Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng

  • |
T5g.org.vn - Ký sinh trùng đơn bào:

Là các sinh vật sống mà cơ thể chỉ gồm một tế bào như: Amip, Entamobela hystolytica,... Biểu hiện ngộ độc xuất hiện khoảng 4 giờ sau khi ăn thức ăn hay nước uống có nhiễm ký sinh trùng. Tuỳ từng loại mà có biểu hiện khác nhau, thông thường hay gặp triệu chứng: đau bụng từng cơn, mót rặn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều máu - nước, người mệt mỏi ... Bệnh dễ chuyển sang mãn tính với các biến chứng nặng nề ở ruột như chảy máu, u ruột, polip đại tràng, sa niêm mạc trực tràng, viêm phúc mạc do thủng ruột, viêm gan do amip và áp xe các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Phòng bệnh

- Thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử khuẩn

- Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện.

- Quản lý phân và xử lý phân thật tốt.

- Bảo vệ nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm

- Diệt côn trùng mang mầm bệnh như: ruồi, gián...

- Phát hiện và điều trị những người nhiễm ký sinh trùng, nhất là những người có liên quan đến vấn đề ăn uống, chế biến thực phẩm.

Ký sinh trùng đa bào:

Ký sinh trùng đa bào được chia thành hai nhóm: nhóm giun và nhóm sán. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc giun, sán (đặc biệt là trẻ em):

1 Nhiễm giun

- Giun sống trong ruột non của người, hút máu và các chất dinh dưỡng gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng trường diễn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu mãn tính và thiếu vi chất ở người.

- Hậu quả nhiễm giun có thể gặp như: tắc ruột, giun chui ống mật hay viêm màng não do ấu trùng giun đũa; viêm loét hành tá tràng do giun móc; phù voi, đái ra dưỡng chấp do giun chỉ; sốt đau cơ phù nề, teo cơ, cứng khớp và có thể tử vong do nhiễm giun xoắn

2. Nhiễm sán

- Sán trưởng thành thường sống trong ruột non của người, một số sán hay ấu trùng sán sống trong các phủ tạng của cơ thể hay trong các tổ chức cơ như: bệnh sán lá gan, sán lá phổi; bệnh ấu trùng sán lợn trong não hay trong tổ chức cơ.

- Hậu quả nhiễm sán có thể biểu hiện mức độ khác nhau tuỳ theo vị trí có sán.

+ Sán trong ruột thường gây: rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy, táo bón

thất thường, gầy sút, phù nề... có thể tử vong do suy kiệt.

+ Sán ở gan: Đau hạ s­ờn phải âm 1 hoặc dữ dội, vàng da, nước tiểu vàng sẫm...

+ Sán ở phổi: Ho ra đờm có máu, đau ngực...

+ Sán ở não: Đau đầu và có những cơn động kinh...

- Nguyên nhân thường do ăn các thức ăn: ốc, tôm, cua, cá, ếch, nhái, thịt lợn, thịt bò nhiễm bệnh, chưa nấu chín hay ăn sống các loại rau hoa quả bón bằng phân chưa được rửa sạch.

Phòng bệnh:

Bệnh giun sán là một bệnh mang tính xã hội, liên quan tới thói quen ăn uống thiếu vệ sinh và điều kiện môi trường bị ô nhiễm, do đó việc phòng chống bệnh là công việc của mọi người. Hiện nay có nhiều loại thuốc diệt giun sán có hiệu quả cao, ít độc, nhưng chủ động phòng bệnh giun sán là điều cần thiết cho mỗi cá nhân.

Đối vòi trẻ em:

Giáo dục thói quen vệ sinh tốt, không ngậm mút tay, ăn các vật rơi dưới đất, vệ sinh các nhân và tập thể tại gia đình, vườn trẻ lớp mẫu giáo, không để cho trẻ em mặc quần áo hở đít, cắt ngắn ;móng tay, tập thói quen rửa tay cho trẻ em trước khi ăn uống . . .

Mọi người nói chung:

- Không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín. Rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.

- Không sử dụng nước, không tắm ở những ao hồ có súc vật xuống tắm.

- Giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn

- Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, nhà vệ sinh có cửa), không dùng phân tưới bón cây cối, hoa quả.

. Không thả rông súc vật.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang