Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 20/10/2015

  • |
T5g.org.vn - Triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Ngành Y tế thủ đô: Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ; Ngành y tế Hà Nội: Nhiều thương hiệu được nể phục; Cứu người bệnh ngừng tuần hoàn do viêm cơ tim cấp bằng kỹ thuật ECMO...

Trin khai đt cao đim hành đng v sinh an toàn thc phm trong lĩnh vc nông nghip

Chiều 19-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.

Bộ NN và PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, có 50 tỉnh, thành phố trên cả nước kiểm tra xếp loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Khoảng 7.334 cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ, trong đó có 1.504 cơ sở xếp loại C. Trung bình khoảng 68% cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra; một số tỉnh đã công khai các cơ sở xếp loại A, B, C trên phương tiện thông tin đại chúng. Bộ NN và PTNT đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất; xử phạt vi phạm hành chính 21,868 tỷ đồng.
Gần đây nổi lên một số sự việc đáng lo ngại như: việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; kháng sinh, chất bảo quản trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng. Để giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay, Bộ NN và PTNT phát động đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2016.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nỗ lực bảo đảm an toàn thực phẩm mà ngành nông nghiệp đạt được trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định, đợt cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp là hành động kịp thời để từng bước hạn chế vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hội, đoàn thể cần phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng các mối nguy hại của chất cấm trong nông nghiệp; cần triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh, chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Các cấp, ban, ngành từ trung ương đến địa phương cần phối hợp các ngành chức năng tăng cường cảnh báo đến người tiêu dùng về lựa chọn sản phẩm trong nông nghiệp. Các ngành chức năng cần linh hoạt, chủ động trong thanh tra, kiểm tra để sớm phát hiện, xử lý vi phạm.

* Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc cùng các đơn vị và địa phương liên quan theo chức năng được giao có giải pháp đồng bộ hỗ trợ UBND tỉnh Điện Biên giải quyết triệt để, dứt điểm tình trạng dân di cư tự do phá rừng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên), đồng thời phối hợp UBND tỉnh Điện Biên có phương án cụ thể để ổn định số dân di cư đến huyện Mường Nhé trước ngày 30-4-2011. Theo thống kê từ năm 2013 đến tháng 6-2015, tại huyện Mường Nhé, diện tích rừng bị phá là 474,4 ha (369,8 ha rừng phòng hộ; 104,5 ha rừng sản xuất).

* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, bão Koppu tiếp tục di chuyển chậm theo hướng bắc, sau đó là bắc đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Dự báo đến 7 giờ ngày 21-10, vị trí tâm bão trên vùng ven biển phía bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6 đến cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9 đến cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động rất mạnh.

* UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chi hơn 2,6 tỷ đồng cho việc giết mổ gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp (đợt 2) năm 2015. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ phê duyệt; kiểm tra, rà soát bảo đảm chính xác về đối tượng, điều kiện, tiêu chí, số lượng gia súc, gia cầm và mức hỗ trợ theo quy định của pháp luật và thành phố. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội chi trả công khai kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ, chế độ.

* Chi cục Thú y tỉnh Nam Định cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A H5N6 tại bốn hộ chăn nuôi vịt, gà, trong đó có ba hộ ở xã Trực Phú (huyện Trực Ninh) và một hộ ở xã Hiển Khánh (Vụ Bản). Chi cục đã cử cán bộ xuống địa phương tổ chức tiêu hủy số gia cầm bị mắc cúm, phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại, đồng thời lập các chốt kiểm dịch không cho vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào vùng có dịch.

* Đến ngày 19-10, Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An đã cấp 60 lít hóa chất Bencocid cho các lực lượng chức năng phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột khu vực dịch, đồng thời tiêm phòng đồng loạt cho toàn bộ đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên và vùng tiếp giáp do một số lợn có kết quả dương tính với bệnh tai xanh. (Nhân dân trang 5)

Ba anh em b ng đc trng cóc

Chiều 19/10, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận và cứu sống hai chị em Lê Kiều Diễm (10 tuổi) và Lê Tường Vy (8 tuổi) ở phường Tân Phú (Cái Răng, thành phố Cần Thơ) bị ngộ độc trứng cóc.

Hai em nhập viện vào tối 18/10 trong tình trạng nôn mửa, nhịp tim nhanh, tay chân tê lạnh và mệt mỏi. Anh trai của hai em là Lê Vĩ Khang (16 tuổi) cũng bị ngộ độc. Em Khang bắt cá cùng với cóc đem về nấu rồi ba anh em cùng ăn. (Thanh niên, Tiền phong trang 6)

Ngành Y tế th đô: Ly ngưi bnh làm trung tâm phc v

Ngoài việc đầu tư nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh, tạo diện mạo mới tại các cơ sở y tế, ngành Y tế Hà Nội chủ động đào tạo cán bộ, nâng cao ý thức phục vụ với mục tiêu cao nhất là làm cho người bệnh hài lòng từ khi bước chân vào cổng bệnh viện.

4.000 tỷ đồng tạo diện mạo mới cho các cơ sở y tế

 Trong 5 năm qua (2010 - 2015), ngành Y tế Hà Nội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước diễn biến rất phức tạp. Dân số đông (khoảng 7 triệu người), tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Địa hình đan xen giữa thành thị, nông thôn và có cả khu vực miền núi nên mô hình bệnh tật tại Hà Nội đa dạng và phong phú. Ngành Y tế Thủ đô còn gặp khó bởi một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Thiếu nguồn lực, máy móc, dẫn đến hạn chế trong khả năng xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh; Giá thu dịch vụ mới chỉ tính một phần chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh; Nhân viên y tế tại một số nơi chưa thực sự hết lòng, làm giảm lòng tin của người dân…

 Vượt qua những khó khăn, những cán bộ y tế Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Về công tác phòng chống dịch bệnh, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến cơ sở giúp phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm, không để xảy ra dịch bệnh.

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến rõ nét, số lần khám bệnh bình quân đạt 2 lần/người/năm. Hệ thống khám chữa bệnh của ngành y tế hiện có 41 bệnh viện công lập đa khoa và chuyên khoa, 29 bệnh viện ngoài công lập, 52 phòng khám đa khoa thuộc các TTYT, 584 trạm y tế xã, phường.

Thành phố đã quan tâm, đầu tư nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh với nguồn vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, tạo diện mạo mới tại các cơ sở y tế: Đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm quy mô 150 giường bệnh; Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đức Giang với quy mô 500 giường bệnh; Khởi công xây mới Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường… Công tác thu hút đầu tư nguồn vốn xã hội hóa cũng được đặc biệt quan tâm. Tại các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa thành phố đã có 52 đề án, thu hút gần 300 tỷ đồng đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực trang thiết bị y tế hiện đại.

Đổi mới hướng đến sự hài lòng của người bệnh

Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội đề xuất một số giải pháp trọng tâm: Tiếp tục thực hiện tốt việc chủ động ngăn ngừa, giám sát các dịch bệnh. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng với đó là đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu xây dựng 100% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình xây mới bệnh viện như: Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2…

Là cơ sở đầu tiên của ngành Y tế Thủ đô phát động phong trào hưởng ứng và ký cam kết thực hiện: “Đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Bệnh viện Xanh Pôn tập trung vào ba vấn đề chính là cải cách thủ tục hành chính, giao tiếp và truyền thông. Bác sĩ Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, một mặt, bệnh viện cải cách, rút gọn quy trình khám chữa bệnh, đưa tin học hóa vào khoa khám bệnh. Cùng lúc, chúng tôi yêu cầu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện phải ký cam kết trước trưởng khoa. Các trưởng khoa phải ký cam kết trước Giám đốc bệnh viện về việc thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. (Tiền phong trang 10)

Ngành y tế Hà Ni: Nhiu thương hiu đưc n phc

 Là địa phương có đến hàng chục bệnh viện đầu ngành tuyến Trung ương đóng trên địa bàn, những năm gần đây các bệnh viện của Hà Nội không chỉ tận dụng được lợi thế này mà đã nỗ lực vươn lên, làm chủ nhiều kỹ thuật cao, khẳng định được “thương hiệu” riêng ngày càng vững chắc.

Làm chủ hàng trăm kỹ thuật cao
Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong những đơn vị y tế hiếm hoi tuy trực thuộc Sở Y tế Hà Nội nhưng lại được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối và là 1 trong 3 bệnh viện tim lớn nhất cả nước. Hiện tại, Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong những trung tâm phẫu thuật tim mạch hàng đầu miền Bắc với số lượng ca mổ lên tới trên 1.000 ca mỗi năm. Không chỉ hoạt động trong phạm vi của Thủ đô mà bệnh viện này còn đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, giúp đỡ các bệnh viện của 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng thời mở rộng liên kết với nước ngoài. 
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội tự hào chia sẻ, hầu hết các kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị các bệnh tim mạch mà thế giới đang triển khai đều đã được bệnh viện thực hiện thành công, đem lại hiệu quả rõ rệt. Chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh viện đã ứng dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã cử cán bộ sang để học tập, trao đổi kinh nghiệm về can thiệp nội mạch như Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… Nhiều kỹ thuật khó đã trở thành thường quy của bệnh viện như: Cấy máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn, cấy máy phá rung tim, thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng có tần số radio…
Cũng giống như Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn không chỉ là bệnh viện đầu tiên của thành phố mà còn là một trong số ít bệnh viện trên cả nước thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận, đang chuẩn bị tiến tới ghép gan, ghép tế bào gốc. Hiện tại, ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Xanh Pôn với 8 cặp ghép thành công. Đặc biệt, một số kỹ thuật khó đã trở thành “thương hiệu” riêng của bệnh viện, chẳng hạn kỹ thuật diệt hạch thân tạng điều trị giảm đau trong ung thư, kỹ thuật bơm xi măng tạo hình đốt sống do Phó Giám đốc Bệnh viện Bùi Văn Giang thực hiện đã góp phần nâng cao uy tín của ngành y tế Thủ đô, TS Eric Krakauer -  một chuyên gia hàng đầu về điều trị giảm đau của Đại học Y khoa Harvard (Hoa Kỳ) cũng phải ngưỡng mộ. 
Lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, những năm qua, mạng lưới khám, chữa bệnh của Hà Nội đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, hệ thống khám chữa bệnh của ngành y tế có 41 bệnh viện công lập đa khoa và chuyên khoa, 26 bệnh viện ngoài công lập, 52 phòng khám đa khoa... Toàn ngành đã có 11.000 giường bệnh, hơn 20.000 cán bộ, rất nhiều cán bộ là những chuyên gia giỏi, đầu ngành trong những lĩnh vực y tế chuyên sâu. Các cơ sở y tế của Hà Nội hàng năm điều trị  trên 6,5 triệu lượt người bệnh trên địa bàn Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận. 
Công tác đầu tư cho hệ thống y tế tuyến cơ sở được thành phố rất quan tâm và bước đầu phát huy hiệu quả tốt. Hầu hết các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã được đầu tư và đưa vào sử dụng có hiệu quả khu nhà kỹ thuật nghiệp vụ như: Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Ba Vì, Thanh Oai, Thạch Thất, Vân Đình... Đối với các bệnh viện thành phố cũng được nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng có hiệu quả như: Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông… đặc biệt là công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đức Giang được đầu tư đồng bộ với quy mô 500 giường bệnh - một trong những công trình trọng điểm của thành phố. Hiện thành phố cũng đang chuẩn bị khởi công xây mới Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường bệnh… 
Bên cạnh đó, ngành y tế Hà Nội đang nỗ lực thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Sở Y tế đã tổ chức ký cam kết với các đơn vị và triển khai chương trình “Tiếp sức người bệnh” với sự tham gia tích cực của lực lượng đoàn viên thanh niên các trường y, dược trên địa bàn trong việc quan tâm, giúp đỡ người bệnh, góp phần làm giảm quá tải trong đón tiếp, khám bệnh cho người dân tại các bệnh viện … TS Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh, thời gian tới phương hướng quan trọng của ngành y tế Thủ đô là sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh và đổi mới cơ bản, toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh. (An ninh Thủ đô trang 3)

CATP Hà Ni: Tp hun cho cán b y tế các tri tm giam, nhà tm gi

Sáng 19-10, CATP Hà Nội đã khai mạc lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế tại 3 trại tạm giam và 30 đơn vị công an quận, huyện, thị xã của CATP Hà Nội. 

Lớp học sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 19 đến 23-10 với 5 chuyên đề chính do các bác sỹ đến từ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện CATP và các trạm y tế thực hiện với các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản. 
Phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn, Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc CATP nhận định, tội phạm ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp, số lượng phạm nhân phạm tội ở tuổi vị thành niên, phụ nữ mang thai, mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao; trong khi, lực lượng y tế làm nhiệm vụ kiểm tra, khám sức khỏe cho can phạm, phạm nhân hiện nay vẫn còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, nên việc tổ chức lớp học này có ý nghĩa rất quan trọng; từ đó nâng cao tay nghề, kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế để kịp thời phát hiện, phân loại can phạm, phạm nhân trước khi đưa vào trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Thiếu tướng Đinh Văn Toản yêu cầu các học viên tham dự lớp tập huấn phải nghiêm túc tiếp thu kiến thức được truyền thụ, từ đó vận dụng tốt vào thực tế công tác góp phần phục vụ tốt quá trình điều tra, xử lý người phạm tội đúng pháp luật.   (An ninh Thủ đô trang 5)

Vn hôn mê sau 20 ngày m rut tha

Ngày 19.10, bác sĩ Trình Minh Hiệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, xác nhận tình trạng trên của cháu Phạm Lê Hải Tiến (4 tuổi, ngụ ấp 4, xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre).

Bác sĩ Hiệp cho biết cháu Tiến nhập viện lúc 10 giờ ngày 29.9 với triệu chứng sốt cao li bì.

Bệnh viện chẩn đoán cháu bị viêm phúc mạc ruột thừa nên 15 giờ cùng ngày đã đưa vào phẫu thuật: lấy mủ, cắt ruột thừa, cầm máu, rửa bụng, đặt ống dẫn lưu…

Tuy nhiên, cho đến nay cháu vẫn còn trong tình trạng hôn mê.

Qua hội chẩn, bệnh viện nhận định có thể do tình trạng viêm phúc mạc ruột thừa kéo dài (đến 7 ngày mới nhập viện) gây nhiễm trùng, nhiễm độc, suy sụp đề kháng với hậu quả viêm phổi nặng sau mổ dẫn đến bệnh lý thiếu oxy làm tổn thương não.

Bệnh viện vẫn tiếp tục theo dõi. Hướng tới, sẽ dùng phương pháp oxy cao áp để nâng cao hiệu quả điều trị cho cháu. (Thanh niên trang 5)

Bnh vin Mt T.Ư: Hoãn m vì thiếu vt tư tiêu hao

Ngày 19/10, TS Trần An, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Mắt T.Ư, thừa nhận có tình trạng hết vật tư tiêu hao dùng trong phẫu thuật một số chấn thương, bệnh lý cho bệnh nhân trong những ngày vừa qua. Nguyên nhân là do bệnh viện chậm đấu thầu nên không có nguồn cung ứng.

Lãnh đạo bệnh viện cho biết chỉ hoãn các ca mổ phiên còn mọi ca mổ cấp cứu, bằng mọi cách bệnh viện vẫn thực hiện cứu chữa cho người bệnh. Trong những ngày qua, các phẫu thuật mổ bong võng mạc, chấn thương đứt lệ quản, thậm chí cả một số phẫu thuật phaco do không còn vật tư tiêu hao nên không đáp ứng được người bệnh.

Chiều qua, TS Trần An cho biết, bệnh viện đã tìm được nguồn vật tư tiêu hao và đã thực hiện 108 ca mổ phiên cho các bệnh nhân, khắc phục tình trạng thiếu vật tư tiêu hao những ngày trước đó.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ Y tế) cho biết, đây là lỗi của bệnh viện để đấu thầu muộn, đến thời điểm này chỉ có Bệnh viện Mắt T.Ư để xảy ra tình trạng khan hiếm vật tư đột xuất. (Thanh niên, Tiền phong trang 6)

Cùng chủ đề - Báo Nông thôn Ngay nay: “Lãnh đạo Bộ Y tế: “Chỉ có BV Mắt Trung ương khan hiếm vật tư”; Tuổi trẻ trang 14: “Hoãn mổ vì thiếu vật tư”; An ninh Thủ đô trang 4: “Bệnh viện Mắt Trung ương – Hoãn ca mổ vì... thiếu vật tư”

 Cu ngưi bnh ngng tun hoàn do viêm cơ tim cp bng k thut ECMO

Sáng 19-10, bệnh nhân Lê Thị Tàu, 43 tuổi (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã được xuất viện.

Trước đó, chiều 19-9, chị Tàu được đưa từ Quảng Ngãi ra Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau ngực, huyết áp không đo được, rối loạn nhịp tim, phải thở bằng máy. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán, người bệnh bị viêm cơ tim cấp, biến chứng sốc tim. Kết quả siêu âm tim cho thấy, tim gần như không hoạt động. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định, phải hỗ trợ tim, phổi và áp dụng kỹ thuật ô-xy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), để thay thế hoàn toàn chức năng tim - phổi. Sau bảy ngày liên tục chạy ECMO kết hợp siêu lọc máu và điều trị kháng sinh, tình trạng sức khỏe người bệnh dần được cải thiện, sau một tháng đã hồi phục hoàn toàn. (Nhân dân trang 5)

Cùng chủ đề - Báo Tuổi trẻ trang 14: “Cứu bệnh nhân ngừng tim”

Phu thut ly khi u bung trng nng đến 40 kg

Chiều 18.10, bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật bóc tách lấy thành công khối u buồng trứng khổng lồ nặng đến 40 kg cho bệnh nhân P.T.T.M (49 tuổi, ngụ Cần Giuộc, Long An).

Do khối u quá to, bác sĩ phải rạch đường giữa trên rốn, vào ổ bụng, hút dịch 2 lần (tổng cộng 35 lít) trong khối u ra để xẹp bớt; cắt bỏ tử cung và 2 buồng trứng; truyền hơn 3 lít chế phẩm máu...

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã miễn phí phẫu thuật cho bệnh nhân. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Dự kiến, hôm nay (19.10) bệnh nhân được đưa ra ngoài khu hồi sức. (Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động phụ trang Sức khỏe)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang