Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Đột quỵ - có thể điều trị nếu cấp cứu kịp thời và đúng cách

  • |
T5g.org.vn - Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả của bệnh đột quỵ làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.

Theo Tổ chức Đột quỵ Châu Âu, cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể được cứu sống lại phải chết hoặc tàn phế vĩnh viễn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra tại nước ta vượt qua nhiều những bệnh lý hiểm nghèo khác như ung thư, bệnh lý tim mạch, tai nạn giao thông. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do người nhà bệnh nhân không nhận biết được triệu chứng, hoặc khi biết triệu chứng thì đưa nạn nhân đến không đúng cơ sở y tế có đơn vị cấp cứu đột quỵ hoặc đưa nạn nhân đến quá muộn.

Trên thực tế, để có thể cứu chữa bệnh nhân đột quỵ tốt nhất, chúng ta cần: chẩn đoán đột quỵ đúng và sớm, tìm được bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ, có được phương tiện vận chuyển bệnh nhân đột quỵ đúng cách và báo trước cho bệnh viện để chuẩn bị đón bệnh nhân.

Hiện nay, quan trọng nhất trong cấp cứu người đột quỵ là công tác giáo dục truyền thông sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Giúp cho người dân biết các dấu hiệu phát hiện sớm của đột quỵ, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ, biết được các bệnh viện có đơn vị cấp cứu đột quỵ, đưa người bệnh đến bệnh viện bằng các phương tiện vận chuyển bệnh nhân đúng cách, hạn chế tình trạng chở bệnh nhân trên các phương tiện tự có.

Chương trình Angles (Acute network striving for excellent in stroke) được triển khai tại Việt Nam từ tháng 4/2017

Vì vậy, đối với căn bệnh đột quỵ vấn đề quan trọng là việc xây dựng và phát triển mạng lưới đột quỵ, mạng lưới cấp cứu ngoại viện và các chương trình tuyên truyền cho cộng đồng. Chương trình Angels - Initiative (Acute Network Striving for  Excellence in Stroke) là chương trình mang tính toàn cầu được thực hiện lần đầu tiên tại châu Âu vào năm 2015. Năm 2017, bắt đầu triển khai tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chương trình được cố vấn bởi hội đột quỵ châu Âu và hội đột quỵ thế giới. Tại TP.HCM, chương trình được sự phối hợp thực hiện của Hội Đột quỵ TP.HCM.

Chương trình Angels là một dự án về bệnh đột quỵ, nhằm nâng cao chất lượng điều trị đột quỵ bằng cách hỗ trợ các bệnh viện trong việc thành lập đơn vị đột quỵ và tối ưu hóa chất lượng điều trị đột quỵ tại các đơn vị hiện có. Cụ thể thông qua các hoạt động: cung cấp các protocol, checklist, các khóa huấn luyện cho đội ngũ nhân viên y tế, các công cụ như túi cấp cứu đột quỵ và các chương trình cộng đồng để giúp bệnh nhân được điều trị càng sớm càng tốt, tận dụng thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân, giảm di chứng tàn phế sau đột quỵ.

Nếu cách nay nhiều năm trên cả nước chỉ có vài bệnh viện có thể thực hiện việc điều trị đột quỵ, thì hiện nay cả nước đã có khoảng 40 cơ sở y tế có khả năng tiếp nhận cứu chữa được bệnh nhân đột quỵ. Theo chương trình Angels, mục tiêu đến năm 2021, cả nước sẽ có 100 bệnh viện có đơn vị đột quỵ để người bệnh có thể được tiếp cận với các phương pháp điều trị cần thiết và kịp thời.

BS. Nguyễn Lê Thục Đoan (Trung tâm Truyền thông GDSK TP. Hồ Chí Minh)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang