Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 18/5/2016

  • |
T5g.org.vn - 21 tỉnh, thành cam kết cung cấp thực phẩm an toàn; Phát hiện 7 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm; Không hạn chế việc đi lại giữa vùng dịch bệnh Zika; Bệnh viện ngàn tỉ nhưng thiếu bác sỹ

21 tỉnh, thành cam kết cung cấp thực phẩm an toàn

“Vào tháng 7- 2016 tại TP.HCM sẽ diễn ra chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn với sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố phía Nam”. Đây là thông tin đưa ra tại cuộc họp giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) với các sở, ngành để trao đổi chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn và xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư - thương mại vào ngày 17-5.

Theo đó, 21 tỉnh, thành thống nhất cùng nhau liên kết hành động vì nền nông nghiệp - sản xuất thực phẩm an toàn, tạo cầu nối cho các nhà cung ứng và nhà phân phối hình thành chuỗi thực phẩm an toàn. Để đạt hiệu quả giao thương cao nhất, ITPC sẽ mời các hệ thống siêu thị, nhà hàng; tiểu thương các chợ đầu mối, tiểu thương các chợ bán lẻ; các cửa hàng tiện lợi… kết nối với các nhà sản xuất rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến an toàn.

Theo các sở công thương, các trung tâm xúc tiến thương mại, nông dân hiện nay tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất tốt và rất nhiều hộ, cơ sở sản xuất đã thực hiện các quy trình sản xuất an toàn không chỉ theo tiêu chuẩn Việt Nam, mà còn theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, các đơn vị có nhu cầu kinh doanh, tiêu thụ nông sản… nếu sẵn sàng kết nối lâu dài với nhà sản xuất, có thể đặt yêu cầu về chất lượng để được đáp ứng bền vững.

Đặc biệt nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung về các vấn đề đầu tư, thương mại của 21 tỉnh, thành, các tỉnh, thành thống nhất việc xây dựng dữ liệu vùng. Dữ liệu dùng chung và được cập nhật thường xuyên để sử dụng.

Theo đó các đoàn khách trong nước và quốc tế đến TP.HCM hay bất kỳ địa phương nào trong 21 tỉnh, thành phố để tìm hiểu đầu tư thì đều được giới thiệu tiềm năng các tỉnh, thành phố khác (Pháp luật TP.HCM online, Thanh niên trang 6).

Phát hiện 7 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm

 Ngày 17-5, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội đã công bố danh sách 7 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai vi phạm ATTP gồm: Cơ sở nước uống đóng chai NP Phúc Lợi, Công ty TNHH thương mại Phong Như (phường Phúc Lợi, quận Long Biên); nước uống đóng chai SUPER, Công ty TNHH Phúc Đầy (KCN Sài Đồng, Long Biên); nước uống đóng chai ROOSTER, Công ty CP công nghệ sản xuất thương mại tổng hợp Đại Hải (phường Giang Biên, quận Long Biên); nước uống đóng chai LANKA, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trang Long (phường Kim Giang, quận Hoàng Mai); nước uống đóng chai ALIBABA, Công ty TNHH ALIBABA (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân); nước uống đóng chai ANPHAVITA, Công ty CP liên hiệp thực phẩm và nước giải khát Hà Nội (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) và nước uống đóng chai AN SINH (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) (An ninh thủ đô trang 4).

Không hạn chế việc đi lại giữa vùng dịch bệnh Zika

Ngày 17/5, tại TPHCM, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức hội thảo về phòng chống dịch bệnh do virus Zika và các dịch bệnh mùa hè. Báo cáo cho thấy, từ đầu năm đến nay, các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur trên toàn quốc đã lấy 2.266 mẫu xét nghiệm virus Zika, ghi nhận 2 mẫu dương tính với virus này tại Khánh Hòa và TPHCM. Đây là 2 trường hợp mắc bệnh riêng lẻ. Kết quả giám sát người nhà và các hộ gia đình xung quanh đều không phát hiện các trường hợp khác bị nhiễm Zika.

Cục Y tế dự phòng khẳng định, không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương nhưng người đi đến hoặc về từ vùng dịch bệnh Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Ngoài ra, những người trở về từ vùng dịch Zika nên hạn chế quan hệ tình dục trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika. Phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc đi về từ vùng dịch có  triệu chứng sốt, phát ban thì cần chủ động khai báo (Tiền phong trang 2).

Bệnh viện ngàn tỉ nhưng thiếu bác sỹ

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá “chưa có tỉnh nào đầu tư hạ tầng khám, chữa bệnh tốt như Bà Rịa- Vũng Tầu”. Tuy nhiên cả bả cơ sở y tế bà đến làm việc tại tỉnh này trong này 17.5 đều thiếu bác sỹ. Cụ thể, Bộ trưởng Tiến đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đến trạm y tế xã An Ngãi (huyện Long Điền), Trung tâm y tế huyện Long Điền và Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tầu) để ghi nhận tình hình khám chữa bệnh và những khó khăn vướng mắc. Cả ba cơ sở trên đều được đầu tư xây dựng  khang trang đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị nhiều thiết bị hiện đại với số tiền hàng trăm; hàng ngàn tỉ đồng. Nhưng cả ba cơ sở này đều thiếu bác sỹ (Tuổi trẻ trang 14).

Hà Nội: 13 tỉ đồng xử phạt các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Đó là số liệu được ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội công bố tại buổi họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 17.5.2016.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, hiện Hà Nội có trên 59.000 cơ sở thực phẩm. Trong đó có 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, 7 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp. Có 4 khu giết mổ gia súc gia cầm thủ công, khoảng 2.900 điểm, hội giết mổ nhỏ, lẻ thủ công và 412 chợ phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; 90 siêu thị và 29 trung tâm thương mại.

Ông Hoàng Đức Hạnh đánh giá, từ đầu năm đến nay, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành của Thành phố vào cuộc triển khai mạnh mẽ, đây cũng là năm đầu tiên TP phát động phong trào thi đua về an toàn thực phẩm, xây dựng quy định phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội; chỉ đạo tăng cường quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Trong 5 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng của TP đã thành lập 766 đoàn thanh, kiểm tra đối với 48.899 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, phát hiện 7.872 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm. Trong đó, đã xử lý 6.227 cơ sở với số tiền trên 13 tỉ đồng. Hoạt động thanh, kiểm tra tập trung vào việc phòng ngừa, ngăn chặn nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm; giám sát các cơ sở thực phẩm, xử lý các cơ sở vi phạm dưới nhiều hình thức. Sau khi lấy 775 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, cơ quan chức năng đã phát hiện 49 mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố.

Hoạt động của các đội thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm thí điểm tại 5 quận, huyện và 10 xã, phường trên địa bàn TP đã đạt được nhiều kết quả.  TP cũng kiện toàn 4 đội cơ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, chủ động giám sát an toàn thực phẩm phục vụ các hội nghị, sự kiện chính trị, các lễ hội đầu năm trên địa bàn; chủ động lấy 775 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, phát hiện 49 mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố; xét nghiệm nhanh gần 120 nghìn mẫu, trong đó có trên 107 nghìn mẫu đạt (90,1%), qua đó trong những tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố không có vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở Y tế đang trình UBND Thành phố quyết định thành lập 5 đoàn liên ngành thanh, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó phân chia mỗi đoàn phụ trách một số quận, huyện. Ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, các đoàn liên ngành còn có tính cơ động, phản ứng nhanh để tiếp nhận, xử lý những thông tin được người dân, báo chí phản ánh về những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để thông báo về tình trạng vi phạm VSATTP, người dân có thể phản ánh thông tin các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn về Sở Y tế theo đường dây nóng: 043.998.5765; Sở Công thương: 1900585826; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 043.3800.115 (Lao động online, Hà Nội mới trang 1).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang