Đổi mới thái độ phục vụ: Bác sỹ thân thiện, bệnh nhân hài lòng
http://www.vietnamplus.vn/doi-moi-thai-do-phuc-vu-bac-sy-than-thien-benh-nhan-hai-long/428098.vnp
Kết quả đánh giá độc lập nhanh theo phương pháp cắt ngang về ảnh hưởng của việc triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phối hợp với các địa phương, đơn vị tiến hành vào tháng 7/2016 tại 10 cơ sở khám chữa bệnh công lập các tuyến trung ương, tỉnh, huyện đã cho thấy đã có 71% bệnh nhân nhận xét nhân viên y tế có thái độ cử chỉ thân thiện hơn; có 87,7% bệnh nhân đã biểu thị thái độ hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại 10 bệnh viện được khảo sát...
Nhiều chuyển biến tích cực
Những con số trên đã cho thấy những chuyển biến tích cực về nhận thức và cam kết thực hiện của lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh; nhận thức, thái độ ứng xử và kỹ năng giao tiếp của đa số nhân viên y tế trong thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Người bệnh cũng ghi nhận những chuyển biến về chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với trên 61% bệnh nhân cho biết việc niêm yết thông tin về quy trình khám chữa bệnh tốt hơn, thời gian chờ đợi giảm hơn, cơ sở vật chất tại khu vực khám bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh được cải thiện hơn...
Việc thực hiện các giải pháp làm xanh-sạch-đẹp đã cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh, chấn chỉnh hoạt động các dịch vụ như bảo vệ, trông xe, vận chuyển, nhà thuốc trong các cơ sở y tế.
Cũng trong năm 2016, đường dây nóng của Bộ Y tế nhận được 19.104 cuộc gọi đến, trong đó 10.050 cuộc gọi đúng phạm vi (52,6%), so với năm 2015 số cuộc gọi giảm 49,8%. Nội dung người dân phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế là 32,7%; về quy trình chuyên môn là 35%; về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sỹ là 15,6%; về các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế là 10,5%. Chỉ có tỷ lệ nhỏ các ý kiến phản ánh về các vấn đề tiêu cực (1,2%), tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh (2,4%).
Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố xử lý nghiêm, khẩn trương, kịp thời các vụ việc, theo đó đã khiển trách 213 trường hợp, cắt thi đua 78 trường hợp, cho nghỉ việc 13 trường hợp do vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh những phản ánh, bức xúc của người dân, đường dây nóng cũng đã tiếp nhận được 63 ý kiến khen ngợi và biểu dương các tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh.
Truyền thông tốt để tăng cường sự hợp tác của người bệnh
Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh trong các cơ sở y tế, Bộ Y tế chú trọng công tác truyền thông trong và ngoài bệnh viện về các quy định của bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách về khám chữa bệnh, quy trình thủ tục khám chữa bệnh, nội quy bệnh viện, nghĩa vụ và trách nhiệm của người bệnh,… để tăng cường sự hợp tác của người bệnh trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện.
Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo, triển khai Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.”
Bên cạnh đó, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phong cách, thái độ phục vụ gắn với cải cách hành chính trong khám chữa bệnh như tiếp tục tổ chức ký cam kết thực hiện đối với những đơn vị chưa triển khai ký cam kết; tổ chức tập huấn kỹ năng, giao tiếp ứng xử; thành lập, kiện toàn, tổ chức hoạt động phòng (bộ phận) thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện. Đặc biệt là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tại các địa phương để thành lập mới, củng cố tổ chức hoạt động của đội tình nguyện, tiếp sức người bệnh.
Bộ Y tế duy trì, củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu quả đường dây nóng, hòm thư góp ý; nghiên cứu, xây dựng chương trình nội dung tập huấn kỹ năng giao tiếp,ứng xử đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp y tế.
Song song với đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát như bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện về Tiêu chí chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện, Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn các Đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các đơn vị; tổ chức xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, động viên, khen thưởng kịp thời các trường hợp điển hình, tiên tiến.
Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm và cúm trên người
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/1/448111/
Ngày 30-1, trước tình hình dịch cúm trên gia cầm và cúm ở người diễn biến phức tạp trên thế giới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm dịp đầu năm 2017 và khuyến cáo về các biện phòng chống dịch.
Theo đó, Cục Y tế dự phòng cho biết, thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tình hình dịch cúm A (H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc và tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy - là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A (H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A (H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận một số ổ dịch cúm gia cầm A (H5N1) và A (H5N6) tại một số hộ gia đình và đã được xử lý triệt để, kịp thời nên không có hiện tượng lây lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy mầm bệnh cúm gia cầm cũng đã ghi nhận tại một số mẫu môi trường và gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống nên có nguy cơ tiếp tục xảy ra ổ dịch mới trên gia cầm và có thể lây sang người nếu không không áp dụng các biện pháp dự phòng quyết liệt và triệt để.
Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm và ở người trong giai đoạn 2003-2016 và đầu năm 2017 trên thế giới và trong nước, Cục Y tế dự phòng nhận định, tình hình dịch cúm gia cầm có xu hướng gia tăng vào những tháng đầu năm do nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm của gia cầm gia tăng, sự giao lưu, thương mại gia tăng giữa các vùng, miền, quốc gia, trong khi đó mầm bệnh cúm gia cầm đang tồn tại trong môi trường. Đặc biệt, nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc cúm A (H7N9) về từ vùng có dịch tại Trung Quốc và nguy cơ có thể xuất hiện ổ dịch mới trên gia cầm nhiễm cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), từ đó có nguy cơ xảy ra các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người ở nước ta nếu không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm sang người.
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội đầu năm 2017, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Gần 17 nghìn ca khám và cấp cứu do tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tính đến ngày mùng Hai Tết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 16.700 trường hợp, trong đó có 73 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Trong báo cáo nhanh với Văn phòng Chính phủ về công tác y tế dịp Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh đến bảy giờ sáng ngày 29-01-2017 (Mùng Hai Tết) là 79.190 người bệnh. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực bốn cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 71.308 trường hợp, trong đó: có 16.382 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, 4.858 trường hợp phải chuyển viện. Thực hiện 6331 ca phẫu thuật, trong đó164 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Đỡ đẻ/mổ đẻ thành công đón 8.052 cháu bé chào đời và điều trị khỏi cho xuất viện 53.210 người bệnh.
Các bệnh viện thực hiện tốt thường trực cấp cứu ngoại viện, có 1.817 lượt vận chuyển cấp cứu bằng xe cứu thương của bệnh viện. Tổng số lượng máu còn dự trữ tại các bệnh viện là 6.556 lít.
Thứ trưởng cho biết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 16.700 trường hợp (Tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện). Trong đó có 8.936 trường hợp va chạm nhẹ đến kiểm tra được xử trí và cho về trong ngày, có 5.055 trường hợp (30%) phải nhập viện điều trị nội trú, có 1.251 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị (7%). Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 73 trường hợp.
Có 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện), không có trường hợp tử vong. Có 28 trường hợp khám, cấp cứu do chất nổ khác, không có ca tử vong.
Tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 2.203 trường hợp, 990 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, trong đó có 261 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên. Có 14 trường hợp tử vong.
Riêng về khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, tổng số ca khám Rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu là 1.167 trường hợp, trong đó 391 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (33%), có một trường hợp tử vong tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hưng Yên vì ngộ độc thuốc diệt cỏ. Chưa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm.
Tình hình dịch bệnh trên toàn quốc tính đến 14 giờ ngày 29-01-2017 (Mùng Hai Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017) không ghi nhận ổ dịch bệnh truyền nhiễm; không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.
Theo báo cáo của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, đã ghi nhận 19 trường hợp mắc Tay chân miệng tại tỉnh Trà Vinh, trong đó một ca tử vong (Huyện Châu Thành). Đó là trẻ 19 tháng tuổi, khởi phát ngày 23/01/2017, nhập bệnh viện Sản nhi Trà Vinh ngày 26-01-2017 với chần đoán ban đầu Viêm phế quản/Tiêu chảy cấp. Bệnh nhi tử vong ngày 28-01-2017 với chẩn đoán Tay chân miệng độ bốn trên nền của bệnh nhân Viêm cơ tim. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm ngày 27-01-2017 và chuyển về Viện Pasteur TPHCM ngày 29-01-2017. TTYTDP Trà Vinh thông báo TTYT huyện Châu Thành giám sát và đã xử lý dịch theo quy định (trong buổi sáng 28-01-2017). Bệnh Sốt xuất huyết ghi nhận 39 trường hợp mắc, nhưng không có ca nào tử vong.
Về vấn đề an toàn thực phẩm, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm (63/63 tỉnh/thành phố, 5 Viện khu vực trên toàn quốc) và cả trên phương tiện thông tin đại chúng, tính từ bảy giờ sáng ngày 28-01-2017 đến thời điểm 14 giờ ngày 29-01-2017, trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) sẽ tiếp tục phối hợp với các Viện khu vực, các Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Để tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết, các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (các kíp thường trực, các đội công tác) tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện và phương án để điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Công tác thường trực, báo cáo của các địa phương đã được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng hoạt động theo yêu cầu trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Gần 2.000 ca cấp cứu do đánh nhau trong hai ngày Tết
http://plo.vn/xa-hoi/gan-2000-ca-cap-cuu-do-danh-nhau-trong-hai-ngay-tet-679676.html
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu (tức ngày 28 và 29-1), cả nước có gần 2.000 ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau.
Trong đó có gần 1.000 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú; 261 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên. Có 14 trường hợp tử vong.
Cũng trong hai ngày Tết, cả nước có 16.700 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn giao thông (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện). Trong đó có gần 9.000 trường hợp va chạm nhẹ; hơn 5.000 trường hợp (30%) phải nhập viện điều trị nội trú, hơn 1.200 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị (7%). Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 73 trường hợp.
Có 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ; 28 trường do chất nổ khác (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện), không có trường hợp tử vong.
Ngoài ra, theo báo cáo của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh ngày mùng 2 Tết đã ghi nhận 19 trường hợp mắc Tay chân miệng tại tỉnh Trà Vinh, trong đó 1 ca tử vong (huyện Châu Thành). Đó là trẻ 19 tháng tuổi, khởi phát ngày 23-1, nhập BV Sản nhi Trà Vinh ngày 26-1với chần đoán ban đầu Viêm phế quản/Tiêu chảy cấp. Bệnh nhi tử vong ngày mùng 1 Tết (28-1) với chẩn đoán Tay chân miệng độ 4.
Cũng trong thời gian này, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố báo cáo ghi nhận 39 trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước, không có ca nào tử vong.
Tình hình dịch bệnh trên toàn quốc tính đến 14 giờ ngày 29-1 không ghi nhận ổ dịch bệnh truyền nhiễm; không có trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.
Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm (63/63 tỉnh/thành phố, 5 Viện khu vực trên toàn quốc), trong hai ngày Tết nguyên đán trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) sẽ tiếp tục phối hợp với các Viện khu vực, các Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Khám cấp cứu hơn 71.000 bệnh nhân, đón 2.562 cháu bé chào đời
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=385178
Bộ Y tế cho biết trong ngày 29/1 (tức mồng 2 Tết), cả nước không ghi nhận ổ dịch bệnh truyền nhiễm; không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới…
Tuy nhiên, báo cáo của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, trong đó có một trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, tử vong do bệnh tay chân miệng (ngày 28/1). Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh đã thông báo trung tâm y tế huyện Châu Thành giám sát và xử lý dịch theo quy định. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra.
Theo Bộ Y tế, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước tổ chức thường trực đầy đủ bốn cấp thực hiện khám, cấp cứu cho hơn 71.000 trường hợp, trong đó có hơn 16.000 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, trong đó có 4.858 người bệnh phải chuyển viện. Các bệnh viện thực hiện 6.331 ca phẫu thuật, trong đó 164 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Đỡ đẻ, mổ đẻ thành công, đón 2.562 cháu bé chào đời và điều trị khỏi cho xuất viện hơn 53 nghìn người bệnh. Các bệnh viện thực hiện tốt thường trực cấp cứu ngoại viện, có 1.817 lượt vận chuyển cấp cứu bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Đáng chú ý, tổng số ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 16.700 trường hợp (tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh), trong đó có 8.936 trường hợp va chạm nhẹ đến kiểm tra được xử trí và cho về trong ngày, có 5.055 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, 1.251 trường hợp chuyển lên tuyến trên điều trị. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 73 người.
Các bệnh viện tiếp nhận 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, 28 trường hợp khám, cấp cứu do chất nổ khác. Tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 2.203 trường hợp, trong đó có 990 ca phải nhập viện điều trị nội trú, 14 trường hợp tử vong. Các bệnh viện tiếp nhận khám cho 1.167 người bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn và rượu, trong đó có 391 người ngộ độc (say) rượu, một trường hợp tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên vì ngộ độc thuốc diệt cỏ.
Hà Nội tổ chức 70 điểm bán thuốc trong dịp Tết Nguyên đán
(HNM) - Sở Y tế Hà Nội đã chính thức công bố danh sách 70 điểm bán thuốc trong dịp Tết Đinh Dậu trên địa bàn thành phố, trong đó có 37 nhà thuốc trong bệnh viện (BV) và 33 quầy thuốc tại các quận, huyện.
Cả nước đón 2.562 em bé chào đời dịp Tết
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/ca-nuoc-don-2562-em-be-chao-doi-dip-tet-634097.bld
Báo cáo nhanh về công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu tính đến ngày 29.1 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cho biết các bệnh viện, cơ sở y tế đã đón 2.562 cháu bé chào đời; điều trị khỏi cho xuất viện hơn 53.000 người bệnh; khám, cấp cứu 16.700 trường hợp do tai nạn giao thông; 130 trường hợp do pháo nổ; 2.203 trường hợp do đánh nhau, 1.167 trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu.
Theo đó, trong ngày 29.1 (tức mồng 2 Tết), cả nước không ghi nhận ổ dịch bệnh truyền nhiễm; không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới… Tuy nhiên báo cáo của Viện Pastuer TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng trong đó có một trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, Trà Vinh tử vong do bệnh chân tay miệng (ngày 28.1).
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh đã thông báo trung tâm y tế huyện Châu Thành giám sát và xử lý dịch theo quy định. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, vật tư, hoá chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch. Báo cáo cũng cho biết, đã ghi nhận 39 trường hợp mắc, nhưng không có trường hợp nào tử vong.
Báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ ngày 29.1 cũng nói rõ, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước tổ chức thường trực đầy đủ bốn cấp thực hiện khám, cấp cứu cho hơn 71 nghìn trường hợp, trong đó có hơn 16 nghìn trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, trong đó có 4.858 người bệnh phải chuyển viện. Các bệnh viện thực hiện 6.331 ca phẫu thuật, trong đó 164 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.562 cháu bé chào đời và điều trị khỏi cho xuất viện hơn 53 nghìn người bệnh. Các bệnh viện thực hiện tốt thường trực cấp cứu ngoại viện, có 1.817 lượt vận chuyển cấp cứu bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Đáng chú ý, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 16.700 trường hợp (tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh), trong đó có 8.936 trường hợp va chạm nhẹ đến kiểm tra được xử trí và cho về trong ngày, có 5.055 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, có 1.251 trường hợp chuyển lên tuyến trên điều trị. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 73 người. Riêng từ 7h sáng ngày 28.1 đến 7h sáng ngày 29.1, trên cả nước xảy ra 5.450 trường hợp tai nạn giao thông.
Cũng theo báo cáo này, các bệnh viện tiếp nhận 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, 28 trường hợp khám, cấp cứu do chất nổ khác. Tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 2.203 trường hợp, trong đó có 990 ca phải nhập viện điều trị nội trú, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Tuy chưa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh viện tiếp nhận khám cho 1.167 người bị rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn và rượu, trong đó có 391 người ngộ độc (say) rượu, có một trường hợp tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên vì ngộ độc thuốc diệt cỏ.
Bé trai 2 tuổi tử vong vì bị tàu lượn ở khu vui chơi đè lên người
http://danviet.vn/y-te/be-trai-2-tuoi-tu-vong-vi-bi-tau-luon-o-khu-vui-choi-de-len-nguoi-742065.html
16h30 chiều mùng 3 Tết (ngày 30.1), không khí phòng hồi sức 1 (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) nghẹt thở trong tiếng khóc đau xót. Một bé trai 2 tuổi (trú tại Bắc Ninh) dù đã được sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ nhưng không qua khỏi.
Theo bác sĩ trực, bệnh nhi chơi ở sân đình, nơi có trò chơi tàu điện. Người nhà chỉ lơ là trong giây lát thì bé đã chạy tới, đứng sát đường ray điện và bị tàu hoả trò chơi đâm thẳng vào người. Bé nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não, đa chấn thương.
“Đây là bài học đau xót cho người lớn về việc trông trẻ cũng như cảnh báo về sự an toàn của các khu vui chơi trong khu dân cư. Chỉ cần sơ sẩy là trẻ em có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào, chỗ nào” - bác sĩ Nguyễn Ngọc Thực cho biết.
Theo bác sĩ Thực, từ sáng sớm đến 17h ngày 30.1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hơn 70 ca cấp cứu do tai nạn các loại, đa số là tai nạn giao thông. Còn tính từ ngày 28 tháng chạp đến ngày mùng 3 Tết (từ 25.1 đến 30.1), cả viện đã tiếp nhận 800 ca cấp cứu, trong đó riêng tai nạn giao thông là 422 ca, tai nạn sinh hoạt là 36 ca và các tai nạn, khám cấp cứu khác. Tình riêng các ca chấn thương sọ não là 192 ca, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống là 95 ca. Trong 5 ngày cũng đã có 21 ca tử vong và xin về vì chấn thương quá nặng.
Bác sĩ Thực cho biết, các ca bị chấn thương sọ não thường không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra tỷ lệ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nồng nặc mùi rượu khá phổ biến. Các phòng mổ của bệnh viện đã phải chạy hết công suất mà bệnh nhân vẫn phải xếp hàng chờ mổ. Các y bác sĩ phải quay cuồng với việc cấp cứu.
‘’Cho dù đã cảnh báo rất nhiều nhưng Tết năm nào chúng tôi cũng khổ sở vì số ca tai nạn giao thông gia tăng trong dịp Tết. Vẫn còn 3 ngày nữa mới hết Tết. Kinh nghiệm cũng cho thấy, càng ngày cuối Tết lượng người tham gia giao thông càng gia tăng nên nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông cao hơn. Do đó, rất mong vài ngày tới, người dân cẩn trọng hơn khi di chuyển” – bác sĩ Thực khuyến cáo.
Một em bé tử vong do bệnh tay chân miệng trong ngày mùng 1 Tết
Báo cáo của Viện Pasteur TP HCM ghi nhận ngày 28/1 một trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, Trà Vinh, tử vong do bệnh tay chân miệng.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong ngày 29/1 (tức mùng 2 Tết), cả nước không ghi nhận các ổ dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, Viện Pasteur TP HCM ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Trong đó có một trẻ 19 tháng tuổi ở Trà Vinh tử vong do bệnh tay chân miệng.
Đây là ca tử vong do bệnh tay miệng đầu tiên được ghi nhận trong năm 2017. Tích lũy từ đầu năm cả nước ghi nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng tại 55 tỉnh thành. Tích lũy từ đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 1.677 bệnh nhân.
Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào các tháng 9-11 và lây truyền theo đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm.
Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày; trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để số người nghiện tăng
Địa phương nào để tội phạm ma túy lộng hành, để số người nghiện ma túy tăng, tiếp nhận và quản lý học viện cai nghiện không tốt, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy tại văn bản số 43/TB-VPCP. Thủ tướng yêu cầu xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục, không được lơ là của các cấp ủy đảng, chính quyền; huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội.
Tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại; trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho công tác cai nghiện ma túy, tăng cường huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, xã hội.
Các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chỉ đạo ban hành ngay các văn bản hướng dẫn; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan với lực lượng chức năng; xác định trách nhiệm rõ ràng, nơi nào làm chưa tốt người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền, cấp ủy đảng phải chịu trách nhiệm; địa phương nào để tội phạm ma túy lộng hành, để số người nghiện ma túy tăng, tiếp nhận và quản lý học viện cai nghiện không tốt thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Về kinh phí, Thủ tướng yêu cầu trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho công tác phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, ổn định xã hội, môi trường đầu tư và cuộc sống an lành cho nhân dân; dành ưu tiên đặc biệt cho các lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong đó có lực lượng biên phòng, hải quan, văn hóa; vận động tối đa nguồn tài trợ của quốc tế. Huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, xã hội.
Tích cực triển khai Chương trình Methadone bảo đảm thuận tiện cho người dùng, đồng thời tập trung nghiên cứu và đưa vào sử dụng các bài thuốc, loại thuốc cắt cơn, điều trị do Việt Nam sản xuất.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy kết hợp với phòng chống mại dâm và HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền và định hướng dư luận.
Khóc cười trong phòng cấp cứu: Bạn bè gặp nhau tại BV!
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/khoc-cuoi-trong-phong-cap-cuu-ban-be-gap-nhau-tai-bv-679684.html
Cứ tưởng khoa cấp cứu của các bệnh viện (BV) chỉ toàn nước mắt và nỗi đau. Tuy nhiên có mặt tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) vào tối 29-1 (mùng Hai tết), Pháp Luật TP.HCM ghi nhận những câu chuyện vui, buồn lẫn lộn.
Gặp nạn khi chở ba đi cấp cứu
Đứng cạnh giường bệnh của ba, anh NVMH (26 tuổi, TP.HCM) buồn nói: “Vừa bước vô nhà ba tôi than đau bụng. Ba nói đi thăm bạn bè vui quá uống bia hơi nhiều nên căng bụng nhưng lại tiểu không được. Tôi liền lấy xe máy chở ba tới BV tuyến quận”.
“Gần tới BV, một cậu choai choai vọt xe từ hẻm ra ngoài và quẹt trúng xe khiến cha con tôi té nhào. Tôi thì không sao nhưng ba tôi xây xát nhiều chỗ và than đau bụng, đau chân. Chậc, chở ba đi cấp cứu lại còn bị đụng xe. Đúng là quá xui, tai nạn chồng tai nạn”.
Vào tới BV, các bác sĩ (BS) chẩn đoán ba anh H bị vỡ bàng quang nên tiến hành thông tiểu. Chưa hết, kết quả chụp X quang còn cho thấy ba anh H bị gãy xương bàn chân. Sau khi sơ cứu, BV này chuyển ba anh H tới BV Nhân dân Gia Định.
“Chúng tôi phải tiến hành phẫu thuật ngay. Để lâu nước tiểu sẽ thâm thập đường máu và gây nhiễm trùng máu, nguy cơ đến tính mạng” – BS Bá Duy Khương (trực tua cấp cứu) nói.
Tông xe vô người khuyết tật
Sau khi đưa ba vô phòng tiểu phẫu khâu lại vết thương khá sâu ở gót chân, chị VTTM (32 tuổi, TP.HCM) nói: “Ba tôi đã 70 tuổi nhưng còn khỏe mạnh lắm. Tuy nhiên ba tôi không thể nói, chẳng thể nghe. Nhớ bạn bè, ba tôi tự điều khiển xe gắn máy đi thăm”.
“Trên đường về nhà, ba tôi bị một ông say rượu tông phải rồi bỏ chạy. Vài người đi đường tốt bụng dìu ba tôi vô lề. Do không nói được nên ba tôi ghi số điện thoại ra giấy. Sau đó người đi đường tốt bụng gọi điện thoại cho tôi” – chị M kể tiếp.
“May là ba tôi chỉ bị vết thương gót chân. Nếu ba tôi bất tỉnh thì không biết sao vì khi đi ba tôi không mang giấy tờ, cũng chẳng có điện thoại” – chị M lắc đầu.
Gãy cánh tay mới xăm
Một thanh niên trạc 24 tuổi được đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng cánh tay trái bị gãy.
Mặc dù đau đớn nhưng anh này vẫn phân bua với người bạn: “Tức không, tao mới xăm hình con rắn trên cánh tay trái hôm 28 tết để khoe với tụi thằng T, thằng B... Chưa kịp khoe thì tay bị gãy tay do đụng xe. Lát nữa BS bó bột thì đâu còn thấy hình xâm con rắn nữa. Xui thiệt...".
Bạn bè tình cờ gặp mặt trong BV
Ông TVS (54 tuổi, ở TP.HCM) đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng chấn thương đầu nhẹ, gãy tay nhưng vẫn còn tỉnh táo.
Khoảng 5 phút sau, ông NDT (55 tuổi, ở TP.HCM) nằm trên băng ca do gãy chân cũng ðýợc ðýa vào phòng cấp cứu và nằm cạnh ông S. Sau khi nhận ra nhau, hai ông tròn mắt và gắng cười.
“Thiệt tình mà nói tôi cũng có chút rượu bia khi chạy xe về nhà, lọt xuống ổ gà nên mới ra nông nổi này. Còn ông thì sao?” – ông T hỏi.
“Tôi cũng như ông, do hơi quá chén với bạn cũ nên tự té xe. Tôi với ông gặp nhau ở đây, vậy khỏi phải đến nhà chúc tết. Đúng là trong cái rủi cũng có cái may” – ông S nói, giọng hài hước.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu (tức ngày 28 và 29-1), cả nước có gần 2.000 ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau.
Trong đó có gần 1.000 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú; 261 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên. Có 14 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo nồng độ cồn trong 5 ngày Tết để không ngộ độc
Uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần. Đó là khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng.
Rượu, bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Thường trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng. Đó là những chia sẻ từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Cũng theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững...) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu). Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm.
Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể mù mắt và tử vong cao đặc biệt khi sử dụng rượu rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên.
Uống rượu thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột đặc biết gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. Đối với hệ tim mạch uống rượu gây nhồi máu cơ tim, đột quy ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống rượu còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần.
Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có nhiều tác hại như gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Để bảo đảm sức khỏe trong dịp Tết cổ truyền Đinh Dậu và các ngày lễ hội đầu xuân, Cục Y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo:
Uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.
Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Cục Y tế dự phòng cũng đưa ra cách tính về đơn vị cồn: Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%; 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Bác sĩ trải lòng về những ngày trực Tết ở bệnh viện
“Tôi biết, khi chọn nghề này, người thầy thuốc chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong đó có niềm vui đón Giao thừa bên gia đình, người thân”.
Nếu như khoảnh khắc đầu tiên của năm mới mọi người được sum họp bên gia đình thì các bác sĩ vẫn hết mình với công việc.Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có những trải lòng về chuyện trực Tết ở bệnh viện.
Dịp Tết là dịp nhiều ngành nghề được nghỉ ngơi. Nhưng với những người ngành Y thì Tết lại là những ngày lao động vất vả hơn cả.
Dịp Tết lại ưu tiên những người quê xa được về quê nên việc xếp lịch trực càng căng thẳng. Đầu tiên là việc phân lịch trực Tết. Ở những bệnh viện có ít nhân viên, trong những ngày Tết, chỉ 2-3 ngày phải trực 1 ngày.
Đêm giao thừa, ngày mùng một là những thời khắc thiêng liêng nên thường các bệnh viện cũng gắng sắp xếp người có “tuổi đẹp”, tính cách xởi lởi, chuyên môn tốt để trực. Bởi vậy có những người nhiều năm liền bị xếp lịch trực giao thừa hay mùng 1. Có bác sĩ đã được đặt biệt danh “Ông ba mươi” bởi 4 năm liền được xếp lịch trực 30 Tết.
Nguồi dân nghỉ Tết nhưng lưu lượng bệnh nhân vào các khoa Cấp cứu, Hồi sức, Chấn thương không hề giảm, thậm chí còn gia tăng. Phần nhiều liên quan đến uống rượu. Nhiều người uống say đánh nhau gây thương tích, uống say gây tai nạn giao thông, ngộ độc rượu giả hay những người có sẵn bệnh gan, uống rượu quá đà bị suy gan cấp.
Ngày Tết, cứ bệnh nhân say rượu vào viện thì thường cả hội nhậu say xỉn ùn ùn kéo vào càn quấy. Có người nhậu quá chén, nôn cả ra đống máu. Hội nhậu hơn chục người vào ai cũng tỏ ra thân thiết, quan tâm đến bệnh nhân, ai cũng hùng hổ ép thầy thuốc quan tâm nhiều nhất, dùng thuốc tốt nhất cho bệnh nhân. Nhưng đến khi thầy thuốc yêu cầu mọi người đi thử máu để nếu cần hiến máu cứu bạn thì cả nhóm dần dần lặng lẽ rút lui hết để lại ông bạn vàng nằm một mình cho nhân viên y tế chăm sóc. Và bệnh nhân này sáng hôm sau tỉnh dậy cũng lặng lẽ bỏ trốn từ sớm, bùng luôn khoản viện phí.
Với bệnh nhân họa hoằn lắm cũng chỉ phải đón giao thừa ở bệnh viện một vài lần trong đời nhưng với các y, bác sĩ thì gần như đã là chuyện thường xuyên. Đêm 30, mồng 1 hay mồng 2 Tết luôn phải túc trực trong bệnh viện, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân.
Tôi biết, khi chọn nghề này, người thầy thuốc chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong đó có niềm vui đón Giao thừa bên gia đình, người thân. Dĩ nhiên trực Tết ở bệnh viện, các y, bác sĩ cũng vẫn tổ chức đón giao thừa. Mọi người thay nhau tập trung về hội trường của khoa cùng nâng một ly rượu vang, ăn miếng bánh và chúc nhau năm mới an lành.
Đối với người thầy thuốc, sau một đêm trực là mệt nhoài. Nhưng là ngày Tết nên vẫn phải thực hiện các nghi lễ thăm hỏi họ hàng như thông thường.
Có anh bác sĩ trẻ tranh thủ ngày nghỉ sau đêm trực đến ra mắt họ hàng người yêu. Sau lần ra mắt đó thì cả họ xúm vào khuyên giải cô người yêu thận trọng vì “trông mặt mày nó hốc hác, mắt mũi lờ đờ, ngồi một chốc mà ngáp ba bốn cái, phải tìm hiểu kỹ xem nó có nghiện không”.
Những người có vợ, chồng làm thầy thuốc cũng sẽ quen dần với việc chồng hay vợ đi trực vắng nhà trong ngày Tết. Nhưng những đứa trẻ là con y tá, bác sĩ thì sẽ luôn thiệt thòi vì chẳng mấy khi được bố mẹ cho đi chơi Tết vì những ngày này, bố mẹ chúng còn đang bận bịu trong sự nghiệp cứu người.
Vì sức khỏe người nghèo
http://www.sggp.org.vn/nhipcaunhanai/2017/1/448075/
Buổi trò chuyện với anh diễn ra trong phòng làm việc thuộc Khoa Phẫu thuật tim, nhiều lần bị ngắt quãng vì anh phải nghe báo cáo từ cấp dưới hay chỉ đạo xử trí ca khó… Anh được tặng Huân chương Lao động hạng ba vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chăm sóc sức khỏe người nghèo nhưng ít người biết.
Ký ức của mẹ
Tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, tôi chỉ biết ôm chặt lấy Định, trào nước mắt và viết thư chia sẻ cùng anh: “Người Hà Nội đón tết tưng bừng anh à, chưa lúc nào vui bằng, pháo hoa bắn liên tục hai đêm liền. Tuy mẹ con em chưa kịp sắm quần áo mới nhưng cu Định vẫn tung tăng vui đùa cùng bạn bè, cu Định hỏi: “Sao tết rồi mà ba vẫn chưa về hả má”. Tôi biết anh chưa thể về được. Ở đơn vị còn nhiều việc phải sẵn sàng chiến đấu. Cùng với đất nước, gia đình nhỏ của chúng tôi cũng có nhiều niềm vui. Anh lập thêm nhiều chiến công, cứu sống được nhiều thương binh, được thưởng 5 huân chương và được phong quân hàm thượng úy.
Đầu tháng 6, tôi và Định từ Hà Nội vào Vĩnh Linh (Quảng Trị) thăm anh. Hai mẹ con đi xe khách, nghỉ đêm ở Hà Tĩnh, chiều hôm sau tới Vĩnh Linh. Được sống gần anh, qua những câu chuyện “bây giờ mới kể” tôi càng cảm phục, quý mến sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của các anh vừa qua (anh viết thư không kể hết vì sợ gia đình lo). Địa bàn đơn vị đóng quân vừa bị B52 cày xới liên tục 3 ngày đêm lúc đơn vị đang thu dung hơn 1.500 thương binh… và Định là đứa bé đầu tiên vào với đơn vị nên các chú rất cưng, ngày nào cũng thay nhau đem gà tăng gia đến mời ăn. Định được tha hồ chạy nhảy lăn cù trong các hố cát.
Tháng 12-1974, đơn vị anh chuyển vào tuyến trong. Xe anh lao đi theo hướng Nam. Lần này tôi không khóc, có thể nhờ sự lạc quan của anh truyền cho tôi. Thời gian này anh được thăng quân hàm đại úy. Sau này tôi được biết, các anh theo đường Trường Sơn qua Lào rồi về KonTum. Đơn vị hành quân bằng ô tô qua nhiều binh trạm, cứ hơn 100 cây số có một binh trạm. Đường Trường Sơn người đi ào ào như thác đổ, xe chạy kín đường.
Ngày 11-3-1975, Buôn Ma Thuột được giải phóng. Tháng 5-1975, tôi nhận được quyết định của Ban Tổ chức Trung ương cử đi học khóa cán bộ khung về công tác quản lý các cơ sở giáo dục ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam, rồi được phân công về Chợ Lớn. Được trở về quê hương để góp một phần sức lực ngay từ những ngày đầu giải phóng, vô cùng vinh dự vui mừng. Và tôi được gặp chồng, Định được gặp cha.
Con học thành tài
Cũng như những đứa trẻ vùng Chợ Lớn những ngày sau giải phóng, Nguyễn Hoàng Định lớn lên cùng với những khó khăn thường nhật, nên ngoài giờ học Định phải đi chở cơm thừa ở các quán hàng về nuôi heo, phụ mẹ làm kem chuối, vấn thuốc lá điếu, cắt may đồ thuê… Chiếc xe đạp cà tàng “mẹ truyền con nối” được mua theo tiêu chuẩn phân phối đã gắn suốt tuổi thơ Định, cho đến khi vào giảng đường đại học, vẫn oằn mình chuyên chở những chuyến hàng gia công, những thùng cơm heo và cả ước mơ của Định. ở trong một khu xóm lao động nên Định thấu hiểu cảm giác của người nghèo, người ít chữ chẳng may khi lâm bệnh, vì thế để nối nghiệp cha và mong ước trị bệnh cho người nghèo, không gì hơn là sự kiện anh đậu và tốt nghiệp Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, rồi học lên thạc sĩ. Năm 2000, Nguyễn Hoàng Định được làm giảng viên Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Năm 2002, ngành phẫu thuật tim non trẻ ra đời tại Việt Nam, Nguyễn Hoàng Định may mắn được những người thầy, những “bàn tay vàng” trong ngành như bác sĩ Nguyễn Đình Hối, Phan Kim Phương, Trương Quang Bình... giúp đỡ, dìu dắt, tạo điều kiện cho anh phát triển. Anh được sang Pháp học nâng cao. Năm 2004, Chi bộ lưu học sinh và vùng phụ cận - Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức kết nạp Nguyễn Hoàng Định vào Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay trên đất Pháp.
Trong 8 năm, từ 2004 đến 2012, anh vừa học, vừa làm việc, vừa giảng dạy và nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ. Anh trở thành Trưởng khoa Phẫu thuật tim của bệnh viện, đồng thời làm Bí thư Chi bộ 1 thuộc Đảng bộ bệnh viện. Tháng 10-2016, anh được phong Phó giáo sư.
Không hào nhoáng, không ồn ào, lặng lẽ với cả báo chí, từ khi Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh triển khai mổ tim vào năm 2006, bác sĩ Định là người tham gia ca mổ đầu (với sự dìu dắt của các thầy và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa), cho đến nay, anh đã cùng ê kíp đưa con số người bệnh được phẫu thuật tim, được cứu sống lên hơn 3.500. Trong con số ấn tượng trên, có 1.200 ca phẫu thuật tim cho người bệnh nghèo do anh tham gia trực tiếp.
Trong công tác đào tạo, anh còn định hướng xây dựng phát triển chuyên môn và hiện đại hóa trang thiết bị để thực hiện tốt các phẫu thuật điều trị triệt để các bệnh tim phức tạp, đặc biệt là các bệnh nhi nhỏ ký. Và không ngạc nhiên khi biết anh trực tiếp tham gia hàng chục chuyến công tác để khám tim cho hơn 4.000 bệnh nhân nghèo, khám sàng lọc cho 6.577 lượt trẻ em và bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim.
Theo PGS-TS Nguyễn Hoàng Định, một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi người bệnh trở nặng. Người bác sĩ đó phải luôn tỉnh táo để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt.
Bác sĩ Định chia sẻ: “Phẫu thuật tim mạch là một chuyên ngành y khoa kỹ thuật cao, đòi hỏi làm việc nhóm, phối hợp hiệu quả của nhiều chuyên khoa Nhi, Nội Tim mạch, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh. Chúng tôi luôn tạo điều kiện để các nhóm làm việc và các thành viên trong khoa phát huy khả năng chuyên môn một cách tốt nhất, đạt kết quả cao nhất trong việc điều trị phẫu thuật tim. Tỷ lệ tai biến và tử vong thấp của bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại khoa, trung bình 1,2% đáp ứng tiêu chuẩn của các trung tâm tim mạch lớn trên thế giới (tỷ lệ tử vong chấp nhận từ 2%-5%)”.
Huỳnh Thị Kim Dung – người mẹ gieo mầm sống vĩ đại
Tiếng cười của chị lanh lảnh nói về những tháng ngày hạnh phúc, như chưa từng đi qua những giông bão cuộc đời. Người đàn bà ấy, dám can trường sinh con một mình với người chồng đã thác 6 năm trước, bằng một phép màu của y học. Nếu bảo chị không từng có chút đắn đo vì sợ dị nghị, vì áp lực phải gánh trên vai những đứa con không có bố… thì thật là một sự nói dối.
Phép màu đã đến với cuộc đời của chị Hoàng Thị Kim Dung từ cách đây hơn 3 năm trước. Bằng tinh trùng của người chồng tử nạn do tai nạn tàu hỏa, chị Kim Dung đã gạt bỏ mọi sự ngăn cản để sẵn sàng tâm thế làm mẹ đơn thân, chỉ bằng một tâm niệm – “mình phải giữ lại được cái gì của anh ấy”. Hai cậu con trai kháu khỉnh tên Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải chào đời vào ngày 9-12-2013 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong những tiếng cười nghẹn ngào nước mắt. Chúng quá giống bố, đã sưởi ấm trái tim người vợ – người mẹ đã từng rơi vào trạng thái hiu hắt, lạnh giá đến cùng cực.
Tôi càng thêm cảm phục chị, vì câu chuyện cuộc đời chị đã được một lần nữa khắc họa sâu sắc trong phim tài liệu "Mầm sống" mà đạo diễn Đặng Hồng Giang mới chuyển tải đến khán giả cuối năm 2016 vừa qua.
Chuyện tình yêu vĩnh cửu
Quen nhau từ năm thứ hai Đại học, chị Kim Dung và anh Sĩ Ngọc đã bén duyên nhau. Như nhiều cặp đôi từng là bạn trước khi yêu, cả hai đã cùng nhau vượt qua những tháng ngày sinh viên nhiều nhọc nhằn. Sau khi ra trường, chị Kim Dung sang Pháp du học. Hết thạc sĩ, anh lại động viên chị học tiếp Tiến sĩ với câu hứa “anh chờ được”. Và họ cứ thế nuôi dưỡng tình yêu trong xa cách. Tình yêu trong xa cách, thật ví như ngọn lửa trong gió, nó sẵn sàng thổi bùng ngọn lửa lớn. Những ngày gần cuối của nghiên cứu sinh, chị đã về nước để thực hiện đám cưới mà hai bên nội ngoại đã chờ đợi rất lâu. 2 tháng sau chị trở lại Pháp, mang theo mầm sống vừa kịp gieo trong mình với một hạnh phúc hân hoan khó tả. Anh Ngọc sang Pháp đón chị về Việt Nam vì lo lắng sự an toàn cho hai mẹ con. Họ đã có những ngày thật sự hạnh phúc của đời sống vợ chồng, của thiên chức làm cha mẹ trong gần 6 tháng sau khi sinh bé gái đầu lòng.
Yêu nhau tám năm, hôn nhân mới chớm được hai mùa xuân thì anh Hoàng Sĩ Ngọc không may bị tử nạn. Tám năm tưởng chừng dài cho một cuộc tình nhiều mật ngọt, nhưng thật ra nó ngắn chẳng tày gang vì tám năm đó, có tới gần 6 năm chị theo đuổi nghiệp học bên đất Pháp. Hạnh phúc làm mẹ mới được sáu tháng, hạnh phúc của sự chờ đợi sau những tháng ngày xa cách tưởng chừng được bù đắp thì chị sụp xuống vì người chồng – người bạn đời của mình đã không còn ở cõi nhân gian.
“Ngày cưới, chúng tôi đã nói với nhau phải có hai đứa con. Tâm nguyện ấy của anh, tôi nghĩ mình phải làm tới cùng. Nên dù lúc đó bạn bè tôi có biết, có ngăn cản, tôi cũng vẫn quyết làm, dù thật sự cũng không dám hy vọng nhiều vào phép màu đó” - ánh mắt có chút xa xăm, chị nói về quyết tâm phải giữ bằng được tinh trùng của chồng để hoàn thiện tâm nguyện mà cả hai đã hứa cùng nhau.
Phải liều… vì mình và các con
Trong cơn bấn loạn sau sinh, Kim Dung không đổ gục. Là một nhà nghiên cứu khoa học, được tiếp cận với tư tưởng tiên tiến ở nước Pháp, ngay lập tức chị chạy đôn đáo khắp nơi để nhờ tới phép màu y học, giữ lại tinh trùng của chồng mình. Bệnh viên nơi quàn thân thể của chồng chị là Bệnh viện Thanh Trì lắc đầu với y học hiện đại. May mắn chị tìm tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, và trong cơn mơ hồ, bác sĩ Lê Văn Vương Vệ – Giám đốc Bệnh viện đã gật đầu đồng ý với phần hy vọng rất mong manh.
Năm tiếng sau khi anh Sĩ Ngọc qua đời, ekip Bệnh viện Nam học đã tiến hành mổ tinh hoàn để trữ tinh trùng của anh Ngọc. Và thật may mắn cho cuộc đời chị Dung khi đã tìm được đúng thầy để thực hiện tâm nguyện của chị – giữ lại mầm sống của anh Ngọc bằng cách cấp đông tinh trùng của anh Ngọc.
Hỏi chị, làm thế nào để vượt qua được áp lực gia đình để làm việc đó, chị tiết lộ một sự thật chỉ có chị và một vài người khác biết. Ngay cả ekip bệnh viện trữ đông tinh trùng cũng rất hạn chế người biết. Quyết tâm giấu gia đình tới cùng, chỉ vì rằng chị tin, nếu chị xin điều đó với cả hai bên nội - ngoại, thì sẽ có một màn đấu tranh rất dữ dội và căng thẳng để chị không dám bạo dạn thực hiện việc đó.
Sự giấu diếm đó, được chị giữ kín tới 3 năm. Hết 3 năm tang chồng, chị quyết thực hiện sự khao khát nuôi dưỡng mầm sống mà chị đã giữ lại của anh Ngọc. Trong 3 năm ấy, chị đấu tranh tâm lý rất nhiều, để có tiếp tục có những đứa con của mình và chồng, để làm chỗ nương tựa an ủi cho những ngày tháng thiếu vắng anh tới cuối đời.
“Tôi phải chờ 3 năm, sau khi thắp nén nhang giỗ anh, mới dám tiến hành biện pháp đó. Bạn bè tôi ai cũng ngăn cản. Thật may ông bà hai bên nội ngoại đã được truyền tai thông tin trước đó nên khi tôi thưa chuyện, hai bên đều không bị sốc tâm lý. Ông bà ngoại thì không ngăn cản gì, nhưng ông bà nội thì lo cho tương lai còn quá trẻ của tôi, sẽ thế nào khi làm mẹ của những đứa con không có bố” - Nhưng rồi chị bước qua những tâm lý trở ngại đó bằng một sự vững vàng hơn bao giờ hết.
Đôi mắt ánh lên một niềm hạnh phúc khôn tả, chị Kim Dung tâm sự, chị muốn thực hiện việc tiếp tục có con lâu rồi, nhưng tránh sự dị nghị của dư luận vì sao chưa mãn tang chồng mà đã có bầu hoặc bị cho là vội đi bước nữa. Cứ tránh ra là hơn, để mình cũng có một tâm thế sẵn sàng chờ đợi những lời đồn đoán nghi kị. Và cứ thế, chị đã đến Bệnh viện Nam học, sẵn sàng tốn kém cho một công cuộc vĩ đại trong cuộc đời của chị – mà chính chị cũng không biết, sau này nó lại trở thành một kỳ tích của nền y học Việt Nam.
Bác sĩ Vương Văn Vệ lúc đó cũng không dám chắc tinh trùng được lưu trữ vẫn còn hoạt động tốt. Cấp đông ở -196 độ, lần đầu tiên định tiến hành thụ tinh thì chị bị quá kích trứng. Tinh trùng lại phải cấp đông lần nữa, niềm hy vọng lại tụt xuống. Nhưng thật may mắn, tháng sau đó, chị đã thụ thai, tới 3 phôi thành công.
“Tôi cũng rất lo lắng vì nếu mà có 3 phôi, phải chọc một phôi thì có thể sẽ mất hết. Nhưng phép màu đã đến, tôi may mắn giữ được hai phôi và đều là cháu trai” - chị tiếp lời “Bác sĩ Vệ đã liên lạc với Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhờ ekip tốt nhất giúp tôi sinh nở mẹ tròn con vuông. Bác sĩ Quyết – Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp đỡ đẻ cho tôi”.
Tâm linh và những chuyện giờ mới tiết lộ
Chị bảo, ngày anh Sĩ Ngọc mất, đang hoang mang trên hành trình tìm một đơn vị y tế có khả năng trữ đông tinh trùng, may mắn chiếc xe chở bạn chị va phải đống cát. Đống cát đó nằm chình ình ngay trước cửa Bệnh viện Nam học. “Có lẽ anh Ngọc rất linh thiêng nên đã giúp chúng tôi tìm ngay được một địa chỉ vàng đó” - chị Kim Dung chia sẻ.
Trước đó, vào ngày anh mất, mọi người nói chị không được gần anh vì lo sợ mất sẽ mẹ khi bé mới 6 tháng. Nhưng chị bảo, chị chẳng sợ hãi hay thấy lạnh lẽo gì cả, mọi thứ vẫn cứ ấm áp như chưa từng có biến cố xảy ra trong cuộc đời chị. Lúc mới lưu trữ tinh trùng, nhiều đêm nằm ngủ, chị mơ thấy anh, mơ thấy quyết tâm phải làm bằng được, chỉ khi vững vàng về kinh tế và có sức khỏe thật tốt để có những đứa con khỏe mạnh. Trong giấc mơ ấy, anh về động viên rất nhiều.
Trong suốt hành trình sau này, nhờ có sự phù hộ của anh Ngọc, mọi thứ vô cùng thuận buồm xuôi gió. Chị mang song thai đều khỏe mạnh hơn so với lần mang thai đầu. Hai cậu con trai Đức và Hải cũng rất dễ nuôi. “Lúc sinh hai cháu xong, đêm noel tôi mơ thấy bố cháu về. Thật sự mà nói, chết chưa phải là hết đâu, chỉ có thể nười thân tồn tại xung quanh đâu đó chỉ là mình không nhìn được thôi” - chị nói trong sự lạc quan tột độ.
Với sự giúp đỡ của hai bên nội – ngoại nên mọi việc tưởng khó gấp ba mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Chị vẫn có thời gian để chuyên tâm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường Bách Khoa. Ánh mắt đầy hạnh phúc, chị bảo, cả ba đứa con chị đều có nét giống anh Sĩ Ngọc. Có lẽ vì thế, lúc nào chị cũng thấy như anh đang ở bên, trò chuyện, sưởi ấm cho chị.
Hỏi chuyện đi bước nữa với chị thật là một sự tế nhị, nhưng chẳng ngại ngần chị bảo, lúc quyết định đẻ con, chị chẳng nghĩ tới chuyện hạnh phúc sau này của bản thân mình. Ai dám chung vai gánh vác “ba cái tàu há mồm” mà chị đang nuôi. Lạc quan tếu là vậy, nhưng tôi biết, người đàn bà ấy còn rất nặng lòng với anh Sĩ Ngọc. Sự nặng lòng ấy, dù ai có dám đưa vai ra gánh vác, tôi tin chị cũng chẳng nhẹ nhàng mà gật đầu.
Một nách ba con còn thơ dại, không có người chồng ở bên đỡ đần, mọi việc chị nhờ cả vào ông bà hai bên nội – ngoại. Chẳng bao giờ dám ngồi than thân, trách phận vì chị biết, chị đã chọn con đường chông gai này để bước tiếp. Nhưng chông gai đó, chỉ là những vất vả trước mắt, còn hạnh phúc của người mẹ như chị – thì không phải ai cũng cảm nhận được.
“Tôi rất ghét sự thương hại. Vì thế, trong công việc tôi luôn phấn đấu hết mình vì công việc. Tôi không thích chỉ làm có một việc, tôi thích thử thách, làm nhiều việc cùng lúc. Ngoài công việc là bận rộn với ba đứa trẻ. Khi nào cần đôi vai để dựa dẫm thì tôi sẽ có cách để xả stress” - Chị lạc quan, mạnh mẽ và can trường trong cả giọng nói.
Đoạt vợ trên tay thần chết
http://nld.com.vn/suc-khoe/doat-vo-tren-tay-than-chet-20170119001226387.htm
Đầu năm 2015, gia đình nhỏ của anh Nguyễn Văn Hội (40 tuổi) và chị Trần Thị Cao Sinh (35 tuổi) ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ngập tràn tiếng cười và những lời chúc phúc khi họ chuẩn bị chào đón một thành viên mới.
Do kinh tế gia đình còn nhiều chuyện phải lo nên đến khi cậu con trai đầu 7 tuổi, chị Sinh mới hạ sinh đứa thứ 2. Suốt thời gian mang thai, chị đi khám đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh.
Ngờ đâu, vừa ôm đứa con đỏ hỏn được 2 ngày, chị Sinh bất ngờ sốt cao, co giật rồi hôn mê. Từ ngày 23-3 đến 17-7-2015 là những chuỗi ngày đằng đẵng các y - bác sĩ giành giật mạng sống cho chị từ tay tử thần.
Anh Hội nhờ ông bà nội chăm sóc con trai lớn, còn cậu con trai nhỏ vừa lọt lòng mẹ mang về cho ông bà ngoại nuôi. Tội nghiệp đứa trẻ, vừa lọt lòng phải xa mẹ, khát sữa cứ khóc ngằn ngặt. Anh đưa vợ lên bệnh viện huyện, sau đó chuyển lên bệnh viện tỉnh rồi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Những tuần đầu tiên chị Sinh nằm viện là quãng thời gian khó khăn nhất khi lúc nào chị cũng hôn mê, phải thở máy và điều trị cách ly.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, chị Sinh bị chẩn đoán viêm màng não do nấm Cryptococcus Neoformans. Đây là căn bệnh cực kỳ hiếm gặp với người bình thường bởi vốn chỉ xảy ra ở người bị HIV giai đoạn cuối hoặc người không mắc HIV nhưng hệ miễn dịch bị suy giảm rất trầm trọng. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách Khoa Cấp cứu, cho biết từ trước đến nay, những người không bị nhiễm HIV mà mắc bệnh viêm màng não do nấm Cryptococcus Neoformans như bệnh nhân Sinh hầu như tử vong (gần 100%).
“Thế nhưng, ngoài nỗ lực của các thầy thuốc, tôi nghĩ bệnh nhân Sinh vô cùng may mắn bởi có gia đình, họ hàng và người chồng hết mực yêu thương. Suốt thời gian dài, các bác sĩ tưởng chừng không thể cứu chữa thì anh Hội lại tha thiết đề nghị tìm những loại thuốc tốt nhất cho vợ, dù anh ấy có phải bán tài sản cuối cùng là căn nhà của vợ chồng họ ở một huyện miền núi” - bác sĩ Cấp kể.
Nghe tin sét đánh ngang tai, anh Hội trong lòng rối như tơ vò. Hết tuần đầu tiên, tuần thứ 2, rồi thứ 3, thứ 4... Có những lúc chị Sinh tỉnh, anh nói, chị lơ mơ hiểu rồi lại mê man, cái chết lúc nào cũng cận kề, cướp chị trên tay anh. Hơn 1 tháng, anh phải xin nghỉ việc ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tam Đường để chăm sóc vợ. Vì công việc không được phép nghỉ lâu hơn nên anh phải nhờ người thân, họ hàng đến trông nom. Cứ mỗi chiều thứ sáu, anh lại lên Hà Nội chăm chị Sinh. Trên đường đi, anh không quên tạt qua thăm con trai bé bỏng đang được ông bà ngoại nuôi dưỡng rồi bắt xe đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Tại Khoa Cấp cứu, phần lớn thời gian chị chìm vào hôn mê nhưng bên cạnh luôn có người chồng nắm tay thủ thỉ về thành tích học tập của con trai lớn, rồi con trai bé bỏng đang lớn lên từng ngày, rất ngoan, ít quấy khóc...
Hình ảnh người đàn ông tận tụy bên giường bệnh chăm sóc vợ từ tháng này qua tháng khác đã chạm sâu vào trái tim của không ít bệnh nhân và cả các thầy thuốc. Bệnh lý nặng đã đành nhưng chi phí điều trị của chị Sinh cũng khiến bác sĩ, người nhà bệnh nhân đau đầu. Thời gian nằm viện lâu trong khi chi phí mỗi ngày bao gồm kháng sinh chống bội nhiễm, các vật tư y tế và biện pháp kỹ thuật hồi sức lên đến 4-5 triệu đồng. Cứ như vậy 1, 2 tháng rồi 3 tháng trôi qua, các bác sĩ cũng lo lắng vì không biết gia đình có kham nổi viện phí cho bệnh nhân hay không. “Tôi hỏi thì anh Hội kể vợ chồng họ đều làm công chức ở huyện miền núi, gia đình không khá giả nhưng xin bác sĩ hãy cứu lấy vợ anh. Bằng cách nào, anh ấy cũng sẽ cố gắng, kể cả có phải bán cả căn nhà ở quê” - bác sĩ Cấp nhớ lại.
Hơn 3 tháng chị Sinh “liệt giường, liệt chiếu”, “thần chết” nhiều lần muốn thử thách lòng kiên trì của anh Hội. Không ít lần tưởng sự sống của chị gần như đã tuột mất bởi những cơn co giật. “Tình hình vợ tôi ra sao?” - câu hỏi dồn dập của anh Hội liên tục nhận được những cái lắc đầu từ bác sĩ. Lúc ấy, anh chỉ biết nói như khóc: “Cô ấy xứng đáng được sống, nếu có thuốc tốt nhất, mong bác sĩ cứ chữa trị cho vợ tôi. Tôi mong cô ấy có thể tỉnh lại để nhìn thấy tôi, thấy các con, nhất là con trai nhỏ, cháu vừa cất tiếng khóc chào đời đã phải rời xa mẹ”.
Thời gian cứ thế trôi đi. Tình yêu của anh và sự nỗ lực của các y - bác sĩ đã khiến chị hồi sinh. Các bác sĩ thông báo sức khỏe vợ anh đang dần hồi phục. Bệnh nhân được chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh điều trị tiếp, sau đó lại về bệnh viện tuyến huyện. Chị Sinh tái khám vào cuối tháng 8-2015 sau hơn 1 tháng xuất viện. Không chỉ gia đình mà các bác sĩ cũng rất vui mừng bởi cứu được bệnh nhân này thực sự là một “kỳ tích”. Ròng rã hơn 4 tháng điều trị tích cực cộng với sự chăm sóc tận tâm của gia đình và nhân viên y tế, chị đã hồi phục trở về với gia đình. Toàn bộ quá trình điều trị với chi phí gần 600 triệu đồng đã được BHYT thanh toán 80%.
Trở về nhà, chị Sinh không nhớ bất cứ chuyện gì về quãng thời gian dài đằng đẵng điều trị ở bệnh viện. Gần 2 năm xuất viện, hiện nay, chị không thể làm công việc của một nhân viên thống kê của Chi cục Thống kê huyện Tam Đường như trước bởi cơn bạo bệnh khiến 2 mắt mờ dần. Giọng nói cũng trở nên ngọng nghịu, khó nghe. Anh Hội đã tìm kiếm thông tin khắp nơi, đưa vợ sang Trung Quốc để phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền hòng cứu lấy 2 mắt chị. Những lúc trái gió trở trời, sức khỏe chị yếu đi, mắt lại nhìn mờ hơn. Chị chỉ có thể quanh quẩn ở nhà.
“Chỉ cần cô ấy còn sống trở về để các con tôi vẫn có mẹ là tôi hạnh phúc rồi. Sợ cô ấy tủi thân, tôi ít nhắc chuyện trước kia mà chỉ động viên ở nhà tĩnh dưỡng để bệnh không nặng thêm và khi các con đi học trở về, chúng nhìn thấy mẹ, còn tôi vẫn thấy được hình bóng người vợ trong ngôi nhà nhỏ này” - anh chia sẻ.
Ai hỏi về sức mạnh và niềm tin nào khiến anh bền bỉ như vậy, anh Hội chỉ nói giản dị: “Cô ấy là vợ tôi”. Cuộc sống của vợ chồng anh rất giản dị, đối xử với nhau ấm áp chứ không lãng mạn. Để gia đình toàn vẹn, vợ con khỏe mạnh, anh có thể hy sinh cả bản thân mình.