Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trực 24/24h dịp Tết Dương lịch
http://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-yeu-cau-cac-co-so-y-te-truc-2424h-dip-tet-duong-lich/422842.vnp
http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/benh-vien-truc-24/24-dip-tet-duong-lich-2017-191194.html
Bộ Y tế vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tổ chức trực trong dịp nghỉ Tết Dương lịch. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân, đồng thời tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó các đơn vị trên cần tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, tại các điểm vui chơi, lễ hội. Về công tác cán bộ, các cơ sở y tế cần bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ để phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an, các lực lượng liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và phòng chống cháy nổ tại đơn vị.Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố quán triệt tới từng cán bộ trong đơn vị có trách nhiệm kiểm tra kỹ hệ thống phòng chống cháy nổ, tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết; nghiêm cấm việc thắp hương, đun nấu trong phòng làm việc đảm bảo phòng chống cháy nổ tại đơn vị, niêm phong toàn bộ cửa ra vào các phòng của đơn vị.
Các đơn vị trên cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời báo cáo về những vấn đề nổi cộm, đột xuất phát sinh xảy ra trong lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Bệnh viện Quốc tế Vinh phẫu thuật thành công ca bệnh hiếm gặp
U cuộn mạch là loại bệnh lý hiếm gặp, thường gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Thế nhưng, với trang thiết bị hiện đại, chuyên môn kỹ thuật cao, mới đây các bác sỹ giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Quốc tế Vinh đã phát hiện và phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Ông Nguyễn Song H. 65 tuổi, thỉnh thoảng thấy xuất hiện cơn đau chói từ ngón thứ 3 bàn tay phải và đặc biệt khi va chạm. Sau mỗi cơn đau, ông vẫn sinh hoạt bình thường nên không chú ý và đi khám. Tuy nhiên, các cơn đau dần xuất hiện càng liên tục và lan tỏa, ông H. đến Bệnh viện Quốc tế Vinh thăm khám.
Qua thăm khám lâm sàng, bác sỹ phát hiện có nốt màu xanh đậm dưới móng tay ngón 3 bàn tay phải, búng tay vào đầu ngón thì xuất hiện cơn đau. Để chẩn đoán chính xác, các bác sỹ đã chỉ định làm siêu âm và chụp MRI, kết quả cho thấy bệnh nhân có khối u cuộn mạch ở dưới móng tay ngón 3 bàn tay phải. Điều trị phẫu thuật là lựa chọn duy nhất khi đã có chẩn đoán xác định.
Bác sỹ CK II Lương Từ Hải Thanh - Bệnh viện Quốc tế Vinh cho biết: “U cuộn mạch là loại bệnh lý hiếm gặp, nên nhiều bác sỹ kể cả bác sỹ chuyên khoa thường bỏ sót. Biểu hiện chính của bệnh là những cơn đau khởi phát khi đầu ngón tay, ngón chân bị kích thích bởi cơ học hay nhiệt độ. Đây là cơn đau nhói lan từ đầu chi nơi có u cuộn mạch về phía gốc chi, cơn đau giảm dần và kết thúc nhanh; nó sẽ tái lập khi có kích thích mới. Bệnh nhân hoàn toàn không đau khi không có kích thích, chính vì vậy họ không mấy để ý đến bệnh tình của mình”.
Triệu chứng thường gặp là đau buốt vùng dưới móng, đặc biệt là khi chạm vào, móng có sọc… Để lâu, khối u lớn gây đau đớn nhiều, giảm chức năng vận động. Bệnh có khả năng tái phát, nhưng nếu lấy hết gốc u thì ít nguy cơ hơn.
“U cuộn mạch ở giai đoạn sớm, thường khó khăn trong chẩn đoán do tổn thương nhỏ và biểu hiện lâm sàng chưa thật rõ ràng nên thường được phát hiện muộn. Vì vậy, bệnh nhân nên đi khám, chữa bệnh nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe”
U cuộn mạch dưới móng khá thường gặp, có thể xảy ra ở cả ngón tay lẫn ngón chân. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, khối u lớn gây đau đớn nhiều, giảm chức năng vận động. Hiện không có cách phòng ngừa căn bệnh u cuộn mạch. Mặt khác triệu chứng bệnh thời gian đầu giống với các bệnh lý khác như u màng gân, u thần kinh, viêm mô dưới móng... Vì vậy khi có triệu chứng đau buốt vùng dưới móng, đặc biệt là khi chạm vào, móng có sọc… người bệnh nên đến khám sớm đúng chuyên khoa để được xử lý u.
Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 200 căn bệnh
http://www.baogiaothong.vn/ruou-bia-la-nguyen-nhan-gay-ra-hon-200-can-benh-d182212.html
Bộ Y tế cho biết, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 200 bệnh.
Những người uống bia, rượu có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn người ít hoặc không sử dụng rượu, bia. Chiều 27/12, tại hội thảo cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu bia, ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 bệnh (tổn thương gan, suy gan, xơ gan, tim mạch, các bệnh tâm thần, tiêu hóa, tổn thương hệ miễn dịch...) và gián tiếp gây ra khoảng 200 bệnh khác.Đáng báo động, tình trạng sử dụng rượu bia ngày càng trẻ hóa và phổ biến ở nhóm tuổi vị thành niên. Điều tra gần 3.500 học sinh lớp 8-12 tại 50 trường trên toàn quốc cho thấy, có 33% nam giới và 17% nữ giới đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn (tương đương một cốc bia hơi).Nếu tính mức độ tiêu thụ là 3,4 tỷ lít bia/năm, thì mỗi năm cả nước bỏ ra khoảng 60 nghìn tỷ đồng để mua bia. “So với thế giới, giá rượu bia của Việt Nam gần như thấp nhất. Giá một thùng bia của Việt Nam chỉ tương đương với một lon bia (500 ml) ở Anh. Điều này càng làm gia tăng nhu cầu sử dụng rượu bia”, ông Bắc lý giải.
Tin mới vụ bé 4,9kg tử vong sau sinh: Đã xác định nguyên nhân tử vong của trẻ
"Một bà mẹ chỉ nặng 42kg sinh một đứa trẻ 5kg đã là một dấu hiệu bất thường rồi. Cháu bé tử vong là do có bệnh lý bẩm sinh về rối loạn chuyển hóa đường", Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, vấn đề bệnh tật của cháu bé cũng như diễn biến sau khi cháu được đưa đến bệnh viện tuyến trên cấp cứu như thế nào, gia đình đều đã nghe phía Bệnh viện Xanh Pôn giải thích rất rõ. Đó là do cháu bé viêm phổi nặng do sặc sữa, cùng với đó là bị rối loạn chuyển hóa.
Còn vấn đề người nhà bệnh nhân kéo đến bệnh viện đòi làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc cháu bé tử vong, ông Đông cho biết, ban lãnh đạo bệnh viện cùng các bác sĩ chuyên môn đã làm việc và giải thích thông tin như trên tuy nhiên gia đình không nhất trí với quan điểm đó mà làm rùm beng.
“Thực chất viêm phổi sơ sinh do sặc sữa đa phần đều cấp cứu thành công. Có điều cháu bé này bị rối loạn chuyển hóa nhưng chưa phát hiện ra. Khi chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn một ngày sau đó mới phát hiện ra và sau đó đã tử vong”, ông Đông chia sẻ.
Về phía Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Thường cho biết bệnh nhi tử vong do rối loạn chuyển hóa đường. Hơn nữa, theo nguyên tắc đường huyết của người dưới 2,6 mnol/l đã có thể gây tổn thương não nhưng trường hợp bệnh nhi này đường huyết chỉ có 0,03 mnol/l.
“Trong 24 tiếng nằm tại Bệnh viện Xanh Pôn, bệnh nhi một tay truyền đường, một tay xét nghiệm đường máu gần 10 lần nhưng lần cao nhất chỉ đạt 2,3 rồi lại tụt xuống. Theo tôi, một bà mẹ chỉ nặng 42kg sinh một đứa trẻ 5kg đã là một dấu hiệu bất thường rồi”, bác sĩ Thường nhấn mạnh.
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình Nguyễn Văn Đông cho biết, bệnh viện cũng đã báo cáo Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện cũng đã làm việc với gia đình nhưng gia đình không nhất trí nên giờ bệnh viện đang nhờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.
Liên hệ với Sở Y tế, ông Nguyễn Việt Cường – Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho rằng, hiện Sở đã nắm được vụ việc và đã yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong, cũng như thái độ của nhân viên y tế trong quá trình điều trị cho sản phụ để báo cáo Sở.
Lại thêm một bệnh nhân chết do sốc phản vệ
http://www.nguoitieudung.com.vn/lai-them-mot-benh-nhan-chet-do-soc-phan-ve-d52363.html
Trước đó, Bệnh viện Trí Đức (Hà Nội) đã làm chết hai người vì sốc phản vệ thì mới đây bệnh viện Đa khoa Long An cũng để xảy ra trường hợp tương tự.
Thông tin ban đầu, ngày 27/12, tại Bệnh viện Đa khoa Long An đã xảy ra một vụ chết người. Nạn nhân là em N.T.T.T (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) đang bị bệnh đau ruột thừa. Qua chuẩn đoán, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Long An đã xác định em bị nhiễm trùng tiêu hóa và được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh thuốc Taxibiotic (Cefotaxin). Tuy nhiên khoảng 5 phút sau khi dùng kháng sinh, em T. đã em tử vong do suy hô hấp tuần hoàn choáng phản vệ do thuốc.
Sau sự việc trên, bệnh viện đã báo cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân cái chết của em T. và thông báo cho gia đình biết. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm sáng tỏ.
Cậu bé bị dao đâm xuyên não đáng yêu khi đi tái khám
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/cau-be-bi-dao-dam-xuyen-nao-dang-yeu-khi-di-tai-kham-624933.bld
http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/bac-kan-bac-sy-de-quen-keo-trong-bung-benh-nhan-18-nam-191090.html
Tuy hơi yếu nửa người trái và chưa biết đi do di chứng sau lần bị dao đâm xuyên não, song cậu bé Dương Minh Phát vô cùng kháu khỉnh, đáng yêu và ngoan ngoãn trong lần tái khám định kỳ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM ngày 28.12.
Tròn 17 tháng tuổi, bé Dương Minh Phát nặng 12kg và ngoan ngoãn trong vòng tay mẹ. Cậu bé tỏ ra dạn dĩ và “hợp tác với bác sĩ”, thích thú hóng chuyện cùng mọi người.
Kết quả kiểm tra tổng thể của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, bé khỏe mạnh, nói tốt, chức năng biểu cảm bình thường. Đặc biệt, di chứng mà trước đây các bác sĩ khá lo ngại là động kinh và co giật đã không xảy ra. Tuy nhiên, cậu bé gặp vấn đề khó tránh khỏi là yếu ở phía trái người, đầu hơi niễng, chưa tự đi lại được.
Để khắc phục, cậu bé vẫn phải tập vật lý trị liệu thường xuyên trong 3 năm đầu đời. Chị Võ Thị Hồng Duyên - mẹ Phát - cho biết, ngoài các động tác vật lý trị liệu được các bác sĩ hướng dẫn, gia đình vẫn đưa bé đến trung tâm tập luyện thêm.
Như Lao Động đã thông tin, ngày 8.8.2015, bé trai Dương Minh Phát bị một người phụ nữ lạ mặt dùng dao đâm xuyên não khi cháu vừa ra đời được 11 ngày và đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Các bác sĩ bệnh viện đã băng bó, cố định con dao và chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã thực hiện ca mổ vô cùng căng thẳng để rút dao ra khỏi não cháu. May mắn, bé Phát đã vượt qua giai đoạn ngàn cân treo sợi tóc, song sau đó lại phải nhập viện 2 lần vì bệnh viêm màng não không rõ nguyên nhân. Phát phải trải qua thêm 2 ca mổ não nữa để lấy ổ nhiễm trùng trong não. Sau 3 ca mổ sinh tử, cậu bé phục hồi ngoài sức mong đợi.
Cứu sống bé gái sơ sinh có nội tạng "lộ thiên"
Ngay khi vừa được mổ đưa ra khỏi bụng mẹ, bé Caroline Trần đã được chuyển ngay sang bàn phẫu thuật tiếp theo để xử lý dị tật do toàn bộ nội tạng bé bị nằm ngoài ổ bụng.
Lần đầu mang thai, lại phát hiện thai dị tật hiếm gặp khiến toàn bộ nội tạng ở nằm ngoài ổ bụng, chị Đinh Thị Hà (25 tuổi, ở Hà Nội) đã vô cùng lo lắng, thậm chí nghĩ đến phương án xấu. Tuy nhiên, các bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City đã thuyết phục người mẹ dưỡng thai, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch chăm sóc và phẫu thuật ngay khi bé chào đời để có thể về nhà “mẹ tròn con vuông”.Sau 3 tuần chào đời, bé Caroline Trần đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện. Ôm bé trong lòng, chị Hà có lẽ không bao giờ quên quãng thời gian mang thai khi biết con bị dị tật: “Lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm, lòng tôi lúc nào cũng như lửa đốt, thậm chí còn sợ bé bị di truyền. Rất may là nỗi lo lắng này đã được giải tỏa sau khi được các bác sỹ Vinmec thăm khám và làm các xét nghiệm” Để không bỏ sót các dị tật tiềm ẩn, chị Hà đã được chọc ối xét nghiệm gen. Trên cơ sở xét nghiệm gen khẳng định không có bất thường, bác sĩ Hồ Trung Hiếu – người trực tiếp chăm sóc thai sản cho chị Hà đã tư vấn gia đình yên tâm dưỡng thai, theo dõi bé đến tuần thứ 38 để mổ lấy thai và phẫu thuật ngay sau sinh. Vậy là cuối tháng 10 vừa qua, 2 kíp phẫu thuật của đã sẵn sàng với 2 ca mổ liên tiếp cho bé Caroline Trần. Bé sinh mổ nặng 2,5kg; qua lỗ hở đường kính 4 x 5 cm, toàn bộ dạ dày, gan, ruột non, đại tràng và bàng quang của bé đều nằm ngoài thành bụng, đỏ bầm.
Ngay lập tức, bé được chuyển sang bàn mổ bên cạnh để kíp thứ 2 tiến hành hồi sức và mổ đặt túi silo. Ngoài tác dụng bảo vệ toàn bộ nội tạng, quai ruột cho bé, túi silo giúp tránh mất nước, điện giải và hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời, dưới tác dụng của trọng lực, thành bụng sẽ từ từ giãn ra và ruột được chui dần vào trong ổ bụng một cách tự nhiên nhất mà không gây chèn ép cho bé.
Dị tật khe hở thành bụng được coi là dị tật hiếm gặp ở Việt Nam. Quá trình mổ sửa chữa dị tật này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề phẫu thuật nhi và chăm sóc sơ sinh chuyên môn cao. Bởi trẻ bị khe hở thành bụng bẩm sinh có rất nhiều nguy cơ như phải thở máy kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng cao… Ngoài ra, sau khi ruột đã đưa trở lại ổ bụng, nguy cơ viêm ruột hoại tử kém hấp thu vẫn còn tiềm ẩn vì thành ruột đã tổn thương sau thời gian dài tiếp xúc với nước ối, trở nên “dày” và khó tiêu hóa thức ăn. Hiện nay phần lớn các trường hợp dị tật khe hở thành bụng ở Việt Nam sau khi sinh tại bệnh viện chuyên khoa sản thường được chuyển sang phẫu thuật tại bệnh viện chuyên khoa nhi khác. Thời gian và khoảng cách di chuyển đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử ruột, suy hô hấp… cho trẻ.
Việc được phẫu thuật đặt túi silo ngay sau sinh đã giúp em bé tránh được tối đa nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử ruột. Bác sĩ Trần Liên Anh – Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: “Tiên lượng trước được các nguy cơ rối loạn huyết động, kém hấp thu, viêm ruột và nhiễm trùng… ở các bé bị khe hở thành bụng bẩm sinh là rất cao, chúng tôi đã có kế hoạch theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh trong quá trình hồi sức trước và sau phẫu thuật. Ngoài ra, để giúp trẻ có sức đề kháng với bội nhiễm, việc điều trị kháng sinh dự phòng, chăm sóc vô trùng, cung cấp calo qua nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ cũng tiếp tục thăm dò các tạng để chắc chắn bé không mắc phải dị tật nào khác”.
Sau 10 ngày được chăm sóc tích cực tại Khoa Sơ sinh, toàn bộ ruột của bé Caroline Trần đã dần dần nằm gọn trong ổ bụng. Bé đã được mổ lần 2 tạo hình phục hồi thành bụng và có hình dạng hoàn toàn như một em bé bình thường. Bé dần biết ăn sữa, bài tiết bình thường và đã xuất viện với tình trạng ổn định, tiên lượng phát triển tốt.
Nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát cận Tết
http://phununews.vn/tin-tuc/nhieu-dich-benh-nguy-hiem-co-nguy-co-bung-phat-can-tet-112165/
Thời tiết Nam Bộ đang vào thời điểm giao mùa. Đây là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát.
Cùng với dịch bệnh do virus Zika đang lây lan, thời tiết Nam Bộ đang vào thời điểm giao mùa. Đây là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát như: sốt xuất huyết, cúm, tay chân miệng, sởi, rubella, viêm não, hô hấp. Ngành y tế TP.HCM đang khuyến cáo người dân cần thận trọng vì thời tiết này khiến các bệnh này lây lan nhanh, trong khi đó, lễ Tết là thời điểm tập trung đông người, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết: Từ đầu tháng 12 đến nay, mỗi ngày, thành phố phát hiện thêm 3 - 4 ca nhiễm virus Zika, thậm chí có ngày phát hiện cả chục ca. Đáng lo ngại, tháng 12 này lại xuất hiện 2 chùm ca bệnh quai bị tại 2 trường tiểu học trên địa bàn thành phố, với gần 50 trẻ mắc bệnh.
GS. Nguyễn Văn Tuấn: Sai sót y khoa là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Mỹ
Một trong những thông tin gây sốc trong năm 2016 (1) là những sai sót trong y khoa trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng vào hàng số 3 (sau bệnh tim mạch và ung thư) tại Mỹ.
Tuy thông tin này gây sốc cho công chúng, nhưng trong giới y khoa thì chẳng ai ngạc nhiên. Vấn đề là tìm cách giảm sai sót trong y khoa, và biện pháp có lẽ bắt đầu từ hệ thống Từ đâu mà các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins có con số này? Họ phân tích dữ liệu tử vong, kể cả chứng chỉ tử vong (death certificate), và lấy mẫu để phân tích sai sót y khoa trong 8 năm và đi đến một ước số qui mô. Họ ước tính rằng hơn 25% bệnh nhân nhập viện ở Mĩ chết vì sai sót y khoa. Con số 25% này tương đương với 250,000 bệnh nhân mỗi năm.
Cá nhân tôi thấy con số này quá cao, và thấy có vài nghi ngờ. Cần nói thêm rằng trước đây Viện Y khoa Mĩ (IoM) ước tính rằng tỉ lệ sai sót trong y khoa dẫn đến cái chết cho bệnh nhân là khoảng ~4%, tương đương với gần 100,000 tử vong. Một vài nghiên cứu khác thì cho ra tỉ lệ sai sót là khoảng 7-8%. Những khác biệt này chủ yếu là do định nghĩa thế nào là "sai sót y khoa" hay "medical error" (2). Có những trường hợp không dễ dàng phân định đó là sai sót y khoa hay chỉ là "tai nạn" (3). Nhưng dù là 4%, 8% hay 25% thì con số này vẫn nói lên một thực tế không thể bỏ qua: sai sót trong y khoa là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong. Bộ phận nào trong bệnh viện là nơi nguy hiểm nhất? Theo nghiên cứu của giáo sư Lucian Leape (Harvard, Mĩ) và bác sĩ Wilson (Úc), khoảng 40% tới 50% các tai nạn y khoa xảy ra ở phòng giải phẫu. Nơi "nguy hiểm" thứ hai là những khu điều trị (tức wards), chiếm 27% trong tổng số tai nạn. Những khu điều trị có kĩ thuật cao như ED (emergency department), ICU (intensive care unit) và khu sinh sản cũng là những nơi mà sai sót y khoa có thể xảy ra, nhưng ở một tỉ lệ thấp hơn (khoảng 3% tới 5%). Trong khi những lỗi lầm y khoa trong bệnh viện được điều tra tương đối có hệ thống, nhưng những lỗi lầm ở ngoài bệnh viện như trong các phòng mạch bác sĩ, các nhà dưỡng lão, v.v. lại ít khi được đề cập và nghiên cứu. Trong bài tường trình của bác sĩ Wilson, khoảng 8% các tai nạn y khoa xảy ra ở phòng mạch bác sĩ, khoảng 2-3% xảy ra tại nhà của bệnh nhân, và 1-2% tại các nhà dưỡng lão. Bệnh nhân càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị tai nạn trong chữa trị, có lẽ vì người già thường có nhiều bệnh tật cùng một lúc hơn người trẻ tuổi. Vì số lượng bệnh nhân đến khám tại các phòng mạch tư nhiều hơn trong bệnh viện, người ta đoán rằng số tai nạn và thương tích còn nhiều hơn con số mà các nhà nghiên cứu đã công bố.
Ở nước ta, chưa có những nghiên cứu tương tự để biết qui mô của vấn đề. Tuy nhiên, nếu chấp nhận tỉ lệ tai nạn 7% (tần số trung bình ở Mĩ, Úc, Canada và Âu châu), với tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 10 triệu (số liệu Bộ Y tế), chúng ta có thể ước tính rằng hàng năm con số bệnh nhân trải qua “tai nạn” y khoa ở nước ta là 700,000 trường hợp. Và, vẫn theo kinh nghiệm ở Mĩ (khoảng 14% “tai nạn” y khoa dẫn đến tử vong) có thể ước tính rằng nước ta có khoảng 100,000 bệnh nhân bị chết do sai sót y khoa hàng năm. Đó là một con số tử vong rất lớn, chiếm khoảng 15% tổng số tử vong của cả nước. Tuy nhiên, các ước tính này thấp hơn thực tế, vì chưa tính đến số bệnh nhân được điều trị ngoại trú (khoảng 5.511.000 bệnh nhân).
Các nước phương Tây rất quan tâm đến sai sót y khoa, và đưa vấn đề vào trong chương trình nghị sự của Quốc hội. Tổng thống Clinton từng trực tiếp chỉ đạo và điều hành các cuộc nghiên cứu khoa học về sai sót y khoa. Úc là một nước rất tự hào về an toàn y khoa, nhưng khi kết quả của một nghiên cứu vào giữa thập niên 1990s làm cho cả nước và giới y khoa bàng hoàng. Theo nghiên cứu này, 14% bệnh nhân nằm viện trải qua ít nhất là một sai sót y khoa. Các nhà nghiên cứu còn ước tính rằng mỗi năm, có khoảng 18.000 người Úc bị thiệt mạng và 50.000 người bị thương tật vĩnh viễn do những lỗi lầm trong bệnh viện gây ra và những lỗi lầm này có thể phòng ngừa. Từ thực tế này, Úc lập ra một uỷ ban chuyên trách về sai sót y khoa, không phải để tìm thủ phạm, mà để cải tiến hệ thống sao cho tốt hơn.
Một trong những nghịch lí trong y học ngày nay là y khoa càng ngày càng hiểu nhiều về bệnh lí và cách điều trị, thì lại càng không biết nhiều về cách tự chữa lấy lỗi lầm của chính mình! Điều này đúng vì một quan điểm có tính truyền thống trong y khoa cho rằng sai sót là tội lỗi. Trong các trường y, sinh viên thường được dạy không được nhầm lẫn, vì giới y khoa Tây phương cho rằng nhầm lẫn là tội lỗi, là sự thiếu sót về đạo đức nghề nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là người thầy thuốc không muốn, hay không có can đảm, nói về nhầm lẫn của mình hay đồng nghiệp, bởi vì nó quá đau lòng. Cố nhiên, đó là một quan niệm rất ư là thụ động, sai lầm, và có khi nguy hiểm.
Hiện nay, mỗi khi có sai sót và sự cố xảy ra, người ta thường nhắm đến cá nhân. Cách giải quyết này chú trọng vào cá nhân (bác sĩ, nhà giải phẫu, y tá, dược sĩ, v.v.) và cho rằng lỗi lầm là do sự sai lệch trong quá trình suy tính, như lãng quên, thiếu chú ý, thiếu động cơ thúc đẩy, bất cẩn, cẩu thả, và liều lĩnh. Cách làm giảm những hành động này, do đó, thường tập trung vào việc trừng phạt (cảnh cáo, cách chức kiện cáo). Nói cho cùng, người ta thích khiển trách, đổ thừa cho nhau, vì việc làm đó thường mang lại cho họ một sự thỏa mãn cá nhân. Anh phạm lỗi, tôi không phạm lỗi; suy ra, tôi là người tốt, giỏi hơn anh. Vì tính đơn giản của nó, quan điểm cá nhân trên rất phổ biến trong mọi ngành nghề, kể cả y khoa, rất lâu đời, thậm chí đã trở thành truyền thống.
Nhưng cách giải quyết trên thường không đem lại hiệu quả cao. Một cách giải quyết vấn đế tốt hơn là xem xét đến hệ thống vận hành của bệnh viện. Theo quan điểm mới, sai sót y khoa là một hệ quả (thay vì nguyên nhân), xuất phát không hẳn hoàn toàn từ con người mà là từ hệ thống tổ chức. Vì thế, theo quan điểm này, khó mà thay đổi điều kiện con người (tức biến con người thành một cái máy), và cách giảm lỗi lầm hữu hiệu nhất là thay đổi guồng máy tổ chức. Và do đó, muốn thay đổi hệ thống chăm sóc, thay vì chú trọng vào việc tìm lỗi phải từ cá nhân, các nhà nghiên cứu lâm sàng đang tìm cách sửa đổi lề lối tổ chức và vận hành của các bộ phận có quan hệ tới việc chăm sóc, chữa trị các bệnh nhân với bệnh nặng và khẩn cấp.
Bệnh viện ngày nay đã dần dần biến thành những trung tâm cấp cứu, chuyên chữa trị những bệnh ngặt nghèo. Điều này có nghĩa là bệnh nhân nhập viện thường ở trong một tình trạng nguy kịch và nguy cơ bị tử vong cũng cao hơn các nơi khác. Trong những trường hợp khẩn cấp, kinh nghiệm cho thấy những dấu hiệu lâm sàng quan trọng có liên hệ đến tính mạng bệnh nhân như sự suy yếu của hệ thống hô hấp, tuần hoàn có khi bị bỏ lơ , suy diễn sai, hay không được quản lí tới nơi tới chốn bởi bác sĩ và y tá. Theo một nghiên cứu vào thập niên 1980s, có đến 60% tới 84% trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (cardiac arrest) đã có những dấu hiệu suy giảm về áp huyết, hệ thống hô hấp, và thậm chí hôn mê trước đó khoảng 8 giờ, nhưng lại không được quan tâm đúng mức và không có biện pháp gì để đối phó với tình hình nguy kịch đó. Nói cách khác, có đến 60% tới 80% trường hợp ngừng tim có thể cứu được nếu nhân viên y tế theo dõi và có biện pháp cấp cứu kịp thời. Điều này nói lên sự thiếu nhịp nhàng, thiếu tổ chức trong các bệnh viện, mà đặc biệt là ở các khu cấp cứu.
Ở Úc, một số bệnh viện lớn có những "biệt đội" như MET (Medical Emergency Team) sẵn sàng cấp cứu 24/24 khi biến cố xảy ra trong bệnh viện. MET là một ý tưởng của một ông bạn tôi là chuyên gia nổi tiếng về ICU. Trước đây, ông và tôi từng có thời gian thiết kế và có tài trợ để làm nghiên cứu về MET và thấy cách làm này có hiệu quả tốt cứu sống bệnh nhân và giảm tỉ lệ tử vong trong bệnh viện. Hệ thống y tế, cũng giống như bất cứ hệ thống nào khác, chỉ an toàn khi nào sai sót được ghi nhận như là một điều không thể tránh khỏi, và hệ thống y tế được tổ chức sao cho tối thiểu hóa sai sót và hệ quả. Thay vì tập trung vào những đổ lỗi cho cá nhân người thầy thuốc, hay đi tìm những câu trả lời cho những câu hỏi sai, chúng ta cần tiếp cận vấn đề sai sót y khoa từ quan điểm hệ thống.
(2) Viện Y khoa Hoa Kì (Institute of Medicine) định nghĩa sai sót y khoa là “the failure of a planned action to be completed as intended (an error of execution) or the use of a wrong plan to achieve an aim (an error of planning)." Định nghĩa này được bao hàm cho nhiều nhóm sai sót trong quản lí lâm sàng, kể cả chẩn đoán sai hay chậm trễ, không sử dụng các xét nghiệm theo chỉ định, sử dụng xét nghiệm không cần thiết, thiếu hành động thích hợp sau xét nghiệm, sai sót trong điều trị hay phẫu thuật, sai sót trong việc cho uống thuốc, sai sót về liều lượng, cung cấp thông tin sai cho bệnh nhân, sử dụng thiết bị hư hỏng có ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân.
(3) Có nhiều trường hợp sai sót có thể xác định khá rõ ràng, nhưng cũng có những trường hợp cần phải có ý kiến của các chuyên gia ĐỘC LẬP.
Trường hợp 1. Một bác sĩ gây mê bị kiện ra tòa về tội ngộ sát (manslaughter) sau cái chết của một bé trai 9 tuổi trong một cuộc giải phẫu cắt ruột thừa. Trong cuộc giải phẫu, vị bác sĩ cài một cái ống thông khí (nasotracheal tube) qua đường miệng vào khí quản, và sử dụng một cái băng keo để làm cho ống thông khí không dao động. Nhưng ống thông khí bị nứt ở chỗ dán băng keo. Sau khoảng 10 phút, da em bé biến thành màu xanh, và chết vài phút sau. Vị bác sĩ bị tòa án kết tội ngộ sát.
Trường hợp 2. Bệnh nhân là một tù nhân 23 tuổi được chuyển đến một trại tù mới gần một đồn cảnh sát, sau 8 tuần bị giam giữ ở một nơi khác. Trong thời gian chuyển trại tù nhân đã được cai nghiện á phiện, và cuộc chuyển trại được xem là không có vấn đề gì. Tù nhân được hai bác sĩ cảnh sát khám và trong thời gian 11 ngày sau đó được cho uống temazepam (160 mg vào ban đêm), diazepam (80 mg hàng ngày), chlorpromazine (300 mg hàng ngày), co-proxamol (2 viên mỗi ngày), và methadone (30 mg hàng ngày). Sau đó tù nhân trở nên lảo đảo, loạng quạng, và mắt mờ, thất thần. Khi tù nhân được cho nhập viện, khám kĩ và xuất viện. Nhưng tù nhân bị ngã quị vài ngày sau khi xuất viện và chết trên trường nhập viện. Các bác sĩ cảnh sát bị kết tội ngộ sát và bị phạt tù, nhưng sau đó có một bác sĩ kháng án và được giảm phạt.
Trường hợp 3. Chẳng hạn như trường hợp sau đây rất khó phân định là sai sót hay không. Một bệnh nhân cao tuổi nhập viện sau khi hàng xóm phát hiện ông bị xây xẩm. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm phổi, và cho kháng sinh theo phác đồ điều trị chuẩn, nhưng đến sáng hôm sau, tình hình càng xấu hơn, và ông được cho nhập ICU. Nhưng sau 3 hôm chống chọi, bệnh nhân qua đời. Các bác sĩ cảm thấy báo động vì để mất một bệnh nhân họ xem là tương đối khoẻ lúc đầu; họ nói chuyện với người con của bệnh nhân và được biết rằng trước đó 2 tháng bệnh nhân đã được nhập viện ở một bệnh viện khác và cũng được chẩn đoán là viêm phổi. Khi nói chuyện với labo của bệnh viện trước các bác sĩ của bệnh nhân mới biết thủ phạm gây viêm phổi ở bệnh nhân là một con vi trùng hiếm, và con vi trùng này chỉ bị ảnh hưởng bởi một số ít kháng sinh (và tất cả những kháng sinh này các bác sĩ chưa dùng cho ông). Vài ngày sau, labo của bệnh viện nơi bệnh nhân tử vong, cho ra kết quả xét nghiệm nhất quán với kết quả của labo bệnh viện trước. Các bác sĩ cho rằng cái chết của ông được xem là có thể ngăn ngừa. Nhưng cho dù cố gắng hết mình, các bác sĩ đành phải chấp nhận bỏ mất một bệnh nhân.
Trường hợp 4. Bệnh nhân nam, 33 tuổi, được nhập viện cấp cứu sau khi trải qua một cuộc giải phẫu. Khi huyết áp của bệnh nhân giảm xuống quá thấp, ông được truyền dopamine qua tĩnh mạch, nhưng vì việc truyền thuốc quá nhanh hay không được kiểm soát kĩ nên dẫn đến triệu chứng loạn nhịp tim. Bệnh nhân sau đó được truyền verapamil và -adrenoceptor antagonist một loại hỗn hợp thuốc có khả năng gây làm tắc nghẽn tim. Bệnh nhân chết sau vài phút truyền thuốc, nhưng hồ sơ bệnh lí bị thay đổi sau khi ông chết. Bác sĩ phụ trách bị kết tội thay đổi hồ sơ bệnh lí, và tội giết người có ý thức. Tuy nhiên, sau khi ra tòa, bác sĩ chỉ bị phại vì tội thứ nhất, còn tội cố sát được trắng án.
GS. Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư y khoa của Đại học New South Wales, và chuyên gia cấp cao (fellow) của Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Nhiều năm nay, ông đã có những cống hiến quan trọng cho ngành xương trên bình diện quốc tế, với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Ông được biết đến là “Người khắc tên Việt Nam trong thế giới loãng xương".
Năm 2016 cả nước có 152 trường hợp nhiễm vi rút Zika
http://www.nguoitieudung.com.vn/nam-2016-ca-nuoc-co-152-truong-hop-nhiem-vi-rut-zika-d52394.html
Nguồn tin từ Tổng Cục thống kê về tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm thì tính đến nay cả nước có 152 trường hợp nhiễm vi rút Zika. Ngoài ra, cả nước có gần 47.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (1 trường hợp tử vong), 106.300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (36 trường hợp tử vong), 469 trường hợp mắc bệnh thương hàn, 962 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (34 trường hợp tử vong), 59 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu (5 trường hợp tử vong) và 152 trường hợp nhiễm vi rút Zika.Bên cạnh đó, tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 17/12 là 231.600 người, trong đó 87.800 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 89.500 người.Về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, trong năm 2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 4.139 người bị ngộ độc, trong đó 12 trường hợp tử vong.
Choáng với khối u tử cung khổng lồ trong bụng nữ một nữ bệnh nhân
http://cand.com.vn/y-te/Boc-tach-thanh-cong-khoi-u-12-kg-cho-mot-nu-benh-nhan-423088/
Tối ngày 28-12, Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á (BVXA) cho hay, nơi đây vừa phẫu thuật thành công, lấy trọn khối u tử cung hơn 12 kg cho bệnh nhân T.T.N. (53 tuổi – ngụ tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh). Đây là một trường hợp khối u lớn và hiếm gặp. Bóc tách thành công khối bướu “mai rùa” cho bé gái 10 tuổi/ 4 giờ bóc tách thành công khối u tụy hiếm gặp/ Bóc tách thành công khối u 90kg cho anh Nguyễn Duy Hải/ Bệnh viện Chợ Rẫy bóc tách thành công khối u khổng lồ. Đã từ nhiều năm nay, bụng chị N. đã to bất thường. Nhưng vì chủ quan nên chị không đi khám và kiểm tra sức khỏe. Đến hơn 2 tuần trở lại đây, chị thường bị đau bụng, khó thở, chóng mặt, người xanh xao mệt mỏi. Ngày 26-12, chị đến khám tại phòng khám Ngoại Tổng Quát BVXA. Qua kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ xác định chị có khối u tử cung rất to. Chị được các bác sĩ tư vấn, chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng và lên chương trình mổ ngay sau khi điều trị ổn định sức khỏe.
Sáng 28-12, ê kip bác sĩ Ngoại Tổng Quát và Sản – Phụ Khoa BVXA kết hợp để tiến hành phẫu thuật lấy khối u. Mở ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ quan sát thấy có rất nhiều dịch màu nâu sậm, nặng mùi. Góc trái phía sau bàng quang có một khối u 7x8cm đang hoại tử và xì dịch.
Không những vậy, tử cung bệnh nhân có khối u lớn 35x35x40 cũng đang chảy dịch. Các bác sĩ tiến hành hút dịch từ khối u. Sau đó, bệnh nhân được cắt, lấy trọn các khối u và cầm máu kỹ lưỡng. Lượng dịch thu được hơn 5 lít, khối u sau khi đã hút dịch nặng gần 7kg, tổng trọng lượng khối u hơn 12kg.
Trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu, bệnh nhân được truyền 6 đơn vị máu. Hiện tại, bệnh nhân đã dần hồi phục, tình trạng sức khỏe tốt. BS.CKII. Vũ Ngọc Lâm – Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát BVXA cho biết: Đây là khối u rất lớn, chèn ép các cơ quan trong bụng bệnh nhân gây khó thở. Khối u này còn bị hoại tử, xuất huyết gây thiếu máu, khiến bệnh nhân mệt mỏi, sức khỏe ngày một sa sút. Ngoài ra, khối u này có nguy cơ vỡ rất cao. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Các bác sĩ BVXA cũng rất vui vì đây là một ca phẫu thuật khó khăn đã thành công.
Phân biệt khám giáo sư, phó giáo sư: Bộ Y tế lên tiếng
Để được giáo sư khám bệnh, người bệnh phải chi trả gấp 3 lần khám thường, thậm chí giá giường bệnh nhiều nơi cao ngang khách sạn 5 sao...
Bảng phân biệt khám giáo sư và khám phó giáo sư tại BV Da liễu Trung ương
Bảng phân biệt "khám giáo sư" và "khám phó giáo sư" tại BV Da liễu Trung ương
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như Viện Da liễu Trung ương, Viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim Hà Nội… đều có khu vực khám phân biệt người khám là giáo sư hay phó giáo sư.
Theo đó, khám giáo sư ở những nơi này giá thường cao gấp 3 lần so với khám bình thường. Nhiều người cho rằng, khám giáo sư với giá từ 350.000 đến 600.000 đồng/lần khám là “cắt cổ” người bệnh. Trao đổi với phóng viên chiều 27/12, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ Y tế không có quy định nào về giá khám bệnh của giáo sư. Giá khám bệnh theo hình thức dịch vụ do bệnh viện tự bàn bạc sau đó đưa ra căn cứ vào nhu cầu thực tế của bệnh nhân. Bộ Y tế chỉ phân giá dịch vụ khám bệnh theo các hạng bệnh viện, không phân biệt giá khám giáo sư hay bác sỹ.
“Bệnh viện đưa ra mức giá khám chữa bệnh phân biệt theo giáo sư hay phó giáo sư cao hơn so với giá khám bình thường là không sai luật.”, ông Liên nói.
Vị này khẳng định, hiện nay giá khám chữa bệnh tự nguyện có những nơi thu tiền khám giáo sư có thể từ 300 - 400 nghìn/lượt, thậm chí giá giường bệnh nhiều nơi cao ngang khách sạn 5 sao nhưng vẫn không sai quy định.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính lý giải, tiêu chí xây dựng giá của phòng khám tự nguyện và khám dịch vụ tại bệnh viện công do cơ sở y tế nơi đó xây dựng. Họ có thể căn cứ vào tiêu chuẩn, hướng dẫn chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh để đưa ra mức giá với bệnh nhân cho phù hợp với thị trường. Hiện tại, ở bệnh viện tư và phòng khám dịch vụ, Bộ Y tế không quy định giá trần. Nếu hình thức khám dịch vụ, người bệnh có nhu cầu khám giáo sư, bác sĩ đều có quy định về giá riêng, do các cơ sở y tế tự đưa ra. Bộ Y tế không quản lý giá đối với khám dịch vụ. Bộ Y tế chỉ quy định mức giá cho các bệnh viện khám chữa bệnh thông thường.
“Cơ sở khám dịch vụ tự quyết định về giá miễn sao đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ, quyền lợi người bệnh, uy tín và cạnh tranh về giá”, Vụ trưởng Vụ Tài chính cho hay.
Trước thắc mắc về mức giá quá cao cho mỗi lần khám giáo sư, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đang soạn thông tư quy định mức giá trần cho loại hình khám dịch vụ cho mỗi bệnh viện.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết, hiện tại, phân biệt "khám giáo sư” hay "phó giáo sư" do bệnh viện tự đưa ra. Bệnh viện căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị và số lượng giáo sư hay phó giáo sư khám trong một buổi để đưa ra mức giá nhất định.
“Tất cả các cách phân biệt khám giáo sư hay phó giáo sư cũng đều xuất phát từ mong muốn cung cấp cho bệnh nhân một sự chăm sóc tốt nhất.”, ông Khoa nói.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng khuyến cáo, khám giáo sư là nguyện vọng chính đáng của bệnh nhân nhưng người dân cũng không nên quá “chạy theo trào lưu” này. Nên đi khám tại các bệnh viện gần nhất, nếu có chỉ định bệnh nặng và nghiêm trọng mới đi khám tại tuyến trên để vừa đỡ mất thời gian, tiền bạc lại tạo cơ hội cho những người bệnh nặng hơn được cứu chữa kịp thời.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Phẩm, Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) cho rằng, phân hạng "khám giáo sư” hay “khám phó giáo sư” tại một số bệnh viện với giá tiền khác nhau là hợp lý.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Phẩm phân tích, những người có hàm học vị cao như giáo sư, tiến sĩ có nhiều hiểu biết, kiến thức chuyên môn sâu rộng. Bệnh viện muốn sử dụng chất xám của họ, mời họ về, bắt buộc phải bỏ nhiều tiền hơn nên tiền khám dịch vụ mà người dân phải trả nhiều hơn là đương nhiên.
Tuy nhiên, không ít phòng khám chữa bệnh lại mời các giáo sư, tiến sĩ không đúng với chuyên môn gây thiệt hại cho người bệnh.
TP Hồ Chí Minh: Dịch bệnh do virus Zika giảm
http://daidoanket.vn/suc-khoe/tp-ho-chi-minh-dich-benh-do-virus-zika-giam/144028
Tuần vừa qua, tại TP HCM, dịch bệnh truyền nhiễm giảm nhiều so với những tuần trước đó, đặc biệt là bệnh do virus Zika. Phân tích dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy, cao điểm bệnh Zika gia tăng nhất là từ ngày 9/11 đến 27/11 với trung bình mỗi tuần xuất hiện 20 ca bệnh.Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, chỉ xuất hiện 4 ca bệnh. Trong hơn 4 tuần liên tục, có 4 quận, huyện không xuất hiện ca bệnh mới là Quận 4, Quận 5, Bình Tân và Cần Giờ.Hiện Bình Thạnh vẫn là địa phương có số người nhiễm Zika nhiều nhất với 31 trường hợp, tiếp đó là Quận 2, Thủ Đức và Tân Phú.Từ khi Zika xuất hiện tại TP HCM đến nay, có 27 thai phụ bị nhiễm Zika, trong đó 3 người đã sinh con bình thường, không ghi nhận bị tật đầu nhỏ; 3 trường hợp bị thai lưu, sảy thai và 1 người đã tự nguyện bỏ do con ngoài ý muốn.
Thừa Thiên Huế: Phát hiện nhiều cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
UBND huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế vừa lập Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, Đoàn đã phát hiện 14 cơ sở vi phạm và đã kiến nghị đình chỉ hoạt động của 03 cơ sở sản xuất bánh mỳ.
Cùng với kiểm tra, Đoàn còn tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm như đã xãy ra cuối tháng 11 vừa qua làm trên 80 người phải nhập viện do ăn bánh mì của tiệm Anh Thi ở chợ An Lỗ.
Quá tải cấp cứu vì bệnh viện tuyến dưới muốn 'lấy điểm'
http://thanhnien.vn/suc-khoe/qua-tai-cap-cuu-vi-benh-vien-tuyen-duoi-muon-lay-diem-778199.html
Bác sĩ Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết từ ngày 26 đến sáng 27.12, khoa tiếp nhận 384 bệnh nhân - con số kỷ lục tại khoa cấp cứu của BV này từ trước đến nay (trung bình chỉ khoảng 290 ca/ngày), khiến các y, bác sĩ tất bật.
Một bác sĩ khoa cấp cứu cho biết thêm, khoa chỉ có 20 giường, dự trù 80 băng ca nhưng số bệnh nhân quá đông nên một số người phải nằm đôi. Có lúc bệnh nhân phải nằm kéo dài ra ngoài phòng cấp cứu. Khoa đã ưu tiên giải quyết bệnh nhân nặng trước và các khoa lâm sàng cũng sắp xếp để chuyển bệnh nhân vào giải phóng cho khoa cấp cứu, đến gần trưa qua thì tình hình đã giãn bớt. Bác sĩ Dũng cho rằng đang là thời điểm Bộ Y tế đi kiểm tra các BV phía nam cuối năm, nên một số BV muốn giảm tải ở đơn vị mình để “lấy điểm” nên đã “mạnh tay” chuyển nhiều bệnh nhân lên BV Chợ Rẫy.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong năm 2017 sẽ thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế với những trường hợp tự chi trả khi khám chữa bệnh.
Ghi nhận của chúng tôi tại Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy sáng qua, vẫn còn nhiều bệnh nhân, giường nhỏ nhưng đến 2 bệnh nhân cùng nằm, có người phải ngồi do chật quá. Bà Nguyễn Thị Lệ Nương (43 tuổi), bị bệnh tim được BV tỉnh Bạc Liêu chuyển lên đây lúc 9 giờ, cũng phải ngồi vì 2 người nếu nằm thì phải co chân mới đủ, nhưng bà không nằm co được. Ông Đinh Văn Xái (55 tuổi) được BV Đồng Tháp chuyển lên lúc 5 giờ cũng ngồi bó gối trên giường bệnh, cạnh ông là một bệnh nhân khác đang nằm ngủ mê.
Chiều 27.12, lãnh đạo BV Chợ Rẫy đã làm việc với Sở Y tế TP về giải quyết quá tải cấp cứu cho BV này. BV Chợ Rẫy đề nghị Sở Y tế TP chỉ đạo các BV trực thuộc Sở không chuyển bệnh nhân nếu bệnh trong phạm vi chuyên môn của mình; khi cần thiết thì BV Chợ Rẫy có thể chuyển bệnh về các BV này. BV Chợ Rẫy cũng đã có công văn gửi cho các sở y tế phía nam đề nghị tương tự. Đồng thời, gửi công văn báo cáo cho Bộ Y tế biết tình trạng quá tải tại khoa cấp cứu để Bộ có hướng giải quyết và ý kiến chỉ đạo.
Gần 100% bệnh nhân muốn khám bác sĩ gia đình
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/gan-100-benh-nhan-muon-kham-bac-si-gia-dinh-674608.html
Khảo sát cho thấy gần 100% bệnh nhân muốn tiếp tục quay lại khám bệnh ở phòng khám bác sĩ gia đình. “Bệnh viện quận 2 là một trong những cơ sở y tế công lập áp dụng mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) đầu tiên và thực hiện rất tốt mô hình này”. Thông tin trên được PGS-TS Phạm Lê An, Trưởng Trung tâm Đào tạo BSGĐ thuộc Trường ĐH Y Dược TP.HCM nói tại hội thảo Đào tạo và chi trả bảo hiểm y tế (BHYT) cho BSGĐ do Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức vào sáng 28-12.
Trong lúc ngồi đợi tới lượt khám tại phòng khám BSGĐ của BV quận 2 (TP.HCM) sáng 27-12, ông Trần Hoàng Hải (58 tuổi) cho biết do tuổi lớn nên mắc đủ thứ bệnh mạn tính.
“Tôi vừa bị tim mạch, vừa bị hen suyễn, lại còn huyết áp… Trước đây tôi phải khám nhiều bác sĩ chuyên khoa riêng nên tốn thời gian. Nay chỉ cần đi một bác sĩ ở phòng khám BSGĐ nên giảm thời gian chờ đợi rất nhiều” - ông Hải nói.
“Mà đâu chỉ vậy, bác sĩ ở phòng khám BSGĐ còn hỏi gia cảnh, người thân của tôi để tư vấn những căn bệnh mang tính di truyền như tim mạch, tiểu đường. Sau đó bác sĩ khuyên người thân tôi nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh tật và điều trị sớm” - ông Hải cho biết thêm.
BS Nguyễn Minh Vũ, một trong những bác sĩ có phòng khám BSGĐ tại quận 2, cho biết ngoài kiến thức y khoa tổng quát BSGĐ còn phải trang bị hiểu biết tâm sinh lý và gia đình. “Cần thiết nhất là lúc nào cũng ân cần, giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân. Phải thật sự “lương y như từ mẫu” để lấy sự hài lòng của người dân” - BS Vũ chia sẻ.
PGS-TS Phạm Lê An cho biết kết quả khảo sát tại một số nơi thí điểm mô hình BSGĐ ghi nhận bệnh nhân hài lòng với phòng khám BSGĐ vì gần nhà, giá khám bệnh phù hợp. “Chưa hết, điều bệnh nhân thích nhất ở phòng khám BSGĐ là bác sĩ luôn tận tình, lắng nghe mọi than phiền của họ” - ông An nói.
Theo ông An, kết quả khảo sát cho thấy 99,28% bệnh nhân muốn tiếp tục quay lại khám ở phòng khám BSGĐ trong tương lai. Chưa hết, 99,53% quyết định giới thiệu bạn bè, người thân đến phòng khám BSGĐ.
“Mặc dù mô hình BSGĐ rất có hiệu quả ở một số địa phương nhưng chưa thực sự rộng rãi, người dân mong muốn triển khai nhiều hơn. Nhưng muốn vậy cần đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực y tế và có nhiều chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế thuộc BSGĐ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông mô hình phòng khám BSGĐ để người dân có thể dễ dàng tiếp cận” - ông An nêu quan điểm.
Trao đổi bên lề hội thảo, BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2, cho biết bình quân mỗi ngày phòng khám BSGĐ của BV quận này khám cho khoảng 250 người.
Theo BS Khanh, BSGĐ dành nhiều thời gian tư vấn cho bệnh nhân, kể cả người nhà nếu phát hiện bệnh nhân mắc bệnh có tính di truyền. “Phòng khám BSGĐ thuộc BV quận 2 còn kết nối với BV ĐH Y Dược TP.HCM. Do vậy, nếu bệnh nhân của phòng khám BSGĐ ngoài tầm điều trị của BV quận 2 thì sẽ được chuyển đến BV ĐH Y Dược TP.HCM và vẫn được hưởng BHYT. Đây là cái lợi trước mắt của bệnh nhân khi khám tại phòng khám BSGĐ” - BS Khanh chia sẻ.
PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), nhận định việc triển khai mạng lưới BSGĐ hoạt động hiệu quả không những khắc phục triệt để tình trạng quá tải BV mà còn góp phần cải tổ hệ thống y tế.
Theo PGS Hiệp, phòng khám BSGĐ rất cần được thành lập tại các trạm y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Do vậy, điều kiện để phát triển mô hình BSGĐ tại trạm y tế là nhân lực chuyên trách được đào tạo và có lịch khám cố định; được tăng cường nhân sự để đảm bảo hoạt động khác của trạm y tế. Bên cạnh đó, BHYT phải ký trực tiếp với trạm y tế.
Ông Hiệp cho biết thêm danh mục thuốc được cung cấp phù hợp với quy mô của phòng khám BSGĐ cũng là điều kiện phát triển mô hình này. Bên cạnh đó, trạm y tế cũng cần được hỗ trợ chuyên môn và đào tạo liên tục, được hỗ trợ công cụ quản lý hồ sơ sức khỏe. Đồng thời, cần tính giá dịch vụ phù hợp và nâng mức thanh toán BHYT cho người dân tại phòng khám BSGĐ.
Về nguồn lực, ông Hiệp cho rằng có thể sử dụng những bác sĩ đa khoa đã tốt nghiệp và có thâm niên thực hành lâm sàng trong hệ thống y tế công hoặc bác sĩ phòng mạch tư. Tuy nhiên, muốn tham gia BSGĐ thì họ phải được đào tạo với loại hình phù hợp để cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ. Nguồn thứ hai bao gồm sinh viên y khoa và bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp. Lực lượng này sẽ được đào tạo liên tục ngay khi ra trường gồm chuyên khoa BSGĐ, chuyên khoa 1 BSGĐ, bác sĩ nội trú y học gia đình.
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư dự thảo hướng dẫn thí điểm về BSGĐ và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình để lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành.
Theo thông tư dự thảo, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ hoặc bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn BSGĐ từ ngày 1-1-2020 phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa; chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình có thời gian tối thiểu chín tháng hoặc một trong các văn bằng: Chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành y học gia đình được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam. PGS.TS LƯƠNG NGỌC KHUÊ, Cục trưởng Cục Quản lý khámchữa bệnh - Bộ Y tế |
Năm 2016, BHYT từ chối thanh toán hơn 600 tỉ đồng
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/nam-2016-bhyt-tu-choi-thanh-toan-hon-600-ti-dong-674604.html
Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết:
Tính đến cuối tháng 12-2016, tổng số người dân tham gia BHYT đã đạt hơn 75 triệu người, tương đương 80,8% dân số, vượt hơn 1,8% chỉ tiêu do Chính phủ đề ra. Nguồn thu cho quỹ BHYT đã có bước tiến tích cực.
Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy phần đông người dân chưa tham gia BHYT là nhóm có thu nhập thấp nhưng không nằm trong diện được ngân sách hỗ trợ, khu vực thị trường lao động phi chính thức nên không có tổ chức, cơ quan nào bảo vệ.
Ông Sơn khẳng định BHXH Việt Nam đang kiểm soát được vấn đề tài chính, do trước đó đã dự báo chi phí BHYT tăng như thế nào, tăng ở chỗ nào. “Ngoài nguồn thu hằng năm thì ngành BHXH cũng đã chuẩn bị dự trữ từ nguồn kết dư, lũy kế các năm trước để đảm bảo các bệnh viện đủ nguồn kinh phí mua thuốc và hóa chất, đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân tham gia BHYT.
Đáng lưu ý năm 2016 BHXH Việt Nam đã từ chối chi trả thanh toán BHYT hơn 600 tỉ đồng. Trong đó, BHXH Việt Nam phát hiện thu hồi hơn 200 tỉ đồng, 400 tỉ đồng còn lại do công tác giám định của BHXH các địa phương.
Bị cấy nhầm tinh trùng, 26 cặp đôi có thể sinh con cho người lạ
Sự việc hi hữu nêu trên xảy ra ở Hà Lan bởi một "lỗi thủ tục" mà với một số cặp đôi đã sinh con thì sẽ không thể sửa chữa được nữa.
Theo BBC, Trung tâm Y tế Đại học Utrecht ở Hà Lan vừa ra thông báo rằng tại hệ thống của họ đã xảy ra “lỗi thủ tục” trong khoảng tháng 4/2015 tới tháng 11/2016 và rất có thể đã thụ tinh nhầm cho 26 cặp đôi.
Ít nhất một nửa trong số 26 đôi vợ chồng bị thụ tinh ống nghiệm nhầm đang mang thai hoặc đã sinh con. Trung tâm Y tế Đại học Utrecht đã phải thông báo tin đáng tiếc trên với các cặp đôi. Thông báo cho hay: “Trong quá trình thụ tinh, các tế bào tinh trùng của một cặp đôi điều trị có thể đã được cấy cho tế bào trứng của 26 cặp đôi khác. Vì thế mà có khả năng rằng các tế bào trứng được thụ tinh bởi người khác, thay vì ông bố mong muốn”. Tuy nhiên, trung tâm y tế trên khẳng định khả năng xảy ra vấn đề này là không cao.
Năm 2012, một bà mẹ người Singapore đã kiện một phòng khám sau khi bị nhầm lẫn tinh trùng của chồng cô với một người lạ. Bà mẹ này đã nghi ngờ phòng khám đã để xảy ra sai sót do con của cô khi sinh ra có màu da và tóc khác với người chồng gốc châu Âu của mình.