Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo “Kháng kháng sinh: từ nghiên cứu đến hành động”

  • |
T5g.org.vn - Ngày 11/1/2016, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức Hội thảo “Kháng kháng sinh: từ nghiên cứu đến hành động”. Tham gia Hội thảo có đại diện cơ quan Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO); Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)...
PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong phát biểu khai mạc Hội thảo

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu cơ chế lây truyền và xây dựng mô hình giám sát vi khuẩn đa kháng thuốc trong chuỗi thực phẩm tại Việt Nam” (SATREPS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, tình trạng vi khuẩn kháng lại kháng sinh hiện nay là rất đáng báo động. Việc bị kháng kháng sinh làm người bệnh phải đối mặt với tình trang điều trị không hiệu quả do “nhờn” thuốc, làm tăng nguy cơ tử vong. Nguyên nhân kháng kháng sinh bắt nguồn từ việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh, cũng như sử dụng thực phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp tồn đọng dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

Theo ThS. Bùi Thị Mai Hương, khoa Vi sinh vật thực phẩm và Sinh học phân tử, Viện Dinh dưỡng, kết quả của nghiên cứu SATREPS cho thấy, vi khuẩn kháng kháng sinh trong thực phẩm ở Việt Nam đã ở mức báo động, là hệ quả của việc sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát trong cộng đồng và trong lĩnh vực chăn nuôi ở Việt Nam. Ước tính, có hơn 60% người lành mang vi khuẩn kháng kháng sinh và khoảng 50% thực phẩm từ gia súc và thủy sản nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh. Tỉ lệ này tương đương với các nước trong khu vực nhưng cao hơn so với Nhật Bản.

Kiểm tra mức độ ô nhiễm vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm, nhóm nghiên cứu đã lấy 330 mẫu thực phẩm tại các chợ, siêu thị và lò giết mổ tại TP HCM. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy E.coli sinh men ESBL (hủy tác dụng của kháng sinh) được phát hiện trong 150 mẫu, chiếm hơn 45%. Theo thống kê của ngành Y tế, tỷ lệ đa kháng của E.coli tại nước ta khoảng 20-25%, đứng hàng thứ 2 trong số các vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm.

Tại Hội thảo các đại biểu cũng bàn luận, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng, hoàn thiện Hệ thống giám sát Quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; phát triển các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về kháng thuốc; góp ý kiến cho công tác triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ 2013 đến 2020” do Bộ Y tế xây dựng.

Nguyễn Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang