Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 5/1/2017

  • |
T5g.org.vn - Thủ tướng yêu cầu kiểm tra kê đơn thuốc kháng sinh; Thu hồi nhiều sản phẩm viên nang trên thị trường; Quan điểm luật sư: Xem xét trách nhiệm kíp mổ quên kéo trong bụng 18 năm; Thu hồi men vi sinh sống Biolac; ...

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra kê đơn thuốc kháng sinh

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thu-tuong-yeu-cau-kiem-tra-ke-don-thuoc-khang-sinh-350172.html

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra việc kê đơn thuốc kháng sinh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Trước tình hình kháng thuốc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Công Thương, TN&MT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Có giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch này.

Thủ tướng giao Bộ Y tế tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về kê đơn và sử dụng kháng sinh trong các cơ sở y tế, có biện pháp giám sát hiệu quả việc chấp hành các quy định này và xử nghiêm các vi phạm.

Đồng thời tổ chức thanh, kiểm tra các nhà thuốc về việc chấp hành các quy định về bán thuốc kê đơn và có biện pháp quyết liệt để quản lý hiệu quả việc thực hiện, trước tiên tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh.

Bộ NN&PTNT được giao tăng cường chỉ đạo quản lý việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bộ đưa ra lộ trình sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh sử dụng trong sản xuất và sử dụng thuốc thú y.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới.

Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn biến đổi gen đa kháng với carbapenem thế hệ mới.

 

Thu hồi nhiều sản phẩm viên nang trên thị trường

http://www.nguoitieudung.com.vn/thu-hoi-nhieu-san-pham-vien-nang-tren-thi-truong-d52839.html

Cục Quản lý dược Bộ Y tế vừa ra văn bản khẩn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều loại thuốc đang được bày bán trên thị trường hiện nay.

Thứ nhất, Cục Quản lý dược yêu cầu cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc y học cổ truyền Đại Hồng Phúc (H.Bình Chánh, TP.HCM) phải gửi báo cáo về việc thu hồi sản phẩm viên nang Tư âm bổ thận Đại Hồng Phúc có số lô 041214C; SĐK V611-H12-10; NSX 5/12/2014; HSD 12/2017 về cục trước ngày 20/1. Nguyên nhân là do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính phục linh và độ ẩm.

Thứ hai, sản phẩm viên nang Cảm Xuyên Hương có số lô 02; SĐK V483-H12-10; NSX 08/9/2015; HSD 07/9/2018 của Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, giới hạn nhiễm khuẩn.

Cục Quản lý dược yêu cầu công ty này phải nhanh chóng phối hợp với các nhà phân phối, cơ sở kinh doanh khẩn trương thu hồi lô thuốc này và gửi báo cáo về cục trước ngày 6/1.

Ngoài ra, Cục Quản lý dược cũng yêu cầu các sở y tế tỉnh, thành, ngành thông báo rộng rãi cho các cơ sở kinh doanh, người dân được biết về việc thu hồi các loại thuốc trên. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm theo quy định pháp luật.

 

Quan điểm luật sư: Xem xét trách nhiệm kíp mổ quên kéo trong bụng 18 năm

http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/quan-diem-luat-su-xem-xet-trach-nhiem-kip-mo-quen-keo-trong-bung-18-nam-a177027.html

Theo quan điểm của các luật sư, sai sót này do kíp mổ thực hiện phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện chủ quản.

Liên quan đến sự việc ông Ma Văn Nhật (54 tuổi, Bình Trung, Chợ Đồn, Bắc Kạn), bất ngờ phát hiện trong ổ bụng có một chiếc panh dài 15cm. Theo ông Nhật, lần phẫu thuật gần nhất là vào tháng 6/1998 tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn.

Sự việc đã trải qua 18 năm, đây cũng được coi là trường hợp hy hữu trong ngành Y. Các luật sư đã có nhận định về tính pháp lý và trách nhiệm giữa các bên trong vụ việc này.

Luật sư Lê Minh Công – Trưởng VP Luật sư số VI nêu quan điểm: Qua sự việc trên, cho thấy có sai sót trong khi mổ lần trước của ông Nhật. Sai sót này do kíp mổ thực hiện phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện chủ quản.

Ông Nhật có quyền yêu cầu bệnh viện xem xét trách nhiệm đối với chi phí và tình trạng bệnh của ông do dị vật gây nên. Ông có quyền yêu cầu phải bồi thường các chi phí cho các lần chữa bệnh và mổ sau khi có dị vật trong bụng, nếu không ông Nhật có quyền khởi kiện ra tòa. Kíp mổ và bệnh viện chủ quản sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm.

"Rất may là việc này không gây hậu quả quá nghiêm trọng, nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cá nhân bác sỹ mổ đã phải chịu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên trách nhiệm của bác sỹ mổ và kíp mổ cũng cần được xem xét thấu đáo và nghiêm túc." - Luật sư Minh phân tích.

Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng VP Luật sư Ánh sáng Công Lý cũng đưa ra quan điểm: Nếu chứng minh được chiếc kéo trong bụng bệnh nhân do Các bác sĩ thực hiện ca mổ 18 năm trước bỏ quên trong bụng anh Nhật thì anh Nhật có quyền yêu cầu bệnh viện tỉnh Bắc Kạn bổi thường thiệt hại.

“Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, ông Ma Văn Nhật có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu Bệnh viện tỉnh Bắc Kạn bồi thường thiệt hại.” – Luật sư Kiên nói.

Vị luật sư này cho biết thêm, trong vụ việc này chỉ đặt ra vấn đề bồi thường dân sự còn việc xử lý các bác sỹ trong kíp mổ là không thể thực hiện được bất kể hậu quả ra sao do đã hết thời hiệu xử lý hình sự và hành chính.

Trước đó đã đưa tin, ngày 25/12, ông Ma Văn Nhật (54 tuổi, Bình Trung, Chợ Đồn, Bắc Kạn) đi khám tại BV Gang thép Thái Nguyên, bất ngờ phát hiện trong ổ bụng có một chiếc panh dài 15cm.

Theo ông Nhật, ngoại trừ lần phẫu thuật vào tháng 6/1998 tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn, suốt 18 năm qua, ông chưa từng phải vào viện mổ lần nào. Sau phẫu thuật, ông Nhật vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường.

Cho đến gần đây, nhiều lần thấy đau bụng âm ỉ và đi khám thì phát hiện ra dị vật trong bụng.

Bệnh nhân đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên vào ngày 31/12/2016. Chiếc panh đã bị han gỉ, và đâm thủng đại tràng của bệnh nhân đã được bác sĩ lấy ra thành công. 

Đại diện gia đình ông Ma Văn Nhật cũng nhìn nhận đây là sự cố đáng tiếc, không mong muốn xảy ra. Gia đình người bệnh cũng bày tỏ sự thông cảm với sự cố trên và sẽ không khiếu kiện gì về ca mổ bỏ quên dị vật là chiếc panh phẫu thuật cách đây 18 năm.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sáng ngày 1/1/ 2017, ông đã thay mặt Bộ Y tế đến thăm hỏi bệnh nhân bị quên panh trong bụng đã được phẫu thuật lấy ra tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên.

 

Thu hồi men vi sinh sống Biolac

http://www.baogiaothong.vn/thu-hoi-men-vi-sinh-song-biolac-d183090.html

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các địa phương thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc men vi sinh sống Biolac

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các địa phương thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc men vi sinh sống Biolac do không đạt chuẩn chất lượng. Thuốc men vi sinh sống Biolac bị đình chỉ có số lô 02-16, NSX: 23/5/2016, HSD:23/5/2019, SĐK: QLSP-854-15 do Công ty CP Vaccine và sinh phẩm Nha Trang sản xuất.

Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty CP Vaccine và sinh phẩm Nha Trang phối hợp với nhà phân phối thuốc trong 5 ngày phải gửi thông báo tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc men vi sinh sống Biolac đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn này trên toàn quốc. Đồng thời, công ty phải gửi báo cáo thu hồi về Cục trước ngày 6/1.

 

Quyết định thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia

http://www.vietnamplus.vn/quyet-dinh-thanh-lap-trung-tam-mua-sam-tap-trung-thuoc-quoc-gia/423882.vnp

Chính phủ vừa ra Nghị quyết thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ Y tế ban hành và tổ chức đàm phán giá thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán giá theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia.

Trong hai năm 2015-2016, cả nước có 56 địa phương đấu thầu thuốc tập trung, 3 địa phương đấu thầu đại diện và 4 địa phương đấu thầu đơn lẻ. Cả nước có 119 hội đồng đấu thầu thuốc. 

Việc đấu thầu tập trung quốc gia là giải pháp có tính quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng khả năng cân đối quỹ cũng như bảo đảm tốt hơn quyền lợi người bệnh bảo hiểm y tế./.

 

Cần Thơ: Cứu 2 bé sinh non nặng dưới 800 g

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/can-tho-cuu-2-be-sinh-non-nang-duoi-800-g-675640.html

Khoa Sơ sinh của BV Phụ sản TP Cần Thơ vừa cứu sống, chăm sóc, điều trị thành công cho hai bé sinh non dưới 800 g kèm suy hô hấp nặng.

Chiều 3-1, TTXVN dẫn tin từ BS Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Trưởng khoa Sơ sinh, cho biết như trên.

Theo BS Hà, đầu tháng 12-2016, chị NTN (huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) nhập viện với chẩn đoán thai 27 tuần, ngôi ngang, vỡ ối, nhau tiền đạo trung tâm. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành mổ lấy thai được bé gái cân nặng chỉ 800 g. Cũng trong tháng này, chị TCT (quận Ô Môn, Cần Thơ) nhập viện với chẩn đoán thai 29 tuần, mẹ tăng huyết áp mạnh, tiền sản giật. Chị T. được tiến hành phẫu thuật lấy thai được bé trai với cân nặng 750 g. 

Sau mổ các bé đều được bác sĩ sơ sinh hồi sức nhanh chóng, thở máy và nuôi ăn tĩnh mạch, kháng sinh. Khi ổn định bé được cai máy thở, chuyển sang thở CPAP (thở qua hệ thống tạo áp lực dương liên tục) và thực hiện kangaroo với mẹ sớm. Hiện hai bé đang được điều trị tại khoa Sơ sinh. Đến nay các bé đã tự thở, hấp thu sữa tốt và lên cân nhanh. 

 

Quyết liệt ngăn tình trạng bán thuốc kháng sinh không kê đơn

http://vnmedia.vn/dan-sinh/201701/quyet-liet-ngan-tinh-trang-ban-thuoc-khang-sinh-khong-ke-don-552562/

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chù trì thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc về việc chấp hành các quy định về bán thuốc kê đơn và có biện pháp quyết liệt để quản lý hiệu quả việc thực hiện các quy định này, trước tiên tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh…

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020. Có giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch này.

Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc về việc chấp hành các quy định về bán thuốc kê đơn và có biện pháp quyết liệt để quản lý hiệu quả việc thực hiện các quy định này, trước tiên tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo quản lý việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; đưa ra lộ trình sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh sử dụng trong sản xuất và sử dụng thuốc thú y.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2009 đến nay, số lượng bán thuốc kháng sinh ở Việt Nam ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm hiện tại. Cùng với đó là việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất thực phẩm thiếu kiểm soát. Các loại kháng sinh sử dụng trên động vật nhằm điều trị bệnh, phòng bệnh và kích thích tăng trưởng cho vật nuôi đang được sử dụng bừa bãi, khiến cho thịt và các sản phẩm từ động vật luôn tồn dư một lượng lớn kháng sinh.

 WHO đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu

 

Lại phát hiện thuốc chữa hen và dị ứng giả

http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Lai-phat-hien-thuoc-chua-hen-va-di-ung-gia/295892.vgp

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành về việc khẩn trương rà soát, ngừng sử dụng, kinh doanh và thu hồi thuốc Prednisolon (dùng để điều trị hen, dị ứng) giả.

Thuốc bị làm giả, thông tin trên nhãn là Prednisolon 5 mg, SĐK: VD -11185-10, số lô: 030315, NSX: 150715, HSD: 150718; nhãn thuốc có ghi mạo danh nơi sản xuất là Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương (Vidipha). 

Mẫu thuốc Prednisolon trên được lấy tại chi nhánh Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn tại Hà Nội (Trung tâm Hapu Medicenter, số 1 Nguyễn Huy Tưởng). Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, thuốc không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu tính chất và định tính.

Trước đó, vào đầu năm 2015, tỉnh Đồng Nai cũng phát hiện thuốc Prednisolon bị làm giả trên địa bàn.

Cục Quản lý dược hướng dẫn cách phân biệt thuốc Prednisolon thật và thuốc Prednisolon giả như sau: Thuốc giả có viên thuôn dài, có 3 vạch trên viên, màu hồng hoặc màu cam, dạng đóng gói là chai 500 viên nén (không có hộp).

Đình chỉ, thu hồi nhiều thuốc không đạt chất lượng

Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều mặt hàng thuốc do không đạt chuẩn chất lượng.

Theo đó, thuốc bị đình chỉ là thuốc viên nang "Tư âm bổ thận Đại Hồng Phúc", SĐK: V611-H12-10, NSX: 5/12/2014, số lô 041214C, HSD: 12/2017, do cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc y học cổ truyền Đại Hồng Phúc (huyện Bình Chánh, TPHCM) sản xuất, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính Phục linh và độ ẩm.

Cục Quản lý dược yêu cầu cơ sở Đại Hồng Phúc phải gửi báo cáo về việc thu hồi sản phẩm về Cục trước ngày 20/1/2017.

Thuốc thứ hai bị đình chỉ lưu hành là viên nang "Cảm Xuyên Hương", SĐK: V483-H12-10, NSX: 08/9/2015, số lô: 02, HSD: 07/9/2018, do Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành sản xuất, do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, giới hạn nhiễm khuẩn.

Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty Hà Thành phối hợp với nhà phân phối và các cơ sở kinh doanh khẩn trương thu hồi lô thuốc này và gửi báo cáo thu hồi về Cục trước ngày 6/1.

Đồng thời yêu cầu các sở y tế tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi các thuốc không đạt chất lượng nêu trên, xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

Trước đó, Cục Quản lý dược cũng đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc "Men vi sinh sống Biolac" do Công ty cổ phần Vaccine và sinh phẩm Nha Trang sản xuất.

 

Khách sạn WESTERN bị phạt vì không treo biển 'Cấm hút thuốc lá'

http://vietq.vn/khach-san-western-bi-phat-vi-khong-treo-bien-cam-hut-thuoc-la-d112236.html

Thanh tra Bộ Y tế vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Đầu tư và phát triển XD Bắc Thăng Long (Khách sạn WESTERN) do có hành vi không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” tại địa điểm trong khách sạn.

Cụ thể, căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính do Đoàn Thị Thắng, Phó trưởng phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau Thanh tra Bộ Y tế, Phó trưởng đoàn kiểm tra theo quyết định số 192/QĐ-TTrB ngày 14/11/2016 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế lập hồi 15h50 phút ngày 23/12/2016 tại Thanh tra Bộ Y tế đã quyết định xử phạt hành chính 6 triệu đồng đối với Công ty Đầu tư và phát triển XD Bắc Thăng Long (Khách sạn WESTERN) có địa chỉ số 84, Thị trấn Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội.

Nguyên nhân xử phạt là do công ty trên đã có hành vi không thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá là treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” tại địa điểm trong khách sạn. Được biết, công ty trên do bà Đặng Thị Lan Anh, được ông Nguyễn Thanh Phong Giám đốc ủy quyền theo giấy ủy quyền số 003/UQ2016 làm đại diện.

Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Công ty Đầu tư và phát triển XD Bắc Thăng Long (Khách sạn WESTERN) phải thực hiện treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá trong Khách sạn theo đúng quy định.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Y tế giao Công ty Đầu tư và phát triển XD Bắc Thăng Long chấp hành quyết định xử phạt trên. Nếu không chấp hành quyết định đã đưa ra sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Sau khi tiến hành nộp phạt, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển XD Bắc Thăng Long có trách nhiệm gửi bản phô tô Biên lai nộp phạt về Thanh tra Bộ Y tế, số 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Thanh tra Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, sau thời gian thực thi có gì cần thắc mắc, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển XD Bắc Thăng Long có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

 

Bộ Y tế Pháp ngừng bán Vitamin D bổ sung sau vụ bé sơ sinh tử vong

http://www.nguoitieudung.com.vn/bo-y-te-phap-ngung-ban-vitamin-d-bo-sung-sau-vu-be-so-sinh-tu-vong-d52841.html

Ngày 4/1, Bộ Y tế Pháp công bố ngừng bán Vitamin D điều trị bổ sung bắt nguồn từ vụ việc một trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi tử vong sau khi được bổ sung một liều Uvesterol D để điều trị chứng thiếu Vitamin D.

Theo Cơ quan giám sát an toàn y tế của Pháp (ANSM), trẻ sơ sinh nói trên bị suy hô hấp - tim mạch sau khi uống bổ sung Uvesterol D.

Tuy nhiên chưa thể đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh nói trên với loại dược phẩm này.

Để xác định dược phẩm Uvesterol D có liên quan đến nguyên nhân tử vong của em bé hay không hiện các cơ quan chức năng Pháp vẫn đang tìm hiểu.

Ông Marisol Touraine, Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp cho biết, quyết định ngừng bán loại dược phẩm trên là một biện pháp phòng ngừa của ANSM.

Đồng thời, ANSM cũng từng đưa ra cảnh báo cần phải quản lý chặt chẽ việc điều trị bổ sung Vitamin D cho trẻ em, đặc biệt các trường hợp trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

 

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế với đối tượng chưa có thẻ BHYT

http://www.nguoiduatin.vn/dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-voi-doi-tuong-chua-co-the-bhyt-a311608.html

Bộ Y tế cho biết, trong năm 2017, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dich vụ y tế đối với người chưa có BHYT.

Cụ thể Thông tư cho hay: Người có thẻ BHYT do quỹ bảo hiểm y tế chi trả (trừ phần đồng chi trả của một số nhóm và một số dịch vụ, thuốc, vật tư không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ). Người không có thẻ phải tự trả tiền. Khi đó người dân sẽ thấy lợi ích của bảo hiểm y tế để tham gia.

Người không có thẻ bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chi trả theo bảng giá ban hành từ năm 2006 và 2012, chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương nên thấp hơn mức giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo Nghị định 16 thì đến năm 2016 phải thực hiện mức giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương. Vì thế, lộ trình thực hiện mức giá cho người chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang chậm hơn thời gian quy định của Chính phủ. Mục đích của việc điều chỉnh này là nhằm tiến tới bảo hiểm toàn dân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết, liên Bộ cũng hoàn thiện để ban hành thông tư quy định khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng cho những người khám, chữa bệnh theo yêu cầu… Trong năm 2017, ngành y sẽ tiếp tục thực hiện mức giá dịch vụ y tế có tiền lương đối với người có thẻ bảo hiểm y tế tại 27 tỉnh, thành phố còn lại. Dự kiến thực hiện vào quý 1, đầu quý 2.

Về phía cơ quan bảo hiểm xã hôi, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ khuyến khích các bệnh viện phát triển kỹ thuật y tế, đồng thời người dân được thụ hưởng các dịch vụ này và được bảo hiểm xã hội thanh toán, tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Trong những tháng đầu năm 2017, những người chưa tham gia bảo hiểm y tế có thể sẽ chưa phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lộ trình, trong quý 1, đầu quý 2 năm 2017, giá viện phí sẽ theo hướng tính đúng, tính đủ và áp dụng cho người không có bảo hiểm y tế

Theo ông Sơn, trong 20% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế, phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên. “ Do đó, để giảm bớt gánh nặng tài chính nếu chẳng may ốm đau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, người dân nên tham gia bảo hiểm y tế” - ông Sơn khuyến cáo.

 

Dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu vào 2025

http://baochinhphu.vn/doi-song/dan-so-viet-nam-se-dat-moc-100-trieu-vao-2025/295929.vgp

Việt Nam đã đạt được mức sinh thấp một cách vững chắc. Năm 2025, nước ta sẽ có 100 triệu dân.

Đây là thông tin do Viện Chính sách công và Quản lý (Trường đại học Kinh tế quốc dân) đưa ra tại Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vào sáng 4/1.

VOV dẫn lời PGS.TS. Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, sở dĩ nước ta đạt được mức sinh thấp một cách vững chắc vì người dân được tuyên truyền đã nhận thấy lợi ích của mô hình gia đình nhỏ; hệ thống dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hình thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu của dân.

Theo dự báo, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại. Năm 2025, nước ta sẽ có 100 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 110 triệu vào giữa thế kỷ. Dân số đông là thị trường lớn hấp dẫn đầu tư, nhưng cũng là thách thức lớn về an ninh lương thực, năng lượng.

Ông Long cho rằng: “Muốn thay đổi GDP bình quân đầu người phải thay đổi năng suất và đồng thời mức độ thâm dụng lao động. Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay sấp xỉ 58 triệu người nhưng tốc độ tăng năng suất thấp. Nếu bây giờ tăng năng suất của nhóm 58 triệu người thì hoàn toàn có thể áp dụng bài học của Hàn Quốc để thay đổi. Bây giờ thay đổi như thế nào, lĩnh vực gì… cần có tính toán rõ ràng”.

Về vấn đề già hóa dân số, nếu vẫn duy trì mức sinh như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm trở thành nước có dân số già. Để giải quyết những hệ lụy của việc già hóa dân số, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc vận động, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Lê Cảnh Nhạc cho biết, việc vận động, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con là dựa trên cơ sở khoa học về kiểm soát quy mô dân số, cơ cấu dân số và quy luật phát triển nhân khẩu học của quốc gia, chứ không phải là cảm tính, tùy tiện.

Theo ông Lê Cảnh Nhạc, hiện nay, mặc dù cả nước đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh của các vùng miền lại không đồng đều, vì có những vùng vẫn còn mức sinh cao, nhưng có vùng mức sinh lại xuống rất thấp.

Nếu nơi nào cũng có mức sinh thấp thì tốc độ già hóa dân số rất nhanh, nguồn nhân lực trong tương lai gần sẽ bị thiếu hụt, mất cân bằng giới tính sẽ nghiêm trọng hơn.  

“Chúng ta thử hình dung, những người trong độ tuổi lao động nay mai sẽ trở thành người già. Nếu lực lượng trẻ bù đắp ít ỏi, khi đó người già đông hơn thì lấy ai làm ra của cải cho xã hội?”, lãnh đạo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình lo ngại.

 

45 địa phương bội chi quỹ Bảo hiểm y tế lên đến 5.500 tỉ đồng

http://thanhnien.vn/thoi-su/45-dia-phuong-boi-chi-quy-bao-hiem-y-te-len-den-5500-ti-dong-780332.html

45/63 tỉnh, thành phố bội chi quỹ khám chữa bệnh với số tiền 5.500 tỉ đồng, ông Nguyễn Đình Khương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho hay.

Tại Hội nghị cải cách hành chính và triển khai nhiệm vụ năm 2017 được tổ chức vào ngày 3.1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN cho biết đến hết năm 2016, số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện (BHTN) là hơn 76 triệu người, tăng gần 6 triệu người so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc đạt 81,7% dân số, vượt 2,7% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao.

 Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Khương, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho hay dù kế hoạch thu đạt vượt chỉ tiêu, nhưng xử lý tình trạng nợ đọng BHXH, bội chi BHYT vẫn gặp nhiều khó khăn. Có 45/63 tỉnh, thành phố bội chi quỹ khám chữa bệnh với số tiền 5.500 tỉ đồng.

Năm 2017, BHXH VN sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, chính sách để triển khai đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020”. Những vấn đề liên quan đến cơ chế, BHXH VN sẽ cùng với Bộ Y tế tìm cách tháo gỡ. Trước mắt, các địa phương phải làm được giám định BHYT điện tử, không để bội chi tăng thêm thì mới giữ được cân đối quỹ.

 

Nhiều cơ sở khám chữa bệnh trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

http://vov.vn/xa-hoi/nhieu-co-so-kham-chua-benh-truc-loi-quy-bao-hiem-y-te-583063.vov

Nhiều cơ sở khám chữa bệnh lợi dụng các chính sách mở rộng quyền lợi người bệnh để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Đến hết năm 2016, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện (BHTN) là hơn 76 triệu người, tăng gần 6 triệu người so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc đạt gần 82% dân số, vượt 2,7% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

Tuy nhiên, hiện có 45/63 tỉnh, thành phố bội chi quỹ khám chữa bệnh hơn 5.500 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị cải cách hành chính và triển khai nhiệm vụ năm 2017 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức sáng 3/1 tại Hà Nội.  

Năm 2016, toàn ngành BHXH giải quyết chế độ cho 8,67 triệu lượt người (chưa bao gồm khối lực lượng vũ trang), tăng gần 8% so với năm 2015; Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho 144 triệu lượt người, tăng 14 triệu lượt người (10,8%) so với năm 2015. Phối hợp giải quyết cho 846.000 lượt người hưởng chế độ BHTN. Số thu toàn ngành đạt hơn 101% kế hoạch. Đối tượng tham gia tiếp tục tăng, trong đó  đối tượng tham gia BHYT tăng mạnh, số nợ được tăng cường kiểm soát đã giảm so với năm 2015.

Công tác cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT được thực hiện đúng quy định, quy trình, thủ tục đơn giản, thuận tiện, quyền lợi của người tham gia được đảm bảo; tình trạng trùng thẻ BHYT cơ bản được khắc phục…

Tuy nhiên, việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ theo quy định pháp luật của các cơ quan chức năng chưa đầy đủ, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, việc thanh tra chuyên ngành còn gặp vướng mắc. Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, tìm cách trốn đóng, đóng không đầy đủ. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh lợi dụng các chính sách mở rộng quyền lợi người bệnh để trục lợi quỹ BHYT.

Ông Lê Thanh Sinh, Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong năm 2016, số tiền bội chi quỹ BHYT trên địa bàn tỉnh là 600 tỷ đồng. Qua kiểm tra, BHXH Thanh Hóa đã từ chối thanh toán hơn 224 tỷ đồng và phát hiện nhiều vụ việc sai phạm.

“BHXH tỉnh Thanh Hóa đã kiểm soát bệnh nhân trong 3 tháng (từ 1/8-31/10), phát hiện 4.265 bệnh nhân có bệnh án điều trị nội trú nhưng không có mặt ở khoa, ở phòng. Chúng tôi cũng từ chối thanh toán cho số bệnh nhân này. Ngoài ra, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giám định viên kiểm soát và đề nghị với các cơ sở khám chữa bệnh chủ động hạ bình quân đơn ngoại trú xuống. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng phối hợp với ngành công an, thanh tra tỉnh, thanh tra sở y tế đi thanh tra, kiểm tra liên ngành” – ông Lê Thanh Sinh nói.

Theo ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, mặc dù kế hoạch thu đạt vượt chỉ tiêu đề ra nhưng xử lý tình trạng nợ đọng BHXH, bội chi BHYT vẫn gặp nhiều khó khăn. Có 45/63 tỉnh thành phố bội chi quỹ khám chữa bệnh với số tiền lên đến 5.500 tỷ đồng.

Năm 2017, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, chính sách để triển khai Đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020” và Đề án “Chiến lược phát triển ngành BHXH giai đoạn 2013 – 2020”.

“Dự báo năm 2017 sẽ tiếp tục thông tuyến, tiếp tục đưa giá viện phí tính đúng, tính đủ nên tình hình sẽ rất khó khăn. Qua kinh nghiệm năm 2016, để quản lý chặt chẽ quỹ khám chữa bệnh BHYT, chúng ta phải quyết liệt ngay từ đầu, cái gì chủ quan phải khắc phục.

Về phía khách quan mà liên quan đến cơ chế thì BHXH Việt Nam sẽ cùng với Bộ Y tế tìm cách tháo gỡ. Trước mắt phải làm bằng được giám định BHYT điện tử, cố gắng làm sao không để bội chi tăng thêm nữa thì mới giữ được cân đối quỹ” - ông Nguyễn Đình Khương cho biết./.

 

Sốc phản vệ - nỗi kinh hoàng của bác sỹ!

http://www.nguoiduatin.vn/soc-phan-ve-noi-kinh-hoang-cua-bac-sy-a311482.html

Sốc phản vệ (SPV) thường diễn ra trong một vài phút sau tiêm, truyền thuốc... Nó không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng lại diễn ra nhanh khiến bác sỹ khó lòng xoay sở... Nó là nỗi ám ảnh kinh hoàng...

Nhanh và nguy hiểm

Để có được những cảm giác thực khi nói về các tình huống SPV thì có thể nói chính các bác sĩ, điều dưỡng trong chuyên ngành gây mê hồi sức tại các bệnh viện là những... nhân chứng sống. Ghi nhận từ các con số thống kê tại khoa Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Xanh Pôn... số bệnh nhân nhập viện do sốc phản vệ gần đây tăng lên nhiều.

GS. TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Các trường hợp SPV thường gặp do thuốc (đặc biệt lưu ý với thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch), côn trùng đốt, hóa mỹ phẩm. Và nhiều trường hợp SPV do thực phẩm như trái cây, sữa... Ngoài ra, các bác sĩ cũng gặp những bệnh nhân sốc phản vệ do ăn trứng, hải sản, nhộng”.

“Chúng tôi từng tiếp nhận một bệnh nhi 14 tuổi, nhập viện điều trị sốc phản vệ sau bữa cơm với nhộng rang. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng khó thở rất nặng, da đỏ, huyết áp tụt, phù, hôn mê. Cứ giảm liều thuốc điều trị thì lập tức lại tăng mức khó thở trở lại. Bác sĩ phải điều trị liên tục trong 7 ngày bệnh nhân mới tỉnh”, GS. TS Nguyễn Gia Bình cho hay.

Bác sĩ Đoàn Mạnh Nam - Điều dưỡng trưởng, khoa Khám bệnh – bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Nguy hiểm của SPV là gây phù hạ họng, thanh quản, phản ứng co thắt phế quản rất mạnh khiến đường thở bị chít hẹp, bệnh nhân không thở được gây thiếu ô xy đến các cơ quan, đặc biệt là thiếu ô xy não. Phản ứng này cũng gây giãn mạch làm giảm lưu thông máu, nếu không khắc phục sớm sẽ gây mất não, tử vong. 80% sốc phản vệ có dấu hiệu ngoài da (đỏ, ngứa), sau đó mới khó thở, trụy mạch, co thắt phế quản”.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nam có người biểu hiện khó thở, trụy mạch ngay lập tức, sau đó mới mẩn ngứa. Đặc biệt, với thuốc tiêm truyền thì phản ứng sốc phản vệ xảy ra rất nhanh; còn sốc do dị ứng thức ăn thì chậm hơn. Bác sĩ Nam cũng cho biết thêm: “Hiện nay, do số bệnh nhân có chỉ định tiêm truyền dịch, thuốc, chế phẩm máu tăng nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ cũng tăng. Chi phí thuốc cấp cứu sốc phản vệ không đắt tiền, nhưng quan trọng là phải rất nhanh, thời gian tính bằng giây”.

Ghi nhận tại trung tâm Gây mê và Hồi sức – bệnh viện Việt Đức cũng cho thấy, các bác sĩ, điều dưỡng làm nhiệm vụ gây mê hồi sức luôn tập trung cao độ vào các ca phẫu thuật... Việc gây mê cho bệnh nhân đảm đảo để kíp mổ thực hiện thành công. GS.TS Nguyễn Quốc Kính - Giám đốc Trung tâm cho biết, trong mỗi ca phẫu thuật, việc gây mê, gây tê, hồi sức cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác, nếu không sẽ xảy ra những tai biến khôn lường.

Trong giai đoạn này luôn tiềm ẩn nguy cơ SPV. Vì thế, bác sĩ gây mê phải bằng mọi cách tiên lượng để cuộc mổ an toàn, đánh giá tình trạng từng bệnh nhân không chỉ dựa vào các kiến thức mà còn bằng chính sự nhạy cảm và trải nghiệm nghề nghiệp.

Sau ca mổ, phẫu thuật viên đã có thể tháo găng, cởi đồ. Lúc này, bệnh nhân được chuyển qua phòng Hồi sức và đương nhiên ê-kíp bác sĩ gây mê hồi sức vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Theo GS. Kính, lúc này, những bệnh nhân bước vào “phần 2” của quá trình điều trị: Hồi sức, giảm đau sau mổ.

“Đây là thời điểm bệnh nhân rơi vào trạng thái yếu nhất, bất cứ sai lầm nào trong chăm sóc đều phải trả giá bằng sinh mạng. Mỗi biến đổi nhỏ về chỉ số nhịp tim, huyết áp của người bệnh đều khiến bác sĩ gây mê cũng như những thầy thuốc chăm sóc bệnh nhân "vã mồ hôi hột""- GS.TS Kính cho biết.

Cần một sự công tâm

Có thể nói, SPV luôn là nỗi kinh hoàng cho tất cả các bác sĩ đang làm việc trong các bệnh viện. Nó cũng chính là nguyên nhân gây áp lực cực lớn đối với ngành y tế, đối với các quản lý bệnh viện mỗi khi SPV cướp đi tính mạng của người bệnh. Việc nhiều trẻ tiêm chủng vắc xin bị mất cũng có nguyên nhân từ SPV hay những trường hợp thai phụ, bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện... đột tử cũng từ nguyên nhân SPV...

Tuy nhiên mỗi khi đưa nguyên nhân gây tử vong do SPV thì tâm lý đa phần của người nhà bệnh nhân, công chúng đều tỏ ra nghi ngờ. PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc trung tâm Tim mạch, BV Đại học Y Hà Nội phân tích: “Trong nghề của chúng tôi không ai có thể nói trước được 100% các ca phẫu thuật và thủ thuật sẽ thành công”.

Theo PGS. Hiếu, tai biến trong y khoa đã được đề cập trong nhiều phân tích. Hầu như ai trong chúng ta cũng biết sự cố không mong muốn trong y khoa luôn hiện hữu ngay cả ở các nước rất phát triển (Mỹ có gần 100.000 bệnh nhân tử vong hàng năm cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, ung thư vú và HIV). Báo cáo của bộ Y tế Anh cho thấy, sự cố y khoa chiếm khoảng 10% số ca nhập viện, vậy các bạn có thể ước tính với trình độ y tế của Việt Nam thì con số này sẽ khủng khiếp như thế nào.

“Vấn đề tôi muốn bàn đến ở đây là thái độ của các bên khi sự cố xảy ra và cách nào làm giảm bớt các biến cố đáng tiếc. Khi bệnh nhân và người nhà biết có biến chứng vừa xảy ra thì phản ứng tự nhiên luôn là từ chối trả lời, giữ khoảng cách, cảm giác giận dữ, bị phản bội, luôn thường trực suy nghĩ bác sĩ không trung thực và do đó thúc đẩy ý tưởng kiện cáo. Còn bác sĩ thì sao? Cảm giác xấu hổ, sợ hãi thậm chí hoảng loạn nghi ngờ chính bản thân mình.

Họ lo lắng cho danh tiếng bản thân mình, về khả năng xảy ra các sai sót đấy trong tương lai và dần dần sẽ hết yêu nghề, mất tự tin trong công việc. Những phản ứng ấy xảy ra ở tất cả các bác sĩ, càng bác sĩ giỏi có kinh nghiệm phản ứng càng nặng nề hơn”, vị Phó giáo sư chia sẻ.

 

Nhân viên y tế cúi chào người bệnh, liệu có hết “sách nhiễu”?

http://danviet.vn/tin-tuc/nhan-vien-y-te-cui-chao-nguoi-benh-lieu-co-het-sach-nhieu-735750.html

Chẳng dễ dàng gì chuyển từ việc ban ơn sang phục vụ người bệnh. Nhân viên y tế chào hay không chào bệnh nhân là điều kiện cần chứ chưa phải là điều quan trọng nhất để có một nền y học nhân ái và làm người bệnh hài lòng.

Năm trước,  trên kênh truyền hình Mỹ StarWorld, tôi dành khá nhiều thời gian xem một bộ phim dài tập tên là “ Bác sĩ giải phẫu” (Grey’s Anatomy). Rồi cứ thỉnh thoảng cứ vừa xem vừa lẩn thẩn tự hỏi có nhẽ các bác sĩ Việt Nam chưa từng xem phim này, rồi lại lẩn thẩn tự hỏi tiếp, nếu Việt Nam làm một phim về nghề Y tương tự, mà đủ chân thật (phim "Grey’s Anatomy" cũng chẳng phải chân thật lắm, nhưng nó khiến người ta có thể xúc động đến mức nghẹn ngào về cách sống và hành nghề của các bác sĩ, luôn coi bệnh nhân là trên hết ) thì phim ở Việt Nam sẽ thế nào.

Câu hỏi lẩn thẩn ấy giờ chưa có câu trả lời

Mới đây, trong cuộc gặp báo chí nhân dịp cuối năm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tâm sự: “Bước đầu ngành Y tế đã có những chuyển biến tích cực nhất là về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hiện tượng cán bộ y tế có thái độ khiếm nhã với người bệnh và người nhà người bệnh đã bị báo chí phát hiện, người dân phản ánh”.

Tư lệnh ngành Y tế nhấn mạnh: “Toàn ngành đang quyết tâm thay đổi để hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám bệnh nhân được sự tôn trọng và đồng cảm và xem họ là những khách hàng. Đã đến lúc, các nhân viên y tế phải cúi chào bệnh nhân”…

Không chỉ lần này mà ngay trên facebook của mình, Bộ trưởng Tiến từng hơn một lần có status nói về “sự hài lòng của người bệnh”. Theo đó, sự hài lòng của người bệnh là một trong cái đích quan trọng mà ngành y tế đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện để có thêm nhiều những cái bắt tay thật nồng ấm, thật chặt, những nụ cười tươi của người bệnh trao tặng cho ngành khi họ vui mừng, khen ngợi và hài lòng về sự cải thiện thái độ của cán bộ y tế, về chất lượng phục vụ tại các cơ sở y tế...

Đó thật là một điều tốt đẹp! Hết sức tốt đẹp nếu nó thành hiện thực

Và để nó thành hiện thực, như trên, Bộ trưởng yêu cầu các bác sĩ chào bệnh nhân. Phải nói ngay rằng đây không phải việc mới. Năm 2013, nếu tôi không nhầm, Bộ Y tế đã đưa ra Dự thảo Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp, quy định rõ cách giao tiếp của nhân viên y tế với người bệnh, người nhà bệnh nhân. Trong đó, mỗi nhân viên y tế từ bảo vệ tới giám đốc bệnh viện cần phải học về kỹ năng giao tiếp trong y khoa từ việc chào hỏi thế nào, thái độ, ánh mắt, cường độ giọng nói… để tạo sự thiện cảm với người bệnh và người nhà. Bộ cũng đã tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho hàng trăm lãnh đạo, điều dưỡng các bệnh viện, sở y tế . Một ý tưởng rất mới , lúc đó là rất mới, được đưa ra: thầy thuốc phải tập nói lời cảm ơn với bệnh nhân.

Vào mấy năm trước, nhân đọc về cuộc tập huấn này. Tôi đã từng thấy những ý kiến kiểu như ai đó đã từng ra nước ngoài khám bệnh, đã từng đến chữa bệnh ở một bệnh viện quốc tế tại Việt Nam và luôn cảm thấy người bệnh được tôn trọng, được phục vụ. Bác sĩ không tiếc lời khi nói câu cảm ơn sau khi khám cho bệnh nhân, như: “Cám ơn anh đã tin tưởng vào tay nghề của tôi và bệnh viện của chúng tôi…”; “Cảm ơn chị đã hợp tác với bác sĩ…”. Khi nghe câu nói cảm ơn từ bác sĩ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và có niềm tin để chữa bệnh, cho dù chi phí cho khám - chữa bệnh lên tới hàng chục triệu đồng” - một bệnh nhân chia sẻ. Còn ở các bệnh viện công của Việt Nam đang tồn tại chuyện ngược lại: Bệnh nhân phải cảm ơn thầy thuốc không chỉ bằng lời nói mà có khi còn bằng cả vật chất.

Việc Bộ trưởng Y tế yêu cầu bác sỹ, nhân viên phải chào bệnh nhân theo tôi là một tiến bộ không nhỏ trong cách ứng xử của nhân viên y tế, bác sĩ với bệnh nhân. Lấy ví dụ thôi, nếu từ ngoài cổng bệnh viện, nghe thấy nhân viên bảo vệ bỗng dưng nói với mình rằng: “Chào bác. Cháu tên A. nhân viên bảo vệ bệnh viện. Bác cần giúp đỡ gì không ạ?” hay “Xin mời người nhà lấy số xe và để xe vào chỗ quy định”. Ở khu vực đón tiếp người bệnh, nhân viên y tế cần ứng xử: “Chào bác. Cháu là B, nhân viên hướng dẫn của bệnh viện. Bác cần giúp đỡ gì không ạ?”, “Xin phép được xem giấy tờ của bác”, “Xin mời bác vào phòng số…”. Hoặc được nghe bác sĩ nói: “Chào bác, tôi tên C., bác sĩ khoa Nội. Xin mời bác lên giường khám bệnh. Rất mong nhận được sự hợp tác. Thưa bác, tôi đã khám xong sau đây xin hướng dẫn bác quy định…”…nghe lịch sự và thân ái như vậy thì chắc chắn không ít người bệnh sẽ mừng mà… “quên ốm”. Và đương nhiên, sẽ không có những việc như tranh giành xe cứu thương ngay cổng bệnh viện, y tá mắng sa sả người bệnh, hay hiện tượng sách nhiễu đòi phong bì.

Với thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra đầu năm, chúng ta lại tiếp tục có thêm những hy vọng thay đổi trong cách giao tiếp ứng xử của bác sĩ, nhân viên y tế với người bệnh.

Nhưng chẳng dễ dàng gì từ việc ban ơn sang phục vụ người bệnh. Nên chào hay không chào chưa phải là điều quan trọng nhất để có một nền y học nhân ái và làm người bệnh hài lòng.

 

Vụ bác sĩ từ chối chức Giám đốc bệnh viện: Bổ nhiệm đúng quy định?

http://danviet.vn/y-te/vu-bac-si-tu-choi-chuc-giam-doc-benh-vien-bo-nhiem-dung-quy-dinh-735851.html

Bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh cho rằng, việc Sở Y tế tỉnh Cà Mau bất ngờ triển khai các quyết định phân công nhân sự, trong đó có việc phân công đối với cá nhân ông là có vấn đề bất cập, cần làm rõ. Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế tỉnh này lại nói việc bổ nhiệm là đúng quy định.

Liên quan đến thông tin ông Tăng Xuân Đỉnh (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau) từ chối nhận chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) mà Dân trí đã phản ánh, tiếp xúc với báo chí, ông Đỉnh cho rằng, việc Sở Y tế tỉnh Cà Mau bất ngờ triển khai quyết định phân công đối với cá nhân ông, quyết định cho thôi giữ chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau theo nguyện vọng của ông Lưu Anh Tài và điều động ông Bùi Đức Văn (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước) về làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau là có vấn đề bất cập, cần làm rõ.

Theo ông Tăng Xuân Đỉnh, trước khi triển khai các quyết định nói trên, ông không nhận được thông tin, thông báo quy hoạch ông về làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước và cũng chưa từng nghe ông Bùi Đức Văn được quy hoạch về làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

“Đảng ủy Sở Y tế và Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa Cà Mau không trực thuộc nhau. Vậy mà Sở Y tế bất ngờ điện thoại hẹn chúng tôi 14h ngày 30/12/2016 có đoàn sang làm công tác nhân sự và sau đó thì triển khai quyết định luôn trong ngày này”, ông Đỉnh nói.

Để làm rõ thêm vấn đề, PV Dân trí đã liên hệ với ông Bùi Đức Văn (người vừa nhậm chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau). Về câu hỏi: Trước khi được bổ nhiệm, ông có nghe tin bản thân được quy hoạch hay không, ông Văn từ chối trả lời vì cho rằng trách nhiệm này thuộc về Sở Y tế.

“Cái này tôi không thể trả lời được. Tôi chỉ là người được phân công điều hành đợt này thôi chứ không nắm được nội dung vấn đề”, ông Văn nói.

Ông Văn cho rằng, bản thân ông cũng đang làm ở bệnh viện hạng II nên được luân chuyển, điều động; còn về chuyện cơ cấu, ai bị điều đi hay về là do bên Sở chứ ông không nắm được.

Trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc trên, ngày 3/1, ông Huỳnh Quốc Việt - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - khẳng định, việc triển khai các quyết định, bổ nhiệm, điều động như nói trên là đúng quy định.

“Trước khi bổ nhiệm, Sở có làm việc với bác sĩ Đỉnh để thăm dò ý kiến. Tại đây, bác sĩ Đỉnh có đưa ra lý do hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở xét thấy lý do này chưa chính đáng. Đồng thời, trước khi bổ nhiệm, Sở có xin ý kiến UBND tỉnh, hiệp y với Sở Nội vụ, huyện ủy Cái Nước và báo cáo Đảng ủy khối Dân chính Đảng”, ông Việt nói.

Ông Việt còn cho biết, Sở đã chỉ đạo văn phòng mời bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh làm việc, nếu ông Đỉnh không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định.

 

Đình chỉ 2 loại thuốc Đông y

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dinh-chi-2-loai-thuoc-dong-y-20170104210221208.htm

Ngay những ngày đầu tiên của năm 2017, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn về việc rà soát, ngưng sử dụng thuốc, kinh doanh và thu hồi hàng loạt loại thuốc giả và thuốc kém chất lượng.

Cục Quản lý Dược cũng thông báo đình chỉ lưu hành thuốc viên nang Tư âm bổ thận Đại Hồng Phúc, số lô 041214C, NSX: 05/12/2014, HSD: 12/2017, SĐK: V611-H12-10 do Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc y học cổ truyền Đại Hồng Phúc (E9/202D, Thế Lữ, ấp 6 , xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) sản xuất.

Loại thuốc này bị đình chỉ là do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Định tính Phục linh và độ ẩm. Vì thế, Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc y học cổ truyền Đại Hồng Phúc phải phối hợp với nhà phân phối và các cơ sở kinh doanh khẩn trương thu hồi lô thuốc này.

Để đảm bảo việc thu hồi hiệu quả, Cục Quản lý Dược lưu ý hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các Sở Y tế các địa phương và y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc Tư âm bổ thận Đại Hồng Phúc không đạt chất lượng trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiệ, đồng thời, xử lý những đơn vị vi phạm.

Thuốc viên nang Cảm Xuyên Hương do Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành sản xuất cũng bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc (lô: 02, ngày sản xuất: 8/9/2015, hạn dùng: 7/9/2018, số đăng ký: V483-H12-10).

Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết có quyết định này vì thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, giới hạn nhiễm khuẩn. Vì thế, Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành phải phối hợp với nhà phân phối và các cơ sở kinh doanh khẩn trương thu hồi lô thuốc này và gửi báo cáo thu hồi về Cục trước ngày 6-1-2017.

Trước đó, trong năm 2016, Cục Quản lý Dược đã có nhiều quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi hàng chục loại thuốc đang lưu thông trên thị trường vì không đảm bảo chất lượng, cả thuốc nhập và thuốc sản xuất trong nước. Ngoài ra, Cục cũng có 19 đợt công bố danh sách hàng chục công ty nước ngoài ở gần 10 nước khác nhau có thuốc vi phạm chất lượng lưu thông tại Việt Nam.

 

Đà Nẵng triển khai đề án quản lý thức ăn đường phố

http://dantri.com.vn/suc-khoe/da-nang-trien-khai-de-an-quan-ly-thuc-an-duong-pho-20170104205415016.htm

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa ký quyết định phê duyệt đề án quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn đến năm 2020.

Đề án nhằm từng bước cải thiện điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thức ăn đường phố; nâng cao kiến thức, thực hành đúng về ATVSTP của người kinh doanh thức ăn đường phố.

Theo đó, phấn đấu 100% quận, huyện, phường, xã có kế hoạch đảm bảo ATTP thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý; 100% cán bộ làm công tác quản lý, chuyên trách ATTP tuyến quận, huyện, phường, xã và cán bộ tổ công tác ATTP tuyến phường, xã được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; 100% người kinh doanh thức ăn đường phố được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP và giấy xác nhận khám sức khỏe; 100% người kinh doanh thức ăn đường phố có kiến thức đúng và thực hành đúng về ATTP; 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được kiểm tra dán nhãn đảm bảo ATTP; 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (kể cả cơ sở mới) được thống kê và đưa vào quản lý, có giấy cam kết bảo đảm điều kiện ATTP.

Hoàn thành các mục tiêu trên trong năm 2017 và duy trì chỉ tiêu 100% đến năm 2020.

Theo lộ trình, trong năm 2017, đề án khởi động bằng việc hỗ trợ 985 triệu đồng cho các địa phương tổ chức tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, các hộ kinh doanh, trang bị bảo hộ lao động cho người kinh doanh và tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả, làm cơ sở thực hiện cho những năm tiếp theo.

 

Thực hư các phương pháp sinh con theo ý muốn

http://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-cac-phuong-phap-sinh-con-theo-y-muon-20170104150409778.htm

Đánh đúng tâm lý sinh con theo ý muốn, nhiều món ăn, bài thuốc đã được quảng bá với cam kết lên tới 100%. Trong khi đó, theo nguyên lý khoa học, tỉ lệ thành công cũng chỉ đạt 60-70%. Tòa soạn giới thiệu bài viết của TS.BS Trần Bá Thoại, một chuyên gia lâu năm về lãnh vực Nội tiết về vấn đề này…

Yếu tố quyết định trai hay gái?

Con người vốn có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó 22 cặp nhiễm sắc thường mang thông tin về các đặc điểm cá nhân và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính mang thông tin quyết định giới tính (trai hay gái).

Nhiễm sắc thể giới tính có hai loại X và Y. Do đó, cặp nhiễm sắc thể giới tính có hai loại: cặp XX tương ứng với giới tính nữ và cặp XY tương ứng với giới tính nam.

Tế bào sinh dục, tinh trùng và noãn, chỉ mang duy nhất một nhiễm sắc thể giới tính. Noãn (trứng chưa thụ tinh) chỉ chứa duy nhất một loại X, trong khi tinh trùng lại có đến hai loại X và Y. Như vậy, sau khi tinh trùng hợp với noãn tạo thành hợp tử (trứng đã thụ tinh): XX sẽ sinh con gái và XY sẽ sinh con trai. Như vậy, theo khoa học chắc chắn là: trai hay gái là do tinh trùng của quý ông quyết định, noãn của quý bà chỉ góp chung cho đủ một cặp nhiễm sắc thể mà thôi.

Có thể chọn trai gái theo ý muốn được không?

Trong một ly khối tinh dịch có đến cả trăm triệu tinh trùng. Một điều lý thú của tạo hóa là khi một tinh trùng, X hay Y, đã thâm nhập được vào một noãn, trứng thụ tinh hay hợp tử (zygote) mới hình thành sẽ chế tiết ra những chất sinh học ngăn cản không cho tinh trùng khác vào nữa. Cuối cùng, vấn đề trai hay gái phụ thuộc vào kết quả “cuộc tranh giành” giữa tinh trùng X và Y đi vào noãn: X thắng sinh con gái, Y thắng sinh con trai.

Y học đã chỉ rõ ba đặc tính sinh học quan trọng của tinh trùng Y: (1) một là nhỏ con, yếu, mau chết, (2) hai là bơi nhanh nhẹn và (3) ba là hoạt động tốt trong môi trường kiềm.

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, muốn có con trai đồng nghĩa phải ưu tiên cho tinh trùng Y bằng hai cách chính: một là do tinh trùng Y linh hoạt hơn, chạy nhanh hơn, nhưng lại yếu và mau chết cho nên chỉ quan hệ vợ chồng khi đã tập trung quân số thật đông, số lần ít với chất lượng cao, mới hy vọng chiến thằng bằng thuật “biển người” và hai là phải “canh me” sinh hoạt đúng ngày rụng trứng, để chàng Y đến đích là gặp ngay nàng trứng vừa rụng chờ sẵn rồi.

Các nhà y học đã gợi ý hai phương pháp “sinh con theo ý muốn” sau:

* Phương pháp Shettles

Được áp dụng theo nguyên lý tạo ưu thế cho tinh trùng Y. Do đó, muốn theo phương pháp này, vợ chồng phải xác định tương đối chính xác thời điểm rụng trứng để thực hiện việc giao hợp phù hợp.

Trong điều kiện bình thường trứng rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, ngày 15 của chu kỳ 29 hoặc ngày 17 của chu kỳ 31 ngày…và có khả năng thụ tinh trong khoảng hai ngày.

Để xác định ngày rụng trứng cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rồi dùng lịch Ogino-Knaus và sổ theo dõi thân nhiệt. Nếu muốn sinh con trai, vợ chồng chỉ nên giao hợp một lần vào đúng thời điểm rụng trứng. Theo thống kê, khả năng thành công của phương pháp này đạt 60-70%.

* Phương pháp Ericsson

Thực chất, đây là phương pháp chọn lọc tinh trùng và cho thụ tinh nhân tạo. Dùng kỹ thuật can thiệp y khoa để tách hai loại tinh trùng X và tinh trùng Y; cho thụ tinh trong ống nghiệm rồi chuyển phôi vào tử cung người vợ.

Hiệu quả của phương pháp chọn lọc tinh trùng và thụ tinh nhân tạo cũng chỉ được khoảng 70%, nhưng chi phí rất tốn kém.

Những trò bịp bợm!!!

* Tinh trùng Y hoạt động tốt trong môi trường kiềm. Từ một tính chất này lắm trò lừa bịp được tạo ra: (1) nhiều món ăn, thực phẩm chức năng được quảng bá có khả năng làm thay đổi môi trường âm đạo cho thích hợp với tinh trùng Y, (2) thậm chí có cũng như có sách của lang băm khuyên nên bơm dung dịch phèn vào âm đạo để tạo môi trường kiềm, sẽ sinh được con trai theo ý muốn.

* Kỹ thuật lọc rửa tinh trùng thường được áp dụng trong điều trị hiếm muộn. Lọc rửa tinh trùng có mục đích loại bỏ các mầm bệnh, các tinh trùng què quặt trong tinh dịch, tinh dich khỏe mạnh này được bơm vào tử cung đúng ngày rụng trứng, để tăng khả năng thụ thai. Lọc rửa tinh trùng hoàn toàn không có tác dụng tách chọn tinh trùng Y với tinh trùng X, do đó không thể áp dụng để sinh con theo ý muốn như một số kẻ xấu rêu rao.

* Quái đản, gây sốc hơn là gần đây có thầy thuốc “hổ mang” đã tung ra chiêu bịp bợm, tiêm thuốc để chuyển giới tính. Với công nghệ gen (gene engineering), những hãng dược phẩm tên tuổi cũng rất khó khăn mới tạo ra được những sản phẩm analog (có thay đổi gen) đúng yêu cầu; đằng này với mấy lọ thuốc (dấu tên) đơn giản, vị lang băm này lại có thể chuyển đổi cả một nhiễm sắc thể X thành Y, chắc chắn đây là trò bịp táo tợn!!!

Thay lời kết

Trong trường học, trẻ gái học giỏi tương đương trẻ trai. Ngoài xã hội, nhiều phụ nữ thành công không thua nam giới. Nhiều gia đình chỉ có toàn trai hay toàn gái vẫn hạnh phúc, thành đạt. Bởi tâm lý chuộng trai hơn gái nhiều gia đình đã phải khổ cực canh cánh vào “chuyện ấy”.

Trai hay con gái, con nào cũng phải mang nặng đẻ đau, nên cũng quý như nhau. Đã có thai phụ bỏ thai vì giới tính không như ý, những thai này thường đã lớn, đủ để xác định giới tính thai nhi. Bộ Y tế ngăn cấm phá thai vì giới tính. Hơn nữa, phá thai lớn sẽ nguy hiểm cho bà mẹ trước mắt và khó khăn cho lần mang thai sau này.

Hiện ở Việt Nam đã có sự mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ lệ trẻ trai/ trẻ gái đã là 116/100. Nếu không để sinh đẻ theo tỷ lệ tự nhiên, sự mất cân bằng giới tính càng ngày càng nghiêm trọng. Theo đà hiện nay thì chỉ 10 năm nữa thôi nam thanh niên sẽ không có nữ để cưới làm vợ.

Không có phương pháp chọn giới tính nào tuyệt đối. Những phương pháp quái đản, phi khoa học thật sự là những trò lừa bịp mà thôi.

 

“Không có Đổi Mới, chúng tôi không thể thực hiện được ước mơ”

http://vov.vn/xa-hoi/khong-co-doi-moi-chung-toi-khong-the-thuc-hien-duoc-uoc-mo-583270.vov

GS.TS Phạm Gia Khải: Không có Đổi Mới thì tôi và các đồng nghiệp không thể thực hiện được ước mơ hằng theo đuổi.

GS.TS – Anh hùng Lao động Phạm Gia Khải – chuyên gia can thiệp tim mạch đầu tiên ở Việt Nam là người đã nhiều năm gắn bó với ngành y. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn dành thời gian cho sự nghiệp cứu người. Ông không chỉ là một bác sĩ tận tâm với bệnh nhân mà còn là người thầy đáng kính của biết bao thế hệ bác sĩ tim mạch can thiệp ở Việt Nam.

Giáo sư được nhận nhiều giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ, thầy giáo nhân dân, anh hùng lao động. Ông được rất nhiều học trò quý mến. Giáo sư Khải thường nói với các đồng nghiệp của mình rằng: “Kỹ thuật sẽ già đi mau chóng, chỉ có tình người là còn lại mãi mãi. Với những bác sĩ không có gì tốt đẹp hơn là cuộc sống của người bệnh”.

Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư về những trăn trở và thách thức của ngành Y tế.

PV: Là người công tác lâu năm trong ngành Y, Giáo sư có hồi ức nào đáng nhớ trong suốt chặng đường dài sự nghiệp của mình?

GS Phạm Gia Khải: Tôi là người trưởng thành trong thời bao cấp. Thời đó, sự khó khăn, thiếu thốn có mặt ở mọi tầng lớp xã hội, nhưng sự sẻ chia, đùm bọc nhau đã giúp cho mọi người vượt qua được những khó khăn. Khi Đổi Mới bắt đầu, tôi cũng hơi bị “sốc”, không còn cảnh tem phiếu, ai cũng nghĩ cho sự tồn vong của cá nhân và gia đình mình, ngành y tế cũng vậy, hệ thống y tế cơ sở không còn hoạt động như trước nữa. Sinh viên, cán bộ y tế xuống xã rất khó để vận động người dân làm theo.

Ngành Y tế bắt đầu có những khẩu hiệu mới để người dân thực hiện theo những tiêu chuẩn mới. Từng đoàn cán bộ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau xuống các tuyến cơ sở để phổ biến các qui định, người cán bộ cơ sở phải ghi chép rất nhiều nhưng không thực hiện nổi, đơn giản là vì không có gì để ràng buộc họ phải làm theo. Tiền, phương tiện không có hoặc rất thiếu, nhất là sự quản lý rất lỏng lẻo.

Tôi còn nhớ câu nói của GS Tôn Thất Bách: “Trước đây, tôi làm công tác tuyến dưới không khó, vận động nhân dân chỉ với những khẩu hiệu đơn giản như “Ba sạch, bốn diệt”, quần chúng tham gia, cán bộ thôn xã tham gia, khác hẳn với bây giờ….”

Thế rồi, những thay đổi trong thực tế đã dần dần làm thay đổi cách nhìn của tôi đối với Đổi Mới: Những bài báo ký tên NVL và theo sau là những hành động có thực trong xã hội, những bài viết không còn bị hạn chế bởi những qui định theo lối mòn thường thấy trong Văn nghệ và các báo chí khác.

Trên các trang báo, ngoài ca tụng ra, người ta còn thấy có những phê bình trực diện, thẳng thắn. Thời đó, tôi có người quen làm nông nghiệp ở Hà Bắc rất thích thú với quan điểm khoán sản phẩm – điều mà được ấp ủ bấy lâu nay, giờ mới được thực hiện. Một số cơ sở sản xuất phát triển, trong khi một số khác bị “sập tiệm” vì không năng động.

Ngành y, nơi tôi có nhiều trăn trở đã có những thay đổi có tính chất bước ngoặt: Ở cương vị của mình, tôi đã gửi được nhiều cán bộ đồng nghiệp trẻ đi học ở các nước có nền y học phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật… Tôi đã được phép mời các bạn đồng nghiệp các nước đó sang “cầm tay, chỉ việc” cho các thầy thuốc chuyên khoa Việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã đặt được ngành Tim mạch Việt Nam lên quĩ đạo phát triển chung của khu vực.

Đồng thời, ngành Tim mạch can thiệp được khai sinh cùng với các kỹ thuật khác không thể thiếu như lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, Hóa sinh,… Không có Đổi Mới thì tôi và các đồng nghiệp không thể thực hiện được ước mơ hằng theo đuổi, cùng với những tiến bộ khác trong kinh tế, xã hội, mà trước đó, tôi không dám nghĩ tới.

PV: Là người dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp y học, vậy Giáo sư có đề xuất nào để giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn?

GS Phạm Gia Khải: Tôi đã có người thân và chính bản thân tôi cũng đã phải nằm điều trị ở bệnh viện một số lần, cũng đã nhận thấy chúng ta cần khắc phục nhiều điều: người bệnh không được chăm sóc theo đúng yêu cầu phải có, không có gia đình đi theo thì sự chăm sóc chắc chắn không được như ý muốn, hiện tượng nằm đôi nằm ba, người nhà phải nằm dưới gầm giường,…

Bộ Y tế đã có sáng kiến thành lập nhiều bệnh viện vệ tinh, đó là một điều hay, nhưng mỗi bệnh viện mới thành lập sẽ kéo theo nó rất nhiều việc phải giải quyết: Trang thiết bị, kinh phí cho vật tư tiêu hao, việc đào tạo cán bộ sử dụng thành thạo các trang thiết bị đó phải hữu hiệu,… Nếu không, bệnh viện vệ tinh sẽ rất tốn kém và không hữu ích. Nên chăng, theo tôi chúng ta thành lập các Trung tâm y tế theo khu vực, không nhất thiết phải theo đơn vị hành chính.

PV: Gần đây, chúng ta thường nói đến cụm từ “nhóm lợi ích”. Dưới con mắt của người trong ngành Y tế, ông nghĩ thế nào về cụm từ này?

GS Phạm Gia Khải: Thời gian gần đây ta thường nói đến “nhóm lợi ích”, chúng ta rất hao phí sức người sức của, lợi ích quốc gia vì các nhóm đó, một căn bệnh trầm kha mà nếu không giải quyết thì xã hội Việt Nam sẽ như người bị thiếu máu do giun móc nhưng không tẩy, bệnh không thể khỏi được, chỉ có nặng thêm mà thôi.

Nền kinh tế thị trường đã giúp cho xã hội phát triển nhiều về mặt kinh tế, nhưng kinh tế thị trường không được kiểm soát sẽ rơi vào tình trạng tư bản hoang dã, pháp luật không được tôn trọng.

PV: Ông có lời nhắn nhủ gì dành cho những cán bộ trong ngành Y tế?

GS Phạm Gia Khải: Ngành y, theo nhận xét của tôi, là một ngành dịch vụ nhân đạo, có nghĩa là phải phục vụ xã hội về mặt sức khỏe, được bồi dưỡng theo khả năng và theo sự đánh giá của xã hội.

Ngành y là một ngành nhân đạo, thái độ hách dịch, cửa quyền đối với người bệnh và người nhà của họ là không thể chấp nhận được. Chúng ta phải luôn nhớ rằng, một người làm công tác trong ngành Y tế phải là người làm một nghề nhân đạo trong cả hành động và lời nói với tất cả mọi người, cả trong và ngoài ngành.

Nhân dịp năm mới, tôi xin chúc cho các đồng nghiệp của tôi trong ngành Y có nhiều sức khỏe, nhân ái, giàu tri thức để phục vụ người bệnh được tốt hơn. Chúc cho nền Y học nước nhà có những đột phá mới sánh tầm khu vực và thế giới!.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!./.

 

Thêm 1 ổ dịch thủy đậu ở TP.HCM

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/them-1-o-dich-thuy-dau-o-tphcm-675837.html

Chiều 4-1, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP.HCM cho biết vừa ghi nhận thêm một ổ dịch thủy đậu tại một cao ốc ở quận Tân Bình với năm người mắc.

Theo BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc TTYTDP TP.HCM, cơ quan y tế đã giám sát ổ dịch nói trên và hướng dẫn cách ngăn ngừa lây lan.

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc TTYTDP TP.HCM, cho biết có khả năng một số người đã bị lây nhiễm thủy đậu nhưng bệnh chưa bột phát. Do vậy, những người trong khu vực có dịch nên thường xuyên mang khẩu trang y tế (loại sử dụng một lần) ngay cả lúc làm việc để tránh lây lan trong cộng đồng. “Bên cạnh đó, nên thực hiện rửa tay trước và sau khi ăn” - BS Dũng lưu ý.

Liên quan đến ổ dịch thủy đậu tại Công ty TNHH Gunze Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM), BS Dũng cho biết cơ quan y tế đã vào và hướng dẫn công ty xử lý ổ dịch để không lây lan. “Ngoài hướng dẫn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, cơ quan y tế còn phát cloramin B để công ty khử khuẩn hằng ngày” - BS Dũng nói.

 

Phát hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau nợ cả trăm tỷ đồng

http://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-benh-vien-da-khoa-tinh-ca-mau-no-ca-tram-ty-dong-20170105041250578.htm

Ngày 4/1, nguồn tin của Dân trí cho biết, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn kiểm tra một số hoạt động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Qua đó, phát hiện bệnh viện này đang mắc nợ một khoản tiền lên đến cả trăm tỷ đồng.

Theo nguồn tin của PV Dân trí, qua xác minh bước đầu của Sở Y tế tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đang nợ khoảng 100 tỷ đồng và chủ yếu là các công ty cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho bệnh viện.

Ngoài ra, bệnh viện tỉnh này cũng nợ tăng thu nhập, phúc lợi, khen thưởng cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện và nợ cả tiền ứng trước viện phí của bệnh nhân.

Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, sau khi ứng trừ một số chứng từ, bệnh viện tỉnh Cà Mau nhiều khả năng sẽ mất cân đối hàng chục tỷ đồng.

Sau khi phát hiện vấn đề nợ nần trên, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau giải trình nguyên nhân để tiếp tục xem xét, xử lý trách nhiệm những đơn vị, cá nhân có liên quan.

 

Phẫu thuật cột sống ở Bệnh viện Trưng Vương

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170104/phau-thuat-cot-song-o-benh-vien-trung-vuong/1246720.html

Chỉ sau hơn một năm chính thức thành lập, đơn vị phẫu thuật cột sống (gọi tắt đơn vị cột sống) Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật không chỉ bằng các kỹ thuật kinh điển mà cả kỹ thuật mới nhất là Tateru Shiraishi.

Theo PGS.TS Võ Văn Thành - cố vấn Bệnh viện Trưng Vương chuyên trách đơn vị cột sống, đến nay đơn vị cột sống của Bệnh viện Trưng Vương tiếp nhận điều trị nội trú khoảng 400 bệnh nhân, phẫu thuật gần 150 ca.

Ở nhóm bệnh cột sống cổ, các bác sĩ phẫu thuật được bệnh tủy sống cổ cấp tính sau chấn thương kèm liệt tứ chi, bệnh tủy sống cổ mãn tính do cốt hóa dây chằng dọc sau kèm liệt, bệnh tủy sống cổ mãn tính do thoát vị đĩa đệm kèm liệt tứ chi, bướu trong ống sống ngoài tủy cổ...

Với nhóm bệnh cột sống lưng và thắt lưng, phẫu thuật được các bệnh: gãy lún nhiều mảnh cột sống lưng và thắt lưng kèm liệt hai chân, trật cột sống cổ C1/C2 kèm liệt một phần tứ chi, mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa hoặc do khuyết eo cung sau, u tủy sống kèm liệt hai chân, ung thư di căn cột sống...

Đặc biệt, được sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ Võ Ngọc Thiên Ân (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM), các bác sĩ đơn vị cột sống tiếp cận và thực hiện được kỹ thuật Tateru Shiraishi.

Theo PGS Thành, đây là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật cổ điển, giúp bệnh nhân chấn thương tủy cổ hoặc bị bệnh lý tủy cổ không phải tốn tiền dụng cụ, không phải cắt cơ - xương nhiều, giữ cơ bám ở cổ để cổ không bị còng sau mổ, bệnh phục hồi nhanh, người bệnh ít đau cổ sau mổ.

Kỹ thuật này còn áp dụng trong phẫu thuật lấy bướu (1-2cm) nằm trong màng cứng mà không cần cắt bản sống.

Hiện Bệnh viện Trưng Vương thực hiện thành công kỹ thuật mới này cho 19 bệnh nhân.

 

Sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế với người chưa có thẻ BHYT trong năm 2017

http://bnews.vn/se-dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-voi-nguoi-chua-co-the-bhyt-trong-nam-2017/32341.html

Người không có thẻ bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chi trả theo bảng giá ban hành từ năm 2006 và 2012, chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương nên thấp hơn mức giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong năm 2017, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (hiện giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ mới chỉ tính 4/7 yếu tố). Tiến trình này để bảo đảm bình đẳng, cùng một mức giá giữa người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có thẻ; chỉ khác về chi trả.

Cũng trong năm nay, ngành Y tế tiếp tục thực hiện mức giá dịch vụ y tế có tiền lương đối với người có thẻ bảo hiểm y tế tại 27 tỉnh, thành phố. Dự kiến thực hiện vào quý I, đầu quý II/2017. Với việc đưa lương vào tính viện phí, hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh sẽ được điều chỉnh tăng giá.

Người có thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế chi trả (trừ phần đồng chi trả của một số nhóm và một số dịch vụ, thuốc, vật tư không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ). Người không có thẻ phải tự trả tiền. Khi đó, người dân sẽ thấy lợi ích của bảo hiểm y tế để tham gia.

Người không có thẻ bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chi trả theo bảng giá ban hành từ năm 2006 và 2012, chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương nên thấp hơn mức giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, đến năm 2016 phải thực hiện mức giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương.

Vì thế, lộ trình thực hiện mức giá cho người chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang chậm hơn thời gian quy định của Chính phủ. Mục đích của việc điều chỉnh này là nhằm tiến tới bảo hiểm toàn dân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết, liên Bộ cũng hoàn thiện để ban hành thông tư quy định khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng cho những người khám, chữa bệnh theo yêu cầu…

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến thời điểm cuối tháng 12/2016, cả nước đã có hơn 75 triệu người tham gia bảo hiểm y yế, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 81,3%, vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao 2,3%.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang