Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội nghị quốc gia về đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi

  • |
T5g.org.vn - Sáng ngày 14/11/2016, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội nghị quốc gia về đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tới dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia; GS.TS.TTND. Nguyễn Việt Cồ, nguyên Viện trưởng Viện Lao và Bệnh phổi Trung ương; GS. Nguyễn Đình Hường, Chủ tịch Tổ chức các đối tác phòng chống Lao Việt Nam (VSTP); PGS.TS. Bùi Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Phát triển chương trình đào tạo và Tư vấn nhân lực Y tế, Đại học Y Hà Nội; đại diện Ban Giám đốc Bệnh viện; đại diện các bộ, ngành liên quan; đại diện một số tổ chức y tế về chuyên ngành ngành Lao và Bệnh phổi trong nước và nước ngoài.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung cho biết, hiện nay bệnh lao vẫn còn là gánh nặng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 10,2 triệu người mắc lao và có 1,8 triệu người chết do lao. Tại Việt Nam, năm 2015, cả nước đã phát hiện và điều trị cho tổng số 102.655 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị khỏi cao trên 90%.  Tuy nhiên hàng năm, Việt Nam có thêm khoảng 130.000 người mắc lao mới và gần 17.000 người tử vong do lao. Cùng với đó bệnh phổi, bệnh hen phế quản, vấn đề kiểm soát hen ở cộng đồng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi mãn tính, viêm phổi ở người lớn và trẻ em, ung thư phổi là những bệnh rất hay gặp ở Việt Nam. Để thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, phát triển nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Hội nghị quốc gia về đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi sẽ đánh giá thực trạng, định hướng phát triển và tạo đồng thuận trong việc chuẩn hóa các vấn đề cấp thiết cho công tác đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam.

Tại Hội nghị nhiều báo cáo tham luận đã được trình bày như: Tổng quan về chuyên ngành Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam; Mô hình đào tạo Y khoa: Hiện trạng và tương lai; Lựa chọn ưu việt trong kiểm soát đau; Thực trạng đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi 10 trường đại học Y trên toàn quốc; Nhu cầu đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh phổi; Báo cáo thực trạng và định hướng nâng cao năng lực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ cơ sở thuộc chuyên khoa Lao và Bệnh phổi…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao về công tác chống lao của Việt Nam; đặc biệt là sự lồng ghép giữa công tác phòng chống lao và bệnh phổi chính là điểm mạnh của Việt Nam. Hiện Việt Nam là một trong ba nước đi đầu trong chiến lược kết thúc bệnh lao toàn cầu của WHO, vì vậy công tác đào tạo chuyên ngành Lao và Bệnh Phổi rất quan trọng… Tại Hội nghị, Thứ trưởng yêu, các đại biểu cần tập trung thảo luận các vấn đề để tìm các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hành chuyên ngành Lao và Bệnh phổi; định hướng y tế công cộng; xây dựng chuẩn năng lực cho chuyên ngành Lao và Bệnh phổi Việt Nam trong thời gian tới… Thứ trưởng cũng đánh giá cao sáng kiến của Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương về ý tưởng xây dựng một Trường Phổi (mô hình đào tạo chuyên khoa) trong thời gian tới của Bệnh viện. “Đây là một ý tưởng mới nhưng rất cập nhật”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Lê Quang Cường (đứng ngoài cùng bên phải) chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Bệnh viện qua các thời kỳ

Tin, ảnh: Hoàng Hiền

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang