Bộ Y tế nỗ lực ngăn dịch cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Việt Nam
http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/bo-y-te-no-luc-ngan-dich-cum-ah7n9-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-840475.html
Bộ Y tế đã và đang phối hợp với các đơn vị chức năng nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập của dịch cúm A/H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam.
Chiều 16/3, tại TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp tập huấn công tác truyền thông về phòng, chống dịch cúm nhằm thông tin về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở nước ngoài và Việt Nam.
Tại cuộc họp, nói về dịch cúm A/H7N9, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế - cho biết: “Dịch cúm A/H7N9 độc lực cao trên thế giới, đang hoành hành tại Trung Quốc (bắt đầu từ tháng 3/2013), dịch có nguồn gốc từ cúm gia cầm. Từ tháng 10/2016 tới nay, dịch cúm A/H7N9 ở Trung Quốc đang có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng, tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 460 trường hợp mắc tại 14 tỉnh, thành phố. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2017, tại Trung Quốc đã ghi nhận thêm 449 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó có 96 trường hợp tử vong“.
Bộ Y tế nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn dịch bệnh
Tổ chức Y tế thế giới nhận định về tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 vẫn có thể diễn biến phức tạp, số trường hợp mắc tiếp tục gia tăng. Tuy chưa khuyến cáo hạn chế việc đi lại, song có khuyến cáo hành khách du lịch nên tránh đi đến các khu vực đã phát hiện có ổ dịch, đặc biệt là các trang trại nuôi gia cầm, khu vực giết mổ và các khu vực được thông báo có nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ở môi trường.
Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế - cho hay: “Nguy cơ lây truyền dịch bệnh A/H7N9 từ gia cầm sang người qua đường biên giới Việt Nam với Trung Quốc là rất cao. Đặc biệt, hiện nay, tình trạng vận chuyển hàng lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn chưa được các cơ quan chức năng thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy, việc vận chuyển hàng lậu nhất là gia cầm lậu từ Trung Quốc vào nước ta thì nguy cơ nhiễm cúm A/H7N9 rất lớn. Ngoài ra, ý thức của người dân buôn bán, vận chuyển gia cầm chưa đúng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh”.
“Việt Nam đến thời điểm này, chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9 trên gia cầm và người. Trong thời gian qua, Bộ Y tế luôn theo dõi sát sao, phối hợp với các đơn vị chức năng thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát dịch bệnh, cùng với đó là tổ chức các hoạt động tập huấn ở các địa phương không để dịch bệnh lây lan. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời”, ông Tấn nói.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, mặc dù dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, song cho đến nay Việt Nam đã và đang ngăn chặn được sự xâm nhập của cúm A/H7N9. Bộ Y tế thường xuyên cập nhật báo cáo Lãnh đạo Bộ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp đã triển khai để kịp thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống. Cập nhật, ban hành kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9.
Thời gian tới, Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, đánh giá nguy cơ; Cung cấp thông tin dịch cúm gia cầm cho các cơ quan báo đài truyền thông khuyến cáo cho người dân, cho các hành khách nhập cảnh, khách du lịch đến các vùng có dịch; Thực hiện việc việc truyền thông đa dạng như đăng website, tờ rơi, poster, truyền hình, trả lời trực tuyến trên đài báo; Mở rộng phạm vi, đối tượng giám sát (giám sát trọng điểm, EBS, SARI), đặc biệt tại các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc, Campuchia; chợ đầu mối giao lưu, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm; Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho việc xác định, điều trị để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân khi có dịch bệnh xảy ra; Tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, phòng chống dịch, điều trị bệnh cúm nói chung và cúm A/H7N9 nói riêng; Tăng cường hợp tác quốc tế: phối hợp chặt chẽ với WHO, FAO, USCDC và các tổ chức quốc tế khác nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ nguồn lực trong việc giám sát chủ động, chuẩn bị ứng phó với dịch cúm; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đặc biệt là cơ quan thú y để chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.
Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm; thường xuyên tổ chức các đợt tiêu độc, khử trùng tại các chợ gia cầm sống, đặc biệt là các chợ đầu mối, các trang trại chăn nuôi gia cầm; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành vi rút cúm trên các đàn gia cầm, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; thông báo kịp thời cho Bộ Y tế để triển khai ngăn ngừa lây lan sang người; Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới; Các đơn vị thuộc Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối; Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan sang người theo các khuyến cáo của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí phòng, chống dịch chủ động để các hoạt động phòng chống dịch được triển khai sớm, có hiệu quả; bố trí kinh phí dự phòng, sẵn sàng cấp bổ sung trong trường hợp xảy ra các ổ dịch cúm trên gia cầm, lây sang người và trên diện rộng.
Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cần chỉ đạo các ban, ngành và các lực lượng liên quan của địa phương tăng cường trách nhiệm thực hiện việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các chợ đầu mối; Tổ chức tốt việc giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh trên gia cầm và ở người; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm; Tổ chức chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh gia cầm có thể xâm nhập và lây lan trong cộng đồng, các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, các yếu tố nguy cơ của việc sử dụng gia cầm không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc và các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm; Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá sự sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm tại địa phương.
Thêm 1 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết ở Đồng Tháp
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp xác nhận, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Nạn nhân là em Bùi Trường Phát, 10 tuổi, trú tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự. Trước đó, em Phát có biểu hiện sốt cao, người nhà đưa em tới phòng khám tư nhân tiêm thuốc nhưng không khỏi. Sau đó, em tiếp tục được chuyển lên điều trị tại TP.HCM và tử vong vào ngày 7/3 vừa qua.
Đây là trường hợp thứ 2 ở Đồng Tháp tử vong do sốt xuất huyết tính từ đầu năm 2017 đến nay.
Hiện ngành y tế Đồng Tháp đã tiến hành phun thuốc diệt muỗi, lăng quăng, làm vệ sinh môi trường và tuyên truyền đến người dân ở khu vực chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 3 - 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, người đã mắc bệnh vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí mắc lần hai còn nặng hơn lần đầu. Mặt khác, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết khá đa dạng, có thể chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng.
Thêm 2 người tử vong do sốt xuất huyết tại TP.HCM
http://vtv.vn/suc-khoe/them-2-nguoi-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-tai-tphcm-20170316132046168.htm
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/tphcm-them-2-nguoi-chet-vi-sot-xuat-huyet-689035.html
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=387317
http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-them-2-nguoi-chet-vi-sot-xuat-huyet-20170316112007187.htm
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/452357/
Đã có thêm 2 người đã tử vong vì sốt xuất huyết tại TP.HCM. Đến ngày 2/3, vẫn còn 20/24 quận, huyện trên địa bàn báo động có số ca mắc cao hoặc liên tục nhiều tuần.
Theo đó, một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là bệnh nhi 9 tháng tuổi, ngụ tại quận 12, dù đã hai lần nhập viện nhưng vẫn không qua khỏi. Trường hợp còn lại là bệnh nhân nữ 36 tuổi, ngụ tại quận Hóc Môn.
Trong ba tháng đầu năm 2017, tại TP.HCM đã ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết liên tục gia tăng, tập trung ở khu vực ngoại thành như: huyện Nhà Bè, quận 7, quận Hóc Môn, nhiều điểm đang có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã chủ động phối hợp với các địa phương lên phương án kiểm tra, giám sát tại những điểm có nguy cơ để hạn chế sốt xuất huyết bùng phát thành dịch.
TPHCM:Nhiều người chết vì sốt xuất huyết, người dân vẫn thờ ơ
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận gần 4.000 người mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, trong đó có 3 ca tử vong. Sở Y tế cho rằng, sự thờ ơ của người dân trong công tác phòng bệnh khiến sốt xuất huyết lây lan.
Tồn tại nhiều ổ muỗi gây bệnh
Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TPHCM ghi nhận gần 4.000 người mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị. Trong số đó, có 3 trường hợp (1 ca ngụ tại quận 5 và 2 ca ngụ tại quận 12) nhập viện trễ, gặp biến chứng nặng đã tử vong.
Trước những nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra cho cộng đồng, ngày 16/3 Sở Y tế tiến hành khảo sát dịch trên địa bàn quận 12. Sở y tế đã kiểm tra, ghi nhận thực tế tại khu phố 7, phường Hiệp Thành (nơi vừa có ca bệnh tử vong) để đánh giá các tồn tại và có phương án xử lý.
BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng cho hay: “Từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017 mỗi tuần, phường Hiệp Thành đều ghi nhận 3 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa kể những ca bệnh bị sốt đến điều trị nhưng các cơ sở y tế không lập báo cáo. Điều đó chứng tỏ, phường Hiệp Thành không phải ổ dịch mới mà là địa bàn có dịch đang lưu hành, mầm bệnh chủ yếu lây lan tại chỗ”.
Trên địa bàn phường Hiệp Thành, tồn tại nhiều ổ lăng quăng tại các khu vực người dân xả rác nhiều hoặc các hộ nuôi gia súc, gia cầm môi trường bị ô nhiễm, vật phế liệu ngổn ngang.
Đại diện Trung tâm Y tế quận 12 thừa nhận: cán bộ các khu phố đã vận động người dân dọn dẹp đổ bỏ vật chứa có thể là môi trường sinh sôi phát triển của lăng quăng, muỗi gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người dân không nghe, không thay đổi hành vi khiến sốt xuất huyết lây lan. Nhưng, việc xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân thờ ơ trong công tác phòng chống dịch chưa được thực hiện quyết liệt.
Phải truyền thông cho cả lãnh đạo địa phương
Sốt xuất huyết có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng, bệnh chưa có vắc xin dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng chống bệnh là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Song, thực tế diễn ra tại quận 12 cho thấy, công tác tuyên truyền và phòng chống dịch chưa triệt để.
Phó chủ tịch UBND quận thừa nhận, trên địa bàn còn tồn tại nhiều điểm nguy cơ, tuy nhiên đến nay quận mới chỉ xử phạt 1 cơ sở để lốp xe cũ chứa nước có nhiều lăng quăng.
Trong buổi làm việc với UBND quận 12, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế cho rằng: việc tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết lâu nay vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ lãnh đạo địa phương, kể cả nhân viên y tế cơ sở còn chưa nắm vững các kiến thức chuyên môn phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Phó giám đốc Sở Y tế yêu cầu trung tâm y tế dự phòng tăng cường phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng, sớm đẩy lùi và dập dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận 12 nói riêng và các khu vực khác trên toàn thành phố. Ông cũng đề nghị chính quyền địa phương đẩy mạnh truyền thông phòng chống sốt xuất huyết thông qua hoạt động truyền thông vãng gia, phát tờ rơi, truyền thông qua hệ thống phát thanh... với mục tiêu nâng cao ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, sở y tế sẽ tổ chức truyền thông, nâng cao kiến thức phòng chống dịch cho cả lãnh đạo địa phương và nhân viên y tế. BS Nguyễn Hữu Hưng khẳng định, ngành y tế sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan, quyết liệt xử lý đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường tạo ra các ổ chứa lăng quăng hoặc thờ ơ trong công tác phòng chống, tiếp tay cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh.
TPHCM: 3 người bị nhiễm vi khuẩn thương hàn
http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-3-nguoi-bi-nhiem-vi-khuan-thuong-han-2017031613275232.htm
Từ đầu năm đến nay, ít nhất 3 trường hợp nhiễm vi khuẩn thương hàn được ghi nhận tại các cơ sở điều trị. Bác sĩ cảnh báo, thương hàn là bệnh truyền nhiễm, nguy cơ bùng phát thành dịch cao trong mùa nóng.
Ngày 16/3, thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng, TPHCM cho hay, qua số liệu thống kê các loại bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ đầu năm đến nay, trung tâm ghi nhận 3 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn thương hàn.
Cả 3 ca bệnh nhập viện với các biểu hiện sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, có trường hợp đi ngoài ra máu, xuất hiện hồng ban trên cơ thể, mê sảng, ảo giác. Nhờ phát hiện, điều trị kịp thời, các bệnh nhân đều ổn định sức khỏe.
Thông tin chuyên môn từ khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng chỉ ra: thương hàn là bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, bệnh có thể lây lan thành dịch. Vi khuẩn thương hàn tồn tại trong môi trường nước từ 2 đến 3 tuần và từ 2 đến 3 tháng trong phân hoặc nước đá. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Thương hàn dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, không được nấu chín; lây qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hoặc qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn.
Bệnh đã có vắc xin chủng ngừa, tuy nhiên để tránh nguy cơ lây nhiễm bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm bằng những giải pháp đơn giản như: rửa tay thường xuyên bằng xà bông dưới vòi nước sạch; ăn chín, uống chín; không để lẫn lộn thức ăn sống và thức ăn chín; bảo quản thức ăn cẩn thận trong tủ lạnh hoặc đậy kín bằng những dụng cụ chống ruồi; không sử dụng đồ uống chưa được tiệt trùng... Các cơ sở chế biến thực phẩm, cung cấp suất ăn sẵn cần tuyệt đối tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người mắc bệnh thương hàn nếu không được phát hiện, điều trị sớm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, tử vong cao như: xuất huyết tiêu hóa; viêm túi mật; viêm gan; viêm cơ tim; trụy tim mạch. Để tránh nguy hiểm, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám điều trị kịp thời khi có các triệu chứng điển hình (đã nêu ở trên) của bệnh.
Không lạ khi có sốt xuất huyết ở phường Hiệp Thành
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/khong-la-khi-co-sot-xuat-huyet-o-phuong-hiep-thanh-689265.html
Sau khi đi thực tế, đoàn giám sát Sở Y tế TP.HCM ghi nhận khu phố 7, phường Hiệp Thành, quận 12 (TP.HCM) còn nhiều rác rến, chăn nuôi nhỏ lẻ mất vệ sinh và nhiều vật dụng đọng nước…
BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, thông tin như trên tại buổi giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) với UBND quận 12 ngày 16-3.
Cũng theo BS Dũng, môi trường như vậy rất thuận lợi cho lăng quăng phát triển, sẽ là lạ nếu như khu vực này không có ca bệnh SXH nào.
BS Dũng cho biết thêm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM liên tục ghi nhận những ca bệnh SXH trên địa bàn khu phố 7, phường Hiệp Thành trong những tuần gần đây. “Địa phương cần phải xử lý triệt để những điểm nguy cơ cao. Nếu không sẽ có nguy cơ bùng phát dịch SXH”, BS Dũng cảnh báo.
Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, trên địa bàn quận 12 vừa ghi nhận hai ca tử vong do SXH. Ca đầu tiên là bé 9 tháng tuổi ở khu phố 1A phường Đông Hưng Thuận, ca thứ hai là bệnh nhân 36 tuổi ở khu phố 7, phường Hiệp Thành.
Tổng cục Du lịch khuyến cáo khách du lịch tránh đến ổ dịch cúm H7N9
Tổng cục Du lịch đã có Công văn số 257/TCDL-LH gửi Sở Du lịch, Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, các khách sạn 3-5 sao thông báo tình hình dịch bệnh cúm gia cầm (H7N9).
Văn bản nêu rõ, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, dịch cúm A(H7N9) đang có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 460 trường họp mắc tại 14 tỉnh, thành phố của Trung Quốc. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận thêm 449 trường hợp mắc với cúm A(H7N9) trong đó có 96 trường hợp tử vong. Dịch bệnh cúm A(H7N9) chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam Trung Quốc, vùng châu thổ sông Trường Giang, châu thổ sông Châu Giang và ở các tỉnh như Phúc Kiến, Hồ Nam, Hồ Bắc, Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...
Trước tình hình lây lan và diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9), Tổng cục Du lịch đề nghị các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nội dung sau: Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch cúm A(H7N9) được đăng tải trên website của Bộ Y tế và Cục Y tế tế dự phòng (http://vncdc.gov.vn/).
Tổng cục Du lịch cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị nói trên khuyến cáo khách du lịch nên tránh đi đến các khu vực đã phát hiện có ổ dịch, đặc biệt là các trang trại nuôi gia cầm, khu vực giết mổ và các khu vực được thông báo có nhiễm vi rút cúm A(H7N9) ở môi trường khi không cần thiết.
Đồng thời, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dịch cúm A(H7N9) và các khuyến cáo của ngành y tế cho các hành khách đi về từ các vùng có dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo phòng ngộ độc rượu
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/864523/bo-y-te-khuyen-cao-phong-ngo-doc-ruou
Trước tình trạng nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tuyệt đối không uống rượu pha bằng cồn công nghiệp hoặc rượu có hàm lượng methanol; không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Bên cạnh đó, người dân không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên; không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên uống rượu; trẻ em dưới 18 tuổi không uống rượu bia; không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, quá 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.
Cơ quan này đưa ra khuyến cáo trong bối cảnh kể từ sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều vụ ngộ độc rượu chứa methanol trên cả nước đã liên tiếp xảy ra, trong đó hơn 10 trường hợp tử vong.
Theo Cục Y tế dự phòng, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững...) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời). Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm.
Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường cho sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, đặc biệt khi sử dụng rượu có chứa nhiều methanol. Chất methanol có trong cồn công nghiệp. Loại cồn này được pha vào rượu với mục đích tăng nồng độ của rượu, sản xuất rượu nhanh và giảm giá thành. Đây là một chất cực độc, một khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, gây mù và dẫn đến tử vong.
Những loại rượu không bảo đảm này thường bán trong các chai, can không nhãn mác, không rõ nơi sản xuất, không có thông tin sản phẩm, và thường được bày bán ở một số quán ăn, quán nước vỉa hè... Do đó, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng, chỉ nên mua rượu tại các địa chỉ uy tín, có thông tin và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
“Uống rượu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột, đặc biệt gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. Đối với hệ tim mạch uống rượu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra, uống rượu còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần. Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có nhiều tác hại như gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi”, Cục Y tế dự phòng cảnh báo.
Thành lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/thanh-lap-6-doan-kiem-tra-an-toan-thuc-pham-360723
Ngày 15/3, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Ban chỉ đạo liên ngành TW về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã quyết định triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
Chương trình này nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, từng bước hạn chế những nhược điểm, nguy cơ tiềm ẩn mà thực phẩm rượu, rau, thịt, thủy sản không an toàn có thể mang đến.
Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP TW giao các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại 12 tỉnh, thành từ 15/4 đến 15/5. Danh sách các tỉnh thành sẽ có đoàn kiểm tra sẽ là: TP Hà Nội, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Phú Yên.
Hà Nội: Niêm phong và tiêu huỷ hơn 2.000 lít rượu không nguồn gốc
Hiện Hà Nội đã thành lập gần 700 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành quyết tâm "truy xuất" nguồn gốc của rượu lậu, rượu không rõ nguồn gốc trên địa bàn
Tối 16/3, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về tình hình điều tra, xử lý các trường hợp ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) trên địa bàn.
Báo cáo cho biết, sáng 16/3, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất nhà hàng bia (số 71 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân). Tại đây, quan kiểm tra test nhanh 3 mẫu rượu đều âm tính với methanol. Dù test nhanh không phát hiện methanol nhưng đoàn cũng tiến hành tịch thu loại rượu trắng tại đây vì không có nguồn gốc xuất xứ. Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung yêu cầu nhà hàng không kinh doanh các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Hiện Hà Nội đã thành lập gần 700 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, trong đó Sở Y tế có 8 đoàn, Sở Công Thương có 33 đoàn, các quận/huyện/thị xã và phường/xã/thị trấn có 645 đoàn đồng loạt triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu. Hiện các đoàn đã kiểm tra được 2.250 cơ sở, niêm phong hơn 25 nghìn lít rượu, 751 chai rượu các loại, tiêu huỷ 633 lít rượu không nguồn gốc và xử lý 359 cơ sở với số tiền phạt gần 650 triệu đồng.
Riêng ngày đầu ra quân thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tổng rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu trên địa bàn thành phố (từ 16/3 -15/4), các đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hơn 400 cơ sở, trong đó cảnh cáo và xử phạt 40 cơ sở với số tiền gần 70 triệu đồng, niêm phong hơn 2.000 lít rượu và tiêu huỷ khoảng 215 lít rượu không nguồn gốc.
Trước đó, tại cuộc họp đánh giá tình hình triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng chống ngộ độc methanol diễn ra sáng 15/3 tại UBND TP Hà Nội , Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Sửu đã yêu cầu, từ ngày 16/3, toàn thành phố Hà Nội sẽ ra quân đồng loạt tổng rà soát, kiểm tra từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các cửa hàng, nhà hàng, quán nước… Đợt ra quân này sẽ kéo dài trong 1 tháng (từ ngày 16/3- 15/4). Riêng các sở, ngành của thành phố phải thành lập 10 đoàn; các quận/huyện cũng phải tổ chức 10 đoàn kiểm tra liên ngành. Việc thanh, kiểm tra rượu cũng áp dụng giống kiểm ATVSTP được triển khai thời gian qua.
Cụ thể, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các quận/huyện/thị xã của thành phố phụ trách ATVSTP phải trực tiếp đi kiểm tra ít nhất 2 lần/ tháng; Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phải ít nhất đi kiểm tra 1 lần/ tuần; Phó Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phải trực tiếp đi kiểm tra ít nhất 2 lần/tuần, ghi rõ biên bản ngày giờ đi kiểm tra.
Được biết, đến thời điểm này trên địa bàn Hà Nội có 25 bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol. Số người ngộ độc rượu tập trung nhiều ở quận Đống Đa (10 ca) và Cầu Giấy (10 ca)… Hiện chỉ còn 1 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), 21 bệnh nhân đã xuất viện, 3 bệnh nhân đã tử vong tại nhà.
Hà Tĩnh: Giật mình mục sở thị cơ sở sản xuất rượu “nhiều không”!
Kiểm tra đột xuất một cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn, đoàn kiểm tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh sững sờ khi cơ sở quá nhiều sai phạm, nhất là trong vấn đề vệ sinh. Ngay lập tức cơ sở sản xuất rượu bị đình chỉ hoạt động.
Nguồn tin từ Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, ngày 15/3, đoàn kiểm tra chuyên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh này do ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế, đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất rượu của Công ty TNHH rượu và nước giải khát Hà Anh đóng thôn Đông Vĩnh, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tiến hành kiểm tra các thành viên trong đoàn không khỏi giật mình khi các dụng cụ chứa đựng nguyên liệu ủ cơm lên men để nấu rượu không được đậy kín dẫn đến mốc, bụi, mất vệ sinh; khu vực sản xuất rượu cũng như kho bảo quản quá bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, xét nghiệm định kỳ đã quá hạn…
Bị chất vấn về thực trạng mất vệ sinh, an toàn nêu trên ông Nguyễn Viết Hà - chủ cơ sở phân bua: Cơ sở sản xuất rượu được thành lập từ năm 2013, trung bình mỗi ngày sản xuất được hơn 300 lít rượu, do sản phẩm sản xuất ra lượng tiêu thụ được ít nên thời gian gần đây cơ sở cũng sản xuất cầm chừng và đang có ý định dừng sản xuất.
Tuy nhiên, trái lời phân bua của ông chủ cơ sở, tiến hành kiểm tra đoàn đã phát hiện trong kho vẫn còn một số lượng rượu lớn, hơn nữa gia đình vẫn đang cho ủ cơm để nấu…
Trước những sai phạm nêu trên, đoàn tiến hành lập biên bản xử lý thu hồi giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở phải ngừng sản xuất rượu và tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người tiêu dùng được biết cơ sở sản xuất rượu Hà Anh không sản xuất rượu nữa.
Cùng với việc đình chỉ hoạt động, Giám đốc sở y tế Hà Tĩnh đã giao cho Phòng Y tế, phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Can Lộc, chính quyền địa phương có trách nhiệm giám sát chặt chẽ nếu phạt hiện cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất thì báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo pháp luật.
Nâng cao chất lượng y tế bằng hình thức dân chấm điểm tại Quảng Trị |
|||||
Hàng loạt sai phạm tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mauhttp://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-loat-sai-pham-tai-chinh-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-ca-mau-20170317025256392.htmCơ quan chức năng tỉnh Cà Mau kết luận, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Cà Mau đã để xảy ra hàng loạt sai phạm về quản lý tài chính.Ngày 16/3, nguồn tin riêng của PV Dân trí cho biết, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã có báo cáo kết luận gửi UBND tỉnh này về những sai phạm về tài chính của BVĐK tỉnh Cà Mau. Theo UBND tỉnh Cà Mau, BVĐK tỉnh Cà Mau đã không đưa chứng từ xuất kho năm 2012 và 2013 với số tiền hơn 27 tỷ đồng vào quyết toán; sử dụng vật tư y tế không qua đấu thầu, dẫn đến Bảo hiểm xã hội tỉnh từ chối thanh toán gần 8 tỷ đồng; tạm ứng chi tăng thu nhập, phúc lợi, khen thưởng cho người lao động khi chưa cân đối được nguồn với số tiền hơn 12 tỷ đồng; không thu hồi tạm ứng cá nhân của người lao động trong thời gian dài với số tiền gần 1,5 tỷ đồng; thu nhập tạm ứng tiền của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế không đúng quy định; nợ nhà cung cấp thuốc, vật tư y tế số tiền gần 55 tỷ đồng; mất quỹ tiền mặt gần 400 triệu đồng;... Ngoài ra, BVĐK tỉnh Cà Mau còn sai phạm về số liệu xuất nhập thuốc, vật tư y tế không trùng khớp, không quản lý tài sản theo quy định, không lập phiếu thu theo dõi tạm ứng… Như Dân trí đã thông tin, thời gian qua, sau những “lùm xùm” về nhân sự tại BVĐK tỉnh Cà Mau, dư luận tỉnh này tiếp tục xôn xao về những khoản nợ được cho là “khủng” tại bệnh viện này. Sau khi vào cuộc xác minh, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Cà Mau xác định việc nợ là có, nhưng nợ như thế nào thì được “bí mật” và yêu cầu lãnh đạo BVĐK tỉnh Cà Mau giải trình. Về vấn đề “lùm xùm” trong bố trí nhân sự, nguồn tin của Dân trí được biết, vào cuối tháng 12/2016, Sở Y tế tỉnh Cà Mau triển khai các quyết định điều động bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh (Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau) về làm Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước (huyện Cái Nước); bác sĩ Bùi Đức Văn (Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước) về làm Giám đốc BVĐK tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh từ chối nhận quyết định trên. Ông Đỉnh cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập xảy ra ở BVĐK tỉnh Cà Mau và ông đang yêu cầu đến cơ quan chức năng chưa được giải quyết dứt điểm. Theo đó, đến thời điểm hiện tại, BVĐK khu vực Cái Nước vẫn khuyết Giám đốc. Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau phải phân công một Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện này. Về phía bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh, đến thời điểm này ông Đỉnh vẫn làm việc bình thường BVĐK tỉnh Cà Mau, nhưng với tư cách là Bí thư Chi bộ chứ không phải là Phó Giám đốc bệnh viện. Ở một diễn biến khác liên quan đến vấn đề nhân sự nói trên, sau khi bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh không chịu nhận chức Giám đốc BVĐK khu vực Cái Nước, BVĐK tỉnh Cà Mau đã thành lập Hội đồng kỷ luật lấy phiếu kín để chọn hình thức kỷ luật đối với bác sĩ Đỉnh. Tuy nhiên, đa số phiếu chọn không kỷ luật đối với vị bác sĩ từ chối chức Giám đốc này. Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang tiếp tục tiến hành các bước xem xét, xử lý trách nhiệm những đơn vị, cá nhân có liên quan đến các khoản nợ “khủng” và vấn đề sắp xếp nhân sự nói trên. TP.HCM thay lãnh đạo bệnh viện chất lượng khám chữa bệnh giảmVăn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu liên quan đến lĩnh vực y tế. Cụ thể, giao Ban giám đốc Sở Y tế mạnh dạn, kịp thời chỉ đạo thay thế cán bộ quản lý tại một vài bệnh viện, đơn vị trực thuộc có biểu hiện xuống cấp về cơ sở vật chất, chất lượng khám, chữa bệnh giảm sút, chưa tạo được niềm tin cho người bệnh. Mục đích là nhằm xây dựng lại uy tín, chất lượng phục vụ của ngành y tế TP.HCM trong năm 2017. Ngoài ra, UBND TP yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát hoạt động của các bệnh viện, phòng khám y tế tư nhân, nhà thuốc, các cơ sở dịch vụ xoa bóp, y học cổ truyền trên địa bàn TP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao, vấn đề xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện, đơn vị trực thuộc để kịp thời chấn chỉnh nếu có sai sót. Bên cạnh đó, Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, đơn vị trực thuộc đưa công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện, nâng chất lượng phục vụ, giáo dục y đức cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trong ứng xử và chăm sóc bệnh nhân, tạo bước đột phá cho ngành y tế TP trong năm 2017. |
|||||
Sẽ thu hồi giấy phép của phòng khám làm thai phụ chết não
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=387316
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/452371/
Theo Sở Y tế Hà Nội, xét tính chất và diễn biến vụ việc, trên cơ sở ý kiến của chuyên khoa đầu ngành về phương pháp khám chữa bệnh đối với thai phụ chết não tại Phòng khám 168 Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi giấy phép hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám này.
Trước đó, phòng khám này đã bị đình chỉ hoạt động do liên quan đến vụ việc thai phụ chết não tại Phòng khám 168 Hà Nội, sau đó đã tử vong sau 9 ngày cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội với Bộ Y tế và UBND thành phố về các nội dung liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngày 10.3 vừa qua, Giám đốc sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã chủ trì buổi họp với các phòng ban chuyên môn, đại diện chuyên khoa đầu ngành sản phụ khoa, chuyên ngành Hồi sức cấp cứu để xem xét quá trình khám chữa bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội.
Căn cứ báo cáo của phòng khám, bản tường trình của các nhân viên trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người bệnh, ý kiến của chuyên khoa đầu ngành, việc chẩn đoán viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn, viêm cổ tử cung là chưa phù hợp.
Chỉ định phương pháp “khí dung” để điều trị viêm nấm âm đạo, cổ tử cung không có trong phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hà Nội sẽ liên hệ với Công an huyện Thanh Trì để trích sao hồ sơ, tiếp tục thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân Trần Thị Thu Trang của Phòng khám 168 Hà Nội để tìm nguyên nhân diễn biến đối với tình trạng người bệnh.
Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động số 716/SYT-GPHD ngày 07.02.2013, cấp lại lần thứ hai ngày 11.1.2016 (do thay đổi người phụ trách chuyên môn kỹ thuật).
Sau sự việc xảy ra ngày 5.3 vừa qua, đến nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thịnh và phòng khám không liên lạc được với bác sỹ Trịnh Túc Vinh, người trực tiếp khám, điều trị cho thai phụ.
Cơ quan Công an huyện Thanh Trì đã thu giữ hồ sơ bệnh án điều trị của bệnh nhân Trần Thị Thu Trang để điều tra vụ việc.
Trước đó, sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc, sáng 7.3 vừa qua, Sở Y tế đã giao co Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra, xác minh.
Cùng thời điểm này, Công an huyện Thanh Trì tiến hành điều tra xác minh sau khi nhận được đơn của chị gái của chị Trần Thị Thu Trang trình báo về việc chị Trang đến khám bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội, sau đó chị Trang bị hôn mê và chuyển đến Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, tiên lượng xấu.
Mặc dù được tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân Trần Thị Thu Trang đã tử vong sau 9 ngày cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Quy trình “chuẩn” trong cấp cứu: Chuẩn nhất là cứu được người!
http://suckhoedoisong.vn/quy-trinh-chuan-trong-cap-cuu-chuan-nhat-la-cuu-duoc-nguoi-n129255.html
BS.CKII. Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định như vậy khi nói về những quy trình khẩn đã áp dụng để cứu các bệnh nhân nguy kịch được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy.
Quy trình “chuẩn” cho cấp cứu: quy trình cứu sống nhiều người
Chiều ngày 28/2/2017, BS.CKII. Phạm Thanh Việt – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2017, nhờ áp dụng những quy trình này trong cấp cứu, bệnh viện đã cứu sống 7 người bị tổn thương nặng tim, phổi do tai nạn giao thông, đả thương và tổn thương não do đột quỵ.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế tuyến cuối của phía Nam. BS.CKII. Trương Thế Hiệp - Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu khoảng 350 trường hợp. Trong số đó, có không ít trường hợp cần được xử lý khẩn cấp, thậm chí thời gian cần được can thiệp chỉ được tính bằng phút để giữ được sự sống. Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, một phòng mổ cấp cứu được triển khai từ những ngày đầu chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng đã được sự dụng trọn vẹn công năng. Nhiều trường hợp tưởng chừng như bất lực thì đã được cứu sống kịp thời tại đây nhờ quy trình khẩn cấp này. Chỉ tính riêng năm 2016, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống 15 trường hợp nhờ những quy trình khẩn này.
Mở rộng thêm ở các khoa điển hình đặc biệt
Minh chứng cụ thể và gần nhất nhất cho quy trình này là ngay trong đêm 30 Tết, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận tin báo có một bệnh nhân là du khách Nhật Bản qua Việt Nam du lịch. Vừa bước xuống sân bay, bệnh nhân bất ngờ ngất xỉu vì lên cơn đau tim. Sauk hi được đưa đến một phòng khám rồi chuyển đến một bệnh viện quốc tế, bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán bị bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ. Gần 22 giờ, bất chấp thời khắc của mọi gia đình đang quây quần bên nhau chuẩn bị bước vào năm mới, trực lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cùng các êkíp vẫn phối hợp nhịp nhàng chuyển bệnh nhân đến phòng mổ cấp cứu của khoa Hồi sức Phẫu thuật tim. Giải thích nguyên nhân vì sao không mổ tại phòng mổ cấp cứu của khoa Cấp cứu, BS.CKII. Nguyễn Thái An - Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim cho biết, bệnh nhân cần được sử dụng một số thiết bị chuyên dụng trong tình huống này. Sau khi đánh giá việc vận chuyển các máy móc xuống đến phòng mổ cấp cứu gặp nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian hơn đưa bệnh nhân lên phòng mổ của Khoa. Vì vậy, bệnh nhân đã nhanh chóng được chuyển lên khoa và tiến hành can thiệp. Sau can thiệp 6 ngày, bệnh nhân khỏe mạnh và trở về nước.
Có thể nói, với sự nhanh nhạy trong cấp cứu, hồi sức và phẫu thuật, gần 20 năm qua, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã giữ lại sự sống cho hàng trăm người nhờ áp dụng quy trình can thiệp liên khoa nhanh chóng.
Theo đó, nếu một bệnh nhân ở tuyến tỉnh bị tổn thương nặng sẽ được các bác sĩ trao đổi qua điện thoại, khi bệnh nhân được chuyển đến nơi thì đã có một êkíp được chuẩn bị để tiến hành phẫu thuật cứu người ngay tức khắc. Do đa số các bệnh nhân nặng thường rơi vào tình trạng đa thương, một số bị đột quỵ… tỉ lệ tử vong rất cao. Cũng có bệnh nhân khi nhập viện, huyết áp là 0 nhưng êkíp đã hồi sức và phẫu thuật, kịp thời cứu sống. Đây cũng là một trong những nạn nhân hy hữu được cứu sống nhờ quy trình vàng này.
Đặc biệt, khi tai nạn hàng loạt hay thảm họa xảy ra, bệnh viện vẫn luôn có những kế hoạch để cùng lúc có thể cấp cứu và can thiệp cho nhiều trường hợp.
Bỏng nặng do điện giật, bé trai 5 tuổi có thể bị mất 2 ngón tay
Tại tỉnh Kiên Giang, một bé trai 5 tuổi bị điện giật trong nhà dẫn đến bỏng nặng, có thể sẽ phải cắt bỏ 2 ngón tay do bị hoại tử.
Đây là ca bỏng do điện giật mà Khoa Phỏng Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa tiếp nhận.
Bệnh nhi là em Nguyễn Tiến Phước, 5 tuổi, quê ở tỉnh Kiên Giang, bị điện giật trong khi người lớn vắng nhà. Em được phát hiện khi đã bất tỉnh trên sợi dây điện và được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng hai ngón tay bị cháy sâu, hoại tử hoàn toàn. Trong ngày 16/3, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ tháo khớp cho bé, sau đó đủ điều kiện sẽ tiến hành ghép da.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo, tháng nào bệnh viện cũng tiếp nhận những ca trẻ em bị bỏng nặng do điện giật. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ nghịch các ổ điện thấp trong nhà, dây điện tủ thờ, dây điện trang trí. Do vậy, các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý đến hệ thống điện của gia đình, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Tim bệnh nhân chết não đập trong ngực bé 10 tuổi
http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/benh-nhan-nho-tuoi-nhat-duoc-ghep-tim-1130928.tpo
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170316/nguoi-chet-nao-hien-ta85ng-tim-cho-be-10-tuoi/1281560.html
Quả tim của một bệnh nhân chết não đã đập rộn ràng trong lồng ngực bé trai 10 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối.
Chiều nay, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch lồng ngực, BV Việt Đức cho biết, sau mổ 1 ngày, các chỉ số của bệnh nhi Nguyễn Thành Đ. (10 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội) đã ổn định, bé đã tự thở.
Bé Đ. được phát hiện suy tim cách đây vài tháng, với biểu hiện ban đầu là khó thở, tức ngực, phải nằm hồi sức tại bệnh viện.
2 tháng trở lại đây, bệnh tình bé ngày một nặng, thời gian sống chỉ còn đếm được từng ngày, cách điều trị duy nhất là phải ghép tim.
Theo PGS Ước, ca ghép gặp nhiều khó khăn do tỉ lệ cân nặng giữa người cho và người nhận chênh lệch nhau tới 3 lần, trong khi mức trung bình chỉ từ 1,3-1,5 lần. Trên 1,5, VN đã không có chỉ định ghép.
Tuy nhiên do bé Đ. bị giãn cơ tim, suy tim giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn đếm từng ngày nên các cả ekip tìm mọi cách ghép cho bé.
Ca mổ thành công sau hơn 10 tiếng căng sức trong phòng mổ. Đến nay đây là trường hợp nhỏ tuổi nhất được ghép tim tại VN.
Cũng từ nguồn cho chết não, các bác sĩ đã lấy gan ghép cho bệnh nhân N.T.S.H (34 tuổi) mắc ung thư gan từ 2014, từng được phẫu thuật và điều trị hoá chất nhiều đợt tại Việt Nam và cả Singapore nhưng bệnh tình không đỡ.
2 quả thận được ghép cho 2 trường hợp suy thận nặng, trong đó có bệnh nhân đang phải lọc máu 2 lần/tuần.
Gần 30 y bác sĩ cứu sản phụ bị thuyên tắc ối 'mẹ tròn con vuông'
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/30-y-bac-si-cung-cuu-me-con-san-phu-thoat-khoi-tu-than-689219.html
Vỡ ối, nhập viện chờ sinh thường nhưng ngay sau khi khám, sản phụ đột ngột tím tái, bất tỉnh, khó thở, trụy tim. Nghi thuyên tắc ối, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương đã dốc toàn lực 'đỡ sinh', cứu được 'mẹ tròn con vuông'.
Hôm nay (16.3), bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Hải Châu, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (TP.HCM), cho biết sức khỏe của sản phụ N.T.S. (sinh năm 1981, quê Khánh Hòa) đã dần hồi phục, ổn định và đang được tiếp tục chăm sóc theo dõi.
Trong khi đó, em bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh, đã khỏe mạnh, bú tốt.
Đây là trường hợp hiếm gặp sản phụ bị thuyên tắc ối khi sinh, đã được các bác sĩ cứu sống ngoạn mục.
Sản phụ mang thai 37,5 tuần, chuyển dạ nhập viện chờ sinh (con thứ hai) vào trưa 13.3. Nhưng sau khi vỡ ối vài phút, sản phụ đột ngột tím tái, bất tỉnh, rồi khó thở và trụy tim, không bắt được mạch. Đồng thời, bệnh nhân cũng bị rối loạn đông máu.
Lúc này, tim thai cũng yếu dần.
Nghĩ ngay đến bệnh nhân bị thuyên tắc ối đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con, bác sĩ thăm khám đã “báo động đỏ”, huy động các bác sĩ trong bệnh viện để dốc sức cứu sản phụ. Đồng thời, Đơn vị Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng được mời qua hỗ trợ. Có gần 30 y bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh đã cùng nhau đỡ đẻ, cứu bệnh nhân trong ca sinh này.
Sản phụ lập tức được hồi sức, cho thở oxy, truyền dịch. Hai ê kíp bác sĩ đã được hiện song song cùng lúc vừa mổ bắt em bé vừa hồi sức tích cực cho sản phụ.
“Trong tình trạng trên, phải mổ khẩn để lấy em bé ra để không ảnh hưởng đến hô hấp của em bé. Thai nhi bị thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến não”, bác sĩ Châu đánh giá.
Chỉ sau 6 phút, các bác sĩ đã mổ bắt được em bé gái, nặng 3,5 kg.
Trong khi đó, sản phụ đã được điều trị vận mạch, cho thở máy.
Trong ca sinh mổ, các y bác sĩ đã phải truyền đến gần 10 lít máu cho sản phụ. “Trong khi, một người bình thường cơ thể chỉ có khoảng 5 lít máu. Sản phụ như được thay máu đến hai lần”, bác sĩ Châu so sánh.
Do hậu quả của rối loạn đông máu trong thuyên tắc ối, sản phụ bị đờ tử cung (tử cung không co hồi lại được); ổ bụng và mặt trước đoạn dưới tử cung có máu tụ. Vì vậy, các bác sĩ đã phải cắt bỏ tử cung để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hai buồng trứng vẫn được bảo tồn sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề về nội tiết, đời sống tình dục.
“Thuyên tắc ối là một biến chứng vô cùng nguy hiểm trong sản khoa. Nó xảy ra đột ngột, diễn tiến cực kỳ nhanh và tỉ lệ cứu sống rất thấp. Biến chứng này lại không hề có dấu hiệu cảnh báo. Đây là biến chứng hiếm gặp, mỗi năm Bệnh viện Hùng Vương chỉ gặp 1-2 trường hợp”, bác sĩ Châu cho biết.
Thuyên tắc ối xảy ra khi nước ối “đi lạc” vào tĩnh mạch, gây tắc mạch và suy hô hấp tại chỗ. Theo một số nghiên cứu, biến chứng này có nguy cơ cao hơn ở người đa sản, đa ối hay sử dụng các biện pháp kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, nguyên nhân đích xác của nó thì y văn vẫn chưa ghi nhận rõ ràng.