Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 01/5/2017

  • |
T5g.org.vn - Cuộc lột xác của các bệnh viện tuyến quận; Mở rộng đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện; Gia tăng số người bị rắn cắn nhập viện; Những “người mẹ” ngành y; Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho văc xin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam sản xuất;

 

Cuộc lột xác của các bệnh viện tuyến quận

http://plo.vn/thoi-su/cuoc-lot-xac-cua-cac-benh-vien-tuyen-quan-698967.html

Tháng 4-1997 và các năm sau đó, một số quận mới trên địa bàn TP.HCM được thành lập: quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú… Các quận mới này đã có sự phát triển ấn tượng trong lĩnh vực y tế. Năm 2007, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND TP.HCM giám sát hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện (BV) quận 12. Vòng quanh BV, các ĐB chỉ thấy loe hoe vài bệnh nhân. Khi đến khu vực phẫu thuật, nhìn chiếc máy cũ kỹ “trùm mền”, một bác sĩ trong đoàn thốt lên: “Thế này sao phẫu thuật cho người được!”. PV có mặt tại BV này vào buổi sáng mới đây, BV đang phẫu thuật hai xương cẳng chân bị gãy cho bệnh nhân TKT. “Tôi bị tai nạn giao thông ở khu vực quận Gò Vấp. Tôi chọn BV quận 12 vì nơi này lượng bệnh nhân đông, chứng tỏ người bệnh đặt lòng tin vào BV. Phòng mổ cũng có nhiều trang thiết bị hiện đại” - anh T. nói.

BS Lê Sỹ Lý, Phó Giám đốc BV quận 12, cho biết từ tháng 10-2016, BV chính thức phẫu thuật những trường hợp gãy xương phức tạp như trường hợp bệnh nhân TKT nói trên. “Không chỉ vậy, BV còn trang bị cả máy CARM. Với thiết bị này, bệnh nhân gãy xương kín không bị mở vết mổ trong quá trình phẫu thuật nên ít đau và mau lành” - BS Lý nói. Ngoài phòng mổ chuyên chấn thương chỉnh hình, BV quận 12 còn xây dựng cả phòng phẫu thuật tổng quát có thể phẫu thuật các ca sinh sản khó, cứu các ca cấp cứu đang trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. BS Nhan Tô Tài, Giám đốc BV quận 12, cho biết hiện các BV tuyến trên đã thành lập phòng khám vệ tinh tại BV quận 12. Cụ thể là BV Nhân dân 115 điều trị tim mạch, cơ xương khớp, nội tiết. BV Nguyễn Trãi chuyên chữa các bệnh lý liên quan nội tim mạch. Ngoài ra còn có sự tham gia của BV Ung bướu, BV Mắt.

Nói đến BV quận 2, mẹ của bệnh nhân PBT xúc động: “Ơn trời, con tôi tai qua nạn khỏi rồi. Cám ơn các bác sĩ!”. Sáng 27-3, bà được thông báo sức khỏe con mình tiến triển tốt. Trước đó, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng đa chấn thương do tai nạn giao thông. Bệnh nhân hoàn toàn bất tỉnh, mạch và huyết áp không đo được, tràn dịch hai đáy phổi. Nếu chuyển viện thì bệnh nhân sẽ chết do sốc chấn thương. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu, cắt lách, dẫn lưu màng phổi… Theo BS Ngô Văn Quốc, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV này còn điều trị nhiều ca chấn thương sọ não nặng, vốn rất dễ tử vong nếu cấp cứu trễ trong vòng 5-10 phút. BV thực hiện được trên 12.000 danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế, trong đó 30% là các danh mục kỹ thuật loại 1 và đặc biệt, bao gồm thay khớp gối, mổ sọ não, cắt dạ dày qua nội soi... “BV quận 2 là BV tuyến quận thành lập khoa Tim mạch đầu tiên, điều trị những trường hợp nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim các cấp độ… BV còn thực hiện nhiều ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn với sự trợ giúp chuyên môn của TS Phạm Hữu Văn, Phó Chủ tịch Hội Nhịp tim học TP.HCM” - BS Lê Hồng Tuấn, Trưởng khoa Tim mạch BV quận 2, nói.

BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2, cho biết hiện nay BV quận 2 thường xuyên cử bác sĩ tới một số BV quận, huyện TP.HCM và ở các tỉnh Trà Vinh, Đắk Nông để hỗ trợ chuyên môn. PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói: “Nhiều BV quận/huyện đã thực hiện được những kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu như chạy thận nhân tạo, phẫu thuật thần kinh, can thiệp tim mạch, điều trị ung thư… Ngoài ra, các BV cũng triển khai hiệu quả quy trình “báo động đỏ nội viện” và “báo động đỏ liên viện”. Nhiều ca bệnh có nguy cơ tử vong cao đã được các BV quận 2, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, Tân Phú… cứu sống” - ông Thượng nói.

 

Mở rộng đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện

http://thanhnien.vn/suc-khoe/mo-rong-dai-ly-thu-bao-hiem-y-te-tu-nguyen-830747.html

Theo Bảo hiểm xã hội VN, người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có xu hướng tăng trong các tháng gần đây, một phần lý do có thể vì giá dịch vụ y tế sẽ tăng từ ngày 1.6 tới. Theo đó, sẽ có hơn 1.900 dịch vụ y tế tăng giá, trung bình 20 - 30%. Với các trường hợp bệnh nặng, cần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao mức tăng có thể nhiều hơn.

Để đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện hộ gia đình, Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN đã mở rộng các điểm đại lý thu BHYT đến xã, thôn, bản; đào tạo nhân viên đại lý để vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT. “Người tham gia tự kê khai hồ sơ và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai đó, không cần xuất trình bất kỳ hồ sơ liên quan để chứng minh. Thay cho quy định cũ, khi kê khai tham gia BHYT một số trường hợp phải có giấy... ly hôn. BHXH cũng áp dụng chính sách khuyến khích giảm trừ mức đóng cho các thành viên hộ gia đình tham gia BHYT”, ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho biết. (TNO) Những người đang sống và làm việc tại TP.HCM nhưng chưa có hộ khẩu vẫn được mua bảo hiểm y tế tự nguyện giống như những người có hộ khẩu tại TP.HCM nhưng làm nghề tự do.

Cũng theo ông Sơn, nếu một người sống xa nhà, muốn mua BHYT tự nguyện cho cá nhân tại nơi sinh sống vẫn được chấp nhận, chứ không nhất thiết phải kê khai cùng các thành viên khác trong gia đình theo hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp này, người tham gia BHYT kê khai đầy đủ, chính xác thông tin về danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) và không phải xuất trình bất cứ loại hồ sơ nào để chứng minh tình trạng tham gia như sổ hộ khẩu, giấy tạm vắng, giấy xác nhận..., và nộp tiền đóng BHYT theo quy định tại đại lý thu BHXH, BHYT (đại lý thu gồm bưu điện, UBND xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức kinh tế...) hoặc tại cơ quan BHXH địa bàn nơi mình sinh sống. Sau khi BHXH VN hoàn thành cơ sở dữ liệu thì người tham gia chỉ cần cung cấp thông tin như: mã số BHXH, thông tin nhân thân tra cứu và tham gia BHYT.

Liên quan đến các thắc mắc của người dân “làm thế nào để tiếp cận với các đại lý bán BHYT của BHXH VN”, ông Sơn cho hay, các đại lý thu BHXH, BHYT đều phải treo biển hiệu. Điểm thu đặt ở những nơi thuận tiện (tại UBND xã, bưu điện xã…). Các đại lý thu đã được giao trách nhiệm tuyên truyền vận động, chủ động tìm đến người dân vận động, hỗ trợ tối đa để tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT tự nguyện.Từ ngày 1.6, giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh tự chi trả sẽ tăng, nên nhiều người vì không mua bảo hiểm y tế, mà không may lâm bệnh nặng, chi phí chữa trị cao, nguy cơ bỏ điều trị.

Theo BHXH VN, với trường hợp đã tham gia BHYT cần gia hạn thẻ, chỉ cần đến đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH để nộp tiền mua thẻ BHYT. Tối đa không quá 7 ngày kể từ ngày người tham gia nộp đủ tiền đóng theo quy định sẽ được nhận thẻ BHYT. “Qua Báo Thanh Niên, chúng tôi nhận được phản ánh một số trường hợp khi gia hạn thẻ BHYT phải mất cả tháng. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận cụ thể thông tin của người tham gia BHYT để tìm hiểu rõ nguyên nhân, có biện pháp xử lý, khắc phục ngay các vướng mắc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT”, ông Sơn khẳng định.

 

Gia tăng số người bị rắn cắn nhập viện

http://cand.com.vn/y-te/Gia-tang-so-nguoi-bi-ran-can-nhap-vien-439031/

Liên tiếp một tháng qua, ngày nào cũng có người bị rắn cắn vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Cho đến ngày 29-4, vẫn còn 6 trường hợp bị rắn độc cắn đang phải điều trị tại đây, trong đó, có nhiều nạn nhân phải thở máy với nguy cơ tử vong cao.

Nạn nhân bị nặng nhất đang phải thở máy là anh Lý Văn Th. (39 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) bị rắn cặp nia cắn khi đi làm đồng. Sau khi bị rắn cắn, anh đã không đến cơ sở y tế để điều trị mà mãi đến khi bị tức ngực, khó thở mới chịu đi khám. Do đến muộn, chất độc đã ngấm sâu nên đã hơn 1 tháng điều trị tích cực tại Trung tâm Chống độc, anh Th. vẫn chưa qua khỏi cơn nguy kịch khi não bị tổn thương nặng, khả năng sống rất mong manh. Cùng tình trạng rất nặng là anh Lại Văn H. (46 tuổi, ở Đăng Ninh, Nam Định) bị rắn cặp nia cắn, đã điều trị tại Trung tâm Chống độc hơn 1 tháng. Anh H. nhập viện trong tình trạng nặng, chi phí điều trị tốn kém nhưng lại không có bảo hiểm y tế nên nhiều lần, gia đình đã muốn xin về. Song, các bác sĩ thấy khả năng anh H. vẫn còn cơ hội sống nên đã động viên gia đình để anh tiếp tục điều trị. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã khá hơn. Trong số các bệnh nhân bị rắn cắn, đáng lưu ý là có cả người làm nghề bắt rắn như bà Nguyễn Thị Ch. (61 tuổi, ở Bắc Ninh). Đã 20 năm nay bà Ch. bắt rắn nước để bán, nhưng lần này do sơ ý, vả lại cũng không biết là bắt phải rắn độc nên bà đã bị rắn hổ mang chúa cắn vào tay. Cũng như nhiều bệnh nhân khác, chỉ đến khi mệt mỏi và nôn nhiều, tay sưng to, bà Ch. mới chịu đến bệnh viện.

Với kinh nghiệm nhiều năm cấp cứu các nạn nhân bị rắn cắn, Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, thời tiết chuẩn bị vào hè là mùa rắn sinh sôi nên thời gian qua đã có nhiều bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Rắn cắn là một trong những nguyên nhân ngộ độc hàng đầu ở Trung tâm Chống độc, đặc biệt xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, là mùa phát triển của rắn độc.Tại một hội thảo về cấp cứu bệnh nhân bị rắn cắn gần đây đã cho biết ở nước ta, rắn cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Mỗi năm có khoảng 30.000 trường hợp rắn cắn với mức độ nhiễm độc tùy thuộc loại rắn và lượng chất độc vào cơ thể. Cân nặng của trẻ thấp hơn so với người lớn nên trẻ em bị rắn độc cắn thường nặng hơn. 95% trường hợp rắn cắn ở chi, nhất là ở tay. Trẻ thường bị tai nạn rắn cắn vào mùa hè và vết cắn thường ở chi dưới.

Khi bị rắn độc cắn, nếu không xử trí kịp thời sẽ dễ bị tử vong, hoặc đưa đến cơ sở y tế càng chậm thì tiên lượng càng xấu. Thế nhưng, con số của các bệnh viện cho thấy tình hình sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn chưa tốt. Hầu như không có trường hợp nào được bất động, nẹp chi bị rắn cắn, rửa sạch vết thương, băng ép trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Có một số ít trường hợp được sơ cứu nhưng lại không đúng cách, như đắp mật rắn lên vết cắn, đến thầy lang để nặn máu… làm ảnh hưởng xấu đến việc điều trị, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong hoặc di chứng suốt đời.Việc điều trị rắn độc cắn cũng phức tạp, vừa dài ngày vừa tốn kém, tới 300 - 500 triệu đồng/trường hợp. Đây là số tiền rất lớn mà nhiều gia đình lại chưa tham gia BHYT nên việc điều trị càng khó khăn, thậm chí, có trường hợp không đủ chi trả nên gia đình đã phải từ chối điều trị. Theo Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau. Thay vì tự áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, thì sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có điều kiện điều trị, như cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu,Các chuyên gia cũng khuyến cáo khi nạn nhân đã bị rắn độc cắn, không nên cố gắng hút nọc độc của rắn, hay chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; sử dụng thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo vì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh hiệu quả của những biện pháp này.Kinh nghiệm thực tế được các chuyên gia tổng kết là, dù rắn hổ mang có thể chủ động tấn công người nhưng đa phần các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc vô tình hay cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ. Để giảm nguy cơ bị rắn cắn trong khi làm việc, nên tìm hiểu để biết về loại rắn phổ biến trong vùng, đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa. Để phòng rắn cắn, không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất, không nên cho trẻ em chơi gần khu vực thường có rắn như bụi rậm, hay leo trèo cây vì trong các tán lá dễ có rắn lục núp, tấn công. Khi phải làm việc nơi cỏ rậm, nhiều lá khô nên mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày để tránh bị rắn cắn.

 

400 triệu đồng để “đánh” siêu vi khuẩn

http://infonet.vn/400-trieu-dong-de-danh-sieu-vi-khuan-post226523.info

Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, với bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng thuốc thì chi phí điều trị lên tới vài trăm triệu đồng. Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhân N.M.H quê Hà Nội bị mắc siêu vi khuẩn. Bệnh nhân H. có tiền sử tiểu đường và đã thực hiện phẫu thuật ở một vài bệnh viện khác và có thể trong quá trình điều trị đã mắc phải siêu vi khuẩn. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai với tình trạng hôn mê sâu, suy đa tạng mà không rõ nguyên nhân. Dựa vào tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ đã nhanh chóng cách ly và theo hướng điều trị siêu vi khuẩn cùng kết hợp làm kháng sinh đồ. Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân phải cẩn thận đeo gang tay, trang phục của nhân viên y tế cách ly và ra khỏi phòng bệnh phải tiêu huỷ hoàn toàn. Bằng mọi biện pháp cách ly tốt nhất.

Thật may, sau bao nỗ lực cố gắng, cuối cùng xác định được bệnh nhân H mắc phải siêu vi khuẩn đa kháng. Để điều trị được, sau nhiều cuộc hội chẩn bác sĩ quyết định sử dụng kết hợp các loại kháng sinh liều cao với mục tiêu đánh nhanh, đánh trúng vào vi khuẩn. Đến nay, sau hai tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã được cứu sống nhưng chi phí điều trị lên tới 300 – 400 triệu đồng.

Cùng đó, bệnh nhân N.V.H, 40 tuổi, Hưng Yên cũng mắc vi khuẩn siêu đa kháng khi trích một chiếc nhọt ở gần hậu môn. Theo người nhà bệnh nhân H. chích nhọt xong thì bị sốt cao liên tục, ý thức xấu dần và suy hô hấp nên phải vào khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hưng Yên nhưng điều trị không khỏi. Khi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân ở trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, bệnh nhân được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân dần được cải thiện.

Với những bệnh nhân như bệnh nhân H. mắc vi khuẩn siêu kháng thuốc thì chỉ riêng tiền kháng sinh khoảng gần chục triệu đồng/ngày. Cộng thêm chi phí lọc máu và một số khoản khác thì tiền viện phí hết khoảng 20 triệu đồng/ngày.

Theo các bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực, với những bệnh nhân mắc phải vi khuẩn và xuất hiện đa kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh thì chứng tỏ bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại kháng sinh hoặc tiếp xúc với các loại kháng sinh đặc biệt là tình trạng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi như hiện nay.Theo GS Bình số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Nhất là tại các đơn vị chăm sóc tích cực, tình trạng này càng đáng ngại. Đây là nơi tập trung bệnh nhân nặng nhất, qua rất nhiều tuyến điều trị, bị kháng thuốc khiến việc điều trị càng khó khăn. Vì kháng thuốc, vi khuẩn khó bị tiêu diệt, bệnh tật sẽ nặng hơn, chi phí tốn kém hơn…Có 3 mức độ kháng, theo GS Bình nếu đa kháng là tình trạng không nhạy cảm với ít nhất một kháng sinh trong ít nhất là 3 nhóm kháng sinh. Kháng mở rộng là chỉ còn nhạy cảm với một hoặc hai nhóm kháng sinh. Toàn kháng là không nhạy cảm với tất cả các nhóm kháng sinh.Với việc sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay thì nguy cơ không có thuốc chữa chỉ xảy ra trong nay mai là rất có thể.Tại khoa Hồi sức tích cực, qua nghiên cứu của khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn thì có tới 8 % bệnh nhân điều trị ở khoa có nguy cơ nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và trong đó có 40 % (8% mắc) có nguy cơ tử vong và chi phí điều trị trở thành một gánh nặng với gia đình bệnh nhân cũng như xã hội. Các chuyên gia đều khuyến cáo: Cách tốt nhất là sử dụng kháng sinh có trách nhiêm

 

Bảo đảm sức khỏe sinh sản khi mắc bệnh tiểu đường

http://nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/32749302-bao-dam-suc-khoe-sinh-san-khi-mac-benh-tieu-duong.html

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được coi là một trong ba căn bệnh nan y có nguy cơ gây tử vong cao, cùng với bệnh ung thư và HIV/AIDS; gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính đang gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Những người mắc căn bệnh này cũng phải đối mặt cao với nguy cơ vô sinh. Cùng chồng đi khám tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, chị Bích Hạnh (Hải Dương) cho biết, chồng bị tiểu đường tuýp 1 gần sáu năm nay. Chị rất lo lắng vì kết hôn hơn hai năm mà vẫn chưa có con. Cùng cảnh, anh Đức Thắng (Hà Nội) 34 tuổi bị bệnh tiểu đường đã 5 năm, lấy vợ được ba năm vẫn chưa thể có con. Hiện nay, có khá nhiều người bị vô sinh do ảnh hưởng của căn bệnh tiểu đường. Các chuyên gia sinh sản cho rằng, tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều khiến các tế bào sản xuất insulin trong cơ thể bị tổn hại dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, cho dù thai nhi có hình thành, thì khả năng sống sót thấp và tỷ lệ bị dị tật cũng tăng cao, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dân số. Không chỉ nam giới mà phụ nữ mắc bệnh này cũng phải đối diện những nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh sản. Nhiều người có thể bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai (được gọi là tiểu đường thai kỳ) có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ đang mang thai và bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 có nguy cơ cao bị sảy thai. Bên cạnh đó, trẻ có mẹ bị tiểu đường dễ bị chết non hoặc bị suy dinh dưỡng.

Các bác sĩ khuyến cáo, phần lớn những người mắc bệnh đái tháo đường đều có thể có con, nhưng với phụ nữ mắc đái tháo đường đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng thai bị dị tật có thể lên tới 22%. Để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con, trước hết phụ nữ mắc bệnh này cần đến bác sĩ để khám sức khỏe khoảng sáu tháng trước khi mang thai; điều chỉnh và ổn định mức đường trong máu nếu không muốn bị sảy thai, sinh sớm hoặc dị tật thai nhi. Tiểu đường có thể được kiểm soát qua thay đổi lối sống gồm duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần biết các triệu chứng của tiểu đường và kiểm soát tiểu đường. Những người hơn 30 tuổi, thừa cân hoặc béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI - chỉ số đánh giá mức độ gầy béo của một người) ở mức cao hoặc có tiền sử gia đình bị tiểu đường, cách tốt nhất là đi khám và tư vấn trước khi có các triệu chứng hoặc các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, các cặp vợ chồng khi có một trong hai người mắc bệnh tiểu đường muốn có con cần đến bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng sinh sản của mình, có biện pháp để kiểm soát tốt đường huyết, sử dụng thuốc điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

 

Những “người mẹ” ngành y

http://suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-me-nganh-y-n131018.html

Chăm chút, yêu thương bệnh nhi bé bỏng như chính những đứa con của mình, khi nào có thời gian rảnh rỗi lại chạy tới giường để hỏi han, kể chuyện, không những thế họ còn động viên tinh thần những người thân của bệnh nhân để giúp họ vững tin vượt qua cú sốc về tinh thần khi con đau ốm... Ðó là những hình ảnh đẹp về những “người mẹ” ngành y được chúng tôi ghi lại.

16 tháng điều trị với biết bao lần đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, thế nhưng với những cố gắng, nỗ lực của các thầy thuốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và gia đình, bé Phạm Quang Tuấn như có thêm sức mạnh để chống chọi với bệnh tật. Nhập viện khi mới được 3 tháng tuổi với chẩn đoán thoái hóa cơ tủy, bé Phạm Quang Tuấn đã trải qua 16 tháng điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Bé không thể tự thở được mà cần sự hỗ trợ của máy, cũng không thể hoạt động và sinh hoạt như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Hàng ngày bé được chăm sóc toàn diện thực hiện y lệnh thuốc, hút thông đường hô hấp, ăn qua sonde... đã nhiều lần các bác sĩ tập cho bé tự thở nhưng đều không thành công. Các bác sĩ cho biết có những đợt bé bị viêm phổi nặng, suy hô hấp nặng, ngừng tim phải cấp cứu hô hấp ngừng tuần hoàn (bóp bóng, ép tim), dùng thuốc hỗ trợ... dù chỉ nằm một chỗ, thêm vào đó, đã trải qua nhiều lần cấp cứu nhưng cơ thể bé không hề có một chỗ viêm loét hay vết trầy xước nào. Nhìn bé ngủ, da dẻ hồng hào không ai biết bé bị căn bệnh quái ác này. 16 tháng được chăm sóc bé lớn lên từng ngày, tuy bé không hoạt động được nhưng bé biết hàng ngày mẹ bé thương bé thế nào, các thầy thuốc vất vả vì bé ra sao, mà có lúc đôi mắt trong veo của bé ngấn lệ, dõi theo từng cử chỉ mà mẹ và các bác sĩ chăm sóc cho mình. Mẹ bé, chị Dương Thị Đoài kể: “Trông vậy thôi chứ ngoài lúc ngủ, còn thì bé đều biết hết, những lúc thấy bé nhìn mình, nhìn các cô điều dưỡng, bác sĩ, mắt ướt nhẹp mà không nói được gì, lòng tôi cứ thắt lại”.Chăm sóc nhiệt tình và động viên gia đình bệnh nhân với tinh thần trách nhiệm và trái tim thiêng liêng của người thầy thuốc. Cảm động trước sự chăm sóc ân cần, nhiệt tình của các thầy thuốc bệnh viện, thay mặt gia đình bé Tuấn, bà ngoại của bé đã gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất trước toàn thể bệnh viện. Bà chia sẻ: “Vẫn biết tình trạng bệnh của cháu tôi rất nặng, khó chữa, thế nhưng các bác sĩ bệnh viện vẫn từng ngày cùng gia đình chăm sóc cho cháu, lo lắng cho cháu rồi động viên tinh thần gia đình chúng tôi. Bệnh viện giờ đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cháu, bởi từ khi sinh ra, thời gian cháu ở bệnh viện, thời gian tiếp xúc với các bác sĩ còn nhiều hơn ở nhà”. Bà còn nói: “Các thầy thuốc ở đây thương cháu lắm, hàng ngày chăm sóc cho cháu không quản ngày đêm, từng lời nói, cử chỉ ân cần nhẹ nhàng lắm, thỉnh thoảng khi bớt việc lại đến bên giường nắm tay tâm sự với cháu. Tết hay có ngày nào đặc biệt là đều có quà cho cháu, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện cũng quan tâm và đến thăm cháu luôn”.

BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Trưởng khoa Nhi cho biết: “Với cái tâm của người thầy thuốc, chúng tôi đã luôn cố gắng hết mình chăm sóc cho cháu, tuy căn bệnh của cháu thực sự khó khăn không thể tiến triển tốt hơn nhưng bé còn sống được ngày nào là chỗ dựa cho gia đình bé ngày đấy”.

Qua lời chia sẻ cảm động của bà bé Tuấn, TS.BS. Trần Viết Tiệp - Giám đốc bệnh viện gửi lời cảm ơn tới bà bé Tuấn và gia đình bé đã luôn đồng hành cùng đội ngũ thầy thuốc tin tưởng và là nguồn động viên để bệnh viện nỗ lực hết mình vì người bệnh. Đồng thời đối với toàn thể cán bộ viên chức bệnh viện, Giám đốc chia sẻ: “Bệnh viện được xây dựng là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Bằng năng lực chuyên môn cũng như y đức, các thầy thuốc bệnh viện cần phấn đấu nâng cao chất lượng điều trị, xây dựng bệnh viện ngày một phát triển để xứng đáng với sự tin tưởng của người bệnh dành cho bệnh viện trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Được biết, đây không phải là lần đầu bệnh viện tiếp nhận và chăm sóc cho trường hợp như vậy. Hơn 2 năm nay, Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện cũng đã và đang chăm sóc cho bé Đặng Ương Nhi bị bại não do vàng da nhân sau sinh. Hiện nay, đội ngũ thầy thuốc Khoa Nhi, Khoa Hồi sức tích cực nói riêng và thầy thuốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí nói chung luôn cố gắng nỗ lực hết mình nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hoàn thiện hơn nữa kỹ năng chăm sóc để cứu được nhiều sự sống hơn nữa.

Những câu chuyện cảm động về sự tận tâm của nhân viên y tế với người bệnh còn được viết tiếp ở Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh khi các nhân viên y tế ở đây cũng đã kiên trì điều trị cho cháu bé phải thở máy 8 tháng liền vì teo cơ toàn thân, liệt tứ chi, suy hô hấp, tiên lượng phải thở máy lâu dài.

BS. Nguyễn Chí Kiên, Phó Trưởng khoa Nội Nhi, Trưởng đơn nguyên Hồi sức tích cực Nhi tâm sự. Khi tiếp nhận cháu được chuyển từ BV Nhi Trung ương về, tình trạng sức khỏe rất yếu, sau mổ hẹp ống sống cổ, tủy của cháu bị phù nề nặng, các cơ trong cơ thể lại gần như bị teo hết, trong đó các cơ hô hấp cũng bị teo hoàn toàn, khả năng cai máy thở cho cháu là gần như không. Tập thể y bác sĩ toàn đơn nguyên chỉ biết cố gắng, nỗ lực hết sức trong công tác chăm sóc, điều dưỡng và chống nhiễm khuẩn tốt nhất. Đối với những trường hợp phải thở máy dài ngày, ngoài các thông số được cài đặt sẵn trong máy thở thì việc thực hiện đúng chế độ chăm sóc, trực tiếp theo dõi bệnh nhân tại giường bệnh là hoạt động quan trọng nhất. Vì vậy, các cán bộ trong Đơn nguyên Hồi sức tích cực Nhi đã theo dõi sát sao tình hình, diễn biến của cháu phối hợp với gia đình có kế hoạch chăm sóc cụ thể trong phòng chống nhiễm khuẩn, chống loét, nuôi dưỡng dinh dưỡng và vận động thể lực... Sau 3 tháng liên tục thở máy và điều trị tích cực, cháu bé bắt đầu có biểu hiện cử động tay, tăng cân, có nhịp tự thở, tiên lượng có khả năng cai thở máy được. Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hiên - bà ngoại cháu cũng chính là người trực tiếp chăm sóc, đồng hành cùng cháu trong suốt quá trình điều trị rơm rớm: Lúc được đưa từ Bệnh viện Nhi Trung ương về đây, cháu đã bị liệt hoàn toàn, đầu ngoặt hẳn ra phía lưng, không cử động được. Do nằm nhiều, cháu bị loét hết phần sau gáy và mông, ăn không tiêu,... có giai đoạn gia đình sẵn sàng lo hậu sự cho cháu rồi. Vậy mà hôm nay, thấy cháu có thể giơ tay chào, cử động nhẹ nhàng, nói được vài câu thể hiện ý muốn và bước đầu ngồi dậy được tôi lại thấy cuộc đời cháu có thêm tia hy vọng. Chúng tôi cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm.

Có ai đó đã nói rằng, nghề y - một con đường gian nan, lắm chông gai, người thầy thuốc dù cố gắng đến mấy cũng khó tránh khỏi những mũi gai vô hình. Phẫu thuật cứu sống cả nghìn người chưa chắc đã nhận được một lời khen. Nhưng không may sơ sẩy một ca thì thân bại danh liệt. Biết là như vậy, nhưng với những người trong ngành y, họ vẫn làm tất cả vì người bệnh với tinh thần trách nhiệm và trái tim thiêng liêng của người thầy thuốc. Và những hình ảnh bằng lời ở trên để thấy rằng, ngành y chứa chất đầy những gian khổ hy sinh nhưng cũng hạnh phúc tự hào khi sự tận tâm ấy được đáp đền bằng những trái ngọt.

 

Phát hiện sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư vú ngày càng tăng

http://suckhoedoisong.vn/phat-hien-som-ty-le-song-tren-5-nam-cua-benh-nhan-ung-thu-vu-ngay-cang-tang-n131059.html

Việc áp dụng những thành tựu y học mới trong chẩn đoán và điều trị, những bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm với tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 85,6% (so với tỷ lệ 67,7% ở những năm 1990) tại Bệnh viện K

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020, ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc mới chẩn đoán theo tuổi năm 2010 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ. PGS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, đối với các nước, độ tuổi mắc ung thư vú thường là 60-65. Tuy nhiên, ở Việt Nam, độ tuổi mắc ung thư vú chỉ từ 40-50, trẻ hơn nhiều so với các nước khác. Thậm chí, các bác sĩ đã gặp những trường hợp mắc ung thư vú khi mới 20-21 tuổi.

"Do đó, tới đây Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan để cùng nghiên cứu về vấn đề tại sao ung thư vú ở nước ta ngày càng trẻ hóa"- PGS.TS Trần Văn Thuấn nói. ThS. BS Nguyễn Minh Khánh, Khoa Ngoại vú (Bệnh viện K) cung cấp thêm thông tin, năm 2016, có khoảng 2.400 bệnh nhân điều trị ở khoa ngoại vú. Đặc biệt, số lượng người trẻ tuổi cũng không ít và hầu hết trong số đó đều được xin cắt bỏ toàn bộ vú khi phát hiện có u. “Phụ nữ Việt Nam có tâm lý lo ngại, không đi tầm soát ung thư vú sớm. Khi phát hiện, kể cả phụ nữ đã có hay chưa có con thì luôn có yêu cầu cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Đó là điều rất tiếc” – BS  Khánh nói.

So sánh với châu Âu, BS Khánh cho hay, ở nước ngoài với chất lượng sống cao nên khi được tư vấn, họ sẽ truyền hóa chất cho nhỏ u mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, không làm ảnh hưởng tới toàn bộ vú.

“Tuyến vú người Việt Nam bé cho nên khi phát hiện khối u thường đã chiếm hết diện tích vú. Cho nên, trừ ở giai đoạn muộn 3, 4 cần khi khối u to, di căn lan tỏa thì cần phải chỉ định cắt bỏ vú. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2) thì có thể bảo toàn vú bằng việc truyền hóa chất cho khối u nhỏ lại rồi mới tiến hành phẫu thuật bảo toàn cắt rộng tuyến u và 1/3 tuyến vú. Tuy nhiên, những trường hợp này được chỉ định cho bệnh nhân bị phát hiện u ở giai đoạn sớm, u dưới 3cm và chưa di căn hạch”- BS Khánh nói.

Với nữ giới còn trẻ, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể bảo tồn tuyến vú, và vẫn nuôi con hoàn toàn bằng bình thường bằng sữa mẹ. Với những phụ nữ khi đã cắt bỏ tuyến vú sẽ có nhiều kỹ thuật để tạo ngực thẩm mỹ cho người bệnh như đặt túi silicon, hoặc dùng da bụng hoặc mỡ cơ bụng lên đắp ngực. Chi phí tạo hình này đang được Bệnh viện K thực hiện miễn phí, gia đình bệnh nhân chỉ mua túi để đặt vào tuyến ngực. Nhưng thực tế con số bệnh nhân muốn tạo hình ngực cũng không nhiều

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai liên tục, tăng nguy cơ ung thư vú

Hiện nay với những tiến bộ trong điều trị ung thư vú của Bệnh viện K nói riêng và các cơ sở y tế khác nói chung, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú giai đoạn sớmở nước ta ngày càng cao. Nếu như những năm 1990, ung thư vú được phát hiện giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 67%, thì hiện nay đã lên tới gần 86%. Tuy nhiên, PGS. TS Trần Văn Thuấn cho rằng, bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam đa số phát hiện muộn, bởi vì người dân không có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú. Do đó, để phát hiện sớm căn bệnh này, các chị em nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày.

Đặc biệt từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

“Ngoài ra, với những trường hợp chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú như mẹ, chị em gái trong nhà và khi xét nghiệm gen ung thư vú (cụ thể gen BRCA1, BRCA2) dương tính thì nên đi khám định kỳ sớm hơn và thậm chí chụp cộng hưởng từ thay vì chụp nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú”- PGS.TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo

PGS.TS Trần Văn Thuấn cũng lưu ý thêm, những phụ nữ dùng thuốc tránh thai liên tục, lâu dài từ trên 10 năm, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú cao hơn 2 - 4 lần.

Phụ nữ trên 40 tuổi nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú

Các dấu hiệu của ung thư vú:

- 1 bên vú dày chắc hơn bên kia

- Tụt núm vú

- Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường

- Thay đổi màu sắc trên da của vú

- Chảy dịch 1 bên vú (khi chảy dịch máu thì khả năng 80% mắc bệnh ung thư)

- Đau hoặc đỏ vú

- Hạch nách hoặc hố thượng đòn

"Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chỉ định chụp nhũ ảnh cho phép phát hiện ung thư vú từ lúc khối u chưa xuất hiện trên ngực người phụ nữ - tức là phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng và đương nhiên những trường hợp như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi được"- PGS.TS Trần Văn Thuấn nói

 

Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho văc xin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam sản xuất

http://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-cap-phep-luu-hanh-cho-vac-xin-phoi-hop-soi-rubella-do-viet-nam-san-xuat-n131053.html

Việt Nam là nước thứ 4 tại Châu Á sản xuất được loại vắc xin phối hợp sởi – rubella, giúp Việt Nam chủ động được nguồn vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi-rubella. Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế vừa cấp giấy phép lưu hành vắc xin phối hợp sởi-rubella do Trung tâm sản xuất. Kết quả này đánh dấu việc nghiên cứu thành công vắc xin theo công nghệ mới, được sản xuất đại trà và cung cấp cho thị trường sử dụng.

Vắc xin phối hợp sởi – rubella là vắc xin thứ hai của Việt Nam sản xuất theo công nghệ phối hợp hai thành phần trong một sản phẩm vắc xin, trong khi các vắc xin còn lại đều là vắc xin một thành phần. Sử dụng vắc xin sẽ phòng được hai bệnh sởi và rubella cùng một lúc.

“Đây là thành công lớn của đơn vị nói riêng và ngành sản xuất vắc xin của Việt Nam nói chung. Việt Nam là nước thứ 4 tại Châu Á sản xuất được loại vắc xin này. Từ nay, Việt Nam chủ động được nguồn vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi-rubella, tránh nguy cơ thiếu hụt vắc xin do thủ tục nhập khẩu hoặc khan hiếm từ nhà sản xuất; giảm ngân sách nhà nước khi mua vắc xin nước ngoài vì giá vắc xin sản xuất trong nước rẻ hơn”- ông Nguyễn Đăng Hiền nói

Cũng theo ông Hiền, việc làm chủ được công nghệ mới trong sản xuất vắc xin phối hợp vừa qua sẽ là cơ hội để Trung tâm tiếp tục nghiên cứu các vắc xin phối hợp nhiều thành phần hơn trong tương lai. Các cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong dây chuyền sản xuất vắc xin sởi-rubella

Được biết, vắc xin phối hợp sởi –rubella được Bộ Y tế giao cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế  nghiên cứu sản xuất vào năm 2013, xuất phát từ tình hình bệnh rubella thường xuyên xảy ra tại Vệt Nam, nhất là nguy cơ đối với các bà mẹ mang thai khi bị nhiễm rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như bệnh tim, điếc, não úng thủy hoặc thai bị chết lưu.

Cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, tháng 5/2013, Trung tâm bắt đầu nghiên cứu, cử cán bộ sang Nhật Bản học tập công nghệ. Tháng 3/2016, vắc xin phối hợp sởi –rubella được Bộ Y tế đánh giá thử nghiệm lâm sàng với kết quả tính an toàn rất cao, khả năng bảo vệ bệnh tốt. Trên cơ sở đó, vừa qua, Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành cho sản phẩm, sớm hơn một năm so với dự kiến.

Theo kế hoạch, tháng 6/2017, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế  sẽ cung cấp khoảng 2,5 triệu liều vắc xin đầu tiên cho chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ, thay thế vắc xin nhập khẩu của Ấn Độ đang sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó, vắc xin mới này phù hợp tiêm phòng cho đối tượng bà mẹ đang mang thai để phòng tránh những nguy cơ bị tật cho trẻ khi sinh ra. Trên thị trường, giá của vắc xin chỉ bằng một nửa so với vắc xin nhập ngoại

 

Cháu bé bị nát tay do nổ sạc điện thoại ở Sơn La : Vẫn chưa hết sợ hãi

http://suckhoedoisong.vn/chau-be-bi-nat-tay-do-no-sac-dien-thoai-o-son-la-van-chua-het-so-hai-n131060.html

Thông tin từ Trung tâm chấn thương chỉnh hình BVĐK tỉnh Sơn La cho biết, sau khi được các bác sĩ cấp cứu kịp thời cánh tay phải bị dập nát do nổ sạc điện thoại đêm 27/4, cháu bé Lò Văn Y 8 tuổi ở Quỳnh Nhai, Thái Nguyên đã bớt đau nhưng vẫn còn rất sợ hãi.

Trước đó, gia đình cháu Y cho biết, trên đường đi học về cháu nhặt được chiếc sạc điện thoại dự phòng trên đường sau đó mang về nhà cắm vào điện thoại của mình thì bất ngờ chiếc điện thoại phát nổ làm nát bàn tay phải, cháu lập tức được người nhà đưa đến BVĐK huyện Quỳnh Nhai để sơ cứu và chuyển thẳng lên BVĐK tỉnh Sơn La.

Ngày 30/4, trao đổi với phóng viên Suckhoedoisong.vn, Ths. Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, BVĐK tỉnh Sơn La cho biết, cháu bé nhập viện trong tình trạng bàn tay phải dập nát hoàn toàn, tay trái cũng bị một số vết thương nhẹ, máu bắn lên mặt. Đặc biệt, tinh thần cháu vô cùng hoảng loạn, sợ và đau vật vã do mất quá nhiều máu. Ngay lập tức các bác sĩ ổn định tinh thần, hồi sức và tiến hành phẫu thuật cắt cụt bàn tay. "Thực sự khi tiếp nhận cháu bé, chúng tôi đã rất tiếc, không thể làm gì hơn là cắt cụt tay cháu", Ths. Vinh chia sẻ.

Hiện tại, sau hơn 1 ngày được phẫu thuật cắt mỏm bàn tay, cháu đã hồi tỉnh, những vẫn còn rất sợ hãi. Cháu đang tiếp tục được theo dõi và điều trị để chống nhiễm khuẩn.

Đây thực sự là một trường hợp đáng tiếc, các bác sĩ cũng cảnh báo, để các bậc phụ huynh và các cháu sử dụng điện thoại cần lưu ý.

 

Tự xỏ lỗ tai, cô gái bị sẹo lồi ở hai tai... như cặp trứng ngỗng

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/tu-xo-lo-tai-co-gai-bi-seo-loi-o-hai-tai-nhu-cap-trung-ngong-99279/

Tự xỏ lỗ tai gây nhiễm trùng, tuy đã điều trị nhiều nơi nhưng vết sẹo ở dái tai ngày càng bị lồi ra to hơn quả trứng ngỗng. Nghe nhiều người khích lệ, phụ nữ phải xỏ lỗ tai để sau này đám cưới còn đeo khoen, nên chị N.T.A. (22 tuổi) đã đi xỏ lỗ tai ở góc chợ gần nhà. Thế nhưng sau đó, chị A. cảm thấy dái tai bị đau nhức, sưng nhưng nghĩ rằng vừa xỏ lỗ tai xong nên phải đau. Chị không ngờ khi vết thương lành thì hai bên dái tai xuất hiện những sẹo nhỏ. Chị đến một bệnh viện gần nhà để cắt bỏ.

Tuy nhiên sẹo lồi vẫn tái phát và ngày càng to dần. Theo chị A. sẹo ở tai chị chỉ to dần chứ không đau, nhưng vết sẹo khiến chị mất tự tin trong giao tiếp. Chị A. quyết định đến Bệnh viện Tai Mũi Họng, TP.HCM để được các bác sĩ thăm khám kỹ hơn. ThS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Phó khoa Tạo hình – Thẩm mỹ của bệnh viện cho biết, vết sẹo lồi của chị A. bị sẹo cả hai bên vành tai, có kích thước khá to. Chân sẹo ở tai trái chiếm 2/3 vành tai, sẹo bên tai phải thì chiếm cả nửa vành tai. Đây là trường hợp khó và rất nan giải cho các phẫu thuật viên khi thực hiện cắt bỏ sẹo. Tương tự trường hợp của chị A., nhiều bệnh nhân khác đến bệnh viện cũng bị nhiễm trùng gây sẹo lồi to như quả trứng sau khi tự xỏ lỗ tai bằng kim may đồ. Theo ThS.BS Tuấn, nhiều trường hợp vì người lớn tự xỏ lỗ tai dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng khiến các bé có thể gặp nhiều biến chứng. Tuy sẹo lồi ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vết thương có thể gây hoại tử, viêm sụn, co rút, biến dạng lỗ tai gây mất thẩm mỹ cho các bé gái. Từ đó, các bé sẽ mất tự tin khi lớn lên. Một trong những cách nhận biết nhất khi vết thương bị nhiễm trùng là vùng xỏ lỗ tai sưng tấy, mưng mủ, chảy máu kéo dài, dịch tiết có mùi hôi, nóng sốt,…Sau đó sẹo lồi có thể xuất hiện, hầu hết những sẹo này đều lành tính nhưng gây ngứa, đau nhức, giật nhẹ, co kéo.  Theo ThS.BS Nguyễn Anh Tuấn, rất nhiều trường hợp xỏ lỗ tai bằng phương pháp dân gian gây biến chứng khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp

ThS.BS Nguyễn Anh Tuấn khuyến cáo: "Nếu muốn xỏ lỗ tai cho các bé, gia đình nên đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được xỏ lỗ tai đúng cách. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tuân thủ những hướng dẫn của nhân viên y tế trong việc chăm sóc vết thương sau xỏ lỗ tai để tránh biến chứng sau này Sau khi xỏ lỗ tai, ngoài chỉ y khoa, tuyệt đối không dùng bất kỳ vật gì để xiên qua nơi đã xỏ. Ngoài ra, không dùng lá cây, tro, kem đánh răng,… bôi vào vết xỏ vì rất dễ bị nhiễm trùng".

Hiện nay, ở bệnh viện sản khoa nào cũng có hỗ trợ xỏ lỗ tai cho các bé. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhờ họ xỏ lỗ tai cho con mình (nếu có nhu cầu).  Tuy nhiên, nếu bé được sinh ra phải dùng kháng sinh do bệnh lý nhiễm trùng hoặc có các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim bẩm sinh thì không nên xỏ lỗ tai cho bé trong thời điểm này. Trẻ từ 2-5 tuổi thì rất dễ gặp các biến chứng sau khi xỏ lỗ tai. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận biết được những cơn đau, ngứa nên thường không ngồi yên để được xỏ lỗ tai. Sau khi xỏ, một số trẻ có thói quen chạm vào dái tai sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn.

Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, tỉ lệ bị sẹo lồi từ vết thương xỏ lỗ tai chiếm cao nhất so với các độ tuổi còn lại. Một phần do cơ địa ở các trẻ, một phần do chế độ ăn tự do của trẻ gây nên. Có nhiều trường hợp, khi đã cắt bỏ sẹo lồi thì sẹo vẫn có thể tái phát lại. Việc sử dụng các dụng cụ không được diệt khuẩn, thanh trùng, đã qua sử dụng nhiều lần rất nguy hiểm có thể khiến bạn dễ bị các bệnh: viêm gan, uốn ván, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,... Nhiều trường hợp còn gây rách mô, sẹo lồi do cơ địa kém, tổn thương thần kinh, dị ứng… Tuy nhiên, dù trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào thì sau khi được xỏ lỗ tai xong, phụ huynh cũng phải theo dõi vết thương của trẻ. Không dùng những vật khác như tăm, bông gòn, chân nhang,… thậm chí là bông tai để xiên vào vết xỏ kim. Không bôi vào vết thương những tạp chất như bột lá cây, nước mắm, kem đánh răng, dầu gió,… vì sẽ khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng. Để vệ sinh vết thương sau khi xỏ, phụ huynh chỉ cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sau đó vết thương sẽ tự lành. Nếu trẻ có các dấu hiệu như sưng tấy vùng xỏ, mưng mủ, đau nhức, nóng sốt,.. thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại.

 

Lớp học vào đời của trẻ em khiếm thị, đa tật

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/lop-hoc-vao-doi-cua-tre-em-khiem-thi-da-tat-99261/

Đây là một trong những bước đầu tiên để các em khiếm thị, đa tật học cách tự lập, nuôi sống bản thân và bước vào đời.Trong gian bếp nhỏ của trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM, tiếng cười nói rộn ràng, tiếng gọi nhau í ới, 7 học sinh với độ tuổi từ 14-19 cùng nhau nấu ăn, cùng nhau chuyện trò. Các em hào hứng bởi hôm nay là thứ 4, ngày các em có thể học bán những sản phẩm của mình tự làm ra. Bán được ở trường, các em có quyền hy vọng về một tương lai kiếm sống bằng chính đôi tay và công sức của mình. Từ đó, bản thân mỗi đứa trẻ khuyết tật kia sẽ là một khẳng định cho câu nói “tàn nhưng không phế”.

Dạy trẻ đi chợ, nấu ăn và buôn bán là một trong những môn học tâm huyết của tập thể giáo viên Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM

Tiếng trống giờ ra chơi vang lên, cũng là lúc nước sâm, yaourt, xoài, bánh mì... đã được dọn lên sẵn sàng. Mỗi món đều đồng giá 5.000 đồng.

Em Phan Đoàn Anh Thuận (lớp kỹ năng 8) cất tiếng rao vội vã “Đồ ăn đây các bạn ơi, nước sâm đi, yaourt nè, mua đi, mua đi các bạn ơi…”, cùng tiếng cười đùa, rộn ràng một góc sân. Trong nhóm, các em phân định rõ ràng, Thuận sẽ là người gom và hồi tiền thừa, Nhật Hào, Sơn, Ngọc Thy,… là người đứng bán. Những em còn lại sẽ dọn dẹp, vệ sinh nơi bán và rửa chén dĩa. Mỗi người một việc, các em phối hợp nhịp nhàng, gọn gẽ.

Em Phan Đoàn Anh Thuận vui vẻ nói: “Ban đầu em nghe cô nói cho học nấu ăn thì cũng sợ, em không nhìn thấy gì, không biết cây dao nó thế nào nên sợ mình làm không được, sợ làm cháy. Nhưng các cô nói em cứ học, mọi chuyện các cô lo. Em cũng như các bạn, sợ nhất là lửa vì không cảm nhận được lửa như thế nào. Nhưng khi học được thì thích lắm, giờ em đã có thể làm được nhiều thứ. Các bạn sáng mắt chưa chắc nấu ngon bằng em đâu nha”. Giờ đây các em đã có thể tự tin nấu nướng, bán cho thầy cô và các bạn tại trường

Thuận chia sẻ, khó khăn nhất của em và các bạn là phải cảm nhận được độ sắt của dao, phải ghi nhớ được hình dáng, đặc điểm của thực phẩm để chế biến, phải ngửi được mùi của gia vị để không bị nhầm lẫn,… Hơn một năm đứng bán, để các em hào hứng và không nản, cô Vân chỉ yêu cầu các em bán đồng giá 5.000 đồng cho bất kỳ món nào làm ra. Thời gian tới sẽ có nhiều mức giá để các em quan dần. Thế nên trong suốt 20 ngày đầu của môn học, ngoài việc cầm tay chỉ dẫn, các cô cũng phải miêu tả đặc điểm, hình dáng, tính chất, độ chín,… của từng món rau, củ từ dễ dàng nhất như hành, ngò cho đến bí đỏ, khoai, sắn. Thậm chí, cảm nhận độ nóng của lửa và các dụng cụ liên quan, cô trò cũng cùng nhau trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Ban đầu, Ngọc Thy khá ngại ngần khi đứng bán, nhưng bây giờ em có thể tự tin đi giao đồ ăn cho những lớp đặt sẵn. Đi giao đồ ăn cũng là 1 trong kỹ năng mà môn học muốn rèn luyện cho các em.

Hơn 3 tháng đầu, không ít học sinh muốn bỏ cuộc, thậm chí có em nản lòng, thấy mình vô dụng nên cứ ngồi khóc, tự mắng chửi mình. Các em lại tủi thân nhớ về những câu nói nặng nề mà những người phía bên ngoài khuôn viên trường trút lên mình như một kẻ tàn phế, chỉ biết ăn bám, sống nhờ tình thương của người xung quanh.  Khi quá nhiều câu nói tiêu cực dồn về, tưởng chừng các em bỏ cuộc, nhưng không, nhờ những câu chê bai, khích bác, sức sống mãnh liệt trong một cơ thể hư hại lại trỗi dậy.

Các em bước vào khuôn bếp nhà trường nhớ tâm trạng vừa sợ hãi, bất lực đi cùng một sự quyết tâm, một khát khao vươn lên mạnh mẽ. Cô trò lại cùng kiên nhẫn, sờ soạn từng góc bếp, từng cọng rau với một ý chí vững vàng.

Để có sự thuần thục như ngày hôm nay, đó là một nỗ lực to lớn giữa thầy và trò của Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Cô Nguyễn Thị Thu Sương, người mẹ cần mẫn đi cùng các em qua những chặng đường đầy kiên nhẫn này cho biết: “Tôi không sợ mất thời gian, chỉ sợ các con nản lòng. Với các con, cầm chén ăn đã là khó nói gì là làm ra những món ăn.

Nhưng tôi tin vào các con, vào cô Vân (cô hiệu trưởng), cô nói các con làm được, tôi và các cô khác sẽ đồng hành. Bây giờ, các con không chỉ tự tin khi vào bếp mà còn nấu ăn rất ngon. Chúng ta đừng nghĩ các con không làm được gì, mà hãy giúp các con thực hiện”.Ngoài việc nấu đồ ăn để bán, các cô còn dạy trẻ phải biết quan tâm, chăm sóc người thân của mình, thông qua việc để các em tự chia ngày nấu ăn cho nhau. Không phải các em khuyết tật là không giúp được người khác, các em sẽ giúp được nhiều người nếu như các em biết sẻ chia.

Em Trần Nhật Hào (15 tuổi, lớp kỹ năng 8) nói: “Các cô ở đây dạy cho chúng em nhiều lắm. Bây giờ em đã có thể tự lo cho mình từ vệ sinh cá nhân đến ăn uống. Em biết nấu các món xào, món canh, món mặn, nấu được cả bánh canh. Mấy lần về nhà, em còn nấu ăn được cho ông bà. Mọi người đừng nghĩ chúng em là thứ bỏ đi, mà hãy cho chúng em một cơ hội hòa nhập". Những bịch yaourt, những chai nước sâm tưởng chừng là một món ăn đơn giản nhưng giờ đây chúng sẽ là cầu nối để các em bước vào đời.

“Mọi người đừng nghĩ chúng em là thứ bỏ đi” không chỉ là sự bế tắc, sự đau khổ của riêng Nhật Hào, mà là tâm sự của hàng trăm đứa trẻ tại Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Không ít đứa trẻ được sinh ra trong một cơ thể èo uột đã bị chính người thân của mình bỏ rơi. Những hình hài đỏ hỏn, không chỉ cất tiếng khóc chào đời, mà khóc vì bị chối bỏ. Ngay cả người sinh ra các em cũng mặc định chúng chỉ là một quả trứng bằng đá, sẽ không làm được gì, chúng là một gánh nặng. Họ không cho con mình một cơ hội nào trên bước đường đời.

Nhưng có ai biết rằng, bên trong những quả trứng ấy là cả một sức sống mãnh liệt, một khát vọng vươn lên đến cháy bỏng. Chúng rất hiểu chúng ta, chỉ vì chúng ta không chịu hiểu chúng, không cho chúng một cơ hội.

Để có được ngày hôm nay, cô Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã bỏ hơn 5 năm để lên kế hoạch, các cô tại trường cũng tự bỏ kinh phí qua một trường mù ở Thái Lan được huấn luyện dạy nấu ăn cho trẻ. Cô Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM cho biết: “Ban đầu khi tôi để cập đến môn học này, nhiều phụ huynh đã phản đối, họ cho rằng họ là người lành lặn, để cho một đứa trẻ khuyết tật phục vụ mình thì… coi sao được. Con họ cần được học văn hóa để có một cái nghề đàng hoàng.

Chúng tôi vẫn dạy văn hóa, nhưng với những đứa trẻ trí tuệ bị giới hạn, tôi nghĩ rằng dạy cho các con một cái nghề sẽ tốt hơn.  Chúng ta hãy nghĩ đến chuyện xa hơn, nếu một ngày cha mẹ không may mất đi, ai sẽ là người lo cho bọn trẻ. Hãy để các con tự làm chủ cuộc đời mình, vì các con sẽ làm được”

 

Khai thác tiềm năng, thế mạnh dược liệu

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/khai-thac-tiem-nang-the-manh-duoc-lieu-364659

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thế mạnh lớn về dược liệu nhưng theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hiện chúng ta mới chỉ chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu, mỗi năm Việt Nam phải nhập tới hàng chục ngàn tấn dược liệu để làm thuốc, phục vụ chữa bệnh.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.

Trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như quế, hồi, hòe, nghệ, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả…).

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù có tiềm năng, thế mạnh về dược liệu nhưng hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, 75% còn lại vẫn phụ thuộc nguồn nhập khẩu.

Số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Thậm chí, nhiều cây thuốc đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Thật nghịch lý khi chúng ta đang sở hữu một “kho vàng” có giá trị rất cao về y học và kinh tế nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn dược liệu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.

TS Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, thẳng thắn cho biết, mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 60.000 - 80.000 tấn dược liệu cho sản xuất thuốc và chữa bệnh nhưng trong đó 80% số dược liệu là nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên chất lượng không đảm bảo.

Thống kê cho thấy, trong năm 2015, trong số gần 50.000 tấn dược liệu được nhập khẩu thì chỉ có 14.000 tấn bảo đảm chất lượng vì được nhập theo đường chính ngạch.

Cục Quản lý dược cho biết, do dược liệu nhập chủ yếu qua đường tiểu ngạch và được nhập như nông sản nên khó có thể đủ tiêu chuẩn để làm thuốc chữa bệnh. Thực tế cho thấy, qua kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều loại dược liệu, thuốc đông y giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí còn bị tẩm ướp các hóa chất bảo quản độc hại, hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Y tế, thuốc từ cây dược liệu trong nước chiếm ít nhất 30%. Đây có thể nói là cơ hội lớn cho ngành dược liệu Việt Nam. Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến.

Cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu xuất khẩu đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.

Bên cạnh đó, trên thế giới các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học.

Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa).

Cụ thể như: trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng.

Ngày 12/4, tại Lào Cai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn.

Theo Thủ tướng, để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu.

Đồng ý biện pháp phát triển dược liệu gắn với chuỗi giá trị, Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề rất mới, rất lớn đối với Việt Nam, chỉ có chuỗi giá trị mới giải quyết được một cách thuận lợi bài toán phát triển đối với bất cứ mặt hàng nào; gắn dược liệu với y học cổ truyền cũng như gắn y học hiện đại với y học cổ truyền.

Thủ tướng nhìn nhận, không đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ thì đầu ra của dược liệu sẽ bế tắc. Không đầu tư khoa học công nghệ, không sản xuất theo chuỗi giá trị với công nghệ tốt thì không thành công. Thủ tướng yêu cầu phải có một số chính sách đặc thù để phát triển ngành dược, cây dược liệu, công nghiệp dược liệu Việt Nam.

Về nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu, Thủ tướng nhấn mạnh, phải đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và Hội Dược liệu Việt Nam chọn 100 cây dược liệu quý trong số 5.000 loại dược liệu mà Việt Nam có để trồng, chế biến.

Đi liền với đó, thúc đẩy vùng chuyên canh quy mô lớn để áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng. Thủ tướng cũng gợi ý nếu đất lúa năng suất thấp mà trồng dược liệu năng suất cao hơn thì cần xem xét việc trồng dược liệu.

Về sử dụng dược liệu, Thủ tướng đặt vấn đề mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế đối với việc sử dụng dược liệu và thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Có cơ chế đặc thù thanh toán cho thuốc nam, dược liệu tươi dùng trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Khuyến khích việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đơn giản hóa thủ tục thanh toán, thuận lợi cho người bệnh sử dụng kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y tại các tuyến...Với những chính sách cởi mở ấy, tin tưởng, ngành dược liệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.  

Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.

 

Vợ nghiện thuốc lá vì chồng con hút

http://www.baogiaothong.vn/vo-nghien-thuoc-la-vi-chong-con-hut-d206758.html

Theo chuyên gia hô hấp, người hút thuốc lá thụ động có thể bị nghiện, ung thư và chịu nhiều tổn hại sức khỏe. PGS. Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai cho biết, có rất nhiều phụ nữ không hút thuốc lá nhưng lại trở thành người nghiện thuốc lá vì thụ động hít khói thuốc từ những người xung quanh. Không ít người có dầu hiệu nghiện thuốc, họ cảm thấy nhớ, mệt mỏi, thiếu hưng phấn nếu vắng mùi khói thuốc lá.

Theo phân tích của BS Phương, từ điếu thuốc lá toát ra 4 luồng khói nguy hại, gồm luồng khói từ đầu điếu thuốc được đốt, luồng khói được rít thẳng vào ngực người hút, luồng khói được nhả ra từ người hút và luồng khói luôn tồn tại trong không gian dưới dạng các hạt nhỏ… rất độc hại cho sức khỏe con người. Điều này lý giải vì sao có những người vợ hoàn toàn không hút thuốc là nhưng là nghiện thuốc lá vì chính họ phải hít 3 luồng khói còn lại của người thân hút thuốc lá. Thậm chí,  không hiếm những bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi cũng chĩ vì thụ động hít phải khói thuốc lá một cách thường xuyên. Rất sai lầm khi nhiều người nghĩ rằng chỉ người hút thuốc lá mới hại. Điển hình như trường hợp bệnh nhân nữ N.T.T (54 tuổi) nhập viện khi căn bệnh ung thư phổi đã ở giai đoạn cuối. Chính nữ bệnh nhân N.T.T (54 tuổi) không ngờ nguyên nhân lại bắt nguồn từ chính làn khói thuốc lá từ chồng và hai cậu con trai. Qua quá trình điều trị, nữ bệnh nhân cho biết suốt 20 năm qua, bà sống trong bầu không khí đầy khói thuốc lá do cả chồng và con trai cùng nghiện thuốc lá nặng.

Theo các chuyên gia hô hấp, khói thuốc lá chứa trên 7.000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen… Khi hút thuốc liên tục, niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá. Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine nhiều hơn gấp 2 lần, chứa chất gây ung thư nhiều hơn gấp 3 lần, chứa khí CO nhiều hơn 5 lần và khí amnonia nhiều hơn 50 lần. Trong khi đó, 2/3 lượng khói từ điếu thuốc đang cháy sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh. Đặc biệt, trong khói thuốc có nicotine là chất gây nghiên, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 – 3 mg nicotine, đây chính là hóa chất gây nghiện, khiến chính người hút thuốc thụ động cũng bị gây nghiện.

 

Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư

http://infonet.vn/my-canh-bao-than-duoc-chua-ung-thu-post226561.info

Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh cáo 14 công ty đã “bán bất hợp pháp trên 65 sản phẩm được quảng cáo có khả năng phòng chống, chẩn đoán và chữa ung thư”. Ông Jason Humber, chuyên viên FDA, chia sẻ với CNN rằng “trách nhiệm của FDA là giám sát độ an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, nhất là những dược phẩm dùng để điều trị bệnh ung thư. Liệu trình chữa trị ung thư luôn cần sự giám sát của bác sỹ chuyên khoa”.

Những công ty bị FDA cảnh báo phải có phản hồi sớm và thông báo về việc lựa chọn rút sản phẩm đó ra khỏi thị trường, hoặc thay đổi nhãn mác để phù hợp với quy định và luật pháp. FDA cho biết thêm, nếu như các bên không hợp tác, cơ quan này phải sử dụng đến biện pháp pháp lý, bao gồm thu giữ sản phẩm, ban hành lệnh cấm hoặc truy tố hình sự.

Các loại thuốc nằm trong danh sách bị cảnh báo bao gồm thuốc viên, kem bôi, thuốc mỡ, dầu bôi, thuốc dạng nước và các loại trà. Hầu hết các sản phẩm này đều rất phổ biến và thường được bán trên mạng, nhất là trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram. Tên những công ty đưa thông tin không rõ ràng và các sản phẩm không đúng tiêu chuẩn đều được đăng tải trên trang web chính thức của FDA. Một số công ty đã có phản hồi như Amazing Soup Sop cam kết sẽ xử lý vụ việc trong thời gian sớm nhất. Trang bán dược phẩm trực tuyến DoctorVicks.com cũng tuyên bố đang sử đổi lại mục miêu tả sản phẩm. Công ty dược AIE đã trả lời công văn của FDA, nêu rõ các sửa đổi và các dòng sản phẩm đã bị loại bỏ bao gồm cả trang xã hội Facebook.

Ông Owen Fonorow, người sáng lập Tập đoàn dược Vitamin C nói rằng “đây không phải lần đầu tiên FDA cáo buộc sản phẩm vitamin C như một dược phẩm bất hợp pháp. Theo ý kiến cá nhân tôi, những cáo buộc này của chính phủ có ít hoặc không liên quan tới lợi ích công hoặc sức khoẻ cộng đồng”.  

Ông Douglas W.Stearn, Trưởng phòng Thực thi và Xuất nhập khẩu của FDA nói rằng: “Người tiêu dùng không nên sử dụng những sản phẩm chưa được kiểm định vì không đảm bảo và có thể cản trở bệnh nhân trong quá trình khám bệnh và điều trị ung thư”. Ông cũng khuyên người tiêu dùng nên cảnh giác cao hơn và khuyến khích tới các cơ sở y tế chuyên nghiệp để khám chữa bệnh.

Ông Humber chia sẻ rằng, việc đầu tiên người tiêu dùng nên làm khi được quảng cáo một sản phẩm có khả năng chữa bệnh ung thư một cách tự nhiên, là kiểm tra xem sản phẩm đó đã được chứng nhận bởi FDA chưa. Bởi vì chỉ có sản phẩm được kiểm chứng bởi FDA mới có thể tin tưởng được về độ trung thực của sản phẩm. Mặc dù mỗi một sản phẩm đều đưa ra những “lời có cánh” khác nhau, nhưng đặc biệt những sản phẩm quảng cáo chữa bệnh ung thư sẽ có một dạng từ khoá nhất định, thường là “Phương thức kỳ diệu loại bỏ các tế bào ung thư và khối u, “Làm tiêu các khối u ác tính”…Ông Humbert cho biết: "Vấn đề mấu chốt là các sản phẩm này không được kiểm định, và một số thành phần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng hoặc phản ứng với các loại thuốc mà họ đang dùng. Chúng không thể thay thế cho việc điều trị bệnh. Sử dụng các sản phẩm này không chỉ nguy hiểm tới sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn lãng phí tiền bạc và thời gian của họ".

Nicole Kornspan, chuyên viên bảo vệ người tiêu dùng của FDA, giải thích rằng: “Bất cứ ai có căn bệnh ung thư hoặc có người thân mắc bệnh này đều hiểu được sự tuyệt vọng và nỗi sợ hãi của nó. Chính từ sự tuyệt vọng đó mà nhiều người bất chấp tất cả, mọi phương pháp để có thể chữa khỏi căn bệnh này”.

 

Xuất hiện dấu hiệu này bạn nên nghĩ đến ung thư tuyến nước bọt

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/867844/xuat-hien-dau-hieu-nay-ban-nen-nghi-den-ung-thu-tuyen-nuoc-bot

Dấu hiệu ban đầu của ung thư tuyến nước bọt là một khối u mọc trong tuyến nước bọt, gần vị trí trước tai, kéo dọc xuống theo xương hàm, hầu hết không gây đau đớn. Giáo sư Christopher Goh, chuyên gia phẫu thuật vùng đầu mặt cổ, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore) khẳng định, không khó để phát hiện ung thư tuyến nước bọt ở giai đoạn sớm. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là xuất hiện một khối u mọc trong tuyến nước bọt, gần vị trí trước tai, kéo dọc xuống theo xương hàm. Hầu hết u này không gây đau đớn, mặc dù bệnh nhân có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy nó.

Để chẩn đoán ung thư, cần lấy mẫu tế bào từ khối u (sinh thiết), kết hợp cùng hướng dẫn hình ảnh siêu âm để kiểm tra xem có phải u ác tính hay không. Mặc dù vậy, giáo sư Christopher khuyên trong bất kỳ trường hợp u tuyến nước bọt ác hay lành tính đều cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Trên thực tế nhiều người nghĩ rằng không cần thiết phải phẫu thuật loại bỏ một khối u lành tính trong cơ thể. Song giáo sư Christopher đánh giá quan điểm này không hoàn toàn đúng, nhất là với các khối u tuyến nước bọt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị ung thư, giáo sư Christopher nhận định: “Cho dù một khối u ở tuyến nước bọt không phải là ác tính, tôi vẫn khuyên bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ, bởi u sẽ tiếp tục phát triển và không tránh khỏi rủi ro chuyển thành ác tính về sau”. Đến nay chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ra u và ung thư tuyến nước bọt. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen hút thuốc có liên quan tới u tuyến mang tai lành tính, thường được gọi là u Warthin. Sự xuất hiện của khối u là hệ quả của tình trạng tăng sản các mô lympho do phản ứng với các độc chất từ thuốc lá.

Hóa trị là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết ung thư vùng đầu mặt cổ, tuy nhiên lại không đáp ứng với các loại ung thư dạng tuyến như tuyến giáp và tuyến nước bọt. Do vậy giáo sư Christopher khuyên tất cả trường hợp u tuyến nước bọt cần phải phẫu thuật. “Một số bệnh nhân hỏi tôi liệu có thuốc hay có cách nào để điều trị khối u mà không cần phẫu thuật không. Tôi trả lời rằng phẫu thuật là phương thức duy nhất loại bỏ khối u. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể cần phải xạ trị thêm sau đó”, ông chia sẻ.

Phẫu thuật u tuyến nước bọt không quá phức tạp, bệnh nhân thường mất vài tuần để hồi phục, hầu hết có thể trở lại làm việc sau khoảng 2 tuần. Giáo sư Christopher lưu ý: Đa phần trường hợp u tuyến nước bọt kích thước càng lớn giai đoạn bệnh càng nặng. Dù vậy bệnh nhân không thể đo lường chính xác kích thước của khối u thông qua đánh giá trực quan đơn giản.

Trên thực tế, giáo sư Christopher từng tiếp nhận nhiều trường hợp đến bệnh viện khám khi ung thư tuyến nước bọt đã ở giai đoạn muộn khiến quá trình chữa trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Do vậy, ông khuyên mọi người khi thấy có những thay đổi bất thường trong cơ thể, nên đi khám ngay. Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm có ý nghĩa rất lớn quyết định hiệu quả điều trị.

 

Ô nhiễm không khí chết người có thể thâm nhập vào máu

http://www.phapluatplus.vn/o-nhiem-khong-khi-chet-nguoi-co-the-tham-nhap-vao-mau-d41994.html

Các hạt nano vàng mà những người tình nguyện tự hít vào đã được tìm thấy trong máu và nước tiểu của họ 3 tháng sau đó. Ấn Độ chật vật đối phó với ô nhiễm không khí. Các hạt bụi nhỏ - giống như những hạt được tạo ra với lượng khổng lồ do đốt các nhiên liệu hoá thạch - có thể đi qua phổi vào máu và sau đó hủy hoại các cơ quan, theo một thí nghiệm gây tranh cãi mới đây.Trong khi ô nhiễm không khí đã được liên hệ với bệnh tim và hàng triệu ca chết sớm thì người ta còn chưa biết liệu các hạt bụi nhỏ nhất có đi từ phổi vào máu hay không. Nghiên cứu mới đã cho 14 người tình nguyện khỏe mạnh và 12 bệnh nhân phẫu thuật hít các hạt nano vàng. Xét nghiệm máu và nước tiểu của họ đã phát hiện các hạt nano chỉ sau 15 phút và chúng vẫn tồn tại đến ba tháng sau đó. Tổ chức British Heart Foundation (BHF), nơi tài trợ cho nghiên cứu, cho biết "Không có gì nghi ngờ ô nhiễm không khí gây chết người" nhưng kết quả thí nghiệm đã cho thấy điều gì thực sự đang diễn ra. Một số nhà khoa học đã ca ngợi nghiên cứu, nhưng một số người lại chỉ trích và nói rằng việc đưa các hạt nano vàng vào người là "rất nguy hiểm".Tuy nhiên, việc tìm ra những hạt bụi rất nhỏ từ ô nhiễm không khí trong cơ thể người là rất khó khăn, vì vậy các nhà nghiên cứu đã sử dụng vàng, thứ có thể dễ dàng phát hiện hơn.Vàng đã được phát hiện trong máu và nước tiểu trong vòng 15 phút đến 24 giờ sau khi tiếp xúc, và vẫn còn hiện diện ba tháng sau khi tiếp xúc. Mức độ lớn hơn sau khi hít các hạt 5nm so với các hạt 30nm.

Các tiểu phân vàng có thể được phát hiện trong mẫu bệnh phẩm động mạch cảnh sau phẫu thuật ở bệnh nhân có nguy cơ đột quị".

Việc phát hiện các hạt nano trong máu và sự tích tụ của chúng ở các vùng bị viêm trong cơ thể "chỉ ra cơ chế trực tiếp có thể giải thích mối liên quan giữa các hạt nano trong môi trường và bệnh tim mạch.

Theo GS. Jeremy Pearson, giám đốc y tế của BHF, nghiên cứu làm tăng thêm bằng chứng cho thấy chính phủ cần thực hiện các biện pháp để giảm ô nhiễm không khí.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang