Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer

  • |
T5g.org.vn - Ngày 17/11/2016, tại Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực lão khoa.
Quang cảnh Hội thảo

Theo GS.TS. Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, sa sút chí tuệ và Alzheimer là hội chứng bệnh lý không hiếm gặp ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng lớn và lâu dài về mọi mặt cho người bệnh, gia đình và xã hội, chi phí điều trị khá tốn kém. Ông Thắng nhấn mạnh: ở Việt Nam, khá nhiều người chưa thực sự quan tâm, hiểu biết về bệnh này. Họ cho rằng, đó là những dấu hiệu của tuổi già như đãng trí, run tay... nên chủ quan và không tìm cách phòng chống, điều trị.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số lượng người sa sút trí tuệ trên thế giới tăng gấp đôi mỗi 20 năm. Ước tính năm 2030 sẽ có 74,4 triệu người mắc phải bệnh này trên thế giới, năm 2050 là 131,5 triệu người, trong đó phần đông số người mắc là thuộc các nước đang phát triển.

Bà Christine Palmer, chuyên gia lão khoa đến từ Scotland cho biết, tại Vương Quốc Anh, cứ 3 người già thì có một người bị sa sút trí tuệ và căn bệnh này gây thiệt hại trên 2,6 tỷ bảng mỗi năm. Từ năm 2010, nước Anh đã xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống sa sút trí tuệ một cách có hệ thống với sự tham gia của nhiều ngành liên quan như y tế, hệ thống công tác xã hội, hệ thống phúc lợi để đảm bảo người già có được một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn.

Việt Nam hiện đang trải qua thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, tuy nhiên nước ta cũng đang đứng trước ngưỡng cửa của thời kỳ giao thoa dân số và sẽ sớm bước vào thời kỳ dân số già. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ, thì Việt Nam chỉ mất khoảng 15 năm để chuyển từ giai đoạn dân số trẻ sang giai đoạn dân số già. Nếu trong năm 2010, cứ 11 người Việt Nam có một người cao tuổi, thì đến năm 2030 cứ sáu người Việt Nam sẽ có một người cao tuổi. Nếu tiếp tục như vậy, sau 50 năm nữa, mỗi bốn người Việt Nam sẽ có một người cao tuổi. Hội thảo này sẽ là cơ hội để các chuyên gia lão khoa Việt Nam tích lũy kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, nhất là trong công tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. 

Tin, ảnh: Như Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang