Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 30/7/2017

  • |
T5g.org.vn - Xử nghiêm các trường hợp bất hợp tác phòng chống dịch SXH; Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng, chống sốt xuất huyết tại TPHCM; Kiểm soát chặt bệnh sốt xuất huyết trước thềm Hội nghị APEC; Bộ trưởng Bộ Y tế: Dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép; Dập dịch sốt xuất huyết bằng những hành động đơn giản nhất; GS.TS Nguyễn Anh Trí: Sẽ tiếp nhận người hiến tiểu cầu đáp ứng chống dịch sốt xuất huyết; Điều trị sốt xuất huyết: Người dân bình tĩnh, hợp tác và lắng nghe bác sĩ; Đồng Nai: Thêm 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết; Năm 2020: Sẽ có 8 triệu người Việt mắc viêm gan B; ...

 

Xử nghiêm các trường hợp bất hợp tác phòng chống dịch SXH

http://www.sggp.org.vn/xu-nghiem-cac-truong-hop-bat-hop-tac-phong-chong-dich-sxh-458456.htm

Chiều 28-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác đã bất ngờ kiểm tra tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là địa bàn “nóng” về tình hình dịch SXH của thủ đô.

Tại quận Đống Đa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra là khu công trường xây dựng tòa nhà căn hộ cao cấp ở 243 Đê La Thành, ngay cạnh Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng quận Đống Đa phải phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc phòng chống dịch tại các công trường xây dựng trên địa bàn và đẩy mạnh tuyên truyền người dân không để nước ứ đọng, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt. Sau đó, đoàn công tác tiếp tục đến kiểm tra một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 phố Chùa Láng. Đồng thời tìm hiểu về việc phòng chống dịch SXH của một số hộ dân trên địa bàn.

Ngay sau khi đi thị sát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với UBND TP Hà Nội, Sở Y tế và quận Đống Đa về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự lo lắng dù dịch SXH đang bùng phát trên địa bàn Hà Nội nhưng nhiều người dân vẫn lơ là trong việc phòng chống. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn công tác phòng chống dịch nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan, bùng phát mạnh. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông để người dân tuân thủ các khuyến cáo về phòng chống dịch của ngành y tế. Từ thực tế kiểm tra, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tại tất các các công trường xây dựng trong cả nước và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lơ là, chủ quan trong việc phòng chống dịch SXH.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đến nay tại Hà Nội đã ghi nhận gần 8.000 người mắc SXH với 4 trường hợp tử vong. Qua điều tra, số dụng cụ chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng tăng lên hàng năm. Đáng lo ngại là nhiều hộ gia đình khi lực lượng phòng chống dịch đến phun thuốc diệt muỗi thì đi vắng hoặc không hợp tác.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng, chống sốt xuất huyết tại TPHCM

http://vov.vn/xa-hoi/bo-truong-bo-y-te-kiem-tra-phong-chong-sot-xuat-huyet-tai-tphcm-653179.vov

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/874342/khong-de-dich-sot-xuat-huyet-anh-huong-den-hoi-nghi-apec

http://www.sggp.org.vn/kiem-soat-chat-benh-sot-xuat-huyet-truoc-them-hoi-nghi-apec-458586.html

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170729/bo-truong-bo-y-te-kiem-tra-dich-sot-xuat-huyet-tai-tphcm/1360426.html

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/bo-truong-y-te-tim-lang-quang-tai-diem-nong-sot-xuat-huyet-tp-hcm-387130.html

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có nhận thức đúng về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Hôm nay (29/7), Đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại TP HCM.

Đoàn đã kiểm tra thực tế tại phường Hiệp Thành, đây là phường có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất tại Quận 12. Từ đầu năm đến nay, phường có 197 ca bệnh, trong đó có một trường hợp tử vong. Ở đây, một số hộ dân đã tiến hành các biện pháp phòng tránh như lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng; bỏ muối vào bình hoa, nuôi cá 7 màu diệt lăng quăng… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vật dụng phế thải như: ly nhựa, vỏ hộp cơm… có nước, chứa lăng quăng không được thu dọn.

Theo Sở Y tế TP HCM, 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và Quận 12 tăng cao hơn 100%. Hiện quận Bình Tân có số ca bệnh ca và tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất thành phố.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, viêm gan, viêm não nhật Bản... cũng đang lưu hành. TP HCM phải tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe cho người do đang có nhiều ca mắc bệnh; đồng thời đảm bảo cho các sự kiện trong khuôn khổ hội nghị APEC tại TP HCM sắp được tổ chức tại nước ta.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có nhận thức đúng về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Muốn phòng bệnh hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm là diệt lăng quăng và muỗi, từ đó mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách.

Đối với công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi mắc sốt xuất huyết cũng đã tăng nên công tác tập huấn điều trị bệnh cho y tế tuyến dưới cũng phải tập trung vào cả đối tượng lớn tuổi, đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang.

 

Kiểm soát chặt bệnh sốt xuất huyết trước thềm Hội nghị APEC

http://www.sggp.org.vn/kiem-soat-chat-benh-sot-xuat-huyet-truoc-them-hoi-nghi-apec-458586.html

Sáng 29-7, Đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) tại quận 12, TPHCM. Đây là "điểm nóng" về số ca bệnh SXH tăng cao của TPHCM trong những tháng gần đây.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND quận 12 Trịnh Thị Mỹ Lan cho biết, trong 7 tháng đầu năm quận 12 ghi nhận 883 ca SXH, tăng 116,3% so với cùng kỳ năm 2016 và hiện tại Bệnh viện Quận 12 đang điều trị cho 27 trường hợp SXH (15 ca nhi và 12 ca người lớn). Bệnh xảy ra nhiều nhất tại các phường: Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp.

Lý giải về việc số ca SXH không ngừng tăng trên địa bàn quận, bà Trịnh Thị Mỹ Lan cho rằng, do nhận thức của một số hộ dân còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đội tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến hướng dẫn và cùng dọn các dụng cụ chứa nước không dùng, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để loại bỏ lăng quăng nhưng sau đó đâu lại vào đấy, người dân vẫn chủ quan, và trông chờ, không tự thực hiện những việc này trong những lần tiếp theo.

Theo báo cáo của ngành Y tế TP, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP có gần 11.200 ca SXH  tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 4 ca tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và Quận 12 tăng cao hơn 100%.

Trước thực trạng bệnh SXH có diễn biến phức tạp và bất thường, dự kiến còn kéo dài, ngành Y tế TP đã đưa nhiều chiến dịch truyền thông, nhằm nâng cao vai trò, ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch, huy động mọi người, mọi tầng lớp diệt lăng quăng, không cho lăng quăng phát triển…

Bên cạnh đó, công tác xử phạt những trường hợp cố tình không thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được đẩy mạnh.

Cụ thể,trong 6 tháng đầu năm, 10/24 quận, huyện đã tiến hành xử phạt 75 trường hợp, trong đó quận Thủ Đức có 21 trường hợp, Hóc Môn có 13 trường hợp, Bình Thạnh có 12 trường hợp, Quận 12 có 4 trường hợp,…

Đánh giá cao nỗ lực của TPHCM trong việc phòng chống dịch bệnh SXH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cùng với SXH hiện các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm gan, viêm não nhật Bản... cũng đang lưu hành khá phổ biến tại TPHCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu TP cần phải tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có SXH để bảo vệ sức khỏe cho người dân, đồng thời đảm bảo cho các sự kiện trong khuôn khổ hội nghị APEC sắp diễn ra tại TPHCM.

“Để phòng chống tốt dịch bệnh SXH, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước. Muốn vậy, phải diệt lăng quăng và muỗi, cái gốc là diệt lăng quăng mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách”- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Song song đó, cần đẩy mạnh công tác tập huấn điều trị bệnh cho y tế tuyến dưới, đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hàng lang.

Nhằm đáp ứng đủ giường bệnh để điều trị cho bệnh nhi mắc SXH, Sở Y tế TPHCM cho biết, bắt đầu từ ngày 1-8, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố sẽ chính thức đưa khu điều trị nội trú vào hoạt động và ưu tiên dành tất cả 50 giường bệnh của khoa Nhiễm để tiếp nhận điều trị bệnh nhi mắc bệnh SXH có chỉ định nhập viện, bao gồm cả người dân của các quận, huyện cư trú gần bệnh viện và tiếp nhận các trường hợp SXH nặng do các tuyến chuyển đến.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép

http://baotintuc.vn/suc-khoe/bo-truong-bo-y-te-dut-khoat-khong-de-benh-nhan-sot-xuat-huyet-phai-nam-ghep-20170729152001090.htm

http://thanhnien.vn/suc-khoe/bo-truong-bo-y-te-khong-de-benh-nhan-sxh-nam-hanh-lang-ghep-giuong-860462.html

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng với sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng, viêm gan, viêm não Nhật Bản... cũng đang lưu hành. TP Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều ca SXH, vì vậy phải tập trung công tác phòng chống dịch bệnh.

"Hiện tỷ lệ bệnh nhân bị SXH là người lớn cũng đã tăng nên công tác tập huấn điều trị cho y tế tuyến dưới cũng phải tập trung vào cả đối tượng lớn tuổi; đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh trong buổi đi kiểm tra công tác phòng chống SXH tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/7.

Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch SXH, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết để hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện hướng dẫn chuyên môn, chuẩn đoán bệnh từ xa; đồng thời nâng cao năng lực y tế tuyến dưới trong điều trị SXH. Bên cạnh đó, trong tháng 8 tới, bệnh viện Nhi Đồng Thành phố sẽ đưa vào điều trị nội trú giảm tải cho bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi đồng 2 trong điều trị SXH với 50 giường bệnh.

Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã đi kiểm tra thực tế tại phường Hiệp Thành (quận 12), đây là phường có số ca bệnh SXH cao nhất tại quận 12 với gần 200 ca SXH từ đầu năm đến nay. Qua công tác kiểm tra, đoàn ghi nhận một số hộ dân đã quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh như lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng; nuôi cá 7 màu diệt lăng quăng... thế nhưng, vẫn tồn tại một số vật

sử dụng phế thải quanh khu vực nhà dân như ly nhựa, vỏ hộp cơm... có nước chứa lăng quăng không được thu dọn.

Phó Chủ tịch UBND quận 12 Trịnh Thị Mỹ Lan cho biết, quận đã chỉ đạo các phường phải duy trì thường xuyên công tác truyền thông, giám sát dịch bệnh. Quận cũng kết hợp hoạt động mùa hè xanh để huy động thanh niên tình nguyện dọn dẹp vệ sinh môi trường trên địa bàn và tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng cho rằng, khó khăn hiện nay là nhận thức của một số hộ dân còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Có khi đội tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến hướng dẫn và cùng dọn các dụng cụ chứa nước không dùng, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để loại bỏ lăng quăng nhưng sau đó người dân vẫn chủ quan, không tự thực hiện những việc này.

Theo báo cáo của UBND quận 12, trong 7 tháng đầu năm, quận ghi nhận 883 ca SXH, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2016 là 116,3%. Ca bệnh được ghi nhận nhiều nhất tại các phường Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp. Hiện tại bệnh viện quận 12 đang điều trị 27 ca SXH, trong đó có 15 ca bệnh nhi và 12 ca người lớn.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố có gần 11.200 ca SXH; tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 4 ca tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100%. Hiện quận Bình Tân có số ca bệnh và tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất thành phố.

Tại buổi làm việc với ngành y tế TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để phòng chống tốt dịch bệnh SXH, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước. Muốn vậy, phải diệt lăng quăng và muỗi, cái gốc là diệt lăng quăng mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, muỗi gây ra bệnh SXH thường sống những nơi đọng nước mưa, nước sạch vì vậy thông điệp tuyên truyền cho người dân phải đi thẳng vào các biện pháp là lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước không cần thiế

như bình hoa, hộp nhựa, các dụng cụ chứa nước; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà…

 

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phòng chống dịch sốt xuất huyết

http://doanhnghiepvn.vn/chu-tich-ubnd-tinh-thanh-pho-chiu-trach-nhiem-phong-chong-dich-sot-xuat-huyet-d104962.html

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh SXH lan rộng, kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các UBND tỉnh thành chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống dịch, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện tăng trên 11%, số tử vong tăng 3 trường hợp.

Nhiều tỉnh, thành phố có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh SXH lan rộng, kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các UBND tỉnh thành chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống dịch, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, báo Tuổi trẻ đưa tin.

Cũng liên quan đến dịch SXH, chiều qua 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bất ngờ thị sát, kiểm tra trực tiếp tại 2 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) trọng điểm trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội).

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bất ngờ thị sát, kiểm tra trực tiếp tại 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Địa điểm đầu tiên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đến kiểm tra là Khu công trường xây dựng tòa nhà căn hộ cao cấp Hồng Kông Tower ở 243 Đê La Thành, ngay cạnh Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế đã xuống thẳng tầng hầm công trường, là nơi công nhân xây dựng công trường này đang ăn ở, sinh hoạt.

Tiếp sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác tiếp tục đến kiểm tra một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 chùa Láng. Trên đường vào khu nhà trọ này, khi qua khu nghĩa trang của phường Láng Thượng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đổ nước ứ đọng trong lọ cắm hoa trên một số khu mộ.

Ngay sau khi đi thị sát trực tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và quận Đống Đa về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn, báo SKĐS đưa tin.

Về dịch bệnh SXH, do hiện nay do chưa có vắc xin nên việc phòng bệnh chính vẫn là do ý thức của người dân trong diệt loăng quăng, bọ gậy và loại bỏ tác nhân tồn tại của loăng quăng, bọ gậy. Do đó, cần đẩy mạnh truyền thông để người dân tuân thủ các khuyến cáo về phòng chống dịch “Chúng ta có hệ thống đoàn thể từ trung ương đến địa phương nên cần huy động tập thể để phòng chống dịch hiệu quả và bền vững”- Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng, vai trò của công tác điều trị rất quan trọng, vì thế ngay từ tuyến y tế cơ sở và các tuyến trên cần thực hiện theo đúng chỉ đạo chuyên môn về điều trị dịch bệnh này, đồng thời hướng dẫn người dân để họ tránh dùng thuốc không đúng. Từ thực tiễn kiểm tra công trình xây dựng ở Hà Nội, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tại tất các các công trường xây dựng trong cả nước và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

 

Dập dịch sốt xuất huyết bằng những hành động đơn giản nhất

http://toquoc.vn/y-te/dap-dich-sot-xuat-huyet-bang-nhung-hanh-dong-don-gian-nhat-248256.html

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay Bệnh viện nhiệt đới Trung ương đã điều trị nội trú cho gần 1.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó thành phố Hà Nội chiếm đến 85% số ca mắc. Đáng lo hơn, trong số những ca bệnh bị mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn toàn quốc 7 tháng qua thì đã có 18 trường hợp tử vong.

"Nóng" đến tận Chính phủ  

Với sự gia tăng "chóng mặt" số ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trung tuần tháng 7 vừa qua Bộ Y tế đã khẩn trương tổ chưc đoàn kiểm tra về tình hình khám chữa bệnh tại một số bệnh viện. Để tránh tình trạng quá tải hiện nay, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiến hành sắp xếp, bổ sung giường bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tăng đột biến đối với các ca nhiễm sốt xuất huyết. Đồng thời, điều chỉnh lại quy trình tiếp nhận, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh để sàng lọc, sắp xếp bệnh nhân nội trú, ngoại trú theo đúng phân tuyến điều trị.

Để giảm thiểu tử vong do sốt xuất huyết, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, mục tiêu mà Bộ đặt ra trong công tác điều trị là "phát hiện sớm, phân loại bệnh và điều trị tích cực". Đặc biệt, người bệnh khi có dấu hiệu của sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng thuốc hay điều trị tại nhà. Tuy nhiên, kể cả khi đến những cơ sở khám chữa bệnh lớn nhưng đối với trường hợp bệnh nặng thì các giải pháp điều trị đều vô hiệu.

Chỉ cách đây chưa đầy 1 tuần, một bệnh nhi 1 tuổi cũng đã tử vong do sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.Hồ Chì Minh). Đây là trường hợp thứ 4 của thành phố Hồ Chí Minh tử vong do sốt xuất huyết. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này, ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp vào tận thành phố này để chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Yêu cầu mà Bộ trưởng đề ra cho các bệnh viện đó là không được để bệnh nhân sốt xuất huyết nằm hành lang và ghép giường.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch này, chiều 28/7, đích thân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ trực tiếp xuống kiểm tra, chỉ đạo "dập dịch" tại Quận Đống Đa, điểm nóng của thành phố Hà Nội.

Phải diệt tận gốc mầm bệnh

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia đầu ngành Bộ Y tế đã họp bàn để tìm ra phương án ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả thì giải pháp đầu tiên chính là tuyên truyền phổ biến đến mọi người dân để họ có thể hiểu và nhận định một cách chính xác về dịch bệnh này.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp nên mỗi một người có thể mắc căn bệnh này 2 hoặc 3 lần bởi những tuýp vi rút khác nhau.

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt liên tiếp từ người bị nhiễm vi rút truyền sang người khỏe mạnh. Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày, nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Nơi mà muỗi vằn thường trú đậu là ở các góc, xó tối, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn không sinh sản ở ao tù, cống rãnh hôi thối mà chỉ đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch như bể, chum, vại, lu, lọ hoa, lốp xe...vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình trên 20 độ C.

Cách đây không lâu, cơ quan chức năng trên địa bàn TP.Hà Nội đã triển khai nhiều đợt phun hóa chất phòng, chống dịch tại các ổ dịch "nóng" như Quận Đống Đa, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàng Mai... Tuy nhiên, không như các loại hóa chất phun lên tường để tác dụng lâu hơn, hóa chất diệt muỗi vằn được phun vào không khí nên chỉ có tác dụng tức thời, nghĩa là chỉ diệt được muỗi ở thời điểm đó. Giải pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả và triệt để nhất đó là mỗi cá nhân gia đình cần chủ động dọn dẹp sạch sẽ, khô thoáng những ô, bể chứa nước thừa đọng để muỗi vằn không thể sinh sản.

 

GS.TS Nguyễn Anh Trí: Sẽ tiếp nhận người hiến tiểu cầu đáp ứng chống dịch sốt xuất huyết

http://suckhoedoisong.vn/gsts-nguyen-anh-tri-se-tiep-nhan-nguoi-hien-tieu-cau-dap-ung-chong-dich-sot-xuat-huyet-n134586.html

Tháng 7 hiện đang là cao điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết. Đặc biệt, theo các bác sĩ, SXH giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân dễ rơi vào nguy hiểm, trong những trường hợp tiểu cầu giảm quá thấp có chỉ định bắt buộc phải truyền tiểu cầu.

Ngày 29/7, trao đổi với PV, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, dự kiến Hành trình Đỏ dịp hè năm nay sẽ thu được khoảng 38.000 đơn vị máu. Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết đang hoành hành như hiện nay, đây là tín hiệu rất vui, lượng máu tiếp nhận được sẽ sản xuất ra tiểu cẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu đang rất cấp bách cho bệnh nhân sốt xuất huyết có chỉ định truyền tiểu cầu.

GS. Trí cũng cho biết, sau khi kết thúc hành trình đỏ khoảng 3 ngày, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương sẽ tiếp nhận người hiến tiểu cầu phục vụ bệnh nhân sốt xuất huyết. Thông thường mỗi ngày, Viện xuất ra khoảng 400 đơn vị máu, nhưng trong những tháng cao điểm này thì có thể gấp đôi, gấp 3, nhu cầu tiểu cầu là rất lớn.

Tuy nhiên, GS. Trí cũng bày tỏ băn khoăn rằng, hiện nay số người đến hiến tiểu cầu tại các BV còn dừng lại ở con số khiêm tốn. “Hiến tiểu cầu mất rất nhiều thời gian, riêng thời gian hiến tiểu cầu đã mất khoảng 90 phút, đó là chưa kể đến việc làm các thủ tục có liên quan, người dân cũng phải mất một buổi.

Thứ 2 là, hiện nay các quy định chính thức về hiến tiểu cầu vẫn còn chưa đầy đủ nên còn vường mắc nhất định, do đó, Viện đã đề xuất một số giải pháp với Bộ tế và Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quốc gia để tháo gỡ, giúp tăng số lượng người hiến tiểu cầu.

Thứ 3 nữa là trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu, theo tôi, đã đến lúc cần tuyên truyền hiến tiểu cầu song song với việc hiến máu thì kết quả sẽ tốt hơn”- GS. Trí cho biết.

Theo các chuyên gia huyết học, tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

Với bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, một bác sĩ truyền nhiễm cho biết, bác sĩ cần lưu ý sát sao tình trạng bệnh nhân, chỉ nên truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu của bệnh nhân giảm xuống dưới 10.000 để tránh một số những tai biến nhất định khi truyền tiểu cầu. Bên cạnh đó, do nguồn tiểu cầu còn hạn chế nên không phải lúc nào cũng sẵn có để truyền, tùy trường hợp bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định thích hợp.

 

Sốt xuất huyết hoành hành do hiểu nhầm tai hại về... muỗi!

http://danviet.vn/tin-tuc/sot-xuat-huyet-hoanh-hanh-do-hieu-nham-tai-hai-ve-muoi-791581.html

Mỗi ngày có hàng trăm ca sốt xuất huyết (SXH), không ít người biến chứng nặng, chi phí tốn kém, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, người dân vẫn chủ quan và hiểu sai về cách phòng bệnh, diệt muỗi.

Mắc bệnh dồn dập

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước đã có gần 60.000 ca SXH, trong đó 17 ca tử vong. Theo PGS-TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, so với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 9,7%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số ca mắc lại tăng dồn dập, đặc biệt tại Hà Nội.

Chúng tôi đã phát hiện các ổ loăng quăng ở trong cái nắp bia, cái lá khô chứa nước. Do đó, người dân nên chú ý tới từng vật dụng nhỏ, tránh các vật bị đọng nước, tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng. Công việc diệt loăng quăng phải làm trường kỳ, tỉ mỉ, liên tục”. TS. Trần Như Dương.

Số ca mắc SXH vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (chiếm 64,4%) và miền Trung (chiếm 19,9%). Nguyên nhân đây là những khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm, nóng quanh năm. Khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc SXH thấp hơn (12.4%) nhưng chỉ gia tăng cấp tập vào mùa nóng, mà hiện đang là đỉnh điểm. “Dịch SXH đang bùng phát mạnh ở Hà Nội với khoảng hơn 1.000 ca mắc

SXH mỗi tuần. Nếu không có sự kiểm soát tốt, huy động các ban ngành và người dân cùng vào cuộc để phòng chống SXH thì ca bệnh có thể tăng rất nhanh” - PGS Phu nói. Hầu hết các ca tử vong đều có bệnh sẵn, trên nền sức khỏe ốm yếu nên khi mắc thêm bệnh SXH thì dễ tử vong.

Bà Trần Thị Hải Ninh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cho biết, trường hợp tử vong do SXH đầu tiên tại viện là một bé 8 tuổi trú tại quận Hà Đông, Hà Nội. Tuy nhiên, xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân này còn có tình trạng nhiễm khuẩn vì bạch cầu máu rất cao. Bệnh nhân thứ hai tử vong do SXH cũng là một trung niên có huyết áp cao dẫn đến xuất huyết não ồ ạt. Một ca khác bị nhiễm khuẩn đường ruột… “Các trường hợp tử vong do SXH đều có bệnh lý phối hợp khác dẫn đến sức khỏe suy yếu, dễ biến chứng hoặc xuất huyết ồ ạt” – bà Ninh nói.

Tuy bệnh SXH có thể dẫn đến nguy cơ bệnh nặng, có thể tử vong, lây lan nhanh nhưng người dân khá chủ quan về bệnh.  Tại Bệnh viện E (Hà Nội), bệnh nhân N.T.N (41 tuổi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 24.7, trong tình trạng sốt cao kéo dài 5 ngày, đầu đau nhức, khớp xương nhức mỏi, hốc mắt đau, chẩn đoán bị SXH. Theo bệnh nhân N, ở nhà có một người em cũng bị mắc SXH. Trước đây, bệnh nhân từng mắc bệnh nhưng không biết mắc SXH loại nào.

Những hiểu nhầm tai hại

Biện pháp duy nhất để phòng bệnh SXH một cách bền vững là diệt muỗi, diệt loăng quăng và triệt tiêu tất cả các nguồn nước mà loăng quăng có thể đẻ trứng. Tuy nhiên, theo PGS Phu, nhiều người dân vẫn hiểu nhầm nên diệt muỗi không

hiệu quả: “Mọi người phải hiểu được đặc điểm của muỗi gây bệnh. Muỗi truyền bệnh sốt rét thường đậu trên tường, muỗi gây viêm não đậu ở chuồng trâu bò, đốt người vào buổi tối. Muỗi truyền bệnh SXH chỉ đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chập tối. Muỗi này cũng thường trú đậu ở các góc tối, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi gây SXH cũng chỉ đẻ trong dụng cụ chứa nước sạch, trong. Do đó, nếu người dân quan niệm muỗi đẻ ở nơi bẩn, cống rãnh, chỉ chăm chăm khơi thông cống rãnh hôi thối, tù đọng thì hoàn toàn không phòng được bệnh SXH. Còn khi phun muỗi chỉ phun vào tường, bỏ qua đồ đạc trong nhà cũng không diệt được”.

Theo TS Trần Như Dương –Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, hiện có ý kiến người dân cho rằng thuốc diệt muỗi đang không hiệu quả, muỗi đang nhờn thuốc, kháng thuốc, “chỉ say không chết” là không chính xác. “Khác với diệt muỗi truyền sốt rét là phun lên tường, có tác dụng 6 tháng. Còn muỗi truyền SXH đậu trên đồ đạc nên phun thuốc muỗi chỉ phun sương, do đó chỉ có tác dụng diệt muỗi tức thời. Phun thuốc thường ở các ổ dịch để đánh “nốc ao” muỗi đang có virus truyền bệnh và chỉ có tác dụng 1 ngày. Sau đó thuốc sẽ bay hết, muỗi ở nơi khác lại bay đến hoặc loăng quăng lại nở thành muỗi” – TS Dương phân tích. Muốn diệt muỗi đang có virus bệnh ở các ổ dịch thì người dân phải hợp tác với cán bộ y tế. “Có nhà chỉ cho chúng tôi vào phun thuốc diệt muỗi ở tầng 1, phòng khách mà không cho lên tầng trên, vào phòng ngủ. Nếu vậy thì muỗi ở các phòng chưa được phun sẽ lại bay xuống phòng dưới, không có khả năng diệt hết muỗi. Nhưng biện pháp quan trọng nhất vẫn là diệt loăng quăng”- PGS Phu  nói.

 

Sống thấp thỏm trong vùng dịch sốt xuất huyết

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170729/song-thap-thom-trong-vung-dich-sot-xuat-huyet/1360147.html

Đang trong giai đoạn đỉnh bùng nổ dịch, nhiều nơi ở Hà Nội đã ghi nhận tình trạng tập thể cả gia đình, cả xóm bị sốt xuất huyết.

Sống thấp thỏm trong vùng dịch sốt xuất huyết

Bà Hoàng Thị Kim Xuyến, tổ trưởng tổ dân phố 5E, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình (Hà Nội) kể năm nào ở tổ dân phố này cũng có người bị sốt xuất huyết (SXH) nhưng chưa khi nào dịch lại nghiêm trọng như lần này.

Cách tốt nhất phòng tránh sốt xuất huyết vẫn là vệ sinh, tiêu diệt môi trường sống của muỗi, lăng quăng, ngăn ngừa muỗi sinh sản và thực hiện các biện pháp dự phòng khác như ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài... để phòng tránh muỗi đốt...

Cả gia đình cùng mắc bệnh

Theo bà Xuyến, từ tháng 5 đến nay đã có khoảng 50 ca bị sốt xuất huyết trên khoảng 225 hộ dân trong địa bàn bà quản lý. Trong số này, đã có không ít gia đình có từ 2 - 3 người mắc bệnh. Điển hình là ngách 113/189 Hoàng Hoa Thám, tính từ đầu tháng 7 đến nay, hầu như nhà nào cũng có người mắc SXH.

Theo bà Xuyến, từ tháng 5 khi phát hiện ca mắc SXH đầu tiên bà đã báo ngay lên y tế phường để xử lý ổ dịch, nhưng việc phun diệt muỗi không đồng loạt.

Khi phun diệt muỗi, xử lý xong ở ngách này thì ngách khác lại phát hiện ca mắc bệnh mới.

Sau nhiều lần phun lẻ tẻ từng ổ dịch và hai đợt phun thuốc diệt muỗi tổng lực kết hợp với vệ sinh diệt lăng quăng, tình hình SXH tại đây có vẻ lắng lại khi trong vòng hai ba ngày gần đây không phát hiện ca mới. Tuy nhiên, bà Xuyến vẫn bày tỏ sự lo lắng SXH có thể quay trở lại khi người dân không có ý thức phòng chống muỗi, như ngủ mắc màn, vệ sinh nơi ở, diệt lăng quăng...

Chị H. ở ngõ 189 Hoàng Hoa Thám (P.Liễu Giai) chia sẻ gia đình chị vừa trải qua giai đoạn "kinh hoàng" khi cả ba mẹ con đều bị SXH. Đầu tuần trước, chị mắc bệnh phải nằm viện, hai con nhỏ phải nhờ hàng xóm trông nom. Rồi trong khi chị H. chưa ra viện thì hai đứa con cũng nhập viện điều trị SXH.

Tại thôn Văn Nội, P.Phú Lương (Q.Hà Đông), hàng trăm hộ dân đang sống trong bất an vì dịch SXH bao trùm khắp cả phường. Phường này có 22 tổ thì hầu hết các tổ đều có người bị SXH. Trong đó các tổ 3, 5,11, 12, 19 có số lượng người bị SXH khá lớn.

Ghi nhận chung cho đến nay, tất cả 28 bệnh viện ở nội thành Hà Nội đều có người bị SXH đến điều trị. Nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải căng thẳng, bệnh nhân SXH phải nằm ghép chung giường như Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Hà Đông...

Đừng lạm dụng thuốc xịt muỗi

Suốt mấy ngày gần đây nghe những thông tin về dịch SXH nguy hiểm với nhiều ca mắc và biến chứng nặng, thậm chí tử vong, bà Tám ở Thanh Trì (Hà Nội) rất lo lắng cho hai đứa cháu nhỏ của mình.

"Chúng tôi vẫn làm vệ sinh, diệt lăng quăng, ngủ mắc màn, phun thuốc diệt muỗi... theo như khuyến cáo của ngành y tế nhưng vẫn thấy có muỗi xuất hiện trong nhà nên không an tâm. Tôi rất muốn phun thuốc xịt muỗi để dự phòng SXH nhưng phường chỉ phun thuốc khi có ổ dịch, trong khi tôi không dám mua thuốc bên ngoài về tự phun vì sợ không đảm bảo chất lượng" - bà Tám nói.

Không cân nhắc như bà Tám, nhiều gia đình ở Hà Nội đã chủ động mua thuốc về xịt muỗi để dự phòng, thậm chí nhiều hộ gia đình rủ nhau mua thuốc về cùng phun xịt đuổi muỗi nên dịch vụ phun diệt muỗi tại nhà đang nở rộ.

Nhiều người đi đến tận ngõ ngách trong các khu phố để chào mời phun diệt muỗi với giá trên dưới 100.000 đồng/ lít sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết việc phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch SXH như hiện nay được xem như biện pháp khẩn cấp, không có ý nghĩa dự phòng. Thuốc phun ở ổ dịch chỉ có tác dụng từ 1 - 2 ngày, sau đó muỗi vẫn có thể phát triển bình thường.

Ông Cảm khuyến cáo việc người dân mua thuốc xịt muỗi về tự phun dự phòng là không nên, vì làm như vậy bà con luôn phải sống trong môi trường có hóa chất. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc phun xịt muỗi còn có nguy cơ làm muỗi kháng thuốc.

TP.HCM: số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết giảm nhẹ

Mặc dù vậy nhưng một lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo bệnh nhân mắc SXH sẽ tiếp tục tăng nếu không có những biện pháp phòng chống dịch tích cực.

Ghi nhận ngày 28-7, tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 58 trẻ mắc SXH đang nằm điều trị, trong khi ngày cao điểm trước đó lên đến 80 trẻ. Số trẻ nằm điều trị mỗi ngày tại khoa này trong tháng 7 cao gần gấp đôi so với tháng 6.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết từ đầu tháng 7 đến nay đã có hai cháu bé mắc SXH tử vong tại bệnh viện (một bé 11 tháng tuổi ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM và một bé ở Đồng Nai).

Theo bác sĩ Việt, điều trị cho trẻ dưới 1 tuổi gặp nhiều khó khăn và trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng dễ có nguy cơ tử vong hơn do sức đề kháng của trẻ còn kém. Trong 58 ca SXH đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, có 5 trường hợp nặng, 7 trường hợp cảnh báo (có nguy cơ nặng).

Bác sĩ Lê Bích Liên, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cũng cho biết từ đầu năm đến nay có hai bệnh nhi mắc SXH tử vong tại bệnh viện này. Ngày 28-7 có 86 bệnh nhi mắc SXH đang nằm điều trị tại bệnh viện. Số ca mắc SXH trong tháng 7 đến bệnh viện tăng 126% so với tháng 6. Đáng chú ý là năm nay số bệnh nhi mắc SXH đến bệnh viện có nhiều ca nặng hơn những năm trước, với tỉ lệ bệnh nhân nặng chiếm khoảng 30%.

Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến ngày 20-7, TP có 10.652 ca mắc SXH nhập viện, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 (8.814 ca). So với những tuần trước, số lượng bệnh nhân mắc SXH có giảm nhẹ...

 

Điều trị sốt xuất huyết: Người dân bình tĩnh, hợp tác và lắng nghe bác sĩ

http://toquoc.vn/y-te/dieu-tri-sot-xuat-huyet-nguoi-dan-binh-tinh-hop-tac-va-lang-nghe-bac-si-248146.html

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 100% bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bác sĩ “gồng mình” điều trị cho hàng trăm lượt bệnh nhân tới khám mỗi ngày.

Tại Việt Nam, từ tháng 7 đến tháng 10 năm nào cũng có dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên cứ chu kỳ 5 năm mới có một đại dịch. Thông thường, tháng 7 mới là đầu vụ dịch còn tháng 9 mới là đỉnh dịch, dịch sẽ lui dần vào tháng 10, 11. Đầu và cuối vụ dịch các trường hợp nặng, tử vong rất dễ xảy ra còn vào đỉnh dịch sẽ không có mấy do người dân cảnh giác, chú ý và có sự phân tuyến rõ ràng từ các bệnh viện lớn.

Theo Ths. Vũ Minh Điền, Bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hầu hết bệnh nhân nhập viện là điều trị sốt xuất huyết, 265 giường bệnh luân chuyển liên tục trong ngày với khoảng 50 bệnh nhân mới vào, 50 bệnh nhân cũ ra. Bệnh viện đã triển khai thêm 3 phòng khám, nâng tổng số phòng khám lên 10 phòng phục vụ đợt dịch, trung bình mỗi phòng khám tiếp 70-100 bệnh nhân một ngày, trung bình 700-800 bệnh nhân vào khám mỗi ngày.

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng đột ngột, bệnh nhân đến khám chủ yếu trong nội thành. Vào tháng 6 chỉ có 20-50 bệnh nhân một ngày, còn giờ lên 300-400 bệnh nhân một ngày. Các bệnh viện ở khu vực Đống Đa, khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai, Thanh Nhàn, Xanh Pôn số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám ngày càng tăng lên.

Ths. BS Chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết trong vòng từ 7-10 ngày, trong 4 ngày đầu bệnh nhân sốt rất cao, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, không ăn uống được nên rất lo lắng muốn đến nhập viện ngay.

Chính vì tâm lý này, bệnh nhân ngày càng quá tải, tình trạng căng thẳng cho bác sĩ phòng khám ngày càng tăng. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, có 100-200 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày khiến không đủ giường bệnh để phục vụ buộc phải phân tuyến. Bệnh nhân nào nặng, cần thiết phải nhập viện mới cho nhập viện còn các trường hợp có thể điều trị ngoại trú sẽ cho về tuyến cơ sở để bệnh nhân nằm giường riêng và được điều trị tốt hơn.

Đỉnh điểm, ngày 23/7, Bệnh viện tiếp nhận gần 1.000 ca, các bác sĩ tăng cường trực đêm khám đến 2 giờ sáng, có bác sĩ phải thức trắng đêm. Khi bệnh nhân vào viện và thực sự muốn nhập viện nhưng bệnh viện đã quá tải, bệnh nhân không nghiêm trọng được điều chuyển xuống tuyến dưới điều trị và nhập viện, gây ra tâm lý bức xúc cho bệnh nhân, dẫn đến sự không hợp tác, không hiểu giữa người bệnh và bác sĩ.

"Người dân trong các trường hợp này phải bình tĩnh, cố gắng hợp tác và lắng nghe lời giải thích từ bác sĩ, nếu có thể điều trị ngoại trú thì về bệnh viện gần nhà để được theo dõi điều trị tốt nhất" - BS Nguyễn Nguyên Huyền.

Cũng theo Ths. BS Nguyễn Nguyên Huyền, trong 4 ngày đầu bệnh nhân sốt rất cao nhưng chính trong giai đoạn sốt cao lại không có nguy hiểm gì, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị nội trú tại nhà. Khi mới sốt, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 hãy bình tĩnh uống hạ sốt và uống nhiều nước ở nhà, ngày thứ 2 đến bệnh viện xét nghiệm xem có đúng bị mắc sốt xuất huyết hay không. Trong 4 ngày đầu, cứ 4-6 giờ uống hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống nhiều nước và ăn đồ mềm, dễ tiêu vì có thể sau 4 ngày bệnh nhân có thể bị chảy máu chân răng.

Bệnh nhân có thể yên tâm trong 4 ngày đầu hoàn toàn không có nguy hiểm gì đến tính mạng, chỉ cần uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ tại nhà.

Từ ngày thứ 4 trở đi, là giai đoạn hạ sốt, nhưng chính những nguy hiểm sẽ bắt nguồn từ giai đoạn hạ sốt này. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh, bệnh nhân cần chú ý, nên đến bệnh viện khám xem có cần nhập viện điều trị hay không. Các biểu hiện lâm sàng ở mỗi người khác nhau, nhưng đều từ ngày thứ 4 trở đi mới phát, có thể bệnh nhân vật vã, li bì, tiểu ít, đau vùng gan, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, rong kinh, kinh sớm. Cũng trong giai đoạn này, ngày nào bệnh nhân cũng phải đến bệnh viện làm công thức máu, nếu có tình trạng giảm tiểu cầu quá mức, máu cô đặc bác sĩ sẽ cho bênh nhân nhập viện.

Trong điều trị tại nhà, bệnh nhân nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol và uống nhiều nước, chống chỉ định với các loại thuốc chống viêm, giảm đau có thể gây giảm tiểu cầu, chảy máu dạ dày, làm bệnh nặng hơn.

 

Bác sĩ kể chuyện hiểu sai về sốt xuất huyết

http://plo.vn/suc-khoe/bac-si-ke-chuyen-hieu-sai-ve-sot-xuat-huyet-718137.html

Trong tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát hiện nay, với kinh nghiệm nhiều năm công tác ở BV đa khoa tỉnh Long Anh, tôi xin kể về những trường hợp bệnh nhân cùng người nhà vấp phải những hiểu lầm về bệnh này với mong muốn cảnh tỉnh nhiều người, nhằm tránh dẫn đến khó khăn cho công tác điều trị của bác sĩ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bị SXH một lần sẽ không bị lại

Mới đây, một phụ nữ từ thị xã Kiến Tường dắt theo con gái sáu tuổi đến phòng khám của tôi. Chị lo lắng kể con gái chị cứ bị sốt hầm hầm từ ba bữa nay. Thấy con vừa sốt, nghĩ mùa mưa, thời tiết thất thường thì người lớn, con nít bị cảm sốt là chuyện bình thường, chị ra nhà thuốc mua thuốc cảm sốt cho con uống nhưng cơn sốt không giảm mà ngày càng tăng. Sau khi bé gái được tôi thăm khám và chẩn đoán bé mắc bệnh SXH, người mẹ đã rất ngạc nhiên cho biết cách đây hai năm con chị đã bị SXH, phải nằm bệnh viện tỉnh sáu ngày mới khỏi. Chị thắc mắc rằng nghe nhiều người nói ai đã bị SXH một lần trong đời rồi thì sẽ không bao giờ mắc lại căn bệnh này nữa mà tại sao con chị lần này lại bị SXH.

Đúng là SXH là bệnh tạo miễn dịch suốt đời, ai đã mắc bệnh rồi thì không mắc nữa nhưng trong thực tế, vì virus gây bệnh SXH hiện nay có đến bốn chủng nên một khi bạn đã bị SXH rồi thì không có gì bảo đảm bạn sẽ không mắc bệnh lại bởi một chủng virus gây SXH khác. Như vậy mỗi người có thể sẽ mắc SXH bốn lần trong cả đời người.

Giảm sốt là hết bệnh

Bé Thanh Nghị bảy tuổi, ngụ huyện Tân Trụ nhập viện trong tình trạng tay chân lạnh, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Qua kiểm tra, tôi nhận thấy mạch cháu đập nhanh, huyết áp hạ. Tôi khai thác bệnh sử thì cha cháu cho biết con mình bị sốt ba ngày trước đó. Đến ngày thứ tư bé hết sốt nhưng lừ đừ, ăn kém, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết dưới da kèm theo tình trạng mệt mỏi. Thằng bé than đau đầu và sáng nay bỗng dưng bé bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, tay chân lạnh. Cha cháu xin cho con mình nhập viện cấp cứu.

Sau khi được tôi cho biết bé Nghị bị SXH chuyển nặng, cha cháu hỏi tại sao bé đã hết sốt, tức là hết bệnh SXH mà bây giờ bệnh lại đột ngột chuyển nặng. Đây là hiểu lầm tai hại mà người nhà bệnh nhi SXH thường mắc phải. Bởi vì thông thường, với bệnh SXH, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt trong ba ngày đầu tiên. Nhưng thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ tư trở đi. Chính giai đoạn này có thể gây ra tình trạng nặng của bệnh với những biểu hiện như tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam và có thể có cả đi tiêu ra máu và nôn ra máu, nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

SXH lây qua đường tiếp xúc

Thanh Tú, 20 tuổi, nhà ở TP Tân An xin nhập viện điều trị SXH ở ngày thứ ba. Cô gái kể cô có đứa em trai 11 tuổi vừa dứt bệnh SXH cách đây một tuần. Trong thời gian em trai bệnh, Tú và người nhà cố gắng không tiếp xúc trực tiếp với em trai. Cô hỏi tại sao cô lại có thể lây bệnh SXH từ em trai mình.

Đây thực ra là sự hiểu biết lệch lạc về đường lây SXH. Không ít người nghĩ rằng SXH lây bệnh giống như ho gà, cảm cúm. Hiểu đúng phải là bệnh SXH không lây trực tiếp bằng con đường hô hấp hay dịch tiết của người bệnh mà nó được lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn. Loài muỗi này chích hút máu người bệnh SXH, sau đó chích người lành sẽ làm cho người lành mắc bệnh.

Uống thuốc Aspirin khi bị SXH

Trường hợp bé Duy Khang, chín tuổi, ngụ huyện Châu Thành thì nghiêm trọng hơn. Bé nhập viện trong tình trạng tiêu phân đen, nôn ra máu, xuất huyết dưới da và than đau bụng vùng thượng vị. Qua khai thác tình hình bệnh trạng của bé, tôi được biết trước đó bốn ngày bé bị sốt 39-40 độ, đau người, đau cơ khớp, đau đầu. Mẹ cháu tự mua thuốc Aspirin pH8 về cho con uống. Bé Khang có giảm sốt chút ít và cứ thế bé được mẹ cho uống Aspirin cho đến hôm nhập viện.

Rõ ràng người mẹ không am hiểu về loại thuốc bị cấm kỵ này đối với bệnh SXH. Bởi vì Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt rất tốt nhưng với bệnh SXH, loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể gây nên xuất huyết dạ dày, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 

Bệnh nhi thứ 4 tại TP.HCM chết do sốt xuất huyết

http://vtc.vn/suc-khoe/benh-nhi-thu-4-tai-tphcm-chet-do-sot-xuat-huyet.1-339159.htm

http://www.baomoi.com/sot-xuat-huyet-tang-tre-thu-4-tu-vong/r/22876484.epi#suc-khoe-y-te|contentlist

http://vov.vn/tin-24h/dong-nam-bo-them-mot-be-gai-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-653061.vov

http://khampha.vn/suc-khoe/tphcm-benh-nhi-thu-4-tu-vong-vi-sot-xuat-huyet-c11a553329.html

Trước đó, tại TP. HCM đã có 3 trường hợp bệnh nhi tử vong do sốt xuất huyết sau khi được điều trị một thời gian tại bệnh viện.

Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng TP.HCM Nguyễn Trí Dũng biết, sau hơn một tuần điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2, một bé gái 1 tuổi (phường 26, quận Bình Thạnh, TP. HCM) đã tử vong.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết năm nay lan truyền khắp cả nước nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền

Nam (64,4%). Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 1.300 trường hợp sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, đã có 3 trường hợp tử vong.

Tại cuộc họp sáng 26/7 về tình hình phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên cả nước, đại diện Bộ Y tế cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 58.888 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết, trong đó có 50.497 trường hợp phải nhập viện, 17 ca tử vong.

Nguyên nhân gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua được cho là do nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể, tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ… không được quan tâm, xử lý dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh.

Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Cục đã có công văn gửi lãnh đạo của Sở Y tế các thành phố, các bệnh viện tuyến

Trung ương, nơi có số lượng bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết lớn nhất cả nước, yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy trình khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân, các hoạt động xã hội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ các trang, thiết bị, cơ sở vật chất, chế phẩm phục vụ điều trị cho bệnh nhân, đồng thời gửi báo cáo thường xuyên lên Cục Khám chữa bệnh để thống kê gửi cho lãnh đạo Bộ.

 

Đồng Nai: Thêm 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết

http://baochinhphu.vn/doi-song/dong-nai-them-1-ca-tu-vong-vi-sot-xuat-huyet/312669.vgp

http://www.vietnamplus.vn/tinh-dong-nai-da-co-hai-truong-hop-tu-vong-do-sot-xuat-huyet/458453.vnp

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết một bé trai (12 tuổi) vừa tử vong do sốc sốt xuất huyết nặng. Đây là ca tử vong thứ 3 ở tỉnh này kể từ đầu năm đến nay.

Ngày 28/7, Báo Đồng Nai dẫn lời Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, ông Bạch Thái Bình, cho biết ca tử  vong này (một bé trai 12 tuổi ngụ tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM.

Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Nhơn Trạch là địa bàn trong tỉnh có dịch sốt xuất huyết bùng phát tăng cao đột biến và diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2017, ở đây đã có hơn 500 ca mắc, tăng 176% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với huyện Nhơn Trạch tiến hành phun hóa chất dập dịch tại các hộ dân trên địa bàn 2 xã có số ca mắc sốt xuất huyết cao là Hiệp Phước, Phước Thiền cũng như triển khai chiến dịch diệt bọ gây trong toàn huyện.

Kết quả, số ca mắc sốt xuất huyết có giảm nhưng rồi tiếp tục tăng trở lại. Nguyên nhân được cho là khi tiến hành phun hóa chất diệt muỗi hoặc triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, nhiều hộ dân ở khu nhà trọ không có nhà nên kết quả  hạn chế./.

 

Năm 2020: Sẽ có 8 triệu người Việt mắc viêm gan B

http://vtc.vn/suc-khoe/nam-2020-se-co-8-trieu-nguoi-viet-mac-viem-gan-b.1-339145.htm

Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt nam, viêm gan virus là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây tử vong, tỷ lệ mắc viêm gan B chiếm 6-25% dân số cả nước; ước tính đến năm 2020 có khoảng 8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính.

Việt Nam là một trong số 3 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm virus viêm gan B cao nhất. Ước tính có khoảng 7,8 triệu người bị viêm gan B mạn tính, gấp gần 40 lần số người nhễm HIV ở Việt Nam.

Mặc dù tỷ lệ mắc viêm gan B có xu hướng giảm dần do tác động của các công tác dự phòng. Tuy nhiên, số người mắc xơ gan, ung thư gan và tử vong do viêm gan B vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Hiện đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị hiệu quả viêm gan B. Việc điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus sẽ làm chậm quá trình tiến triển đến xơ gan và làm giảm tỷ lệ mắc ung thư gan, cải thiện tỷ lệ sống sót lâu dài.

Để giảm các ca nhiễm mới, các ca xơ gan, ung thư gan và tử vong do viêm gan, cần làm tốt công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Bệnh viêm gan là bệnh diễn biến thầm lặng, vì thế người dân cần chủ động xét nghiệm để phát hiện sớm nhất.

Nhân ngày Phòng chống viêm gan thế giới, Bộ Y tế kêu gọi:

Mỗi người dân Việt Nam hãy biết bảo vệ mình và gia đình mình khỏi căn bệnh viêm gan virus, hãy đảm bảo thế hệ con cháu chúng ta không bị viêm gan B bằng việc đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan B đầy đủ, đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Các thầy thuốc hãy bảo đảm người bệnh được cung cấp dịch vụ an toàn tránh lây nhiễm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

 

Trên 400 người tham gia chạy bộ tại ngày hội ‘Yêu lá gan của bạn’

http://baotintuc.vn/suc-khoe/tren-400-nguoi-tham-gia-chay-bo-tai-ngay-hoi-yeu-la-gan-cua-ban-20170729143127554.htm

Sáng ngày 29/7, trên 400 người đã tham gia chạy bộ nhân ngày hội Viêm gan thế giới và hưởng ứng chiến dịch chung tay phòng chống căn bệnh Viêm gan siêu vi C, do Hội Gan Mật Việt Nam phối hợp với công ty MSD tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

Đây cũng là chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh “giết người thầm lặng” Viêm gan siêu vi C (VGSVC). Theo đó, chủ đề ngày hội “Yêu lá gan của bạn” đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

Tại ngày hội, hơn 400 người đã cùng hòa mình vào các hoạt động như chạy bộ 2,5km nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe, trò chơi vận động thú vị để cùng Hội Gan Mật Việt Nam lan tỏa thông điệp khuyến khích lối sống khỏe mạnh, chủ động quan tâm việc tầm soát, phòng chống và điều trị sớm bệnh VGSVC.

Cũng trong ngày hội, các bạn trẻ còn có cơ hội trang bị thêm kiến thức về bệnh Viêm gan siêu vi C thông qua buổi tư vấn.

Ngoài ra, các bác sĩ và chuyên gia y tế đầu ngành, như TS. BS Phạm Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Gan Trung tâm Y khoa Hòa Hảo (Medic); bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Ngọc Lưu Phương - Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Phó khoa Tiêu hóa – Gan mật - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; GS. TS Phạm Hoàng Phiệt - Phó chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam cũng đã tham gia tư vấn và đưa ra nhiều thông tin bổ ích về bệnh VGSVC, những khó khăn mà các bệnh nhân đang gặp phải cũng như tầm quan trọng của việc xét nghiệm, theo dõi và khám chữa bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Thông qua buổi tư vấn, người tham dự có thể trang bị cho bản thân và người thân của mình những kiến thức y khoa thường thức về căn bệnh mạn tính kéo dài với những biến chứng hết sức âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. TS.BS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, chia sẻ: “Viêm gan siêu vi C là căn bệnh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức do còn có rất nhiều người ngộ nhận, hiểu lầm về căn bệnh trầm kha này khiến cho số người mắc mới mỗi năm vẫn tăng cao”.

 

Hơn 1 triệu người chết/năm vì "kẻ giết người thầm lặng"

http://plo.vn/suc-khoe/hon-1-trieu-nguoi-chet-nam-vi-ke-giet-nguoi-tham-lang-718055.html

Nhân ngày Viêm gan thế giới và hưởng ứng chiến dịch chung tay phòng chống căn bệnh Viêm gan siêu vi C, ngày 29-7 Hội Gan Mật Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức ngày hội chạy bộ và tư vấn sức khỏe “Yêu lá gan của bạn” tại khu vực Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng, quận 7, TPHCM.

Từ kết quả Bộ Y tế khảo sát cho thấy, trong 2 năm trở lại đây số lượng người nhiễm virus viêm gan siêu vi C tại Việt Nam lên đến hơn 3 triệu người, trong đó số ca dẫn đến ung thư gan và gây tử vong lên đến 40%.

Viêm gan siêu vi C được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” vì không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đáng lo ngại hơn, chính nhận thức thấp của người dân về bệnh và tâm lý chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe đã khiến số lượng người mắc bệnh viêm gan siêu vi C gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội và nền y tế Việt Nam.

Theo TS.BS Đinh Quý Lan – Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, viêm gan siêu vi C là căn bệnh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của đa số người dân, cũng như, đa số mọi người vẫn còn có rất nhiều những ngộ nhận, những hiểu lầm về căn bệnh trầm kha này, khiến cho số người mắc mới mỗi năm vẫn tăng cao, cũng như phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C vẫn chưa có đủ thông tin để tiếp nhận đầy đủ các liệu trình điều trị tốt nhất cho bản thân.

“Tính trên thế giới, mỗi năm có gần 1,3 triệu người tử vong do virus viêm gan B và C và con số này đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Nguyên nhân một phần là do căn bệnh này chưa có vacxin phòng ngừa, đồng thời triệu chứng bệnh không thể xác định nếu như không khám định kỳ, tầm soát thường xuyên. Do đó, người bệnh đến BV chủ yếu khi bệnh đã vào giai đoạn cuối, rất khó chữa trị” – BS Lan nói.

Cũng theo TS Quý Lan, viêm gan siêu vi C đang có xu hướng tăng trên thế giới, chủ yếu lây qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, nhổ răng không đảm bảo.. Người chết do viêm gan B, C ngang với người chết do HIV và bệnh Lao cộng lại. Do đó VGSVC đang ở mức báo động trên thế giới và cần sự chung tay của cả cộng đồng để đẩy lùi.

Trong khuôn khổ chương trình “Yêu lá gan của bạn”, trong sáng 29-7 đã có hơn 400 người đã cùng hòa mình vào các hoạt động như chạy bộ 2.5km nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe, trò chơi vận động thú vị để cùng Hội Gan Mật Việt Nam lan tỏa thông điệp khuyến khích lối sống khỏe mạnh, chủ động quan tâm việc tầm soát, phòng chống  và điều trị sớm bệnh VGSV C.

Tại buổi tư vấn, các bác sĩ đã đưa ra nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm gan siêu vi C, những khó khăn mà các bệnh nhân đang gặp phải cũng như tầm quan trọng của việc xét nghiệm, theo dõi và khám chữa bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Thông qua buổi tư vấn, người tham dự có thể trang bị cho bản thân và người thân của mình những kiến thức y khoa thường thức về căn bệnh mạn tính kéo dài với những biến chứng hết sức âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, đó chính là bệnh viêm gan siêu vi C.

Chương trình diễn ra còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như Hoàng Bách, Bích Phương, Quang Đăng. Với vai trò là đại sứ của chiến dịch “Yêu Lá Gan Của Bạn”, Thúy Hạnh chia sẻ “Chúng ta đã quen với việc “phải bệnh mới khám bác sỹ” chứ hiếm khi đi khám bệnh tổng quát hay tầm soát bệnh như lời các bác sỹ vẫn khuyên. Đó chính là lí do khiến cho những căn bệnh mạn tính như VGSV C phát triển thầm lặng và càng trở nên trầm trọng, nguy hiểm đối với sức khỏe, một khi phát hiện ra thì đã muộn hoặc thực sự quá muộn. Tôi hy vọng sau ngày hôm nay, những ai vẫn chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân hãy chủ động tham gia tầm soát và tích cực phòng chống bệnh trước khi quá muộn” – ca sĩ Thúy Hạnh nói.

 

Bệnh uốn ván gia tăng trở lại: Người dân vẫn lơ là

http://www.sggp.org.vn/benh-uon-van-gia-tang-tro-lai-nguoi-dan-van-lo-la-458451.html

Bệnh uốn ván tưởng như đã được thanh toán hoàn toàn, nhưng mấy năm trở lại đây, tình trạng người dân mắc loại bệnh truyền nhiễm này lại đang gia tăng, có những địa phương bùng phát mạnh.  

Mắc uốn ván mà ngỡ bị tai biến

Đang khỏe mạnh, ông Nguyễn Thành Hiến (86 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) bỗng dưng bị cứng hàm, không nói, không ăn uống được, chân tay co quắp lại. Nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, gia đình đưa ông vào Bệnh viện mạch An Giang. Các bác sĩ không xác định được mắc bệnh gì nên chuyển ông sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang. Tại đây, ông Hiến được chẩn đoán là nhiễm uốn ván và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM trong sự lo lắng của cả gia đình - không hiểu vì sao mà ông lại mắc bệnh này. Lúc này ông Hiến mới nhớ ra cách đây không lâu, ông bị xước tay do cọ vào tường xi măng.

Còn ông Nguyễn Văn Bàn (60 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) vẫn không quên chuyện mình đã “chết đi sống lại” vì mắc uốn ván. Sau khi bị chiếc búa đập trúng tay gây chảy máu, nghĩ đơn giản, ông Bàn mua thuốc kháng viêm về uống. Không ngờ 7 ngày sau, ông bắt đầu có triệu chứng cứng hàm, lưỡi bị cong lên, không nói chuyện, không ăn uống được. Tưởng bị tai biến, ông được gia đình đưa đi châm cứu và điều trị bằng thuốc nam tại một thầy lang gần nhà. Tuy nhiên, bệnh tình chẳng những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Quá lo sợ, gia đình quyết định đưa ông vào TPHCM để điều trị.

“Vào đây nghe các bác sĩ nói tôi mới biết là mình bị mắc uốn ván, chứ từ trước đến nay không thấy ai bị bệnh và cũng không nghe nói đến bệnh này”, ông Bàn cho hay.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện này tiếp nhận 160 ca bệnh uốn ván ở người lớn và 2 ca bệnh uốn ván sơ sinh. Trung bình, mỗi ngày có từ 10 - 15 bệnh nhân nhập viện do uốn ván. Hiện Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đang điều trị cho 13 bệnh nhân uốn ván ở thể nặng, còn Khoa Nhiễm D thì điều trị gần 40 ca bệnh đang trong giai đoạn phục hồi.

Bác sĩ Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết người mắc bệnh uốn ván khởi đầu thường bị cứng hàm, không há mồm được, ăn uống khó khăn. Do triệu chứng cứng hàm nên người dân thường hay nghĩ đến bị sâu răng, sái trật khớp hàm, có khi nghĩ là tai biến mạch máu não, mà không nghĩ đến uốn ván. Do tự chẩn đoán sai nên người dân đa phần tìm đến sai địa chỉ, như các chuyên khoa tai mũi họng, nội thần kinh, vì vậy thường không phát hiện sớm về bệnh.

“Một số bệnh nhân khi đến với chúng tôi đã ở trong tình trạng bệnh nặng, hàm cứng không nói được, gồng giật, dọa ngưng thở”, bác sĩ Dương Bích Thủy cho biết.

Khi xác định bệnh nhân mắc uốn ván, cần ngay lập tức mở đường thở, đặt ống thở để hỗ trợ người bệnh, sau đó sử dụng các thuốc chống co giật để bệnh nhân nằm im, rồi sử dụng thuốc diệt vi trùng uốn ván.

Cần chủ động phòng ngừa

Nhận định về mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, cho biết uốn ván có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi mà lại có sẵn bệnh nền. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim, khi vi trùng uốn ván xâm nhập, gây nên rối loạn thần kinh giật thì nhịp tim cũng tăng lên, bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim và tử vong.

Bệnh nhân mắc uốn ván có thể phải điều trị trong thời gian dài, có khi 1 - 2 tháng, gây tốn kém chi phí. Ngoài ra, những tổn thất về sức khỏe, tinh thần “hậu uốn ván” khiến nhiều người bệnh rơi vào khó khăn, chưa kể năng suất lao động sau này sẽ bị ảnh hưởng lớn do tình trạng cứng cơ, co giật gây nên. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Hiện vaccine phòng ngừa uốn ván cho trẻ nhỏ đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, vì thế tỷ lệ trẻ nhỏ mắc uốn ván đã giảm hẳn. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn những người trong độ tuổi lao động hoặc người lớn tuổi do không được chích ngừa đầy đủ lúc nhỏ, hoặc không chích nhắc lại đủ số mũi, thì dễ mắc uốn ván hơn. Tại Khoa Nhiễm D, 100% bệnh nhân nhập viện điều trị uốn ván đều chưa được chích ngừa uốn ván trước đó. Thậm chí, một số người dân dù chưa từng chích ngừa uốn ván nhưng khi bị vết thương ở tay, chân vẫn chủ quan không chích ngừa, khiến nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng cao.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong số ca mắc bệnh uốn ván, do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiều yếu tố nguy cơ như dễ bị các vết thương hở, bị vật nhọn đâm vào người, trong khi trước đó chưa được chích ngừa phòng bệnh. Vì vậy, người dân cần chích ngừa chủ động trước, không chỉ đối với bệnh uốn ván mà cả các loại bệnh truyền nhiễm khác. Khi bị thương bởi vật nhọn, va quẹt gây nên vết thương hở, người dân nên đi chích ngừa uốn ván để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

 

Chuyên gia Mỹ giúp Việt Nam mở khóa đào tạo bác sĩ trị bệnh đái tháo đường

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/874341/chuyen-gia-my-giup-viet-nam-mo-khoa-dao-tao-bac-si-tri-benh-dai-thao-duong

Ngày 29-7, chương trình đào tạo quốc tế chuyên sâu về bệnh đái tháo đường do Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thiết kế cùng với sự hỗ trợ của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh. 600 bác sĩ ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ chuyên sâu, xây dựng phác đồ điều trị mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), có hơn 52% bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam chưa được chẩn đoán và có đến 52,7% bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam chết vì bệnh này trước năm 60 tuổi. Ngoài ra, người bệnh Việt Nam chịu biến chứng nặng nề do bệnh đái tháo đường như: biến chứng suy thận, suy tim, nhiễm trùng chân phải đoạn chi.

Đáng lo ngại, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường Việt Nam ngày càng trẻ hóa. Trẻ em giai đoạn 9-15 tuổi đã mắc bệnh do béo phì, chế độ ăn uống không phù hợp, lười vận động gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị.

Trước thực trạng này, để cải thiện tình hình chẩn đoán bệnh đái tháo đường nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn cho bệnh nhân đái tháo đường, cần có sự chuẩn hóa trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Thông qua chương trình đào tạo y khoa đái tháo đường được tổ chức góp phần giúp cho các bác sĩ chuyên khoa nội tiết và các bác sĩ đa khoa nước ta cập nhận phác đồ điều trị hiện đại.

Tại Lễ khai mạc, bà Linda Cann, Phó chủ tịch cấp cao – Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết: "Trong vòng 1-2 năm tới, 70 – 80 bác sĩ nội tiết, 600 bác sĩ đa khoa sẽ được huấn luyện ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có tổng cộng

4 trung tâm huấn luyện với 4 khóa về quản lý tăng đường huyết ở bệnh nhân nội trú, và 4 khóa về quản lý tăng đường huyết ở bệnh nhân ngoại trú nhằm ngăn ngừa và phòng chống bệnh đái tháo đường”.

 

Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường, tăng cường đào tạo bác sĩ nội tiết

http://thanhnien.vn/suc-khoe/gia-tang-benh-nhan-dai-thao-duong-tang-cuong-dao-tao-bac-si-noi-tiet-860475.html

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với những năm 2000, số lượng bác sĩ nội tiết hiện không đủ để điều trị; đòi hỏi phải tăng cường cán bộ y tế nhằm kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.

Theo Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE): Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những nước có người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 5,4% dân số, nghĩa là có 5 triệu người Việt Nam hiện mắc ĐTĐ. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000.

Tỷ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán còn rất cao, chiếm 50%. Có đến hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tại nước ta không nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Họ vẫn sống chung với bệnh trong cộng đồng.

Trong 50% số người được chẩn đoán và điều trị thì có đến 50% số người có biến chứng về ĐTĐ đó là biến chứng nhiều về tim mạch, tổn thương mắt…

Giáo sư Quang cho biết hiện số lượng bác sĩ nội tiết không đủ để điều trị số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ, việc kiểm soát tăng đường huyết trong bệnh viện không chỉ được thực hiện ở các khoa nội tiết chuyên về điều trị đái tháo đường mà cần được áp dụng ở tất cả các khoa điều trị khác.

Vì vậy, “trước thực trạng này, nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn cho bệnh nhân, cần có sự chuẩn hóa trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, không chỉ cho các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, mà cả các bác sĩ đa khoa. Vì vậy, cần thiết thường xuyên tăng cường cập nhật kiến thức chẩn đoán và điều trị cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu trong việc kiểm soát tăng đường huyết nội viện và ngoại viện”, Giáo sư Quang chia sẻ.

Ngày 29.7, Chương trình Đào tạo quốc tế chuyên sâu về ĐTĐ (iSTEP-D) giai đoạn 2017-2018 đã khai giảng khóa đào tạo về kiểm soát tăng đường huyết nội viện với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Chương trình iSTEP-D do Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) và công ty Sanofi phối hợp thực hiện.

Chương trình iSTEP-D giai đoạn 2017-2018 tổ chức các lớp đào tạo dành cho 600 bác sĩ. Dự kiến sẽ có 8 khóa đào tạo trên toàn quốc về hai chủ đề chính là quản lý tăng đường huyết nội viện và quản lý tăng đường huyết ngoại viện. Chương trình có 4 trung tâm đào tạo gồm: Trường đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (Hà Nội).

Được biết, giai đoạn 2014-2016, chương trình iSTEP-D đã có 30 khóa đào tạo với sự tham gia của 1.500 bác sĩ từ 270 bệnh viện khắp toàn quốc.

 

Mổ tim giúp người nghèo

http://suckhoedoisong.vn/mo-tim-giup-nguoi-ngheo-n134584.html

Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa hỗ trợ mổ tim cho 6 bệnh nhân nghèo trong khu vực ĐBSCL. Đây đều là những bệnh nhân rất nặng nếu không mổ sớm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.

Trong các ngày cuối tháng 7/2017, phân khoa Phẫu thuật tim Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cùng sự hỗ trợ chuyên môn tận tình của BS.CKII Nguyễn Thái An – Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, đã phẫu thuật thành công 6 trường hợp bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tim. Trong đó, 4 trường hợp được Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam Bộ tài trợ hoàn toàn chi phí ngoài bảo hiểm y tế với kinh phí dự tính khoảng 150 triệu đồng.

BS.CKII Hà Bửu Kiếm – Phó trưởng khoa Tim mạch, Trưởng phân khoa Phẫu thuật tim Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Từ đầu năm 2017 đến nay, bệnh viện đã phẫu thuật tim thành công 16 trường hợp, trong đó 14 trường hợp bệnh nhân nghèo được Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam Bộ tài trợ chi phí ngoài bảo hiểm y tế.

6 trường hợp phẫu thuật tim đợt này đang được hồi sức nội khoa tích cực sau mổ tại khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định.

 

Điện Biên: Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/33621602-kham-sang-loc-benh-tim-mien-phi-cho-tre-em-tren-dia-ban-tinh.html

Sáng 29-7, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Chương trình “Trái tim cho em” phối hợp với Viettel Điện Biên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Trong tám năm hoạt động, chương trình “Trái tim cho em” đã khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho hơn 30 nghìn trẻ em tại nhiều địa phương. Trong đó, đã phẫu thuật thành công cho hơn 3.500 trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh.

Tại tỉnh Điện Biên, chương trình đã phẫu thuật cho gần 20 trẻ em bị tim bẩm sinh. Các em sẽ được bác sĩ chuyên khoa đến từ bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E, Tim Hà Nội, Việt Đức khám, xét nghiệm, siêu âm tim, điện tim nhằm phát hiện và điều trị sớm. Chương trình hỗ trợ toàn bộ kinh phí phẫu thuật đối với các trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Chương trình diễn ra từ ngày 29 đến trưa ngày 30-7.

 

Em bé hiếm muộn thứ 3 chào đời tại Cà Mau

http://plo.vn/suc-khoe/em-be-hiem-muon-thu-3-chao-doi-tai-ca-mau-718060.html

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe

Sau những ngày vất vả ngược xuôi trong hành trình “tìm kiếm” một đứa con, cuối cùng gia đình anh Lê Huỳnh đã chào đón đứa con đầu lòng bằng phương pháp hiếm muộn tại BV Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải Cà Mau.

Ngày 29-7, Ths.Bs Ong Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn - Trưởng khoa sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải, tỉnh Cà Mau cho biết, BV này vừa chào đón bé trai thứ 3 chào đời bằng phương pháp hiếm muộn vào lúc 03h35 phút 28-7. Bé trai chào đời bằng phương pháp sinh thường, nặng 3,6kg là con của anh Lê Huỳnh (29 tuổi) và chị Phan Thị Út (27 tuổi) ở xã Khánh Bình Tây, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.

Theo vợ chồng anh Huỳnh - chị Út, vì đã hiếm muộn hơn 3 năm, hai vợ chồng cũng đã đi khám tại nhiều BV lớn trên TP.HCM, các bác sĩ cho biết chị  Út bị tắc vòi trứng đề nghị phẫu thuật, tuy nhiên do không có điều kiện nên anh chị quay về Cà Mau. Mãi đến gần đây khi biết bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) mới tại BV Hoàn Mỹ Minh Hải hai vợ chồng mới tiếp tục hành trình tìm con tại đây.

“Đây là một trường hợp khó, hiếm gặp vì bệnh nhân không có tai vòi bên phải chỉ còn 1 tai vòi bên trái nhưng đã bị tắt. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành phẫu tuật tái tạo vòi trứng và bơm thông tai vòi cho bệnh nhân ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng. Sau phẫu thuật Bác sĩ tiến hành kiểm tra lại vòi trứng đã thông và bệnh nhân đã có hy vọng mang thai trở lại. Sau thời gian hơn 4 tháng sau phẫu thuật thì bệnh nhân này đã thụ thai với chi phí tiết kiệm hơn khá nhiều” – BS Phong cho hay.

Trước đó, bé gái cân nặng 4kg đã chào đời vào lúc 16h45p ngày 06-7 con của Chị Nguyễn Bích Ngân sinh năm 1978 ngụ tại Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là trường hợp thành công thứ 2 và ca của Chị Út là trường hợp thành công thứ 3 tại BV.

 

Sức khỏe nguy kịch, một sản phụ được đỡ đẻ giữa đường

https://saostar.vn/xa-hoi/tin-nong/suc-khoe-nguy-kich-mot-san-phu-duoc-do-de-giua-duong-1448813.html

Sức khỏe chuyển xấu, nhà lại cách bệnh viện khá xa, sản phụ đã được bác sĩ đỡ đẻ ngay trên đường.

Vượt gần 30km đèo dốc giữa vùng rừng núi hoang vu, một nhóm bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Mộc Châu đã đỡ đẻ thành công khi sức khỏe của mẹ và con bắt đầu rơi vào cơn nguy kịch.

Được biết, sản phụ là chị Vàng Thị Dâu (bản Sa Lú, xã Chiềng Khửa, Mộc Châu) vì nhà cách xa bệnh viện, cộng thêm tâm lí chủ quan do lần đầu tiên sinh rất dễ nên lần này chị quyết định sinh con tại nhà. Thế nhưng, vào ngày 27/7 vừa qua, chị bắt đầu chuyển dạ và vỡ ối nhưng mãi đến tối 28/7 vẫn chưa sinh được.

Nhận thấy tình hình nguy cấp, gia đình chị liền tức tốc liên lạc với đường dây nóng Bệnh viện đa khoa Mộc Châu để nhờ giúp đỡ. Ngay khi nhận được thông báo của gia đình, một mặt các bác sĩ hướng dẫn cho gia đình cách sơ cứu, mặt khác một nhóm bác sĩ đã tức tốc lên đường đến nhà bệnh nhân bởi bất kì lúc nào nguy cơ tai biến sản khoa đều có thể xảy ra.

Theo như kế hoạch ban đầu, kíp cấp cứu sẽ đưa sản phụ về bệnh viện, thế nhưng qua thăm khám nhận thấy tình hình nguy cấp: nước ối bẩn, màu xanh đen kèm theo đầu em bé đã lọt thấp, trong khi đó bệnh nhân đã vỡ ối từ đêm hôm trước… nên không còn lựa chọn nào khác ngoài đỡ đẻ ngay giữa đường.

Bác sĩ Lường Thị Hằng, khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La) cũng là người trực tiếp đỡ đẻ cho chị Dâu kể lại rằng: Lúc gặp được sản phụ (được người nhà chở bằng xe máy ra đường lớn), chị khẩn trương thăm khám xem có thể tiếp tục chịu đau được nữa không, nếu được thì chuyển đến bệnh viện sẽ tốt hơn. Thế nhưng, do cơn đau quặn thắt vì chuyển dạ từ đêm hôm trước nên đành phải đỡ đẻ trên băng ca ngay tại vệ cỏ bên đường.

Khoảng 20 phút sau, ca sinh nở đã thành công. Tuy nhiên, do bị ngộp khá lâu nên cháu bé tím tái, không khóc, phản xạ sơ sinh yếu. Bác sĩ Hằng cùng y tá lập tức khởi động quy trình hồi sức sơ sinh. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng bé đã bật khóc trong niềm xúc động vỡ òa của những người xung quanh.

Cũng theo bác sĩ Hằng cho hay, do hoàn cảnh khó khăn nên chị Dâu khi đi sinh cũng chỉ mang theo 2 cái tã. Rất may, kíp cứu cấp có mang theo chiếc ô, nếu không ca sinh này phải diễn ra dưới cái nắng gay gắt của trưa hè ở Sơn La.

Ngay sau khi mẹ tròn con vuông, kíp cấp cứu đã chuyển sản phụ cùng cháu bé về bệnh viện để tiếp tục chăm sóc sau sinh. Hiện tại, cả hai mẹ con đã hồi phục tốt, sức khỏe ổn định.

 

Chủ quan với vết tím ở môi, bà mẹ trẻ suýt phải trả giá bằng mạng sống của con trai mình

http://khampha.vn/suc-khoe/chu-quan-voi-vet-tim-o-moi-ba-me-tre-suyt-phai-tra-gia-bang-mang-song-cua-con-trai-minh-c11a553213.html

Khi sinh ra, cháu Nhật hoàn toàn bình thường, ăn ngủ và tăng cân tốt. Sau đó vài tháng, cháu xuất hiện vết tím ở môi, không ngờ đó lại là dấu hiệu cảnh báo cháu đang mắc trọng bệnh.

Bệnh nặng thêm chỉ vì mẹ chủ quan

Cháu Long Nông Minh Nhật (6 tháng tuổi, ở Trùng Khánh, Cao Bằng) khi sinh ra là một đứa trẻ bình thường. Thậm chí trong những tháng đầu đời, cháu Minh Nhật ăn ngủ rất tốt.

Tuy nhiên, từ khoảng tháng thứ 4 trở đi, cháu Nhật Minh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lạ trên cơ thể. Đó là môi và đầu ngón tay có dấu hiệu bị tím. Theo lời kể của mẹ cháu Nhật Minh thì khi bú hoặc khóc những biểu hiện tím tái càng xuất hiện nhiều hơn.

Chị Thu Phượng (mẹ cháu Nhật Minh) cho biết, do thấy con ăn ngủ, tăng cân tốt nên thời gian đầu gia đình không quan tâm và nghĩ đó là sinh lý thông thường.

Chị Phượng suýt mất con vì căn bệnh hiếm gặp biểu hiện qua vết tím ở môi.

“Phải nói là thời gian đầu gia đình tôi rất chủ quan, vì nghĩ rằng một đứa trẻ ăn được, ngủ được, tăng cân đều thì làm sao mà có vấn đề về sức khỏe.

Nhưng càng ngày, tình trạng con càng xấu đi, lúc đó gia đình tôi cũng chỉ nghĩ con bị ốm thông thường do thời tiết lạnh. Không ngờ khi đưa đến bệnh viện các bác sĩ khẳng định con tôi mắc bệnh tim bẩm sinh và cần phải phẫu thuật ngay, nếu không sẽ tử vong bất cứ lúc nào.

Khi nghe bác sĩ nói vậy tôi rụng rời chân tay, đầu óc không nghĩ được gì nữa chỉ biết ôm con khóc. Sau đó cháu được đưa xuống Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám. Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận cháu mắc bệnh tim bẩm sinh”, chị Phượng kể lại.

Giành lại sự sống từ tay “tử thần”

Th.s Cao Việt Tùng (Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cháu Nhật Minh được chẩn đoán mắc tứ chứng Fallot.

Đây là trường hợp bệnh nhi có cùng lúc 4 dị tật (thông liên thất, động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất, thất phải dày, đường ra thất phải hẹp).

Ngay sau khi thăm khám và hội chẩn, bệnh nhi được chỉ định mổ phẫu thuật để vá lỗ thông liên thất, tạo hình đường ra thất phải cho rộng.

Tuy nhiên, diễn biến 24 giờ sau mổ xấu đi nhanh chóng mặc dù các tổn thương đã được sửa chữa rất tốt. Các tạng trong cơ thể của bệnh nhân bắt đầu suy chức năng nghiêm trọng: mạch và huyết áp không ổn định, thận suy, gan suy, rối loạn đông máu.

Trước những diễn biến bất thường của bệnh nhi, các bác sĩ đã thực hiện siêu âm thực quản ngay tại giường hồi sức cho cháu và phát hiện ra một lỗ thông liên thất phần cơ rất lớn ở mỏm tim gây nguy kịch cho tính mạng.

Ca can thiệp đã được thực hiện thành công, tuy nhiên các bác sĩ vẫn phải vật lộn hồi sức các cơ quan bị suy để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.

Sau 12 ngày điều trị tại khoa hồi sức cháu đã được rút máy thở và sau khoảng 1 tháng điều trị, cháu đã được xuất viện về với gia đình.

Nhớ lại giây phút con trai phải đối mặt với tử thần, chị Phượng cho biết: “Thời gian đó đã có lúc bác sĩ nói gia đình cần phải chuẩn bị tinh thần con có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Lúc con được các bác sĩ quyết định chuyển xuống phòng can thiệp tim mạch để can thiệp tim một lần nữa tôi đã khóc rất nhiều. Tôi lo sợ con có thể mất ngay trong ca mổ do thể trạng có lúc đó rất yếu. Từ khi con nhập viện không ai dám về nhà.

Cả ngày đứng ngồi không yên trông đợi kết quả tốt đẹp để con có thể tỉnh dậy lại cười nói bi bô cả ngày như trước”, chị Phượng nói.

Tứ chứng Fallot là bệnh hiếm gặp gây ra bởi sự kết hợp của bốn khuyết tật tim lúc mới sinh. Những khiếm khuyết bẩm sinh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, gây ra máu nghèo ôxy trong tim vào phần còn lại của cơ thể.

Trẻ sơ sinh và trẻ em với tứ chứng Fallot thường có da màu xanh tím vì không mang đủ oxy.

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong giai đoạn phôi thai hoặc ngay sau đó. Tuy nhiên, tứ chứng Fallot có thể không được phát hiện cho đến khi sau này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khuyết tật và các triệu chứng.

Với phát hiện sớm bệnh và điều trị thích hợp, hầu hết trẻ em với tứ chứng Fallot sống cuộc sống tương đối bình thường, mặc dù cần thường xuyên chăm sóc y tế và có thể có các hạn chế về thể lực.

 

Bé 19 tháng tuổi bị đinh cắm vào đầu khi chơi cùng bạn

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/be-19-thang-tuoi-bi-dinh-cam-vao-dau-khi-choi-cu-ng-ba-n-219722.html

Thông tin từ BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết, vừa mổ cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi bị vật nhọn cắm vào đầu rất nguy hiểm.

Đó là trường hợp của nữ bệnh nhi Đ.T.Y.L (19 tháng tuổi) vừa được các bác sĩ BV Nhi đồng 2 TP.HCM phẫu thuật lấy cây đinh vít dài khoảng 1 cm ra khỏi đầu.

Người nhà bệnh nhi cho biết, trước đó con gái qua nhà hàng xóm chơi với một bé trai 5 tuổi. Hai bé cùng ngồi tháo một con robot đồ chơi. Khoảng 30 phút sau, bé gái khóc và đòi về. Khi người cha bế bé lên thì phát hiện một cây đinh cắm sâu vào đầu con. Sau khi vào cấp cứu tại bệnh viện địa phương, bé gái được chuyển lên TP.HCM.

Bác sĩ Đặng Xuân Vinh - Phó Khoa Ngoại Thần kinh (BV Nhi đồng 2) cho hay, BV tiếp nhận bệnh nhi L. trong tình trạng quấy khóc, tỉnh táo. Qua chụp CT cho thấy cây đinh may mắn chỉ dừng ở xương sọ, chưa xuyên thủng sọ nên chỉ cần phẫu thuật lấy đinh ra sẽ an toàn.

"Cây đinh lấy ra dài khoảng 1cm, rất sắc bén, theo nghi ngờ đây là cây đinh trong đồ chơi mà hai bé đã chơi trước đó. Sau mổ, sức khỏe bé L. tiến triển tốt và đã được xuất viện”, BS Vinh nói.

BS cũng khuyến cáo, đầu của trẻ rất mềm, dễ tổn thương, vật nhọn dễ cắm sâu vào nên phụ huynh cần phải trông chừng trẻ cẩn thận. Không để trẻ chơi gần các vật sắc nhọn, trẻ có thể xô đẩy té ngã hoặc tò mò khám khá gây nguy hiểm đến bản thân và mọi người xung quanh.

 

Đang ngủ, người đàn ông bị rắn cạp nia chui vào mùng cắn nguy kịch

http://vtc.vn/suc-khoe/dang-ngu-nguoi-dan-ong-bi-ran-cap-nia-chui-vao-mung-can-nguy-kich.1-339149.htm

Bị rắn cắn, anh B. có biểu hiện sụp mi mắt, khó nói, khó thở, tính mạng cực kỳ nguy kịch, sau 6 tiếng truyền huyết thanh tại BV Chợ Rẫy, tình hình sức khỏe anh B. đã ổn hơn và được chuyển ra khỏi phòng hồi sức.

Sáng 29/7, BS Võ Ngọc Anh Thơ, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới và đơn vị chống độc, BV Chợ Rẫy, cho biết BV vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.B. (45 tuổi, ở Đắk Lắk) bị rắn cạp nia cắn trong tình trạng nguy kịch.

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 5h ngày 26/7, khi anh vừa ngủ dậy, mở cửa nhà thì đạp trúng một con rắn và bị nó cắn vào chân. Theo phản xạ, anh chỉ vội đá con rắn ra và la lên.

Sau 2 tiếng bị rắn cắn, anh có biểu hiện sụp mi mắt, khó nói, khó thở, người nhà đã đưa anh đi đến BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và chuyển bệnh nhân xuống BV Chợ Rẫy điều trị.

Kể về giây phút thập tử nhất sinh, anh B. nhớ lại: “Mặc dù nhận biết được mọi thứ xung quanh nhưng tôi vẫn không thể nào nói và cử động được. Khi xe cấp cứu đi tới Bình Dương, tôi cảm giác mình không qua khỏi, muốn nói để vợ biết nhưng không thể mở miệng nên lời”.

Cùng ngày, BV Chợ Rẫy tiếp nhận bệnh nhân N.Đ.C. (62 tuổi, ở Bình Phước), nạn nhân bị rắn cắn nguy kịch khi đang ngủ.

Người nhà ông C. cho biết, đang ngủ thì đột nhiên nghe tiếng ông C. la lớn, khi mọi người chạy đến thì phát hiện ông C. bị rắn cắn vào chân và con rắn cạp nia đang bò quanh mùng. Người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Tại BV Chợ Rẫy,  sau 6 tiếng truyền huyết thanh, tình hình sức khỏe anh 2 bệnh nhân đã ổn hơn và được chuyển ra khỏi phòng hồi sức.

BS Võ Ngọc Anh Thơ cho biết, mỗi năm, khoa tiếp nhận khoảng 1.000 trường hợp bị các loại rắn cắn. Đặc biệt, vào mùa mưa, bệnh nhân nhập viện có xu hướng nhiều hơn bởi đây là mùa cây cối xanh tốt, rậm rạp và là mùa thuận lợi để người nông dân canh tác nên khả năng tiếp xúc, bị rắn tấn công cũng cao hơn.

 

Nghệ An: Phẫu thuật thành công khối u "khủng" hơn 6 kg cho bệnh nhân nam

http://infonet.vn/nghe-an-phau-thuat-thanh-cong-khoi-u-khung-hon-6-kg-cho-benh-nhan-nam-post233177.info

Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ đồng hồ, các Bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã bóc tách, đưa thành công khối u “khủng” nặng hơn 6 kg ra khỏi ổ bụng của một bệnh nhân nam.

Các Bác sỹ tiến hành phẫu thuật, bóc tách khối u "khủng" ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân.

Bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An vừa mổ, bóc tách, đưa thành công một khối u có kích thước “khủng” trong bụng một bệnh nhân nam, với cân nặng hơn 6kg.

Theo đó, ông Nguyễn Tư Tr. (56 tuổi, trú tại thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An), có tiền sử đau vùng dưới bụng (hạ vị), ăn kém, gầy sút cân, đi kèm triệu chứng bụng ngày càng phình to.

Thời gian gần đây những cơn đau xuất hiện liên tiếp và kéo dài hơn. Lo lắng cho sức khỏe của mình nên ông Tr. đã đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để thăm khám.

Tại đây, qua các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân có khối u kích thước rất lớn, chiếm gần hết ổ bụng, sau phúc mạc. Ông Tr. được các Bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa điều trị và chỉ định mổ cắt u.

Ngày 27/7, bệnh nhân Tr. được tiến hành phẫu thuật, sau hơn 2 tiếng đồng hồ, các Bác sĩ đã lấy được khối u kích thước 40cm x 30cm x 8cm ra khỏi ổ bụng ông Tr. qua đường mổ mở, khi được đưa ra ngoài khối u nặng hơn 6kg.

Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Đoàn Phong Lê - Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) cho biết: "Dù trước đó đã tiên lượng đây là khối u kích thước lớn, có thể gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật. Nhưng chúng tôi cũng không ngờ được về kích thước của khối u này trên thực tế.

Khối u chèn ép nội tạng, gây đè đẩy đại tràng trái và quai ruột sang phía bên phải và lên trên ổ bụng. Mẫu bệnh phẩm từ khối u sẽ được tiếp tục tiến hành sinh thiết tại khoa giải phẫu bệnh để có hướng điều trị tiếp theo phù hợp cho bệnh nhân”.

Hiện tại, bệnh nhân Nguyễn Tư Tr. đang được chăm sóc và hồi sức tích cực sau ca phẫu thuật.

 

Sơn La: Nhiều người mắc bệnh lạ chỉ nhảy múa, uống nước thay cơm

http://infonet.vn/son-la-nhieu-nguoi-mac-benh-la-chi-nhay-mua-uong-nuoc-thay-com-post233163.info

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170729/13-nguoi-bi-benh-la-o-son-la-do-chung-roi-loan-phan-ly/1360477.html

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170729/13-nguoi-bi-benh-la-o-son-la-do-chung-roi-loan-phan-ly/1360477.html

13 người ở bản Ỏ, xã Chiềng Ngần, TP Sơn La, tỉnh Sơn La bỗng nhiên mắc chứng bệnh lạ, cười nói lảm nhảm, chửi bới vô cớ, chỉ uống nước thay cơm.

Mấy ngày qua, thông tin về 13 người bỗng dưng nói lăng linh tinh, uống nước thay cơm ở bản Ỏ, xã Chiềng Ngần (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) đang khiến nhiều người dân hoang mang lo sợ sẽ lây lan sang gia đình mình…Điều lạ là những người bị sau đều có thời gian tiếp xúc với người bị trước.

BS. Lò Văn Thiệu, Phó giám đốc TTYT Dự Phòng Thành phố Sơn La xác nhận, có sự việc trên, tuy nhiên chỉ có 5 người có biểu hiện lạ, không ăn mà chỉ uống nước thay cơm, nói năng nhảy múa lung tung…

BS. Thiệu cũng cho biết thêm, ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trạm y tế xã Chiềng Ngần đã xuống tận nơi kiểm tra nắm bắt tình hình những người bị mắc bệnh. Theo nhận định ban đầu của chúng tôi, những bệnh nhân này có dấu hiệu một dạng của bệnh tâm thần, hay gọi là rối loạn phân ly. Đến ngày 27.7 thì 5 người mắc bệnh này đã đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La chữa bệnh. Lãnh đạo Sở Y tế Sơn La đã chỉ đạo và ráo riết tìm nguyên nhân tình trạng trên và sẽ có thông tin sớm nhất.

BS. Lò Văn San - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La cho biết khi đó 5 bệnh nhân này đều có dấu hiệu của chứng bệnh tâm thần giống nhau. Qua khám nghiệm bệnh viện xác định các bệnh nhân bị rối loạn lo âu não mạch do bị ám ảnh nhiều quá nên bệnh nhân mới có những biểu hiện hành vi bất thường như vậy…

Hiện trong số 5 bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La, đến nay có 2 bệnh nhân được chữa khỏi đã ra viện, còn 3 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị. Trong đó có trường hợp chị Cà Thị H bệnh nặng nhất.

Được biết, trong số những bệnh nhân này có 3 gia đình ở bản có người có tiền sử bị tâm thần phân liệt đã tự tử trước đó.

BS. Thiệu cũng thông tin thêm, sự việc được Lãnh đạo Sở Y tế Sơn La rất quan tâm và đã chỉ đạo và ráo riết tìm nguyên nhân sự việc và sẽ có thông tin sớm nhất khi có thông tin chính thức.

 

20 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

http://thanhnien.vn/suc-khoe/20-cong-nhan-nhap-vien-nghi-ngo-doc-thuc-pham-860271.html

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM ngày 28.7 cho biết 20 công nhân tại Công ty TNHH Always (lô A, khu P, đường 16, KCX Tân Thuận, Q.7) phải nhập Bệnh viện Q.7 cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Thông tin ban đầu cho biết sau bữa ăn trưa, các công nhân nói trên xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy... và được đưa đến Bệnh viện Q.7 điều trị, sau đó 4 công nhân đã xuất viện.

Cơ sở cung cấp thức ăn là Công ty TNHH Gia Hưng Đỗ (đường 18, KCX Tân Thuận), chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng nghi ngờ các công nhân bị ngộ độc thực phẩm.

 

Ca nhiễm virus HIV được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới

http://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/ca-nhiem-virus-hiv-duoc-chua-khoi-thu-3-tren-the-gioi/2017072907070802p1c784.htm

http://www.nguoiduatin.vn/phuong-thuoc-ky-dieu-giup-be-gai-9-tuoi-nhiem-hiv-duoc-chua-khoi-a333651.html

Hy vọng về việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS một lần nữa được thắp lên khi một bé gái Nam Phi, chín tuổi trở thành ca bệnh được chữa khỏi thứ ba trên thế giới.

Các nhà khoa học đã công bố thông tin trên tại Hội nghị quốc tế về bệnh AIDS đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.

Theo giới nguyên cứu, bé gái nói trên đã bị chẩn đoán nhiễm HIV khi mới 32 ngày tuổi. Sau đó, bé đã tiếp nhận một liệu trình kéo dài 10 tháng theo chương trình thử nghiệm thuốc kháng HIV. Toàn bộ liệu trình điều trị kết thúc lúc cô bé 1 tuổi.

Tại thời điểm kết thúc liệu trình, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện".Sau thời gian 8 năm 9 tháng, HIV trong cơ thể cô bé đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" và sức khỏe hiện nay của cô bé hoàn toàn bình thường mà không cần tiếp nhận thêm bất cứ liệu trình điều trị nào.

Các nhà khoa học cho rằng đây là ví dụ điển hình của phương thức chữa bệnh không cần dùng thuốc liên tục, tương tự như "chữa bệnh chức năng."

Khác với phương thức chữa bệnh truyền thống mà trong đó virus gây bệnh bị diệt trừ tận gốc, với phương thức "chữa bệnh chức năng" này, HIV vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, song virus quá yếu không thể trỗi dậy hoặc gây lây bệnh qua quan hệ tình dục.

Trước đây, hai bệnh nhân được coi là đã chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này là ông Thimothy Brown, 46 tuổi, ở miền Tây nước Mỹ, vào tháng 7/2012 và một trường hợp em bé 2 tuổi, người Mỹ, được công bố vào tháng 3/2013.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, việc người nhiễm virus được điều trị sớm ngay sau khi nhiễm bệnh sẽ giúp cơ thể họ một ngày nào đó kích hoạt khả năng "chữa bệnh chức năng" để người bệnh có một cuộc sống ổn định lâu dài. Các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu cơ chế chữa bệnh này, bên cạnh các nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp chữa bệnh lâu dài.

Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) như hiện nay chỉ giúp kiềm chế hoạt động của virus HIV, song không thể diệt trừ virus nguy hiểm này. Người nhiễm HIV phải uống thuốc hàng ngày với chi phí tốn kém và phải chịu nhiều phản ứng phụ.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, số ca tử vong do căn bệnh AIDS trong năm ngoái là 1 triệu người, giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm 1,9 triệu người tử vong hồi năm 2005. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc ghi nhận quy mô của đại dịch HIV/AIDS đã được kiểm soát.

Cũng theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm ngoái, 19,5 triệu người trên tổng số gần 37 triệu ca nhiễm HIV đã được điều trị bằng liệu pháp thuộc ARV, đánh dấu việc lần đầu tiên hơn một nửa số người lây nhiễm được điều trị theo phương pháp trên.

 

Chẩn đoán 13 bệnh ung thư qua một giọt máu

http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/chan-doan-13-benh-ung-thu-qua-mot-giot-mau-68214.html

Theo The Japan News, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp để chẩn đoán 13 loại bệnh ung thư chỉ qua một giọt máu. Trong tháng 8 tới, thử nghiệm lâm sàng sinh thiết lỏng sẽ được bắt đầu.

Cho đến nay, một xét nghiệm máu không thể xác định được một số loại ung thư liền một lúc. Nếu phương pháp này được xác nhận qua thử nghiệm lâm sàng, nó có thể được sử dụng để thúc đẩy sự chẩn đoán các loại bệnh ung thư và làm giảm đáng kể số lượng các ca tử vong. Tuy nhiên, điều đó sẽ diễn ra không sớm hơn 3 năm nữa khi hoàn thành tất cả các bước kiểm tra và thuốc sẽ nhận được sự chấp thuận của chính phủ Nhật Bản.

Các phân tích mới được dựa trên sự khác biệt về microRNA, được tiết vào máu như một phương tiện giao tiếp giữa các tế bào khỏe mạnh và các tế bào ung thư. Phương pháp sử dụng một giọt máu để xét nghiệm có thể phát hiện ung thư vú, phổi, dạ dày, đại tràng, thực quản, gan, buồng trứng, ống mật, bàng quang, xương, tuyến tiền liệt, u thần kinh đệm và tuyến tụy.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học xác định được trong 40.000 mẫu máu các chỉ dấu đặc trưng cho từng loại ung thư với độ chính xác lớn hơn 95%. Tuy

nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khi lưu trữ các microRNA có thể đã thay đổi, thử nghiệm lâm sàng với các mẫu máu tươi từ 3.000 bệnh nhân sẽ được thực hiện vào tháng 8 này.

"Ở châu Âu, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán sớm với việc sử dụng microRNA nhưng chưa có nghiên cứu được tiến hành quy mô như ở Nhật Bản", giáo sư Masahiko Kuroda ở Đại học Y khoa Tokyo, một trong những người tham gia nghiên cứu khẳng định.

Trước đó, Công ty khởi nghiệp Grail đã giới thiệu bằng chứng hiệu quả sinh thiết lỏng. Theo đó, ở đa số các bệnh nhân trong số 124 người bị ung thư phổi, vú và tuyến tiền liệt được chẩn đoán bị ung thư thì đều tìm thấy trong máu có ADN của khối u.

 

Phòng tiểu đường thể 1 bằng vắc xin

http://thanhnien.vn/suc-khoe/phong-tieu-duong-the-1-bang-vac-xin-860113.html

Sau nhiều năm điều chế và hoàn thiện, một mẫu vắc xin có thể ngăn chặn tiểu đường thể 1 ở trẻ em đã sẵn sàng bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trong năm sau.

Ước tính hiện có từ 20 - 40 triệu người trên thế giới phải sống với tiểu đường thể 1. Suốt hơn 2 thập niên nghiên cứu, nhóm chuyên gia do Đại học Tampere (Phần Lan) dẫn đầu đã tìm được chứng cứ xác thực cho thấy có sự liên quan giữa một dạng vi rút gọi là coxsackievirus B1 (CVB1) với phản ứng tự miễn khiến cơ thể phá hủy tế bào ở tụy tạng, theo báo cáo trên chuyên san Vaccine. Tiểu đường thể 1, không phải dạng thể 2 do lối sống không lành mạnh tác động, là sự suy giảm năng lực sản sinh insulin, loại được tế bào cơ thể sử dụng để hấp thu đường glucose từ máu. Tình trạng thất thoát insulin như trên là kết quả đến từ quá trình tế bào tụy tạng gọi là tế bào beta bị chính hệ miễn dịch phá hủy, thường diễn ra trong vài năm đầu của đời sống.

Đến nay vẫn chưa rõ tại sao cơ thể lại xác định tế bào beta là ngoại lai. Sau quá trình nghiên cứu dài hơi, nhà vi trùng học Heikki Hyöty của Đại học Tampere đã đưa ra một trong số nhiều lý do: đó chính là nhiễm enterovirus, nhóm siêu vi thuộc họ Picornaviridae. Enterovirus là vi rút gây bệnh sốt bại liệt, cũng như các bệnh tay, chân, miệng, viêm màng não, viêm cơ tim. Lâu nay giới chuyên gia đã đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa nhóm siêu vi này với tiểu đường, nhưng phải mất không ít thời gian để xác định các “nghi phạm” chủ chốt. Vào năm 2014, chuyên gia Hyöty và đồng sự đã sử dụng kết quả thu được từ hai cuộc nghiên cứu về trẻ em Phần Lan mắc tiểu đường thể 1 để chứng minh có ít nhất một trong 6 vi rút thuộc nhóm CVB có liên quan đến tình trạng bệnh.

Enterovirus phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở trẻ sơ sinh, với số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phát hiện có khoảng 1/4 trong số 444 ca tại Mỹ vào năm 2007 là do CVB1 gây ra. Và đối với một số trẻ, đây có thể là sự khởi đầu của một căn bệnh kéo dài cả đời và vô phương chữa trị. “Dựa trên dữ liệu đã thu được, chưa đến 5% số trẻ nhiễm CVB1 phát tiểu đường thể 1”, theo báo cáo của Phần Lan vào năm 2014. Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có hàng trăm trẻ trên toàn cầu mắc chứng bệnh khó trị chỉ vì nhiễm vi rút. Nếu những thành viên khác của nhóm CVB cũng góp phần vào chứng tự miễn đối với tế bào beta, con số bệnh nhân có thể cao hơn nhiều. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ như khi thử nghiệm ở chuột, vắc xin mới có thể chặn đứng nguy cơ này.

Trong giai đoạn kế tiếp, kéo dài khoảng 8 năm, vắc xin sẽ được dùng thử trên người lớn khỏe mạnh để lọc ra các biến chứng có thể. Người được tiêm chủng vắc xin cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm những dòng enterovirus khác, thủ phạm gây ra cảm mạo, viêm cơ tim, màng não và viêm tai.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang