Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 11/3/2016

  • |
T5g.org.vn - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; Cải thiện chất lượng khám chữa bệnh đi đôi với tăng giá dịch vụ y tế; Tăng viện phí: Giám sát chặt để tránh lạm dụng xét nghiệm

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện

Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Đây là tài liệu được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong bối cảnh hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết việc ban hành tài liệu nhằm tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế cho người bệnh.

Đối với các đơn vị thực hiện, Bộ Y tế yêu cầu thành lập Nhóm quản lý sử dụng kháng sinh và xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, thành phần chính là tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

Bên cạnh đó, Nhóm quản lý sử dụng kháng sinh còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm và triển khai thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; kiểm tra, giám sát và tiến hành các biện pháp can thiệp và đánh giá, báo cáo kết quả sử dụng kháng sinh và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại đơn vị theo mẫu quy định.

Bộ Y tế cũng quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo Bệnh viện, trưởng khoa các khoa lâm sàng, trưởng khoa dược, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, trưởng khoa vi sinh, trưởng phòng, bộ phận công nghệ thông tin và các khoa, phòng liên quan đối với công tác quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.

Hiện nay, kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc.

Năm 2015 lần đầu tiên ở Việt Nam đã tổ chức Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc nhằm tuyên truyền sâu rộng về tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam cũng như cách hạn chế.

Bộ Y tế cũng đã ký cam kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đối tác phát triển về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam./.

http://www.vietnamplus.vn/quan-ly-chat-che-viec-su-dung-khang-sinh-trong-benh-vien/375282.vnp

Cải thiện chất lượng khám chữa bệnh đi đôi với tăng giá dịch vụ y tế

Ngày 1/3, gần 1.900 dịch vụ y tế trên toàn quốc đồng loạt tăng giá, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 37, quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng. 

Sau hơn một tuần thực hiện, việc triển khai tại các bệnh viện không gặp nhiều khó khăn còn người bệnh vẫn mong muốn được nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của cơ sở và cán bộ y tế. 

Chưa có phản ánh qua đường dây nóng về tăng giá dịch vụ y tế

Thạc sỹ Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết sau hơn một tuần thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, việc triển khai tại bệnh viện diễn ra thuận lợi. Đến nay, đường dây nóng của bệnh viện chưa tiếp nhận bất cứ cuộc gọi nào của người bệnh phản ánh về tăng giá dịch vụ y tế. 

Ông Trịnh Ngọc Hải nhấn mạnh để triển khai Thông tư liên tịch số 37, Bệnh viện đã có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở hạ tầng, con người, trang thiết bị và công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là người có thẻ bảo hiểm y tế. Đúng ngày 1/3, bệnh viện bắt tay thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Thông thư 37. Theo đó, danh mục dịch vụ y tế được quy định tại Thông tư 37 cơ bản giải quyết được những bất cập trước đó. Giá dịch vụ tăng là để giúp bệnh viện có thêm khoản kinh phí nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh như đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đào tạo nâng cao chuyên môn cho các y, bác sỹ... Do đó có thể khẳng định rằng, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ đợt tăng giá dịch vụ lần này chính là người bệnh. Trong thời gian triển khai, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng thường xuyên liên hệ với bệnh viện, nắm bắt những vướng mắc của bệnh biện để có phương án khắc phục kịp thời. 

Việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã được Bệnh viện Nhi Trung ương chú trọng từ nhiều năm trước chứ không phải chờ đến tận đợt này. Bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, kê tăng giường (từ 1.200 giường lên 1.500 giường bệnh); thậm chí tại một số khoa còn nhường phòng bác sỹ để kê thêm giường cho bệnh nhân. 

Đặc biệt, Bệnh viện Nhi không có tình trạng nằm ghép. Với những trường hợp đặc biệt thì việc nằm ghép chỉ diễn ra trong khoảng từ 2-3 giờ đồng hồ, sau đó sẽ được thu xếp giường bệnh riêng; đồng thời, để giảm quá tải, bệnh viện thường xuyên thực hiện đề án luân chuyển cán bộ (Đề án 1816) và Đề án bệnh viện vệ tinh. Với những bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch sẽ được chuyển về điều trị ở tuyến dưới nhằm giảm tải cho bệnh viện. 

Bên cạnh đó, bệnh viện luôn chủ động truyền thông đến người nhà bệnh nhân về việc tăng giá dịch vụ y tế để họ hiểu đúng về tăng giá dịch vụ y tế và những lợi ích mà người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng; từ đó hợp tác với bệnh viện trong quá trình khám chữa bệnh. 

Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết để thực hiện Thông tư 37, lãnh đạo bệnh viện, các bác sỹ, cán bộ có liên quan đến công tác tài chính, thanh quyết toán cho người bệnh đã được tập huấn đầy đủ, kỹ càng sau đó phổ biến tại các khoa phòng. Nhờ vậy, sau khoảng gần 10 ngày thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, bệnh viện triển khai rất tốt. Đến nay, bệnh viện chưa nhận được ý kiến phản hồi nào của người bệnh thông qua đường dây nóng về việc tăng giá dịch vụ y tế. Trong quá trình triển khai, bệnh viện cũng gặp khó khăn do một số dịch vụ không nằm trong Thông tư 37. Tuy nhiên, bệnh viện đã tập hợp lại những dịch vụ này và đề xuất với Bộ Y tế hướng giải quyết. 

Cùng với việc tăng viện phí, bệnh viện tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chất lượng chẩn đoán được nâng cao và thái độ tinh thần được cải thiện, đồng thời, giảm tải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của bệnh viện trong những năm gần đây. 

Với việc đưa cơ sở 2 tại Tân Triều vào hoạt động, bệnh viện đã tăng được số giường bệnh, giảm tình trạng nằm ghép của bệnh nhân. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao kỹ thuật cũng được triển khai tại nhiều bệnh viện tỉnh, giúp tuyến địa phương thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến trong khám chữa bệnh cho người dân. 

Ông Trần Văn Thuấn đề xuất, thời gian tới để tiếp tục triển khai thuận quy định tăng giá dịch vụ y tế tại các bệnh viện thì công tác truyền thông là giải pháp đặc biệt quan trọng, giúp người dân hiểu rõ về vai trò, giá trị, ý nghĩa của việc tăng giá dịch vụ y tế; đồng thời, các bệnh viện cần tiếp tục cải tiến về cơ sở hạ tầng, tin học; nhất là phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm xã hội để thuận tiện cho người bệnh trong việc thanh toán viện phí. Ngoài ra, các bệnh viện tiếp tục tập huấn cho cán bộ và phổ biến kiến thức đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện…

Mong muốn cải thiện chất lượng khám chữa bệnh 

Chị Nguyễn Thị Ví (Cao Bằng) đang khám và điều trị bệnh ung thư vú tại Bệnh viện K. Là bệnh tốn nhiều tiền nhưng nhờ có bảo hiểm y tế nên chị vẫn còn khả năng tiếp tục chữa bệnh. Chị đã nghe thông tin về tăng giá dịch vụ y tế nhưng chưa tìm hiểu kỹ. Chị Ví mong rằng, giá dịch vụ y tế tăng sẽ đi đôi với thái độ phục vụ và chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. 

Cũng đang điều trị tại bệnh viện K, chị Nguyễn Thị Tất (Bắc Ninh) cho biết chị bị ung thư vú và đã điều trị từ năm 2012 đến nay tốn khoảng 200 triệu. Nếu không có bảo hiểm y tế thì chị đã không thể tiếp tục điều trị như hiện nay. Việc tăng giá dịch vụ y tế là cần thiết nhưng quan trọng là phải đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, để người bệnh yên tâm chữa trị. 

Chăm sóc bố đang điều trị ung thư tại Bệnh viện K, chị Lưu Thị Tuyết (Hải Dương) cho biết bố chị được bảo hiểm 100%. Nhờ vậy, ông được điều trị đúng theo phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư, hiện sức khỏe ông đã được cải thiện hơn. Chị Tuyết cũng mong muốn việc tăng viện phí sẽ giúp những bệnh nhân nặng như bố trị không còn phải nằm ghép giường khi điều trị tại bệnh viện… 

Chị Nguyễn Thị Mai (Thanh Hóa) cũng đang chăm sóc con bị bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết gia đình cũng đã nghe thông tin về việc tăng giá dịch vụ y tế. Chị cũng biết rõ đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá lần này chính là người có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nói chung sẽ được quan tâm hơn nữa khi đến khám, điều trị tại bệnh viện./. 

http://www.vietnamplus.vn/cai-thien-chat-luong-kham-chua-benh-di-doi-voi-tang-gia-dich-vu-y-te/375227.vnp

 

Tăng viện phí: Giám sát chặt để tránh lạm dụng xét nghiệm

Thùy Giang

Hơn một tuần kể từ ngày 1/3, giá của gần 1.900 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng tại hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh trên toàn quốc. 

Vậy việc điều chỉnh viện phí lần này đối tượng nào sẽ phải chịu tác động nhiều nhất, và các cơ sở y tế cần làm gì để giúp người dân gặp thuận lợi trong khám chữa bệnh, đồng thời vẫn thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm y tế của mình?

Phóng viên VietnampPlus đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Tác động chủ yếu người đồng chi trả 20%

- Ông có thể phân tích rõ hơn tại sao phải đưa ra việc tăng viện phí như vậy?

Ông Lê Văn Phúc: Giá dịch vụ y tế tăng lần này là thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về đổi mới tài chính nói chung, trong đó, có ngành y tế. Như vậy, việc thay đổi cơ chế tài chính này nhằm đảm bảo tốt hơn hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, tăng chất lượng khám chữa bệnh và tiến tới việc Nhà nước giảm dần việc bao cấp, cấp ngân sách cho ngành y, thay vào đó, hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế. 

Cụ thể, từ ngày 1/3 giá dịch vụ y tế chủ yếu áp dụng đối với các bệnh viện hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp chỉ tính thêm phần phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp tiền ngày thường trực, còn phụ cấp lương chưa tính đến. Giá dịch vụ y tế bao gồm cả tiền lương sẽ được tính từ ngày 1/7.

Tuy nhiên với bệnh viện được cấp có thẩm quyền quyết định, các bệnh viện tự chủ, các bệnh viện tư nhân thì đã được áp dụng giá từ ngày 1/3. 

- Như vậy, ông có thể phân tích rõ hơn, ai sẽ là người chịu tác động nhiều nhất của việc tăng giá dịch vụ y tế lần này? 

Ông Lê Văn Phúc: Lần này việc tăng giá dịch vụ y tế chỉ nhằm vào các đối tượng người tham gia bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Do vậy, sự tác động của nó không nhiều và tác động chủ yếu với những người phải đồng chi trả 20%, còn lại những người nghèo thì đã được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế 100%, trẻ em cũng không phải chi trả, người cận nghèo cũng chỉ phải đồng chi trả 5%.

Như vậy, việc tăng viện phí lần này có tác động mạnh hơn với đối tượng đồng chi trả 20% như học sinh, sinh viên, người lao động với mức đồng chi trả 20% hay 5%. Tuy nhiên, việc đóng 20% đó chưa nhiều lắm và hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Chẳng hạn như, trước kia một đợt điệu trị của bệnh nhân phải đồng chi trả 20% có chi phí 10 triệu đồng, nay giá dịch vụ y tế tăng 30% thì chi phí là 13 triệu đồng, đồng chi trả 5% thì người bệnh phải bỏ tiền túi 2,6 triệu đồng, trong khi trước đây chỉ phải trả 2 triệu đồng.

Người bệnh không nên quá lo lắng

- Với lần tăng viện phí này, nhiều người dân mắc bệnh tim mạch và ung thư lo lắng vì chi phí điều trị cho các bệnh này sẽ tăng lên, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Ông Lê Văn Phúc: Đối với lần điều chỉnh này chỉ nhằm vào các thủ thuật, phẫu thuật và cả xét nghiệm, không có điều chỉnh liên quan đến giá thuốc hay vật tư y tế tiêu hao. Chính vì vậy, những người điều trị về tim mạch hay ung thư, đối với bệnh nhân điều trị ung thư chủ yếu bằng thuốc thì không tác động nhiều.

Đối với những bệnh nhân tim mạch thì giá các dịch vụ kỹ thuật trong tim mạch thì có tăng lên một chút và đặc biệt khi mà Bộ Y tế chưa ban hành được danh mục, thông tư quy định cái dịch vụ kỹ thuật hưởng theo tỷ lệ thì chúng ta vẫn đang áp dụng mức 40 tháng lương tối thiểu. Đơn cử như, trước đây ví dụ một bệnh nhân dùng 1 dịch vụ tim mạch chỉ hết 60 triệu​ đồng thôi thì được thanh toán 46 triệu đồng, nhưng giờ dùng dịch vụ tim mạch này lên đến 70 triệu​ đồng thì bệnh nhân đó vẫn chỉ được thanh toán 46 triệu đồng. Như vậy, hạn mức đồng chi trả của bệnh nhân cũng tăng lên. 

Hiện nay về cơ bản, hầu hết các dịch vụ đã được Nhà nước quy định thì ​đều được quỹ bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh cũng không nên quá lo lắng. 

Ngành y tế phải tăng chất lượng

- Người bệnh khi thấy tăng viện phí thì họ yêu cầu phải tăng chất lượng? Theo ông ngành y tế có đáp ứng được yêu cầu này không trong hoàn cảnh thực tại?

Ông Lê Văn Phúc: Hiện nay việc người bệnh, xã hội đang rất quan tâm là tăng giá thì có tăng chất lượng không? Chúng tôi – về phía bảo hiểm xã hội bảo vệ cho quyền lợi của người bệnh rất muốn, rất hy vọng với việc tăng giá dịch vụ y tế này ngành y tế sẽ tăng được chất lượng.

Với lý do ngành y tế hiện nay sẽ không còn nhận bao cấp của nhà nước về phần tiền lương, và tiền lương dựa vào người bệnh, vào các dịch vụ y tế. Bệnh viện không cung cấp dịch vụ y tế tốt thì người bệnh sẽ bỏ đi và ko có người bệnh thì bệnh viện không có thu nhập và đó là một trong những yếu tố để bệnh viện, mỗi y bác sỹ đều phải nhận thấy rằng mình khám chữa bệnh để tạo công ăn việc làm cho mình, tạo thu nhập cho mình. Bởi vì lương đã kết cấu vào dịch vụ y tế. 

Tuy nhiên việc tăng giá dịch vụ y tế này cũng có thể gây nên tác động kép, Bộ Y tế có thể ​có quá nhiều các dịch vụ y tế nên cần phải có những quy định để điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo chi cho người bệnh lại không có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu.

Có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu?

- Như ông vừa nói, có thể xảy ra tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu, ông có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?

Ông Lê Văn Phúc: Khi tăng giá dịch vụ kỹ thuật, có thể tăng dịch vụ cung ứng từ các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có những dịch vụ chưa cần thiết mà chúng ta vẫn thường gọi là lạm dụng dịch vụ kỹ thuật y tế, do bệnh viện muốn tăng nguồn thu. 

Chẳng hạn, trước đây bệnh viện chỉ định 30% số người đến khám làm các xét nghiệm để chẩn đoán, thì nay có thể tăng lên 50%. Các bệnh viện đầu tư máy chụp chiếu hiện đại, mà đã đầu tư thì bệnh viện có xu hướng tăng chỉ định cho người bệnh để thu hồi vốn nhanh, dù mức độ bệnh chưa đến mức phải sử dụng dịch vụ đó. Hoặc bệnh viện sẽ lách bằng cách tăng người bệnh vào điều trị nội trú để được thu tiền giường nằm; kéo dài chăm sóc sau phẫu thuật... 

Vấn đề này cần được giám sát chặt chẽ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và an toàn của quỹ bảo hiểm y tế. Khi tăng giá dịch vụ kỹ thuật, Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các bệnh viện. Sơ bộ đánh giá, chi sẽ tăng 30%. 

Vì vậy, Bộ Y tế cần ban hành quy chuẩn trong khám chữa bệnh, có thể quy định tối đa một ngày khám được bao nhiêu người bệnh/bàn khám, tối đa bao nhiêu ca siêu âm, xét nghiệm/máy để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh và thuận lợi cho bảo hiểm y tế trong thanh toán. Về phía bảo hiểm xã hội, chúng tôi tiếp tục giám sát chặt chẽ việc bệnh viện thu tiền của người bệnh.

Những trường hợp nghi ngờ đó, bảo hiểm xã hội sẽ trực tiếp kiểm tra lại trên hồ sơ bệnh án và không thanh toán nếu có sai phạm… Hàng tháng có từng nhóm giám định 30% hồ sơ bệnh án và kết quả giám định của số hồ sơ này sẽ được áp dụng để thanh toán cho 70% hồ sơ còn lại. 

Kết quả thí điểm vừa qua cho thấy, việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin nhận diện sai phạm và giám định theo tỷ lệ nói trên cho kết quả khả quan, các bệnh viện nghiêm túc, cẩn trọng trong việc chỉ định dịch vụ kỹ thuật và lập hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế.

- Hiện vẫn còn 25% số người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế. Ông có nghĩ rằng việc tăng giá dịch vụ lần này có thúc đẩy, cảnh tỉnh người dân phải tham gia bảo hiểm y tế?

Ông Lê Văn Phúc: Hiện tại việc tăng viện phí chưa áp dụng với các đối tượng chưa có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chắc chắn trong thời gian tới sẽ áp dụng và việc để đảm bảo cho mình không bị những rủi ro về mặt tài chính do bệnh tật thì người dân không còn lựa chọn nào khác là phải tham gia bảo hiểm y tế.

Người tham gia bảo hiểm y tế thì quyền lợi khi đi khám chữa bệnh sẽ được đảm bảo hơn, hạn chế các chi phí tiền túi không rõ ràng và được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ, không phải tự chi một số tiền lớn khi chăng may ốm đau.

Chúng tôi kỳ vọng người chưa tham gia bảo hiểm y tế sẽ nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin để thấy được lợi ích, tính nhân văn của chính sách an sinh xã hội cũng như của việc tham gia bảo hiểm y tế và quyết định tham gia.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

http://www.vietnamplus.vn/tang-vien-phi-giam-sat-chat-de-tranh-lam-dung-xet-nghiem/375173.vnp

 

Phát hiện một loại thuốc hạ sốt giảm đau giả

Văn Hải

Viên nang cứng của thuốc thuốc hạ sốt Dianfagic thật một đầu xanh nhạt, một đầu xanh đậm, còn thuốc giả có màu vàng.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện để thông báo về việc phát hiện thuốc hạ sốt giảm đau Dianfagic giả.

Vụ việc này được phát hiện nhờ kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đối với mẫu thuốc mang tên Dianfagic do Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Bến Tre lấy mẫu tại quầy thuốc 334 xã Thanh Ngãi, huyện Mỏ Cày.

Khi thử nghiệm và phát hiện thuốc giả, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã báo cáo với Cục Quản lý Dược để cảnh báo rộng rãi trong cộng đồng.

Loại thuốc giả này có một số đặc điểm khác với thuốc thật do công ty cổ phần Dược Minh Hải sản xuất. Cụ thể, thuốc Dianfagic thật đựng trong chai nhựa trong và bóng, còn thuốc giả đựng trong chai nhựa đục, viên nang cứng của thuốc thật một đầu xanh nhạt, một đầu xanh đậm, còn thuốc giả có màu vàng.

Cục Quản lý Dược đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo để người dân biết và tránh sử dụng loại thuốc giả này./.

http://vov.vn/suc-khoe/phat-hien-mot-loai-thuoc-ha-sot-giam-dau-gia-487731.vov

 

Phòng bệnh viêm màng não mô cầu thế nào?

Bệnh viêm màng não mô cầu thường xuất hiện vào mùa nào? Ai là người dễ mắc bệnh? Bệnh lây lan qua đường nào và tiêm vắcxin gì để phòng bệnh? Đó là những thắc mắc của rất nhiều người sau khi xuất hiện 2 ca viêm màng não mô cầu nghiêm trọng ở Hà Nội thời gian gần đây.

Tại buổi tư vấn trực tuyến về bệnh viêm não mô cầu tổ chức mới đây, ông  Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã có nhiều giải đáp rất cụ thể.

Theo ông  Nguyễn Nhật Cảm, viêm màng não do não mô cầu là bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây nên (hay còn gọi là màng não cầu), là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể lây lan thành dịch với các biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, chóng mặt, li bì…nặng có thể hôn mê, sốc và có thể tử vong. Tỷ lệ tử vong khoảng 10-20% nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều người thắc mắc về cách gọi viêm não do não mô cầu hay viêm màng não do não mô cầu, ông Cảm khẳng định hai bệnh này là một. Ai cũng có thể mắc bệnh do não mô cầu nếu chưa có miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên gần đây lứa tuổi trẻ (dưới 30) thường hay gặp hơn các nhóm tuổi khác.

Viêm màng não mô cầu có thể xuất hiện vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng nhiều nhất vẫn là từ tháng 1 đến tháng 4 - khi thời tiết lạnh và ẩm thuận lợi cho việc lây lan của những bệnh lây qua đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm màng não mô cầu.

Bệnh này thường rất đột ngột và diễn biến rất nhanh với sốt cao (39-40 độ C), mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Người bệnh có thể mê sảng, lú lẫn, mất ý thức, có thể có co giật, hôn mê và xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da.

Về đường lây lan, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tức là khi hít phải các giọt bắn từ người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn. Cũng có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, bị nhiễm vi khuẩn nhưng ít gặp hơn.

Khi mắc viêm não, viêm màng não do mô cầu thì cần kiêng những gì, ông Cảm tư vấn: Khi bị viêm màng não, viêm não do não mô cầu, cần phải được nhập viện điều trị càng sớm càng tốt và phải được cách ly để không lây bệnh cho những người xung quanh. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phải theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Đặc biệt, nhiều người rất quan tâm đến thông tin bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong sau 1 ngày nếu không được cấp cứu kịp thời, ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định khả năng này hoàn toàn có thể. Bệnh do não mô cầu có nhiều thể, ở thể rất nặng (nhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc) tỷ lệ tử vong cao và có thể chỉ trong 1 đến 3 ngày. Thông thường từ 1-7 ngày. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm do công tác điều trị tốt hơn. Và nếu bệnh nhân nhập viện sớm, khả năng phục hồi rất cao.

Để phòng tránh viêm màng não mô cầu, ông Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo người dân cần tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh này, nếu đã tiếp xúc thì phải dùng thuốc dự phòng; súc họng hằng ngày bằng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng mũi họng; giữ vệ sinh thân thể, thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc; tránh làm việc quá sức.

Để phòng bệnh, mỗi người dân cần đi tiêm vắcxin đủ liều - 2 mũi. Hiện vắcxin này chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên nếu người dân quan tâm cần đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để được khám, tư vấn và chỉ định tiêm phòng đúng lịch.

Theo ông Cảm, hiện nay ở Việt Nam Bộ Y tế cấp phép cho 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu, một là vắc xin phòng 2 típ vi khuẩn A và C có tên thương mại là Meningo AC do Pháp sản xuất, tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 3 năm; hai là vắc xin phòng 2 típ vi khuẩn B và C có tên thương mại là VA-MENGOC-BC do Cuba sản xuất, theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin này tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 6 đến 8 tuần cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Cục Quản lý dược Bộ Y tế hiện nay chỉ tiêm cho trẻ 6 đến 10 tuổi, có thể thời gian tới vắc xin này sẽ được cấp phép tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Vắc xin viêm màng não mô cầu BC có thể phòng được bệnh do não mô cầu típ B và C. Tại Việt Nam lưu hành cả hai típ A và B nên vắc xin viêm màng não mô cầu BC không hoàn toàn phòng được bệnh nếu nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm típ A. 

http://baobaovephapluat.vn/suc-khoe-doi-song/suc-khoe-cong-dong/201603/phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau-the-nao-2474015/

Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Cập nhật kỹ thuật về những bằng chứng, mô hình và cách tiếp cận phù hợp để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

Ngày 10/3, tại Hà Nội, đã diễn ra "Hội thảo cập nhật kỹ thuật về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)", một công cụ y sinh có triển vọng trong dự phòng HIV, Hội thảo do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC), Bộ Y tế và PATH- một tổ chức y tế toàn cầu, đồng chủ trì; với sự phối hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC), nhấn mạnh: Đây là cơ hội cho các bên liên quan xem xét các bằng chứng mới nhất về PrEP và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thành công trên thế giới. 

Theo TS Phan Thị Thu Hương, thực hiện “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016: Định hướng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)”, Việt Nam sẽ triển khai các can thiệp có hiệu quả nhất và tác động lớn đến giảm nhiễm mới và giảm tử vong do AIDS như tăng cường biện pháp dự phòng phối hợp có hiệu quả: can thiệp giảm tác hại, truyền thông có chủ đích, xét nghiệm và điều trị; phân cấp, lồng ghép và sự tham gia của cộng đồng để thúc đẩy chẩn đoán sớm và điều trị ngay cho các trường hợp nhiễm HIV; tăng cường hiệu quả kết nối giữa dự phòng, xét nghiệm và điều trị...

Mục tiêu của chương trình là nhằm khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.Cụ thể, đến năm 2020 sẽ giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy so với năm 2010; giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục so với năm 2010; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%. Bên cạnh đó, đảm bảo 80% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

Tại hội thảo, TS Kimberly Green, Tổ chức PATH, đã trình bày tóm tắt các bằng chứng quốc tế mới nhất liên quan đến việc triển khai PrEP; TS Donn Colby, Hội Chữ Thập Đỏ Thái Lan, cũng có bài trình bày chia sẻ bài học kinh nghiệm về áp dụng PrEP tại Thái Lan cho nhóm nam giới quan hệ tình dục với nam giới (MSM) và phụ nữ chuyển giới.

Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Thúy Vân, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, đã trình bày tổng quan về các hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới và các khuyến nghị khi sử dụng PrEP. TS Nguyễn Thị Thúy Vân nhấn mạnh: Trong năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả nam giới quan hệ tình dục với nam giới nên được cung cấp PrEP như một lựa chọn dự phòng HIV bên cạnh các biện pháp dự phòng khác như bao cao su và chất bôi trơn, xét nghiệm HIV thường xuyên, và các biện pháp giảm tác hại khác. Năm 2015, WHO mở rộng khuyến nghị này tới tất cả các nhóm dân cư có nguy cơ lây nhiễm HIV như là một phần của phương pháp dự phòng HIV kết hợp.

Các đại biểu cũng đã đã xem xét và thảo luận về tương lai của PrEP tại Việt Nam và các mô hình có thể cung cấp dịch vụ. Theo đó, mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV, một số nhóm đích vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm MSM, phụ nữ chuyển giới, người tiêm chích ma túy và bạn tình của những người có HIV. Về vấn đề này, TS Lokky Wai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh, cần khuyến khích đối thoại hơn nữa về vai trò tiềm năng của PrEP trong chiến lược Quốc gia phòng chống HIV: "Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng trong việc ứng phó với HIV. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. WHO khuyến cáo cung cấp các loại thuốc dự phòng HIV như PrEP như là một lựa chọn dự phòng bổ sung cho người có nhiều nguy cơ bị nhiễm HIV. Chúng tôi khuyến khích Việt Nam xem xét để làm thế nào những can thiệp mới như thế này có thể được áp dụng hiệu quả và an toàn tại Việt Nam", TS Lokky Wai khẳng định.

http://baotintuc.vn/suc-khoe/day-manh-cac-bien-phap-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-20160310151649757.htm

 

Đắk Lắk: Bé trai năm tháng tuổi nghi nhiễm não mô cầu

Tiến Anh

Chiều 10-3, BS Nguyễn Hữu Huyên, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ (Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk), cho biết vừa phát hiện một ca nghi nhiễm não mô cầu trên địa bàn. 

Sau khi tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về trường hợp ca bệnh của bé trai LAP (năm tháng tuổi, trú xã Cư San, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) nghi nhiễm não mô cầu, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành cách ly bệnh nhân.

Trung tâm Y tế huyện Krông Bông xử lý môi trường tại khu vực trẻ đến lưu trú. Tiến hành điều tra tại xã Cư San, huyện M’Đrắk nơi trẻ sinh sống. Lập danh sách những người tiếp xúc với trẻ để theo dõi và cho uống kháng sinh dự phòng. Đồng thời lấy mẫu tử ban và dịch ngoáy họng gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm.

ThS-BS Lê Đình Nhân, Phó Trưởng khoa HSCC Nhi-Nhi sơ sinh, BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Vào lúc 9 giờ ngày 8-3, khoa có tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt li bì, toàn thân xuất hiện nhiều vết tử ban, có hiện tượng co giật, phổi bị tổn thương.

Sau khi nhập viện, bé trai được chẩn đoán viêm phổi nặng - nhiễm trùng huyết nghi do não mô cầu, được cho thở ôxy, dùng kháng sinh đặc trị, tiến hành cách ly. Người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân cũng được uống thuốc kháng sinh dự phòng.

Ông Lý Sèo Măng (cha cháu bé) cho biết trước đó vào tối 7-3, bé P. có biểu hiện sốt cao, nổi ban trên da, trẻ được người nhà đưa đến nhà ông Hoàng Seo Dình (thôn Ea Lưới, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông) ở lại. Đến sáng hôm sau thì cháu bé bỏ bú, khó thở được người nhà đưa đến BV huyện Krông Bông cấp cứu rồi được chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.

BS Nhân cho biết bệnh não mô cầu là bệnh nguy hiểm, chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể rơi vào sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao. Nếu gây viêm não thì tỉ lệ di chứng nặng nề. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi của bệnh nhân. Những trường hợp cấp tính bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ 3-6 tuổi.

BS Nhân khuyến cáo để phòng bệnh mọi người cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, chủ động tiêm ngừa vaccine cho trẻ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

http://plo.vn/suc-khoe/dak-lak-be-trai-nam-thang-tuoi-nghi-nhiem-nao-mo-cau-616553.html

 

Cắt thành công khối u 1,5 kg trong bụng bé trai ba tháng tuổi

Nguyễn Văn Hai

Ngày 10-3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, cơ sở này đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ác nặng hơn 1,5 kg trong bụng cháu bé hơn ba tháng tuổi.

Trước đó, bé H.N.B, sinh ngày 13-11-2015, trú tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, vào viện với bệnh cận lâm sàng là bụng trướng, căng và kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, một cấu trúc dạng nang có kích thước 109 x 144 x 153 mm, bên trong có cấu trúc đặc, vôi hóa, chiếm toàn bộ ổ bụng của bé.

Theo chẩn đoán của các bác sĩ, xác định bé B bị mắc dị tật bẩm sinh, với khối u quái ở ổ bụng sau phúc mạc.

Sau khi hội chẩn, kíp phẫu thuật của các bác sĩ Nguyễn Văn Bình và Trương Vĩnh Quý đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u quái ác. Sau nhiều giờ, các y - bác sĩ đã lấy ra được khối u nặng hơn 1,5 kg trong bụng cháu bé.

Hiện nay, bé B đang được Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Nhi của bệnh viện phối hợp chăm sóc, sức khỏe của bé hiện nay đã dần dần hồi phục.

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/suckhoe/item/28976402-cat-thanh-cong-khoi-u-1-5-kg-trong-bung-be-trai-ba-thang-tuoi.html

 

Tiến tới không đào tạo, sử dụng nhân lực y tế trình độ trung cấp

Trung Tuyến

Nội dung quan trọng của các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, đến năm 2021, ngành y tế sẽ không tuyển viên chức có trình độ trung cấp; vào năm 2025, số viên chức đã tuyển có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. Điều đó đặt ra lộ trình thay đổi cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp và cả các cơ sở đang sử dụng cán bộ, nhân viên trình độ trung cấp.

Vụ trưởng Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Phạm Văn Tác cho biết: Theo thống kê, ngành y tế hiện quản lý hơn 430 nghìn cán bộ, nhân viên, trong đó có hơn 126 nghìn người (gần 30%) trình độ trung cấp. Đáng chú ý, số cán bộ có trình độ trung cấp là điều dưỡng, nữ hộ sinh đang công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (49,8%), giảm dần qua các bệnh viện tuyến quận, huyện (29,1%); bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (12,2%), các bệnh viện ngoài công lập (8%) và thấp nhất tại các bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành khác (0,9%). Đáng chú ý, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trình độ điều dưỡng, hộ sinh phải từ cao đẳng trở lên, thì tại Việt Nam, điều dưỡng, nữ hộ sinh trình độ trung cấp chiếm phần lớn (74,6%), vẫn còn 1,6% số điều dưỡng, nữ hộ sinh trình độ sơ cấp… Như vậy, có thể khẳng định, nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh của Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu về số lượng, mà trình độ chuyên môn chưa phù hợp để được đăng ký hành nghề và công nhận là điều dưỡng giữa các quốc gia trong khu vực.

Để chuẩn hóa cán bộ, cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khối ASEAN và các nước trên thế giới, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ phối hợp xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó có Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV (Thông tư số 26) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Theo đó, đến ngày 1-1-2021, ngành y tế chỉ tuyển nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đối với điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật y và dược; từ ngày 1-1-2025, số viên chức đã được tuyển có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng, đến thời điểm đó sẽ không còn chức danh trình độ trung cấp.

Tuy nhiên, số cán bộ có trình độ trung cấp đang làm việc tại các cơ sở y tế ở nước ta hiện nay là rất lớn, chiếm gần 30% tổng số cán bộ của toàn ngành. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các đơn vị sử dụng cần chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo chuẩn hóa đội ngũ viên chức đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của chức danh nghề nghiệp, nhất là đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược.

Được biết, Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng cơ chế đặc thù riêng trong việc đào tạo liên thông nói riêng và kể cả trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế nói chung. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế trong cả nước lấy nguồn kinh phí từ quỹ hỗ trợ đào tạo của đơn vị mình để hỗ trợ người đi học (những người có trình độ trung cấp) nâng cao trình độ; đồng thời cần phải ưu tiên cho từng đối tượng cụ thể, cũng như sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực để bảo đảm tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.

Đối với các cơ sở đào tạo hệ trung cấp thuộc công lập, hoặc dân lập, nếu có điều kiện và đủ năng lực thì sớm xây dựng đề án phát triển thành trường cao đẳng, không thì phải quay về trung tâm đào tạo liên tục (do các cấp có thẩm quyền quyết định). Tuy nhiên, tiêu chí để phát triển thành trường cao đẳng là hết sức nghiêm ngặt, cho nên các trường muốn phát triển lên thành trường cao đẳng, cần phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy; phải đào tạo theo đúng các chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã ban hành. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng đào tạo ồ ạt “bình mới, rượu cũ” làm giảm chất lượng, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và mỗi cán bộ y tế chủ động kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình…

Phó Cục trưởng Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Minh Lợi cho biết: Cả nước hiện có 40 trường đại học, 68 trường cao đẳng và 89 trường trung cấp đào tạo chuyên ngành y, dược. Theo lộ trình đến năm 2018, các trường này phải dừng đào tạo trình độ trung cấp. Tuy nhiên, ngay từ năm 2012, Bộ trưởng Y tế đã ban hành Quyết định số 816/QĐ-BYT phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020", với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nâng cấp các trường trung cấp lên trường cao đẳng nếu có điều kiện. Nhưng thực tế cho thấy, thời gian qua, để đáp ứng nguồn nhân lực cũng như chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo về y tế, đã có nhiều trường trung cấp đa ngành, hoặc liên ngành tham gia đào tạo nhân lực y tế và quy mô đào tạo trung cấp là rất lớn…

Khi Thông tư số 26 có hiệu lực, các cơ sở đào tạo hệ trung cấp cần phải có kế hoạch nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng để dừng đào tạo từ năm 2018. Bộ Y tế khuyến cáo các trường trung cấp, các cơ sở đào tạo trong và ngoài công lập nếu có đủ điều kiện thì sớm xây dựng đề án để lên cao đẳng, hoặc quay lại trung tâm đào tạo liên tục (nếu các cấp có thẩm quyền cho phép). Bên cạnh đó, hiện nay nhiều nước trong khu vực đang có nhu cầu lớn lực lượng điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm, viện dưỡng lão. Cho nên, những trường chưa đủ điều kiện nâng cấp lên cao đẳng, cần tiếp cận các chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực. Đây được coi là cơ hội để các trường trung cấp, cơ sở đào tạo tồn tại và phát triển.

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/suckhoe/item/28972802-tien-toi-khong-dao-tao-su-dung-nhan-luc-y-te-trinh-do-trung-cap.html

 

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch não mô cầu

Thu Trang

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký công văn hỏa tốc gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu. 

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế từ thành phố đến cơ sở tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, nhất là tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường học thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đồng thời thông tin kịp thời cho các đơn vị y tế trên địa bàn về các trường hợp giáo viên, học sinh có biểu hiện nghi nhiễm não mô cầu để cách ly, điều trị sớm, tránh để bệnh lây lan trong trường học.

Não mô cầu là căn bệnh tuy ít gặp nhưng có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt là vào mùa đông xuân, có khả năng phát triển thành dịch vì dễ lây lan qua đường hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng. Từ đầu năm 2016 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 8 trường hợp mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trong thời gian qua, Hà Nội ghi nhận liên tiếp 2 trường hợp mắc não mô cầu tại huyện Đông Anh và Quốc Oai. 

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/827534/tang-cuong-kiem-tra-cong-tac-phong-chong-dich-nao-mo-cau

Tiêm miễn phí vắc xin cho học sinh trung học

Liên Châu

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho biết trong tháng 3 và 4.2016, sẽ triển khai tiêm vắc xin sởi-rubella miễn phí cho đối tượng 16 - 17 tuổi (học lớp 11 và 12) trên địa bàn TP.

Chiến dịch diễn ra tại 584 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện. Từ ngày 29.3- 2.4.2016 sẽ tổ chức tiêm tại các trường THPT và tiêm vét vào các ngày 8 - 9.4; tiêm tại Trạm y tế xã, phường cho những đối tượng không đi học vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng 4.2016 và tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên của tháng kế tiếp.

Những trường hợp đã tiêm vắc xin sởi; vắc xin sởi –rubella; vắc xin sởi-quai bị-rubella hoặc thủy đậu trong vòng 1 tháng tính từ ngày tổ chức chiến dịch tiêm, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai sẽ không thuộc đối tượng tiêm lần này.

http://thanhnien.vn/suc-khoe/tiem-mien-phi-vac-xin-cho-hoc-sinh-trung-hoc-676659.html

 

Ưu tiên xây cơ sở y tế cho quận huyện xa trung tâm 

D.N.A

Sáng 9-3, Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP.HCM đã có buổi làm việc giám sát tình hình đầu tư công các dự án bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.

* Bệnh viện ngập nước, bác sĩ phải đi ủng!

Tại buổi làm việc, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TP cho biết trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn TP có khoảng 80 dự án y tế từ tuyến trung ương đến tuyến quận huyện, phường xã. Tổng kinh phí đầu tư hơn 13.300 tỉ đồng. Trong đó có năm dự án y tế trọng điểm là: BV Ung bướu cơ sở 2, BV Chấn thương chỉnh hình, ba BV đa khoa các khu vực Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi. Ở tuyến quận huyện có 30 dự án xây dựng mới, sửa chữa, mở rộng các BV, trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc sở Y tế, cho biết với những dự án mà ngành y tế đang đầu tư để nâng cao năng lực các cơ sở y tế tuyến dưới cùng với việc triển khai mô hình bác sĩ gia đình thì đến năm 2020, có khoảng 80% bệnh nhân tại TP.HCM sẽ khám chữa bệnh ở tuyến dưới. Khi đó, các BV tuyến trung ương sẽ không còn quá tải vì dân TP. Các BV chuyên khoa sản, nhi, chấn thương chỉnh hình, ung bướu sẽ không còn cảnh nằm ghép.

Ông Huỳnh Công Hùng, ủy viên thường trực HĐND TP, đề nghị Sở Y tế TP rà soát các dự án trung tâm y tế dự phòng quận huyện, ưu tiên xây dựng trước các trung tâm ở những vùng xa như Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức... vì những địa bàn này xa trung tâm, dân cư đông nên dịch bệnh dễ bùng phát. Ông Hùng cũng lưu ý sở Y tế TP phải nhanh chóng xây dựng BV ở những khu vực ít cơ sở y tế. “Ví dụ như cánh phía đông TP hiện chỉ có mỗi BV quận Thủ Đức đang gồng gánh cho toàn bộ khu vực quận Thủ Đức, quận 9 và một phần quận 2. Tại sao BV Đa khoa khu vực Thủ Đức có đất sạch rồi mà chưa khởi công xây dựng?” - ông Hùng đặt câu hỏi.

Cùng quan điểm này, bà Thi Thị Tuyết Nhung, trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND TP, cũng lưu ý sở Y tế TP ưu tiên đầu tư các BV đang xuống cấp. Bà Nhung nêu thực tế: khi trời mưa, BV quận 8 nước ngập cả sân, BV quận 7 cũng bị ngập nước khiến bác sĩ phải đi ủng trong BV, BV quận 1 luôn bị quá tải, BV Nguyễn Trãi xuống cấp trầm trọng...

Ông Nguyễn Văn Lâm, phó Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP.HCM, yêu cầu sở Y tế TP rà soát toàn bộ danh sách các dự án của ngành y tế trên địa bàn TP, xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ cần thiết để HĐND TP có cơ sở kiến nghị với UBND TP về việc ghi vốn hoặc ưu tiên bố trí vốn cho các dự án cấp bách. Đối với các dự án nhóm A, nhóm B thì cơ quan chức năng phải chuẩn bị sẵn mặt bằng và những hạ tầng cần thiết để khi có điều kiện có thể khởi công nhanh.

Về dự án sửa chữa, cải tạo BV Đa khoa Sài Gòn (quận 1), các cơ quan chức năng đề nghị phải cân nhắc việc sửa chữa vì đến năm 2020, phía chủ đầu tư sẽ bàn giao BV mới để sử dụng mặt bằng nơi BV cũ đang tọa lạc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hiện chủ đầu tư chưa bồi thường khu Mả Lạng (nơi dự kiến xây dựng BV mới) thì khả năng bàn giao BV mới đúng hẹn là khó.

Đối với dự án Viện trường y tế tại Củ Chi, các đại biểu chất vấn giám đốc Sở Y tế TP có tiếp tục thực hiện hay không? Dự án này được UBND TP phê duyệt từ năm 2005, người dân được thông qua phương án bồi thường từ năm 2007 và để đất hoang chờ nhận tiền bồi thường chín năm nay. “Tôi sẽ có buổi làm việc với các sở ngành TP để bàn xem nên tiếp tục hay xóa treo dự án này, trả đất cho dân” - ông Lâm nói. Ông Bỉnh cho biết đây là dự án dự tính thực hiện xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư nhưng vị trí quá xa (cách trung tâm 35km - PV) nên chưa có nhà đầu tư.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160310/uu-tien-xay-co-so-y-te-cho-quan-huyen-xa-trung-tam/1064599.html

 

Ít nhất 3 năm nữa mới có vắcxin ngừa virút Zika 

D. Kim Thoa

Ông Jorge Kalil, giám đốc Viện Butantan ở Sao Paulo nói như vậy trước báo giới tại Geneva, Thụy Sĩ trong hội thảo quốc tế chống virút Zika ngày 9-3.

Theo AFP, các chuyên gia y tế đã thống nhất về quan điểm cần ưu tiên phát triển các loại vắcxin phòng ngừa virút Zika trong công cuộc chống dịch bệnh lây lan loại virút bị nghi ngờ liên quan tới chứng bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

“Có thể trong ba năm tới chúng ta sẽ có được loại vắcxin này”, ông Jorge Kalil nói và thêm rằng đó là một ước tính “lạc quan”.

Ông Jorge Kalil là một trong nhiều chuyên gia y tế toàn cầu tham dự hội nghị tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 7-3 nhằm xác định những vấn đề cần ưu tiên trong nghiên cứu và phát triển vắcxin chống virút Zika, dịch bệnh đang lây lan nhanh nhất tại châu Mỹ.

Các chuyên gia nhất trí những nỗ lực phòng chống dịch bệnh hiện nay nên tập trung vào việc phát triển vắc xin, nhất là vắc xin dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.

Cùng với đó là nghiên cứu tìm ra các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán chính xác và các công cụ kiểm soát vector truyền bệnh để giảm bớt số lượng muỗi.

“Việc phát triển vắcxin vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi và những loại vắcxin hứa hẹn nhất vẫn còn phải chờ nhiều tháng nữa mới có thể đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu ở người”, phó giám đốc phụ trách các hệ thống y tế và sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Marie-Paule Kieny, cho biết.

Cũng theo bà Kieny, việc nghiên cứu một loại vắcxin như vậy vẫn đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160310/it-nhat-3-nam-nua-moi-co-vacxin-ngua-virut-zika/1064848.html

 

Đắk Lắk phát hiện ca nghi nhiễm não mô cầu đầu tiên

Vũ Long

Chiều 9/3, bác sĩ Lê Đình Nhân - Phó trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi - Nhi sơ sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết, khoa đã tiếp nhận, điều trị tích cực và tiến hành biện pháp cách ly đối với bé trai L.A.P (5 tháng tuổi), trú tại xã Cư San, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) nghi bị nhiễm não mô cầu.

Theo đó, bé P. được người nhà cho nhập viện vào lúc 9 giờ ngày 8/3 trong tình trạng sốt và hôn mê, toàn thân xuất hiện nhiều vết xuất huyết, co giật, phổi bị tổn thương, khó thở. Sau khi nhập viện, bé trai được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do não mô cầu, được cho thở oxy, dùng kháng sinh đặc trị, cách ly, những người liên quan phải uống thuốc kháng sinh dự phòng.

Theo người nhà bệnh nhân vào tối ngày 7/3, bé P. có biểu hiện sốt cao sau đó nổi vết đỏ ở bụng rồi lan dần toàn thân. Sáng hôm sau bé bỏ bú, khó thở, phải vào bệnh viện huyện cấp cứu rồi được chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Não mô cầu là bệnh nguy hiểm, chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể rơi vào sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong rất cao, hoặc nếu gây viêm não thì tỷ lệ di chứng nặng nề. Bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, ho, hắt hơi của bệnh nhân. Những trường hợp cấp tính bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi.

“Bệnh não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra thường sống trong hầu họng nên cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, chủ động tiêm ngừa vacxin cho trẻ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị”, bác sĩ Nhân cho biết.

Hiện tại, các vết xuất huyết trên người bé không phát triển thêm, nhưng tình trạng bệnh vẫn rất nặn, phải theo dõi và điều trị tích cực.

Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận đây là trường hợp bị nghi nhiễm não mô cầu đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk suốt 20 năm qua. Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại những người đã tiếp xúc với bệnh nhân, cách ly, cho uống thuốc kháng sinh dự phòng.

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/dak-lak-phat-hien-ca-nghi-nhiem-nao-mo-cau-dau-tien-979386.tpo

 

Cây lấy ráy tai kẹt dính xương tai ở tiệm hớt tóc

Thùy Dương

Khi nhân viên lấy ráy tai, cái móc ở đầu cây lấy ráy tai bị kẹt luôn trong tai khách và nhân viên này kéo ra không được.

Một nam bệnh nhân ở TP.HCM vừa được nhân viên lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc đưa đến Bệnh viện Tai mũi họng TP chiều 9-3 để cấp cứu.

Khi nội soi tai, các bác sĩ thấy đầu móc của cây lấy ráy tai kẹt vào cán xương búa (xương sau màng nhĩ) của bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân đã bị viêm tai xương chủm (thể nặng hơn của bệnh viêm tai giữa) và bị thủng màng nhĩ.

Do vậy, khi nhân viên ở tiệm hớt tóc đưa cây lấy ráy tai để lấy ráy tai cho bệnh nhân thì xương búa kẹp vào đầu móc của cây lấy ráy tai.

Các bác sĩ đã gây mê và dùng dụng cụ để tách xương búa và cây lấy ráy tai ra cho bệnh nhân.

Sau khi lấy cây lấy ráy tai, xương búa bị trật khớp - có thể do bị nhân viên tại tiệm hớt tóc cố kéo ra - các bác sĩ đã dùng dụng cụ nắn lại cho bệnh nhân.

Ngày 10-3, bác sĩ Lê Khánh Huy, Bệnh viện Tai mũi họng, cho biết sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Bác sĩ Huy khuyên người dân không nên đi lấy ráy tai vì có thể bị lây bệnh nấm tai từ người khác khi sử dụng chung dụng cụ lấy ráy tai, có thể bị thủng màng nhĩ do dụng cụ lấy ráy tai đâm…

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160310/cay-lay-ray-tai-ket-dinh-xuong-tai-o-tiem-ray-tai/1064863.html

 

Hoang mang vì băng vệ sinh chứa dioxin

Tú Anh

Trước thông tin nhiều loại băng vệ sinh tại Pháp được phát hiện chứa chất độc hại dioxin có khả năng gây ung thư, cơ quan chức năng của Việt Nam đã kiểm tra các mặt hàng này. Tại Việt Nam nguồn xách tay có nhiều mẫu băng vệ sinh này được bán công khai.

Theo đó, 5/11 mẫu băng vệ sinh được xác định có các chất độc hại. Cụ thể băng vệ sinh Organyc của công ty Cormam, có chứa một lượng glyphosate, một thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Roundup, trong khi đó theo nguyên tắc, chất này không được phép hiện diện trên bất kỳ sản phẩm nào. Bên cạnh đó, 1 chất thải liên quan đến quá trình chế biến nguyên liệu, trong tampon Tampax Compak Active Regular Fresh và dư lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ và thuốc trừ sâu pyrethroid cũng được phát hiện trong băng vệ sinh nhãn hiệu Always của tập đoàn Proctor & Gamble (P&G). Trong khi đó, băng vệ sinh thương hiệu o.b và nhãn hiệu Nett của hãng Johnson & Johnson thì phát hiện có dioxin.

Mặc dù công ty Corman tự động thu hồi số lượng băng vệ sinh này và các hãng còn lại đều khẳng định đây là sự nhầm lẫn nhưng trên mạng xã hội, chị em chia sẻ sự lo lắng về thông tin này với tốc độ chóng mặt. Chị Phan Linh cho biết: “Sốc, khủng khiếp như ai đó giẫm đạp lên người”, vì chị là một “tín đồ” của loại băng vệ sinh tampon của hãng này vì tiện dụng, vệ sinh và không gây cảm giác khó chịu.

Cùng tâm trạng như chị Linh, nhiều chị em lo ngại về mặt hàng quá đỗi quen thuộc với tất cả phụ nữ. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu các sản phẩm khác có tương tự, khi mà các mẫu phát hiện có chất độc này đều được sản xuất tại Pháp, một quốc gia với yêu cầu chất lượng sản phẩm rất cao.

Ngày 10/3, ông Nguyễn Văn Lợi, Trưởng phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định của các nước ASEAN và Việt Nam, băng vệ sinh không phải là mỹ phẩm, không thuộc quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ngay khi được thông tin về một số mẫu băng vệ sinh của Pháp phát hiện chất độc nguy hiểm gây ung thư, ông đã trực tiếp liên hệ với lãnh đạo P&G để tìm hiểu vụ việc. Tại Việt Nam, tập đoàn xuyên quốc gia P&G phân phối hàng loạt sản phẩm nổi tiếng như tã Pamper's, băng vệ sinh Whisper...

Theo ông Lợi, bước đầu P&G khẳng định, Việt Nam nhập khẩu những sản phẩm băng vệ sinh bị thu hồi tại Pháp và Canada. Họ cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm băng vệ sinh nói trên không chứa dioxin hay chất diệt cỏ gây ung thư. Đây là những thông tin ban đầu, thông tin cụ thể sẽ được P&G Việt Nam báo cáo chi tiết sau.

Tuy không được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam, nhưng các mặt hàng băng vệ sinh này vẫn được bán theo hình thức xách tay, với mức giá khoảng 300.000 đồng/ hộp.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/hoang-mang-vi-bang-ve-sinh-chua-dioxin-20160310235603053.htm

 

Đoạn dây thép dài 2 cm trong phế quản người đàn ông

Long Nhật

Đau tức ngực, khó thở, ông Hùng 58 tuổi ở Quảng Bình vào bệnh viện khám, bác sĩ bất ngờ khi phát hiện đoạn dây thép dài 2 cm ở phế quản phổi bệnh nhân.

Sáng 10/3, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Quảng Bình đã nội soi lấy đoạn dây thép từ phế quản phổi của bệnh nhân. Sức khỏe bệnh nhân hiện ổn định và được điều trị theo dõi tại bệnh viện.

Theo các bác sĩ, đây là một ca nguy hiểm. Dị vật bằng kim loại có đầu nhọn có thể đâm thủng khí quản bệnh nhân, rách niêm mạc, gây chảy máu nếu trong quá trình lấy ra bác sĩ không cẩn thận và không có kinh nghiệm. Nếu không lấy dị vật ra kịp thời, bệnh nhân dễ nhiễm trùng đường hô hấp, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi.

Ngày 8/3, ông Hùng vào viện khám trong tình trạng đau tức ngực, khó thở. Kết quả phim X-quang cho thấy dị vật kim loại nằm ở gốc phế quản phổi phải của bệnh nhân. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định nội soi khí quản lấy dị vật cho bệnh nhân. Người bệnh cũng không rõ vì sao lại có đoạn dây thép trong phổi.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên lưu ý không để trẻ ngậm đồ chơi, ăn những thức ăn dễ hóc... Người lớn nên bỏ thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc. Trẻ em khi ho, khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân cần nghĩ tới dị vật đường thở trước khi tìm các nguyên nhân khác.

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/doan-day-thep-dai-2-cm-trong-phe-quan-nguoi-dan-ong-3367785.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang