Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tình hình bệnh tay chân miệng trên toàn quốc và các biện pháp phòng chống dịch

  • |
T5g.org.vn - Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, đến ngày 29/9/2011, bệnh tay - chân - miệng (TCM) được ghi nhận tại Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Một số nước có số mắc tăng cao so với năm trước là Nhật Bản (số mắc tích lũy đến tháng 9/2011 là 290.227 ca, cao gấp 2,1 lần so với số mắc cả năm 2010) và Hàn Quốc (cao gấp 2,3 lần so với năm 2010).

Theo báo cáo của các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, trong tuần 41 (từ ngày 06-12/10/2011), cả nước ghi nhận 2.857 trường hợp mắc mới TCM tại 51 địa phương (bổ sung thêm 2.303 trường hợp mắc từ tuần 38-40 tại 50 tỉnh, thành phố); trong đó có 4 trường hợp tử vong tại 4 tỉnh là Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng và Hậu Giang (bổ sung thêm 2 trường hợp tử vong từ tuần thứ 39 tại tỉnh Bình Định và An Giang;  bổ sung thêm 5 trường hợp tử vong từ tuần thứ 40 tại Hà Nội, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau). Trong tuần có 15 địa phương có số mắc TCM cao (trên 100 trường hợp) là: TP.Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Hòa Bình, An Giang, Khánh Hòa và Thanh Hóa.

Tích lũy từ đầu năm đến ngày 12/10/2011, cả nước đã ghi nhận 71.472 trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 địa phương, trong đó có 130 trường hợp tử vong tại 26 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc và tử vong do bệnh TCM tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm 67,8% số mắc và 89,2% số tử vong của cả nước. Tuy nhiên, số mắc tại 3 tỉnh miền Bắc trong 7 tuần gần đây có chiều hướng gia tăng, với số mắc gấp 2,8 lần số mắc tích lũy của 34 tuần trước đó. Các trường hợp tử vong xảy ra chủ yếu ở trẻ nam (69%), dưới 3 tuổi (82%).

Tính đến ngày 12/10/2011, các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur đã ghi nhận 1.465 mẫu xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh TCM (chiếm 77%), trong đó có 872 mẫu dương tính với EV71 (46%) và 593 mẫu dương tính với các vi rút đường ruột khác (31%).

Để chủ động phòng chống bệnh TCM đang có xu hướng gia tăng, Cục Y tế dự phòng đề xuất triển khai một số hoạt động: giám sát việc thực hiện Công điện số 1439/CĐ-TTg và Chỉ thị số 06/CT-BYT; đẩy mạnh hoạt động của các Sở, Ban, Ngành liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền phòng chống bệnh TCM; tăng cường truyền thông phòng chống bệnh TCM; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh TCM của các địa phương; phối hợp hoạt động liên ngành Y tế - Giáo dục phòng chống dịch bệnh TCM; thành lập các đội chống dịch cơ động tại các tuyến để tăng cường triển khai công tác phòng chống bệnh TCM; tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, xử lý ổ dịch và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM theo qui định của Bộ Y tế.

Phương Liên

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang