Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 24/6/2019

  • |
T5g.org.vn - Nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam; Ra mắt điểm hiến máu cố định đầu tiên tại Hà Nội; Nhiều người nhập viện vì bỏng da, sốc nhiệt, viêm phổi... trong những ngày Hà Nội nắng nóng như chảo lửa; Sốt xuất huyết tăng hơn 3 lần cùng kỳ năm trước.

 

Nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 989/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (TCT TBYTVN); việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Nhựa y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập Công ty Cổ phần Nhựa y tế vào Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam. 

Không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Theo đó, quá trình cổ phần hóa TCT TBYTVN giai đoạn năm 2007-2010, Bộ Y tế không báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về vướng mắc để hoàn thành việc cổ phần hóa; sau khi chuyển đổi không tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần.

Sau khi chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV TCT TBYTVN, doanh nghiệp không thực hiện nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế; không phát triển được nguồn vốn Nhà nước đầu tư. Bộ Y tế chưa thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm quy định. Quá trình cổ phần hóa Công ty TNHH MTV TCT TBYTVN giai đoạn năm 2014-2016, Quyết định số 4208/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế chưa phù hợp với quy định của Chính phủ. Bộ Y tế chưa ban hành kế hoạch, lộ trình triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định.

Bộ Y tế ban hành quyết định về giá trị doanh nghiệp cổ phần chậm so với quy định. Việc triển khai thực hiện phương án sử dụng đất được phê duyệt còn chậm, không đúng tiến độ đề ra và sử dụng đất chưa đúng quy hoạch. TCT TBYTVN đến thời điểm 12-7-2016 còn có những khoản nợ khó đòi quá hạn. Khi xác định giá trị doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phần hóa không chỉ đạo, kiểm tra, xác định lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm, so với giá đang hạch tóan trên sổ kế toán.

Cơ quan này cũng không báo cáo Bộ Y tế về giá trị tăng thêm của cổ phiếu Mediplast từ 25.200 đồng/cổ phiếu lên 29.484 đồng/cổ phiếu và không xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện chưa đúng quy định, phản ánh không chính xác giá trị doanh nghiệp.

Đối với việc thoái vốn tại Mediplast, Danameco và việc sáp nhập Mediplast vào TCT TBYTVN-CTCP, việc sáp nhập Mediplast vào TCT TBYTVN-CTCP chưa thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau 1 năm khi TCT TBYTVN chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần thì phải hoàn thành việc thoái vốn, sau khi thoái vốn mới được tiến hành sáp nhập nhưng TCTTBYT-CTCP lại tiến hành sáp nhập trước khi tiến hành thoái vốn.

Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức xác định lại trị giá cổ phần, số lượng cổ phần và tỉ lệ cổ phần của nhà nước tại TCT TBYTVN-CTCP để chuyển giao vốn nhà nước về cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đảm bảo theo đúng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển từ Công ty TNHH MTV TCT TBYTVN chuyển sang TCT TBYTVN-CTCP.

Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý phù hợp đối với các đơn vị, cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm đã nêu tại phần kết luận. Đề nghị phê bình lãnh đạo Bộ Y tế trong việc thực hiện cổ phần hóa TCT TBYTVN, không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng; thiếu kiểm tra, giám sát trước khi cổ phần.

Đối với TCT TBYTVN-CTCP, thực hiện nộp ngay khoản tiền lãi do nộp số tiền thu từ việc bán cổ phần về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sau khi kết luận thanh tra có hiệu lực. Hủy bỏ và không công nhận kết quả của 2 chứng thư thẩm định giá và các văn bản, phương án lấy kết quả của 2 chứng thư thẩm định làm cơ sở hoặc làm căn cứ, do kết quả định giá là không chính xác và không có cơ sở.

UBND TP Hà Nội theo dõi, đôn đốc xử lý những tồn tại trong việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất tại số 1 ngõ 135 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội và số 89 Lương Đình Của, Đống Đa, Hà Nội; lập hồ sơ xử lý thu hồi cơ sở nhà, đất theo quy định của pháp luật nếu TCT TBYTVN-CTCP vi phạm vào những quy định về quản lý và sử dụng đất đai tại 2 cơ sở nêu trên. (Công an nhân dân, trang 7).

 

Cần thực hiện hiệu quả chương trình sức khỏe Việt Nam

Ngày 23-6, lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và phát động cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe - Walk for your health” đã diễn ra tại Hà Nội. Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao những hoạt động trong 10 năm qua của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng ngành y tế triển khai nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Trước những thuận lợi và thách thức hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế nói chung và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nói riêng là rất nặng nề. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, cần thực hiện có hiệu quả chương trình sức khỏe Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực; bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, phòng chống tác hại thuốc lá và rượu bia, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm… Các thầy thuốc cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học - công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có biện pháp hiệu quả, phù hợp trước những biến đổi mới của đời sống xã hội, nhất là lối sống, thói quen, sinh hoạt đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

Theo GS-TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, đến nay hội có hơn 82.600 hội viên là bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên y tế khắp cả nước. Trong 10 năm, các cấp đoàn, hội đã tổ chức hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho hơn 8 triệu người dân; tập huấn sơ cấp cứu cơ bản cho hơn 200.000 giáo viên các trường mầm non, tiểu học…

Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao những hoạt động trong 10 năm qua của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng ngành y tế triển khai nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Trước những thuận lợi và thách thức hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế nói chung và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nói riêng là rất nặng nề. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, cần thực hiện có hiệu quả chương trình sức khỏe Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực; bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, phòng chống tác hại thuốc lá và rượu bia, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm… Các thầy thuốc cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học - công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có biện pháp hiệu quả, phù hợp trước những biến đổi mới của đời sống xã hội, nhất là lối sống, thói quen, sinh hoạt đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

Theo GS-TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, đến nay hội có hơn 82.600 hội viên là bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên y tế khắp cả nước. Trong 10 năm, các cấp đoàn, hội đã tổ chức hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho hơn 8 triệu người dân; tập huấn sơ cấp cứu cơ bản cho hơn 200.000 giáo viên các trường mầm non, tiểu học… (Sài Gòn Giải phóng, trang 1; An ninh Thủ đô, trang 3; Hà Nội mới, trang 1; Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Ra mắt điểm hiến máu cố định đầu tiên tại Hà Nội

Để tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người dân khi tham gia hiến máu cứu người, ngày 22-6, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã khai trương điểm hiến máu cố định kèm theo xét nghiệm tại quận trung tâm TP Hà Nội.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế và sự đồng ý của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Đề án thành lập điểm hiến máu cố định và hỗ trợ nâng cao kỹ thuật xét nghiệm y tế tuyến quận/huyện trên địa bàn TP Hà Nội, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, UBND quận và một số Trung tâm y tế để triển khai tổ chức các điểm hiến máu cố định trên địa bàn TP trong đó có Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm.

Điểm hiến máu cố định ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia hiến máu tình nguyện, hiến máu thường xuyên để giảm thiểu tình trạng khan hiếm máu cũng như hỗ trợ nâng cao chất lượng chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt trong lĩnh vực cận lâm sàng; góp phần tăng cường công tác quản lý, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm hiến máu cố định được đặt tại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Địa điểm là Phòng Khám Đa khoa, 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm. Đây không chỉ là một điểm hiến máu đơn thuần mà còn được ví như một địa chỉ nhân ái để mỗi người dân mong muốn tham gia hiến máu cứu người đều có cơ hội thuận lợi nhất để thực hiện nghĩa cử cao đẹp đó một cách đều đặn, thường xuyên, thuận tiện nhất, góp phần hình thành thói quen hiến máu và kiểm tra sức khỏe định kỳ thông qua việc lựa chọn quà tặng là các gói xét nghiệm. Đồng thời đây cũng là điều kiện tốt để hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho y tế tuyến quận/huyện”.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phối hợp với chính quyền địa phương và y tế cơ sở triển khai một cách tiếp cận mới về tổ chức điểm hiến máu tại cộng đồng. Đây là một việc hết sức ý nghĩa. Thay vì người dân chỉ hiến máu theo phong trào, chương trình hay sự kiện hiến máu của Viện, cách tiếp cận mới này giúp người dân có thể chủ động lựa chọn thời điểm hiến máu phù hợp với lịch làm việc của từng người. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho người dân có thể hiến máu thường xuyên.

Trong những năm qua, hoạt động hiến máu đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô tham gia, số lượng người hiến máu tăng hàng năm. Năm 2018, toàn TP đã tiếp nhận được trên 223.000 đơn vị máu từ người hiến máu tình nguyện.

Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận được vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị, nhất là khi Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến trung ương, lượng máu tiếp nhận phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân không chỉ tại Thủ đô mà còn ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ và nhiều tỉnh, TP khác.

Hiện Hà Nội mới có khoảng hơn 40% người đã hiến máu tiếp tục hiến máu nhắc lại, tình trạng khan hiếm máu vẫn thường xuyên xảy ra vào dịp hè và dịp Tết Nguyên đán hàng năm; phần lớn lượng máu tiếp nhận được dựa vào lịch hiến máu của các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp…

Với dân số lớn, sinh hoạt tập trung ở khu vực nội thành, Hà Nội có tiềm năng lớn về nguồn người hiến máu tình nguyện. Trong thời gian tới Viện và Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tại một số quận, huyện khác như: Quận Đống Đa, quận Thanh Xuân... (An ninh Thủ đô, trang 2).

 

Nhiều người nhập viện vì bỏng da, sốc nhiệt, viêm phổi... trong những ngày Hà Nội nắng nóng như chảo lửa

Trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vài ngày qua ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đã có không ít người phải nhập viện vì bỏng nắng, cháy nắng, đột quỵ. Cùng đó, nhiều người nhập viện vì cảm cúm, viêm đường hô hấp do… nằm điều hòa cả ngày.

Nguy hiểm nhất là các đối tượng làm việc ngoài trời

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, nắng nóng gay gắt những ngày qua khiến lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến da tăng 15-20% so với ngày thường, phổ biến là các bệnh như: Rôm sảy, rám má, mụn trứng cá, viêm nang lông, nấm da…

Cùng đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một số trường hợp đến khám do cháy nắng, bỏng nắng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đối tượng dễ đổ bệnh nhất là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời trong thời gian dài, vì việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khiến làn da bị tổn thương.

Ngay cả với những người đi bể bơi hay tắm biển lúc chưa tắt nắng, da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài cũng rất nguy hiểm.

Bên cạnh bệnh lý về da liễu, mấy ngày qua, tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận số ca nhập viện vì say nắng, say nóng, sốc nhiệt, đột quỵ… tăng cao. Theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu - Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa Trung ương), trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, số bệnh nhân được cấp cứu tại khoa tăng khoảng 150%, chủ yếu là các trường hợp bị tai biến mạch máu não, viêm phổi.

Tương tự, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, khoa cấp cứu của bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch…

Bên cạnh đó, cũng có không ít bệnh nhân nhập viện vì viêm họng, viêm phổi, cảm cúm do… nằm điều hòa cả ngày để tránh nóng.

Lý do vì ở điều kiện thời tiết này, chênh lệnh nhiệt độ giữa phòng điều hòa với bên ngoài là rất lớn. Các bác sĩ chỉ rõ, nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức đề kháng suy giảm cộng thêm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi từ phòng điều hòa lạnh ra ngoài khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt cũng như ảnh hưởng đến đường hô hấp…

Đặc biệt, với người bệnh bị cảm cúm, nếu nằm phòng máy lạnh quá nhiều sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Khuyến cáo cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

ThS. BS Lê Văn Dẫn, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nhận định trước bệnh nhân nhập viện vì say nắng, say nóng sẽ tăng cao nên bệnh viện đã có bài hướng dẫn cấp cứu say nắng, say nóng để phổ biến cho các y bác sĩ tại khoa cấp cứu cũng như ngoài bệnh viện.

Bác sĩ Lê Văn Dẫn hướng dẫn: Để điều trị say nắng, say nóng ở ngoài bệnh viện, điều đầu tiên là phải đưa ngay bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, vào chỗ dâm mát; lúc này cởi bớt quần áo tạo sự thoáng mát cho người bệnh; đắp khăn ướt hoặc nước đá vào cổ, nách, gáy... quạt cho bệnh nhân, có thể phun nước lạnh vào người; cho thở oxy; đặt đường truyền tĩnh mạch và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, người bệnh cần được theo dõi sát nhiệt độ trực tràng và da; tiếp tục làm mát thân nhiệt cho người bệnh; cho bệnh nhân vào phòng điều hòa nhiệt độ từ 20-22 độ C; sử dụng giường chống nóng đặc biệt, đảm bảo nhiệt độ da từ 32-33 độ C; quạt liên tục và sử dụng các biện pháp chuyên môn điều trị cho người bệnh như sử dụng thuốc, dịch truyền, thuốc vận mạch...

Để phòng bệnh và tránh nguy cơ bệnh tăng nặng đối với những người có tiền sử bệnh mạn tính trong điều kiện nắng nóng gay gắt hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo: người dân cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ; người bệnh mạn tính phải tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế làm việc hay vận động nhiều ngoài trời nhằm đề phòng giãn mạch quá mức… (An ninh Thủ đô, trang 4).

 

Sốt xuất huyết tăng hơn 3 lần cùng kỳ năm trước

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong những ngày vừa qua, nắng nóng kéo dài tại Hà Nội, sau đó sẽ có chuỗi thời tiết mưa dông, là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Thêm vào đó, số ca sốt xuất huyết 5 tháng đầu năm cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cảnh báo người dân cần phối hợp với ngành y tế phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cho biết, dự báo trong những ngày tới, thời tiết ở Hà Nội vẫn duy trì nhiệt độ từ 28-36 độ C và có mưa rải rác, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sxh  phát triển.

Kết quả giám sát véctơ muỗi các tuần gần đây đều có xu hướng tăng cao. Từ ngày 10-16/6, ghi nhận 77 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 9 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến ngày 16/6 của toàn Thành phố lên 548 ca, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 và không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân sốt xuất huyết phân bố tại 19 quận huyện, 43 xã phường.

Ngoài ra, từ đầu năm đến ngày 16/6, toàn Thành phố có 1.481 trường hợp mắc sởi, chưa có bệnh nhân tử vong. Hiện hầu hết bệnh nhân sởi đã khỏi, chỉ còn 26 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế…

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 5, cả nước đã ghi nhận hơn 57.800 trường hợp mắc  sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong, số ca mắc cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018.

Bộ Y tế cũng cho biết sốt xuất huyết sẽ phức tạp nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời.  Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết có sự phức tạp khi bệnh không tập trung mùa mà lưu hành quanh năm.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Do diễn biến và ảnh hưởng của thời tiết, bệnh sốt xuất huyết  đang gia tăng và có thể diễn biến phức tạp nếu chúng ta không có các biện pháp quyết liệt để phòng chống.

Để phòng bệnh, mỗi người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…

Mỗi người dân cần chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang