Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 09/11/2017

  • |
T5g.org.vn - APEC: Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam; Bộ trưởng Y tế thị sát công tác phòng chống dịch bệnh sau bão 12 tại Khánh Hòa; Bộ Y tế kịp thời hỗ trợ y tế các tỉnh khắc phục hậu quả bão lũ; Phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông – xuân; Bộ Y tế phát động "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS"; ...

 

APEC: Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam

http://suckhoedoisong.vn/apec-bo-truong-nguyen-thi-kim-tien-tham-du-hoi-nghi-thuong-dinh-kinh-doanh-viet-nam-n138224.html

Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, nhận lời mời của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham dự và phát biểu tại Phiên họp Y tế-Giáo dục, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam vào ngày 07/11/2017 tại Đà Nẵng. Hội nghị được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế có cơ hội tiếp xúc, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, xúc tiến hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và các nền kinh tế APEC.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim tiến đã chia sẻ những định hướng và chính sách phát triển y tế trong thời gian tới, những cải cách và cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ Y tế hiện đang đổi mới cơ chế tài chính y tế, đổi mới đào tạo y khoa, tăng cường chất lượng dịch vụ hệ thống y tế công lập, chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh xã hội hóa hợp tác công tư, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế, khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cao, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân… Bộ trưởng cũng kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực như bệnh viện, chuỗi các phòng khám bác sĩ gia đình, nhà dưỡng lão, sản xuất trang thiết bị y tế, sản xuất dược phẩm, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong y tế… Trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tập trung ưu tiên hơn vào một số lĩnh vực như y tế dự phòng và y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh phát triển ngành dược và thiết bị y tế, phát triển nhân lực và khoa học-công nghệ y tế.

* Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tháp tùng Thủ tương Chính phủ tiếp ông Miles Whote, Tổng Giám đốc tập đoàn Abbott. Hiện Abbott đang triển khai hợp tác với Bộ Y tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tiếp tục mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực cải thiện, chăm sóc sức khỏe, sản xuất sữa, đầu tư trong lĩnh vực xét nghiệm các thành phần máu. Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao việc Abbott tích cực tham dự và tài trợ thiết thực cho các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; đánh giá cao việc Abbott đầu tư, kinh doanh sản xuất thực phẩm dinh dưỡng, các loại sữa tại Việt Nam; đề nghị Abbott tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư gắn với ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực y tế, dược phẩm với nhiều sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, giá thành rẻ; đồng thời khuyến khích Abbott đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

* Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã tiếp ông David Gollaher, Giám đốc toàn cầu, phụ trách quan hệ chính phủ và chính sách của Tập đoàn dược phẩm Hoa Kỳ Gilead. Đại diện Gilead chia sẻ kế hoạch phát triển tại Việt Nam và hợp tác với Chính phủ giải quyết các thách thức sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là viêm gan vi rút, với việc cung cấp thuốc điều trị viêm gan C giá thấp cho người dân, hợp tác tăng cường hệ thống y tế và hợp tác với các địa phương thông qua đào tạo tập huấn về điều trị bệnh, nâng cao nhận thức về sức khỏe cho người dân. Bộ trưởng khuyến khích Tập đoàn Gilead đầu tư vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ, cung cấp cho người dân các thuốc và dược phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Bộ trưởng cũng cho biết Việt Nam luôn hoanh nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện cho các tập đoàn, công ty dược phẩm quốc tế đến tìm hiểu và phát triển hoạt động tại Việt Nam theo đúng Luật Dược và các quy định quốc tế.

 

Bộ trưởng Y tế thị sát công tác phòng chống dịch bệnh sau bão 12 tại Khánh Hòa

https://baotintuc.vn/thoi-su/bo-truong-y-te-thi-sat-cong-tac-phong-chong-dich-benh-sau-bao-12-tai-khanh-hoa-20171108211226177.htm

http://suckhoedoisong.vn/bo-truong-nguyen-thi-kim-tien-thi-sat-cong-tac-phong-chong-dich-benh-sau-bao-12-tai-khanh-hoa-n138259.html

Chiều 8/11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với tỉnh Khánh Hoà về tình hình thiệt hại của ngành y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, y tế sau bão 12.

Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, bão số 12 làm ngành y tế tỉnh Khánh Hòa thiệt hại hơn 46,5 tỷ đồng. Hầu hết các cơ sở y tế đều bị tốc mái, vỡ cửa kính, sập la phông, tường rào và hư hỏng nhiều máy móc. Đặc biệt là các cơ sở y tế ở Huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. 

Trong những ngày xảy ra bão, toàn ngành đã cấp cứu, điều trị cho 436 bệnh nhân. Bên cạnh đó, ngành cũng thành lập 2 đội cấp cứu lưu động; 2 đội phòng chống dịch; cung cấp 815 kg Cloramin B và 25 cơ số thuốc cho các cơ sở y tế, để xử lý môi trường và điều trị cho bệnh nhân; đồng thời tiến hành xử lý, khử khuẩn gần 5.000 giếng nước. 

Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngay khi bão vừa tan, tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, giám sát nắm tình hình, thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước bị ngập lụt, kiên quyết không xảy dịch bệnh trong thời gian tới. Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cũng cho biết thêm, cùng với các cấp các ngành, ngành y tế đã tham gia tích cực công tác khắc phục hậu quả trận bão này. 

Sau khi thăm các cơ sở y tế bị thiệt hại nặng tại thị xã Ninh Hòa, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh và ngành y tế.  Bộ trưởng chia sẻ với những mất mát không nhỏ của người dân của tỉnh Khánh Hòa do bão số 12 gây ra. 

Bộ trưởng mong muốn và đề nghị các cán bộ ngành y tế của tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, nhanh chóng khắc phục  cơ sở vật chất bị hư hỏng để khôi phục công tác khám chữa bệnh và triển khai ngay các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh cho người dân. Đặc biệt, công tác tiêm chủng định kỳ, bảo vệ nguồn nước, xử lý môi trường sau bão phải được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. 

Nhân dịp này,  Bộ Y tế hỗ trợ cho trạm tế phường Ninh Hà, xã Ninh Phú 2 máy phát điện, mỗi máy trị giá khoảng 10 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 100 triệu đồng từ nguồn quỹ của Bộ Y tế; thuốc men và động viên cán bộ y tế khắc phục những hậu quả lũ lụt.

 

Bộ Y tế kịp thời hỗ trợ y tế các tỉnh khắc phục hậu quả bão lũ

 

http://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-kip-thoi-ho-tro-y-te-cac-tinh-khac-phuc-hau-qua-bao-lu-n138209.html

Bão số 12 đã làm cho nhiều địa phương từ Thừa Thiên Huế trở vào có nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Để kịp thời hỗ trợ ngành y tế các tỉnh trong vùng khắc phục hậu quả bão lụt, Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác của Bộ đi thực tế tại các địa phương để nắm bắt tình hình thiệt hại về y tế và có những chỉ đạo về chuyên môn, đồng thời lên phương án hỗ trợ về thuốc, hóa chất và những trang thiết bị cần thiết khác…

Thống kê sản phụ sắp sinh hàng ngày để kịp thời đưa đến cơ sở y tế

Chiều ngày 7/11, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Nguyễn Xuân Trường - Chánh Văn phòng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số trạm y tế trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do nhiều chỗ bị ngập sâu nên đoàn công tác đã phải đi xuồng để đến Trạm y tế xã Vinh Thái.

TS. Nguyễn Nam Hùng - Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt trường hợp cấp cứu, sản phụ, người già, trẻ em, Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn phải trực cấp cứu 24/24 giờ. Riêng trường hợp các sản phụ sắp sinh, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu trong những ngày mưa bão, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh phải tổng hợp số liệu hàng ngày các bà mẹ mang thai sắp sinh để báo cáo về Sở nhằm chủ động chuyển phụ nữ sắp sinh đến cơ sở y tế an toàn nhất chờ sinh… Sở Y tế cũng đã lên các phương án về phòng chống dịch ngay sau khi nước rút, hỗ trợ thêm cơ số thuốc, hóa chất, phao cứu sinh cho các huyện, thị.

Trước đó, vào ngày 6/11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai quốc gia, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thảm họa và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến thăm và kiểm tra công tác y tế và các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa bão tại huyện Thăng Bình, Quế Sơn, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đánh giá cao công tác hỗ trợ, cứu hộ các nạn nhân trong mưa bão của ngành y tế tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngành y tế đã thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu; công tác phòng chống dịch bệnh sau mưa bão cho nhân dân. Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý, tình hình mưa lũ vẫn còn tiếp diễn, do đó ngành y tế Quảng Nam và Quảng Ngãi cần rà soát trang thiết bị y tế, cơ số thuốc, các phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Nhiều cơ sở y tế bị ngập, thiệt hại nghiêm trọng do bão lũ

Theo báo cáo nhanh tổng hợp tình hình thiệt hại cũng như các biện pháp triển khai công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 12 gây ra của Bộ Y tế cho biết, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 12, trong các ngày từ 3/10-6/11, Bộ Y tế đã liên tiếp có 3 công điện gửi Sở Y tế các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão lũ, áp thấp nhiệt đới chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo công tác y tế trong điều kiện bão lũ.

Đến nay cơn bão số 12 đã gây thiệt hại cho ngành y tế các địa phương như sau: Tỉnh Quảng Ngãi có 7 trạm y tế của 7 xã bị ngập; BVĐK tỉnh Quảng Ngãi cũng bị ngập khu vực xung quanh bệnh viện, tại các cổng ngập sâu trên 0,5m, riêng tại cổng người nhà thăm nuôi bệnh ngập sâu gần 1m.

Tỉnh Khánh Hòa, hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể, tuy nhiên theo báo cáo nhanh sơ bộ có 8 trung tâm y tế xã bị ảnh hưởng của bão gây thiệt hại ngập úng; 10 bệnh viện bị ảnh hưởng. Tại tỉnh Bình Định, bão số 12 khiến 8 trung tâm y tế, 24 trạm y tế bị ngập nước; 40 cơ sở trạm y tế, nhà làm việc, khoa phòng bị tốc mái, rất nhiều trang thiết bị y tế bị ngập nước, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Tỉnh Phú Yên, đến trưa ngày 6/11 vẫn có 19 trạm y tế xã bị cô lập; có 30 trạm y tế bị tốc mái, sập vách tường, tường rào, cổng và các hư hại khác tại cơ sở làm việc; Hệ thống xử lý chất thải của Trung tâm y tế Đông Hòa bị gãy ống khói và các hệ thống liên quan bị hỏng. Các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và các bệnh viện tuyến tỉnh bị bể cửa gương, bay cửa sổ, tốc mái các công trình phụ.

Bộ Y tế cũng cho biết, để hỗ trợ ngành y tế các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 12, Bộ Y tế đã xuất cấp hàng dự trữ phòng chống thảm họa khắc phục hậu quả do bão số 12 gây ra gồm cloramin B, bạt, áo phao cứu sinh, cơ số thuốc phòng chống lụt bão...

 

Bộ Y tế yêu cầu xử lý môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão lũ

https://baotintuc.vn/suc-khoe/bo-y-te-yeu-cau-xu-ly-moi-truong-quan-ly-chat-thai-y-te-sau-bao-lu-20171107161834703.htm

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi sở y tế các địa phương chịu ảnh hưởng của bão Damrey về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải cơ sở y tế sau bão lũ.

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 12 ( bão Damrey) đã gây ra mưa lớn và gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải, đặc biệt là chất thải y tế, phòng chống dịch bệnh sau lũ, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn đề nghị sở y tế các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hoạt động kiểmtra, theo dõi tình hình ngập lụt công tác đảm bảo nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt của người dân, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn; bố trí và cung cấp đủ hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước, xử lý môi trường, cloramin B, aquatabs, máy phun hóa chất diệt khuẩn...

Đồng thời, các sở y tế hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu bị ngập lụt sau khi nước rút.

Bên cạnh đó, các sở y tế cần tăng cường kiểm tra giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư luôn đạt từ 0,3- 0,5 mg/lít tại vòi sử dụng; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước tại hộ gia đình.

 

Phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông – xuân

http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/34652102-phong-chong-dich-benh-trong-mua-dong-xuan.html

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 10 tháng đầu năm 2017, cả nước có gần 157 nghìn người mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó đã có 30 người chết. Số người mắc SXH gia tăng từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8; từ đầu tháng 9 đến nay, số người mắc giảm nhiều ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Số người mắc bệnh sởi tích lũy trên cả nước là 229, chủ yếu tại miền bắc và một số tỉnh miền nam, trong đó có một người chết; giảm 27,9% số người mắc so với năm 2016. Trong 10 tháng vừa qua, cả nước có hơn 89 nghìn người mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có gần 41 nghìn người phải nhập viện, không có trường hợp chết. So với cùng kỳ năm 2016, số người mắc tăng gấp 2,4 lần, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố; số mắc chủ yếu tập trung ở khu vực miền nam và miền bắc. Ngoài ra, cả nước ghi nhận rải rác các trường hợp mắc viêm não vi-rút, viêm màng não do não mô cầu, dại, bệnh ho gà…

Riêng tại TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có gần 36 nghìn người mắc bệnh SXH, trong đó có bảy người chết. Hiện chỉ còn 568 người bệnh đang điều trị tại các bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh sởi và ho gà có xu hướng tăng trong một vài tuần gần đây. Từ ngày 30-10 đến ngày 5-11, có thêm 11 người mắc bệnh sốt phát ban dạng sởi, nâng tổng số người mắc bệnh từ đầu năm đến nay lên 179 người, trong đó có 53 người dương tính với sởi và một người chết. Trong tuần có ba người mắc bệnh ho gà, nâng tổng số người mắc từ đầu năm đến nay lên 122 trường hợp, trong đó có một người chết…

Nhận định về tình hình các dịch bệnh mùa đông - xuân, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Ðặng Quang Tấn cho rằng: Trong thời gian tới, với điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm độc lực cao, cúm A(H7N9), (H5N1), tiêu chảy do vi-rút Rota... Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do mùa này thời tiết thay đổi bất thường, lại diễn ra nhiều lễ hội tập trung đông người, gia tăng đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm; nhất là các bệnh nguy hiểm và mới nổi. Ngoài ra, các bệnh đã có vắc-xin phòng tiếp tục xảy ra ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, không quản lý tốt đối tượng tiêm chủng trong độ tuổi, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa tại các tỉnh miền núi phía bắc. Cho nên, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống một cách hiệu quả, thì nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trong dịp này là rất lớn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý: Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa đông - xuân, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch, nhất là triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam như cúm A(H7N9), A(H5N1) và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp... Ðối với các dịch bệnh có vắc-xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà... Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng, bên cạnh việc tiêm chủng thường xuyên cần tổ chức các chiến dịch tiêm phòng sởi, rubella, ho gà cho các đối tượng chưa tiêm hoặc hoãn tiêm, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua...

Các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học; kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch và thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây lan từ động vật, thực phẩm sang người. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

 

Kiểm tra, đánh giá chất lượng 1.300 bệnh viện trên toàn quốc

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/kiem-tra-danh-gia-chat-luong-1-300-benh-vien-tren-toan-quoc-232828.html

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện sẽ được thực hiện từ 15/11 - 15/12/2017.

Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2017 theo Quyết định số 4969/QĐ-BYT ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, tất cả các bệnh viện Nhà nước và tư nhân trên toàn quốc, viện có giường bệnh điều trị nội trú tự kiểm tra, đánh giá trong tháng 11, các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá từ 15/11 - 15/12/2017.

Ông Khuê cho hay, đánh giá chất lượng bệnh viện là công việc định kỳ hàng năm của ngành Y tế để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của 1.300 bệnh viện. Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, làm cơ sở xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện.

Các Bệnh viện sẽ tự kiểm tra, đánh giá theo "Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam" đã được ban hành theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016. Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá cho các bệnh viện công lập trực thuộc Sở, bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc các trường Đại học trên địa bàn và bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn (nếu được Y tế các bộ, ngành ủy quyền).

Sau khi tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế thành lập đoàn phúc tra của Bộ Y tế (do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối).

Đối tượng phúc tra là các bệnh viện và các Sở Y tế có điểm đánh giá cao (so với bệnh viện cùng tuyến, hạng); bệnh viện có những vấn đề chất lượng là tâm điểm của các phương tiện thông tin đại chúng, đang được xã hội quan tâm.

 

Bộ Y tế hoàn tất 8 bộ mã danh mục KCB, giám định thanh toán BHYT

http://www.giadinhvietnam.com/bo-y-te-hoan-tat-8-bo-ma-danh-muc-kcb-giam-dinh-thanh-toan-bhyt-d120214.html

Những kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh, giám định và thanh toán BHYT là rất tích cực.

Bộ Y tế cho biết, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… đơn vị đã triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh (KCB) và hướng đến xây dựng một hệ thống kết nối liên thông KCB với BHYT trên toàn quốc sau khi đã thống nhất với BHXH Việt Nam.

Về cơ sở pháp lý và kỹ thuật để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong quản lý, giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT, Bộ Y tế đã hoàn tất 8 bộ mã danh mục dùng chung gồm: Danh mục chẩn đoán, Danh mục kỹ thuật, Danh mục thuốc , Vật tư y tế... Đến nay các cơ sở y tế đang sử dụng phiên bản số 4 và Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện phiên bản số 5 trong thời gian tới. 

Đại diện Bộ Y tế cho biết, chuẩn dữ liệu đầu ra và bộ mã danh mục dùng chung là sản phẩm rất có giá trị để phục vụ kết nối liên thông giữa cơ sở khám chữa bệnh với Bộ Y tế, với cơ quan BHXH Việt Nam hoặc với bất kỳ một tổ chức nào nếu xây dựng được phần mềm tiếp nhận theo chuẩn và định dạng dữ liệu mà Bộ Y tế đã ban hành.

Những dữ liệu thu thập được qua triển khai kết nối liên thông còn được sử dụng để phân tích, đánh giá, làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho xây dựng chính sách BHYT.

Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay, các cơ sở y tế đang tiếp tục cập nhật hoàn thiện phần mềm theo chuẩn quy định để đảm bảo dữ liệu trích xuất và kết nối giữa cơ sở KCB với Bộ Y tế và với cơ quan BHXH đã đạt kết quả cao nhất. Hiện có trên 99% số cơ sở KCB đã thực hiện kết nối liên thông dữ liệu với cơ quan BHXH để thực hiện giám định và thanh toán chi phí.

Bộ Y tế cũng đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới gồm: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và bổ sung các hướng dẫn triển khai tại đơn vị; Tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất; Nâng cấp, cập nhật, hoàn thiện phần mềm hiện đang sử dụng tại các CSYT cũng như của cơ quan BHXH để đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông dữ liệu điện tử của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý và BHXH, phát huy tính tích cực chủ động tại mỗi địa phương (Sở Y tế, BHXH cấp tỉnh).

Mỗi Sở Y tế, cơ sở phải xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT để làm cơ sở tổ chức thực hiện tại địa phương, đơn vị mình; Tiếp tục triển khai công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để đáp ứng yêu cầu; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên để kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh.

 

Sẽ không còn việc giao quỹ BHYT cho từng đơn vị

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/se-khong-con-viec-giao-quy-bhyt-cho-tung-don-vi-738437.html

Đó là một trong những chia sẻ của ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, về những thông tin cung cấp cho báo chí liên quan đến vấn đề BHYT chiều 8-11. 

Theo đó, trước thực tế hiện nay cho rằng việc giao định mức quỹ BHYT xuống các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) gây khó khăn cho các cơ sở y tế, ông Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng ban Chính sách, BHXH Việt Nam, cho rằng người dân cũng như khá nhiều cơ sở y tế đang hiểu sai về quy định BHXH giao định mức quỹ BHYT cho các cơ sở KCB.

Thực tế hằng năm Chính phủ sẽ giao cho BHXH kế hoạch và dự toán chi phí KCB. Từ đó, BHXH căn cứ dự toán của mình và căn cứ trên từng số thẻ của từng đơn vị ở mức bình quân, sau đó tính ra chi phí giao dự toán. “Tôi nhấn mạnh là giao dự toán chứ không phải định mức, ép buộc các cơ sở KCB. Thực tế các tỉnh bị bội chi mỗi năm rất nhiều và với số bội chi này BHXH đều bỏ quỹ ra thanh toán. Năm 2016, chúng ta có 51 tỉnh bội chi, số tiền bội chi bù qua bù lại gần 74.000 tỉ đồng. Như vậy phải hiểu là giao dự toán, tính bình quân cả một đơn vị để các đơn vị liệu cơm gắp mắm chứ không phải giao định mức cụ thể từng người” - ông Bằng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh ý kiến của ông Bằng, ông Lê Văn Khảm cho rằng người dân không nên hiểu rằng giao định mức là mỗi người dân đến trạm y tế xã khám bệnh thì được quy định xài bao nhiêu tiền. Hiểu lầm này là do một số đơn vị vận dụng quá máy móc và không đúng luật, gây thiệt hại cho người dân.

“Sắp tới chúng tôi sẽ tham mưu để nghiên cứu trình Chính phủ Nghị định 105 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Trong nghị định này sẽ không còn cái gọi là giao quỹ cho đơn vị nữa, thay vào đó các cơ sở KCB sẽ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mình. Còn nhiệm vụ giám định trả đúng và tính tổng mức chi phí trên cả năm để đảm bảo quyền lợi thuộc về trách nhiệm của cơ quan BHXH. Giúp các cơ sở KCB không chịu áp lực quá lớn về việc có bao nhiêu tiền để dùng như hiện nay nữa” - ông Khảm nói.

 

Bệnh nhân ngày nào cũng đi khám BHYT

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/benh-nhan-ngay-nao-cung-di-kham-bhyt-738370.html

Các bác sĩ đã đề nghị bà N. gom khám một lần cho thuận tiện nhưng bà N. nhất quyết từ chối. 

Tại buổi làm việc với Ban Văn hóa-Xã hội, HĐND TP.HCM vào chiều 8-11 về những vướng mắc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại BV, TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định, cho biết thông tin trên.

Được biết bà N. là trường hợp điển hình được phát hiện qua rà soát, thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khi trong thời gian từ tháng 1 đến 23-10-2017 đã đi khám tổng cộng 231 lần ở hơn 10 BV khác nhau, trong đó có BV Nhân dân Gia Định. Tổng số tiền mà Quỹ BHYT chi trả cho bà N. là gần 129 triệu đồng. Bà N. thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh.

Theo ông Dũng, BV cũng nắm được trường hợp bà N. đi khám BHYT ba ngày liên tục tại BV. Các bác sĩ tại BV cũng đề nghị sẽ gom khám một lần cho bà nhưng bà không đồng ý và còn nhận được đơn thư khiếu nại của bà.

“Bà N. đúng là có bệnh nhưng đi liên tục mà từ chối thì không được, hôm nay khám tim, mai lại khám tiểu đường, ngày mốt khám bao tử. Thẻ BHYT của bà N. do cơ quan BHXH phân bổ nên không từ chối được. Thực sự là BV đã cố hết sức tăng cường quản lý rồi chứ không hề có việc BV lạm dụng khám cho người có thẻ BHYT. Đây chỉ là ngoại lệ chứ không phải bản chất khám chữa bệnh BHYT tại BV” - ông Dũng phân trần.

Ngoài ra, theo BS Dũng, từ khi áp dụng quy định thông tuyến BHYT, tức người có thẻ BHYT được tự do đến bất kỳ BV từ tuyến quận, huyện trở xuống mà không cần đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì chi phí trả thông tuyến BHYT tăng gấp 3-4 lần. Điều này khiến BV không kiểm soát được số bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở BV đi khám ở những nơi khác, việc bội chi quỹ khó mà kiểm soát được, thanh toán cũng sẽ khó theo, trong khi BHXH lại là nơi phân bổ thẻ. 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP.HCM, đánh giá cao nỗ lực cải cách hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi khám chữa bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ đo lường sự hài lòng của bệnh nhân của BV trong bối cảnh sắp tới các cơ sở y tế sẽ tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính lẫn con người. Bà Nhung cũng đề nghị BV cần quan tâm chất lượng đấu thầu thuốc, phối hợp với BHXH nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân.

 

Bộ Y tế phát động "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS"

http://giaoduc.net.vn/suc-khoe/bo-y-te-phat-dong-thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-hivaids-post181068.gd

Theo đó, chủ đề tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay là “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.

Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và hưởng ứng các mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 của Liên Hợp Quốc, Bộ Y tế chính thức phát động "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS".

Theo đó, mục tiêu của tháng hành động trên nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và hướng tới các mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nói chung và lợi ích của xét nghiệm HIV sớm nói riêng;

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động  phòng, chống HIV/AIDS.

Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Đặc biệt mở rộng xét nghiệm HIV sớm để phát hiện người nhiễm mới HIV nhằm đạt được mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.

Trước đó, Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Trong các mục tiêu trên, mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình là mục tiêu hết sức quan trọng, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp.

Theo Bộ Y tế, các hoạt động sẽ diễn ra trong tháng hành động như Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.

Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV.

Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do cán bộ y tế và nhân viên cộng đồng thực hiện, mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, các mô hình mà người nhiễm HIV chủ động vươn lên làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS  năm 2017  tổ chức tập trung tại cấp bộ, ngành và tỉnh/thành phố.

 

Bộ Y tế công bố gói dịch vụ y tế mới

https://news.zing.vn/bo-y-te-cong-bo-goi-dich-vu-y-te-moi-post794382.html

Tất cả người dân đều có quyền hưởng và được đảm bảo tiếp cận 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo.

Chiều 11/8, tại Hội nghị Triển khai thực hiện Thông tư 39, Bộ Y tế thông tin về Gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở được ban hành ngày 18/10.

Theo đó, gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”.

Các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị, áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã.

Trong đó, gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả, chỉ thực hiện ở tuyến xã. Ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho các dịch vụ dự phòng và nâng cao sức khỏe.

Tất cả người dân đều có quyền hưởng và được đảm bảo tiếp cận 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo.

Theo số liệu thống kê, 70% người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ở tuyến huyện và xã. Để gói dịch vụ y tế được cung ứng một cách có chất lượng và hiệu quả, cần phải ưu tiên đầu tư tăng cường năng lực cho y tế cơ sở nói chung, đặc biệt là trạm y tế xã.

Việc đầu tư cho y tế cơ sở cần phải toàn diện, bao gồm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo đội ngũ nhân lực y tế; phân bổ kinh phí một cách tương xứng, đồng thời với việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ y tế phù hợp để khuyến khích trạm y tế xã cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách hiệu quả.

Theo Bộ Y tế, việc tăng cường năng lực trạm y tế xã sẽ đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, góp phần giảm tình trạng quá tải bệnh viện, giảm chi phí y tế cho hộ gia đình cũng như toàn xã hội và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe toàn dân.

 

Bộ Y tế ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản, giảm chi tiền túi cho người dân

https://laodong.vn/suc-khoe/bo-y-te-ban-hanh-goi-dich-vu-y-te-co-ban-giam-chi-tien-tui-cho-nguoi-dan-575005.ldo

Bắt đầu từ tháng 12.2017, người tham gia BHYT sẽ được hưởng hơn 70 dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại y tế cơ sở nằm trong gói dịch vụ y tế cơ bản do Bộ Y tế vừa ban hành.

Chiều 8.11, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế liên quan đến gói dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) và khám chữa bệnh theo BHYT.

Ông Lê Thành Công, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: "Gói dịch vụ y tế cơ bản được xây dựng nhằm đảm bảo mọi người dân đều được sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) khi có nhu cầu, không phân biệt giữa các nhóm đối tượng, không phụ thuộc vào khả năng chi trả, đáp ứng được khả năng cân đối của Quỹ BHYT và ngân sách nhà nước; đảm bảo quyền lợi cho số đông để hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe (CSSK) toàn dân".

Gói DVYT cơ bản do quỹ BHYT chi trả gồm 76 DVKT khám bệnh, chữa bệnh (trong các Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư số 21/2017/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC) và 241 loại thuốc áp dụng tại cơ sở y tế tuyến xã (trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương, phòng khám bác sĩ gia đình độc lập, trạm y tế quân dân y và phòng khám quân dân y).

Gói DVYTCB cho các dịch vụ khám chữa bệnh sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả; Ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho các dịch vụ dự phòng và nâng cao sức khỏe cơ bản thông qua các chương trình y tế quốc gia, một số dịch vụ do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi sự nghiệp y tế, hoặc từ nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Các DVYT cơ bản của gói DVYTCB sẽ bao trùm hầu hết các dịch vụ CSSK người dân như khám chữa bệnh, điều trị, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, dịch vụ bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tại nhà (phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, phòng chống ung thư), khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm nguy cơ cao cho cộng đồng; các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe...

Đặc biệt, gói DVYT cơ bản này cũng bảo đảm cả cung cấp dịch vụ tư vấn, truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe; dự phòng bệnh, dịch truyền nhiễm, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Theo đó, mọi người dân khi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã. Việc xây dựng gói DVYTCB cũng sẽ có tác dụng làm tăng cường trách nhiệm của các bên trong đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 tỷ lệ chi tiền túi của người dân đạt dưới 35%. Việc thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản là một biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế chi phí từ tiền túi của người dân vì 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe là có thể giải quyết được từ tuyến y tế cơ sở.

 

Tiết kiệm tiền túi chi cho khám chữa bệnh nhờ y tế cơ sở

http://dantri.com.vn/suc-khoe/tiet-kiem-tien-tui-chi-cho-kham-chua-benh-nho-y-te-co-so-20171108073638787.htm

Theo các chuyên gia, việc nâng cao chất lượng y tế cơ sở tuyến huyện, xã là một trong những giải pháp để giảm chi tiêu tiền túi của người dân cho y tế. Hiện tại, mức chi tiêu tiền túi của người dân tại Việt Nam vẫn ở ngưỡng cao.

Sáng 7/11, tại Hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 39/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) và Sở Y tế Hà Nội phối hợp tổ chức, PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, nếu tỷ lệ chi tiền túi của người dân khi đi viện lên tới trên 50% thì đó là là một nền y tế rất mất công bằng.

Vì thế, Tổ chức Y tế thế giới đặt ra, mức chi tiêu tiền túi cho người dân phải xuống dưới 30%. Tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 đạt dưới 35% mức chi tiêu tiền túi cho y tế.

Theo Thứ thưởng Tuấn, có hai giải pháp để giảm tỉ lệ chi tiêu tiền túi của người dân cho y tế. Giải pháp đầu tiên là BHYT toàn dân, hiện nay Việt Nam đã có 84% dân số tham gia BHYT. Giải pháp thứ hai chính là thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản, tăng cường y tế cơ sở để người dân được tiếp cận điều trị tốt ngay tại địa phương. Do hiện tại, 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe là có thể giải quyết được từ tuyến y tế cơ sở, các trung tâm y tế, trạm y tế rất quan trọng, chính là người gác cửa của hệ thống y tế.

Theo đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, gói dịch vụ y tế cơ bản tại Thông tư 39 vừa được Bộ Y tế ban hành, được xây dựng trên nguyên tắc tất cả mọi người dân đều có quyền được hưởng và được đảm bảo để có thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản này một cách đầy đủ và chất lượng. Theo quy định tại Thông tư 39, Gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” thực hiện tại tuyến xã và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khoẻ” sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo đó, tất cả mọi người dân đều có quyền được hưởng và được đảm bảo để có thể tiếp cận được 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên và giảm chi phí cho người dân. Thực hiện các gói dịch vụ y tế cơ bản này sẽ là động lực để y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn nâng cao năng lực chuyên môn.

Bộ Y tế cho biết, để thực hiện được gói y tế cơ bản này, trước hết sẽ tiến hành đánh giá năng lực của các trạm y tế, xem khả năng thực hiện được bao nhiêu danh mục. Việc thực hiện sẽ được kiểm tra, đánh giá sau đó. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đưa ra định hướng tích hợp y học gia đình trong trạm y tế, thành lập phòng khám bác sĩ gia đình trong trạm y tế. Vì thế, giai đoạn đầu Bộ y tế tập trung vào tăng cường năng lực điều trị các bệnh mạn tính.

Tại Hà Nội, Đông Anh và Sóc Sơn là hai địa phương thí điểm thực hiện triển khai thông tư 39 với 24 trạm y tế xã, thị trấn và năng lực cán bộ đáp ứng được Gói dịch vụ y tế cơ bản này.

 

Ðào tạo và quản lý nhân lực y tế

http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/34652002-%C3%B0ao-tao-va-quan-ly-nhan-luc-y-te.html

Trong công tác chăm sóc sức khỏe, vấn đề nhân lực đóng vai trò quan trọng vì phục vụ trực tiếp cho con người, liên quan mật thiết đến sinh mạng con người. Do vậy, vấn đề đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động là không thể tách rời. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn, y đức. Ðể thực hiện được điều đó cần có những giải pháp xây dựng và quản lý nhân lực y tế.

Ðẩy mạnh nghiên cứu dự báo nhu cầu nhân lực

Việc xác định nhu cầu các loại hình và số lượng cũng như chất lượng của mỗi loại hình nhân lực đi trước năm đến mười năm là một việc làm cần thiết, vì cán bộ không sẵn có mà cần thời gian đào tạo. Thí dụ, muốn đào tạo trình độ bác sĩ đa khoa phải có thời gian sáu năm, nhưng để đủ điều kiện hành nghề chữa bệnh thì phải học thêm ít nhất ba năm, như vậy tổng thể việc đào tạo người có đủ điều kiện hành nghề y ít nhất cũng phải mất chín năm. Tuy nhiên, lâu nay công tác dự báo nhu cầu nhân lực y tế hầu như không được chú ý, vì vậy kế hoạch đào tạo diễn ra thường không phù hợp, không đáp ứng đúng với yêu cầu của thực tiễn.

Việc dự báo sự phát triển của công tác chăm sóc sức khỏe là một bộ phận không thể thiếu trong quản lý nhà nước về y tế, trong đó dự báo về nhân lực y tế có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ: dự báo nhu cầu nhân lực sẽ là căn cứ để hoạch định kế hoạch đào tạo cho thời gian trước mắt. Muốn dự báo được nhu cầu nhân lực, cần lập cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân lực của ngành qua các thời kỳ, rồi dựa trên xu thế phát triển (trong đó có cả xu thế phát triển xã hội và xu thế phát triển khoa học công nghệ) có kết hợp với phương pháp ngoại suy.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe là một hoạt động mang tính liên hoàn cao. Nếu như từ giữa thế kỷ 20 về trước, khi kỹ thuật y tế chưa phát triển, thì vai trò độc tôn của người bác sĩ luôn luôn được thể hiện trong hoạt động y tế. Ngày nay, do các thành tựu khoa học công nghệ cao ngày càng được áp dụng vào chăm sóc sức khỏe, bên cạnh đội ngũ bác sĩ, cần nhiều loại hình cán bộ khác để phối hợp phát huy hiệu năng của các trang bị chuyên sâu. Ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ chú trọng và đề cao chức danh bác sĩ, vì vậy loại chức danh này luôn được nói đến và hình thành rõ nét nhất trong hệ thống cán bộ y tế. Loại chức danh này có vai trò quan trọng, mang tính đặc trưng trong chăm sóc sức khỏe, nhưng giờ đây không còn là loại hình duy nhất và độc tôn. Bên cạnh bác sĩ, còn có nhiều loại chức danh khác (ở Hoa Kỳ có đến 50 loại chức danh khác nhau trong hệ thống cán bộ y tế, trong đó hai loại chức danh có số lượng đông đảo nhất là điều dưỡng và trợ thủ y khoa).

Ở nước ta, do nhiều lý do khác nhau, khái niệm điều dưỡng và chuyên ngành điều dưỡng mới hình thành khoảng 30 năm gần đây. Tuy vậy, về chức năng thì điều dưỡng vẫn chưa tách khỏi một cách rõ ràng và khoa học với chức năng y tá. Do chỉ thay đổi tên gọi mà chưa thay đổi căn bản về chức năng, cho nên điều dưỡng vẫn được nhìn nhận là những người trợ thủ, làm các công việc hỗ trợ cho bác sĩ, chứ chưa được coi là một chuyên ngành độc lập tương đối với bác sĩ, có khả năng ra các quyết định về chăm sóc người bệnh. Trong khi xây dựng khái niệm điều dưỡng để phân biệt với khái niệm y tá, lại có khuynh hướng coi nhẹ lực lượng trợ thủ y khoa, với nhiệm vụ thực chất như y tá, cũng có người nghĩ rằng xây dựng chuyên ngành điều dưỡng là để thay hoàn toàn cho chức năng y tá. Chính vì thế, đang có tình trạng chức danh điều dưỡng và trợ thủ y khoa (y tá) chưa được đặt đúng vị trí. Ðó cũng là lý do, vì sao công tác chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện hiện nay chưa có chất lượng cao.

Xác định cơ cấu phù hợp của các loại chức danh

Tuy mang tính liên hoàn cao trong hoạt động, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi loại chức danh đều phải có ở mọi nơi mọi lúc trong chăm sóc sức khỏe . Việc xác định cơ cấu (tức tỷ lệ các loại chức danh) là việc rất cần thiết, để một mặt tiết kiệm nhân lực và mặt khác sử dụng có hiệu quả các loại chức danh nhân lực đó. Hiện nay, cứ một bác sĩ, mới có khoảng 1,7 điều dưỡng (trong đó có cả trợ thủ y khoa). Ðó là tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, công việc chăm sóc người bệnh chủ yếu do người nhà người bệnh đảm nhiệm. Ðó chính là nguyên nhân khiến chất lượng chăm sóc còn kém, chưa nói đến tỷ lệ của các chức danh khác so với bác sĩ. Việc giao quyền tự chủ cho các bệnh viện nếu không được kiểm soát tốt sẽ càng dẫn đến việc các cơ sở y tế hạn chế công tác đào tạo và thu nhận các nhân lực không phải là bác sĩ. Khi đó cơ cấu nhân lực y tế sẽ bị méo mó và hạn chế sự tiến bộ toàn diện của nền y tế.

Cũng cần lưu ý rằng, không có một tỷ lệ duy nhất giữa các loại chức danh cán bộ y tế áp dụng cho tất cả cơ sở y tế ở mọi nơi và mọi cấp. Ðiều này đòi hỏi việc nghiên cứu và nâng cấp chức danh một cách phù hợp với từng cấp bệnh viện (loại 1, loại 2 hay loại 3). Trong khi chưa tách bạch chức danh điều dưỡng và chức danh trợ thủ y khoa, chúng ta đã vội vã thực hiện "cử nhân hóa" và "cao đẳng hóa" toàn bộ điều dưỡng vào năm 2020. Liệu chủ trương này có thích hợp với các bệnh viện và cơ sở y tế ở vùng miền núi vùng còn khó khăn? Liệu có nên giữ cách tính tỷ lệ chức danh dựa vào mẫu số là số bác sĩ hay cần chuyển sang lấy mẫu số là số người bệnh hoặc số giường bệnh?

Cùng với việc xác định chức danh cán bộ y tế phải xác định phương thức đào tạo các chức danh này. Trên thế giới chỉ có hai loại chức danh chính trong y tế được đào tạo theo kiểu hàn lâm (tức là đào tạo tại các trường đại học và có các bậc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ), đó là bác sĩ và điều dưỡng. Phần đông các chức danh khác như trợ thủ y khoa, trợ thủ nha khoa, trợ thủ chăm sóc da… lại đào tạo theo trường dạy nghề hoặc theo phương thức vừa học vừa làm. Ðấy là chưa bàn đến chức danh của các cán bộ quản lý và sửa chữa thiết bị công nghệ y tế; điều này nhìn chung chưa phát triển theo một hệ thống chính thức ở nước ta. Hiện nay, Bộ Y tế quản lý việc đào tạo chức danh bác sĩ và điều dưỡng, còn việc đào tạo các chức danh trợ thủ y khoa, trợ thủ nha khoa… do các cơ quan ngoài y tế quản lý. Bởi vậy, số lượng cũng như chất lượng đào tạo của các loại chức danh này còn nhiều bất cập, Nhìn chung, việc đào tạo các loại chức danh cán bộ y tế ở nước ta chưa được quản lý hệ thống, chưa bảo đảm chất lượng. Một trong những khâu đào tạo mà chúng ta còn yếu, là đào tạo các chuyên gia giỏi với khả năng tổng hợp kiến thức và kỹ năng của một số chuyên ngành liên quan mật thiết với nhau. Chúng ta có nhiều chuyên gia đầu ngành, nhưng chỉ giỏi về một chuyên ngành, thiếu những tổng công trình sư với khả năng chắp nối các chuyên ngành, để tạo ra các tiến bộ đột phá trong y học. Phải kịp thời điều chỉnh phương pháp đào tạo nêu trên để có những chuyên gia giỏi tổng hợp mang tính chất tổng công trình sư, thì y học và y tế mới có những tiến bộ thật sự theo chiều sâu.

Có lẽ ít có nghề nghiệp nào mà việc giáo dục đạo đức lại luôn phải đề cao như ngành y tế, nhất là khi nghề y ngày nay đang thực hiện trong cơ chế thị trường. Ðể làm được việc này, công tác tư tưởng và giáo dục chính trị cần tập trung vào hai việc: Một là, phải giáo dục mọi cán bộ biết đặt quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người bệnh lên trên quyền lợi của bản thân cán bộ y tế; đây vừa là mục đích nghề nghiệp của cán bộ y tế và còn là điều kiện để cán bộ y tế hành nghề và qua hành nghề mới có cơ hội kiếm sống trong cơ chế thị trường. Hai là, tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động y tế. Chỉ có kết hợp chặt chẽ hai điều nêu trên thì trong cơ chế thị trường cán bộ y tế mới vượt qua những thách thức của đồng tiền, hoàn thành sứ mệnh lịch sử đã giao.

Xây dựng và quản lý nguồn nhân lực y tế là một trong những khâu quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về y tế. Việc này phải được quản lý với định hướng tầm chiến lược của Nhà nước mà không thể để tự phát ở cấp đơn vị, mặc dù chúng ta áp dụng cơ chế thị trường vào ngành y tế dưới hình thức tự chủ. Ðương nhiên quản lý nhân lực còn nhiều việc khác phải làm, nhưng trong tình hình hiện tại của ngành y tế Việt Nam, những việc làm nêu trên đều mang tính chiến lược trong phát triển ngành, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

 

Công tác bảo vệ an ninh trật tự bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức

http://phapluatxahoi.vn/cong-tac-bao-ve-an-ninh-trat-tu-benh-vien-chua-duoc-quan-tam-dung-muc-106770.html

Đó là khẳng định của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 6-11.  

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, ngày 6-11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017; báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…

Đại biểu Hoàng Văn Hùng đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các địa phương, các cơ quan tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ năm 2017. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Hùng cũng nêu ra một số vấn đề cần được quan tâm, giải quyết.

Về tình trạng phá rừng, vi phạm quy định về bảo vệ rừng, Đại biểu Hoàng Văn Hùng cho rằng, mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng tình trạng phá rừng nghiêm trọng vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt.

Nhiều vụ phá rừng quy mô lớn diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được phát hiện, xử lý. Có những vụ cơ quan tư pháp gần như bất lực trước tình trạng này. Khởi tố được 25 vụ án nhưng không nhưng không tìm được bị can.

Tình trạng này cho thấy công tác bảo vệ, quản lý rừng còn yếu kém, buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên. “Khó có thể nói rằng, khi tình trạng phá rừng diễn ra trầm trọng như vậy mà lực lượng kiểm lâm không biết, chính quyền sở tại không biết, lực lượng CA sở tại không biết”, đại biểu Hoàng Văn Hùng nhận định.

Theo đại biểu Hoàng Văn Hùng, cho dù việc phá rừng có thể diễn ra âm thầm trong rừng sâu nhưng việc vận chuyển ra khỏi rừng hàng chục, hàng trăm m3 gỗ đi tiêu thụ thì buộc phải ra khỏi rừng, trong khi đó tất cả các ngõ lớn, ngõ nhỏ đều có sự hiện diện và thuộc quyền quản lý của cơ quan chức năng.

“Nhiều cử tri cho rằng, phải chăng ở đây có sự tiếp tay, bao che và trách nhiệm quản lý Nhà nước ở đâu. Chắc chắn rằng, một bộ phận cán bộ, chính quyền, cơ quan chức năng đã chưa làm tròn trách nhiệm của mình được giao”, đại biểu Hoàng Văn Hùng cho biết.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng kiến nghị, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các địa phương đã để xảy ra tình trạng phá rừng, quy rõ trách nhiệm tổ chức và cá nhân và có hình thức xử lý để chặn đứng tình trạng trên.

Về tình hình an ninh trật tự tại các BV, vị đại biểu Quốc hội đoàn Thái Nguyên cho rằng, BV là nơi được cho rằng tương đối an toàn. Nếu như những năm trước đây, khi đến BV thì người dân chỉ lo ngại bị mất cắp, hiếm khi lo lắng về an toàn sức khỏe và tính mạng của mình vì lý do an ninh trật tự.

Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các nhóm côn đồ gây rối, truy sát nhau trong BV. Đáng lưu ý, có tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hành hung y, bác sĩ, nhân viên y tế đã đến mức báo động. Tình trạng này xảy ra có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là công tác bảo vệ an ninh trật tự BV chưa được quan tâm đúng mức. “Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cần đánh giá thực trạng, nguyên nhân và phối hợp với ngành CA để có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, y, bác sĩ, nhân viên các BV”, đại biểu Hoàng Văn Hùng đề nghị.

Về khả năng bỏ lọt tội phạm qua việc tạm đình chỉ vụ án. Đại biểu Hoàng Văn Hùng cho rằng, theo báo cáo năm 2017, có 12.130 vụ án đang được tạm đình chỉ, tăng 6,25% so với năm 2016. Theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì vụ án tạm đình chỉ thì có các căn cứ sau:

Thứ nhất, khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra.

Thứ hai, khi chưa xác định được tung tích bị can và không biết rõ bị can ở đâu thì tạm đình chỉ khi hết thời hạn điều tra. Trong số các vụ án tạm đình chỉ thì có số lượng đáng kể là tạm đình chỉ theo căn cứ thứ hai.

Theo đại biểu Hoàng Văn Hùng, tổng số các vụ tạm đình chỉ chưa phục hồi điều tra trên cả nước qua nhiều năm là rất lớn. Nếu không tích hợp điều tra để phục hồi điều tra thì dẫn đến hết thời hiệu xử lý hình sự thì án này chưa khởi tố được bị can thì khả năng bỏ lọt một số lượng lớn tội phạm không bị xử lý.

“Tôi thống nhất với kiến của Ủy ban Thường vụ của Quốc hội đề nghị Bộ Công an, Viện KSNDTC kiểm tra, thống kê vụ án, bị can đang bị đình chỉ điều tra từ trước cho tới thời điểm báo cáo, phân tích các trường hợp tạm đình chỉ, các trường hợp sắp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, kịp thời làm rõ các vụ án, căn cứ để khôi phục điều tra”, đại biểu Hoàng Văn Hùng nêu quan điểm.

 

Vụ bác sĩ bị đánh ở Quảng Bình: Thêm hai đối tượng bị khởi tố

http://doanhnghiepvn.vn/vu-bac-si-bi-danh-o-quang-binh-them-hai-doi-tuong-bi-khoi-to-d111830.html

Các đối tượng tham gia vụ đánh bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng.

Ngày 8-11, Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết liên quan đến vụ hành hung 2 người, trong đó có 1 bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Cơ quan điều tra sau khi củng cố hồ sơ đã quyết định khởi tố 2 đối tượng: Phan Hoàng Diệu (26 tuổi, trú phường Hải Thành, TP Đồng Hới) và Nguyễn Trung Thông (33 tuổi, trú phường Nam Lý, TP Đồng Hới) về tội "gây rối trật tự công cộng", theo thông tin trên báo Người lao động.

Đối tượng Lê Minh Hải, kẻ chủ mưu tấn công tại bệnh viện khiến 2 người bị thương tích tại cơ quan điều tra (Ảnh báo Người lao động).

Trước đó,  Công an TP Đồng Hới cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 90 ngày đối với Lê Minh Hải (22 tuổi, thường trú tại thị trấn Kông Chro, H.Kông Chro, tỉnh Gia Lai; tạm trú phường Nam Lý, TP. Đồng Hới) về tội "gây rối trật tự công cộng".

Đây là ba đối tượng liên quan đến vụ hành hung Bác sĩ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới gây xôn xao dư luận. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên tiếng, yêu cầu cơ quan Công an xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạmpháp luật, bảo vệ an toàn tính mạng cho đội ngũ Y Bác sĩ.

Trong khi đó, đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, cho biết sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe bác sĩ Trần Văn Sơn đã dần ổn định, vết thương ở mắt đã lành lại, tuy nhiên thị lực của Bác sĩ Sơn có yếu hơn so với bình thường.

Theo báo Lao động, khoảng 19h30 ngày 23.10, trên đường Nguyễn Du (TP. Đồng Hới) đã xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe ôtô mang BKS 73A - 038.43 và xe máy mang BKS 73G1 - 067.44. Hậu quả khiến 2 người ngồi trên xe máy phải nhập viện cấp cứu là Mai Quốc Triều và Y Gia Long (quê tỉnh Gia Lai, trú tại TP. Đồng Hới).

Sau đó, 3 đối tượng là Phan Hoàng Diệu, Lê Minh Hải và Nguyễn Trung Thông đến khoa Cấp cứu – Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới và có thái độ hung hãn, lớn tiếng.

Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, 3 đối tượng trên ra sảnh khoa Cấp cứu thì gặp anh Lê Trần Minh Tâm (35 tuổi, trú phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới - người liên quan đến vụ va chạm giao thông trước đó). Sau đó, 3 đối tượng trên hành hung anh Tâm khiến anh Tâm bị chấn thương nặng.

Thấy anh Tâm bị trọng thương, BS Trần Văn Sơn – Phó Trưởng khoa Cấp cứu - vừa cấp cứu cho Y Giang Long xong chạy đến thì bị nhóm đối tượng trên lao vào hành hung gây thương tích nặng. BS Sơn phải điều trị do bị rách mắt trái, tách lớp giác mạc xuất huyết tiền phòng, theo dõi chấn thương sọ não.

Nạn nhân Tâm đã được chuyển tuyến, phẫu thuật tại Hà Nội do bị chấn thương rất nặng vùng mặt, vỡ hốc mắt.

 

Dân Đakrông hết sợ ma trong trạm y tế xã

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/dan-dakrong-het-so-ma-trong-tram-y-te-xa-409425.html

Sau khi có trạm y tế khang trang 2 tầng với đầy đủ phòng chức năng thay thế cho căn nhà cấp 4 tối tăm, lạnh lẽo, người dân xã Đakrông (tỉnh Quảng Trị) hết sợ ma, không còn ngại đi khám bệnh như trước…

Từ nhà cấp 4 lụp xụp đến toà nhà 2 tầng khang trang

Ngày thứ sáu, các y bác sĩ Trạm Y tế xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị vẫn đón một số bà con đến khám chữa bệnh. Ở miền xuôi, đó là điều bình thường; nhưng ở xã miền núi, để bà con tin tưởng tới khám chữa bệnh lại khác.

Bác sĩ Lê Quang Hưng - Trạm trưởng trạm Y tế xã Đakrông cho biết, xã Đakrông chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Với dân số gần 6.000 người, có 10 thôn, đến 5 thôn thuộc dạng đặc biệt khó khăn, đường xá xa xôi, chỉ đi lại được bằng đò. Để người dân tới được trạm xá chứ chưa nói tới bệnh viện cũng không đơn giản.

“Từ khi trạm y tế được Viettel hỗ trợ xây dựng lại đến nay, người dân đến khám chữa bệnh đông hơn hẳn. Trước đây, mỗi tháng chỉ có 50 -60 lượt bệnh nhân/tháng, đến nay là gần 200. Tỷ lệ tiêm phòng của trẻ em đạt 100%”.

Trạm y tế xã được Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư gần 5 tỷ đồng theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. Từ chỗ chỉ là một nhà cấp 4 dột nát, với duy nhất một phòng khám cùng hai giường; sau khi được xây mới, đưa vào sử dụng đầu năm 2016, trạm y tế là một tòa nhà 2 tầng khang trang, tiện nghi với hơn chục giường bệnh và đầy đủ các loại thuốc theo quy định.

Số lượng cán bộ y tế cũng tăng từ 5 lên 9 người, trong đó đã có 2 bác sĩ. Nếu như trước đây, trạm y tế chật trội, bệnh nhân chỉ đến khám, nhận thuốc xong rồi về, thì nay, trạm đã nhận các bệnh nhân điều trị nội trú.

“Ý thức của bà con đã khác. Bà con ở đây có thói quen sợ ma, trước nếu ở trong phòng khám cũ là ngôi nhà cấp 4 lụp xụp thì càng sợ, nên bệnh nặng cỡ nào, nhà xa tới đâu cũng nằng nặc đòi về, chứ nhất quyết không ở lại. Từ khi trạm xá thành toà nhà 2 tầng thì bà con hết cả sợ, yên tâm ở lại khám, chữa bệnh” - bác sĩ Hưng giải thích thêm.

Chính sự phát triển của y tế cơ sở để góp phần đổi thay lớn trong nhận thức của bà con. Hiện nay, cả 10 thôn của xã đều đã có các nhân viên y tế cộng đồng, được tập huấn những kiến thức và phương pháp điều trị những bệnh thông thường.

Trạm y tế xã Đakrông chỉ là một trong rất nhiều công trình được Tập đoàn Viettel hỗ trợ xây dựng giúp huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày 20/10, Viettel phối hợp với UBND huyện ĐakRông (Quảng Trị) khởi công xây Trạm Y tế xã Mò Ó phục vụ khám và chữa bệnh cho bà con. Công trình có tổng giá trị 3,5 tỷ đồng.

Hỗ trợ với nguyên lý “chỉ trao cần câu…”

Ông Lê Đắc Quỳ, Chủ tịch Huyện Đakrông cho biết 7 năm qua, Viettel đã đầu tư hỗ trợ gần 60 tỷ đồng để xây dựng trạm y tế, xây trường bán trú dân nuôi, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đầu tư hạ tầng…, sự hỗ trợ này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Ông Hồ Thanh - Chủ tịch UBND xã Đakrông cho hay, xã có tới trên 70% hộ nghèo, còn lại là cận nghèo. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống nhờ trồng rừng và chăn nuôi gia súc. “Ngoài những hỗ trợ về nhà ở, trạm y tế, hỗ trợ bò giống của Viettel đặc biệt hiệu quả cao, bởi nó phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con, giúp bà con có thêm ‘chiếc cần câu’. Nhiều hộ sau khi nhận được bò giống hỗ trợ đã cùng nhau cam kết thoát nghèo. Đây là một cơ hội giúp họ vươn lên, thoát nghèo bền vững” - ông Thanh chia sẻ.

Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel hỗ trợ người dân giảm nghèo trên cơ sở nhu cầu của bà con, để đảm bảo thoát nghèo nhanh và bền vững theo nguyên tắc “trao cần câu chứ không cho con cá”. Đây cũng là lý do những hỗ trợ tập trung vào hạ tầng thiết yếu cho đời sống như là y tế, nhà ở, giáo dục… và sinh kế như tặng bò giống.

Trong các hoạt động về hỗ trợ an sinh xã hội đó, từ năm 2009 Tập đoàn VTQĐ đã nhận trực tiếp hỗ trợ 3 huyện: Bá Thước, Mường Lát - tỉnh Thanh Hóa và Đakrông - tỉnh Quảng Trị. Theo Nghị quyết 30A, Viettel đã tiến hành nhiều hoạt động với tổng kinh phí đã hỗ trợ là 156,4 tỷ đồng; trong đó, riêng huyện Đakrông là 58 tỷ đồng.

“Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30A, giai đoạn 2017 - 2018, tại huyện Đakrông, Viettel cam kết hỗ trợ thêm 17,65 tỷ đồng, tập trung vào 03 nội dung chính: Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và chăn nuôi; Hỗ trợ phát triển về y tế và giáo dục. Hỗ trợ phát triển hạ tầng và cung cấp giải pháp VT-CNTT” -Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh chia sẻ.

 

Hội nghị về dinh dưỡng trong đái tháo đường

https://baotintuc.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/hoi-nghi-ve-dinh-duong-trong-dai-thao-duong-20171108202610099.htm

Nhân ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Hội Nội tiết Đái tháo đường kết hợp với Vinamilk tổ chức hai hội nghị khoa học tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhằm cập nhật đến các nhân viên y tế các kiến thức về điều trị và dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Ngày 5/11/2017, tại Trung tâm hội nghị Adora, với sự tham gia của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào, Phó chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, Hội nghị “Dinh dưỡng trong đái tháo đường và cách hiện thực hóa trong thực hành lâm sàng” đã thu hút hơn 150 bác sĩ, nhân viên y tế tại các khoa nội tiết – đái tháo đường các bệnh viện lớn ở TP.HCM và các tỉnh thành lân cận tham dự.

Với sự gia tăng nhanh chóng số lượng người mắc bệnh, bệnh đái tháo đường ngày nay đã trở thành thảm họa sức khỏe toàn cầu. Khu vực châu Á- Thái Bình Dương là nơi có số lượng bệnh nhân đái tháo đường nhiều nhất và tăng nhanh nhất trên thế giới, Trong đó, Việt Nam tính đến cuối năm 2016 cũng đã có gần 5 triệu người đang đối mặt với căn bệnh này. 

Bên cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cũng gia tăng nhanh chóng và cứ 1 trong 7 đứa trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khi sinh ra sẽ có một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh nguy hiểm này. 

Khai mạc hội nghị, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành y tế trong việc ngăn chặn sự bùng phát của bệnh đái tháo đường, cũng như cập nhật các xu hướng mới trong điều trị và dinh dưỡng giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng, giảm nguy cơ tử vong do bệnh đái tháo đường.

Trong Hội nghị, TS.BS Lâm Văn Hoàng, Tổng thư ký Hội Nội tiết Đái tháo đường TP Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, đã cập nhật các mô hình dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, đồng thời nhấn mạnh sự liên quan mật thiết giữa việc không kiểm soát tốt cân nặng và bệnh đái tháo đường. 

Người bị thừa cân, béo phì sẽ rất khó kiểm soát lượng đường huyết và gia tăng nguy cơ biến chứng. Việc tuân thủ một liệu trình điều trị kết hợp giữa thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học là cực kỳ quan trọng giúp người bệnh kiểm soát glucose máu, tăng tiết insulin, tăng sức đề kháng,…từ đó giảm rủi ro xảy ra biến chứng.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc và vận động thể lực, một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân đái tháo đường bình ổn đường huyết. TS.BS Phan Hữu Hên, Phó khoa Nội tiết Đái tháo đường Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ mục tiêu điều trị bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường phải đảm bảo ổn định đường huyết, lipid máu, giữ cân nặng và BMI hợp lý. 

Đồng thời, TS.BS Phan Hữu Hên cũng hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng theo từng đối tượng bệnh nhân, trong đó lưu ý tỉ lệ và thành phần chất bột đường trong bữa ăn, khẩu phần ăn nhiều rau xanh, trái cây hỗ trợ ổn định huyết áp và các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt cần lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI <= 55), giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu có kiến thức cùng việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh thì đái tháo đường sẽ không còn là căn bệnh đáng ngại. Vinamilk với hơn 40 năm hình thành và phát triển cùng với các giải pháp dinh dưỡng mang tính đột phá, không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chuyên biệt giúp ngăn ngừa, khắc phục các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi. 

Bác sĩ Mai Thanh Việt, Giám đốc ngành hàng Sữa bột Vinamilk chia sẻ thông tin về Vinamilk Sure Diecerna, dinh dưỡng đặc chế cho bệnh nhân đái tháo đường. Đây là sản phẩm được Viện Dinh Dưỡng quốc gia thực hiện kiểm nghiệm lâm sàng, có chỉ số đường huyết thấp GI = 27,6, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường. 

Công thức sản phẩm được xây dựng theo khuyến nghị của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) với thành phần dinh dưỡng đáp ứng khuyến nghị dinh dưỡng quốc tế Codex, tuân thủ các tiêu chuẩn của Châu Âu và Hoa Kỳ. Đồng thời, sản phẩm có mùi vị thơm ngon với công thức free-lactose dễ hấp thu phù hợp cho đại đa số người Việt gặp tình trạng bất dung nạp lactose khi uống sữa.

Vinamilk cam kết sẽ luôn nỗ lực đồng hành với ngành y tế trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời mang đến các giải pháp dinh dưỡng hàng đầu với tiêu chuẩn quốc tế, giá cả hợp lý, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam nói chung và người cao tuổi Việt Nam nói riêng.

 

Cứu người phụ nữ vừa mang thai vừa có khối u xơ tử cung 18cm

http://suckhoedoisong.vn/cuu-nguoi-phu-nu-vua-mang-thai-vua-co-khoi-u-xo-tu-cung-18cm-n138246.html

Các bác sĩ BVĐK Đức Giang vừa phẫu thuật cắt khối u xơ tử cung "khủng" cho người phụ nữ mang thai 5 tuần.

Bệnh nhân là Đoàn Lệ H., 41 tuổi, địa chỉ tại Phú Thị, Gia Lâm. Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 6 năm, chị H. đã phát hiện bị u xơ tử cung, nhưng vì sợ ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng nên chị quyết định không mổ.

Gần 3 tháng trở lại đây, bệnh nhân có biểu hiện đau tức hạ vị, chậm kinh 1 tuần, đi khám được chẩn đoán u xơ tử cung to và có thai 5 tuần (kích thước khối u xơ tử cung 18 cm, tương đương với thai 5 tháng).

Chị H. đã đến khám và quyết định mổ tại khoa Phụ, BVĐK Đức Giang. Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ khoa Phụ thấy đây là khối u có kích thước to kèm có thai 5 tuần nên các bác sĩ đã quyết định mổ cắt tử cung cả khối (cắt tử cung bán phần có cả khối thai), vô cảm bằng gây mê nội khí quản để phẫu thuật cho bệnh nhân.

Khối u đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hiểu phẫu thuật thành công nhanh chóng. Hiện tại tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến, Phụ trách khoa Phụ cho biết: “U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân tốt nhất. Bệnh có thể gây biến chứng rong huyết, thiếu máu, chèn ép cơ quan lân cận khi u to”.

 

Bé gái 15 ngày tuổi bị loét giác mạc do mẹ nhỏ sữa vào mắt

http://danviet.vn/song-khoe/be-gai-15-ngay-tuoi-bi-loet-giac-mac-do-me-nho-sua-vao-mat-820739.html

Bé được đưa đến Bệnh viện Mắt Trung ương cấp cứu với tình trạng hai mắt loét nhuyễn giác mạc dọa thủng, lộ nội nhãn hai bên.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), đây là trường hợp rất hy hữu và quá nặng. Nhãn cầu bệnh nhi đã xẹp, mi lật khá dễ dàng và tình trạng giác mạc hoại tử gần toàn bộ, màng bồ đào đã lộ ngay dưới mi.

Bé được đưa vào viện cấp cứu tối 6/11, là con đầu của một cặp vợ chồng 19 tuổi người dân tộc. Trẻ bị sưng mắt, chảy mủ nhiều từ ngày thứ hai sau sinh. Chi Đinh Thị Sinh mẹ bé cho biết, gia đình đưa con tới cơ sở y tế gần nhà khám và được kê thuốc về nhỏ mắt. Sau 7 ngày thấy mắt con vẫn sưng, phù nề, có nhiều gỉ ghèn, không mở được mắt, chị được mọi người mách nhỏ sữa mẹ vào mắt sẽ giúp con khỏi đau mắt. Từ đó hằng ngày chị nhỏ 3-4 giọt sữa vào mắt con. Sau vài ngày, thấy mắt con sưng to, chảy mủ, chị mới đưa đến viện.

Kết quả làm xét nghiệm nhuộm soi cấp cứu không thấy hình dáng của lậu cầu, có nhiều cầu khuẩn gram+, không có nấm. Quá trình chuyển dạ không có dấu hiệu cạn ối hay nhiễm trùng ối; nhiễm trùng hậu sản vẫn có thể xảy ra. Các bác sĩ chưa gặp trường hợp nào trên lâm sàng và y văn nói về nhuyễn thủng giác mạc từ trong bụng mẹ. 

Theo các bác sĩ, mắt bé bị nhiễm trùng nặng, gia đình không hiểu biết, nhỏ sữa mẹ vào mắt cho con khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng rất nhanh. Sữa là môi trường nhiều dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh. Một trong hai loại thuốc bé được cơ sở y tế kê đơn có chứa dexamethasone là một loại thuốc corticoid được chỉ định dùng rất nghiêm ngặt trong nhãn khoa.

Trẻ sẽ được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch, truy tìm các bất thường có thể là tiền đề cho loét nhuyễn giác mạc. 

 

Suýt mất mạng vì dùng mẹo chữa hóc xương gà

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/suyt-mat-mang-vi-dung-meo-chua-hoc-xuong-ga-232926.html

Thông tin từ Bệnh viện E cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công trường hợp hóc xương gà nguy hiểm.

Theo đó, nữ bệnh nhân 36 tuổi (ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nuốt khó, đau đớn, không ăn được, có kém triệu chứng tức ngực nhưng không khó thở, không sốt, không ho... Bệnh nhân cho biết, trước đó 1 tuần có ăn thịt gà và không may nuốt phải một mảnh xương.

Bệnh nhân đã áp dụng cách chữa mẹo để xương xuôi xuống, nhưng kết quả mảnh xương mắc lại ở thực quản. Bệnh nhân tiếp tục chữa theo mẹo dân gian và uống sữa để... mong mảnh xương này tiêu đi. Chỉ đến khi đau đớn không chịu nổi nữa, bệnh nhân mới chịu đến bệnh viện.

Kết quả chụp CT cho thấy, đây là trường hợp rất nguy hiểm, bởi bệnh nhân bị hóc xương đã biến chứng áp xe, nhiễm trùng nặng. Dị vật nằm trên quai động mạch chủ gần vị trí động mạch cảnh trái.

BS Đặng Trung Thành - Phó Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, ca bệnh này khá nguy hiểm khi bệnh nhân bị hóc xương đã biến chứng áp xe, nhiễm trùng nặng. Kết quả chụp CT cho thấy, dị vật mắc ở ngang mức đốt sống ngực 3 (vùng trung thất) có thể gây những biến chứng bất ngờ, thậm chí nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân trước, trong và sau ca phẫu thuật.

Ca phẫu thuật cấp cứu diễn ra khoảng 30 phút rất thuận lợi, không có biến chứng nguy hiểm nào xảy ra và dị vật được lấy ra khỏi thực quản của người bệnh là một mảnh xương gà hình chữ L.

Bệnh nhân được đặt xông dạ dày nội soi qua vết loét để tránh gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh như trong quá trình đặt không làm tổn thương thêm vết loét. Bệnh nhân được nuôi xông hoàn toàn tránh vết loét nặng thêm và gây các biến chứng tiếp theo.

Theo BS Thành, bệnh nhân cần theo dõi tại viện ít nhất 7 -10 ngày tới nếu không gặp biến chứng và điều trị tốt thuốc kháng sinh phổ rộng, chống viêm giảm phù nề, giảm tiết axit dạ dày...

BS Thành khuyến cáo, các trường hợp bị hóc xương cần đến ngay bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời, không tự ý chữa mẹo hay cố gắng tự móc, gắp xương ra, vì như vậy càng khiến dị vật trôi xuống sâu hoặc đâm sâu hơn vào thực quản. Tuyệt đối không nên để quá lâu như bệnh nhân này vì vết loét sẽ nhiễm trùng nặng. Nhiều trường hợp đến viện sớm, bác sĩ chỉ làm thủ thuật đơn giản là có thể lấy được dị vật.

 

Bé gái 22 tháng tuổi mắc bệnh lạ, ngực nở nang như thiếu nữ tuổi 18

http://www.nguoiduatin.vn/be-gai-22-thang-tuoi-mac-benh-la-nguc-no-nang-nhu-thieu-nu-tuoi-18-a345964.html

Mới đây, tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân, BS. Trần Văn Phúc gặp trường hợp bé gái 22 tháng tuổi nhưng có tuyến vú phát triển bất thường so với lứa tuổi của mình.

Qua trao đổi với mẹ của bệnh nhân được biết, khi phát hiện con mình mới 22 tháng tuổi nhưng phần ngực đã như gái 18 tuổi, chị đưa con đi khám ở nhiều nơi. Tuy nhiên, kết quả chị nhận về vẫn là hai chữ “bình thường”.

Không bị thuyết phục bởi kết quả đó, người mẹ này tiếp tục đưa con tới bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để thăm khám và làm các xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ kết luận, bệnh nhi mắc bệnh phì đại tuyến vú (Gynecomastia).

 Chia sẻ với phóng viên về nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này của bé, BS. Trần Văn Phúc cho biết:

“Qua khai thác tiền sử từ người bệnh chúng tôi phát hiện, trong suốt một thời gian dài, kể cả quá trình cho con bú, người mẹ này sử dụng thuốc tránh thai. Với thuốc tránh thai, hàm lượng estrogen cao. Có lẽ bé bị ảnh hưởng từ thuốc tránh thai mẹ uống trong quá trình bú sữa mẹ nên làm tăng hormone estrogen trong cơ thể dẫn tới tuyến ngực phát triển bất thường.

Để an toàn phụ nữ nên dừng uống thuốc tránh thai 3-6 tháng trước khi có ý định mang bầu. Hoặc trong quá trình cho con bú nên dùng biện pháp tránh thai khác thay vì uống thuốc tránh thai có estrogen”.

Nói về căn bệnh phì đại tuyến vú, BS. Trần Văn Phúc cho rằng, không chỉ trẻ gái và trẻ nam cũng có thể bị phì đại tuyến vú. Nguyên nhân từ việc mất cân bằng hai hormone sinh dục nam và nữ là estrogen và testosterone. Khi nam giới có nhiều hormone estrogen thì dễ bị phì đại tuyến vú khiến ngực to như phụ nữ.

Thêm một nguyên nhân khác khiến trẻ mắc bệnh này là do nhiễm các hợp chất của estrogen trong môi trường. Có nhiều chất hóa học từ bên ngoài môi trường, khi vào cơ thể hoạt động giống như estrogen (còn gọi là Xenoestrogen).

“Trẻ em chào đời đến khi 2 tuổi chịu ảnh hưởng lượng hormone giới tính nữ estrogen truyền từ mẹ sang con qua đường máu hoặc sữa. Nếu hàm lượng estrogen cao, tuyến vú của trẻ phát triển như thiếu niên dậy thì. Sau thời kỳ bú mẹ, hầu hết trường hợp kích thước của vú giảm dần rồi trở lại bình thường”, BS. Trần Văn Phúc nhấn mạnh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu "dậy thì" sớm cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

 

Hải Phòng: Ông tẩm thuốc diệt chuột vào bim bim, hai cháu nhập viện

http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hai-phong-ong-tam-thuoc-diet-chuot-vao-bim-bim-hai-chau-nhap-vien-959075.html

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đang điều trị cho hai bé có biểu hiện ngộ độc do bim bim tẩm thuốc diệt chuột mà ông nội hai bé dùng để bẫy chuột…

Ngày 8/11, trao đổi với PV, một lãnh đạo Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 2 trẻ em ở huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) bị ngộ độc do bim bim tẩm thuốc diệt chuột mà ông nội các cháu dùng để bẫy chuột.

Trước đó, vào khoảng 23h30 ngày 1/11, 2 cháu L. và P. được người nhà đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Theo lời ông nội 2 cháu cho biết, trước đó, ông đã dùng bim bim giã nát, rồi đổ vào bát sành và trộn lẫn thuốc chuột để bẫy chuột. Sau khi trộn lẫn, người ông này đã cất bát bim bim vào giữa khe của hai bao thóc để ở trong buồng.

Đến 18h30 ngày 1/11, sau khi cho các cháu ăn cháo xong, ông nội hai cháu mới phát hiện cháu L. từ trong buồng chạy ra, trên tay đang bưng bát đựng bim bim tẩm thuốc chuột. Khi phát hiện hai cháu P. và cháu L. đã nghịch và lấy được chiếc bát đựng bả chuột rồi thò tay vào bốc bim bim, ông nội các cháu đã ngăn lại. Tuy nhiên, do bất cẩn, gia đình đã không rửa tay cho hai cháu, khi ăn cơm các cháu lại dùng tay bốc thức ăn để ăn.

Khi thấy một trong hai cháu bị nôn nên người thân đã đưa cả hai cháu nhập viện.

Lãnh đạo bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, do được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nên cả 2 cháu L. và P. không bị nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tại, sức khỏe cháu P. đã ổn định và xuất viện, cháu L. đang được các bác sĩ của bệnh viện tiếp tục theo dõi, điều trị.

 

2 bé tử vong, nhiều bé nhập viện vì dịch tiêu chảy, viêm phổi

http://dantri.com.vn/suc-khoe/2-be-tu-vong-nhieu-be-nhap-vien-vi-dich-tieu-chay-viem-phoi-2017110813525258.htm

Ngày 8/11, nguồn tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre xác nhận trên địa bàn tỉnh này vừa xuất hiện ổ dịch tiêu chảy, viêm phổi khiến 2 trẻ tử vong, nhiều trẻ nhập viện.

Cụ thể, ngày 7/11 Trung tâm y tế dự phòng Bến đã phối hợp các cơ quan liên quan xử lý ổ dịch tiêu chảy, viêm phổi tại mái ấm Đức Quang (chùa Vạn Đức, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) làm 19 trẻ nhập viện, 1 trẻ đã tử vong. Đồng thời gửi mẫu phân của 19 trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm phổi ở mái ấm Đức Quang đến Viện Pasteur (thành phố Hồ Chí Minh) để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Trước đó, từ ngày 2 - 6/11, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) tiếp nhận và điều trị 19 trẻ (năm sinh từ 2013 - 2017) thuộc mái ấm Đức Quang với các triệu chứng bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sau đó, một bé trai 18 tháng tuổi bị tử vong do diễn tiến bệnh nặng. 18 bé còn lại đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện.

Trước đó, từ ngày 7 -13/10, cũng tại mái ấm Đức Quang đã xuất hiện ổ dịch tiêu chảy khiến 22 trẻ phát bệnh, 1 trẻ ba tháng tuổi tử vong.

Được biết, mái ấm Đức Quang đang cưu mang 91 trẻ, trong đó có 57 trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ trong một tháng qua đã có hai đợt với 41 cháu nhập viện để điều trị tiêu chảy, viêm phổi; hiện 2 cháu đã tử vong.

Hiện tại, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Đại đã cử một cán bộ đến Trạm y tế xã Tam Hiệp để khám sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện, cứu chữa. Đồng thời, tiến hành khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin; hướng dẫn người chăm sóc trẻ tại mái ấm Đức Quang cách vệ sinh, pha sữa hợp vệ sinh và giữ ấm cho trẻ để phòng bệnh cho trẻ.

 

Thai nhi 37 tuần chết lưu vì mẹ mê đồ ngọt

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/thai-nhi-37-tuan-chet-luu-vi-me-me-do-ngot-232914.html

Dù đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng vì không cưỡng lại được cơn thèm ngọt, hậu quả là em bé chết lưu khi đã 37 tuần tuổi.

Thông tin từ khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận trường hợp của thai phụ Mai Thị C. (30 tuổi, ngụ tại TP.HCM) mang thai ở tuần 37 nhưng thai nhi đã tử vong.

Được biết, khi có thai, chị C. bị nghén nặng trong 3 tháng đầu. Sau đó, chị C. trở nên thèm ăn và ăn rất nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, sô cô la, trà sữa…

Mỗi lần khám thai, thai phụ đều được bác sĩ khuyến cáo về nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhưng do không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường mà cân nặng vẫn tăng đều đều, tin rằng bản thân mình và thai nhi vẫn khỏe mạnh, đến tuần thứ 20 của thai kỳ, thai phụ đến bệnh viện kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ.

Các bác sĩ đã cảnh báo thai phụ nên điều chỉnh chế độ ăn bớt đường. Tuy nhiên, do không cưỡng nổi cơn thèm đồ ngọt, bệnh nhân vẫn ăn bánh kẹo, chocolate, trà sữa và tin rằng em bé vẫn bình thường.

TS. BS Trần Nhật Thăng - Trưởng đơn vị Chẩn đoán trước sinh, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học  Y Dược TP.HCM cho hay, vào tuần thứ 37, người bệnh đột ngột không cảm thấy thai máy nữa nên được gia đình đưa đi khám. Các bác sĩ tại Đơn vị Chẩn đoán trước sinh đã siêu âm và phát hiện thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.

Theo BS Thăng, đây là một trường hợp vô cùng đáng tiếc, vì thai phụ đã được cảnh báo về các nguy cơ và tư vấn chế độ dinh dưỡng thai kỳ kĩ lưỡng. Tuy nhiên, do sự chủ quan của người mẹ đã dẫn đến hậu quả thương tâm cho em bé và buộc các bác sĩ phải chỉ định chủ động chấm dứt thai kỳ.

BS Thăng cho biết, đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý thai kỳ thoáng qua, xảy ra do những hoócmôn kích thích mà bánh nhau tạo ra trong giai đoạn mang thai. Những hoócmôn này chính là tín hiệu kích thích để chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ được truyền sang thai nhi, cũng như khiến thai phụ thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Nếu thai phụ không kiểm soát được sự thèm ngọt của bản thân trong giai đoạn này thì nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ là rất cao.

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời. Đái tháo đường thai kỳ khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da… đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

BS Thăng khuyến cáo, tất cả phụ nữ có thai đều nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết, kịp thời phát hiện, điều trị đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo.

 

Vụ trẻ sơ sinh tử vong tại bệnh viện tỉnh Quảng Trị: Các bác sĩ đã tích cực, kịp thời

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-tre-so-sinh-tu-vong-tai-benh-vien-tinh-quang-tri-cac-bac-si-da-tich-cuc-kip-thoi-2017110806032522.htm

Liên quan đến vụ trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, ông Trương Xuân Nhuận – Phó giám đốc Bệnh viện cho hay, mặc dù phát hiện kịp thời, cấp cứu tích cực nhưng không cứu được trẻ.

Sau khi xảy ra sự cố đối với sản phụ Võ Thị Thùy Dương (SN 1989, trú tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong) và con, phía Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá về quá trình tiếp nhận, thăm khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, theo dõi bệnh nhân.

Ngày 7/11, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh này về trường hợp con của sản phụ Võ Thị Thùy Dương.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Xuân Nhuận - Phó giám đốc Bệnh đa khoa tỉnh, cho hay, đây là trường hợp tai biến sản khoa về thai nhi ngoài ý muốn, nên chỉ cứu được tính mạng của sản phụ.

Theo tường trình của các y, bác sĩ trong quá trình điều trị, chăm sóc sản phụ Võ Thị Thùy Dương, sản phụ vào viện lúc 8h19 ngày 3/11. Qua thăm khám toàn thân cho thấy bệnh nhân và thai nhi khỏe.

14h cùng ngày, sản phụ được chuyển vào phòng sinh, ngôi thai tiến triển chậm do màng ối dày, nên được chỉ định bấm ối để thúc đẩy chuyển dạ. Sau khi bấm ối không có tai biến sa dây rốn, tim thai vẫn bình thường.

Từ 14h đến 15h20 sản phụ được theo dõi tại phòng sinh, quá trình chuyển dạ không có gì bất thường. Đến 15h40 nữ hộ sinh phát hiện sa dây rốn, nhịp tim thai lúc này 100 lần/phút và được chỉ định mổ cấp cứu khẩn cấp.

20 phút sau khi phát hiện tai biến, thai nhi đã được lấy ra nhưng do bị ngạt nặng nên suy hô hấp và tuần hoàn không phục hồi. Đến 5h30 ngày 4/11 thì trẻ tử vong.

Theo giải thích từ phía Bệnh viện, trong khoảng thời gian hơn 1 tiếng rưỡi (từ 14h-15h40), sản phụ được theo dõi tại phòng sinh mà chưa cho rặn đẻ vì mặc dù cổ tử cung đã mở hết, cơn gò tần số 3, tim thai bình thường nhưng đầu lọt cao. Trong thời gian trên sản phụ nằm tại phòng sinh để theo dõi.

“Có 4 yếu tố tiến hành cuộc đẻ, nhưng nhân viên y tế chỉ can thiệp 1 yếu tố là tần số cơn gò tử cung, 3 yếu tố còn lại gồm độ mở tử cung, độ lọt của ngôi thai, tần số tim thai là tiến triển tự nhiên. Vì vậy, không thể cho sản phụ tiến hành cuộc đẻ theo ý muốn, mà phải kiên nhẫn chờ đợi khi đủ điều kiện”, ông Nhuận nói.

Ông Nhuận thông tin thêm, thời gian từ lúc chuyển dạ đến khi sinh kéo dài đến 15 tiếng. Giai đoạn tích cực trong quá trình chuyển dạ kéo dài khoảng 7 tiếng, nên việc sản phụ chờ lâu không ảnh hưởng gì.

“Khi phát hiện ra sự cố, đội ngũ y, bác sĩ trong kíp trực đã xử lý mổ cấp cứu lấy thai nhi. Thao tác từ khi phát hiện sa dây rốn đến khi lấy thai nhi ra là 20 phút, nằm trong thời gian quy định”, ông Nhuận cho hay.

Theo ông Nhuận, đánh giá của các thành viên trong hội đồng chuyên môn thì trường hợp sản phụ Võ Thị Thùy Dương là tai biến bất ngờ xảy ra ở giai đoạn chuyển dạ. Vì vậy, dù phát hiện kịp thời, cấp cứu tích cực, nhưng không cứu được trẻ sơ sinh.

Ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, đã trực tiếp trao đổi với các y, bác sĩ liên quan và xem báo cáo, nhưng đây là tai biến sản khoa bất khả kháng.

Hiện sản phụ Dương đang nằm điều trị tại BVĐK tỉnh Quảng Trị trong tình trạng tỉnh táo.

Về phía gia đình nạn nhân, anh Nguyễn Quang Mẫn (chồng của sản phụ Dương) nói rằng, chưa biết về những thông tin trong báo cáo nêu.

 

Điều tra vụ bé trai 2 ngày tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin

https://thanhnien.vn/thoi-su/dieu-tra-vu-be-trai-2-ngay-tuoi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin-898149.html

Ngày 8.11, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết đang điều tra vụ việc bé trai 2 ngày tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B.

Cháu bé tử vong là Ngô Văn C., sinh ngày 4.11, tại khoa sản, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Bé C., là con của vợ chồng chị Ngô Thị Huyền và anh Ngô Văn Phương (ngụ tại phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên). 

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Vy, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên, cho biết sau khi sinh 15 giờ, đến ngày 5.11, cháu C., được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh. Trước khi tiêm, cháu C., đã được bác sĩ khám, tư vấn. Sau khi tiêm, cháu C., được theo dõi tại phòng tiêm 30 phút, không có vấn đề bất thường về sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ đã hướng dẫn gia đình tự theo dõi tình trạng trẻ sau tiêm và đưa trẻ về phòng.

Theo chị Ngô Thị Huyền, cháu C. không có biểu hiện bất thường, vẫn bú mẹ đều và uống thêm sữa ngoài. Đến khoảng 6 giờ ngày 6.11, gia đình phát hiện cháu tím tái và cứng toàn thân, không thở nên báo bác sĩ đến khám và cấp cứu, tuy nhiên, cháu đã tử vong sau đó vài giờ.

 (TNO) Ngày 25.8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Ea Hleo (Đắk Lắk), cho biết đã yêu cầu một số y bác sĩ của bệnh viện nộp tường trình về việc thực hiện quy trình tiêm vắc xin do có liên quan đến trường hợp tử vong của một trẻ sơ sinh.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 2 đoàn công tác trực tiếp đến điều tra tại khoa sản, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh và kết luận: hai cơ sở y tế trên đều có đủ cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị để bảo quản vắc xin và tổ chức tiêm chủng, thực hiện theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế. Cháu C. tử vong được xác định không liên quan đến tiêm chủng vắc xin viêm gan B.

Tuy nhiên, gia đình cháu C., không đồng tình với kết luận của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, vụ việc được chuyển sang Công an tỉnh Quảng Ninh để phối hợp điều tra. 

 

Bác sĩ vừa đỡ đẻ vừa chăm sóc 2 con giùm sản phụ

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/bac-si-vua-do-de-vua-cham-soc-2-con-gium-san-phu-738329.html

Sản phụ nhập viện, dắt theo hai con nhỏ không có người chăm sóc. Các y, bác sĩ vừa bận rộn đỡ đẻ vừa coi sóc hai con của sản phụ. 

Ngày 8-11, bé trai con của sản phụ TTHY (32 tuổi, ngụ Cà Mau) chào đời trong hoàn cảnh đặc biệt đã hoàn toàn khỏe mạnh, có thể được xuất viện về nhà. 

Trước đó, lúc 3 giờ sáng 25-10, sản phụ Y. chuyển dạ nhập BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) trong tình trạng bị tiền sản giật nặng, băng huyết sau sinh. Chị Y. đã ngay lập tức được chuyển vào phòng sinh và được các y, bác sĩ đỡ đẻ kịp thời. Em bé chào đời được 2,5 kg, nhỏ hơn so với tuổi thai, bị tím môi nghi nhiễm trùng sơ sinh, sau đó được chuyển theo dõi tại khoa Bệnh lý sơ sinh.

Lúc chị Y. nhập viện, đi cùng chị là hai con nhỏ, bé gái 19 tháng tuổi và bé trai tám tuổi. Do không có người thân trông coi nên hai bé được cho ở lại khoa Cấp cứu. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, các điều dưỡng, bác sĩ cùng quyên góp tiền, thay phiên nhau mua sữa, cơm, phở cho hai bé ăn. Bảo vệ được tăng cường để đảm bảo an ninh an toàn, để không xảy ra tình trạng các bé bị thất lạc.

Chị Y. cho biết quê chị ở xã Rạch Gốc, huyện Năm Căn, Cà Mau, kiếm sống bằng nghề vá lưới thuê. Chị mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không họ hàng thân thích. Khi đang mang bầu đứa thứ ba thì chồng chị bỏ đi, không liên hệ được nữa. Thấy bé thứ hai hạch nổi sau ót đã mấy tháng nay, chị dẫn theo hai con đến BV Ung bướu TP.HCM để khám bệnh. Tuy nhiên, do không mang theo đủ tiền khám bệnh nên ba mẹ con nằm ngoài hành lang, xin cơm từ thiện ăn. Khi thấy có dấu hiệu sinh, chị vào BV Nhân dân Gia Định.

BS Nguyễn Ánh Tuyết, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, cho biết: “Biết được hoàn cảnh khó khăn của sản phụ, Phòng Công tác xã hội đã liên hệ các mạnh thường quân giúp đỡ ba mẹ con được 11 triệu đồng. Hai ngày sau sinh sản phụ xin xuất viện đưa hai bé lớn về nhà, hẹn sẽ quay lại đón đứa con mới sinh. Sản phụ nghèo nên không có số điện thoại liên lạc. Tuy nhiên, đến nay bé sơ sinh đã khỏe mạnh và xuất viện được rồi nhưng không thấy mẹ quay lại”.

Theo BS Tuyết, hiện bệnh viện cũng đang nuôi ba bé khác không có người nhà đến nhận và chờ làm thủ tục chuyển các bé vào các mái ấm của Sở LĐ-TB&XH TP. 

 

Người đàn ông bị hàng trăm cục vôi ăn hủy xương

http://nld.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-bi-hang-tram-cuc-voi-an-huy-xuong-20171108131630041.htm

Bệnh viện Sài Gòn-ITO TP HCM vừa loại bỏ hàng trăm cục vôi hóa hiếm gặp từ một người mắc bệnh gút hơn 10 năm nay

Sáng 9-11, Bệnh viện Sài Gòn-ITO TP HCM cho biết vừa phẫu thuật loại bỏ hàng trăm cục vôi hóa để cứu anh Nguyễn Công D. (29 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long). 

Trước đó, anh D. nhập viện trong tình trạng đau nhức, đi lại khó khăn, nhiều khớp khuỷa tay chân nhô ra nhiều cục vôi trắng gồ ghề, lồi lõm, lở loét.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị bệnh gút rất nặng, tỉ lệ uric acid trong máu rất cao (516 micro mol/l, bình thường chỉ khoảng 208-428); các tinh thể uric acid lắng đọng ở khắp nơi trong cơ thể, không chỉ ở các khớp khuỷu, ngón tay, khớp gối, cổ chân còn có nhiều ở gân cơ, gót chân và ngoài da...  

Qua gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã gọt tỉa, cắt lọc lấy ra vô số cục tophi, vôi thâm nhập hết các cấu trúc da, mô mở, gân, bao khớp, hủy xương sụn khớp của bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình Bệnh viện Sài Gòn-ITO (người trực tiếp thực hiện), cho biết chưa gặp trường hợp nào trẻ mà bệnh gút nặng như thế. Bệnh nhân này có thể bị rối loạn chức năng gan bẩm sinh, chuyển hoá chất đạm thành nhiều nhân purin.

"Bệnh gút không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra ở tuổi đời rất trẻ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật chỉ giải quyết biến chứng lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp, gân và ngoài da làm giới hạn vận động của bệnh nhân. Về lâu dài, anh D. cần được điều trị nội khoa tích cực, nếu không sẽ còn tái phát" - BS Xuân Anh khuyến cáo.

Anh D. bị bệnh gút hơn 10 năm qua, mặc dù không nghiện rượu bia và đã điều trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

 

Tái xuất virus sốt xuất huyết hiếm, khủng khiếp như Ebola

http://nld.com.vn/suc-khoe/tai-xuat-virus-sot-xuat-huyet-hiem-khung-khiep-nhu-ebola-20171108084913621.htm

Nếu mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg gây ra, nguy cơ tử vong lên đến 88%. Bộ Y tế Uganda lo ngại nguy cơ bùng thành đại dịch chết người như Ebola.

Cách đây vài giờ, Tổ chức Y tế thế giới đã đăng tải bài viết trên website nhằm thông báo tình hình bệnh do virus Marburg ở Uganda và Kenya. Theo cơ quan này, 3 trường hợp đầu tiên được Bộ Y tế Uganda báo cáo vào ngày 3-11 vừa qua đã tử vong. Một trong 3 bệnh nhân đã đến Kenya trước khi chết, nên quốc gia này cũng nằm trong "vùng nguy hiểm".

Sau 3 trường hợp đầu tiên đó, vài người đã tiếp xúc với bệnh nhân, bao gồm một nhân viên y tế đã phát triển các triệu chứng, đang được cách ly và theo dõi.

Virus Marburg và Ebola đều là thành viên của họ Filoviridae, một trong các họ virus gây ra bệnh sốt xuất huyết. Theo WHO, các báo cáo trên thế giới ghi nhận nạn nhân của Marburg tử vong 23%-90%, trong khi một số nguồn khác đưa ra tỉ lệ tử vong trung bình là 88%.

Ban đầu, virus này tấn công con người thông qua vật chủ trung gian là các đàn dơi ăn quả hoặc khỉ. Tuy nhiên, khác với sốt xuất huyết do Dengue gây nên, căn bệnh này có thể truyền trực tiếp từ người sang người thông qua máu và dịch, cũng như dễ gây tử vong hơn hàng trăm lần.

Giống như các loại sốt xuất huyết khác, sốt xuất huyết do virus Marburg gây nên chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Virus này được ghi nhận lần đầu trong vụ dịch xảy ra vào năm 1967 ở Đức và Nam Tư cũ, liên quan đến những con khỉ nhập khẩu từ Uganda. Vụ dịch mới đây nhất xảy ra ở Cộng hòa dân chủ Congo vào năm 1998- 2000 với tỉ lệ tử vong là 80%.

Hiện WHO đang phối hợp với các quốc gia phát hiện bệnh nhân tiến hành những biện pháp cách ly, phòng dịch, bởi đây là một trong các căn bệnh dễ gây truyền nhiễm và dễ bùng thành dịch nhất.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang