được tình trạng này.
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160324/nhuom-do-ruoc-bang-hoa-chat-da-co-tu-lau/1073299.html
Đình chỉ lưu hành vaccine phòng dại không đảm bảo chất lượng
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đình chỉ lưu hành vaccine phòng bệnh dại Lyssavac N.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đình chỉ lưu hành vaccine phòng bệnh dại Lyssavac N. Đây là vaccine do Công ty Cadila Healthcare Ltd., India sản xuất, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế TP.HCM nhập khẩu, Công ty CP Vaccine và sinh phẩm Nam Hưng Việt ủy thác nhập khẩu.
Trước đó, từ ngày 26 -30.10.2015, đoàn thanh tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Cadila Healthcare Ltd., India và khẳng định, cơ sở sản xuất không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP. Các lô vaccine Lyssavac N bị đình chỉ lưu hành và thu hồi là RO 107, hạn sử dụng tháng 7.2017; RO 114, hạn sử dụng tháng 6.2017; RO 117, hạn sử dụng tháng 6.2017.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở y tế trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi vaccine Lyssavac N có các số lô nêu trên và báo cáo kết quả về Sở.
HTTP://DANVIET.VN/Y-TE/DINH-CHI-LUU-HANH-VACCINE-PHONG-DAI-KHONG-DAM-BAO-CHAT-LUONG-669191.HTML
Phát động chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng
Sáng 23/3, tại lễ phát động chiến dịch “Vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng” do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức, Sở Y tế Hà Nội đã kêu gọi các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Được biết, trên địa bàn Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 221 trường hợp mắc tay chân miệng, phân bố rải rác tại 22/30 quận, huyện, thị xã. Theo nhận định của ngành y tế, thời gian tới tình hình bệnh tay chân miệng có thể diễn biến phức tạp, khả năng phát triển thành dịch và lan rộng trên địa bàn nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời.
Cũng trong ngày 23/3, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sẽ tổ chức khám miễn phí cho bệnh nhân Alzheimer bắt đầu từ lúc14h00, ngày 30-\/3, với khoảng 100 - 130 người; tại Hội trường tầng 3, nhà T4, Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai (số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội).
http://daidoanket.vn/suc-khoe/phat-dong-chien-dich-phong-chong-benh-tay-chan-mieng/93742
Tài xế taxi nhanh trí giúp sản phụ hạ sinh ngay trên xe
Trên đường đến bệnh viện sinh con, sản phụ đã chuyển dạ và được tài xế taxi Mai Linh hỗ trợ hạ sinh thành công bé trai.
Sự việc xảy ra khoảng 9h30 ngày 24-3, khi vợ chồng sản phụ Nguyễn Thị Nguyện (sn 1988, tại Thanh Hóa) bắt taxi Mai Linh tại khu vực xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đến Bệnh viện quận Tân Phú (phường Phú Trung, quận Tân Phú) để sinh con khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này có một mình chị Nguyện lên taxi để đến bệnh viện do chồng chị chạy xe máy theo sau.
Trên đường đi, chị Nguyện không ngừng kêu đau và được tài xế Trần Văn Minh Chiến động viên chị Nguyện cố gắng giữ sức. Lúc em bé chào đời trên xe taxi cũng là lúc chiếc xe của anh Chiến vừa kịp đến bệnh viện, chị Nguyện được cấp cứu kịp thời “mẹ tròn con vuông” với bé trai kháu khỉnh cân nặng 3,4 kg. Hiện tình trạng sức khỏe của hai mẹ con đều rất tốt.
Hành động nhân văn của anh Chiến được gia đình sản phụ cùng tất cả các bác sĩ và mọi người biết câu chuyện sáng nay tại bệnh viện Quận Tân Phú đều vô cùng cảm kích. Để động viên lái xe kịp thời, ngay sau sự việc, ông Nguyễn Tuấn Sinh, Chủ tịch Công đoàn Mai Linh thay mặt công ty đã đến trực tiếp bệnh viện quận Tân Phú để khen thưởng lái xe và chúc mừng chị Nguyện sinh “mẹ tròn con vuông”.
http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/tai-xe-taxi-nhanh-tri-giup-san-phu-ha-sinh-ngay-tren-xe-1740945-l.html
Gắp hàng chục mảnh gỗ trong mắt bệnh nhân
Bị cành cao su găm vào mắt khi ngã, nữ bệnh nhân ở Bình Phước được các bác sĩ phẫu thuật gắp ra khoảng 10 mảnh gỗ lớn nhỏ trong lần mổ thứ 8.
Bác sĩ Bùi Trung Dũng, Phó Khoa Răng Hàm Mặt - Mắt Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mắt trái bị sưng tấy, rỉ mủ. Trước đó bà té ngã trong vườn cao su và bị cành cây găm vào mắt. Bệnh nhân đã vào bệnh viện địa phương để xử lý vết thương, lấy dị vật ra. Mắt vẫn đau nhức, rỉ mủ nên bà trải qua 4 lần mổ tại bệnh viện địa phương và 3 lần mổ tại TP HCM nhưng vẫn không lấy được hết dị vật.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, sau khi CT Scan xác định dị vật nằm sâu trong hốc mắt, các bác sĩ ở 3 khoa Ngoại Thần kinh, Mắt, Tai mũi họng đã hội chẩn để tìm phương pháp. "Nếu mổ lật mắt gắp dị vật sẽ đối diện nguy cơ sang chấn, tổn thương gây mù mắt. Vì thế chúng tôi phối hợp các chuyên khoa, định khu dị vật và sử dụng kỹ thuật nội soi tai mũi họng để gắp dị vật qua đầu dò một cm", bác sĩ Dũng chia sẻ.
Trải qua ca mổ kéo dài hơn một giờ đồng hồ trưa 24/3, các bác sĩ đã gắp rakhoảng 10 mảnh gỗ dài từ 0,3 cm đến 1,5 cm. Ngoài ra bệnh nhân còn được đặt dẫn lưu khoảng 3-5 ngày để những mảnh nhỏ nếu còn sót lại sẽ theo dịch đào thải ra ngoài. Sau mổ, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, kiểm tra ban đầu cho thấy chức năng mắt không bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Trung Dũng, những dị vật này nằm sâu trong hốc mắt khoảng 4 cm, vào thẳng sàng sọ não nên cần có sự phối hợp nhiều chuyên khoa. Đặc biệt các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh xác định vị trí dị vật và vùng tổn thương giúp ca mổ diễn ra thuận lợi.
Mang u xơ tử cung hơn chục kg
Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết các bác sĩ ở bệnh viện này vừa điều trị thành công cho bà N.T.C, 51 tuổi, ở huyện Hóc Môn, TP.HCM có u xơ tử cung khổng lồ.
Bà C. đã có 3 con và mãn kinh 3 năm. Khoảng hơn một năm nay, bệnh nhân thấy bụng dưới to dần nhưng không ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt nên không điều trị. Gần đây, bà thấy bụng to nhiều hơn kèm theo mệt nên đã đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định khám.
Trong lúc khám, các bác sĩ đã phát hiện một khối u rất to, giống như thai khoảng 9 tháng chiếm gần hết ổ bụng. Các bác sĩ nghĩ nhiều đến u xơ tử cung. Hai chân bệnh nhân cũng bị phù do khối u bụng quá to làm cản trở lưu thông máu.
Kết quả chụp cắt lớp trước mổ xác định có khối u với kích thước 29x25x20cm, nghi có liên quan đến tử cung, chiếm gần hết bụng, đẩy lệch các tạng khác. Ngày 23-3, ê kíp mổ đã cắt bỏ thành công khối u nặng 12,5kg. Sau mổ sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Đây là trường hợp u xơ tử cung lớn nhất được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong hơn 20 năm qua. http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160324/mang-u-xo-tu-cung-hon-chuc-kg/1073323.html