Một học sinh mất ngón tay vì tạo pháo bằng thuốc diêm
Chỉ vì cạo đầu vỏ que diêm, cho vào van xe đạp rồi dùng đinh đóng mạnh nhằm tạo ra tiếng nổ như pháo mà một trẻ 12 tuổi bị dập nát hoàn toàn 3 ngón tay, buộc phải tháo bỏ mất 1 ngón tay.
Sáng ngày 29/12, Bác sĩ Nguyễn Viết Đồng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, đơn vị vừa tiến hành tháo bỏ ngón 3 bàn tay trái cho bệnh nhân Trương Quang T. (SN 2004, trú xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do ngón tay của T. bị dập nát khi chơi pháo tự chế.
Người nhà cháu T. cho biết, khoảng hơn 12h ngày 28/12, trên đường đi học về T. cùng một số bạn trong xóm tụ tập chơi nổ pháo bằng hình thức cạo đầu đỏ của que diêm cho vào van xe đạp rồi dùng đinh đóng mạnh tạo ra tiếng nổ giống như tiếng pháo.
Làm được 2 lần thì đến lần thứ 3, T. cho lượng thuốc diêm vào nhiều hơn và đùng đinh đóng mạnh nhưng chẳng may lần này nổ bung cả van xe đạp dẫn đến dập nát ngón 3 và gây tổn thương một số ngón của bàn tay trái.
Sau khi xảy ra sự việc, gia đình đã đưa cháu T. vào Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh cấp cứu.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ kéo phẫu thuật nằm trong bụng 18 năm
Ngày 29/12, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết đã yêu Sở Y tế và BV Đa khoa Bắc Kạn xác minh trường hợp bệnh nhân mang panh phẫu thuật trong bụng 18 năm.
Trong công văn gửi Sở Y tế Bắc Kạn, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn xác định tình trạng hiện tại của người bệnh, có hướng xử lý sự cố y khoa, bảo đảm quyền lợi và sức khỏe của người bệnh. Cần có biện pháp để can thiệp kịp thời lấy dị vật ra khỏi cơ thể người bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, cần phối hợp với các chuyên gia Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để xử lý.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế cần nghiên cứu tìm nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm khắc các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm).
Sở Y tế Bắc Kạn cần báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 06/01/2017 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
TS Khuê cho biết thêm, ông chưa từng gặp trường hợp nào dị vật bất thường trong ổ bụng 18 năm như trường hợp của ông Nhật. Nhưng thực tế, có những điều tưởng chừng như không thể thực tế lại có thể và ngược lại. Bộ Y tế sẽ yêu cầu Sở Y tế, BV Đa khoa Bắc Kạn kiểm tra và báo cáo về trường hợp này.
Trước đó, bệnh nhân Ma Văn Nhật (54 tuổi, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) biết nguyên nhân gây đau nhói bụng là do có 1 chiếc kéo dài trong đó trong 1 lần đi khám. Kết quả siêu âm tại 1 bệnh viện khác cũng khẳng định vật dài khoảng 15 cm trong bụng ông có thể là chiếc panh chuyên dùng để mổ của ngành y. Trong khi đó, ông chỉ có 1 ca phẫu thuật do tai nạn giao thông từ năm 1998 và từ đó đến nay, thỉnh thoảng ông Nhật cũng thấy đau vùng bụng, nhưng chỉ đau 1-2 ngày là hết nên không đi khám.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Học, Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn cho biết, Sở đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn làm việc với gia đình người bệnh để đưa ra phương án tốt nhất. Quan trọng là phẫu thuật lấy dị vật ra, sẽ mời các chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tham gia ca mổ để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
Hiện rất khó để tìm lại ca phẫu thuật thời điểm đó, do hồ sơ bệnh án đã qua thời gian lưu trữ, được tiêu huỷ.
Cứu chân trái bệnh nhân vỡ tụy vì đụng xe tải
http://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-chan-trai-benh-nhan-vo-tuy-vi-dung-xe-tai-20161229172740874.htm
Đêm 27/12, bệnh nhân T.T.N (19 tuổi, ở huyện Thới Bình, Cà Mau) được Bệnh viện Cà Mau chuyển đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ trong tình trạng cẳng chân trái đoạn gần sát gối gãy dập nát, gần đứt lìa (chỉ còn dính lại vài sợi gân, cơ), đau bụng, da niêm nhợt… do bị đụng xe tải.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hội chẩn khẩn, chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán: vỡ tạng trong ổ bụng, gãy hở độ 4 cẳng chân trái.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân N. bị vỡ tụy và túi mật, xử lý cắt túi mật. Cùng lúc bác sĩ chấn thương cố định ngoài xương cẳng chân. Bác sĩ ngoại lồng ngực khâu ghép nối các mạch máu, sợi thần kinh và cơ cẳng chân.
Sau 3 ngày phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn tiến tốt, cẳng chân ghép nối hồng, ấm, có cảm giác, vận động nhẹ ngón cái, mạch máu chân đập tốt.
Bác sĩ Phạm Văn Phương – Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu cho biết, đây là ca bệnh phức tạp, tuy nhiên nhờ được chuyển đến bệnh viện, phẫu thuật tái lập lưu thông mạch máu để nuôi chân nhanh nên việc ghép nối thành công.
Vụ trẻ sơ sinh tử vong: Trọng lượng trẻ gần 5kg là bất thường
Ngày 29/12, BV Xanh Pôn, nơi tiếp nhận điều trị cho bé sơ sinh gần 5kg ở Vân Đình đã gửi báo cáo về trường hợp tử vong của trẻ sơ sinh này đến Sở Y tế với nhận định cân nặng bất thường cùng quá trình cấp cứu có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng cường insulin.
Báo cáo bệnh viện Xanh pôn gửi Sở Y tế Hà Nội về trường hợp tử vong của bé Nguyễn Hồng N. (Ứng Hoà, Hà Nội) nhận định, bé gái này có cân nặng khi sinh to bất thường (trong khi mẹ nặng 42kg, em bé gần 5kg) dù mẹ không có tiền sử tiểu đường.
Đặc biệt, ngày đầu sau sinh trẻ vẫn hoàn toàn bình thường, bú tốt, khóc to, phản xạ sơ sinh bình thường. Nhưng từ ngày thứ 2, diễn biến cho thấy trẻ xuất hiện cơn tím, trong một ngày có 2 cơn tím và được chuyển lên bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng da tái, tím quanh môi, khó thở…
Dù được cấp cứu, điều trị, trẻ nặng dần suy hô hấp nặng, sốc, suy đa tạng, sau đó phải đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch, truyền máu… gia đình xin về, bệnh nhân tử vong.
Trong 35 tiếng ở bệnh viện, bệnh nhi được xét nghiệm đường máu tất cả 10 lần (trung bình khoảng 3,5 giờ làm 1 lần) thì 8 lần đường máu liên tục thấp. Dù bệnh nhân liên tục được truyền đường nhưng chỉ số đường luôn ở ngưỡng 0,02 mmol/l - 0,04 mmol/l, chỉ duy nhất 1 lần đạt ngưỡng 2,3 mmol/l.
“Trong khi đó, theo lý thuyết nếu đường máu dưới 2,6 mmol/l đã bắt đầu tổn thương não. Việc trẻ hạ đường huyết liên tục, mức đường huyết thấp dưới ngưỡng rất sâu, dù được truyền đường ưu trương liên tục là bằng chứng cho thấy bệnh nhi nhiều khả năng mắc bệnh cường Isulin bẩm sinh”, đại diện BV Xanh Pôn cho biết.
Với bệnh lý này, trong ngày đầu sau sinh, do trẻ được điều chỉnh bởi cơ chế Feed-back, do nội tiết của mẹ truyền sang con qua nhau thai nên nồng độ Insulin của trẻ còn ổn định. Nhưng theo thời gian, hoóc môn điều chỉnh insulin từ mẹ truyền sang giảm dần khiến trẻ bị hạ đường máu, xuất hiện các cơn tím do hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết nặng nề có thể dẫn đến tổn thương não, tổn thương đa cơ quan…
Cường isulin bẩm sinh là bệnh cảnh cấp cứu, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc di chứng thần kinh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là bệnh lý hiếm gặp, nguyên nhân do đột biến gen.
Theo các bác sĩ, căn bệnh này biểu hiện trong giai đoạn sơ sinh thường rất sớm, sau 1-3 ngày sau sinh, với biểu hiện thừa cân so với tuổi thai, (cân nặng khi sinh lớn), bú kém, li bì, kích thích, ngừng thở, giảm trương lực cơ, hôn mê, tím tái, hạ thân nhiệt hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Liên quan đến ca trẻ sơ sinh gần 5kg tử vong, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đã đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội chỉ đạo, tiến hành kiểm tra xử lý giải quyết vụ việc gia đình bệnh nhi khiếu nại về ca tử vong.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo BV trả lời gia đình bệnh nhi và các cơ quan truyền thông đại chúng, đồng thời gửi báo cáo về Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em - Bộ Y tế trước ngày 03/01/2017.
Bệnh viện thiếu sót, trẻ sơ sinh nặng 5kg tử vong
http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/12/445339/
Ngày 28-12, liên quan tới vụ việc một trẻ sơ sinh tử vong sau khi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (Hà Nội), bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết đang làm rõ những thiếu sót của Bệnh viện Đa khoa Vân Đình về tinh thần thái độ, chẩn đoán ban đầu và sẽ xử lý nghiêm.
Về bệnh lý của trẻ sơ sinh sẽ có hội đồng chuyên môn đánh giá trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, qua xem xét ban đầu xác định trẻ sơ sinh mắc một bệnh lý hiếm gặp dẫn đến đường huyết liên tục giảm, nghi ngờ do gen hoặc cường hormol gây hạ đường huyết dẫn tới viêm phổi, suy đa tạng và tử vong.
Trước đó, theo phản ánh của gia đình bệnh nhân, ngày 17-12, sản phụ Ngô Thị H. (23 tuổi, ngụ Ứng Hòa, Hà Nội) đến Bệnh viện Vân Đình sinh và được chỉ định sinh mổ do thai nhi to (thai nhi nặng gần 5kg, sản phụ nặng khoảng 42kg). Sau khi sinh, trẻ hoàn toàn bình thường, hồng hào, bú tốt. Tuy nhiên, đến ngày 18-12, trẻ có các biểu hiện bỏ bú, da tái xanh, hạ đường huyết, gia đình cho uống sữa nhưng bé bị sặc. Bệnh viện Đa khoa Vân Đình đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ngày 20-12, trẻ tử vong. Sau khi cháu bé tử vong, gia đình chị H. đã có ý kiến cho rằng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình chậm trễ trong việc tiến hành mổ đẻ và khi trẻ có biểu hiện bất thường đã chuyển viện muộn.
Sản phụ bất ngờ tử vong khi sinh con
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/san-phu-bat-ngo-tu-vong-khi-sinh-con-3520996.html
Mẹ tử vong bất ngờ, bé sơ sinh nguy kịch phải chăm sóc trong lồng kính, người nhà yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa làm rõ nguyên nhân.
Anh Nguyễn Tiến Dũng 38 tuổi ngụ TP Nha Trang, đưa vợ là chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt vào Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa chờ sinh con thứ hai. Bác sĩ khám cho biết sản phụ sức khỏe bình thường, chỉ định đẻ thường.
Tối 28/12, chị Nguyệt chuyển dạ được đưa vào phòng sinh. Ngồi chờ ngoài hành lang hơn 2 giờ, anh Dũng được một bác sĩ thông báo vợ đẻ khó, sức khỏe yếu dần. Hai mẹ con lâm vào tình trạng nguy kịch, bệnh viện yêu cầu gia đình ký giấy cam kết để mổ. "Tôi thấy vợ không cử động, người tím tái khi được bác sĩ đưa đến phòng mổ", người chồng nhớ lại.
Rạng sáng 29/12, gia đình nhận thông báo sản phụ tử vong, bé trai sơ sinh nặng chừng 3 kg được cứu song sức khoẻ rất xấu phải chăm sóc trong lồng kính.
Theo anh Dũng, đây là lần thứ 2 vợ sinh con, những lần kiểm tra sức khỏe đều ổn định. "Bác sĩ chẩn đoán vợ tôi thai ổn, đảm bảo việc sinh thường", anh Dũng nói.
Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cho biết, sản phụ Nguyệt nhập viện ngày 27/12, siêu âm xác định thai nhi nặng hơn 3 kg, 40 tuần tuổi. Tối hôm sau, thai phụ chuyển dạ và được các bác sĩ tại khoa tiến hành sinh chỉ huy (đẻ thường), trong lúc sinh sức khỏe người mẹ bất ngờ biến chuyển rất xấu. Sau khi hội chẩn, kíp trực quyết định mổ để cứu.
"Sản phụ bị suy tuần hoàn hô hấp cấp dẫn đến thuyên tắc mạch ối và tử vong", lãnh đạo bệnh viện cho biết. Bệnh viện sẽ thành lập một hội đồng chuyên môn để xác minh quy trình xử trí ca sinh này để truy trách nhiệm.
Khẩn trương trả lời vụ cháu bé sơ sinh tử vong ở Bệnh viện Vân Đình
Vụ sức khỏe bà mẹ-trẻ em (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương chỉ đạo việc kiểm tra xử lý giải quyết vụ việc, trả lời gia đình bệnh nhi và các cơ quan truyền thông
Những ngày qua, mạng xã hội và báo chí đã đưa clip phản ánh về trường hợp bé gái sinh mổ nặng 4,9kg tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Ngày 29-12, đại diện Vụ sức khỏe bà mẹ -trẻ em (Bộ Y tế) cho biết đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương chỉ đạo việc kiểm tra xử lý giải quyết vụ việc, trả lời gia đình bệnh nhi và các cơ quan truyền thông.
Trước đó, theo phản ánh của gia đình, ngày 17-12, chị NT 23 tuổi, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội được đưa đến BVĐK Vân Đình sinh con. Do sinh mổ nên cháu bé phải uống sữa ngoài. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều cùng ngày, thấy tiếng cháu khản đặc, người nhà đã thông báo cho bác sĩ trực nhưng bác sĩ không khám cho cháu bé.
Ngày 18-12, khi bà nội cháu cho cháu ăn sữa thì cháu không ăn, rút bình sữa thì toàn thân cháu đột ngột tím tái. Bác sĩ trực đã hút mũi và nhỏ nước muối cho cháu.
Chiều cùng ngày, cháu vẫn không ăn được sữa nên được bác sĩ cho thở ô xy và chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng quá nặng. Sau 2 ngày điều trị, sáng 20-12, cháu tử vong.
Nữ doanh nhân mang u gây bệnh nhuyễn xương hiếm gặp
Liên tiếp bị gãy xương nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, khám điều trị nhiều nơi không khỏi, kể cả sang Singapore, nữ doanh nhân này đã phải ngồi xe lăn. Và chỉ may mắn phát hiện ra bệnh u gây bệnh nhuyễn xương hiếm gặp khi mẫu bệnh phẩm được gửi sang Pháp.
Ngày 29/12, ThS.BS Huỳnh Văn Khoa, Phó trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh Chợ Rẫy, TPHCM cho biết, tại đây đã tiếp nhận điều trị một trường hợp mắc bệnh hiếm: u gây bệnh nhuyễn xương.
Nữ bệnh nhân là doanh nhân Huỳnh Ngọc T. (54 tuổi, ngụ tại TPHCM). Điều tra bệnh sử từ bác sĩ nghi nhận, từ tháng 10/2012, bà Ngọc T. xuất hiện các triệu chứng đau xương, yếu 2 chi dưới, đi lại khó khăn, đau nhiều cột sống thắt lưng. Bệnh diễn tiến mỗi ngày một nặng, gây gãy xương liên tiếp nhiều nơi như: gãy xương mu, gãy cổ xương đùi 2 bên, gãy lún nhiều đốt sống ngực và thắt lưng, gãy xương cẳng tay, gãy xương sườn.
Dù đã đến nhiều bệnh viện trong nước và sang cả Singapore thăm khám, nhưng các bác sĩ đều không tìm ra bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc chống loãng xương, phẫu thuật... không mang lại kết quả. Do tình trạng gãy xương liên tiếp xảy ra nên từ năm 2014 bệnh nhân phải phụ thuộc vào xe lăn.
Tháng 6/2016, bệnh nhân đến khám lại tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Người bệnh được làm nhiều xét nghiệm tầm soát các nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát, trong đó có tầm soát nguyên nhân rối loạn chuyển hóa canxi và phospho máu, nhưng vẫn không tìm ra bệnh. Bệnh viện chủ động gửi mẫu bệnh phẩm sang Pháp để làm các xét nghiệm sinh hóa.
Kết quả xét nghiệm của Pháp cho thấy, nữ bệnh nhân mắc chứng TIO (Tumor Induced Osteomalasia) với biểu hiện giảm phospho máu nặng, giảm hấp thu phospho ở thận, phát hiện khối u nhỏ vùng mỏm ngang đốt sống D1 (sinh thiết có tế bào dạng Giant Cell, không có tế bào ác tính). Đặc biệt, lượng FGF23 tăng rất cao trong máu.
Căn cứ vào kết quả trên, BS Huỳnh Văn Khoa khẳng định: "Đây là một trường hợp u gây bệnh nhuyễn xương rất hiếm gặp. Y văn Thế giới đến nay mới ghi nhận 337 ca với nguyên nhân nguyên phát (bất thường về gen) và thứ phát (do u tiết chất FGF23). Bà Ngọc T. là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Chợ Rẫy và có thể là trường hợp đầu tiên trên cả nước mắc bệnh này”.
Phân tích chuyên môn của BS Khoa chỉ ra: đây là hội chứng cận u liên quan đến đau xương, gãy xương, yếu cơ do giảm phospho máu và chuyển hóa vitamin D do tăng FGF23. U tiết FGF23 thường là u vùng trung mô, lành tính, nhỏ, tiến triển chậm và khó xác định vị trí nên thường rất khó chẩn đoán ra bệnh. Trung bình, để chẩn đoán được bệnh này từ lúc có biểu hiện triệu chứng đến lúc chẩn đoán xác định mất tới gần 5 năm.
Sau khi xác định bệnh, các bác sĩ tiến hành điều trị nội khoa với thuốc Phospho dạng uống và Vitamin D liều cao cho bệnh nhân. Qua 3 tháng điều trị tích cực bệnh nhân đã nhanh chóng bình phục, hết đau xương, hết yếu cơ, tự đi lại được. Dự kiến, sắp tới bệnh viện sẽ phẫu thuật lấy khối u vùng cột sống D1 cho người bệnh.
Bệnh viện sẽ làm việc cả ngày nghỉ Tết dương lịch
Ngày 29/12, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện phải đảm bảo nhân lực, thuốc chữa bệnh, phương tiện khám, chữa… phục vụ tốt người dân trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch sắp tới.
Theo đó, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chỉ đạo các cơ sở y tế theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, tại các điểm vui chơi, lễ hội.
Các bệnh viện cần bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực 24/24h trong những ngày nghỉ để giải quyết công việc, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an, các lực lượng liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và phòng chống cháy nổ tại đơn vị.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cần có trách nhiệm phòng chống cháy nổ, tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết; nghiêm cấm việc thắp hương, đun nấu trong phòng làm việc đảm bảo phòng chống cháy nổ tại đơn vị, niêm phong toàn bộ cửa ra vào các phòng của đơn vị.
Hy hữu vụ "nhầm cha" trong quá trình thụ tinh nhân tạo
Sai sót ở một cơ sở điều trị thụ tinh nhân tạo (IVF) tại Hà Lan đã khiến cho 26 phụ nữ rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì không biết con mình sinh ra hay phôi đang đông lạnh có phải là “giọt máu" của chồng.
Sau một "sai sót trong quy trình" tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht xảy ra từ khoảng giữa tháng 4 năm 2015 đến giữa tháng 10 năm 2016. Theo đó, có đến 26 cặp vợ chồng mà tế bào trứng có thể bị thụ tinh với tinh trùng của một cặp vợ chồng khác.
"Trong quá trình thụ tinh, các tế bào tinh trùng từ một cặp vợ chồng điều trị có thể đã được thụ tinh với các tế bào trứng của 26 cặp vợ chồng khác," một tuyên bố từ trung tâm cho biết.
"Vì vậy có khả năng các tế bào trứng được thụ tinh bởi tinh trùng khác không phải tinh trùng của người cha".
Khả năng nhầm lẫn là nhỏ, và có thể không xảy ra với tất cả 26 cặp vợ chồng nhưng khả năng này "không thể loại trừ".
Tất cả các cặp vợ chồng bị ảnh hưởng đã được thông báo. Bệnh viện đã tiến hành điều tra để cung cấp thêm thông tin về những gì có thể đã xảy ra.
Một nửa số phụ nữ được điều trị đã mang thai hoặc sinh con. Một số khác có thể có phôi đông lạnh tại bệnh viện được thụ tinh bởi tinh trùng từ người khác.
Trước đó, những sai sót tương tự đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Năm 2012, một người mẹ Singapore đã kiện bệnh viện của mình vì nhầm lẫn tinh trùng của người bố đứa bé – người phụ nữ này đã nhận thấy có gì đó không ổn khi đứa con có nước da khác rõ rệt với người chồng da trắng của mình.
Vì sao bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ nữ ít tử vong hơn?
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng T.H. Chan Harvard ở Boston, Mỹ, đã tìm hiểu xem liệu sự khác biệt giới của bác sĩ có tác động đến kết quả lâm sàng của bệnh nhân hay không.
Một số nghiên cứu trước đây đã gợi ý các bác sĩ nam và nữ có cách làm việc khác nhau. Ví dụ, các bác sĩ nữ có xu hướng tuân thủ các hướng dẫn lâm sàng chặt chẽ hơn, cung cấp chăm sóc phòng ngừa nhiều hơn, và giao tiếp lấy bệnh nhân làm trung tâm hơn so với bác sĩ nam.
Mặc dù vậy, các bác sĩ nữ được trả lương thấp hơn đáng kể so với đồng nghiệp là nam giới, và các tác giả khác nhau đưa ra những lý giải khác nhau cho khoảng cách lương này.
Do đó nhóm nghiên cứu – đứng đầu là Yusuke Tsugawa, Khoa Chính sách và Quản lý Y tế - đã quyết định nghiên cứu kết quả của bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu gồm 1 triệu người hưởng bảo hiểm y tế Medicare từ 65 tuổi trở lên phải vào viện điều trị cấp tính trong khoảng thời gian từ 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Họ đã kiểm tra mối liên quan giữa giới tính của thầy thuốc và tỷ lệ tử vong 30 ngày của bệnh nhân (nghĩa là có bao nhiêu bệnh nhân tử vong trong vòng 30 ngày sau khi nhập viện), cũng như tỷ lệ nhập viện lại 30 ngày (bệnh nhân phải nhập viện lại trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện).
Tsugawa và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loạt sự khác biệt giữa bác sĩ nam và nữ. Ví dụ, các bác sĩ nữ thường trẻ hơn và điều trị ít bệnh nhân hơn so với đồng nghiệp nam.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ nữ có tỷ lệ tử vong 30 ngày thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ nam.
Nhìn chung, các bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ nữ có nguy cơ tương đối của tử vong thấp hơn 4%, và nguy cơ nhập viện lại thấp hơn 5%.
Tỷ lệ tử vong 30 ngày đối với tất cả các bệnh nhân là 179.162, hoặc 11,32%.
Bệnh nhân được điều trị bởi các bác sĩ nữ có tỷ lệ tử vong 10,82%, so với 11,49% bệnh nhân được điều trị bởi các bác sĩ nam. Những khác biệt này ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những hiệu chỉnh khác nhau.
Các tác giả đã chỉ ra rằng tuy những con số này có vẻ khiêm tốn, song chúng tương ứng với sự khác biệt khá là có ý nghĩa trên lâm sàng.
Bệnh nhân được các bác sĩ nữ điều trị cũng có tỷ lệ nhập viện lại thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân do các bác sĩ nam điều trị.
Tỷ lệ nhập viện lại 30 ngày là 237.644, hay 15,42%. Sau khi hiệu chỉnh về đặc điểm bệnh nhân, tác động của bệnh viện, và đặc điểm của bác sĩ, bác sĩ nữ vẫn có tỷ lệ nhập viện lại là 15,01%, so với 15,57% của các bác sĩ nam.
Những phát hiện này là nhất quán trên những tình trạng bệnh khác nhau và mức độ nặng của bệnh khác nhau, và được các nhà nghiên cứu xem là "đáng ngạc nhiên".
Theo các tác giả, một số khác biệt trong hành nghề bao gồm xu hướng thầy thuốc nữ thực hành y học dựa trên bằng chứng, thực hiện tốt hoặc tốt hơn các xét nghiệm chuẩn hóa, và cung cấp sự chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm hơn.
Xem xét bằng chứng từ các ngành nghề khác, các tác giả đưa ra giả thuyết rằng xu hướng nam giới chấp nhận rủi ro không cần thiết và quá tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình cũng có thể đóng một vai trò.
Ashish Jha, giám đốc Viện Sức khỏe toàn cầu Harvard Global Health Institute và là tác giả chính của nghiên cứu cũng lưu ý rằng bác sĩ nữ có xu hướng bị đối xử khác biệt vì giới tính của họ. Ví dụ, họ ít được đề bạt và có mức lương thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine.
Tai biến do chuyên ngành gây mê chưa được chú trọng
BS Lê Tuyên Hồng Dương, nguyên Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV Giao thông Vận tải, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM ngày 28-12, sau sự cố hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Đa khoa Trí Đức (Hà Nội) hôm 25-12 vừa qua.
Theo BS Dương, trong gây mê có ba nguy cơ gây ra cho người bệnh: Thứ nhất là do chính người bệnh đã có nguy cơ sẵn bởi những bệnh tiềm tàng; thứ hai là các loại thuốc đưa vào người; thứ ba là kinh nghiệm của người làm gây mê và cuối cùng là cuộc phẫu thuật nào cũng có những nguy cơ khi gây mê phối hợp với phẫu thuật. Vì phẫu thuật cũng có thể đòi hỏi người gây mê phải tăng thuốc, tăng dịch, tăng thuốc hồi sức có nghĩa là cũng có thể tăng nguy cơ biến chứng.
Cũng theo BS Dương, chuyên ngành gây mê là một ngành cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế trong 10 ngành có lương cao nhất ở Mỹ thì bác sĩ gây mê đứng đầu. Ở Việt Nam ngành gây mê chưa được chú trọng lắm, bệnh nhân đi mổ thường chọn bác sĩ phẫu thuật, không mấy ai để ý đến bác sĩ gây mê.
Bác sĩ gây mê phải khám cho bệnh nhân một cách kỹ càng trước khi mổ để phát hiện ra các bệnh lý nội khoa như tim mạch, nội tiết, các bệnh lý khác để biết cách điều trị, đưa ra những chỉ định sử dụng thuốc trong ca gây mê cũng như điều trị cho bệnh nhân trong và sau mổ.
“Thực tế ở Việt Nam dường như bác sĩ gây mê chỉ được phép gây mê, trong trường hợp muốn khám bệnh nội khoa phải xin phép mới được” - BS Dương chia sẻ.
Theo BS Dương, một bệnh nhân suy tim có thể viêm ruột thừa, hay bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối cũng có thể cấp cứu trong một bệnh cảnh ngoại khoa. Bác sĩ gây mê sẽ phải gây mê trong tất cả trường hợp như thế. Theo tiêu chuẩn của Hội Gây mê hồi sức thế giới cũng như Việt Nam, có những tiêu chuẩn đưa ra để tránh tăng nguy cơ cho người bệnh.
“Trong 32 năm làm gây mê hồi sức, tôi may mắn chưa gặp trường hợp nào sốc phản vệ tử vong. Những phản ứng thường gặp như dị ứng, tụt huyết áp, nổi mề đay, ngứa… đều xử lý được. Trường hợp hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Trí Đức vừa qua là điều rất sốc đối với những người làm trong chuyên ngành gây mê. Nó cũng là trường hợp khá hi hữu, làm cho ngành gây mê phải nhìn lại. Tôi đang chờ cơ quan chức năng kết luận vấn đề này như thế nào” - BS Dương chia sẻ.
Dừng hoạt động phẫu thuật của bệnh viện có 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê
Sở Y tế Hà Nội quyết định đình chỉ hoàn toàn hoạt động phẫu thuật, thủ thuật có liên quan đến sử dụng thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, liên quan đến vụ 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê, Sở đã quyết định đình chỉ hoàn toàn hoạt động phẫu thuật, thủ thuật có liên quan đến sử dụng thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức. Sở Y tế sẽ lập hội đồng chuyên môn để xem xét hồ sơ đã niêm phong.
Trước đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức và xử lý nếu có vi phạm. Chẩn đoán ban đầu 2 bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, song kết quả cuối cùng phụ thuộc vào khám nghiệm tử thi.
Sáng 25/12, hai bệnh nhân của Bệnh viện Đa khoa Trí Đức chuẩn bị được phẫu thuật với hai ca mổ chỉ cách nhau 25 phút. Mỗi kíp mổ gồm 5 thành viên. Bệnh nhân nữ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp còn bệnh nhân nam cắt amidan. Cả hai bệnh nhân đều được gây mê nội khí quản, cùng được tiêm các loại thuốc gồm Atropine 0,25 mg, Midazolam 5 mg, Solumedrol 40 mg (tiền mê); sau đó 15 phút sử dụng tiếp 100 mg Diprivan và 30 mg Esmeron. Chỉ 30 giây sau gây mê, cả hai bệnh nhân cùng có dấu hiệu sốc phản vệ, được cấp cứu tại chỗ và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, song không qua khỏi.
Nguyên nhân gây tử vong 2 bệnh nhân đang được nhà chức trách điều tra.
Ngứa rát kéo dài hoặc chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng, sụt cân nhanh, mệt mỏi và suy nhược có thể là dấu hiệu ung thư phụ khoa
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa không nên bỏ qua
Các bệnh ung thư phụ khoa đang có xu hướng gia tăng và bệnh nhân trẻ hóa, bao gồm ung thư cổ tử cung, tử cung, ung thư buồng trứng, âm đạo, âm hộ. Bệnh có thể được phát hiện sớm qua một số dấu hiệu như:
Đau vùng chậu
Đau vùng chậu với biểu hiện đặc trưng là đau hay tức vùng bụng dưới rốn. Ở phụ nữ khỏe mạnh, cơn đau bụng dưới có thể xuất hiện xung quanh chu kỳ kinh nguyệt. Nếu thấy những cơn đau bất thường ở vùng chậu mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì nên đi khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng và ung thư âm đạo.
Ngứa kéo dài
Hiện tượng sưng ngứa âm đạo có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng, viêm nhiễm hoặc u bướu đường sinh dục, hầu hết đều lành tính. Tuy nhiên nếu sưng ngứa đột nhiên kéo dài có thể là dấu hiệu ung thư âm hộ.
Chướng bụng, đầy hơi
Trướng bụng, đầy hơi là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư buồng trứng song bệnh nhân thường nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa. Triệu chứng đầy hơi kéo dài và ngày càng nghiêm trọng khi bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này kích thước của dạ dày tăng lên và các triệu chứng khác xuất hiện.
Đau vùng lưng dưới
Ung thư buồng trứng có thể gây đau vùng lưng dưới. Cơn đau xuất hiện ngày càng nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn.
Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh ung thư phụ khoa. Triệu chứng này bao gồm chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong hay sau khi quan hệ tình dục. Các triệu chứng của chảy máu âm đạo bất thường thường liên quan đến ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Đau bụng hoặc những thay đổi trong tiêu hóa
Các bệnh ung thư phụ khoa và ung thư đại tràng có thể gây một số triệu chứng trên đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, phân loãng… Nếu những triệu chứng này kéo dài và không dứt ngay cả khi uống thuốc, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Các bệnh ung thư phụ khoa có thể gây triệu chứng sụt cân bất thường, mệt mỏi và suy nhược.
Sụt cân nhanh
Nếu bạn bị giảm nhiều cân trong thời gian ngắn mà không do ăn kiêng hay tập luyện thì rất có thể là triệu chứng sớm của bệnh ung thư.
Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Triệu chứng này thường xuất hiện khi ung thư đã phát triển, song cũng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, khuyên phụ nữ bị các triệu chứng trên nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa ung thư. Ung thư phụ khoa nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay phương pháp mổ nội soi được ứng dụng rộng rãi giúp cho việc điều trị ung thư phụ khoa trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, giảm chấn thương cho bệnh nhân và tăng cường khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
Trước khi tiến hành mổ nội soi cho bệnh phân bị ung thư phụ khoa, bác sĩ rạch một vết nhỏ trên vùng da quanh rốn để đưa ống soi và khí CO2 vào làm căng bụng. Sau khi phẫu thuật xong, khí CO2 sẽ được đẩy ra ngoài qua ống soi và các vết cắt được khâu lại. Hiện nay tại Việt Nam, phương pháp nội soi được áp dụng từ khâu chẩn đoán đến điều trị hầu hết các bệnh phụ khoa phức tạp. Nhờ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong chẩn đoán xếp giai đoạn và điều trị ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng...
Người nhà tố bác sĩ yếu tay nghề khiến sản phụ tử vong
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/nguoi-nha-to-bac-si-yeu-tay-nghe-khien-san-phu-tu-vong-674751.html
Chiều 29-12, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Nguyễn Văn Xáng, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết BV đã kiểm thảo tử vong đối với trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (35 tuổi, ngụ xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
“Trong ngày 30-12, BV sẽ họp hội đồng chuyên môn làm rõ quy trình xử trí ca sinh này cũng như các vấn đề liên quan đến cái chết của sản phụ Nguyệt. Chúng tôi đã báo cáo trực tiếp cho phó giám đốc Sở Y tế phụ trách chuyên môn, đồng thời đề nghị cơ quan công an xác định nguyên nhân cái chết của sản phụ ”, ông Xáng nói.
Sáng cùng ngày, nhiều người thân của sản phụ Nguyệt bức xúc tập trung tại khoa Sản BV Đa khoa Khánh Hòa, yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của chị Nguyệt.
Gia đình bệnh nhân cho rằng do có sự tắc trách, yếu lém chuyên môn của các bác sĩ khoa Sản mới dẫn đến hậu quả chị Nguyệt tử vong.
Cùng ngày, ông Nguyễn Tháo, cha của sản phụ đã gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng liên quan làm rõ nguyên nhân cái chết của con ông cũng như trách nhiệm của BV trong vụ việc này.
Theo trình bày của ông Tháo, ngày 27-12, chị Nguyệt nhập BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chờ sinh với tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, rạng sáng 29-12, gia đình bất ngờ nhận thông báo từ BV là chị Nguyệt đã tử vong.
Mẹ của sản phụ cho biết các kết quả xét nghiêm của chị Nguyệt trong ngày 27-12 đều bình thường. Chiều 28-12, khi đưa vào phòng sinh, sức khỏe chị vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến khuya cùng ngày, bệnh viện thông báo sản phụ yếu, đồng thời yêu cầu chồng chị Nguyệt ký giấy để mổ.
“Khi đưa đi mổ, tôi thấy con tôi nằm bất động. Người thân hỏi thì không trả lời được. Đến 2g ngày 29-12, BV thông báo Nguyệt đã tử vong. Còn cháu bé mới sinh thì đưa vào lồng kính”, bà Hồng kể thêm. Cũng theo người nhà sản phụ, trong lần sinh con đầu cách đây 8 năm, chị Nguyệt sinh thường.
Giải thích về những bức xúc của gia đình sản phụ, ông Nguyễn Văn Xáng nói: “Trong quá chờ sinh, sản phụ bình thường, được các bác sĩ theo dõi không có vấn đề gì cả. Sau khi hội chẩn để mổ, các bác sĩ cũng theo dõi liên tục. Khi sản phụ tử vong, gia đình cho rằng tại sao bệnh nhân tử vong mà không có người trực lãnh đạo, BV vô cảm, bảo vệ không cho vào phòng mổ… Chúng tôi đã giải thích nhưng người nhà không chấp nhận.”
Một lãnh đạo BV Đa khoa Khánh Hòa cho biết thêm, hiện BV đã yêu cầu khoa Sản và các bác sĩ của kíp trực tường trình sự việc.
Bệnh viện phải trực 24/24 giờ dịp nghỉ Tết Dương lịch
http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/12/445286/
Ngày 28-12, để bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2017 sắp tới, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trong cả nước bảo đảm nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, đồng thời tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.
Các sở y tế chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, tại các điểm vui chơi, lễ hội. Các cơ sở y tế phải bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ để phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Các bệnh viện cũng phải xây dựng kế hoạch phối hợp với công an, các lực lượng liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và phòng chống cháy nổ tại đơn vị. Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở y tế các tỉnh, thành phố quán triệt tới từng cán bộ trong đơn vị có trách nhiệm kiểm tra kỹ hệ thống phòng chống cháy nổ, tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết; nghiêm cấm việc thắp hương, đun nấu trong phòng làm việc đảm bảo phòng chống cháy nổ tại đơn vị, niêm phong toàn bộ cửa ra vào các phòng của đơn vị.
Phải đẩy mạnh tin học hóa để minh bạch bảo hiểm y tế
http://cand.com.vn/y-te/Phai-day-manh-tin-hoc-hoa-de-minh-bach-bao-hiem-y-te-423240/
Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ ngày 29-12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nêu lên nhiều vấn đề nóng của ngành y tế. Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm qua, cả nước đã chi 50.000 tỷ đồng tiền bảo hiểm y tế và con số này có thể lên tới 70.000 tỷ đồng trong năm 2017.
Với số tiền trên, chỉ cần tránh thất thoát 1% đã có thể tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng. Mà, hiện có 23.000 loại thuốc có tên theo tiếng Latin và hơn 16.000 dịch vụ y tế. Vì thế nếu không có chuyên môn, sẽ rất khó biết có gian lận hay không ở các hóa đơn tính tiền bảo hiểm y tế.
Đáng lưu ý là một số bệnh viện không muốn đẩy nhanh quá trình tin học hóa trong khi đây là điều quan trọng để hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm y tế. Do đó, phải quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện tin học hóa, vì tiền bảo hiểm y tế chính là tiền của người dân. “Nơi nào không làm, tôi nói thẳng là có biểu hiện tiêu cực. Muốn chống tiêu cực thì có nhiều việc nhưng đây là việc cụ thể.” -Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2017 được Phó Thủ tướng quan tâm là đổi mới y tế cơ sở, trong đó, phải đổi mới căn bản tài chính: Mỗi trạm y tế xã có 5 biên chế, trung bình 5.000 người dân một xã, 1 năm ta có 3,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm y tế. Chỉ cần chi 10% tiền bảo hiểm y tế thì đã được hơn 300 triệu đồng. Sau khi trừ tiền thuốc thì thu nhập của 5 người cũng tăng gấp rưỡi.
Theo Phó Thủ tướng, một trong những việc cần làm trước tiên là giao cho y tế cơ sở lập toàn bộ hồ sơ theo dõi sức khỏe của người dân địa bàn. Đây không phải là việc mới nhưng cần phải củng cố, sửa lại những vấn đề đã xao nhãng trong những năm qua.
Điều trị căn bệnh lạ về xương lần đầu tiên ở Việt Nam
http://cand.com.vn/y-te/Bi-mat-can-benh-bong-dung-gay-xuong-lien-tiep-cua-mot-nu-benh-nhan-423204/
Gần 5 năm chung sống với những cơn đau nhức xương khớp tận cùng, những lần gãy xương kỳ lạ phải phẫu thuật cũng là từng ấy thời gian chị H.N.T (54 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) rong ruổi khắp các bệnh viện trong và ngoài nước để tìm ra và chữa trị căn bệnh lạ mình không may mắc lại...
Trưa ngày 29-12, tại khoa Nội-Cơ-Xương khớp bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, chị H.N.T (54 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) đã có thể đi lại xung quanh khu vực phòng khám với tâm trạng vô cùng hạnh phúc. Ít ai biết rằng, 5 năm trước, chị đã tưởng phần đời còn lại của mình sẽ "chung thân" với chiếc xe lăn, sống trong cảnh tàn phế, yếu liệt hết tay chân.
Đặc biệt, chị thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn tận cùng trong xương, chiều cao cơ thể từ 1m62 thấp xuống còn 1m50. Chị đã đi "mòn" các BV trong và ngoài nước, mổ xẻ nhiều lần do bị gẫy xương nhiều chỗ trên cơ thể.
Căn bệnh lạ kì của chị cuối cùng đã đã được các bác sĩ tại Khoa Nội-Cơ-Xương, BV Chợ Rẫy kết luận: Chị mắc bệnh TIO- Tumor Induced Osteomalasia- U gây bệnh nhuyễn xương. Được biết, đây là trường hợp bệnh nhân thứ 338 của Thế giới mắc và là người đầu tiên của Việt Nam được phát hiện mắc căn bệnh hiếm gặp này.
Theo Th.S- BS Huỳnh Anh Khoa- Phó khoa Nội-Cơ -Xương khớp Chợ Rẫy, bệnh nhân nhập viện lần đầu vào tháng 5-2013 và khám lại vào 6-2016. Trước đó, bệnh nhân phát bệnh từ tháng 10-2012 với các biểu hiện đau và gãy xương nhiều lần.
Việc chẩn đoán rất khó khăn, bệnh nhân đã khám và điều trị nhiều nơi trong nước và kể cả ở nước ngoài với nhiều chẩn đoán và điều trị khác nhau bao gồm điều trị nội khoa với nhiều thuốc điều trị loãng xương và phẫu thuật nẹp vít cố định cột sống thắt lưng nhưng bệnh diễn tiến ngày một nặng hơn và tình trạng gãy xương vẫn tiếp diễn.
Bệnh nhân phải ngồi xe lăn từ tháng 6-2014 và phải điều trị với rất nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau để làm nhẹ triệu chứng bệnh.
Tại khoa Nội -Cơ-Xương khớp, chị H.N.T đã được chỉ định dùng 3 tháng Phospho đường uống và Vitamin D hoạt tính liều cao, và thật kì diệu là đã hồi phục rất nhanh, mọi sinh hoạt gần như trở lại bình thường, cũng không còn phải dùng các thuốc điều trị giảm đau nữa.
BS Khoa nhận định: "Đây là trường hợp TIO đầu tiên được chẩn đoán và điều trị thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên để điều trị triệt để, chị N.T tiếp tục phải trải qua 1 lần phẫu thuật lấy u vùng cột sống D1. Dự kiến sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân trong thời gian tới".
Không thể nói hết sự vui mừng của chị H.N.T và gia đình. Chia sẻ với y bác sĩ và các bệnh nhân tại BV Chợ Rẫy ngày 29-12, chị không giấu nổi niềm hạnh phúc:"Tôi vẫn còn tưởng mình nằm mơ vậy!.
Vẫn không hình dung nổi là mình đã thoát hẳn bệnh liệt, không còn bị những cơn đau đớn trong xương hành hạ, không còn phải đi làm sinh thiết, lấy mẫu xương đi thử nghiệm và cứ có ý nghĩ rằng mình sẽ chết vì bệnh ung thư xương. Giờ tôi đã tự đứng lên, đi lại, leo bậc thang từ tầng 1 lên tới tầng 3 của toà nhà mà không cần sự trợ giúp của bất cứ ai".
Theo lời chị H.N.T, vào năm 2013 sau đợt nằm điều trị tại Chợ Rẫy, chị tiếp tục sang BV Singapore để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Đợt điều trị này kéo dài cả tháng, chỉ tính tiền công mổ thoát vị đĩa đệm này đã lên tới 50.000 USD. Thế nhưng sau mổ chị cũng nằm luôn, không đi lại được nữa. Tay chân yếu liệt, những cơn đau vẫn hành hạ.
Tháng 6-2016 chị N.T trở lại Chợ Rẫy cầu cứu các bác sĩ. Các bác sĩ tiến hành rất nhiều loại xét nghiệm để tầm soát các nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát trong đó có tầm soát nguyên nhân rối loạn chuyển hóa calci và phospho máu, xét nghiệm sinh hóa này phải gửi sang Pháp làm giúp vì hiện ở trong nước chưa làm được. Chị H.N.T được chẩn đoán xác định bệnh TIO dựa trên các kết quả: Giảm Phospho máu nặng, Giảm hấp thu Phospho ở thận, Phát hiện khối u nhỏ vùng mỏm ngang đốt sống D1 (sinh thiết có tế bào dạng Giant Cell và không có tế bào ác tính) và đặc biệt là định lượng thành phần chất FGF23 cho thấy, tăng rất cao trong máu (Fibroblast Growth Factor 23 - xét nghiệm này cũng phải gửi sang Pháp làm).
Một phụ nữ bị bệnh lạ lần đầu gặp tại Việt Nam
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/mot-phu-nu-bi-benh-la-lan-dau-gap-tai-viet-nam-674685.html
Bệnh nhân có biểu hiện gãy xương liên tiếp nhiều nơi trong nhiều năm như gãy xương mu, gãy cổ xương đùi hai bên, gãy lún nhiều xương đốt sống ngực và thắt lưng, gãy xương cẳng tay, gãy xương sườn mà không rõ nguyên nhân chính xác.
Ngày 29-12, BV Chợ Rẫy TP.HCM cho biết BV đã cứu chữa thành công cho một trường hợp bệnh nhân bị căn bệnh TIO (còn gọi là u gây bệnh nhuyễn xương), một căn bệnh rất hiếm gặp trên thế giới.
Theo ThS-BS Huỳnh Văn Khoa, Phó khoa Nội cơ xương khớp BV Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân là chị HTT (54 tuổi, ngụ TP.HCM). Theo bệnh sử, từ tháng 10-2012, chị T. bắt đầu có các biểu hiện đau xương, yếu hai chi dưới, đi lại khó khăn, đau nhiều ở cột sống. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có biểu hiện gãy xương liên tiếp nhiều nơi (xương mu, cổ xương đùi, xương đốt sống ngực, thắt lưng) những năm tiếp theo khiến cơ thể vô cùng đau đớn.
Bệnh nhân đi khám gần như ở tất cả BV chuyên về xương khớp trong nước lẫn ra nước ngoài (Singapore) với nhiều chẩn đoán và điều trị khác nhau (kể cả nội khoa và phẫu thuật) với chi phí vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên bệnh chẳng những không cải thiện mà diễn tiến nặng hơn, tình trạng gãy xương vẫn tiếp diễn. Đến tháng 6-2014, tình trạng xấu nhất khiến chị T. phải ngồi xe lăn, chiều cao lẫn cân nặng đều giảm sút, đồng thời liên tục uống thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng bệnh.
Khoảng sáu tháng trước, chị T. quyết định khám lại tại chuyên khoa Nội cơ xương của BV Chợ Rẫy. Tại đây bệnh nhân được làm rất nhiều xét nghiệm để tầm soát nguyên nhân gây loãng xương và rối loạn chuyển hóa canxi, phospho. Các bác sĩ phát hiện chị bị giảm phospho máu nặng, giảm hấp thu phospho ở thận, có khối u vùng mỏm ngang đốt sống D1, đặc biệt định lượng FGF23 tăng rất cao trong máu. Đây là những biểu hiện của căn bệnh TIO (còn gọi là u gây bệnh nhuyễn xương) mà y văn thế giới mới chỉ ghi nhận 337 ca mắc bệnh, còn tại Việt Nam chưa từng ghi nhận trường hợp nào.
Sau khi xác định bệnh, chị T. được điều trị nội khoa với các thuốc phospho uống (Fleet Phospho Soda Oral) và vitamin D liều cao. Bất ngờ là chỉ sau ba tháng điều trị, chị T. dần hồi phục, giảm và hết đau xương, hết yếu cơ. Càng vui mừng hơn khi bệnh nhân đã đi đứng được, sinh hoạt bình thường sau nhiều năm phải ngồi xe lăn.
“Vì đây là trường hợp bệnh TIO đầu tiên được tiếp nhận nên trong quá trình điều trị, chúng tôi rất lo lắng. Một số xét nghiệm sinh hóa của bệnh nhân T. phải gửi sang Pháp làm giúp vì ở Việt Nam chưa làm được. Kết quả điều trị thành công rất ngoạn mục mà ngay cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân cũng không nghĩ đến” - ThS-BS Huỳnh Văn Khoa cho biết.
Tuy nhiên, theo BS Khoa, để điều trị triệt để bệnh, chị T. cần được mổ lấy u vùng cột sống D1. BV sẽ cố gắng thuyết phục bệnh nhân để lên phương án phẫu thuật trong thời gian sắp tới.
Có mặt tại BV, chị T. không giấu nổi sự vui mừng. “Ngày bất ngờ đứng lên được từ xe lăn, bước từng bước đầu tiên, tôi ngỡ như mình đang mơ. Một tuần sau, tôi đã có thể bước lên cầu thang. Gặp được BS Khoa giống như là cơ duyên của tôi” - chị T. nói.
Theo y văn, bệnh lý TIO được mô tả lần đầu bởi BS Mc Cance vào năm 1947. Hai nguyên nhân gây nên chứng bệnh này là do bất thường về gen và khối u tiết chất FGF23. Đây là một hội chứng cận u liên quan đến đau xương, gãy xương, yếu cơ do giảm phospho máu và chuyển hóa vitamin D vì tăng FGF23.
Khối u tiết ra loại chất này thường nằm ở vùng trung mô, lành tính, rất nhỏ và khó xác định vị trí nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Trung bình để xác định được bệnh này phải mất 4-7 năm.
Làm rõ vụ tử vong bất thường sau mổ ruột thừa
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/lam-ro-vu-tu-vong-bat-thuong-sau-mo-ruot-thua-674762.html
Chiều 29-12, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị làm rõ thông tin vụ bệnh nhân tử vong bất thường sau khi mổ ruột thừa.
Nạn nhân là chị L.K.T., 45 tuổi, trú tại 1293/5 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Theo người nhà bệnh nhân, ngày 24-11, chị T. bị đau bụng và đến BV Nguyễn Tri Phương khám. Sau khi làm các xét nghiệm máu, siêu âm, bác sĩ (BS) chẩn đoán chị T. bị viêm ruột thừa cấp, chỉ định nhập viện và phẫu thuật ngay. Lúc đó là 2g30 ngày 24-11. Sau phẫu thuật, chị T. bị hôn mê, đến 16g30 ngày 27-11 thì bệnh nhân tử vong.
Gia đình cho biết chị T. trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, hàng năm đều khám sức khỏe định kỳ và không mắc bệnh mạn tính.
“Việc phẫu thuật cắt ruột thừa có thành công hay không? Lý do vợ tôi bị sốc tim và tử vong là gì? Tại sao vợ tôi bị hôn mê từ lúc phẫu thuật và không thể tỉnh lại? Liệu trong quá trình phẫu thuật có bất thường gì xảy ra hay không?...” – chồng chị T. đặt vấn đề và yêu cầu phía BV phải có câu trả lời rõ ràng.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khẩn trương xác minh sự việc nêu trên. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm khắc các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm); công khai thông tin về kết quả xử lý cho cơ quan truyền thông, báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 06-01-2017.
TP.HCM cần đầu mối xuyên suốt vấn đề an toàn thực phẩm
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/tphcm-can-dau-moi-xuyen-suot-van-de-an-toan-thuc-pham-674749.html
Sự kiện này đã thu hút nhiều bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM. Bên cạnh đó, không ít bạn đọc đặt câu hỏi: “Vì sao phải thành lập Ban Quản lý ATTP TP.HCM?”.
Phóng viên chuyển câu hỏi đến ThS-BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế TP.HCM).
Bà Mai cho biết trước đây TP.HCM có Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP (gồm ba sở Y tế, Công thương, NN&PTNT). Hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành trong những năm qua khá tốt nhưng hiệu quả chưa cao.
“Ban Chỉ đạo liên ngành chỉ họp định kỳ nên không thể giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan ATTP phát sinh giữa các kỳ họp. Do vậy, Ban Chỉ đạo chưa phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý ATTP” – bà Mai nói.
Theo bà Mai, Sở Y tế TP.HCM chịu trách nhiệm trước UBND TP trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Tuy nhiên, thực chất Sở Y tế chỉ nhận và tổng hợp những báo cáo từ các sở liên quan (Công thương, NN&PTNT), còn từng công việc cụ thể do các sở giải quyết, xử lý theo phân công của Luật ATTP.
“Do cần một đầu mối đủ thẩm quyền quản lý xuyên suốt công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn nên TP.HCM mạnh dạn đề xuất Chính phủ cho phép thành lập Ban Quản lý ATTP và đã được đồng ý” – bà Mai cho biết.
Bà Mai thông tin thêm Ban Quản lý ATTP TP.HCM trực thuộc UBND TP. Ban có chức năng giúp UBND TP.HCM tổ chức, thực thi pháp luật về ATTP trên địa bàn. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT.
“Dự kiến Ban Quản lý ATTP TP.HCM sẽ chính thức hoạt động trong quý 1 năm 2017” – bà Mai nói.
BV Khánh Hòa tiếp nhận 10 gói kỹ thuật điều trị ung thư
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/bv-khanh-hoa-tiep-nhan-10-goi-ky-thuat-dieu-tri-ung-thu-674745.html
Ngày 29-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã đánh giá kết quả Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu, giai đoạn I (2013 – 2015).
Theo đó, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã chuyển giao lý thuyết và thực hành tại Bệnh viện Khánh Hòa tổng số 32 đợt, trong đó có 10 gói kỹ thuật về nhiều lĩnh vực như ghi nhận ung thư, chăm sóc giảm nhẹ, phẫu trị, hóa trị, xạ trị… đào tạo cho trên 100 lượt bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên và điều dưỡng của các khoa; đồng thời, tổ chức hội chẩn trên 20 trường hợp bệnh khó.
Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được, các bác sĩ ở đây đã mổ thành công 90 bệnh nhân, trực tiếp xạ trị cho 03 bệnh nhân.
Hiện nay, Khoa ung Bướu của bệnh viện Khánh Hòa được biên chế gần 100 giường bệnh, đội ngũ y bác sĩ, kỹ sư…trên 40 người. Hàng ngày, khoa thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho hàng 100 lượt bệnh nhân.
Việc tiếp nhận, chuyển giao thành công các gói kỹ thuật trong điều trị ung thư của tuyến trên tại Khánh Hòa đã mang lại ý nghĩa thiết thực cho người dân trong tỉnh và các địa phương lân cận, giúp người bệnh không phải vào TP.HCM điều trị, giảm chi phí, thời gian đi lại…
Cùng ngày, Giáo sư, Bs Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, đã đến Bệnh viện Khánh Hòa chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm về khám, tầm soát bệnh, cơ chế sinh bệnh ung thư…với chủ đề “Cùng nhau làm nhẹ gánh nặng ung thư”. GS-BS Hùng cũng tham dự lễ khai trương Phòng khám tư vấn ung thư tại Trung tâm Dịch vụ y tế thuộc bệnh viện này.
Tai biến do chuyên ngành gây mê chưa được chú trọng
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/tai-bien-do-chuyen-nganh-gay-me-chua-duoc-chu-trong-674606.html
BS Lê Tuyên Hồng Dương, nguyên Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV Giao thông Vận tải, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM ngày 28-12, sau sự cố hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Đa khoa Trí Đức (Hà Nội) hôm 25-12 vừa qua.
Theo BS Dương, trong gây mê có ba nguy cơ gây ra cho người bệnh: Thứ nhất là do chính người bệnh đã có nguy cơ sẵn bởi những bệnh tiềm tàng; thứ hai là các loại thuốc đưa vào người; thứ ba là kinh nghiệm của người làm gây mê và cuối cùng là cuộc phẫu thuật nào cũng có những nguy cơ khi gây mê phối hợp với phẫu thuật. Vì phẫu thuật cũng có thể đòi hỏi người gây mê phải tăng thuốc, tăng dịch, tăng thuốc hồi sức có nghĩa là cũng có thể tăng nguy cơ biến chứng.
Cũng theo BS Dương, chuyên ngành gây mê là một ngành cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế trong 10 ngành có lương cao nhất ở Mỹ thì bác sĩ gây mê đứng đầu. Ở Việt Nam ngành gây mê chưa được chú trọng lắm, bệnh nhân đi mổ thường chọn bác sĩ phẫu thuật, không mấy ai để ý đến bác sĩ gây mê. Bác sĩ gây mê phải khám cho bệnh nhân một cách kỹ càng trước khi mổ để phát hiện ra các bệnh lý nội khoa như tim mạch, nội tiết, các bệnh lý khác để biết cách điều trị, đưa ra những chỉ định sử dụng thuốc trong ca gây mê cũng như điều trị cho bệnh nhân trong và sau mổ.
“Thực tế ở Việt Nam dường như bác sĩ gây mê chỉ được phép gây mê, trong trường hợp muốn khám bệnh nội khoa phải xin phép mới được” - BS Dương chia sẻ.
Theo BS Dương, một bệnh nhân suy tim có thể viêm ruột thừa, hay bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối cũng có thể cấp cứu trong một bệnh cảnh ngoại khoa. Bác sĩ gây mê sẽ phải gây mê trong tất cả trường hợp như thế. Theo tiêu chuẩn của Hội Gây mê hồi sức thế giới cũng như Việt Nam, có những tiêu chuẩn đưa ra để tránh tăng nguy cơ cho người bệnh.
“Trong 32 năm làm gây mê hồi sức, tôi may mắn chưa gặp trường hợp nào sốc phản vệ tử vong. Những phản ứng thường gặp như dị ứng, tụt huyết áp, nổi mề đay, ngứa… đều xử lý được. Trường hợp hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Trí Đức vừa qua là điều rất sốc đối với những người làm trong chuyên ngành gây mê. Nó cũng là trường hợp khá hi hữu, làm cho ngành gây mê phải nhìn lại. Tôi đang chờ cơ quan chức năng kết luận vấn đề này như thế nào” - BS Dương chia sẻ.
Năm 2016, BHYT từ chối thanh toán hơn 600 tỉ đồng
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/nam-2016-bhyt-tu-choi-thanh-toan-hon-600-ti-dong-674604.html
Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết:
Tính đến cuối tháng 12-2016, tổng số người dân tham gia BHYT đã đạt hơn 75 triệu người, tương đương 80,8% dân số, vượt hơn 1,8% chỉ tiêu do Chính phủ đề ra. Nguồn thu cho quỹ BHYT đã có bước tiến tích cực.
Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy phần đông người dân chưa tham gia BHYT là nhóm có thu nhập thấp nhưng không nằm trong diện được ngân sách hỗ trợ, khu vực thị trường lao động phi chính thức nên không có tổ chức, cơ quan nào bảo vệ.
Ông Sơn khẳng định BHXH Việt Nam đang kiểm soát được vấn đề tài chính, do trước đó đã dự báo chi phí BHYT tăng như thế nào, tăng ở chỗ nào. “Ngoài nguồn thu hằng năm thì ngành BHXH cũng đã chuẩn bị dự trữ từ nguồn kết dư, lũy kế các năm trước để đảm bảo các bệnh viện đủ nguồn kinh phí mua thuốc và hóa chất, đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân tham gia BHYT.
Đáng lưu ý năm 2016 BHXH Việt Nam đã từ chối chi trả thanh toán BHYT hơn 600 tỉ đồng. Trong đó, BHXH Việt Nam phát hiện thu hồi hơn 200 tỉ đồng, 400 tỉ đồng còn lại do công tác giám định của BHXH các địa phương.
Hồng Kông và Trung Quốc: Đã có bệnh nhân đầu tiên chết vì cúm gia cầm
Một bệnh nhân nam cao tuổi ở Hồng Kông đã qua đời vào ngày Giáng sinh do cúm gia cầm. Đây là bệnh nhân đầu tiên ở thành phố này trong mùa đông năm nay. Trước đó Trung Quốc có 2 trường hợp tử vong.
Trung tâm bảo vệ sức khỏe của Sở Y tế Hồng Kông cho biết bệnh nhân nam 75 tuổi có chẩn đoán nhiễm chủng cúm gia cầm H7N9, đã qua đời hôm Chủ nhật 25/12.
Tuần trước, Hồng Kông đã xác nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm trên người đầu tiên trong mùa này sau khi bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm H7N9. Trước đó người đàn ông này đã đi du lịch đến Trung Quốc.
Đầu tuần qua Hàn Quốc và Nhật Bản đã ra lệnh tiêu huỷ thêm để ngăn chặn những ổ dịch của một chủng cúm gia cầm khác đã giết chết hàng chục triệu gia cầm trong tháng vừa qua.
Ít nhất 7 người ở Trung Quốc đã bị nhiễm H7N9 trong mùa đông này và hai người đã tử vong.
Hồng Kông đang đương đầu với các trường hợp cúm gia cầm lẻ tẻ trên người kể từ khi ổ dịch đầu tiên giết chết 6 người trong cùng một năm.
Vùng Tân Cương của Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 55.000 con gà và gia cầm khác sau một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao khác, đã gây nhiễm cho 16.000 con gia cầm, theo tin từ Bộ Nông nghiệp Trung quốc hôm thứ Ba.
Chủng vi rút H5N6 đã được xác nhận ở Yining, một thành phố 500.000 dân, và đã làm chết 10.716 con gia cầm.
Bắc Kinh đã cấm nhập gia cầm từ hơn 60 nước và cho biết những nước có các trường hợp có tính gây bệnh cao sẽ tự động được đưa vào danh sách này. Chính quyền địa phương ở 3 tỉnh đã hạn chế buôn bán gia cầm sống ở một số thành phố để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Đợt dịch cúm gia cầm lớn mới đây nhất ở Trung Quốc năm 2013 đã giết chết 36 người và gây thiệt hại hơn 6 tỷ đô la cho ngành nông nghiệp.
Bác sĩ cắt nhầm dương vật bệnh nhi 10 tuổi
Ca cắt bao quy đầu cho bệnh nhi 10 tuổi (Malaysia) thành thảm họa khi em bị bác sĩ vô ý cắt nhầm dương vật bằng dao mổ laser.
Theo Asiaone, vụ việc xảy ra tối 20/12 tại một bệnh viện ở khu Taman Cheras Utama, thuộc Kuala Lumpur. Ngay sau sự cố, vị bác sĩ cắt nhầm dương vật bệnh nhi đã lập tức thông báo tình hình với bố cậu bé. Em được đưa đến Bệnh viện Kebangsaan Malaysia rồi chuyển tới Bệnh viện Kuala Lumpur để nối "cậu nhỏ". Truyền thông địa phương đưa tin ca phẫu thuật đã thành công.
Nghe lời khuyên của đội ngũ y tế Bệnh viện Kuala Lumpur, bố bệnh nhi quyết định báo cảnh sát. Nhà chức trách điều tra phát hiện vị bác sĩ cắt nhầm dương vật bé trai đã có 21 năm kinh nghiệm và tốt nghiệp Đại học Karachi (Pakistan). Cơ sở y tế nơi ông làm việc hoạt động từ năm 2006 nhưng không đăng ký với Bộ Y tế. Vị bác sĩ thừa nhận phạm sai sót trong quá trình xử lý dẫn đến tai nạn đáng tiếc trên.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết sẽ tiếp tục xem xét trước khi quyết định hình thức xử phạt bệnh viện và bác sĩ kia.