Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang: Phải có phương án chủ động phòng, chống dịch COVID-19 với cấp độ cao hơn nữa

  • |
T5g.org.vn - Từ ngày 31/7/2021, Tổ công tác của Bộ Y tế tại 3 tỉnh/thành tây nam bộ (Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang) đã triển khai các hoạt động khảo sát đánh giá thực tế để xây dựng Phương án thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang.

Với diễn biến của dịch ngày càng phức tạp, việc nhanh chóng dập dịch, giảm tỷ lệ tử vong với bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các địa phương, sau đây là phỏng vấn nhanh BSCKII. Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thuộc Bộ Y tế, thành viên Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Cần Thơ đánh giá sơ bộ và giải pháp cơ bản về công tác điều trị tại Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang:

BSCKII Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 

Phóng viên: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ, sau khi khảo sát thực tế tại Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang, xin ông cho biết những đánh giá cơ bản tình hình dịch bệnh và công tác điều trị người bệnh COVID-19 tại 3 địa phương trên.

BSCKII. Nguyễn Minh Nghiêm: Trong những ngày vừa qua dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp ở các tỉnh thành phía Nam. Các tỉnh Miền Tây Nam bộ số ca nhiễm liên tục tăng lên. Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi thực tế ba tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang. Tại các tỉnh này đều phát hiện những ca F0 ngoài cộng đồng, trong đợt dịch thứ 4 này với chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng cao trong thời gian tới. Ngành Y tế và lãnh đạo các tỉnh phải có phương án và kế hoạch chủ động phòng, chống dịch với cấp độ cao hơn nữa.

Phóng viên: Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, số ca nhiễm mỗi ngày mỗi tăng, cuộc chiến chống đại dịch ngày càng cam go, nhiều thách thức. Như vậy, với kịch bản tình hình dịch diễn biến xấu hơn, số ca nhiễm vượt qua năng lực điều trị của các địa phương thì giải pháp và phương án đưa ra là gì để nâng cao năng lực và công suất điều trị tại Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang?

BSCKII. Nguyễn Minh Nghiêm:

Thứ nhất: Các tỉnh/thành đã chủ động có kế hoạch, rà soát lại các cơ sở có thể thu dung, tiếp nhận, theo dõi, điều trị các ca F0 tuỳ mức độ từ không có triệu chứng đến nặng nguy kịch. Thiết lập các bệnh viện dã chiến, sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện huyện, quận để đảm bảo thu dung, cách ly, tách tất cả các ca nhiễm F0 ngoài cộng đồng vào cơ sở theo dõi, chăm sóc và điều trị tập trung. Không bỏ sót, bỏ lọt các ca F0 nào ngoài cộng đồng sẽ là nguồn lây bệnh cho xã hội. Muốn vậy các tỉnh/thành phố phải có kế hoạch chi tiết đảm bảo số giường thu dung lớn hơn số ca nhiễm F0 ngoài cộng đồng. Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang hiện đã làm sớm và đã chủ động vấn đề này.

Thứ hai: Để phù hợp về phân tầng năng lực điều trị. Bộ Y tế đã có Quyết định 3646 ngày 31 tháng 7 năm 2021, hướng dẫn về phân tầng điều trị, gồm 3 tầng: Tầng 1, điều trị cho nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ thấp, bệnh không triệu chứng, bệnh nhẹ, người trẻ, không mắc bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, suy thận... điều trị tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến huyện; tầng 2, dành cho nhóm bệnh có yếu tố nguy cơ trung bình; tầng 3 là nhóm có yếu tố nguy cơ cao và rất cao: người cao tuổi có hoặc không có bệnh nền, phụ nữ có thai, trẻ em... được sắp xếp điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến Trung ương.

Mục đích của phân tầng là làm sao không để bệnh nặng nguy kịch ở tuyến dưới không đủ điều kiện về trang thiết bị y tế, nhân lực, năng lực điều trị gây nguy hiểm và đe doạ tử vong. Ngược lại, các bệnh nhẹ không chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương gây quá tải không cần thiết. Các bệnh viện này chỉ tập trung điều trị bệnh nặng và nguy kịch.

Vấn đề cần quan tâm của các tỉnh là tầng điều trị thứ nhất phải tăng số chỗ thu dung các ca F0 ngoài cộng đồng để đảm bảo đủ hoặc dư số giường thu dung, không để các ca F0 ngoài cộng đồng tránh lây nhiễm lan rộng. Tập trung vào tầng điều trị thứ ba là tầng điều trị bệnh có yếu tố nguy cơ cao và rất cao (bệnh nặng và nguy kịch). Nâng cao năng lực hồi sức tích cực (thở máy, lọc máu, ECMO...) để giảm tỉ lệ tử vong.

Tiền cảnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Phóng viên: Là Bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, xin ông cho biết, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã triển khai các hoạt động gì để hỗ trợ các địa phương và hoạt động chủ yếu của Bệnh viện thời gian tới trong tình huống diễn biến phức tạp hơn của dịch bệnh COVID-19?

BSCKII. Nguyễn Minh Nghiêm: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh viện đã thực hiện rất nhiều kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu để điều trị chăm sóc sức khoẻ cho người dân như: can thiệp mạch vành, phẫu thuật tim, đặt máy tạo nhịp tim, phẫu thuật thần kinh, cột sống, ổ bụng, sản phụ khoa... bên cạnh đó bệnh viện cũng đã chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên khoa sâu cho các bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816 và công tác chỉ đạo tuyến. Trung tâm đào tạo của bệnh viện đã mở nhiều lớp đào tạo cho tuyến dưới như: siêu âm tim và mạch máu, phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi khớp, nội soi can thiệp điều trị các bệnh lý dạ dày, đại tràng... Tiến hành hội chẩn với các bệnh viện tuyến dưới qua hình thức trực tuyến telehealth. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với vai trò là tuyến cuối nhận các bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch cần can thiệp thở máy xâm lấn, lọc máu liên tục, ECMO... của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh viện đang hoàn thiện khu Hồi sức tích cực 200 giường có máy thở để điều trị bệnh nhân COVID-19 nhưng vẫn giữ khoa hồi sức tích cực cũ 30 giường để điều trị cho người dân mắc các bệnh khác nặng cần thở máy mà không phải bệnh COVID-19. Trong tuần này, khu hồi sức tích cực 200 giường sẽ đưa vào sử dụng giai đoạn 1 với 50 giường thở máy và khẩn trương hoàn thiện phần còn lại để đủ 200 giường sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Hà Nga thực hiện

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang