Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 12/04/2021

  • |
T5g.org.vn - Siết biên giới ngăn Covid-19: Nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng do nhập cảnh trái phép; 80% bệnh nhân Covid-19 đang điều trị không có triệu chứng; Chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu; Tối 11/4 thêm 1 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh; Thiếu thuốc điều trị ung thư máu…

 

Siết biên giới ngăn Covid-19: Nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng do nhập cảnh trái phép

Ông Trần Đắc Phu lưu ý nếu không kiểm soát được nhập cảnh trái phép, trường hợp có ca dương tính vào sẽ rất nguy hiểm, vì họ sẽ tiếp xúc nhiều, dễ dàng lây lan trong cộng đồng.

Theo BYT đến thời điểm cuối tháng 3, bộ đội biên phòng (BĐBP) qua tuần tra kiểm soát đã xử lý 31.460 đối tượng nhập cảnh trái phép, bàn giao địa phương cách ly theo quy định; làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu cho trên 2.378.297 lượt người.

Trong quý 1 năm nay, Bộ Công an cũng phát hiện 400 người nước ngoài nhập cảnh trái phép tại một số tỉnh như: Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP.HCM, An Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Long An... Ngoài ra, công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép cũng khá phức tạp.

Để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập do nhập cảnh trái phép, ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng trong nước vẫn tiếp tục tăng cường kiểm soát biên giới của lực lượng quân đội, công an; chỉ đạo quyết liệt của ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương có đường biên giới và đặc biệt là sự tự giác của người dân có người thân ở nước ngoài; sự giám sát của cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca nhập cảnh trái phép tại địa bàn dân cư.

Trong quý 1 năm nay, Bộ Công an cũng phát hiện 400 người nước ngoài nhập cảnh trái phép tại một số tỉnh như: Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP.HCM, An Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Long An... Ngoài ra, công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép cũng khá phức tạp.

Để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập do nhập cảnh trái phép, ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng trong nước vẫn tiếp tục tăng cường kiểm soát biên giới của lực lượng quân đội, công an; chỉ đạo quyết liệt của ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương có đường biên giới và đặc biệt là sự tự giác của người dân có người thân ở nước ngoài; sự giám sát của cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca nhập cảnh trái phép tại địa bàn dân cư.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, năm 2021, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đang được triển khai rất khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc. Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn. Bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Cuối tháng 3 vừa qua, tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo nguy cơ đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam. “Từ đầu cuộc chiến chống dịch, chúng ta đã thiết lập 1.600 điểm chốt với 10.000 cán bộ biên phòng cắm chốt kết hợp với lực lượng chính quyền địa phương tại các chốt để quản lý việc xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, chúng ta có đường biên giới trải dài, rộng nên việc quản lý xuất nhập cảnh hết sức khó khăn, đặc biệt là việc nhập cảnh trái phép rất phức tạp”, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá.

Ông Phu lưu ý nếu không kiểm soát được nhập cảnh trái phép, trường hợp có ca dương tính vào sẽ rất nguy hiểm, vì họ sẽ tiếp xúc nhiều, dễ dàng lây lan trong cộng đồng. “Như trường hợp vừa qua tại Hải Phòng, là ca nhập cảnh trái phép, có triệu chứng, đã được phát hiện nhanh, ngăn chặn rất sớm. Nhưng còn có nguy cơ những ca nhập cảnh trái phép mang nhiễm bệnh mà không có triệu chứng thì sẽ không thể phát hiện ca bệnh, trong khi đó họ vẫn là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, là nguy cơ khiến dịch có thể xuất hiện trở lại”, ông Phu lưu ý. (Thanh niên, trang 2).

 

80% bệnh nhân Covid-19 đang điều trị không có triệu chứng

Bộ Y tế cho biết trong các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, khoảng 80% không có biểu hiện lâm sàngNgày 11.4, BYT thông báo ghi nhận ca nhập cảnh dương tính Covid-19, là bệnh nhân Covid-19 thứ 2.693 tại Việt Nam, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang ngày 8.4. Đây là bệnh nhân 2693 (nam, 27 tuổi, địa chỉ Q.Dương Kinh, TP.Hải Phòng), đang điều trị tại Trung tâm y tế TP.Hà Tiên (Kiên Giang).

Bộ Y tế cho biết trong 2.693 bệnh nhân Covid -19 ghi nhận tại Việt Nam từ đầu dịch đến nay, 1.570 ca mắc do lây nhiễm trong nước; 2.429 ca đã được điều trị khỏi. Trong các bệnh nhân đang điều trị, khoảng 80% không có biểu hiện lâm sàng; 17% biểu hiện nhẹ. Hiện còn 5 trường hợp tiên lượng nặng.

Đã 17 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc do lây nhiễm trong nước. Từ ngày 8.3 đến nay, 58.248 người thuộc nhóm ưu tiên đã được tiêm vắc xin Covid-19.

37.938 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Cơ quan y tế phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khuyến khích người dân giám sát, phát hiện người từ những địa điểm nguy cơ về nơi cư trú trên địa bàn mà không khai báo y tế hoặc khai báo sai sự thật. (Thanh niên, trang 3).

 

Chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm việc xây dựng, kê khai, công khai giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội nhận được ý kiến phản ánh của người dân về việc thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, do vậy, lãnh đạo Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo trước đó của Sở Y tế về xây dựng, kê khai, công khai giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Cụ thể, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng, quyết định mức giá dịch vụ y tế theo yêu cầu phù hợp với chất lượng và chi phí thực tế hợp lý; thực hiện dịch vụ theo đúng quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn. Trong trường hợp mức giá hiện tại quy định cao hơn phương án giá xây dựng, phải xem xét điều chỉnh ngay mức giá.

Danh mục, mức giá dịch vụ phải được niêm yết công khai; đồng thời giải thích cụ thể, rõ ràng cho người bệnh, người nhà người bệnh về quyền lợi, chi phí phải trả trước, trong và sau thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu để họ lựa chọn, không được gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ y tế từ máy xã hội hóa, dịch vụ theo yêu cầu.

Việc thu giá dịch vụ y tế theo yêu cầu phải sử dụng hóa đơn và hạch toán kế toán các khoản thu chi đúng quy định.

Trong văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ: Thủ trưởng đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Sở Y tế và pháp luật trong việc tổ chức triển khai hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu tại đơn vị.

Trước đó, ngày 11/9/2020, Sở Y tế đã có văn bản 7567/SYT-KHTC chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng, kê khai, công khai giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Trong đó nhấn mạnh các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều bệnh nhân đã sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu với chất lượng cao ở trong nước và không phải ra nước ngoài điều trị. (Tiền phong, trang 6; An ninh Thủ đô, trang 2; Hà Nội mới, trang 5).

 

Tối 11/4 thêm 1 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh

Tối 11/4/ Bộ Y tế cho biết trong ngày ghi nhận 1 ca mắc mới (BN2693) COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang.

Cụ thể:

Bệnh nhân 2693 (BN2693): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Ngày 08/4/2021, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 10/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã qua 57 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.938.

Bộ Y tế cho biết có thêm 211 người được tiêm vắc xin COVID-19 nâng tổng số người được tiêm lên 58.248 người tại 19 tỉnh/thành, đạt 68%. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Chi tiết 211 người được tiêm tại 3 tỉnh/TP trong ngày 10/4 như sau: 1) Hải Phòng: 83 người 2) Bắc Ninh: 60 người 3) TP. Hồ Chí Minh : 68 người. (Tiền phong, trang 6; Hà Nội mới, trang 7).

 

Thiếu thuốc điều trị ung thư máu

Gần 2 tháng nay, nhà thuốc các bệnh viện cả nước đều không còn thuốc Hydrea 500mg - thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư máu.

Bà L.T.N., 56 tuổi, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ bà mắc bệnh tiểu cầu nguyên phát (một dạng ung thư máu) 14 năm nay. Ngay từ khi được phát hiện bệnh, bác sĩ điều trị đã cho bà biết cả cuộc đời bà sẽ gắn bó với thuốc Hydrea 500mg (nhiều nơi sản xuất nhưng bà thường sử dụng loại do một công ty Hàn Quốc sản xuất). 

Bà N. thường mua thuốc này tại nhà thuốc bệnh viện, nhưng hơn 1 tháng nay bệnh viện không còn thuốc, bà nhờ người quen ở TP.HCM tìm mua thuốc tương tự với giá 2 triệu đồng/hộp 100 viên (thuốc do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất), tuy nhiên đến giờ thuốc vẫn chưa về.

"Suốt 10 ngày nay tôi không có thuốc uống, những triệu chứng tôi gặp khi khởi phát bệnh hơn 10 năm trước giờ quay trở lại. Hiếm nên giá thuốc tăng cao" - bà N. cho biết.

Đáng chú ý là trong khi các nhà thuốc bệnh viện hết thuốc, nhưng khảo sát của phóng viên cho thấy một số nhà thuốc lớn ở TP.HCM như nhà thuốc M.C, N.T (quận 3), nhà thuốc M.A (quận Gò Vấp)... vẫn có Hydrea 500mg của Hàn Quốc, của Pháp với giá 650.000-700.000 đồng/hộp 20 viên, tính ra 32.000-35.000 đồng/viên.

Loại thuốc tương tự do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trước đây giá chỉ 900.000-1.000.000 đồng/hộp 100 viên, nhưng hiện đã tăng gấp đôi. Chị N.T.M., 43 tuổi ở TP.HCM, cho biết chị thường mua thuốc cho người nhà, nhưng lần này đặt 4 ngày vẫn chưa có thuốc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Bệnh viện Truyền máu và huyết học TP.HCM cho biết thuốc Hydrea do Hàn Quốc sản xuất, được cung cấp chính thống trong bệnh viện đã hết hàng từ gần 2 tháng nay. 

Ông Đỗ Văn Dũng, trưởng phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM, cho biết ở TP.HCM thuốc này chủ yếu sử dụng tại Bệnh viện Truyền máu và huyết học, do dịch COVID-19 nên đường đi về của thuốc có chậm trễ, theo kế hoạch, đến 13-4 có thể có thuốc trở lại.

"Bệnh nhân thiếu thuốc gọi đến đường dây nóng khá nhiều, nhưng các nhà cung cấp liên tục gửi công văn đến báo là chưa có hàng, chúng tôi cũng rất nóng ruột. Một, hai tuần trước, chúng tôi đã có công văn gửi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế danh sách 62 thuốc đang bị thiếu, trong đó có Hydrea 500mg" - ông Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương, nói.

Viện này cũng đã có giải pháp chuyển sang điều trị bằng truyền thuốc. Thông thường sử dụng thuốc uống như Hydrea 500mg thì bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, nhưng khi truyền thì bệnh nhân phải vào viện.

Đại diện Cục Quản lý dược cho biết để cải cách hành chính, cục đã duy trì số đăng ký 1 năm cho các thuốc hết hạn visa, đến nay có 4.000 thuốc áp dụng hình thức duy trì này. 

Theo vị này, hôm nay 12-4 sẽ có thông báo chính thức về nguồn thuốc Hydrea 500mg và sẽ kiểm tra ngay nguồn thuốc thay thế cho các thuốc đang thiếu hàng. (Tuổi trẻ, trang 14).

 

Dồn sức để vắc xin sớm ra mắt

Trong hơn 600 người tình nguyện tiêm ngừa cả 2 giai đoạn (giai đoạn 1 và 2) không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, có 10% gặp các phản ứng nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm.

Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y vừa hoàn tất tiêm mũi 2 vắc xin Nano Covax cho 278 người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 tại đây. Cùng thời điểm này, có khoảng 280 người cũng hoàn tất tiêm mũi 2 tại Bến Lức, Long An.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục lấy máu những người tham gia cuối cùng của giai đoạn 2 để đánh giá hiệu quả 1 tuần sau tiêm, chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả giai đoạn 2 và bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng, dự kiến từ 5-5 tới.

Đẩy nhanh tiến độ

PGS.TS Chử Văn Mến, giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học - Học viện Quân y, cho biết tổng số tình nguyện viên tham gia tiêm đủ 2 mũi Nano Covax giai đoạn 2 tại Hà Nội và Long An, trong đó Học viện Quân y tiêm 278 người, Viện Pasteur TP.HCM tiêm 276 người.

Thời điểm này, nhóm nghiên cứu đang bận rộn để lấy mẫu máu so sánh hiệu quả sinh kháng thể và các chỉ số có liên quan ở thời điểm trước tiêm, ngày thứ 28 khi tiêm xong 2 mũi và ngày thứ 35, tức là 1 tuần sau tiêm mũi vắcxin thứ 2.

"Chúng tôi đang đợi đến 14-4 lấy mẫu máu ngày thứ 35 của nhóm được tiêm cuối cùng, sau đó sẽ có 10 ngày phân tích dữ liệu và hoàn thiện báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, đề cương nghiên cứu giai đoạn 3 gửi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh, Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng sẽ dành một thời gian để xem xét báo cáo và đề cương, dự kiến 5-5 chúng tôi có thể bắt đầu những mũi tiêm đầu tiên của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3" - thành viên nhóm nghiên cứu vắc xin Nano Covax chia sẻ.

Có thể nói chưa bao giờ có một vắcxin nội được phát triển nhanh như Nano Covax. Cho đến nay mới là 1 năm từ khi nhóm nghiên cứu phát triển vắcxin bắt tay vào dự án, ngày 10-12-2020 bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người; 26-2-2021 bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 5-5 tới dự kiến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Ở giai đoạn 3 của nghiên cứu, như dự kiến ban đầu là sẽ tiêm diện rộng trên 10.000 người và sẽ có 3 đơn vị tham gia thử nghiệm lâm sàng (giai đoạn 1 có 1 đơn vị tham gia, giai đoạn 2 là 2 đơn vị). 

Riêng tại Học viện Quân y - đơn vị tham gia cả 3 giai đoạn thử nghiệm, đã có 1.000 người đăng ký ở giai đoạn 2 nhưng chưa được tiêm ngừa sẽ được chuyển tiếp sang tiêm giai đoạn 3. Về tuổi người được tiêm thử nghiệm, ở giai đoạn 1 là 18-59 tuổi, giai đoạn 2 mở rộng tiêm cả cho lứa tuổi trên 70 và đều không gặp phản ứng nặng sau tiêm, cho thấy độ an toàn của vắc xin rất cao.

So với các kế hoạch trước đây, tiến độ phát triển vắc xin ngừa COVID-19 nội đã được đẩy nhanh hơn. Theo đó, Bộ Y tế đặt mục tiêu đầu năm 2022 sẽ có vắc xin ngừa COVID-19 nội đầu tiên được ra mắt, gần đây tiến độ này được đẩy nhanh hơn 3 tháng, dự kiến tháng 8-2021 sẽ cho đăng ký lưu hành vắc xin ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Ông Dương Hữu Thái, viện trưởng Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế Nha Trang, cũng cho biết có thể đến cuối năm 2021 vắc xin Covivac - vắcxin ngừa COVID-19 nội có tiến độ hoàn thành dự kiến nhanh thứ 2 trong 3 vắc xin nội tiềm năng nhất - cũng sẽ được nộp hồ sơ đăng ký lưu hành.

Tháng 5 nộp hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin ngừa COVID-19 nội địa

Những kết quả đáng khích lệ của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin ngừa COVID-19 nội địa đang khiến các tác giả tạo ra vắc xin này hết sức vui mừng. Trong số những người tham gia thử nghiệm giai đoạn này có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Phạm Công Tạc. 

Ông Đam cho biết sau mũi tiêm thứ nhất ông chỉ gặp phản ứng rất nhẹ, chỉ hơi choáng váng đầu một chút, không bị sốt. Sau mũi tiêm thứ 2 phản ứng có rõ hơn, ông bị sốt nhưng 2 ngày sau là hết.

Đây là phản ứng gặp ở 10% người được tiêm ở 2 giai đoạn 1 và 2 thử nghiệm lâm sàng. Chị Nguyễn Nữ Minh Yến, 48 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, là 1 trong 60 người tiêm vắc xin ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (chị Yến tiêm loại liều 50 mcg), cho biết chị không gặp bất kỳ phản ứng nào sau tiêm.

Trả lời Tuổi Trẻ ngày 11-4, đại diện nhà sản xuất Nano Covax cho biết đang chờ đợi các kết quả chính thức từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, nhằm hoàn thành báo cáo lâm sàng trong hồ sơ đề nghị đăng ký lưu hành vắc xin này diện khẩn cấp. Vị này cho biết từ cuối năm 2020, nhà sản xuất Nano Covax đã triển khai nghiên cứu nhanh chóng để sớm được lưu hành vắc xin này phục vụ tiêm chủng. 

"Chúng tôi dự kiến tháng 5 này sẽ đệ trình hồ sơ đăng ký lên Bộ Y tế và các cấp có thẩm quyền" - đại diện nhà sản xuất chia sẻ.

Hiện công suất vắc xin Nano Covax là 5 triệu liều/tháng. Tháng 9 tới, khi thiết bị về thêm, công suất vắcxin có thể tăng lên gấp đôi hoặc gấp 3. Về giá vắc xin, nhà sản xuất cho biết sẽ mời cơ quan kiểm toán vào xem xét.

Cuối năm 2020, vắc xin này từng được dự kiến có giá 120.000 đồng/liều (mỗi người tiêm 2 liều), nhưng theo nhà sản xuất, hiện các chi phí cấu thành nên sản phẩm đều đã tăng giá do nhu cầu toàn thế giới tăng cao, nên giá thành vắc xin có thể có thay đổi. (Tuổi trẻ, trang 14).

 

Dịch COVID-19: Dự kiến 3 nhóm đối tượng thực hiện "hộ chiếu vắc xin"

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 9/4, Bộ Y tế đã đưa ra 3 đề xuất về phương án triển khai “hộ chiếu vắc xin” bao gồm nhóm đối tượng áp dụng, phương án giám sát, cách ly, theo dõi y tế…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã nghe báo cáo của Bộ Y tế, thảo luận về tình hình dịch bệnh thế giới và trong nước, các giải pháp căn cơ phòng chống dịch bệnh trong nước bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian để mở cửa, phát triển kinh tế.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết thế giới ghi nhận hơn 134 triệu ca mắc, trong đó trên 2,91 triệu ca tử vong. Ngày 7/4, thế giới có 108 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca mắc mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.

Tính đến ngày 7/4, có 13 vắc xin được phê duyệt sử dụng ở một hoặc một số quốc gia và vùng lãnh thổ/EMA cấp phép; có 272 loại vắc xin đang triển khai nghiên cứu.

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn đã trình bày đề xuất của Bộ Y tế về phương án triển khai “hộ chiếu vắc xin” bao gồm nhóm đối tượng áp dụng, phương án giám sát, cách ly, theo dõi y tế…

Tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp phòng chống dịch 

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định mặc dù có vắc xin, nhưng mấy ngày gần đây, trên thế giới đều ghi nhận hơn nửa triệu ca nhiễm mới, hơn 10.000 người tử vong mỗi ngày. Chúng ta phải tiếp tục tinh thần cảnh giác thật cao, đặc biệt qua đợt dịch thứ ba tâm lý trong xã hội nếu không siết lại sẽ lơi lỏng.

Vì vậy, ở trong nước vẫn phải thực hiện thật nghiêm các giải pháp phòng dịch bệnh. Từng người dân tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế, trường học, cơ sở lưu trú, nhà máy, chợ, siêu thị, cơ sở lưu trú, bến xe… phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá định kỳ, cập nhật thông tin lên Bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).

“Mặc dù quán triệt rất nhiều nhưng ngoài một số địa phương làm tốt thì cơ bản chưa ý thức hết, chưa làm tốt. Tới đây Ban Chỉ đạo phải trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc”- Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Chúng ta tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới, tiến hành các biện pháp quản lý, đồng thời kết hợp phân bổ, ưu tiên tiêm vắc xin cho khu vực này.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong nước phải mở cửa cho kinh tế, du lịch phát triển, do đó, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh thì dứt khoát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch khi có sự kiện tập trung đông người. 

“Chúng ta không thể coi như lúc bình thường mà chủ quan, vì nếu có mầm bệnh lây lan ở những sự kiện đông người thì rất nguy hiểm”-  Phó Thủ tướng nêu rõ.

Tranh thủ tối đa công nghệ, lập “lưới” xét nghiệm sàng lọc

Về vấn đề vắc xin, Ban Chỉ đạo yêu cầu đối với những lô vắc xin đã nhập về, Bộ Y tế tổ chức tiêm theo đúng đối tượng, theo dõi chặt chẽ, bảo đảm an toàn, không ồ ạt, vội vã nhưng phải khẩn trương. Bộ Y tế phải tổ chức, theo dõi, chỉ đạo rất sát. Cùng với đó, Bộ Y tế báo cáo sớm Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ tình hình cụ thể đàm phán, tiến độ dự kiến các loại vắc xin nhập về Việt Nam, đặc biệt là vắc xin mua.

Tình hình tiếp xúc với các nguồn vắc xin mới. Dự kiến nguồn vắc xin trong nước nếu điều kiện thuận lợi, hoặc không thuận lợi. Từ đó có phương án sát thực tế về tiến độ tiêm vắc xin trong nước, làm cơ sở cho lộ trình thực hiện mở cửa, thực hiện “hộ chiếu vắc xin”.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế rà soát, rút kinh nghiệm, xem xét đầy đủ các loại sinh phẩm xét nghiệm, công nghệ xét nghiệm để có chiến lược xét nghiệm phù hợp với từng tình huống dịch bệnh cụ thể.

“Tinh thần là chúng ta tranh thủ tối đa công nghệ xét nghiệm mới, có các giải pháp tổng hợp để lập “lưới” sàng lọc tốt nhất, khi có mầm bệnh ở đâu là tập trung triển khai nhanh nhất, không được để bị động như trong đợt dịch vừa qua”- Phó Thủ tướng nói.

Bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian quý giá, cơ hội để phục vụ phát triển kinh tế.

Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin cho biết đã thực hiện đúng cam kết hoàn thành hệ thống hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, hoàn toàn thích ứng với quốc tế để chuẩn bị triển khai “hộ chiếu vắc xin”.

Ban Chỉ đạo thống nhất tinh thần “mục tiêu kép” tranh thủ thời gian, bằng các giải pháp tổng lực để giữ an toàn nhưng đồng thời mở cửa và phát triển được.

Đây là cuộc chạy đua thời gian, chúng ta vừa dùng giải pháp tiêm vắc xin trong nước, đồng thời kết hợp với các nước phân theo nhóm nước, nhóm đối tượng để có phương án cách ly, xét nghiệm, giám sát phù hợp, bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian quý giá, cơ hội để phục vụ phát triển kinh tế.

Cụ thể, nhóm đối tượng thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, trong điều kiện đã tiêm vaccine thì về nước. Bộ Y tế cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể những người về từ nước nào thì có biện pháp cách ly, theo dõi y tế phù hợp, ở mức cần thiết, theo hướng an toàn. Trong đó cần tính đến cả những doanh nhân Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

Nhóm đối tượng thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh, tuỳ từng nước, điều kiện, đã tiêm loại vắc xin nào thì sẽ phải quy định cụ thể về thời gian xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế.

Đối với nhóm đối tượng thứ ba là khách du lịch quốc tế, Bộ Y tế phối hợp với Bộ VHTTDL trình Ban Chỉ đạo phương án cụ thể lộ trình mở cửa du lịch. Hướng ban đầu là du khách từ các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, đã triển khai tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng và nơi đến là những khu du lịch, nghỉ dưỡng quản lý, kiểm soát được người vào đã an toàn, có quy định kiểm soát đi lại, tiếp xúc trong nước.

Lấy ví dụ giải pháp nhắn tin cảnh báo dịch bệnh, kết nối điều trị, khai báo y tế bắt buộc điện tử, truy vết theo dấu ca bệnh… Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT rà soát lại các giải pháp công nghệ phục vụ phòng chống dịch bệnh thiết thực, loại bỏ những gì không có tác dụng thực sự, không chạy theo số lượng.

“An toàn nhưng tranh thủ từng giờ từng phút để phát triển kinh tế. Bộ Y tế phải chuẩn bị những bước đi, giải pháp ứng phó dịch bệnh tốt nhất trong thời gian tới, trong đó nêu ra những việc cần phải làm rất cụ thể”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Nghệ An cần nỗ lực để xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng ngày 11/4, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã đến dự Lễ đón nhận Quyết định của BYT công nhận BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh khu vực Bắc Trung Bộ ...  (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang