Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 23/12/2020

  • |
T5g.org.vn - Tiếp tục tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Việt Nam'; Bộ Y tế thành lập Hội đồng quản lý Bệnh viện K, bổ nhiệm 2 phó giám đốc chuyên môn; Bệnh viện đầy khói thuốc; Thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế: Người bệnh mừng, bệnh viện chịu áp lực…

 

Tiếp tục tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Việt Nam'

Học viện Quân y tiếp tục tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19Nano Covax cho 17 tình nguyện viên với mức liều 25 mcg.

Chiều 22.12, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ghi nhận 6 bệnh nhân (BN) Covid-19 mới, là các ca nhập cảnh. 6 ca mắc mới là BN Covid-19 thứ 1.415 - 1.420 tại Việt Nam, được cách ly ngay tại Hà Nội 3 ca, Hưng Yên 2 ca và Bình Dương 1 ca. Trong ngày 22.12 có thêm 12 ca mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 1.420 BN Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam đến nay, 1.281 ca đã được điều trị khỏi. Có 16.360 người tiếp xúc gần ca bệnh và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi  sk.

Sáng cùng ngày, Học viện Quân y tiếp tục tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho 17 tình nguyện viên với mức liều 25 mcg. Đây là các tình nguyện viên trong nhóm 1a tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 1 vắc xin Covid -19 Nano Covax: made in VN". Sau khi tiêm, 17 tình nguyện viên được theo dõi sức khỏe trong 72 giờ tại Học viện Quân y. Ngoài mức liều thấp nhất (25 mcg), nghiên cứu còn thực hiện tiêm vắc xin Covid -19  với các liều 50 mcg và 75 mcg. Dự kiến ngày 25.12, Học viện Quân y sẽ tiêm liều 50 mcg cho 3 tình nguyện viên khác...

Theo Học viện Quân y, giai đoạn 1 của nghiên cứu TNLS vắc xin Covid-19 Nano Covax sẽ tiêm cho 60 người tình nguyện. Nghiên cứu TNLS vắc xin này cần ít nhất 3.000 người Việt Nam tình nguyện cho 3 giai đoạn tiêm thử nghiệm, kéo dài hết năm 2021. Hiện tại, Học viện Quân y đã tiếp nhận gần 400 tình nguyện viên. (Thanh niên, trang 3; Sài Gòn giải phóng, trang 7; Pháp luật TP. HCM, trang 12).

 

Bộ Y tế thành lập Hội đồng quản lý Bệnh viện K, bổ nhiệm 2 phó giám đốc chuyên môn

Sau Bệnh viện Bạch Mai, sáng 22-12, Bệnh viện K đã chính thức trở thành bệnh viện công lập thứ hai tại miền Bắc thành lập Hội đồng quản lý bệnh viện, trở thành bệnh viện tự chủ. Sáng nay, 22-12, Bệnh viện K đã tổ chức công bố quyết định của Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng quản lý Bệnh viện K và quyết định bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã công bố và trao Quyết định thành lập Hội đồng Quản lý Bệnh viện K bao gồm 11 thành viên, Chủ tịch Hội đồng Quản lý là TS.BS Nguyễn Tiến Quang.

Hội đồng Quản lý là cơ quan cao nhất điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh viện. Để tăng cường giám sát và kiểm tra chéo toàn bộ hoạt động của Hội đồng Quản lý và Ban Giám đốc sẽ có sự giám sát của Ban Kiểm soát. Đây là mô hình đảm bảo công khai, minh bạch tăng cường tính giám sát trong mọi hoạt động của Bệnh viện.

Với việc tự chủ thì Bệnh viện K sẽ được quyết định về tài chính, nguồn nhân lực và định hướng phát triển trong tương lai. TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K cho biết, điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công tự chủ bệnh viện một cách toàn diện là phải công khai, minh bạch.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện K cho TS.BS Đỗ Anh Tú - hiện đang Phụ trách cơ sở Tam Hiệp và TS.BS Phạm Văn Bình - hiện là Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng I của Bệnh viện K. (An ninh Thủ đô, trang 2).

 

Bệnh viện đầy khói thuốc

Nhiều ý kiến cho rằng muốn phạt được người hút thuốc lá, cần bỏ những thủ tục rườm rà và có sự phối hợp giữa bệnh viện với chính quyền địa phương.

Quy định cấm hút thuốc trong bệnh viện (BV) và chế tài xử phạt đã được ban hành từ lâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá trong BV. Trong khi đó, quy định xử phạt hành vi hút thuốc hầu như không được thực hiện. Đây chính là lý do vì sao câu chuyện hút thuốc lá trong BV mãi vẫn không có đoạn kết. 

Khói thuốc lơ lửng trong BV

BV Nhi đồng 2 là nơi điều trị trẻ nhỏ nên môi trường cần trong lành. Thế nhưng số người hút thuốc lá tại BV này đếm hơn 10 đầu ngón tay trong vòng chưa tới 20 phút.

Một ông gần 60 tuổi cầm điếu thuốc lững thững đi bộ vào khu vực các khoa bệnh rồi ngồi dưới gốc cây tiếp tục nhả khói. Đi vào trong, PV ghi nhận bốn ông ngồi bên hai lối đi vô tư hút thuốc như chốn không người, cho dù trẻ em và phụ nữ đi qua đi lại khá nhiều. Điều đáng nói là có một ông tới ngồi gần em nhỏ rồi lấy thuốc ra hút. PV hỏi một ông sao hút thuốc trong BV, dễ có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe các cháu nhỏ. “Ghiền quá, không biết tính sao, hút một điếu cho đỡ thèm” - ông này nói.

Quan sát khá lâu, PV chẳng thấy một nhân viên y tế hoặc bảo vệ BV nào tới nhắc nhở.

Quy định cấm hút thuốc trong bệnh viện (BV) và chế tài xử phạt đã được ban hành từ lâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá trong BV. Trong khi đó, quy định xử phạt hành vi hút thuốc hầu như không được thực hiện. Đây chính là lý do vì sao câu chuyện hút thuốc lá trong BV mãi vẫn không có đoạn kết. 

Khói thuốc lơ lửng trong BV

BV Nhi đồng 2 là nơi điều trị trẻ nhỏ nên môi trường cần trong lành. Thế nhưng số người hút thuốc lá tại BV này đếm hơn 10 đầu ngón tay trong vòng chưa tới 20 phút.

Một ông gần 60 tuổi cầm điếu thuốc lững thững đi bộ vào khu vực các khoa bệnh rồi ngồi dưới gốc cây tiếp tục nhả khói. Đi vào trong, PV ghi nhận bốn ông ngồi bên hai lối đi vô tư hút thuốc như chốn không người, cho dù trẻ em và phụ nữ đi qua đi lại khá nhiều. Điều đáng nói là có một ông tới ngồi gần em nhỏ rồi lấy thuốc ra hút. PV hỏi một ông sao hút thuốc trong BV, dễ có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe các cháu nhỏ. “Ghiền quá, không biết tính sao, hút một điếu cho đỡ thèm” - ông này nói.

Quan sát khá lâu, PV chẳng thấy một nhân viên y tế hoặc bảo vệ BV nào tới nhắc nhở.

Tương tự, môi trường tại BV Từ Dũ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Tại hàng ghế đá bên hông khu B, PV bắt gặp ba ông thay phiên phì phèo cho dù có phụ nữ ngồi gần đó. Điều lưu ý, mặc dù BV phát loa đề nghị không hút thuốc nhưng vẫn có ông làm ngơ, tiếp tục nhả khói. 

Những ghế đá đặt bên hông khu A rất đông người ngồi, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Thế nhưng một ông mặc đồng phục của một công ty taxi thản nhiên hút thuốc, chẳng quan tâm tới sự khó chịu của nhiều người xung quanh.

Trước Khoa dược thuộc BV đa khoa khu vực Củ Chi có tấm bảng lớn ghi dòng chữ “Cấm hút thuốc lá nơi công cộng” nhưng vẫn có người phì phèo thuốc lá vô tư. 

Cách đó không xa, hai ông ngồi cùng ghế đá và một ông ngồi đối diện gần tấm bảng lớn có dòng chữ “Khoa Dược BV đa khoa khu vực Củ Chi tuyên truyền tác hại gây ra bởi thuốc lá” thản nhiên phì phèo. Một vài phụ nữ ngồi gần đó không chịu được mùi thuốc lá nên vội bỏ đi. Điều đáng nói, không ít nhân viên y tế đi ngang mấy ông hút thuốc lá nhưng ngó lơ, không thèm nhắc nhở.

BS Nguyễn Thành Phương, Phó Giám đốc BV đa khoa khu vực Củ Chi, cho rằng tình trạng hút thuốc lá vẫn tồn tại trong BV này là do giám sát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. BV sẽ tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở.

Theo bà Phạm Lâm Lạc Thư, Phó Chủ tịch Công đoàn  BV Nhi đồng 2, do bệnh nhi quá đông nên số lượng cha mẹ đi theo chăm sóc không nhỏ. Do vậy, mặc dù BV thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nhưng không kiểm soát xuể. “Người hút thuốc khi được nhắc nhở thì chấp hành ngay. Tuy nhiên, khi lực lượng giám sát của BV đi chỗ khác là họ tiếp tục hút” - bà Thư nói.

Phối hợp với địa phương xử lý 

Cuối tháng 11-2020, BV Ung bướu TP.HCM có công văn gửi UBND phường 7 và phường 14, quận Bình Thạnh đề nghị phối hợp xử phạt hút thuốc lá trong BV này. “UBND hai phường nói trên đang lên kế hoạch phối hợp với BV để kiểm tra và xử phạt hành vi hút thuốc lá theo Nghị định 117/2020 của Chính phủ. Phạt để răn đe, phạt để Nghị định 117 thực sự có hiệu quả” - ông Võ Duy Thức, Trưởng Phòng hành chính - quản trị BV Ung bướu TP.HCM, nói. 

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch UBND phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết nơi đây đã nhận được công văn của BV Ung bướu TP. HCM đề nghị phối hợp kiểm tra và phạt những người hút thuốc lá trong BV này. “Chúng tôi đã lên kế hoạch và đầu năm 2021 sẽ tiến hành kiểm tra, xử phạt hút thuốc lá trong BV Ung bướu TP.HCM theo Nghị định 117/2020” - bà Loan cho biết thêm.

Theo bà Loan, UBND phường sắp xếp mỗi tuần một buổi tổ chức kiểm tra và xử phạt hút thuốc lá trong BV Ung bướu TP.HCM. Thành phần gồm phụ trách mảng văn hóa thông tin, trạm y tế phường, trật tự đô thị phường, công an phường và đại diện phía BV. 

Ngày đầu đoàn kiểm tra nhắc nhở, những ngày sau sẽ tiến hành phạt. “Đầu tiên, đoàn kiểm tra lập biên bản người hút thuốc lá và gửi ngay cho người này. Tiếp theo, đoàn kiểm tra chụp lại chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Kế đến, đoàn kiểm tra đưa biên lai nộp phạt và thu ngay người hút thuốc 200.000 đồng. Số tiền này sau đó được đoàn kiểm tra nộp cho kho bạc nhà nước. Cuối cùng, đoàn kiểm tra ban hành quyết định xử phạt. Do quyết định này phải có chữ ký của lãnh đạo UBND phường 7 nên sẽ gửi sau cho người vi phạm thông qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân” - bà Loan nói. 

Tương tự, bà Huỳnh Thị Xuân Mai, Chủ tịch UBND thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP.HCM, cho biết trên địa bàn của thị trấn có BV đa khoa khu vực Hóc Môn. “Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch phối hợp xử phạt người hút thuốc lá trong BV nói trên và sẽ triển khai vào đầu năm 2021. Đoàn kiểm tra gồm một số ban, ngành của UBND và công an thị trấn cùng đại diện BV. Mỗi tuần một lần đoàn tổ chức kiểm tra đột xuất và phạt người hút thuốc lá. Đoàn cũng lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt và thu tiền phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt sẽ gửi sau cho người sai phạm thông qua đường bưu điện. Cần xử lý mạnh tay mới đủ sức răn đe, mới có thể hạn chế tình trạng hút thuốc lá trong BV” - bà Mai cho biết thêm. (Pháp luật TP. HCM, trang 12).

Có quyền từ chối điều trị 

 BS Hoàng Thiên Phúc, thư ký Ban phòng, chống tác hại thuốc lá BV Bình Dân, cho biết phát hiện người hút thuốc lá thì nhân viên y tế nhắc nhở và yêu cầu dập thuốc. Nhân viên y tế sẽ báo cho lực lượng bảo vệ tới lập biên bản. Trường hợp người hút thuốc phản ứng mạnh, BV từ chối điều trị cho thân nhân hoặc bản thân người hút thuốc. Đây là hình thức xử lý mang tính răn đe và mang lại hiệu quả.  

 

Thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế: Người bệnh mừng, bệnh viện chịu áp lực

Bệnh nhân các tỉnh không cần giấy chuyển tuyến khi điều trị nội trú tại TPHCM vẫn được chi trả 100% bảo hiểm y tế là thông báo mới nhất từ Bảo hiểm xã hội TPHCM. Điều này khiến phần lớn bệnh nhân vui mừng, phấn khởi nhưng các bệnh viện tuyến thành phố lâu nay vốn quá tải nay lại càng lo không đủ nhân lực, vật lực để phục vụ tốt bệnh nhân.

Người bệnh vui mừng

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TPHCM - vừa ký văn bản hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021. Theo đó, từ ngày 1.1.2021, bệnh nhân các tỉnh không cần giấy chuyển tuyến khi điều trị nội trú tại TPHCM vẫn được chi trả 100% BHYT. Các trường hợp khám BHYT ngoại trú tại TPHCM cần có giấy chuyển tuyến.

Nếu bệnh nhân tỉnh nhập viện tại các bệnh viện: Chợ Rẫy, Quân y 175, Răng Hàm Mặt Trung ương và Thống Nhất không có giấy chuyển tuyến chỉ được trả 40% BHYT. Các bệnh nhân BHYT cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến sẽ được thanh toán 100% theo mức quyền lợi.

Khi nghe thông tin này, ông Nguyễn Quốc Việt (50 tuổi, ngụ thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) không giấu được niềm vui. Ông Việt đón xe từ Đồng Nai lên Bệnh viện Ung Bướu (quận Bình Thạnh, TPHCM) khám bệnh chứ không khám tại bệnh viện tỉnh. “Tôi thấy không khoẻ nên lên thẳng TPHCM cho yên tâm. Với tình hình bệnh như lúc này, rất có thể tôi sẽ nhập viện điều trị tại đây. Theo quy định hiện hành, BHYT không thanh toán 100% chi phí. Thời gian tới, những người tỉnh lẻ lên các bệnh viện ở thành phố điều trị nội trú, nếu được BHYT chi trả 100% mà không cần giấy chuyển viện thì rất thuận tiện” - ông Việt nói.

Có bố nằm viện nhiều năm nay, ông Huỳnh Nhật Nam (ngụ TPHCM) thường xuyên ra vào bệnh viện để lấy thuốc, làm giấy tờ thủ tục. Những thủ tục rườm rà ở các cơ sở y tế cũng nhiều lần khiến ông Nam “đau đầu”. “Nếu không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT thì đỡ những thủ tục, gánh nặng nên người bệnh lẫn người nhà. Tôi rất hoan nghênh quy định này. Những gia đình nghèo, điều kiện kinh tế eo hẹp, gặp các bệnh nan y rất cần đến BHYT để trang trải chi phí” - ông Nam chia sẻ.

Bệnh viện tuyến đầu lo ngại quá tải

Mặc dù quy định này hỗ trợ nhiều cho người bệnh nhưng khiến các bệnh viện quá tải khi tâm lý chung, người bệnh các tỉnh đều muốn được thăm khám ở các cơ sở y tế của TPHCM.

Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, với khoảng 900 giường bệnh hiện có, đơn vị này luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày, bệnh viện phải chuyển khoảng 20 bệnh nhân điều trị nội trú sang các bệnh viện khác.

Khi triển khai thông tuyến tỉnh BHYT từ đầu năm 2021, dự kiến lượng bệnh nhân đến bệnh viện điều trị tăng cao khiến đội ngũ y tế gặp nhiều áp lực về nhân lực, vật lực nên rất khó tiếp nhận thêm số bệnh nhân điều trị nội trú.

Tương tự, TS-BS Diệp Bảo Tuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM - cũng bày tỏ nhiều tâm tư trước quy định trên. Ông Tuấn cho rằng, điều này giúp người dân lựa chọn nơi điều trị theo đúng bệnh lý và lòng tin. Tuy vậy, quy định thông tuyến tỉnh BHYT vào đầu năm tới cũng gây nhiều trở ngại cho các bệnh viện đầu ngành.

“Phải nhìn nhận thực tế rằng, y tế cơ sở ở nhiều tỉnh/thành chưa hoàn chỉnh, một số bệnh viện tỉnh cũng chưa tạo dựng được lòng tin cho người bệnh. Quy định mới khi áp dụng có khả năng sẽ tăng áp lực lên các bệnh viện tại TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn. Điều này cũng gây bất lợi cho chính người bệnh khi phải tập trung đông, việc điều trị sẽ bị chậm trễ. Đơn cử như Bệnh viện Ung bướu TPHCM, khi lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh quá đông thì chúng tôi không thể áp dụng những kỹ thuật cao để chữa bệnh cho tất cả” - ông Tuấn nói.

Dẫn chứng số liệu trong nhiều năm qua, ông Diệp Bảo Tuấn cho biết, mỗi ngày Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiếp nhận 4.000 bệnh nhân tới khám và 600 lượt bệnh nhân điều trị nội trú. Trong số bệnh nhân tới khám, 32% sử dụng BHYT. Trong khi đó, 82% bệnh nhân sử dụng BHYT khi điều trị nội trú và 15% trong số này là điều trị trái tuyến. Từ ngày 1.1.2020, những bệnh nhân nội trú trái tuyến tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM sẽ trở thành đúng tuyến.

“Về áp lực chuyên môn thì không có sự thay đổi nhiều vì tất cả đều là bệnh nhân của bệnh viện. Tuy nhiên, điều này sẽ tăng gánh nặng về mặt tài chính cho BHYT. Một điều quan tâm nhất là chúng tôi chưa lường trước được số bệnh nhân sẽ tăng do quy định này. Mỗi năm, Bệnh viện Ung bướu TPHCM tăng khoảng 7% nhưng quy định mới có hiệu lực, con số này có thể tăng cao hơn. Khi cơ sở 2 tại quận 9 đưa vào hoạt động với 1.000 giường bệnh, bệnh viện sẽ có nguồn nhân lực và vật lực dồi dào để có thể đảm đương được những trường hợp quá tải trong khả năng cho phép” - ông Tuấn phân tích.

Dự toán quỹ BHYT năm 2021 chưa được giao cho bệnh viện. Đơn vị sẽ đề đạt với BHXH TPHCM để giải trình những trường hợp tăng quỹ đột biến, do kỹ thuật, số lượng bệnh nhân, kỹ thuật cao…

Thông tuyến tỉnh BHYT dễ gây vượt dự toán chi khám chữa bệnh

Trước thông báo mới từ Bảo hiểm xã hội TPHCM, Sở Y tế TPHCM lo ngại bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh nhiều ảnh hưởng đến việc cân đối dự toán chi BHYT của thành phố. Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm, số lượt bệnh nhân ngoại tỉnh khám chữa bệnh BHYT tại TPHCM với tỉ lệ 20% tổng lượt khám, chiếm gần 49% tổng chi phí bảo hiểm. Đơn vị này cũng dự đoán quy định thông tuyến này khiến bệnh nhân các tỉnh đổ về các bệnh viện đầu ngành của thành phố, gây quá tải và vượt dự toán chi khám chữa bệnh BHYT địa phương. (Lao động, trang 4).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang