Bộ trưởng Bộ Y tế tham dự Diễn đàn Bao phủ Sức khỏe toàn dân ở Nhật Bản
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Bao phủ Sức khỏe toàn dân (Universal Health Coverage – UHC) diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản từ 12-15/12/2017. Nhận lời mời của Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/12/2017, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên đường đi Nhật Bản tham dự Diễn đàn Bao phủ sức khoẻ toàn dân (Universal Health Coverage – UHC). Diễn đàn do Chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF và tổ chức Sáng kiến UHC2030 phối hợp tổ chức từ ngày 12-15/12/2017 tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Tham dự diễn đàn có hơn 300 nhà hoạch định chính sách cấp cao, bao gồm các nhà Lãnh đạo các quốc gia, các Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Tài chính, đại diện các Bộ Y tế, Bộ Tài chính các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp....
Sáng kiến chung Tokyo về Bao phủ Sức khỏe toàn dân, trong đó Chính phủ Nhật Bản tham gia tài trợ 10 triệu USD và Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia được chọn để thực hiện thí điểm.
Phiên khai mạc của Diễn đàn cấp cao về Bao phủ sức khoẻ toàn dân vào sáng 14/12/2017 có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Senegal và Tổng thống Myanmar. Về phía các tổ chức quốc tế có sự tham gia của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Chủ tịch WB, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom,...Trong bài phát biểu của mình, các vị nguyên thủ quốc gia đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sức khoẻ cho sự phát triển của các quốc gia, đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho phát triển và việc đạt được mục tiêu bao phủ sức khoẻ toàn dân chính là điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững SDGs.
Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh đến vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu và tăng cường hệ thống y tế, coi đó là nền tảng để người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, dự phòng và nâng cao sức khoẻ ngay tại cộng đồng với chi phí hiệu quả.Nhân dịp này, Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản đã công bố khoản kinh phí lên tới 2,9 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp và thấp nhằm đạt được các mục tiêu bao phủ sức khoẻ toàn dân vào năm 2030.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đồng chủ trì phiên thảo luận về chủ đề Tăng cường năng lực của hệ thống y tế, lồng ghép nội dung chuẩn bị sẵn sàng ứng phó đại dịch với hoạt động tăng cường hệ thống y tế hướng tới Bao phủ sức khoẻ toàn dân. Bộ trưởng đã nhấn mạnh những thách thức mà ngành y tế Việt Nam đã đương đầu và vượt qua trong công tác dự phòng và kiểm soát các bệnh dịch mới nổi, nguy hiểm như SARS, cúm A H1N1, H5N1, H7N9.
Bộ trưởng cũng chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tăng cường hệ thống y tế dựa vào mang lưới y tế cộng đồng rộng khắp có bác sĩ làm việc đến tận tuyến thôn bản để phát hiện sớm, đáp ứng hiệu quả với bệnh dịch, kinh nghiệm tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác y tế quốc tế như Chương trình an ninh y tế toàn cầu, thực hiện điều lệ y tế quốc tế, thành lập các Trung tâm dự phòng và đáp ứng khẩn cấp với dịch bệnh (EOC).
Công tác đảm bảo tài chính cho y tế khi dịch bệnh xảy ra cũng là một nội dung trọng tâm của ngành y tế, trong đó, Chính phủ bao cấp cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cận nghèo, người sống tại vùng sâu, vùng xa. Bảo hiểm y tế toàn dân được tăng cường và tỷ lệ chi tiêu cho y tế từ tiền túi của người dân đã giảm xuống còn 37% vào năm 2017.
Tại diễn đàn này, Bộ trưởng có các cuộc gặp song phương với các nhà quản lý và hoạch định chính sách quốc tế để thảo luận các nội dung hợp tác song phương như ông Tedros Adhanom Ghebreyesushanom, Tổng Giám đốc WHO; ông Katsunobu Katō, Bộ trưởng Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản; ông Takao Toda, Phó Chủ tịch JICA tổng hành dinh; Thượng nghị sĩ Keizo Takemi; ông Timothy Evans, Giám đốc cấp cao WB về y tế, dinh dưỡng và dân số.
Nhân chuyến thăm này, Bộ trưởng đã đến thăm Trung tâm phục hồi chức năng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc bệnh viện Kitahara Nhật bản để tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Ngày 15/12/2017, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn công tác lên đường về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Nhật Bản.
Ngành y tế Việt Nam tự hào về những tiến bộ đã đạt được trong cả lĩnh vực cung cấp dịch vụ và đảm bảo tài chính để thực hiện Bao phủ y tế toàn dân. 100% trẻ em được tiêm chủng phòng các bệnh lây nhiễm phù hợp với độ tuổi, tỷ lệ các ca sinh được cán bộ chuyên môn y tế đỡ đẻ đạt hơn 90%. Hiện nay 83% dân số có bảo hiểm y tế và Việt Nam phấn đấu đạt được tỷ lệ 90% vào năm 2020, 95% vào năm 2025. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ nỗ lực tăng cường chất lượng dịch vụ y tế tuyến huyện và tuyến cộng đồng, nhất là trong quản lý các bệnh không lây nhiễm, tăng cường hệ thống chi trả theo dịch vụ y tế.
Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ quan trọng của Chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF để thực hiện sáng kiến chung Tokyo về bao phủ sức khỏe toàn dân.
Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá chất lượng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Ngày 14-12, Đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thăm hỏi người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Theo báo cáo của bệnh viện, trung bình mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận khoảng 2.000-2.500 bệnh nhân. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá của bệnh viện - áp dụng theo bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện với 83 tiêu chí do Bộ Y tế ban hành - cho thấy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đạt 79/83 tiêu chí. Cụ thể, 14/79 tiêu chí đạt mức 5 (mức cao nhất); 34/79 tiêu chí đạt mức 4; 26 tiêu chí đạt mức 3; không có tiêu chí đạt mức 1. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn còn 5 tiêu chí đạt mức 2, tập trung ở hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện như: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; phòng ngừa nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh; thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm sự cố y khoa...
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, việc kiểm tra nhằm tìm hiểu, đánh giá công tác cải tiến chất lượng bệnh viện. Tinh thần chung là không chú ý quá nhiều điểm số, mà tập trung tìm ra ưu điểm để phát huy và hạn chế để khắc phục. Ngày 15-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn đo lường, đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại 63 điểm cầu trên toàn quốc.
Thực hiện nghiêm quy định hậu kiểm để đảm bảo an toàn thực phẩm
Sáng 14/12, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã họp tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2017, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, trong năm 2017, cả nước đã thành lập trên 23.400 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 625.060 cơ sở, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, xử lý 32.579 cơ sở, trong đó 19.208 cơ sở bị phạt trên 61 tỷ đồng, 611 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, trên 5.000 cơ sở phải tiêu hủy sản phẩm. Ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, các bộ, ngành đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2017, kết quả giám sát trên diện rộng do Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện cho thấy không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm salbutamol trong hơn 8.000 mẫu nước tiểu, 1.000 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ.
Năm 2017, công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm tiếp tục được quan tâm, tập trung vào thông tin, truyền thông để thay đổi hành vi phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các đối tượng nguy cơ; giám sát phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ, cảnh báo phòng chống ngộ độc thực phẩm cho cộng đồng, tập trung vào giảm số mắc trong ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể; giảm số vụ, số tử vong tại bếp ăn gia đình, do rượu, nấm độc; kiểm soát phòng chống ngộ độc thực phẩm, trọng tâm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm tại khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.
Trong 11 tháng năm 2017, toàn quốc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.869 người mắc, 3.700 người đi viện và 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 giảm 27 vụ, giảm 438 người mắc, tuy nhiên số người tử vong tăng 12 người. Nguyên nhân tử vong tăng chủ yếu do ngộ độc methanol trong rượu (11 người), độc tố tự nhiên (10 người), 3 trường hợp còn lại chưa xác định được nguyên nhân.
Băn khoăn về vấn đề nhân lực, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm này chưa có văn bản chính thức về tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành ở tuyến quận, huyện, phường, xã và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cán bộ thường trực về an toàn thực phẩm tại tuyến phường, xã. Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng băn khoăn về thẩm quyền xử phạt và tổ chức của loại hình thanh tra này. Trả lời của Thanh tra Chính phủ cho tới nay vẫn chưa ngã ngũ được vấn đề thẩm quyền. “Chúng tôi chưa được công nhận như một thanh tra nhà nước của các sở, ngành tương đương. Trong khi theo quy chế, Ban là một cơ quan tương đương với sở và trực thuộc UBND thành phố. Chính vì vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra về xử phạt và lên kế hoạch rất khó. Bản thân tôi phải đích thân ký tất cả các quyết định xử phạt, Trưởng phòng Thanh tra không có thẩm quyền như Chánh thanh tra, vì vậy gây ra một số khó khăn”, bà cho hay. Đồng tình với việc sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP (hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm) theo hướng chuyển sang hậu kiểm, bà Phạm Khánh Phong Lan đề nghị phân định rạch ròi việc hậu kiểm và thanh tra, làm rõ quy chế hậu kiểm, hiện hậu kiểm không có quyền xử phạt. Theo quy định, một doanh nghiệp không bị thanh tra quá một lần trong một năm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận, hiện nay nếu áp dụng theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cơ chế hậu kiểm là chưa xử lý vi phạm được. Nghị định này đang được sửa đổi theo hướng sản phẩm đã công bố mà làm không đúng sẽ bị xử lý, sản phẩm đã kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn mà không đạt được theo chỉ tiêu đó sẽ xử rất nặng và rút ngay giấy phép; hình thức xử lý tới đây sẽ nặng hơn rất nhiều.
Cũng quan tâm đến vấn đề nhân lực, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu bày tỏ lo lắng khi thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, đội ngũ thanh tra viên và kiêm nhiệm của thành phố đang là 500 người. Ông Nguyễn Văn Sửu cho biết, năm 2017, số tiền xử phạt về an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố lên đến 36 tỷ đồng (tăng 8 tỷ đồng so với năm 2016). Hà Nội đẩy mạnh thực hiện thủ tục cấp giấy đảm bảo an toàn thực phẩm trực tuyến cấp độ 3, 4; xử lý các lỗi vi phạm ngay tại chỗ, tăng tính răn đe; triển khai các đề án về cửa hàng rau hoa quả; khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký sản phẩm…
Phân tích hai nhóm vấn đề khi thay thế Nghị định 38, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, dự thảo Nghị định thay thế thể hiện rất cụ thể cách làm theo khuyến nghị của thế giới, nhưng khi thực hiện rất khó khăn.
Thứ hai là liên quan đến nguyên tắc làm việc, Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm “gác gôn” bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Đây là một cuộc đổi mới tư duy, cũng giống như quá trình đổi mới, cũng cọ sát, cũng vật lộn. Kết quả làm có những tiến bộ nhưng cũng còn có những việc không thể một lúc, một chốc mà làm được. Vậy chúng ta phải đề ra những nội dung mà làm, quan trọng là phải làm có lộ trình và phải tiến lên”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng lưu ý Ban Chỉ đạo rút kinh nghiệm trong công tác truyền thông, thống nhất cách thức tuyên truyền bởi đây là việc làm lâu dài, phải có những bước đi chắc chắn, không nên để nóng lên, xã hội hiểu lầm. Theo Phó Thủ tướng, phải tăng cường các giải pháp đồng bộ, làm sao để sản xuất sạch là vấn đề rất chiến lược. Thời gian tới, cần tập trung vào các vấn đề quản lý thức ăn đường phố, thức ăn trong chợ; kiểm soát hàm lượng các hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm; kiểm soát các lò mổ; kiểm tra, siết chặt các hộ chuyên kinh doanh cỗ cưới...
Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo ban hành chương trình sức khỏe Việt Nam, theo Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), trong đó quy định cả vấn đề về dinh dưỡng, nhất là chương trình sữa học đường, lồng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2018, tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nghiêm quy định về hậu kiểm nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, những gì không cần thiết phải bỏ theo đúng thông lệ quốc tế.
Cấp cứu điều trị 54 trường hợp bị rắn cắn
https://thanhnien.vn/suc-khoe/cap-cuu-dieu-tri-54-truong-hop-bi-ran-can-909582.html
Ngày 14.12, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho biết vừa cấp cứu kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến hôn mê sâu.
Trước đó, khoảng 23 giờ đêm 1.12, Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Em (66 tuổi, ngụ xã Thanh Đức, H.Long Hồ, Vĩnh Long) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân phải khi đi xuống nhà bếp.
Vào viện, bệnh nhân hôn mê sâu, huyết áp không đo được, nhịp tim 120 lần/phút... Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ do rắn lục đuôi đỏ cắn và tiến hành truyền huyết thanh. Sau hơn 1 giờ can thiệp, bệnh nhân đã qua nguy hiểm tính mạng, hiện sức khỏe bắt đầu hồi phục.
Bị rắn độc cắn khi đi rừng một mình và không được cứu chữa kịp thời, một người đàn ông ở Quảng Bình đã bị hoại tử chân, nguy kịch đến tính mạng.
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, nơi đây đã cấp cứu điều trị cho 54 trường hợp bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ. Trong số đó có 2 trường hợp bị rắn hổ đất cắn và 1 người đã tử vong.
Bác sĩ Hồ Bích Thủy, Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức tích cực chống độc- Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo: Đối với các trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, hạn chế tự can thiệp vết thương. Nếu chậm, bệnh nhân sớm bị rối loạn đông máu nặng dẫn đến xuất huyết não, gây tử vong.
Ông C. bị rắn cắn vào chân khi đang ngủ trong mùng. Vợ ông đập được con rắn và mang lên cho bác sĩ xem. Các bác sĩ xác định đó là loại rắn cạp nia.
Điều hai xe cấp cứu đi cứu một bệnh nhân bị mất máu
https://thanhnien.vn/suc-khoe/dieu-hai-xe-cap-cuu-di-cuu-mot-benh-nhan-bi-mat-mau-909615.html
Ngày 14.12, theo tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), bệnh nhân Võ Văn Kim (70 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã ổn định sức khỏe và hiện đang được chăm sóc tại Khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu - Bướu cổ.
Theo các bác sĩ, tháng 10.2017, trong một lần khám sức khỏe, bệnh nhân Kim được phát hiện giống có u trong ổ bụng. Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Q.9 (TP.HCM) sau đó cho thấy bệnh nhân bị túi phình động mạch chậu bên phải, nghi u phúc mạc treo.
Ngày 12.12, bệnh nhân được Bệnh viện Q.9 mổ nội soi giải quyết vị trí túi phình nhưng máu chảy nhiều không cầm được. Vì vậy, các bác sĩ chuyển sang mổ hở nhưng máu vẫn chảy, trong khi bệnh viện chỉ có sáu đơn vị máu.
Ngay lập tức Bệnh viện Q.9 đã kích hoạt báo động đỏ liên viện nhờ Bệnh viện Nhân dân Gia Định hỗ trợ.
Chỉ trong vòng 30 phút, chiếc xe cấp cứu đầu tiên đưa một ê kíp gồm hai bác sĩ chuyên khoa lồng ngực mạch máu, một bác sĩ ngoại tổng quát, một nhân viên xét nghiệm, một số dụng cụ mổ mạch máu cơ bản và bốn đơn vị huyết tương tươi có mặt tại Bệnh viện Q.9.
Trong lúc các bác sĩ tiếp cận vùng chảy máu, đánh giá tổn thương, cầm máu, xử lý túi phình và bốc tách các đoạn dính bụng, chậu thì chiếc xe cấp cứu thứ hai ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định xuất phát mang theo dụng cụ, nhân viên y tế và máu tiếp tục đến Bệnh viện Q.9 tiếp ứng thêm.
Từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút, ca mổ khẩn cho bệnh nhân đã thành công. Chín đơn vị máu các loại được truyền cho bệnh nhân. Hai giờ sau, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Nhân dân Gia Định để tiếp tục điều trị.
Đến sáng nay, mạch và huyết áp bệnh nhân ổn định. Bệnh nhân tỉnh, nói chuyện được. Chiều nay (13.12), Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã có thông cáo xác nhận một số sản phẩm sữa Lactalis có nguy cơ nhiễm khuẩn, đang được thu hồi toàn cầu, đã được nhập khẩu về Việt Nam.
Thay toàn bộ máu cho nạn nhân bị xe tải cán dập nát hai chân
Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng chấn thương nặng, gãy dập nát cả hai chân do tai nạn giao thông và mất máu nghiêm trọng.
Ngày 13/12, bệnh viện đa khoa Đồng Nai vừa cứu sống bệnh nhân Đoàn Hữu C. (sinh năm 1981, ngụ tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) bị chấn thương nặng, gãy dập nát cả hai chân do tai nạn giao thông và mất máu nghiêm trọng. Bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, ông C. trước đó được người dân đưa vào viện cấp cứu do đa chấn thương, trong đó hai chân bị xe tải cán nát, tình trạng lơ mơ, mạch áp không đo được...
Các bác sĩ đã cắt bỏ hai chân của bệnh nhân do hai chân bị dập nát lộ cơ, xương, không nối được; cầm máu và truyền 26 đơn vị máu để cứu sống bệnh nhân. Trực tiếp tham gia ca phẫu thuật, bác sĩ Lê Ngân, Trưởng Khoa Ngoại chấn thương - chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, ca mổ diễn ra trong vòng 30 phút. Trường hợp này nếu để lâu, bệnh nhân sẽ bị sốc, không phục hồi, cơ thể sẽ không nhận máu truyền đến nữa.
Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và tiếp tục theo dõi.
Cục ATTP yêu cầu nhà nhập khẩu khẩn trương thu hồi các sản phẩm sữa của Pháp bị nhiễm khuẩn
Trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm 8 sản phẩm sữa nhiễm khuẩn của Pháp, Bộ Y tế đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm có tên và số lô đã được cảnh báo.
Liên quan đến các sản phẩm nhiễm khuẩn của Pháp đang bị thu hồi ở một số quốc gia, chiều ngày 14/12, bà Trần Việt Nga- Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho hay, qua kiểm tra, Cục An toàn Thực phẩm phát hiện có 8 lô sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella đã được nhập khẩu vào Việt Nam.
Cục An toàn Thực phẩm đang tiến hành kiểm nghiệm chỉ tiêu Salmonella đối với các sản phẩm theo cảnh báo. Tuy nhiên, trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, Bộ Y tế đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm có tên và số lô đã được cảnh báo. Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện đang tiến hành kiểm nghiệm chỉ tiêu Salmonella đối với các sản phẩm sữa của Tập đoàn Lactalis đã nhập khẩu vào Việt Nam
"Ngay sau khi nhận được cảnh báo này, Cục An toàn Thực phẩm đã có thông tin rộng rãi phát đi để cảnh báo cho người tiêu dùng biết và ngừng sử dụng nếu như đã mua các sản phẩm này.
Đồng thời Cục cũng yêu cầu công ty nhập khẩu các sản phẩm này tiến hành thống kê số lượng đã nhập khẩu vào Việt Nam, số lượng đã bán ra trên thị trường và thu hồi sản phẩm ngay lập tức trên thị trường và đồng thời có báo cáo kết quả về Bộ Y tế hàng ngày"- bà Nga nói.
Cũng theo bà Nga, Cục An toàn Thực phẩm cũng sẽ có lực lượng cùng giám sát với công ty nhập khẩu sản phẩm này để thu hồi một cách tối đa nhất. Ngoài ra, Cục An toàn Thực phẩm cũng đã có công văn thông báo cho cơ quan hải quan và các cơ quan kiểm tra nhà nước tại các cửa khẩu để tiến hành kiểm tra đối với các sản phẩm này, nếu phát hiện sẽ không cho nhập khẩu vào trong nước.
Bà Nga cũng cho biết, với những sản phẩm cùng loại nhưng không thuộc loại phải cảnh báo, Cục sẽ sẽ tiến hành giám sát để kiểm tra các sản phẩm không nằm trong diện cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng hay không.
"Gia đình nào có con nhỏ sử dụng sữa này lâu ngày mà có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, sốt, cần sớm đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra"- bà Nga khuyến cáo. Trước đó, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm ngày 13/12 cho biết, ngày 12/12, Cục An toàn thực phẩm nhận được cảnh báo từ Ban Thư ký INFOSAN về việc một số trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Pháp phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella Agona
Cục An toàn thực phẩm cho biết, qua điều tra ban đầu, các ca bệnh có thể liên quan tới một số sản phẩm dinh dưỡng không chứa lactose (lactose-free) do Tập đoàn Lactalis, Pháp sản xuất. Hiện Cộng Hòa Pháp đã tiến hành thu hồi 600 lô sản phẩm liên quan được sản xuất từ tháng 2/2017 đến nay.
Cũng theo thông tin của Cục An toàn thực phẩm cho hay, một số sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về Việt Nam.
Cục An toàn thực phẩm hiện đang rà soát và chỉ đạo kiểm nghiệm chỉ tiêu Salmonella Agona đối với các sản phẩm theo cảnh báo. Trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm có tên và số lô như sau:
1CELI EXPERT 2 400G X12 GEX ASIE
17C0012563
31/3/2019
2CELI EXPERT 2 900G X6 GEX ASIE
17C0012597
7/4/2019
3CELI EXPERT 2 400G X12 GEX ASIE
17C0012837
24/5/2019
4CELI EXPERT 2 900G X6 GEX ASIE
17C0012869
30/5/2019
5CELI EXPERT 3 400G X12 GEX ASIE
17C0012639
12/4/2019
6CELI EXPERT 3 900G X6 GEX ASIE
17C0012648
10/4/2019
7CELI MAMA 400G X12 NEUTRE PROMAT
17C0012679
27/4/2019
8CELI MAMA 400G X12 NEUTRE PROMAT
17C0012679
27/4/2019
Được biết, khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như: tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn... Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
Bất cứ nguồn thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm bơ sữa, trứng và hải sản và một số loại trái cây, rau quả đều có thể bị nhiễm Salmonella.
Trước đó, lệnh thu hồi các sản phẩm sữa do Lactalis và giới chức y tế Pháp đưa ra đối với nhiều thị trường, trong đó có Trung Quốc, Pakistan, Anh và Sudan.
Tập đoàn sữa hàng đầu của Pháp Lactalis phát lệnh thu hồi lớn các sản phẩm sữa của mình trước lo ngại nhiễm khuẩn Salmonella sau khi phát hiện 26 trường hợp trẻ mắc bệnh tại Pháp.
Tập đoàn này cho biết khoảng 7.000 tấn sản phẩm có thể đã bị nhiễm khuẩn, tuy nhiên, không xác định được số lượng đã được tiêu thụ và số lượng còn đang được bày bán.
Hàng loạt học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ở trường
Sau khi ăn xôi với xúc xích, ruốc tại một quán ở cổng trường; hay sau bữa ăn trưa với các món cơm trắng, đậu que xào, canh hẹ đậu hũ thịt và táo dùng tráng miệng, nhiều học sinh tại Tuyên Quang, TP. Hồ chí Minh rồi Ninh Thuận phải nhập viện điều trị vì có các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nghi do ngộ độc thực phẩm…
Bữa xôi sáng ở cổng trường khiến 12 trẻ nhập viện
Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Tuyên Quang chiều 11/12, bệnh viện này vừa tiếp nhận 12 học sinh Trường THCS xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. BSCKII.
Phạm Thị Tuyến, Phó trưởng khoa Da liễu BVĐK tỉnh - thường trực cấp cứu ngày 11/12 cho biết, cả 12 bệnh nhi đã được kíp trực phòng khám kịp thời thăm khám và cấp cứu.
Các bệnh nhân đều có tình trạng đau bụng, buồn nôn và những biểu hiện triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm. Qua khai thác từ bệnh nhân và giáo viên chủ nhiệm của các em được biết, khoảng 7h sáng cùng ngày, các cháu đều ăn xôi mặn với hành, ruốc, đu đủ, tương ớt và xúc xích tại quán xôi ở cổng trường.
Đến khoảng 10h, các cháu bắt đầu bị đau bụng, buồn nôn nên báo cáo tới cô giáo. Nhà trường đã cho các cháu được nghỉ học và đưa các cháu đến cấp cứu tại Trạm y tế xã Tiến Bộ, sau đó 12 cháu được chuyển tuyến đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang để điều trị. Hiện tại, 6 học sinh đã được chuyển đến Khoa Nhi và 6 cháu được chuyển đến Khoa Cấp cứu - BVĐK tỉnh Tuyên Quang để tiếp tục được điều trị và theo dõi.
Cũng trong chiều 11/12, cơ quan chức năng quận 2, TP.Hồ Chí Minh cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị có liên quan điều tra làm rõ vụ hơn một trăm học sinh phải nghỉ học nghi do bị ngộ độc thức ăn ở một trường tiểu học. Theo đó, tối 7/12, nhiều phụ huynh có con học tại Trường tiểu học An Phú (khu dân cư Sông Giồng, phường An Phú, Q.2, TP.Hồ Chí Minh) phát hiện con em mình có biểu hiện đau bụng, sốt nặng, nôn ói và tiêu chảy.
Ngay lập tức, các phụ huynh đã đưa các con đến phòng khám tư thăm khám hoặc mua thuốc điều trị. Sáng 8/12, các bé vẫn đến trường học trong tình trạng còn đau bụng, nôn,… Khi phụ huynh phản ánh, nhà trường tiếp nhận thông tin và phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ sự việc. Đồng thời, nhà trường đề nghị phụ huynh đưa các học sinh đến BV quận 2, BV Nhi đồng để các bác sĩ kịp thời chữa trị. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các học sinh tại Trường tiểu học An Phú bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Theo thống kê ban đầu của thanh tra liên quận 2, 9 và Thủ Đức vào sáng ngày 8/12, tại Trường tiểu học An Phú có 142 học sinh có triệu chứng bất thường: 18 học sinh nôn, đau bụng, sốt; 5 học sinh tiêu chảy, sốt và 119 học sinh sốt. Cơ quan chức năng cho biết, qua xác minh, trưa 7/12,
Trường tiểu học An Phú có nấu hơn 700 suất ăn cho học sinh, gồm cơm trắng, đậu que xào, canh hẹ đậu hũ thịt và táo để tráng miệng. Khoảng 13h30 cùng ngày, trường tiếp tục phục vụ bữa ăn xế bằng bún riêu. Sau khi ăn, các em học sinh đã có biểu hiện như trên. Được biết, Trung tâm y tế quận 2 đã phối hợp cùng trường lấy mẫu thực phẩm của các bữa ăn để kiểm nghiệm, tìm nguyên nhân vụ việc.
42 học sinh trường dân tộc nội trú nhập viện sau khi ăn xôi mặn kèm chả lụa
Trước đó, chiều 7/12, ông Quảng Đại Hương, Giám đốc BVĐK khu vực huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết, sau nhiều giờ điều trị, 42 học sinh Trường dân tộc nội trú THCS huyện Ninh Phước nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm đã dần bình phục sức khỏe, trong đó có 6 em đã được xuất viện. Tuy nhiên, một số học sinh đã phải chuyển lên BVĐK tỉnh để tiếp tục điều trị vì ngộ độc nặng.
Trước đó, lúc 7h sáng cùng ngày, sau khi ăn món xôi mặn kèm chả lụa do một cơ sở ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cung cấp, 260 học sinh dân tộc thiểu số của trường đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói, co giật. Ban giám hiệu trường đã cho các em nghỉ học và thông báo BVĐK khu vực huyện Ninh Phước đưa phương tiện chuyển các em đi cấp cứu. Theo Ban giám hiệu nhà trường, hai bữa ăn trưa và chiều do nhà trường tự nấu, riêng bữa ăn sáng trong thời gian qua nhà trường có hợp đồng với cơ sở bà H.T.H. ở Phan Rang - Tháp Chàm cung cấp cho học sinh. Hiện cơ quan chức năng đã thu thập mẫu xôi mặn kiểm tra, tìm nguyên nhân ngộ độc.
Đấu thầu tập trung thuốc quốc gia: Giá thuốc giảm, người bệnh hưởng lợi
Thuốc là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong thời gian qua, những đổi mới trong các quy định về đấu thầu thuốc đã từng bước nâng cao cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, tạo điều kiện cho quản lý chất lượng, giảm chi phí điều trị...Phát biểu tại Hội nghị triển khai kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Thuốc hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi khám chữa bệnh nói chung và KCB BHYT nói riêng. Tổng chi cho thuốc từ Quỹ BHYT năm 2015 là 26.132 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%; năm 2016 là 31.5419 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41%, cao hơn so với các quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng.
Nguyên nhân là do việc đấu thầu thuốc vẫn thực hiện riêng lẻ tại từng tỉnh, thành phố và từng bệnh viện dẫn đến giá trúng thầu khác nhau, một số mặt hàng có giá trúng thầu cao. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu thực hiện đấu thầu thuốc tập trung hợp lý sẽ giúp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng, giảm được giá thuốc nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, năm 2016, Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và năm nay, lần đầu tiên tổ chức đấu thầu tập trung cấp quốc gia với 5 hoạt chất, 22 mặt hàng thuốc, bao gồm 5 thuốc biệt dược và 17 thuốc generic để cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc trong 2 năm 2018 - 2019. Đây là những loại thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Theo đánh giá ban đầu, quá trình tổ chức đấu thầu được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch. Kết quả đã lựa chọn được các nhà thầu cung ứng các mặt hàng thuốc đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Về hiệu quả kinh tế, tổng giá kế hoạch của các gói thầu là 2.746 tỷ đồng, giá trúng thầu là 2.269 tỷ đồng, tiết kiệm được trên 477 tỷ đồng (giảm được khoảng 17% so với giá kế hoạch). Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia cho biết, trong số tiền 477 tỷ tiết kiệm được, riêng thuốc biệt dược đã tiết kiệm được trên 114 tỷ đồng (giảm 6,9%) và gói thuốc Generic tiết kiệm được hơn 362 tỷ đồng, giảm 33% so với giá kế hoạch đấu thầu.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, thực hiện đấu thầu thuốc tập trung, số mặt hàng trúng thầu cao, giá trúng thầu phù hợp, chất lượng thuốc đảm bảo, qua gần 1 năm sử dụng không ghi nhận trường hợp nào phản ánh về chất lượng thuốc hoặc những tai biến liên quan.
Để tiếp tục quản lý tốt giá thuốc, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ BHYT, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai tích cực các chỉ đạo của Chính phủ về đấu thầu mua thuốc tập trung cấp Quốc gia. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đề nghị:
Trên cơ sở kết quả đạt được từ lần đầu tổ chức đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, trung tâm tiếp tục tổ chức đấu thầu đối với các mặt hàng thuốc được Bộ thống nhất mở rộng danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, mở rộng danh mục thuốc đàm phán giá, góp phần vào các giải pháp chung của Bộ Y tế để tiếp tục giảm giá thuốc theo chỉ đạo của Chính phủ.
Việc mở rộng danh mục đấu thầu tập trung thuốc Quốc gia theo nguyên tắc và tiêu chí: Thuốc thuộc các chương trình, dự án Quốc gia; thuốc điều trị các bệnh không truyền nhiễm (NCD); thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước; thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản xuất...
Trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký, các cơ sở khám chữa bệnh triển khai ký hợp đồng cụ thể với các nhà cung ứng thuốc theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc và chất lượng thuốc; kịp thời phản ánh với trung tâm và Bộ Y tế những khó khăn, vướng mắc, bất cập để kịp thời giải quyết...
Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí: Khám tầm soát bệnh tiểu đường miễn phí
Ngày 10/12/2017, tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tổ chức chương trình khám tầm soát bệnh đái tháo đường cho người dân có độ tuổi trên 35 tại địa bàn thành phố Uông Bí. Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa đường làm tỷ lệ đường trong máu tăng cao. Bệnh đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới và là một trong những bệnh gây tử vong cao hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Theo đó các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết của bệnh viện đã tiến hành khám lâm sàng, tư vấn sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, cách phòng tránh bệnh đái tháo đường cho147 lượt người dân và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm định lượng đường máu, chỉ số HBA1C trong máu. Qua đó phát hiện 9 trường hợp người dân mắc bệnh đái tháo đường và 28 người theo dõi đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và di chứng rất nặng nề như: hôn mê, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa…Tầm soát bệnh đái tháo đường nhằm giúp làm giảm bớt gánh nặng điều trị, giảm mức độ trầm trọng của bệnh và phòng chống một cách hiệu quả những biến chứng mãn tính nặng nề của đái tháo đường gây ra. Đây là một trong những chương trình nằm trong mục tiêu của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là đưa dịch vụ y tế đến gần hơn với người dân, để người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất.
Người bệnh không được có hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự nhân viên y tế
Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đang được lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại Cổng Thông tin Chính phủ. Tại Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đang được lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại Cổng Thông tin Chính phủ, ghi rõ người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.
Cũng liên quan đến nội dung này, dự án Luật Khám chữa bệnh sửa đổi ghi rõ, người bệnh có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi cũng nêu rõ việc uwu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đây là một trong những chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế đề xuất tại dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi.
Các chính sách khác của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được đề xuất tại dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi gồm:
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Các hành vi bị cấm
Dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi nêu rõ các hành vi bị cấm như sau:
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
Cần ưu tiên bố trí ngân sách để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
8. Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.
12. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
14. Đưa, nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
15. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh đập phá tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bạo hành nhân viên y tế dưới mọi hình thức, thoái thác nghĩa vụ đóng viện phí.
Thêm 2 trường hợp mắc "bệnh lạ"chết người ở Quảng Ngãi
http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/them-2-truong-hop-mac-benh-la-o-quang-ngai-a212912.html
http://antt.vn/quang-ngai-benh-viem-da-day-sung-tai-xuat-hien-5-nguoi-nhap-vien-219432.htm
Chỉ sau 4 ngày, trên địa bàn huyện Ba Tơ đã xuất hiện 5 ca mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân sau 3 năm tạm lắng. Căn “bệnh lạ” khiến hàng chục người tử vong, hàng trăm người mắc bệnh ở Quảng Ngãi 5 năm về trước, năm nay bất ngờ tái phát ở địa phương này khiến nhiều người lo sợ.
Nếu sáng ngày 12/12, tại Quảng Ngãi mới có 3 bệnh nhân nhập viện với triệu chứng tay chân bị sừng thâm tím, men gan cao, suy hô hấp thì đến ngày 14/12 đã tăng thêm 2 trường hợp nữa.
Sáng 14/12, bà Đặng Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ vừa tiếp nhận thêm 2 ca mắc mới Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.
Hai bệnh nhân gồm chị Phạm Thị Dách (27 tuổi, đang mang thai ở tháng thứ 5) và cháu Phạm Thị Vị (9 tuổi, con gái của bệnh nhân Phạm Thị Dách) cùng ngụ ở Làng Dút 1, xã Ba Nam, huyện Ba Tơ.
Qua kiểm tra ban đầu, các y bác sĩ xác định hai bệnh nhân này có các triệu chứng của Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân như tổn thương da, men gan tăng... Hiện cả hai đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ theo phác đồ của Bộ Y tế.
Trước đó, ngày 11/12, Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ cũng tiếp nhận 3 trường hợp gồm: A Troa (17 tuổi), Phạm Văn Pa Rênh (53 tuổi) và Phạm Thị E (47 tuổi) đều trú ở thôn Tà Noát, xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị mắc "bệnh lạ". Như vậy chỉ trong vòng 4 ngày, trên địa bàn huyện Ba Tơ đã xuất hiện 5 ca mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân sau 3 năm tạm lắng.
Hiện 3 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng ở thôn Tà Noát, xã Ba Ngạc, sau 2 ngày điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ vì sức khỏe có chuyển biến xấu nên đã được chuyển xuống điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Ngành Y tế đã thành lập đoàn công tác tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực xuất hiện ca bệnh để tiến hành khử khuẩn khu vực bệnh nhân cư trú nhằm kiểm soát nguồn bệnh.
Trước đó, theo thống kê của ngành Y tế Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến 2014, địa phương này có 228 ca mắc hội chứng viêm da dày sừng, trong đó có 26 người đã tử vong (chủ yếu xã Ba Điền, huyện vùng cao Ba Tơ). Bệnh nhân đều chung triệu chứng dày sừng, nứt nẻ bàn tay và bàn chân. Họ đều có chỉ số men gan tăng, có người tăng 4 đến 5 lần, nhưng cũng có bệnh nhân tăng tới 10 đến 20 lần mức bình thường. Nhóm tuổi mắc bệnh xuất hiện nhiều ở nhóm 15 - 29.
Hội chứng viêm da dày sừng tay chân xuất hiện ở một số huyện miền núi Quảng Ngãi từng gây hoang mang cho người dân địa phương với tên gọi "bệnh lạ" vì suốt thời gian dài ngành Y tế không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 3/2013, Bộ trưởng Y tế căn cứ kết quả nghiên cứu dịch tễ học can thiệp từ tháng 5/2012 nhận định hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân ở Quảng Ngãi là do độc tố vi nấm, chủ yếu Aflatoxin, do ăn gạo cũ mốc, trên cơ địa người bị thiếu vi chất.
Bệnh viện tuyến quận đầu tiên trong cả nước mổ tim thành công
Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM vừa cho biết đã triển khai thành công ca mổ thông liên nhĩ lỗ thứ phát cứu sống nạn nhân đã bị bệnh tim 4 năm. Đây là bệnh viện tuyến quận đầu tiên trong cả nước đã triển khai mổ tim thành công cho bệnh nhân. Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân tên P.T.Đ (23 tuổi, Bình Định). Cách đây 3 năm, bênh nhân bị thông liên nhĩ. Trong khoảng thời gian gần đây, cảm thấy sức khỏe bị giảm sút nhanh cho nên bệnh nhân đã đi kiểm tra tại bệnh viện quận Thủ Đức. Sau khi đã siêu âm Doppler tim và khám sức khỏe cho bệnh nhân, các bác sĩ tại đây đã chẩn đoán bệnh tình như sau: Thông liên nhĩ lỗ thứ phát kích thước 23mm, hở van ba lá 2.5/4 và tăng áp phổi nhẹ. Dựa trên tình trạng này, các bác sĩ tại bệnh viện Quận Thủ Đức đã hội chẩn cùng với Bệnh viện Tim TP.HCM, chỉ định sẽ tiến hành phẫu thuật tim cho bệnh nhân Đ.
Ca phẫu thuật được tiến hành vào lúc 9h50 ngày 12/12. Các bác sĩ đã tiến hành thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân, sau đó truyền dung dịch làm liệt tim và mở tim theo đường nhĩ phải. Lỗ thông liên nhĩ được các bác sĩ xác định với kích thước 20x25mm. Sau khi ghi nhận thông số trên, các bác sĩ tiến hành đóng lỗ thông liên nhĩ bằng mảnh ngoài tim tự thân của bệnh nhân đã qua xử lý hóa chất.
Cuộc phẫu thuật đã thành công sau 3h làm việc vất vả của đội ngũ các bác sĩ cả hai bệnh viện. Đóng góp vào thành công trên là sự chuẩn bị kỹ càng về cả nhân lực (được đào tạo kéo dài hơn 4 năm) và trang thiết bị cơ sở hạ tầng.
Sau khi được sự đồng ý của Sở Y tế về chủ trương triển khai mổ tim hở, với sự trợ giúp, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia của viện Tim, các y bác sĩ đã mở ra một bước tiến mới mẻ cho trung tâm tim mạch Bệnh viện quận Thủ Đức nói chung và nâng cao sự tín nhiệm của các bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh tại đây nói riêng.
Hiện tại, bệnh nhân của ca phẫu thuật này đã tỉnh và hiện đang được tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức tim mạch của bệnh viện quận Thủ Đức.
2017 đánh dấu nhiều ca ghép tạng lần đầu thực hiện ở Việt Nam
http://antt.vn/2017-danh-dau-nhieu-ca-ghep-tang-lan-dau-thuc-hien-o-viet-nam-219413.htm
Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành ca ghép chéo thận; cũng lần đầu chuyển tế bào gốc từ Đài Loan về Sài Gòn ghép cho bệnh nhân. Ngày 11/1, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) lần đầu thực hiện thành công ca ghép thận trao đổi chéo, cứu sống hai cô gái được cha mẹ mình hiến thận. Bệnh nhân đầu tiên là cô gái Kiên Giang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, người duy nhất trong gia đình có đủ điều kiện để hiến thận là bố dượng. Tuy có cùng nhóm máu B, tương đối hòa hợp miễn dịch nhưng bệnh nhân lại có một kháng thể kháng lại HLA của bố dượng, nếu tiến hành ghép rất nguy hiểm.
Bệnh nhân thứ hai là cô gái 32 tuổi ở Đăk Nông, bị suy thận mạn giai đoạn cuối và được mẹ ruột hiến thận. Dù mẹ con có cùng nhóm máu nhưng có một kháng thể dương tính với nhau, không thể tiến hành ghép. Cả hai cặp đều có cùng nhóm máu B, sau khi được các bác sĩ giải thích đã đồng ý trao đổi chéo cho nhau. Người bố dượng của cặp thứ nhất tặng thận cho con gái của cặp thứ hai và ngược lại.
Khi hoán đổi chéo nhau, kháng thể không chống kháng nguyên người cho, hòa hợp về mặt miễn dịch. Sau ca mổ ghép chéo, cả hai bệnh nhân chấm dứt những tháng ngày gắn liền bệnh viện và tuần 3 buổi chạy thận nhân tạo, hồi phục để trở về cuộc sống đời thường với thiên chức làm vợ, làm mẹ. Đây là lần đầu Việt Nam thực hiện ghép thận trao đổi chéo thành công. Ghép thận đổi chéo đầu tiên triển khai trên thế giới vào 1991 tại Hàn Quốc và hiện nhiều nước đã ứng dụng.
Bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Giang bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được bố 28 tuổi và bác ruột 30 tuổi mỗi người tặng một phần phổi để tạo thành hai lá phổi cho con. Ca ghép diễn ra ngày 21/2, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện.
Ghép phổi là một trong những cuộc ghép rất khó, không giống các tạng khác. Một trong những điều quan trọng với thành công của ca phép là chọn phổi khỏe để ghép. Rất may trong ca ghép này, tỷ lệ hòa hợp rất cao. Các bác sĩ đã cắt lấy thùy phổi dưới của người tặng để thay thế cả 2 lá phổi cho trẻ. Trước đó Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ghép khối tim - phổi cho một bệnh nhân nam 40 tuổi. Ca ghép không thành công, bệnh nhân qua đời sau 5 ngày được ghép. Người này được ghép khối tim phổi nhận hiến tặng từ một bệnh nhân bị chết não ở Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Cậu bé 10 tuổi Nguyễn Thành Đạt mắc bệnh cơ tim giãn, tim yếu dần đến lúc ngừng hoàn toàn, không còn giải pháp nào khác ngoài ghép tim. Trong thời gian chờ đợi tim để ghép, sự sống của bé được duy trì nhờ thuốc và máy móc hỗ trợ nhưng cũng không thể kéo dài quá lâu.
May mắn 20 ngày sau đó có một thanh niên 19 tuổi chết não hiến tạng với thông tin sinh học cơ bản phù hợp với bé. Nếu không ghép thì rất phí quả tim được hiến, mà ghép sẽ vô cùng khó khăn bởi làm sao để ghép vừa quả tim từ một người trưởng thành nặng hơn 55 kg cho một đứa trẻ 10 tuổi. Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cuối cùng vẫn quyết định tiến hành ca mổ ghép đầy rủ ro. Ca mổ diễn ra đêm 15/3 và là ca ghép tim với thời gian phẫu thuật dài nhất mà các bác sĩ tại đây thực hiện.
Các bác sĩ phải cùng suy nghĩ, thiết kế mô hình, bàn bạc để làm sao ghép vừa quả tim người lớn vào lồng ngực em bé. Khi đó bé Đạt rất gầy, nặng 21 kg, thể trạng hom hem, người đầy vết kim, tiên lượng thời gian sống chỉ tính bằng ngày. Đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép tim từ một người lớn đã chết não.
Thế giới ghi nhận ca ghép tim có độ vênh nhau lớn nhất giữa cân nặng, kích thước của người cho và nhận là 3,4 lần; trung bình 1,5-2 lần. Trường hợp bé Đạt kích thước quả tim vênh đến 2,7 lần. Rất may sự chuẩn bị kỹ càng của các bác sĩ đã giúp ca mổ ghép thành công, quả tim ấy đã đập được trong lồng ngực cháu bé.
Nam bệnh nhân 25 tuổi chẩn đoán bệnh bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML) vào tháng 5/2017. Đây là bệnh máu ác tính hiếm gặp, tiên lượng rất xấu, thời gian sống trung bình 20-30 tháng. Ghép tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm HLA của người chị gái duy nhất kết quả lại không phù hợp.
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã gửi mẫu của bệnh nhân để tìm người hiến tế bào gốc không cùng huyết thống tại Trung tâm Tzu Chi, Đài Loan. May mắn sau 6 tuần rà soát, ngân hàng tế bào từ Đài Loan báo có người cho phù hợp HLA 10/10. Người hiến tặng thiện nguyện là nam giới 37 tuổi, cùng cân nặng 79 kg và cùng nhóm máu A với bệnh nhân.
Các bác sĩ bắt đầu gấp rút bước vào hành trình tiếp nhận tế bào cho ca ghép xuyên biên giới đầu tiên. Nửa đêm 20/9, túi tế bào gốc từ Đài Loan vượt chặng đường 15 giờ về đến TP HCM để ghép cho chàng trai ung thư máu, đánh dấu ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên Việt Nam. Thành công của ca ghép mở ra cơ hội hợp tác với các ngân hàng tế bào gốc trên thế giới để tìm nguồn hiến phù hợp cho người Việt, tạo nền tảng thành lập hệ thống hiến tế bào gốc quốc gia.
Đắk Lắk: Nhiều khuất tất trong việc đấu thầu thuốc tại Sở Y tế
http://www.phapluatplus.vn/dak-lak-nhieu-khuat-tat-trong-viec-dau-thau-thuoc-tai-so-y-te-d59664.html
Ngày 23/11/2017, Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường ký xác nhận bản Kết luận số 1257/KL-BYT của Hội đồng giám định Bộ Y tế về các nội dung giám định công tác đấu thầu thuốc sai quy định tại Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, trong đợt tổ chức đấu thầu thuốc năm 2014-2015, Sở Y tế Đắk Lắk đã làm “chưa đúng quy định tại điều 3 Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC” khi 7 mặt hàng thuốc Calcium gluconolactat+ Calcium carbonat 0,3g+2,94g; Cefuroxim125mg; Meloxicam15ml; Paracetamol 80mg; Paracetamol 250mg; Paracetamol 150mg; Vitamin C 1000mg vào dự thầu nhóm 2 của gói thầu Generic. Sở Y tế cũng sai khi chọn liên danh Hoàng Vũ-Pymepharco là đơn vị dự thầu duy nhất được trúng thầu cả 7 mặt hàng thuốc nêu trên.
Kết luận 1257 cũng xác nhận “Trách nhiệm này thuộc về giám đốc Sở Y tế, các tổ chuyên gia giúp việc cho giám đốc trong đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu”, giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã ký duyệt kết quả đấu thầu này là ông Doãn Hữu Long, ngoài số thuốc sai nhóm chênh lệch giá còn rất nhiều mặt hàng khác nữa ước tính tổng thiệt hại lên đến cả trăm tỉ đồng.
Được biết, Hội đồng giám định được thành lập theo quyết định 2702/QĐ-BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký đã thống nhất ký bản Kết luận giám định số 1257, về các nội dung cần giám định theo trưng cầu của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 22/6/2017, căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số 127/PC46 của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Trương Quốc Cường Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định (QĐ) số 2703 thành lập Hội đồng giám định (HĐGĐ) gồm 14 đại diện lãnh đạo và chuyên viên 2 Cục 3 Vụ thuộc Bộ Y tế, gồm Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Bảo hiểm Y tế.
Sau 3 lần gửi Quyết định trưng cầu giám định mà Bộ Y tế không đáp ứng, trong đó Quyết định trưng cầu giám định lần đầu đánh số 206/PC44 gửi từ ngày 27/8/2015; Quyết định trưng cầu giám định lần thứ hai đánh số 45/PC46 gửi ngày 23/1/2017; Quyết định trưng cầu giám định lần thứ ba đánh số 92/PC46 gửi ngày 13/4/2017; tới lần thứ tư Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ký Quyết định trưng cầu giám định số 127/PC46 gửi ngày 20/5/2017,đề nghị Bộ Y tế giám định việc thực hiện mua thuốc năm 2013-2014, và việc đấu thầu mua sắm các mặt hàng thuốc thuộc gói thầu Generic năm 2014-2015 của Sở Y tế Đắk Lắk,
thời hạn kết luận trước ngày 30/6/2017. Cho tới ngày 11/8/2017 Bộ Y tế vẫn không trả lời Quyết định trưng cầu giám định số 127/PC46, lãnh đạo 2 cơ quan Công an tỉnh Đắk Lắk và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã phải gửi Báo cáo số 532 đến Ban chỉ đạo phòng chống Tham nhũng Trung ương, và Ban Nội chính Trung ương, đề nghị 2 cơ quan trên chỉ đạo về vấn đề này, đến ngày 29/9/2017 đồng chí Phan Đình Trạc Trưởng Ban Nội chính Trung ương gửi công văn yêu cầu đích danh Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải chỉ đạo giám định theo đúng quy định pháp luật.
Tại bản Kết luận số 1257/KL-BYT của Hội đồng giám định Bộ Y tế do Thứ trưởng Trương Quốc Cường ký xác nhận vào ngày 23/11/2017, về các nội dung giám định công tác đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Đắk Lắk.
Tuy nhiên, yêu cầu giám định “Hậu quả thiệt hại cụ thể là bao nhiêu?” thì Hội đồng giám định Bộ Y tế lại chưa trả lời trong Kết luận số 1257/KL-BYT. Được biết cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục giám định, tính cho rõ mức thiệt hại này để có cơ sở xử lý các cá nhân, tập thể sai phạm liên quan theo đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm này thuộc về giám đốc, các tổ chuyên gia giúp việc cho giám đốc trong đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu đã làm thiệt hại cho nhà nước nhiều tỉ đồng.
Qua đây bạn đọc cũng mong muốn các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Y tế, tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng làm rõ vụ việc và đưa sự thật ra ánh sáng để xử lý vụ việc theo đúng pháp luật.