Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hơn 95% đối tượng 16-17 tuổi được tiêm vắc xin Sởi – Rubella (MR) trong toàn thành phố Bắc Kạn

  • |
T5g.org.vn - Trong đợt tiêm vắc xin Sởi – Rubella vừa qua, Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn đã tổ chức tiêm cho 1.259 đối tượng, đạt hơn 95% so với tổng số đối tượng trong diện chỉ định, đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
Cán bộ tiêm Sởi - Rubella cho học sinh tại trường THPT Bắc Kạn

Để đạt được mục tiêu đề ra, Trung tâm Y tế thành phố xây dựng kế hoạch rất cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, Trạm Y tế, chuẩn bị tốt về vắc xin, dụng cụ y tế khác; đồng thời tích cực chủ động phối hợp với ngành Giáo dục, các Trường PTTH trên địa bàn tỉnh, UBND các xã, phường rà soát, thống kê đối tượng, chuẩn bị các điểm tiêm theo đúng quy trình.

Qua rà soát, thống kê của các Trường PTTH và xã, phường, trên địa bàn thành phố có 1.328 đối tượng trong diện tiêm: Đối tượng trường học là học sinh đang học lớp 11,12 (bao gồm trường Trung học phổ thông Bắc Kạn, trường PT Dân tộc nội trú, trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trương PT chuyên Bắc Kạn) và các đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng.

Toàn thành phố được tổ chức thành 13 điểm tiêm gồm 8 điểm ở Trạm Y tế và 05 điểm tại các trường PTTH. Đợt tiêm chủng bắt đầu từ ngày 10/4/2016 đến ngày 22/4/2016 có 1259 đối tượng được tiêm, 69 đối tượng chưa được tiêm do bị ốm, một số vắng mặt và thuộc diện hoãn tiêm; không xảy ra các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Qua đánh giá, các điểm tiêm được bố trí hợp lý với chu trình khép kín: Phòng khám sàng lọc - Phòng tiêm- Phòng theo dõi sau tiêm được bố trí tách biệt để trong quá trình thực hiện tiêm không xảy ra trường hợp sợ hãi lan truyền, tránh để các em trực tiếp nhìn thấy việc tiêm, tạo môi trường thân thiện để làm giảm tâm lý căng thẳng, lo sợ khi tiêm; các thầy cô tư vấn, động viên để học sinh yên tâm, tránh sợ hãi quá mức.

Sởi và Rubella là những bệnh truyền nhiêm cấp tính do virut Sởi và vỉut Rubella gây nên. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ và có thể gây tử vong. Đặc biệt là với những học sinh nữ cấp 3 vì các em sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ. Khi mang thai, phụ nữ bị Sởi-Rubella rất nguy hiểm, nếu người mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng Rubella bẩm sinh: các dị tật ở tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, xương thuỷ tinh…

Trong năm 2014 với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu Vắc xin và Tiêm chủng (GaVi), chiến dịch tiêm Vắc xin Sởi - Rubella được triển khai thành công trên toàn quốc cho đối tượng trẻ em 1 - 14 tuổi. Tại tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ trẻ được tiêm đạt 98,4%, không có tai biến nặng sau tiêm. Sau chiến dịch, năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh số ca bệnh sốt phát ban nghi Sởi - Rubella phát hiện là 05 ca, trong đó có 01 ca dương tính với Sởi, giảm đáng kể so với năm 2014 (phát hiện là 92 ca, trong đó có 15 ca dương tính với Sởi giảm 93,3%). Riêng thành phố Bắc Kạn, tỷ lệ trẻ được tiêm trong chiến dịch đạt 98%, không có tai biến nặng sau tiêm, số ca mắc Sởi sau chiến dịch năm 2015 là 01 ca giảm so với năm 2014 (03 ca giảm 66,7%). Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh nói chung cũng như Thành phố Bắc Kạn nói riêng đang triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho đối tượng trẻ em đủ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên hằng tháng.

Để chủ động khống chế bền vững bệnh Sởi và Rubella thông qua việc cắt đứt nguồn lây bệnh, giảm số mắc, tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, góp phần làm giảm gánh nặng do bệnh gây nên. Trong thời gian tới, trung tâm y tế thành phố Bắc Kạn tiếp tục lập danh sách các đối tượng hoãn tiêm và tiêm sót tại các điểm tiêm để tiến hành tiêm vét tại các Trạm Y tế để đảm bảo mọi đối tượng đủ điều kiện chỉ định tiêm đều được tiêm đầy đủ.

Hoàng Thắm
Trung tâm TTGDSK tỉnh Bắc Kạn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang