Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 08/3/2017

  • |
T5g.org.vn - Nhiều trẻ mắc ho gà, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống; Lần đầu tiên chỉnh gen chữa thiếu máu hồng cầu thành công; Hà Nội công bố đường dây nóng về dịch cúm gia cầm; Trẻ tử vong vì ho gà, Bộ Y tế cảnh báo khẩn

 

Nhiều trẻ mắc ho gà, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống

http://toquoc.vn/y-te/nhieu-tre-mac-ho-ga-bo-y-te-yeu-cau-cac-dia-phuong-tang-cuong-phong-chong-230671.html

http://www.phapluatplus.vn/benh-ho-ga-gia-tang-bo-y-te-ra-cong-van-khuyen-cao-phong-benh-d37555.html

http://laodong.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-kien-quyet-khong-de-dich-benh-ho-ga-bung-phat-644273.bld

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh ho gà.

Thời tiết lạnh, độ ẩm cao trong những tháng đầu năm 2017 là điều kiện để các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có ho gà. Các trường hợp mắc bệnh ho gà tại một số tỉnh, thành phố gia tăng so với cùng kỳ năm 2016, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh khu vực phía Bắc.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương tiếp nhận và điều trị hơn 50 bệnh nhi mắc ho gà, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi do chưa được tiêm chủng. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, phải thở máy, có trường hợp phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật trao đổi oxy ngoài cơ thể (hay còn gọi là kỹ thuật ECMO), trong đó đã có bốn ca tử vong.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng chống và không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin; tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn và thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, tránh bỏ sót đối tượng.

Các cơ sở y tế địa phương cần thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng, kiên quyết xóa các vùng lõm trong tiêm chủng; Chủ động giám sát, xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Triển khai vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học, lớp học, nhà trẻ để đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng và giữ vệ sinh cá nhân để phòng nguy cơ lây truyền bệnh. Mặt khác, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao, các địa bàn có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Bộ Y tế cảnh báo, bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi và có tính lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học…

Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ có thể ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Vì vậy, để phòng chống bệnh, người dân cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắcxin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch.

Hiện có 2 loại vắc xin phòng bệnh ho gà là DTP (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) và Quinvaxem (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Lịch tiêm chủng vắcxin DTP hoặc Quinvaxem cho trẻ cụ thể là mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 1 tháng và mũi thứ 4 khi trẻ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, để phòng bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Hà Nội công bố đường dây nóng về dịch cúm gia cầm

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ha-noi-cong-bo-duong-day-nong-ve-dich-cum-gia-cam-1127896.tpo

Người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người do Sở Y tế Hà Nội vừa công bố.

Ngày 7/3, Hà Nội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban công tác phòng chống dịch bệnh ở người trên địa bàn. Theo đánh giá, dịch cúm A(H7N9) đang tăng nhanh tại Trung Quốc có khả năng xâm nhập vào nước ta.

Trước tình hình trên, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phòng chống dịch cúm A(H7N9), giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua sân bay Nội Bài. Trung bình, mỗi ngày tại Nội Bài có khoảng 50-60 chuyến bay quốc tế và khoảng 7.000-8.000 hành khách nhập cảnh, vì vậy Sở này đã triển khai 2 máy đo thân nhiệt phát hiện sớm hành khách có dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là hành khách đến từ vùng có dịch.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, vi rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm, nên rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút. Trong khi các chốt kiểm dịch chủ yếu là kiểm soát bằng mắt thường nên không thể phát hiện ra gia cầm nhiễm bệnh: “Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng”, ông Hiền cho biết.

Ngoài việc bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người. Cụ thể hai số gồm: 0949.396.115 và 0969.082.115. Theo đó, người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến số điện thoại đường dây nóng.

"Theo báo cáo từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 366 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 19 trường hợp tay chân miệng; 20 trường hợp sốt phát ban dạng sởi; 12 trường hợp ho gà; 3 trường hợp liên cầu lợn, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh".

 

Phát hiện gia cầm lậu tại Hà Nội, người dân gọi đến đường dây nóng 949.396.115 và 0969.082.115

http://suckhoedoisong.vn/phat-hien-gia-cam-lau-tai-ha-noi-nguoi-dan-goi-den-duong-day-nong-0949396115-va-0969082115-n128930.html

Để phòng dịch cúm gia cầm có hiệu quả, hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác phòng chống dịch bệnh ở người trên địa bàn TP Hà Nội với điểm cầu các quận/huyện/thị xã diễn ra ngày 7/3, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết để ngăn dịch cúm gia cầm không xâm nhập vào nước ta, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phòng chống dịch cúm A(H7N9), giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài.

Trung bình, mỗi ngày có khoảng 50-60 chuyến bay quốc tế và khoảng 7.000-8.000 hành khách nhập cảnh, triển khai 2 máy đo thân nhiệt phát hiện sớm hành khách có dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là hành khách đến từ vùng có dịch.

Cũng theo ông Hoàng Đức Hạnh, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trao đổi thông tin về dịch bệnh trên đàn gia cầm để giám sát tại cộng đồng. Mặt khác, tăng cường phối hợp với các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn giám sát để phát hiện sớm trường hợp nghi mắc bệnh. Từ đầu năm 2017 đến nay đã giám sát được 3 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút, trong đó có 2 trường hợp tại phương Mai Động và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và 1 trường hợp tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình), kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút cúm A và B.

“Theo dự kiến ngày 13/3 tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với Sở NN& PTNT và UBND huyện Thường Tín tổ chức diễn tập về phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại xã Lê Lợi-nơi có chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ”- ông Hoàng Đức Hạnh cho biết.

Trước thực tế vi rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm, vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút, nên tai các chốt kiểm dịch chủ yếu là kiểm soát bằng mắt thường nên không thể phát hiện ra gia cầm nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Yế, tới đây, Sở Y tế sẽ phối hợp với Sở NN& PTNT tăng cường xét nghiệm nhanh vi rút cúm định kỳ và đột xuất trên địa bàn, đặc biệt là những nơi nguy cơ cao.

“Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng”, ông Nguyễn Khắc Hiền nói.

Để phòng dịch có hiệu quả, hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, trong đó có hơn 7.300 kg Cloramin B và gần 2.000 viên Tamiflu. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người, cụ thể là: 0949.396.115 và 0969.082.115.

“Khi người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến số điện thoại đường dây nóng”- ông Hiền nói.

 

Trẻ tử vong vì ho gà, Bộ Y tế cảnh báo khẩn

http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/4-tre-tu-vong-vi-ho-ga-bo-y-te-canh-bao-khan-835923.html

Từ đầu năm 2017 đến nay đã có hơn 50 ca nhập viện, trong đó có 4 trẻ đã tử vong vì mắc bệnh ho gà ở nước ta.

Chiều 6/3, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh ho gà trước sự ra tăng bệnh nhi mắc bệnh này đặc biệt là số bệnh nhi tử vong do nhiễm bệnh trong thời gian vừa qua.

Theo công văn của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay, bệnh ho gà có những diễn biến khác phức tạp. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân bị ho gà nhập viện đang tăng. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị hơn 50 bệnh nhi mắc ho gà.

Thậm chí nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, phải thở máy. Trong đó có trường hợp phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật trao đổi oxy ngoài cơ thể vì diễn bệnh bệnh nặng. Ghi nhận trong đầu năm 2017 có bốn ca tử vong vì ho gà do bệnh tình diễn biến quá nhanh.

Được biết, những trẻ mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới ba tháng tuổi, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, tiêm chưa đủ liều hoặc người mẹ chưa từng tiêm vắc xin ho gà nên không có kháng thể truyền cho con.

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh ho gà để dịch không bùng phát, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vaccine. Tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn. Thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, tránh bỏ sót đối tượng.

Ngoài ra, thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm, kiên quyết xóa các vùng lõm trong tiêm chủng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời không để dịch bùng phát.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ… đề phòng nguy cơ lây bệnh. Mặt khác, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao, các địa bàn có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

 

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ: Bệnh viện tích cực, bệnh nhân hài lòng

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451410/

Nhờ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ngoài giờ được triển khai vài năm gần đây mà nhiều bệnh viện (BV) đã giảm quá tải trong giờ hành chính, chất lượng dịch vụ tăng lên. Không chỉ thuận tiện cho người bệnh mà khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ còn tăng thêm thu nhập cho bác sĩ, y tá, nhân viên phục vụ của BV, đồng thời hạn chế được tình trạng bác sĩ “tuồn” người bệnh ra phòng khám tư, BV tư. Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng có điều kiện mở rộng đối tượng tham gia BHYT, vì người dân nhận thấy ngày càng có nhiều quyền lợi trong khám chữa bệnh.

Khám bệnh BHYT 24/7

Hơn 17 giờ, nhiều người mặc đồng phục công nhân hay quần áo còn dính đầy bụi bẩn từ những công trình và có cả nhân viên văn phòng đang ngồi trước các phòng khám của BV Quận Bình Tân. Dù hết giờ làm việc nhưng toàn bộ dãy ghế đã đông nghẹt người chờ đến lượt khám, bởi những năm gần đây, BV đã triển khai khám ngoài giờ mà vẫn được hưởng BHYT.

Ngồi chờ đến lượt khám, anh Hồ Đức Thuận, đang làm công nhân trong Khu công nghiệp Tân Tạo, cho biết: “Thấy xương bị đau nhức bên trong nhưng không có thời gian đi khám, do ban ngày phải đi làm. Khi nghe chủ nhà trọ cho biết BV Quận Bình Tân có khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ nên tôi thử đi xem sao. Người hướng dẫn cho biết chỉ có tiền khám bệnh tăng hơn chút so với giờ hành chính, còn lại thì đều được hưởng theo chế độ BHYT. Thấy mọi người khám rất nhanh, không bị ách tắc ở khâu nào. Tôi nghĩ cách làm này cần nhân rộng ra nhiều nơi thì rất tốt cho người lao động như chúng tôi. Bởi công việc lao động thì nghỉ ngày nào mất tiền ngày đó, nay có thể đi khám BHYT sau khi làm việc xong thì quá tuyệt vời”.

Tương tự, BV Quận 2 cũng đông nghẹt người đến khám bệnh vào ngày cuối tuần. Tại quầy hướng dẫn luôn có nhiều người đứng chờ được nhân viên hướng dẫn các thủ tục để khám. Đang ngồi chờ mẹ siêu âm trong phòng, chị Huỳnh Thị Thùy Trang (ngụ trên đường Nguyễn Duy Trinh) cho hay: “Người lớn tuổi thường hay ốm đau bệnh tật. Đi khám ngày thường thì cũng mất cả buổi sáng, có khi đến tận chiều. Từ khi BV triển khai khám BHYT ngoài giờ, tôi không phải nghỉ việc mà vẫn có thể chăm lo chu đáo cho người thân”.

Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” hơn các BV khác trong câu chuyện khám chữa bệnh ngoài giờ, nhưng BV Nguyễn Tri Phương rất tích cực thực hiện, thậm chí đã điều chỉnh giờ khám bệnh 24/7 phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào và khung giờ nào. Theo bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, nhu cầu bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú trong các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ rất lớn, vì vậy BV rất chú trọng và triển khai dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú theo yêu cầu, khi tới khám bệnh, bệnh nhân đóng thêm phí khám chữa bệnh ngoài giờ hành chánh nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của người có thẻ BHYT, nghĩa là được cấp thuốc và hưởng chế độ chi trả BHYT theo quy định.

Hướng đến người bệnh

Bác sĩ Nguyễn Văn Mười, Giám đốc BV Bình Tân, cho biết việc khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ đã triển khai từ cách đây 2 năm do nhu cầu của người bệnh ngày càng nhiều. Do xung quanh BV có rất nhiều khu công nghiệp, xưởng sản xuất nên người lao động phổ thông rất đông. Xuất phát từ nhu cầu của người dân, BV mở khám bệnh ngoài giờ, đã giúp cho nhiều người lao động được thuận tiện hơn. Người bệnh được khám BHYT từ giờ hành chính cho đến 21 giờ, kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật, với trung bình mỗi ca 400 - 500 bệnh nhân. Dù việc tăng ca khám chữa bệnh khiến y bác sĩ vất vả nhưng BV muốn tạo thuận lợi trên hết cho người bệnh, vừa giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, vừa tăng thêm thu nhập chính đáng cho nhân viên y tế.

Được thực hiện vào tháng 5-2016, BV Nguyễn Tri Phương đã mạnh dạn làm đề án xin Sở Y tế TPHCM cho phép được khám chữa bệnh ngoài giờ nhưng vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ của thẻ BHYT. Từ khi triển khai khám ngoài giờ đã giảm tải cho ngày thường rất nhiều.

“Cách đây vài năm, tôi chứng kiến nhiều người bệnh phải chờ vất vả đi khám bệnh, còn phải tranh thủ khám nhanh để cho kịp giờ đi làm. Nhiều người thân của tôi cũng rơi vào tình cảnh mỗi khi đi khám bệnh phải xin nghỉ việc. Từ thực tế đó, tôi đã làm đề án xin sở cho khám bệnh ngoài giờ nhưng vẫn hưởng BHYT. Nhờ vậy mà nhiều người đi làm không phải nghỉ, học sinh không bỏ học, công nhân không phải mất ngày lương… Đối với bệnh nhẹ thì việc khám ngoài giờ rất thuận tiện mà còn giảm tải cho BV rất nhiều. Còn các bệnh mãn tính, bệnh lý bất thường thì buộc phải đi khám ban ngày để lấy mẫu xét nghiệm”, bác sĩ Võ Đức Chiến chia sẻ.

Sở Y tế và BHXH TPHCM  đã có hướng dẫn và tuyên truyền cho các BV về việc khám chữa bệnh ngoài giờ mà vẫn hưởng đầy đủ quyền lợi của BHYT. Theo đó, các cơ sở y tế này cần phải thông báo trước cho cơ quan BHXH; cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai và thông báo trước những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng khi tham gia BHYT.

 

Đi khám không mang bảo hiểm y tế vẫn sẽ được thanh toán

http://dantri.com.vn/suc-khoe/di-kham-khong-mang-bao-hiem-y-te-van-se-duoc-thanh-toan-20170307152219801.htm

Trước đây, khi đi khám bệnh, người bệnh quên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ không được quỹ BHYT chi trả, phải đăng kí khám thường. Theo Dự thảo Thông tư mới, dù quên thẻ, người bệnh vẫn có thể được thanh toán viện phí.

Trước đó, theo quy định, người dân có thẻ BHYT khi đi khám bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó mới được đăng kí khám chữa bệnh BHYT và được quỹ chi trả theo quy định.

Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật BHYT thuộc lĩnh vực y tế, vẫn khuyến khích người dân tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải cung cấp số thẻ BHYT hoặc xuất trình thẻ BHYT có ảnh.

Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội); Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực; Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân); Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Tuy nhiên, với những trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến khám chữa bệnh mà không mang theo thẻ BHYT vẫn được Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí nếu cung cấp với cơ sở khám chữa bệnh số thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó (một trong các giấy tờ kể trên).

Còn nếu tại thời điểm đi khám chữa bệnh, người bệnh không nhớ số thẻ, hoặc không có giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sẽ không được quỹ BHYT thanh toán.

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT có hiệu lực kể từ thời điểm xuất trình thẻ BHYT, hoặc số thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân.

 

Thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm: Quy về một đầu mối

http://www.daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-an-toan-thuc-pham-quy-ve-mot-dau-moi-359848

Ngày 6/3, tại TP HCM, Đoàn giám sát của Quốc hội đã tổ chức hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại khu vực phía Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì Hội thảo. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng.

“Rùng mình” vì thực phẩm bẩn

Trong phát biểu của mình, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển chia sẻ, mới đây trong quá trình đoàn giám sát thực hiện lấy mẫu giết mổ trâu bò ở khu vực phía Nam, thấy trong số hơn 1.600 con thì riêng TP.HCM phát hiện hơn 1.000 con được nuôi bằng thuốc tăng trọng, chất tạo nạc,...“Có những lò giết mổ mà phải nói sau khi đi giám sát thì chúng tôi thấy đó phải gọi là “lò sát sinh” mới đúng, và khi về thì nhiều thành viên trong đoàn không dám ăn thịt nữa”- ông Hiển nói.

Bà Nguyễn Thị Thu- Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, tính trong giai đoạn 2011-2016 thì thành phố đã thành lập đến hơn 2.000 đoàn thanh, kiểm tra và phát hiện tịch thu, tiêu hủy đến trên 23.000 tấn hàng hóa thực phẩm bẩn. Theo bà Thu, đặc thù của TP HCM là nơi thị trường tiêu thụ lớn với ngót nghét 10 triệu người nên nguồn hàng hóa thực phẩm được đưa từ các tỉnh, thành về rất lớn mỗi ngày. Thời gian qua, sở dĩ vấn đề quản lý, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố còn chưa hiệu quả cũng một phần chưa sâu sát vào khía cạnh này.

Tại Hội thảo, đại diện Bộ Y tế cho biết, trong năm 2016 riêng Bộ này đã tiến hành thanh, kiểm tra trên 3 triệu lượt cơ sở thực phẩm, phạt hành chính trên 100 tỷ đồng. Đó là những con số rất đáng suy ngẫm, kể cả đối với các thương hiệu lớn cũng vi phạm. Mỗi năm, số cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm cũng đã tăng lên rất đáng lo ngại. Cụ thể số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% (2015) lên 23,4% (2016); tỉ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 50,5% (2015) lên 67% (2016). Đáng lưu ý là ngay cả chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm hiện không có nguồn kinh phí độc lập, cũng không đủ nguồn lực con người để triển khai các hoạt động mang tính dài hạn.

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, đã phạt đến hơn 8.000 cơ sở không đảm bảo, cảnh cáo gần 18.500 cơ sở về an toàn thực phẩm. Dù các địa phương phát hiện nhiều vi phạm nhưng thực tế cho thấy xử phạt còn ít, mức phạt trung bình trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm chỉ từ 1 triệu đồng (2011) nhích lên được 4 triệu (2016), dẫn đến không đủ sức răn đe, nhiều cơ sở tái phạm hoặc không khắc phục, sửa chữa, nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bàn cách “chặn” thực phẩm bẩn

Nhiều ý kiến tại Hội thảo đề nghị cho thành lập một cơ quan từ Trung ương đến địa phương để quản lý thực phẩm bẩn, chứ không thể chờ phối hợp giữa các Bộ ngành sẽ rất chậm và cũng chồng chéo, không xử lý được triệt để.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lý giải, tại sao phải quy về một mối quản lý tập trung về an toàn thực phẩm là bởi vì trên thực tế có những nơi dù có đủ kinh phí, đủ con người, nhưng khi hỏi ngay cả Chi cục trưởng Chi cục Thú ý mà cũng không biết được cơ sở giết mổ đó đã tồn tại cả 3 năm rồi. “Có nơi chính quyền xã bảo biết hết, nhưng không dám làm vì lo sợ sau này về hưu không biết sống với ai (!?). Đó là những vấn đề hết sức cụ thể, bức xúc mà chúng tôi muốn được các địa phương mạnh dạn đề xuất giải pháp…”- ông Hiển nêu dẫn chứng.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện nay Bộ Y tế đang gấp rút hoàn thiện đề án về xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm. Đối với vấn đề thực phẩm chức năng, đại diện Bộ Y tế cũng thừa nhận đang có nhiều vi phạm, chẳng hạn sản xuất giả, sản xuất tại nơi không đảm bảo vệ sinh, hàng nhái nhãn mác, cũng như có dấu hiệu kinh doanh đa cấp nhưng không có đăng ký kinh doanh… Tuy nhiên, quan điểm của Bộ này là dứt khoát khi phát hiện các cơ sở vi phạm thì ngoài xử phạt hành chính sẽ công bố công khai trên website để làm gương.

Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhìn nhận, thực tế công tác kiểm soát an toàn thực phẩm ở các cơ sở nhỏ lẻ, nông hộ hiện nay còn yếu kém. Việc thanh tra chuyên ngành ở các xã phường hiện nay là hầu như không có, khiến cho các tỉnh dù đã có quy hoạch nhưng vẫn tồn tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật An toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TP HCM chia sẻ, Đề án quản lý mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm của thành phố. Đề án này xuất phát từ thực tế các nguồn thực phẩm vào thành phố hiện nay đa số là có xuất xứ từ các tỉnh thành đưa tới. Nếu quản lý tốt được ngay từ khâu “đầu vào” này thì thành phố sẽ kiểm soát được đến 70-80% các nguồn cung cấp thực phẩm vào thành phố.

Theo bà Thu, cho đến nay thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho hơn 40 cơ sở từ các tỉnh đưa thực phẩm vào TP.HCM, với tổng sản phẩm hơn 202 triệu quả trứng gà/năm, 4,4 triệu tấn nước mắm/năm… TP HCM cũng có ký kết với 15 tỉnh về cung cấp nguồn thủy sản để đảm bảo kiểm soát nguồn cung cấp thủy sản vào thành phố.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, mô hình của TP HCM lập một đơn vị quản lý kiểm soát chức năng an toàn thực phẩm của cả 3 Sở NN&PTNT, Sở Y tế và Sở Công thương TP sẽ là mô hình được Trung ương nghiên cứu kỹ trước bối cảnh có nhiều lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.

 

Chú trọng liên kết, truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451409/

Ngày 6-3 tại TPHCM, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016” tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại khu vực phía Nam. Cùng dự có đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM.

Phát biểu đề dẫn, ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội cho biết: An toàn thực phẩm là vấn đề được người dân rất quan tâm và được Quốc hội lựa chọn giám sát chuyên đề tối cao đầu tiên của khóa XIV. Đoàn đã đi giám sát tại 19/21 tỉnh, thành phố làm việc với các bộ, ngành liên quan và nghe Chính phủ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm. Hiện nay, việc đánh giá mức độ an toàn thực phẩm còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng nhiều địa phương đã tới “giới hạn đỏ”, gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, chúng ta cần làm rõ, có đánh giá đúng thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay, những tồn tại hạn chế và đặc biệt đề ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn thời gian tới.

Trong giai đoạn 2011 - 2016, ngành y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 3 triệu lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%. Số lượt thanh tra, hậu kiểm đã tăng gấp 1,5 - 2 lần so với các năm trước.

Trong năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện quyết liệt tại các địa phương. Số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% năm 2015 lên 23,4% năm 2016; tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 50,5% năm 2015 lên 67% năm 2016; số tiền phạt trung bình một cơ sở tăng từ 3,59 triệu đồng lên 3,73 triệu đồng năm 2016, cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng, nếu không kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ thì chúng ta sẽ “mất kiểm soát”. Cần phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bởi nếu không truy xuất được thì công tác hậu kiểm sẽ không giải quyết được vấn đề cũng như không thể xử phạt, xử lý tận gốc.

Tham luận trình bày tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo và đang hướng tới truy xuất nguồn gốc đối với toàn bộ các sản phẩm khác; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ; liên kết vùng nguyên liệu và sản xuất, tiêu thụ...

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở nuôi trồng tập trung như giá thuê đất, thuế, vốn; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết, sản xuất trong các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; tập trung phát triển các hình thức hợp tác kinh tế phù hợp đối với các lĩnh vực thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, mô hình liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp cũng như các đối tác khác trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp quản lý, đẩy nhanh tốc độ phát triển, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có 61 tỉnh, thành phố xây dựng được 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 224 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

 

Hà Nội: Quán cơm bán rượu chứa methanol vượt ngưỡng hơn 2.000 lần

http://dantri.com.vn/suc-khoe/ha-noi-quan-com-ban-ruou-chua-methanol-vuot-nguong-hon-2000-lan-20170307174430774.htm

Qua kiểm tra trên 170 cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, Hà Nộiđã niêm phong gần 2.000 lít rượu không nhãn mác, đặc biệt đã phát hiện một quá ncơm bán rượu có chứa hàm lượng methanol cao vượt ngưỡng cho phép hơn 2.000 lần.

Đầu giờ chiều nay, 7-3, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP Hà Nội đã họp khẩn với các sở ngành, quận/ huyện liên quan để bàn biện pháp truy xuất và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn, sau khi liên tiếp có bệnh nhân ở Hà Nội bị ngộ độc rượu methanol.

Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, đã ghi nhận 11 người ở Hà Nội bị ngộ độc rượu methanol phải vào Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, 1 trường hợp tử vong. Hầu hết bệnh nhân là người ở địa phương khác về Hà Nội làm việc, cư trú tại 5 quận/ huyện gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Ba Đình.

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP thành phố Hà Nội cho biết, qua điều tra từ các nạn nhân bị ngộ độc rượu, có tới 3 người bị ngộ độc rượu sau khi uống rượu ở các quán ăn tại quận Đống Đa. Cụ thể: bệnh nhân Hoàng Văn Quy mua rượu ở tại 103, 54 Pháo Đài Láng; bệnh nhân Nguyễn Minh K. ăn bún ngan, uống rượu ở quán vỉa hè số 61E, dốc viện Nhi Trung ương; hay 1 bệnh nhân nam 46 tuổi khai báo đã uống rượu ở quán phở Lý Quốc Sư (Mỗ Lao, Hà Đông)…

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, hơn 1 tuần qua, Sở Y tế, Sở Công Thương, các quận/ huyện/ thị xã của Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn và truy tìm rượu methanol. Đến nay, đã kiểm tra được 225 cơ sở; lấy mẫu xét nghiệm tại labo 25 mẫu (xét nghiệm nhanh tại cơ sở 3 mẫu rượu có 1 mẫu dương tính với methanol); niêm phong 1.970 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ; tiến hành xử phạt 18 cơ sở với số tiền gần 70 triệu đồng.

Tính đến chiều 7-3, đã có kết quả xét nghiệm 10 mẫu rượu, trong đó có 2 mẫu rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng rất cao. Cụ thể, mẫu rượu trắng pha cẩm lấy tại quán cơm Vĩnh Thành (địa chỉ: số 95 khu giãn dân phương Mộ Lao, Hà Đông) có hàm lượng methanol lên tới 202.475mg/L, vượt ngưỡng cho phép 2.002 lần. Hay mẫu rượu ngâm của gia đình ông Nguyễn Đình Chính (địa chỉ: số 59, tổ 24, phương Khương Đình, quận Thanh Xuân) có nồng độ là 89.680mg/L, vượt ngưỡng gần 900 lần.

Phó Cục trưởng Cục ATTP – Bộ Y tế Nguyễn Hùng Long cho rằng, với mẫu rượu trắng có hàm lượng gấp tới hơn 2.000 lần ngưỡng cho phép như vậy thì chắc chắn là rượu bị cố ý pha cồn công nghiệp vào, tính ra cứ 1 lít rượu thì có 200cc (ml) cồn công nghiệp. Vì thế, trong bối cảnh bệnh nhân bị ngộ độc methanol gia tăng như hiện nay, giải pháp cấp bách là phải tập trung vào kiểm tra, xử lý nhóm pha chế rượu chứ không phải các cơ sở nấu rượu truyền thống.

Trước thực trạng này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền – Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP thành phố Hà Nội đề nghị các sở ngành liên quan, các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc các loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là nguồn rượu từ những cơ sở đã khiến bệnh nhân ngộ độc methanol. Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân, song song với việc bắt buộc các cơ sở nấu rượu phải cam kết đảm bảo an toàn, cấm pha cồn công nghiệp vào rượu.

 

Bệnh nhân hôn mê sâu sau điều trị phụ khoa, đình chỉ một phòng khám tại Hà Nội

http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-nhan-hon-me-sau-sau-dieu-tri-phu-khoa-dinh-chi-mot-phong-kham-tai-ha-noi-20170307184316487.htm

Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội chuyển thai phụ Trần Thu T. (29 tuổi, Quảng Ninh) đến bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu. Theo đại diện phòng khám 168 Hà Nội, bệnh nhân đang điều trị phụ khoa và bị co giật, sùi bọt mép

Sáng nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với Phòng khám 168 Hà Nội (km12 Ngọc Hồi, Thanh Trì) và công an huyện Thanh Trì (nơi nhận đơn Trình báo của gia đình thai phụ Trần Thu T.) đã tiến hành thu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan.

Cũng trong buổi làm việc này, Thanh tra Sở đã ra quyết định tạm đình chỉ Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội để chờ kết quả điều tra của cơ quan công an.

Phía phòng khám cũng thực hiện ngừng tiếp đón bệnh nhân sáng nay để tiếp gia đình bệnh nhân và Đoàn thanh tra.

Đại diện gia đình bệnh nhân cho biết phía bệnh viện khẳng định họ chỉ điều trị phụ khoa thông thường. Phía gia đình bệnh nhân T. cho rằng còn nhiều điều chưa sáng tỏ ở đây bởi chính đại diện phòng khám khẳng định trên thế giới chưa từng gặp trường hợp điều trị phụ khoa nào bị sốc phản vệ như vậy.

Trước đó, trong đơn trình báo công an huyện Thanh Trì, phía gia đình chị Trần Thu T. cho biết lúc 19h30 gia đình đã gọi điện vào số của chị T. và có 1 người lạ nhấc máy nói chị T. đang khám bệnh. Một lúc sau gia đình gọi lại thì được thông báo chị T. bị ngất và co giật đồng thời gia đình khẳng định chị T. không có tiền sử bệnh tim hay động kinh trước câu hỏi của người nghe điện về việc liệu chị T. có tiền sử 2 bệnh này. Đến 20h30 thì gia đình nhận được điện thoại thông báo Phòng khám đang đưa bệnh nhân T. đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai.

Trong khi đó, ông Phương Văn Soạn, đại diện Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội cho biết, đến phòng khám lúc 16h ngày 5/3, chị Trần Thu T. lấy tên là Nguyễn Thị Tâm và được bác sĩ Trịnh Túc Vinh (người Trung Quốc) thăm khám. Sau khi chẩn đoán chị T. mang thai 21 tuần, bị viêm âm đạo, ra nhiều khí hư, bác sĩ Vinh đã chỉ định rửa âm đạo bằng máy rung. Tuy nhiên, chỉ sau 3 phút sử dụng, bệnh nhân khó thở, và được nới bỏ quần áo. Tuy nhiên, chỉ 2 phút sau bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép và được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện nạn nhân T. đang được điều trị tại khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng tiên lượng xấu, tổn thương nặng toàn phần não. Chiều nay, Thanh tra Sở Y tế cũng đã vào làm việc tại khoa A9 để làm rõ nguyên nhân.

Kể từ năn 2013 đến nay, Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội đã liên tiếp có nhiều sai phạm:

Vào tháng 4/2013, Phòng khám bị tố cáo sử dụng bác sĩ ngoại núp danh bác sĩ nội.

Tháng 7/2014, cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ lô hàng gồm các thiết bị y tế và 7000 ống thuốc các loại không nguồn gốc xuất xứ tại phòng khám này.

Tháng 10/2015, Sở Y tế Hà Nội đã quyết định đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh và tước chứng chỉ hành nghề trong 9 tháng (bắt đầu từ ngày 1-10-2015) của hai bác sĩ người Trung Quốc, đồng thời ra quyết định xử phạt 67,4 triệu đồng đối với Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội.

Vậy nhưng chỉ sau 4 tháng được quay lại hoạt động thì vào tháng 10/2016, Phòng khám này bị tố cáo việc phá thai vượt phạm vi chuyên môn cho phép.

 

Thời tiết thất thường, cảnh giác với viêm phế quản cấp

http://www.phapluatplus.vn/thoi-tiet-that-thuong-canh-giac-voi-viem-phe-quan-cap-d37566.html

Sau tết, là thời điểm thời tiết chuyển mùa nhiều bệnh dễ xuất hiện, trong đó có viêm phế quản cấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi (NCT). Bệnh nếu không được chữa trị đúng, kịp thời có thể trở thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm.

Phế quản là một thành phần của hệ thống hô hấp được nối tiếp với khí quản và chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi.

Hai phế quản tạo với nhau một góc 700. Phế quản chính phải thường lớn hơn, dốc hơn và ngắn hơn nên khi dị vật lọt vào thường đi vào phổi phải.

Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thùy phổi.

Khi nào được gọi là viêm  phế quản cấp?

Đó là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang).

Khi các ống này bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản và xuất tiết nhiều tạo thành đờm, thậm chí có mủ bao phủ niêm mạc phế quản, do đó lòng phế quản bị phù nề làm chít hẹp, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở, đó là tình trạng phế quản bị viêm.

Tại sao dễ bị viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa?

Bởi vì NCT có sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là người sức yếu, nằm nhiều, bại liệt, ít hoặc không vận động cơ thể rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm phế quản cấp.

Thời tiết chuyển mùa, nhất là lạnh, mưa nắng thất thường, bệnh càng dễ xuất hiện ở NCT. Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm).

Bởi vì, ở người bình thường, tại ở đường hô hấp trên (họng, mũi, hầu, thanh quản…) có một số vi sinh vật ký sinh gây bệnh (phế cầu, tụ cầu, Hemophilus influeznzae, Klebsiella, nấm Candida albicans,…) khi gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng giảm…) chúng sẽ gây bệnh (gây bệnh cơ hội).

Bên cạnh đó, trong không khí có vô số vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nhiều), nhất là các loại virút đường hô hấp (virút cúm…), nếu hít phải, trong khi sức chống đỡ kém sẽ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu, bia hoặc mắc một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn, viêm họng mũi, hen suyễn hoặc bệnh đái tháo đường…) càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa.

Biểu hiện như thế nào?

Khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực. Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày.

Với NCT do sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh tự khỏi, nhất là người đang mắc bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn, viêm họng mũi mạn, hen, lao…), nằm lâu, ít vận động, ăn uống thiếu chất.

Thời kỳ toàn phát, có sốt cao 38 - 400C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Tuy vậy, một số NCT do sức yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (do phản ứng của cơ thể yếu).

Người bệnh bắt đầu có khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn nhất là về đêm hoặc khi thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều.

Nếu tác nhân gây bệnh là virút, nhẹ có thể bệnh lui dần, nhưng nếu do vi khuẩn, không điều trị đúng, bệnh trở nên nặng hơn (ho nhiều, có đờm, sốt cao, mệt lả do mất nước, mất chất điện giải và nhiễm độc tố vi khuẩn).

Để chẩn đoán xác định, cần xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu, phản ứng CRP, chụp phổi. Nếu thấy cần thiết có thể nuôi cấy chất nhầy phế quản tìm vi khuẩn gây bệnh.

Có gây biến chứng không?

Viêm phế quản cấp, nói chung, tiến triển lành tính (nếu do virút), ở người khỏe mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì.

Tuy vậy, ở NCT, nhất là sức yếu, ăn uống kém, nằm lâu, bại liệt, lú lẫn hoặc có nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu…, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi cấp tính, phế quản phế viêm cấp, áp-xe phổi (chủ yếu do tụ cầu vàng).

Đây là những biến chứng rất nguy hiểm với NCT, nếu không phát hiện hoặc phát hiện muộn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên tắc điều trị

Khi NCT đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, cần đi khám bệnh ngay. Với NCT sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản.

Nguyên tắc là cần cho NCT nghi viêm phế quản được khám bệnh càng sớm càng tốt, việc điều trị (dùng thuốc gì) thuộc quyền bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để hạn chế viêm phế quản cấp, NCT cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Nếu đeo hàm giả, hàng tuần cần vệ sinh sạch sẽ hàm giả để không cho vi sinh vật có nơi ẩn náu. Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. ư

Không nên hút thuốc, bất kể là thuốc lào hay thuốc lá, không nên uống nhiều rượu bia. Nên vận động cơ thể đều đặn, chú ý tập thở (hít sâu, thở ra từ từ) hoặc đi bộ (vừa đi vừa hít thở đều đặn).

 

Người Việt Nam đầu tiên được lấy màng tim “vá” cho chính mình giờ ra sao?

http://khampha.vn/suc-khoe/nguoi-viet-nam-dau-tien-duoc-lay-mang-tim-va-cho-chinh-minh-gio-ra-sao-c11a505151.html

Cách đây 4 năm, GS Ozaki cùng các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BV E Hà Nội đã tiến hành mổ kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim tự thân cho bệnh nhân B.V.H, bị hở van động mạch chủ, dẫn tới suy tim.

Ngày 7/3/2017, GS Shigeyaki Ozaki BV Đại học Toho (Tokyo – Nhật Bản) đã cùng GS Lê Ngọc Thành – Giám đốc BV E tiến hành khám lại bệnh nhân B.V.N (35 tuổi, Hòa Bình) – bệnh nhân đầu tiên của Việt Nam được phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim tự thân vào năm 2013.

GS Thành cho biết, cách đây 4 năm, GS Ozaki cùng các bác sĩ Trung tâm Tim mạch đã tiến hành mổ kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim tự thân cho bệnh nhân B.V.H, bị hở van động mạch chủ là tình trạng van không đóng kín, dẫn đến máu bị dồn ngược trở lại từ động mạch chủ về tim, làm tăng gánh nặng cho tâm thất trái và lâu dài sẽ dẫn đến suy tim. Bệnh nhân nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong vì suy tim.

Đến nay, sau 4 năm thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân H. hoàn toàn ổn định và tự mình có thể vận động, sinh hoạt bình thường. Đánh giá về kỹ thuật này, GS Thành cho biết: “Đây là kỹ thuật lần đầu tiên ở Việt Nam do các bác sĩ Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E thực hiện dưới sự hỗ trợ của GS Ozaki”.

Cũng trong ngày 7/3, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn thêm 3 trường hợp khác để có thể tiếp tục phẫu thuật bằng kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim theo phương pháp Ozaki vào thời gian tới. Đó là bệnh nhân N.V.L (71 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị hẹp hở van động mạch chủ dẫn đến đau tức ngực, khó thở và có mắc bệnh mãn tính gout; bệnh nhân N.C.T (67 tuổi, Bắc Giang) bị hở van động mạch chủ nặng, tim giãn; bệnh nhân N.V.S (63 tuổi, Hà Nội) hẹp kít van động mạch chủ…

Theo GS Thành, hiên nay trên thế giới phần lớn vẫn tiến hành thay van tim nhân tạo bằng van sinh học và cơ học. Vật liệu van nhân tạo này có tuổi thọ từ 15 - 20 năm, trong trường hợp van bị hư hỏng, người bệnh cần được thay thế bằng chiếc van mới. Nhưng với phương pháp phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng tim tự thân của chính bệnh nhân, nhưng bất lợi trên sẽ hoàn toàn được khắc phục.

“Đây là kỹ thuật hiện đại, rất phù hợp để ứng dụng can thiệp cho những bệnh nhân bị hỏng van tim ở người lớn tuổi trong trường hợp nguy cấp”, GS Thành nhận định. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp này, bệnh nhân không dùng thuốc chống đông sau mổ, sẽ hạn chế được những biến chứng khi dùng thuốc... Không chỉ có vậy, việc dùng chính màng tim tự thân của bệnh nhân thay van động mạch chủ sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.

“Khi áp dụng phương pháp này, chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch có chỉ định thay van động mạch chủ sẽ giảm, nhất là khi bảo hiểm y tế chưa chi trả. Bởi vậy, chi phí thay van nhân tạo mất khoảng 40 triệu đồng, nhưng áp dụng phương pháp này, bệnh nhân không mất chi phí mua van tim nhân tạo.

Điều này rất thích hợp với những quốc gia như Việt Nam có mức thu nhập của người dân còn thấp, kiểm soát đông máu sau mổ kém và bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa là phổ biến”, GS Thành cho hay.

 

Khám, tư vấn mắt miễn phí 40.000 học sinh

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451465/

Nhằm cải thiện sức khỏe thị giác và cung cấp kiến thức chăm sóc mắt cần thiết cho học sinh, Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc mắt học đường năm 2017 với chủ đề “Mắt khỏe mỗi ngày, ngời sáng tương lai”.

Chương trình năm nay có sự tham gia của đội ngũ bác sĩ nhãn khoa từ Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam và Bệnh viện Mắt Hà Nội, sẽ khám, tư vấn mắt miễn phí cho 40.000 học sinh tại 6 tỉnh, thành: TPHCM (từ ngày 6 đến 10-3), Cần Thơ (từ ngày 13 đến 17-3), Đắk Lắk (từ ngày 20 đến 24-3), Bình Định (từ ngày 27 đến 31-3), Hà Nội (từ ngày 10 đến 14-4),  Thái Bình (từ ngày 17 đến 21-4).

 

Phòng bệnh tay chân miệng trong trường học như thế nào?

http://vov.vn/suc-khoe/phong-benh-tay-chan-mieng-trong-truong-hoc-nhu-the-nao-600527.vov

Để phòng chống bệnh, các trường cần vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...

Theo các chuyên gia y tế, tháng 3 là khoảng thời gian đầu trong năm xuất hiện đỉnh dịch bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm... Nhằm chủ động phòng tránh các dịch bệnh này, các trường học ở Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp như tổ chức phun thuốc diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường lớp từ hai đến ba lần trong tuần, tẩy rửa vệ sinh đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng nước khử trùng Chloramin B....

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với trẻ em từ độ tuổi tiểu học trở xuống. Hiện, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.000 trường mầm non, gần 20 nghìn số nhóm, lớp mầm non và gần 730 trường tiểu học. Trong đó, tổng số trẻ mầm non ra lớp khoảng 550 nghìn bé và gần 640 nghìn học sinh bậc tiểu học. Thời điểm này, được dự báo là dịch bệnh tay chân miệng có thể bùng phát nên công tác phòng chống được tất cả các trường quan tâm chú trọng.

Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm) có trên 500 trẻ. Ngay từ đầu tháng hai, trường đã tuyên truyền để phụ huynh khi gửi con biết về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, cảm cúm, sốt xuất huyết... đồng thời yêu cầu giáo viên phải rửa tay, rửa mặt cho trẻ trước khi ăn.

Đồ chơi, bàn, ghế thường xuyên được lau sạch sẽ. Hàng ngày, sau khi trả hết trẻ vào cuối buổi, các cô giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy theo đúng quy định, nhằm hạn chế không để trẻ bị lây chéo.

Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường mầm non B, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Cứ thứ 6 hàng tuần tổng vệ sinh toàn trường như lật thảm; quét dọn vệ sinh mạng nhện, dùng nước tẩy rửa để lau sàn và tẩy rửa vệ sinh đồ chơi, sau đó phơi nắng để cho các con sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng dán thông báo tuyên truyền ở ngoài bảng để phụ huynh cũng như các cô giáo nắm bắt được những điều cần thiết để phòng chống dịch tay chân miệng, cho các con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”.

Cùng với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ học tập và đồ chơi, các trường tiểu học có học sinh bán trú tăng cường công tác an toàn thực phẩm; đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến, bếp ăn; dùng Chloramin B để khử khuẩn sàn nhà, khu vệ sinh; giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...

Bà Chu Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết: Trường có trên 1.700 học sinh, trong đó có khoảng 900 em ăn bán trú. Trước và sau khi ăn, học sinh đều rửa tay bằng xà phòng. Vào cuối tuần, Trường huy động giáo viên và học sinh cùng tham gia tổng vệ sinh trường lớp.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan.

Thạc sĩ Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) khuyến cáo: “Đỉnh dịch bệnh tay chân miệng là vào tháng 3. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và không được vệ sinh tay sạch sẽ. Bệnh tay chân miệng xuất hiện có sốt nhẹ cộng với các nốt phỏng ở tay chân và miệng. Vì thế, trong mùa dịch, các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ khi tiếp nhận các con đi học phải kiểm tra bàn tay, sờ đầu xem con có ấm không và xem bàn tay có nốt gì không. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, các trường tổ chức vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và các đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo 30 quận, huyện, thị xã và các trường học yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, các trường học có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị; theo dõi chặt sĩ số học sinh nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.../.

 

Lần đầu tiên chỉnh gen chữa thiếu máu hồng cầu thành công

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170307/lan-dau-tien-chinh-gen-chua-thieu-mau-hong-cau-thanh-cong/1275710.html

Một bệnh nhân mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm tại Pháp vừa khỏi bệnh hoàn toàn nhờ liệu pháp điều trị mới.

Phương pháp lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới này do bệnh viện nhi Necker tại Paris thực hiện, mang lại hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân.

Các nhà khoa học đã thay đổi các chỉ thị di truyền trong tủy xương của bệnh nhân, từ đó giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Tính đến nay, liệu pháp đã hoạt động được 15 tháng trên cơ thể bệnh nhân. Người bệnh không còn phải dùng thêm bất cứ loại thuốc nào.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng giống như hình lưỡi liềm, làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu và oxy đến các bộ phận của cơ thể, gây ra đau đớn, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong.

Vào thời điểm điều trị, tình trạng bệnh nhân nặng đến mức phải cắt bỏ lá lách và thay phần hông. Mỗi tháng, thiếu niên này phải vào bệnh viện để truyền máu.

Năm lên 13 tuổi, các bác sĩ tại bệnh viện Necker đã lấy tủy xương của bệnh nhân, sau đó biến đổi trong phòng thí nghiệm để thay đổi các DNA khiếm khuyết, sử dụng một loại virus chỉnh sửa để các chỉ thị di truyền hoạt động cho đúng. Tủy xương hoàn chỉnh được lắp lại vào cơ thể bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc cho thấy máu bệnh nhân đã trở lại bình thường sau khi được chữa trị vào 15 tháng trước.

Philippe Leboulch, giáo sư y khoa tại trường Đại học Paris cho biết tính đến thời điểm này, thiếu niên không còn dấu hiệu bị bệnh, không đau đớn và cũng không cần nhập viện để truyền máu hay điều trị nữa.

Giáo sư Leboulch cũng khá căng thẳng khi dùng chữ “chữa khỏi”, vì đây chỉ là bệnh nhân đầu tiên trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, ít nhất nghiên cứu này cho thấy sức mạnh tiềm tàng của liệu pháp gene trong việc thay đổi cuộc sống của những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

Một trong các vấn đề đặt ra là quy trình chữa bệnh đắt đỏ này chỉ có thể thực hiện tại các bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm tiên tiến, trong khi bệnh nhân mắc bệnh này phần lớn lại ở châu Phi.

Ngoài ra, thử thách khác là làm thế nào để biến một nghiên cứu khoa học trở thành liệu pháp thực sự giúp chữa bệnh cho hàng triệu người.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang