Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 28/8/2017

  • |
T5g.org.vn - Nguyên nhân khiến khó dập tắt dịch sốt xuất huyết; Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng; Bơm xi măng vào cột sống cứu cụ bà bại liệt; Chuyên gia y tế dự phòng: Chỉ diệt muỗi mà không diệt loăng quăng, bọ gậy thì sẽ có ngay muỗi mới; ...

 

Nguyên nhân khiến khó dập tắt dịch sốt xuất huyết

http://doisongvietnam.vn/nguyen-nhan-khien-kho-dap-tat-dich-sot-xuat-huyet-27687-9.html

Sốt xuất huyết “rờ tới” khiến nhiều gia đình lao đao. Ngành y tế cũng đã rất nỗ lực phun thuốc, tuyên truyền về bệnh nhưng tại sao vẫn chưa kiểm soát được dịch? Tại cuộc họp gia ban phòng chống dịch chiều 25/8 tại Bộ Y tế, con số mắc sốt xuất huyết trên cả nước được đưa ra là: 100.000 ca mắc, 26 trường hợp tử vong.

Hà Nội chiếm 1/5 số ca mắc cả nước với trên 20.000 ca. Tiếp theo là TP.HCM với gần 19.000 ca. Tiếp theo là các tỉnh thành: Bình Dương (7.000 ca) và Đà Nẵng (gần 5.500 ca). Như vậy, dịch sốt xuất huyết đã rải rộng từ Bắc đến Nam, số mắc nhiều nằm ở các thành phố lớn – nơi mật độ dân cư đông.

Nhìn nhận về dịch sốt xuất ở Hà Nội, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt xuất huyết trên địa bàn vẫn phức tạp là do tại nhiều khu vực người dân không hợp tác phun hóa chất. Cụ thể, gần 50% người dân không hợp tác, 35% người dân chỉ cho phun tầng 1.

Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết sau 24 giờ phun hóa chất cho thấy 100% muỗi gây sốt xuất huyết bị tiêu diệt. Tuy nhiên, bọ gậy tại các gia đình vẫn còn nhiều, và chỉ sau 1-2 tuần, đây sẽ là nguồn gây sốt xuất mới.

Từ đầu tháng 8, khi con số mắc sốt xuất huyết trên cả nước mới ở con số 80.555 ca, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu vấn đề: Chính phủ và Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt, tiền và phương tiện không thiếu mà dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn gia tăng mạnh. Và chính Bộ trưởng đã thừa nhận: “Chống dịch chưa triệt để nên hiệu quả chưa cao”.

Còn theo đại diện của Sở Y tế Hà Nội, mặc dù đã quyết liệt nhưng không thể kiểm soát dịch bệnh vì thời tiết mưa nhiều, nắng xong lại mưa, môi trường ẩm ướt, mật độ di cư, di dân lớn... Tại các khu dân cư, khi cán bộ y tế đến phun thuốc thì nhiều gia đình không có ai ở nhà do họ khóa cửa đi học, đi làm, trong khi thuốc diệt muỗi không thể phun vào buổi tối.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết trong khoảng 30 năm trở lại đây sốt xuất huyết tăng gấp 30 lần ở nhiều quốc gia trên thế giới chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch ở Việt Nam vẫn chưa có sự tham gia của các bộ ngành mà vẫn chủ yếu là ngành y tế.

 

Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng

http://www.phapluatplus.vn/nguy-co-bung-phat-dich-tay-chan-mieng-d51490.html

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chiều 25/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trong thời điểm hiện nay.Theo Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện giảm 1,9%.Tuy nhiên, số mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng. Và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới, do đang là mùa dịch và là thời điểm học sinh bước vào năm học mới. Phát biểu tại cuộc họp Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cảnh báo: “Hiện vẫn đang cao điểm dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên nếu đổ toàn lực vào sốt xuất huyết mà lãng quên việc phát hiện, khoanh vùng và xử lý các ổ dịch bệnh khác như tay chân miệng, cúm A thì nguy cơ bùng phát các dịch bệnh này là hiện hữu. Và lúc đó đồng loạt bùng phát các dịch bệnh lây nhiễm thì vô cùng nguy hiểm”.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, TP chỉ đạo UBND các cấp, huy động các ngành, các tổ chức phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, ngăn chặn bùng phát dịch tay chân miệng tại địa phương; chỉ đạo sở y tế tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lan rộng, kéo dài.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, mọi người cần thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ; sau khi hắt hơi, hỉ mũi...

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

 

Bơm xi măng vào cột sống cứu cụ bà bại liệt

http://nld.com.vn/suc-khoe/bom-xi-mang-vao-cot-song-cuu-cu-ba-bai-liet-20170827071538752.htm

Một cụ bà bị bại liệt hai chân do khối u chèn chép tủy vừa được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM phẫu thuật điều trị thành công.

Sáng ngày 27-8, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho hay nơi đây vừa phẫu thuật cứu một bệnh nhân lớn tuổi bị bại liệt 2 chân. Bệnh nhân là cụ bà T.T.K.H. (70 tuổi, ngụ quận 9), vào viện trong tình trạng liệt 2 chân kèm mất cảm giác từ ngực trở xuống, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, không đi tiêu, đi tiểu được từ 2 tuần trước đó.

Sau khi thăm khám và chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có khối u choáng chỗ gây chèn ép tủy ngực D4, hẹp đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm L3-L4, L4-L5, nhiễm trùng tiểu, táo bón, kèm theo bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Tại Khoa Ngoại tổng quát, cụ H. được điều trị phẫu thuật mở bàng quang ra da, mở hậu môn nhân tạo để giải quyết vấn đề nhiễm trùng đường tiểu và táo bón. Hai ngày sau, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Ngoại Thần kinh để tiếp tục điều trị và phẫu thuật nhằm giải quyết vấn đề gây liệt 2 chân và mất cảm giác. Phẫu thuật lần đầu giải phóng tủy ngực D4 bị chèn ép dưới kính vi phẫu. Phẫu thuật lần hai sau đó 10 ngày, bệnh nhân được lấy khối thoát vị và làm rộng ống sống lưng, đặt dụng cụ nẹp vít kết hợp bơm xi măng vào thân đốt sống giúp cố định và thay đĩa đệm nhân tạo L3-L4, L4-L5. Cả 2 cuộc phẫu thuật giải quyết chèn ép tủy diễn ra thành công. Sức khỏe cụ H. đã ổn định, có cảm giác trở lại, vận động được 2 chân, đi tiêu, đi tiểu bình thường; được chỉ định tập vật lý trị liệu tích cực để hồi phục khả năng đi lại.

Theo BS Trương Long Vỹ, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện quận Thủ Đức, đây là trường hợp phẫu thuật phức tạp do bệnh nhân đã lớn tuổi với nhiều bệnh lý đi kèm, liệt 2 chân và mất cảm giác trong thời gian khá lâu.

"Cảm ơn các bác sĩ giúp tôi đã đi tiêu, đi tiểu được. Đặc biệt là đã vận động được đôi chân, tiếp tục tập vật lý trị liệu để có thể đi lại được, trong khi trước đó một tháng tôi cứ nghĩ sẽ phải nằm một chỗ suốt quãng đời còn lại", cụ H. chia sẻ.

 

Bệnh viện Xanh Pôn dự Hội nghị Phẫu thuật Thần kinh Thế giới

http://suckhoedoisong.vn/benh-vien-xanh-pon-du-hoi-nghi-phau-thuat-than-kinh-the-gioi-n135627.html

Từ ngày 20 -25/8, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra Hội nghị phẫu thuật thần kinh thế giới (World congress of Neurosurgery) lần thứ 16. Tham dự hội nghị lần này, Bệnh viện Xanh Pôn vinh dự đại diện đoàn Việt Nam tham dự phiên họp quan trọng nhất của Hội phẫu thuật thần kinh thế giới (WFNS) 2017, đó là bầu các chức danh điều hành Hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới.

Trong 5 ngày từ 20-25/8, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra Hội nghị Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (World congress of neurosurgery) lần thứ 16. Các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện 108 vinh dự đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (PTTK) là Hội nghị thường niên được tổ chức 4 năm một lần bởi Hội PTTK Thế giới (World Federation of Neurological Societies - WFNS), đây là một trong những diễn đàn quốc tế lớn nhất, tại đây các đại biểu tham dự hội nghị sẽ nghe các chuyên gia báo cáo, cập nhật các tiến bộ trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh.

 Điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, đầu trán, nách, lưng ngực… tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt 20 năm "khổ sở" với Hen suyễn, Đờm ho, Khó thở vì không biết tới Lá Hen

Tại Hội nghị PTTK thế giới lần thứ 16 với chương trình hoạt động dày đặc, 3 lớp tiền Hội nghị diễn ra ngày 20/8 và 4 ngày báo cáo. Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Istanbul sôi động liên tục từ 7h đến 18h30 hàng ngày với hàng trăm bài báo cáo tại hơn 25 hội trường với  sự tham gia của hàng nghìn phẫu thuật viên thần kinh đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Tất cả các lĩnh vực của phẫu thuật thần kinh từ chấn thương sọ não, phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cột sống, điều trị u não, phẫu thuật thần kinh chức năng… đều được bàn luận tại Hội nghị, những kỹ thuật mới như sử dụng kính 3D, phẫu thuật robot… cũng được giới thiệu.

Tham dự hội nghị lần này, Bệnh viện Xanh Pôn vinh dự  Đại diện đoàn Việt Nam  tham dự phiên họp quan trọng nhất của WFNS 2017, đó là bầu các chức danh điều hành Hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới.

 

Chuyên gia y tế dự phòng: Chỉ diệt muỗi mà không diệt loăng quăng, bọ gậy thì sẽ có ngay muỗi mới

http://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-y-te-du-phong-chi-diet-muoi-ma-khong-diet-loang-quang-bo-gay-thi-se-co-ngay-muoi-moi-n135600.html

Nhiều người lầm tưởng rằng phun hóa chất một lần là có thể diệt được muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hóa chất diệt muỗi...Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia nhấn mạnh: Phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời trong thời gian ngắn để diệt đàn muỗi trưởng thành đang mang mầm bệnh. Còn nếu chúng ta không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau đàn muỗi mới có thể đã nở ra.

ThS.BS Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh SXH truyền qua muỗi và hiện nay SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh ở Việt Nam cho nên biện pháp phòng SXH vẫn là diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy.

“Muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà và biện pháp phun hóa chất chỉ là biện pháp tức thời bởi vì muỗi truyền SXH không đậu lên tường cho nên biện pháp phun hóa chất để diệt muỗi chúng ta không dùng biện pháp phun lên tường mà phun lên không gian với các hạt thể tích nhỏ bay lơ lửng trong không gian và khi muỗi bay ra thì sẽ bám vào và tiêu diệt muỗi.

Biện pháp này chỉ có tác dụng từ 1-2 tiếng khi các hạt hóa chất còn lơ lửng trên không gian sau đó rơi xuống đất và hết tác dụng nên biện pháp phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời trong thời gian ngắn để diệt đàn muỗi trưởng thành đang mang mầm bệnh. Còn nếu chúng ta không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau đàn muỗi mới có thể đã nở ra”- ThS. Khoa phân tích.

Theo Bộ Y tế, tỉ lệ phân loại nặng do SXH hàng năm của Bộ Y tế chỉ khoảng 3,5-5% trên tổng số bệnh nhân SXH. Năm nay tỉ lệ này thấp hơn, ở miền Nam khoảng 2,6%, miền Bắc chỉ 0,06% phân loại nặng mà thôi, do đó người dân không nên quá hoang mang.

Biến chứng nặng có thể xảy ra và nguy hiểm nhưng không phải trường hợp nào cũng lên tuyến trên khám. Tùy thể trạng, bệnh nền mà mọi người nên đi khám. Quan trọng nhất là người bệnh cần phải đi khám để tư vấn để biết được khi nào cần phải quay lại viện ngay.

 Điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, đầu trán, nách, lưng ngực… tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt 20 năm "khổ sở" với Hen suyễn, Đờm ho, Khó thở vì không biết tới Lá Hen

Theo các chuyên gia, hóa chất để phun diệt muỗi thì không thể nào làm muỗi khỏe lên mà chỉ có thể làm yếu đi hoặc chết. Nếu phun không liều lượng, thời gian thì có thể không hạ gục được muỗi hoặc tỉ lệ hạ gục thấp đi; còn nếu phun đủ liều lượng, thời gian sẽ có tác dụng tốt. Yếu tố làm cho hiệu quả là bao phủ, liều lượng không gian, thời gian muỗi hoạt động vào sáng sớm, chiều tối. Chúng ta đồng thời phải diệt bọ gậy.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì có 2 chỉ định để phun diệt muỗi, đó là khi có ổ dịch tức là khi có 2 bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng hoặc 1 bệnh có khẳng định bằng xét nghiệm trong khu dân cư trong 14 ngày thì đó gọi là ổ dịch, lúc đó sẽ có chỉ định phun thuốc diệt muỗi, bán kính phun 200m.

Chỉ định thứ hai đó là chỉ định vector truyền bệnh khi ở khu vực có tỷ lệ mật độ muỗi cao 0,5 con/nhà, hoặc chỉ số dụng cụ có nhiều bọ gậy thì chúng ta sẽ chỉ định phun hóa chất diện rộng, phun từ 2-3 lần, lần thứ nhất phun sau đó cách 7 -10 ngày phun lần 2, sau đó kiểm tra lại vector để phun lần 3. Sau khi phun thì ngày hôm sau có thể nảy sinh ra đàn muỗi mới. Cần phun hóa chất kèm diệt bọ gậy, hộ gia đình có thể sử dụng hóa chất mà Bộ Y tế cấp phép, hoặc của nhà sản xuất, phun đồng bộ các nhà.

Cũng theo ThS, Khoa, hiệu quả của phun hóa chất phụ thuộc nhiều yếu tố. Thứ nhất có đồng bộ để diệt hết đàn muỗi không, yếu tố thứ hai là các hộ có để cán bộ y tế phun hết các phòng không, yếu tố thứ ba là có diệt đồng thời bọ gậy.

"Mọi người cứ nghĩ hóa chất đó không có tác dụng nhưng thực ra đó là đàn muỗi khác từ nơi khác hoặc từ trong gia đình sinh ra. Nếu dùng nhiều hóa chất sẽ sinh ra đáp ứng tự nhiên, ở Hà Nội cũng có một vài chỗ, chúng ta có khảo nghiệm và thấy muỗi có thể tăng sức chịu đựng lên một chút nhưng  chưa đến mức độ khá, chúng ta vẫn có thể dùng được hóa chất. Hóa chất hiện nay chúng ta đang dùng có hai nhóm. Ở Hà Nội thì chúng ta đang dùng và có hiệu quả trong diệt muỗi, đây là hóa chất được Bộ Y tế cấp phép"- ông Khoa cho hay.

Để đảm bảo hiệu quả thì các cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi cần đóng kín lại. Trước khi phun cần thu dọn dụng cụ thực phẩm để không nhiễm hóa chất, gia cầm, gia súc cần ra ngoài và quay lại trong vòng 60 phút. Một số người có thể mẩn ngứa ngoài da. Đối với các trường này cần có các biện pháp như nếu vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch, súc miệng, rửa ngoài da để trôi hóa chất. Đối với người quá nhạy cảm không đỡ thì phải đến cơ sở y tế.

 

20 ngày giành giật sự sống cho bé gái 16 tháng tuổi mắc ho gà nguy kịch

http://khampha.vn/suc-khoe/20-ngay-gianh-giat-su-song-cho-be-gai-16-thang-tuoi-mac-ho-ga-nguy-kich-c11a563570.html

Do mắc ho gà bị biến chứng nặng, bé gái 16 tháng tuổi phải lọc máu liên tục và điều trị tích cực, sau 20 ngày điều trị cháu bé đã qua được cơn nguy kịch.Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cấp cứu thành công cho bé gái Hà thị T. (16 tháng tuổi, ở thường trú tại Thôn Vằng Chè xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) bị mắc bệnh ho gà kèm biến chứng nặng. Gia đình cháu T. cho biết, trước đó cháu có ho, sốt, đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà được chẩn đoán theo dõi bạch cầu cấp.Sau thời gian dùng thuốc không đỡ, bé có dấu hiệu nặng lên, sốt cao, khò khè, khó thở, uống thuốc không giảm nên được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh điều trị. Qua thăm khám các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh chẩn đoán bé bị viêm phế quản cấp trên bệnh nhân thiếu máu và theo dõi ho gà.

Bác sĩ Phạm Ngọc Mười (khoa Hồi sức tích cực – BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp, viêm phế quản cấp phổi, thiếu máu và ho gà.

Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển khoa Hồi sức Cấp cứu điều trị tích cực do số lượng bạch cầu trong máu quá cao, các bác sĩ chỉ định thay máu ngay trong đêm cho bé.

Tại khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ tiếp tục hội chẩn chuyên khoa và chỉ định thay máu lần 2. Sau khi được lọc máu liên tục lần 2 và cho dùng thuốc thì bạch cầu, mạch, huyết áp bệnh nhân trở lại ổn định hơn.

Sau 20 ngày điều trị liên tục bằng pháp đồ hợp lý, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, trẻ tự thở, không sốt, không ho, sức khỏe ổn định. Dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện trong khoảng thời gian tới.

BS Mười cho biết, đa số các bệnh nhi mắc ho gà nhập viện đều chưa tiêm phòng vắc xin phòng chống bệnh ho gà nên chưa có kháng thể miễn dịch với bệnh. Vì thế bệnh tiến triển rất nhanh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80 - 90%.Để phòng bệnh ho gà BS Mười khuyến cáo, ngoài việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng thì phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm chủng vắc xin trước khi mang thai.Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu chưa từng mắc ho gà thì có thể tiêm vắc xin dịch vụ phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván ở tuần thai thứ 20 để tạo miễn dịch cho mẹ và cho con.

Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem: Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.

 

Chụp PET/CT phát hiện sớm ung thư - không phải ai cũng cần chụp

http://baophapluat.vn//lam-dep/chup-petct-phat-hien-som-ung-thu-khong-phai-ai-cung-can-chup-351266.html

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao, nên luôn được các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để được điều trị kịp thời, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện nay, PET/CT là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm. Tuy nhiên, với chi phí chụp quá cao những bệnh nhân nghèo vẫn chưa có khả năng tiếp cận được dịch vụ này.

Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và khoảng 115.000 trường hợp tử vong vì ung thư. Tuy nhiên, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa, 1/3 bệnh ung thư là có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi khi được chẩn đoán sớm và 1/3 bệnh nhân ung thư còn lại có chất lượng cuộc sống tốt hơn nếu được chăm sóc tốt.

Việc phát hiện sớm tế bào ung thư giúp bác sĩ có những phương pháp điều trị tối ưu để chữa khỏi hoặc kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị không cao.

PGS.TS Trần Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ, người Việt vốn chủ quan và thường có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh ung thư. Phần lớn đều cho rằng, ung thư đồng nghĩa với “án tử”, nó giống như một dấu chấm hết. Tuy nhiên, cơ hội chữa trị thành công bệnh ung thư vẫn hoàn toàn có thật và chiếm tỷ lệ cao khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đủ sớm.

Trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay, PET/CT là hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh với phương pháp ghi hình ở mức độ tế bào và mức độ phân tử, giúp chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm, phân biệt khối u lành hay ác tính, cung cấp thêm thông tin chẩn đoán khi các phương pháp chẩn đoán khác còn gây nghi ngờ.

Chụp PET/CT đặc biệt hiệu quả trong đánh giá kết quả điều trị, sau một vài đợt điều trị hóa chất, điều trị đích hoặc tia xạ, bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT để kiểm tra tình trạng khối u và diễn biến trên toàn cơ thể. Căn cứ vào kết quả này, thầy thuốc có thể tiên lượng và điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Không những tránh mất thời gian hữu ích và kinh tế do điều trị thuốc hay phương pháp điều trị không hiệu quả mà còn tránh tác dụng phụ đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do điều trị chưa đúng mang lại. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 89-96% bệnh nhân có được các quyết định phương pháp điều trị đúng, 45-60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp PET/CT.

PGS.TS Trần Đăng Khoa lý giải, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tầm soát ung thư thông thường như: CT (chụp cắt lớp vi tính), MRI (cộng hưởng từ), X-quang hay siêu âm,… chỉ phát hiện và đánh giá được các tổn thương đã có thay đổi về cấu trúc, giải phẫu, mật độ của tổ chức. Do đó, các phương pháp này thường gặp khó khăn hoặc dễ bỏ sót các tổn thương có đường kính nhỏ hơn 1cm. Trong khi đó, chụp hình toàn thân bằng PET/CT có thể phát hiện các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý còn sớm, còn nhỏ khi chưa có thay đổi cấu trúc.

Kết quả chụp PET/CT phản ánh chính xác giai đoạn bệnh, giúp bác sĩ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân, đồng thời giúp dự báo sớm kết quả điều trị và mức độ đáp ứng điều trị của một hay nhiều phương pháp điều trị. Từ đó, nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân.

Không phải bất kể đối tượng nào cũng nên chụp PET/CT

Tại miền Bắc, máy PET/CT đã được trang bị tại các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Quân y 108, mới đây nhất Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng đã trang bị hệ thống chẩn đoán hình ảnh tân tiến này. Những ai cần chụp, chụp khi nào và ở đâu, đó là điều mà nhiều người dân đang thắc mắc.

“Tôi cũng đã được nghe bệnh viện mới đưa vào sử dụng máy chụp PET/CT, nhưng không biết những đối tượng nào thì nên đi chụp PET/CT? Với mức giá hơn 20 triệu một lần chụp thực ra với bệnh nhân là cao quá, tuy nhiên tùy theo bệnh, có những bệnh hiểm nghèo các máy chụp khác không thể tìm được thì vẫn bắt buộc phải sử dụng PET/CT này, nếu ra được bệnh thì cũng nên làm, một máy tìm được nhiều bệnh, có cả bệnh hiểm nghèo thì mừng quá. Nhưng với những bệnh nhân nghèo không có thẻ bảo hiểm thì với số tiền lớn như vậy họ rất khó tiếp cận được dịch vụ chụp này. Hơn nữa, có một điều tôi nghe hơi lạ, một chiếc máy này có thể chụp, kiểm tra được hệ thống toàn bộ cơ thể thì tôi thấy hơi vô lý. Hơn nữa, những chiếc máy chụp cũ đã sử dụng từ nhiều năm về trước giờ sẽ bỏ xó hay thế nào?” - bệnh nhân Nguyễn Văn Khương (Sóc Sơn, Hà Nội) thắc mắc.

Được biết, mức giá chụp PET/CT hiện nay 24 triệu đồng/lượt đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, và hơn 4 triệu/lượt đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp ung thư đều cần phải xác định bằng PET/CT. Bệnh nhân nên kiểm tra ban đầu bằng những kỹ thuật thông thường như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng, X-quang tim phổi,... Nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm các kỹ thuật khác như chụp CT, MRI... Khi các phương pháp này không phát hiện được bệnh thì mới cần sử dụng PET/CT. Vì thế, khi muốn kiểm tra sức khỏe, phát hiện ung thư sớm, không phải ngẫu nhiên ai cũng cần phải sử dụng ngay kỹ thuật cao và đắt tiền này.

“Người dân ai đang có những thắc mắc về sức khỏe, kể cả chưa có dấu hiệu gì muốn tìm hiểu xem mình có bị làm sao không thì phải đến gặp bác sĩ, tùy vào khám lâm sàng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể cho người bệnh chứ không phải ngẫu nhiên khám, chụp hàng loạt. Có PET/CT là có thêm sự lựa chọn cho bác sĩ về chẩn đoán bệnh chứ không thay thế hoàn toàn được cho nhau. Mỗi máy có một ưu điểm riêng, không hề chồng dẫm lên nhau, những hệ thống máy chụp cũ như CT, MRI,… vẫn là rất cần thiết” - Ths.Bs Nguyễn Thị Mai Lan, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội lý giải.

Ngoài ra, các bác sĩ tư vấn thêm, đối với phụ nữ trên 25 tuổi đã có nguy cơ mắc ung thư vú, tuyến giáp. Vì thế, những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói than, có hút thuốc, uống rượu nên đi kiểm tra sức khỏe 1 năm/lần. Phụ nữ và nam giới khi bắt đầu trên 40 tuổi thì nên đi kiểm tra sức khỏe với tần suất 6 tháng/lần. Đặc biệt, với một số người có những nguy cơ mắc bệnh cao như trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư thì cần đi tuân thủ kiểm tra sức khỏe định kỳ, ngay cả khi không có biểu hiện bệnh. Bởi một số loại ung thư cũng được coi là bệnh có tính chất di truyền.

 

Sở Y tế Lâm Đồng thông tin chính thức vụ sản phụ tử vong

http://baotintuc.vn/xa-hoi/so-y-te-lam-dong-thong-tin-chinh-thuc-vu-san-phu-tu-vong-20170827195707847.htm

http://nld.com.vn/thoi-su/mot-san-phu-tu-vong-bat-thuong-nguoi-nha-phan-ung-20170827194903957.htm

Chiều 27/8, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Bạch Yến cho biết: Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện báo cáo vụ việc, họp chuyên môn liên quan đến vụ sản phụ tử vong vào chiều 26/8 tại thị trấn Đơn Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Theo thông tin nhanh từ Sở Y tế, sản phụ tên C.T.P, sinh năm 1987, ngụ tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, mang thai lần 2, đủ tháng, nhập Trung tâm y tế Đơn Dương lúc 15 giờ ngày 25/8, đã được khám, xét nghiệm, siêu âm và theo dõi. Đến sáng 26/8, sản phụ đột ngột có diễn biến bất thường như thở nấc, nhịp tim rời rạc, mạch quay không bắt được sau khi vỡ ối; được chẩn đoán suy hô hấp, suy tuần hoàn nghi tắc ối. Ngay sau đó, Trung tâm y tế Đơn Dương đã tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực, chỉ định giác hút khi phát hiện có dấu hiệu suy thai (bé gái 2,9 kg, ngạt, đã được hồi sức tích cực, sau hồi sức tình trạng ổn). Sau sinh 20 phút, sản phụ bị băng huyết, tiếp tục hồi sức tích cực, đồng thời đề nghị hỗ trợ từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, xin ý kiến hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ. Sau thời gian hồi sức nội khoa đã chuyển bệnh nhân vào phòng mổ và tiến hành phẫu thuật cắt tử cung toàn phần. Tổng số sử dụng 9 đơn vị máu do nhân viên Trung tâm y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ. Sau mổ, mạch, huyết áp của sản phụ có cải thiện và được tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng vào lúc 15 giờ cùng ngày.

Tuy nhiên do mất máu nhiều, mặc dù được tiếp tục hồi sức, điều trị tích cực, sản phụ đã tử vong sau đó. Chiều 27/8 Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm và bàn giao thi thể sản phụ cho gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Theo lãnh đạo Sở Y tế, khi sự việc xảy ra, ngành đã chỉ đạo Trung tâm y tế  Đơn Dương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tích cực tối đa trong việc hồi sức, cấp cứu cho cháu bé. Hiện nay, cháu bé đang được tiếp tục theo dõi chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng.

 

4 điều nhất định phải làm tránh 'tiền mất tật mang' khi phẫu thuật thẩm mỹ

http://baotintuc.vn/suc-khoe/4-dieu-nhat-dinh-phai-lam-tranh-tien-mat-tat-mang-khi-phau-thuat-tham-my-20170826193305393.htm

Chọn cơ sở uy tín, làm các xét nghiệm hay khai báo cụ thể về tình hình sức khỏe của mình... trước khi phẫu thuật để đảm bảo không bị biến chứng, thậm chí là tử vong khi đi phẫu thuật thẩm mỹ.

Không chỉ có chị em phụ nữ có nhu cầu đi phẫu thuật thẩm mỹ mà ngay cả "cánh mày râu" cũng tìm đến các trung tâm thẩm mỹ để giúp mình có được một vóc dáng, khuôn mặt hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, để tránh "tiền mất, tật mang", thậm chí có thể mất mạng, khi đi phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ khuyên bạn nên chú ý tới 4 tiêu chí quan trọng sau:

Trước nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của cả nữ giới lẫn nam giới, các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ "mọc lên như nấm sau mưa". Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn thành phố có 185 cơ sở khám chữa bệnh có loại hình phẫu thuật thẩm mỹ, bao gồm: 7 bệnh viện công lập có khoa hoặc đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ, 13 bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 9 bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa phẫu thuật thẩm mỹ, 2 bệnh viện chuyên khoa tư nhân có đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ, 4 phòng khám đa khoa tư nhân có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ và 150 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Với sự đa dạng về loại hình hoạt động, các cơ sở đã đáp ứng nhu cầu của người dân về phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ.

Bên cạnh những cơ sở được cấp phép, vẫn còn tồn tại rất nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ "chui", bởi vậy trước khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cần tìm hiểu trước về cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đó có được cấp phép thực hiện những dịch vụ bạn muốn thực hiện. Một thẩm mỹ viện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế phải đảm bảo các tiêu chí như cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ uy tín, nhiều kinh nghiệm; quy trình dịch vụ thẩm mỹ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; trang bị máy móc, công nghệ thẩm mỹ tiên tiến. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tính mạng bạn cũng cần tìm hiểu xem cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đó có liên kết với bệnh viện nào không.

Tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố tiên quyết để xác định độ an toàn của phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó, trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, ban cần phải thật tỉnh táo khi chọn bác sĩ phẫu thuật cho mình, như người phẫu thuật cho mình có phải bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không vì hiện nay có một số thẩm mỹ viện sử dụng những người không phải bác sĩ đứng ra phẫu thuật; bác sĩ đó có chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật thẩm mỹ không; có giấy phép phẫu thuật thẩm mỹ hay không. Bạn có thể tìm hiểu kỹ về tay nghề của bác sĩ đó qua những hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật với những ca đã được họ thực hiện.

Nếu nghi ngờ cơ sở hành nghề khám chữa bệnh không phép, bạn hãy vào cổng tra cứu thông tin của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh theo địa chỉ medinet.gov.vn có tích hợp phần mềm ứng dụng “Cổng tra cứu thông tin hoạt động khám chữa bệnh” giúp cho người dân và các tổ chức tra cứu nhanh về 2 điều kiện tối thiểu bắt buộc cho một cơ sở hành nghề khám chữa bệnh là giấy phép hoạt động của cơ sở và chứng chỉ hành nghề của người hành nghề.

Việc thăm khám trước mỗi cuộc phẫu thuật là điều rất cần thiết và không thể thiếu. Theo các bác sĩ, để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật thẩm mỹ, dù là làm tiểu phẫu hay là mổ lớn thì cần phải thăm khám sức khỏe để đảm bảo cho bản thân và bạn cần phải thông báo cho các bác sĩ các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh mãn tính...

Người tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tiến hành các bước kiểm tra cơ bản như: siêu âm, chụp x-quang, kiểm tra huyết áp... Trong đó, xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật thẩm mỹ được coi là bước quan trọng nhất, đánh giá được toàn bộ thể trạng và bệnh lý nội khoa mà người tham gia phẫu thuật mắc phải như: chỉ số tế bào máu, các bệnh lý lây nhiễm, rối loạn đông máu và nguy cơ xảy ra các biến chứng của cuộc phẫu thuật.

Với những đối tượng đang mắc phải một vài bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, dị ứng thuốc, chức năng gan, thận kém... có thể gặp phải những biến chứng, rủi ro làm ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình phẫu thuật.

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng riêng phẫu thuật thẩm mỹ mũi thì có nâng mũi bằng chỉ, bằng sụn tự thân, sụn nhân tạo, tiêm filler chất làm đầy... Mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, do đó trước khi tiến hành một ca phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu quy trình, các loại phẫu thuật thẩm mỹ để chọn cho mình những chương trình phù hợp. Việc tìm hiểu này sẽ giúp bạn nhận biết được những ưu điểm khuyết điểm của các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ này.

Bộ Y tế đã quy định, với những dịch vụ thẩm mỹ có gây mê đều phải được thực hiện tại bệnh viện, nơi có đủ những điều kiện y tế đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Với những tiểu phẫu thông thường sẽ tiến hành ở những phòng phẫu thuật của cơ sở thẩm mỹ được cấp phép đầy đủ.

Việc tìm hiểu rõ về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ giúp bạn biết được mình với những phẫu thuật nào cần gây mê và những phẫu thuật nào cần gây tê để yêu cầu bác sĩ và cơ sở thực hiện đúng quy định.

 

Xử phạt hàng loạt thực phẩm chức năng giả

http://laodongthudo.vn/xu-phat-hang-loat-thuc-pham-chuc-nang-gia-58925.html

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ ngày 17/8 - 24/8, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là trên 191 triệu đồng.

Theo đó, nằm trong danh sách xử phạt là công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế USA, địa chỉ: 61A1 Khu đô thị Đại Kim Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Số tiền phạt: 84 triệu đồng với hành vi: Sản xuất 2 lô hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, gồm: Lô sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ARGININ B.COMPLEX EXTRA, số lô: 020916 NSX: 02/09/2016 HSD: 02/09/2019 và Lô sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anphavit calci nano, số lô: 020417 NSX: 07/04/2017 HSD: 07/04/2020); Sản xuất 1 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pediasure ăn ngon ngủ tốt, số lô SX: 010117 NSX: 11/01/17, HSD: 11/01/20 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Ngoài ra, công ty cũng sử dụng 20 người lao động không mang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định; Không có đủ trang thiết bị phù hợp theo quy định để bảo quản các loại thực phẩm.

Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Pháp Âu, Địa chỉ: Số nhà 28, ngách 562/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội bị phạt 3.550.000 đồng với hành vi: Buôn bán lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu, số lô: 261015, NSX: 26/10/15; HSD: 26/10/18, là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có kết quả kiểm nghiệm âm tính với Trinh nữ hoàng cung).

Công ty Cổ phần Dược Viko 8 - Pháp, Địa chỉ: Lô 11, liền kề 20, KĐT Văn Khê, Phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội, bị phạt 35.397.400 đồng với hành vi sản xuất lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu, lô sản xuất: 261015, NSX: 26/10/15; HSD: 26/10/18 là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có kết quả kiểm nghiệm âm tính với Trinh nữ hoàng cung).

Công ty cổ phần dược và thiết bị y tế Hà Tây; Địa chỉ: Số 10 Ngõ 4, phố Xốm, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, bị phạt 8 triệu đồng với hành vi: Sản xuất lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA, lô SX: 191216, NSX:17/12/16, HSD: 17/12/19 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Công ty TNHH Dược phẩm VINASANCO; Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 03, ngõ 107/1/3 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội bị phạt trên 60 triệu đồng với hành vi bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA, lô SX: 191216, NSX:17/12/16, HSD: 17/12/19 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA.

Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định thu hồi hiệu lực 1 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 627/QĐ-ATTP ngày 23/8/2017 đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA của Công ty TNHH Dược phẩm VINASANCO (địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 03, ngõ 107/1/3 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội)

 

TP.HCM ra quân phòng chống sốt xuất huyết

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170827/tphcm-ra-quan-phong-chong-sot-xuat-huyet/1376083.html

Sáng 27-8, Sở Y tế phối hợp Sở Tài nguyên - môi trường, Thành đoàn TP.HCM ra quân “Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM” tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.Xã Vĩnh Lộc B là một trong những điểm nóng về bệnh sốt xuất huyết của thành phố. Chỉ tính riêng số ca sốt xuất huyết của xã Vĩnh Lộc B đã chiếm hơn 30% số ca sốt xuất huyết của toàn huyện Bình Chánh.Thời gian qua, tuy đã có nhiều hoạt động phòng chống dịch nhưng các nguy cơ xảy ra dịch vẫn chưa xử lý hết.Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết đây là đợt hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ các vật có thể chứa nước, xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ, nhằm đảm bảo hiệu quả của phun hóa chất diệt muỗi.

Chiến dịch bao gồm các hoạt động truyền thông đại chúng, hoạt động của các đội diệt lăng quăng vận động đến tận nhà dân tại mỗi khu phố, ấp.Cùng với đó, các hoạt động kiểm soát các điểm nguy cơ khác sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến Tết Nguyên đán 2018 trên toàn thành phố.Theo ông Bỉnh, trong 8 tháng đầu năm 2017, thành phố đã phát hiện hơn 12.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, tăng 26% so với cùng kỳ 2016.  Ngay sau lễ ra quân, đoàn cũng đã đi kiểm tra tình hình diệt muỗi, diệt lăng quăng  tại một số khu vực trên địa bàn xã.

 

Cảnh báo viêm não virus

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/canh-bao-viem-nao-virus-377965

Bộ Y tế cảnh báo, bệnh viêm não virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền, trong đó có các bệnh viêm não virus.

Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, đờ đẫn, hôn mê…Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng.

Các căn nguyên gây viêm não thường là các virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các virus khác mà ta chưa biết rõ,… Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus nên việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm.

Theo các bác sĩ, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus ở nước ta. Từ trước những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não virus chủ yếu là virus viêm não Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, virus Coxsackie là một chủng siêu vi ở đường tiêu hóa, có khả năng gây nhiều loại bệnh cho trẻ em như hội chứng viêm não vô khuẩn, bệnh cúm mùa hè, bệnh tay - chân - miệng, viêm cơ tim... Căn bệnh này ghi nhận rải rác quanh năm nhưng thường số ca mắc tăng cao trong những tháng hè. Bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, tay, bị mắc động kinh,…

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, biểu hiện lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu có khi hết sốt mà vẫn đau đầu. Cũng có trường hợp trẻ nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy.

Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp. Trường hợp nặng bé co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê. Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh.

Vì thế, BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, bất kể trường hợp nào sốt, viêm đường hô hấp kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn cần phải được theo dõi để phát hiện sớm bệnh viêm não virus, điều trị sớm phòng nguy cơ các di chứng thần kinh để lại cho trẻ do virus viêm não tấn công. Mặt khác, do virus này sinh sản nhanh trong đường tiêu hóa, không bị tiêu diệt bởi môi trường acid của dịch dạ dày nên trẻ em thường dễ bị nhiễm hơn người lớn do lây nhiễm qua đường ăn uống, tiếp xúc...

Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số mắc rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2016, số mắc viêm não Nhật Bản cả nước giảm 11,4%, tuy nhiên hiện nay đang vào mùa dịch nên để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch; Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Bên cạnh đó phải nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê …) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết đường lây nhiễm virus Coxsackie chủ yếu là qua phân và miệng mặc dù trong một số trường hợp virus có thể lây qua nước bọt và đờm rãi li ti bay trong không khí từ bệnh nhân khác. Các vật dụng cá nhân như dụng cụ, vị trí mà trẻ nằm thay tã lót, đồ chơi trẻ em đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân có chứa virus cũng có thể là nguyên nhân truyền bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân và đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương (co giật, li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê, kém vận động…) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Viêm não do virus xuất hiện quanh năm, mùa dịch vào các tháng hè và đỉnh điểm là tháng 6-8. Cục trưởng Y tế dự phòng dự báo bệnh sẽ gia tăng trong thời gian tới. Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện sớm, chữa kịp thời thì sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, tay, bị mắc động kinh, điếc, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập…, và có tỉ lệ tử vong từ 10% đến 15%.

Ông Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo người dân phải giữ gìn vệ sinh chung; thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường vệ sinh cá nhân. Các bậc phụ huynh nên chú ý, khi các bé có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, khó thở... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trong trường hợp nghi ngờ, để khẳng định bệnh, bác sĩ sẽ phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định căn nguyên, điều trị sớm, tránh tình trạng phát hiện muộn, trẻ có nguy cơ để lại di chứng thần kinh. 

 

Cơm trắng được giải oan "tội gây ra đái tháo đường"

http://infonet.vn/com-trang-duoc-giai-oan-toi-gay-ra-dai-thao-duong-post235387.info

Bệnh đái tháo đường tuyp 2 là bệnh nguy hiểm, tiến triển âm thầm và đang là căn bệnh có mức tăng kinh khủng nhất lên tới 300 %.

GS TS Thái Hồng Quang, Phó chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo, tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng cho kinh tế xã hội, chi phí để điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường đã chiếm 5-10% kinh phí chi cho săn sóc y tế chung trên toàn thế giới .

Một thực tế đáng lo ngại là trong cộng đồng có hơn 60% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh...

Các công trình nghiên cứu về dịch tễ học trong 30 năm qua đã cho thấy bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên không ngừng. Nếu năm 1985, ước đoán có 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường, một thập kỷ sau, con số này đã là 150 triệu người. Cho tới hôm nay, theo số liệu của IDF số người bị đái tháo đường đã vượt qúa 285 triệu. Cho dù các hoạt động phòng chống bệnh này có hiệu quả, IDF cũng tiên đoán tổng số người bị đái tháo đường sẽ là 435 triệu vào năm 2030.Ở nước ta, nếu như năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh này chỉ từ 1,1 đến 2,5%, thì nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy ; tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30-60 ở nước ta là 5,7% ,ở một số thành phố và khu công nghiệp lớn tỷ lệ này còn cao hơn từ 7-10% .

Có bố và mẹ đều mắc đái tháo đường tuyp 2, chị Lê Thị Bạch Tuyết trú tại Hoàng Văn Thái, Hà Nội luôn luôn lo lắng mình sẽ bị bệnh này trong tương lai. Chị Tuyết kể bố mẹ bị bệnh này vất vả lắm, cắt móng chân không cẩn thận cũng đi viện như chơi, có lần mẹ chị mổ ở viện người ta 4 ngày ra viện còn mẹ chị nằm cả tháng mới được ra viện. Đó là chưa kể đái tháo đường gây ra đủ thứ bệnh.Từ ngày bố mẹ bị bệnh, chị Tuyết li hôn về sống cùng ông bà và gia đình chị rất ít ăn cơm trắng. Buổi tối, hai con của chị mỗi cháu cũng chỉ ăn 1 chén cơm nhỏ, còn cả nhà chỉ ăn rau xanh, hoa quả.

Chị Tuyết cho biết chị được người ta nói cơm trắng là thủ phạm gây tiểu đường nên đành gác cơm sang một bên và chỉ dùng các loại thực phẩm có chứa glucose khác.

Nói tới cơm trắng gây tiểu đường, TS Nguyễn Khánh Hoà - bác sĩ Việt sinh sống và nghiên cứu tại Canada cho biết mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2, tuy nhiên y học hiện đại cũng vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính xác của bệnh cũng như cách điều trị dứt điểm.

Đái tháo đường type 2, diễn biến của bệnh khá thầm lặng khởi đầu là do các tế bào của cơ thể như tế bào mỡ, tế bào gan, tế bào cơ bị giảm đáp ứng với insulin làm cho tuyến tụy tăng tiết insulin để bù đắp.Nhiều người cho rằng ăn cơm trắng dễ gây tiểu đường và nói không với cơm là quan niệm sai lầm.

Bác sĩ Hoà cho biết gạo trắng làm sạch hết phần vỏ trấu của gạo đi rồi nên nhiều tinh bột hơn, gạo trắng chứa năng lượng cao nên người ta cho rằng nó là thủ phạm gây tiểu đường nhưng thực tế nguyên nhân gây đái tháo đường lại là thừa cân, ăn nhiều năng lượng, giảm vận động.

Nếu nói cơm gây tiểu đường TS Hoà cho biết người dân ở nông thôn ăn gạo trắng nhiều gấp 3 – 4 lần người sống ở thành thị, nhưng tỷ lệ đái tháo đường của nông dân thấp chỉ 1-2% trong khi đái tháo đường ở thành thị thì lên tới 10%.

Gạo trắng (4 calories/1g) lại là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao, thậm chí cao hơn so với bánh mì Pháp (3 calories/1g). Đái tháo đường có liên quan đến việc mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể nên ăn gạo trắng nhiều thì nguy cơ sẽ thừa năng lượng nhiều. Ăn cơm trắng lười vận động sẽ dẫn đến thừa năng lượng và có nguy cơ gây đái tháo đường hơn chứ không phải chính cơm mới gây đái tháo đường.

TS Hoà cho biết, quan trọng nhất là phải vận động để phòng dư thừa năng lượng, tích mỡ gây rối loạn, giảm khả năng thu nhận các phân tử đường của tế bào làm cho tuyến tụy nội tiết phải làm việc mạnh hơn, tiết ra nhiều insulin hơn để giúp cho các phân tử đường thâm nhập vào tế bào.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của nó; bằng cách duy trì cân nặng lí tưởng và tăng cường hoạt động thể lực - Các nghiên cứu của Phần Lan, Hoa Kì, Trung quốc ... và cả ở Việt Nam đã khẳng định điều đó.

 

Cứu sống bệnh nhân bị rắn hổ đất cắn

http://suckhoedoisong.vn/cuu-song-benh-nhan-bi-ran-ho-dat-can-n135643.html

Ngày 24/8/2017, các BS Khoa Cấp cứu BVĐK Trung ương Cần Thơ vừa tiếp nhận bệnh nhân Võ Ngọc Đ. sinh năm 1972, địa chỉ Phụng Hiệp - Hậu Giang được Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy chuyển đến trong tình trạng lơ mơ, thở co kéo cơ hô hấp,

đồng tử 3mm hai bên phản xạ ánh sáng kém, yếu tứ chi, sưng nề bầm tím mu bàn tay phải. Trước đó khoảng 2 giờ, bệnh nhân bị rắn hổ đất cắn vào mu bàn tay phải sau đó sưng nề nhiều, khó thở nên gia đình nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Cấp cứu nhanh chóng đặt nội khí quản bóp bóng đồng thời chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thực hiện thông khí nhân tạo thâm nhập (thở máy) và điều trị với chẩn đoán: Suy hô hấp cấp do rắn hổ cắn.

Qua điều trị tích cực tại bệnh viện, hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được chuyển đến Khoa Ngoại Chấn thương - Chỉnh hình chăm sóc vết rắn cắn trên tay phải.

 Điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, đầu trán, nách, lưng ngực… tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt 20 năm "khổ sở" với Hen suyễn, Đờm ho, Khó thở vì không biết tới Lá Hen

Theo BSCKI. Nguyễn Hữu Tài - Trưởng kíp trực Khoa Cấp cứu BVĐK Trung ương Cần Thơ - bác sĩ trực tiếp cấp cứu bệnh nhân cho biết: Rắn cắn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bệnh nhân có thể tử vong tại chỗ nên cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Kết quả điều trị có thể hồi phục hoàn toàn, đôi khi để lại di chứng cụt chi do bị hoại tử từ vết rắn cắn phụ thuộc vào việc sơ cứu đúng cách hay không và thời gian di chuyển đến bệnh viện.

Sơ cứu rắn cắn đúng cách nhằm làm chậm hấp thu nọc rắn, bảo tồn tính mạng người bệnh và ngăn biến chứng trước khi đến bệnh viện. Bất động chi bị cắn bằng nẹp gỗ hay vải treo thấp hơn tim và hạn chế di chuyển chi bị cắn. Trấn an bệnh nhân tránh hốt hoảng, lo sợ.

Đối với vết cắn của rắn hổ: Băng ép bất động, băng thun quấn từ nơi bị cắn lên, vừa chặt đủ để lách ngón tay giữa các lớp băng quấn, cần bắt được mạch đập sau đó dùng thêm nẹp gỗ để cố định giống như cố định chi bị gãy.

Đối với vết cắn của rắn lục: Chỉ nên ép gạc tại nơi vết thương. Tránh garo, rạch, hút, chườm lạnh, đắp thuốc.

Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mổ nội soi thành công cho hàng chục bé trai bị ẩn tinh hoàn trong ổ bụng

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi-mo-noi-soi-thanh-cong-cho-hang-chuc-be-trai-bi-an-tinh-hoan-trong-o-bung-223690.html

Trong 2 tháng 7 và 8/2017, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành mổ cho hàng chục cháu bé bị ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.Được biết, đa phần những cháu bé bị ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ được phát hiện từ nhỏ nhưng gia đình không đưa đi mổ sớm. Sở dĩ như vậy vì bố mẹ có tâm lý sợ con đau, nghe đồn thổi là theo dõi để tinh hoàn tự xuống... dẫn đến để lâu tinh hoàn teo nhỏ, nằm cao gây khó khăn cho phẫu thuật.Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mổ nội soi thành công cho hàng chục bé trai bị ẩn tinh hoàn trong ổ bụng Các bác sĩ đang mổ nội soi cho những bệnh nhi bị ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.

Theo chia sẻ của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội: “Muốn phát hiện sớm căn bệnh này phụ huynh cần lưu ý, khi sờ bìu của con mà không thấy 1 hay 2 tinh hoàn phải đi khám ngay. Không để lâu tinh hoàn sẽ bị teo, xoắn thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, ung thư hóa gây ảnh hưởng tới tính mạng hoặc vô sinh, yếu sinh lý khi tới tuổi trưởng thành”.Bác sĩ Liên cũng cho biết thêm: “Thứ 5 ngày 24/8 vừa mổ 1 ca tinh hoàn lạc chỗ tại nếp bẹn đùi, 1 ca ẩn tinh hoàn trong ổ bụng. Bố mẹ đều để con tới trên 5 tuổi mới đưa đi mổ dù được bác sĩ nhi tư vấn mổ từ nhỏ”.

Thông thường trẻ được mổ phiên có chuẩn bị: Nhịn ăn uống trước mổ trên 6 giờ. Sau mổ trẻ có thể ăn uống được ngay, đi lại tại giường. Sau mổ 12-24 giờ là có thể xuất viện vì ít đau.

"Về việc chăm sóc và vệ sinh vết mổ tại nhà: bố mẹ có thể tự làm (nếu được nhân viên y tế: bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn) vì vết mổ nhỏ, dùng chỉ tự tiêu không phải cắt chỉ; thay bằng ngày 1 lần”, bác sĩ Liên lưu ý.

Theo bác sĩ Liên: “Với những trường hợp phụ huynh phát hiện con mình bị ẩn tinh hoàn hay tinh hoàn lạc chỗ nên mổ càng sớm càng tốt. Thứ nhất nếu mổ sớm sẽ tỷ lệ hạ thành công xuống bìu càng cao, trẻ càng lớn mổ càng khó. Thứ hai tỷ lệ teo tinh hoàn sau mổ sẽ thấp, tỷ lệ tinh hoàn phát triển bình thường cao nếu được mổ sớm”.

Đồng thời, tuổi mổ ở trẻ phụ thuộc vào khả năng gây mê hồi sức của bệnh viện, các trung tâm y tế lớn. Đặc biệt khuyến cáo mổ trước 2 tuổi (tầm 12-24 tháng).

Phụ huynh có thể tự khám cho con cháu của mình đơn giản bệnh lý tinh hoàn lạc chỗ, ẩn tinh hoàn như sau: nhìn bìu lép hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở bìu là có thể chẩn đoán là tinh hoàn bị lạc chỗ, ẩn tinh hoàn.

Nếu không có tinh hoàn ở bìu thì vuốt nhẹ bằng 2 ngón tay theo ống bẹn có thể thấy khối tròn di chuyển thì đó có thể là tinh hoàn ở ống bẹn, nếu ống bẹn không có tinh hoàn thì có thể ẩn trong ổ bụng…. Khi đó nên cho trẻ đi khám ngay.

 

Thuốc giả, chuyện lớn chứ không nhỏ

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/thuoc-gia-chuyen-lon-chu-khong-nho-223660.html

Đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Australia, Canada, New Zealand và các nước EU..., thuốc giả chiếm tỷ lệ thấp, chưa đến 1%. Còn ở các nước đang phát triển như nước ta, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng từ 10-30% thuốc bán trên thị trường có thể là thuốc giả; một số nghiên cứu khác cho rằng tỷ lệ này còn cao hơn.Thuốc giả ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường thì chắc chắn không sao phát hiện được.

Thuốc giả, bao gồm cả thực phẩm chức năng (TPCN) giả, không chỉ là mối nguy ở nước ta mà trên toàn thế giới. WHO đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về thuốc giả như sau: "Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả". Như vậy, thuốc giả- theo WHO- bao hàm cả thuốc kém chất lượng là thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đủ hàm lượng mà ở ta, trong thời gian qua nhiều thuốc bị thu hồi vì vi phạm loại này.

Hoạt chất có trong thuốc chính là dược chất có tác dụng chữa bệnh, do không chứa dược chất hoặc có chứa nhưng không đủ hàm lượng (như viên thuốc paracetamol đáng lẽ phải chứa đủ 500 mg dược chất paracetamol, khi kiểm nghiệm lại chứa dược chất thấp hơn mức quy định, gọi là không đủ hàm lượng và bị quy là kém chất lượng), nên dùng thuốc giả người dùng thuốc sẽ không hết bệnh và bệnh càng ngày càng nặng thêm.

Nguy hại hơn là thuốc giả chứa "sai hoạt chất" mà hoạt chất sai đó nếu là độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong.Cách đây không lâu, một số nước Châu Phi đã xảy ra tình trạng thuốc dành cho trẻ chứa tá dược lẫn tạp chất là độc chất propylene glycol làm cho nhiều trẻ con bị tử vong.

Tóm lại, thuốc giả luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển.

Thuốc giả có thể chia thành 6 loại có liên quan đến hình thức giả mạo và mức độ giả mạo của chúng, như: sản phẩm không có hoạt chất chữa bệnh, sản phẩm có hàm lượng hoạt chất chữa bệnh không đúng, sản phẩm có hoạt chất sai, sản phẩm có lượng hoạt chất chữa bệnh đúng nhưng có bao bì giả nhái lại sản phẩm nguyên bản (mạo danh nhà sản xuất/nước sản xuất, xuất xứ thuốc thật bị làm giả), sản phẩm có nồng độ hoạt chất không tinh khiết, sản phẩm nhiễm bẩn chứa độc chất đến mức nguy hiểm.

Khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc giả phổ biến ngày càng nhiều. Bên cạnh các thuốc giả không chứa dược chất hoặc có chứa nhưng không đủ hàm lượng gây hại cho người dùng thuốc là chính, còn có thuốc giả được sản xuất ra các sản phẩm tương tự một cách tinh vi, giống y thuốc thật mà mắt thường rất khó phân biệt được.

Thuốc thường bị làm giả là thuốc thuộc loại nổi tiếng và đang được tiêu thụ số lượng lớn như thuốc trị rối loạn cương ở nam giới là thuốc Viagra hay Cialis. Nhưng các thuốc thuộc loại lâu đời trị các bệnh xã hội và cũng được tiêu thụ với số lượng rất lớn như thuốc trị sốt rét, thuốc kháng lao… cũng bị làm giả. Thuốc trị ung thư cũng có thể bị làm giả vì đắt tiền và người bệnh ung thư dễ bị tử vong và thường được cho là do bệnh chứ không do thuốc.

Phát hiện thuốc giả là một việc rất khó. Vì với kỹ thuật công nghệ sản xuất tinh vi, hiện đại, việc phát hiện thuốc "giả mà như thật" như hiện nay là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng, kể cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Để nhận biết một cách chắc chắn một thuốc giả, cần phải lấy mẫu thuốc đem về phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm đánh giá. Việc kiểm nghiệm này phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của các trung tâm kiểm nghiệm hoặc viện kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm với đầy đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất... theo quy định của Bộ Y tế nước ta hoặc WHO.

Đối với người tiêu dùng, có thể tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:

- Chỉ mua thuốc tại nhà thuốc, nếu là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" (GPP) càng tốt. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay.

- Khi mua thuốc cần quan sát kỹ món thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống. Nếu có sự nghi ngờ như bao bì đóng gói kém chất lượng, nhãn mác kém thẩm mỹ hơn so với trước đây, viên thuốc có sự khác biệt với thuốc quen dùng, mùi vị thuốc uống không như trước… thì có nguy cơ rất lớn là thuốc giả. Lúc này không nên dùng thuốc mà nên đem món thuốc đến nhà thuốc hỏi xem thực giả như thế nào.

Riêng vụ nhập thuốc trị ung thư giả của Pharma VN gây ồn ào những ngày qua thì không thể đòi hỏi người bệnh "thông minh" phát hiện và tự mình tránh dùng thuốc giả. Việc phát hiện, ngăn ngừa chỉ có thể thực hiện từ tấm lòng, đạo đức của các nhà chuyên môn là dược sĩ, bác sĩ và nhất là cơ quan nhà nước là Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y Tế.

 

Đình chỉ lưu hành kem bôi trực tràng, thuốc viên đặt ngoại nhập

http://laodongthudo.vn/dinh-chi-luu-hanh-kem-boi-truc-trang-thuoc-vien-dat-ngoai-nhap-58930.html

Ngày 26/8 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi với 3 thuốc ngoại nhập.

Theo đó, các thuốc bị thu hồi gồm: Proctolog (kem bội trực tràng), SĐK: VN2-71-16; Proctolog (kem bôi trực tràng), mỗi tuýp 20g SĐK VN-8247-09 và Protolog (viên đặt), SĐK: VN-6763-08.

Cục Quản lý Dược quyết định rút số đăng kí, đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc trên. Lý do là trước đó, cơ quan quản lý Y tế Pháp đã có quyết định rút giấy phép lưu hành và thu hồi các loại thuốc trên.

Cục Quản lý Dược giao công ty đăng kí phối hợp với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối thuốc thực hiện thu hồi và hủy toàn bộ thuốc. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác thu hồi và tiêu hủy các thuốc trên.

 

Trí tuệ nhân tạo vượt mặt bác sĩ Trung Quốc khi chẩn đoán bệnh

http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/tri-tue-nhan-tao-vuot-mat-bac-si-trung-quoc-khi-chan-doan-benh/20170827082610680p1c160.htm

Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo đưa ra chẩn đoán chính xác hơn và nhanh hơn bác sĩ ở Trung Quốc.

Vào ngày 20/8 vừa qua, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động cơ sở y tế đầu tiên sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy để chẩn bệnh. Hệ thống AI này đã lập tức chứng tỏ được khả năng vượt trội so với bác sĩ trong chẩn đoán bệnh, theo CCTV.

Trong vai trò chẩn đoán phụ, hệ thống AI có thể phân tích ảnh chụp CT ở phổi và chụp X quang ở tuyến vú người bệnh. Với một ảnh chụp CT phổi ngẫu nhiên, bác sĩ phát hiện ba khối u lành tính trong khi hệ thống AI phát hiện 5 khối u.

"Có thể tôi đã không chú ý đến khối u đó khi xem ảnh. Ngoài ra, kích thước khối u rất bé, chỉ 2-3 mm, khiến nó dễ bị nhầm với mạch máu", Deng Kexue, giám đốc khoa ảnh CT tại Bệnh viện tỉnh An Huy, nói.

Ngoài độ chính xác, khả năng phân tích ảnh của hệ thống AI cũng vượt bác sĩ. Deng mất gần 20 phút để xem trên 300 ảnh trong khi hệ thống AI chỉ cần vài giây để hoàn thành.

Theo Tao Xiaodong, bác sĩ chuyên khoa đứng đầu trung tâm, AI có thể hỗ trợ xem ảnh nhưng kết quả cần được bác sĩ chuyên khoa X quang xác nhận. Với sự hỗ trợ của AI, các bác sĩ sẽ có thêm thời gian để chăm sóc bệnh nhân.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang