Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 20 tháng 12 năm 2017

  • |
T5g.org.vn - Bệnh viện K muốn lập trung tâm xạ trị ung thư hiện đại; Nửa đêm xếp hàng chờ xạ trị ung thư ở Hà Nội; Nhiều tồn tại ở Bệnh viên Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh; Rùng mình ớt khô nhiễm nấm độc gây ung thư; Đau đầu, sụp mi có thể là dấu hiệu phình mạch máu não nguy hiểm; Vụ 9 học sinh ở Bắc Kạn: Trẻ mắc rối loạn phân ly tập thể; ...

 

Bệnh viện K muốn lập trung tâm xạ trị ung thư hiện đại

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/benh-vien-k-muon-lap-trung-tam-xa-tri-ung-thu-hien-dai-3686205.html#ctr=box_topic_suckhoe_env_4_click

Bệnh viện K Trung ương đang xây dựng đề án thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng, là phương pháp điều trị ung thư hiện đại.

Sau khi hoàn chỉnh, đề án thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng sẽ được bệnh viện trình Bộ Y tế, Chính phủ.

Chia sẻ bên lề hội thảo ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư, ngày 18/12, phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ. Trong xạ trị thì xạ trị proton và hạt nặng là phương pháp tiên tiến và hiện đại, đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại châu Á, gần đây nhất có Hàn Quốc, Nhật Bản đã áp dụng phương pháp xạ trị này.

Theo phó giáo sư Thuấn, phương pháp chữa trị xạ trị bằng ion nặng cho phép diệt những khối u kháng với xạ trị khác như cobalt, gia tốc…, thời gian xạ trị ngắn hơn. Ví dụ một khối u ở phổi xạ trị gia tốc thông thường phải mất 4-5 tuần thì với phương pháp proton hạt nặng, người bệnh chỉ cần xạ một lần (khoảng 10 phút). Vì thế, phương pháp này vừa tăng tỷ lệ chữa khỏi ung thư cho bệnh nhân vừa giúp giảm tải bệnh viện.

Nhiều nghiên cứu, ứng dụng lâm sàng trên thế giới cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng ion nặng có kích thước khối u giảm hoặc không tăng lên sau ba năm rất khả quan. Ví dụ với ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỷ lệ này trên 90%, ung thư gan 80-90%, gần 100% ung thư tiền liệt tuyến. Hiệu quả này giúp kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư. Cụ thể, tỷ lệ sống thêm sau ba năm của người bị ung thư phổi giai đoạn 1 và 2 là 86%; ung thư gan là 72%. Khoảng 36% bệnh nhân ung thư tụy sống thêm sau hai năm, ung thư đầu cổ 74%... Phương pháp này áp dụng rất hiệu quả cho điều trị ung thư đầu cổ, tiền liệt tuyến, nhi khoa.

Theo phó giáo sư Thuấn, cản trở lớn nhất trong việc đưa phương pháp này về Việt Nam là chi phí, với khoảng 150 triệu USD cho cả hai hệ thống. Vì thế, bệnh viện sẽ triển khai từng bước một, bắt đầu từ proton, đánh giá hiệu quả, sau đó đến hệ thống ion nặng.

Bệnh viện cũng đưa ra nhiều phương án đầu tư xây dựng: Nhà nước cấp kinh phí hoặc xã hội hóa, mời nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, một ca xạ trị bằng phương pháp này giá 20.000-30.000 USD. Phó giáo sư Thuấn hy vọng, bảo hiểm y tế cũng sẽ chi trả một phần chi phí để có nhiều người bệnh ung thư được ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến này.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước nghèo, nước đang phát triển. Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Ước tính mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca ung thư mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bệnh ung thư khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó khăn và tốn kém. Bên cạnh nâng cao nhận thức cộng đồng về phát hiện sớm và điều trị bệnh thì cũng cần nâng cao chất lượng chuyên môn, áp dụng các trang thiết bị hiện đại, các phương pháp điều trị tiên tiến.

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020. Mục tiêu 80% tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân và cơ sở ung bướu có thiết bị xạ trị. Toàn quốc đạt tỷ lệ ít nhất một thiết bị xạ trị và một thiết bị xạ hình trên một triệu dân.

 

Nửa đêm xếp hàng chờ xạ trị ung thư ở Hà Nội

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nua-dem-xep-hang-cho-xa-tri-ung-thu-o-ha-noi-3686330.html

http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/chua-chet-vi-ung-thu-da-chet-vi-lanh-va-cho-doi-746138.html

23h ngày 18/12, trong khi khu vực khác của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều yên tĩnh thì khu xạ trị vẫn đông bệnh nhân xếp hàng chờ lượt.

Người trên ghế, người ngồi bệt dưới đất, tất cả đều hướng ánh nhìn về phòng kỹ thuật viên. Mỗi lần cánh cửa mở, nhân viên y tế đọc tên bệnh nhân được vào buồng để xạ trị. Những người còn lại tiếp tục ngồi chờ đợi đến lượt của mình, gương mặt lộ vẻ mệt mỏi.

Từ khoảng 20h, dãy ghế dài trước hành lang khoa Xạ trị đã chật kín bệnh nhân. Nhiều người lịch hẹn vào giữa đêm nhưng vẫn cố đến thật sớm, với hy vọng được chạy tia sớm. Nhưng tất cả phải phụ thuộc máy móc, máy không hỏng thì bệnh nhân xạ trị cuối cùng sẽ kết thúc vào 2h sáng hôm sau.

Giữa cái lạnh của ngày đông, người nào cũng ngồi co ro trên băng ghế nhựa. Có bệnh nhân mang theo cả chăn chiếu, tranh thủ nằm chợp mắt ngoài hành lang. Có người ngồi tựa vai vào người nhà bên cạnh.

"Nói chung bệnh nhân ai cũng muốn được xạ trị vào ban ngày, nhưng còn tùy theo lịch điều trị nên đành chấp nhận xạ vào ban đêm”, một bệnh nhân chia sẻ. Bệnh nhân này kết thúc lượt xạ trị của mình lúc 1h sáng.

Ông Dư Văn Năm, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2, thì chia sẻ: “Tôi vừa truyền hóa chất vừa phải xạ trị, lịch xạ trị tùy thuộc vào thời gian truyền hóa chất nên thường chạy tia vào đêm".

Cũng theo ông Năm, nhiều khi phải chạy tia xạ vào ban đêm song do tình trạng bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân mà thiếu máy, nên "có máy để xạ trị ban đêm cũng là may lắm rồi". 

Tình trạng quá tải khu vực xạ trị ở Bệnh viện K Trung ương tồn tại từ lâu, bệnh nhân phải chạy tia vào đêm hôm gần như trở thành bình thường. Nguyên nhân là do số lượng người bệnh điều trị ở viện ngày càng tăng mà lại thiếu máy xạ trị.

Năm 2015, bệnh viện tiếp nhận gần 11.800 bệnh nhân, năm 2016 hơn 12.000, đến tháng 11/2017 đã hơn 15.000 người bệnh. Cả ba cơ sở của Bệnh viện K mỗi nơi chỉ có 6 máy xạ trị, đều phải sử dụng liên tục 22 trên 24 giờ, chỉ có hai giờ để máy nghỉ ngơi bảo dưỡng. Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, một máy xạ chỉ nên hoạt động trong 4 giờ phục vụ không quá 40 bệnh nhân.

Bệnh viện K cơ sở Tân Triều được thiết kế 6 buồng máy xạ trị nhưng hiện chỉ có ba máy, chia theo ba ca chạy xạ: 3h-10h, 10h-17h và 17h-24h. Mỗi ca làm việc trong bảy giờ, thực hiện chạy xạ cho khoảng 70-80 đến 100 bệnh nhân. Trên thực tế thông thường ca chạy tia buổi tối kéo dài đến tận 2h sáng hôm sau.

"Chúng tôi hầu như không có ngày nghỉ kể cả đêm, máy xạ chạy hết công suất để phục vụ bệnh nhân", kỹ thuật viên khoa xạ trị Đỗ Đắc Doanh nói.

Phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) nhìn nhận: "Tình trạng quá tải ở khu xạ trị và phải làm việc đêm là do thiếu máy".

Theo ông Thuấn, việc xạ trị vào đêm hôm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây phiền hà; đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm tư, sức khỏe của cán bộ y tế.

Ông Thuấn cho biết sắp tới viện K không còn tình trạng bệnh nhân phải chạy tia về đêm nữa. Hiện Bộ Y tế đã đồng ý chủ trương cho phép bệnh viện mua thêm máy từ nguồn xã hội hóa.

"Chúng tôi sẽ cố gắng đến tháng 3/2018 có thêm khoảng 3-4 máy xạ trị nữa để phục vụ người bệnh", phó giáo sư Thuấn nói.

 

Nhiều tồn tại ở Bệnh viên Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/nhieu-ton-tai-o-benh-vien-rang-ham-mat-trung-uong-tp-ho-chi-minh_t114c9n128449

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành kết luận thanh tra toàn diện công tác bệnh viên (BV) tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh. Qua thanh tra phát hiện hàng loạt tồn tại.

Kết quả thanh tra việc thực hiện Quy chế BV cho thấy, lãnh đạo BV chưa ký duyệt bệnh án trước khi đưa vào lưu trữ theo quy định, biên bản hội chẩn ghi chép sơ sài... Việc ghi chép các thủ tục hành chính còn chưa đầy đủ. Bản cam kết điều trị dịch vụ chưa ghi rõ loại dịch vụ, mức giá mà người bệnh đồng ý lựa chọn...

Quá trình thanh tra cũng cho thấy, 100% hồ sơ bệnh án nội trú được kiểm tra không lưu Phiếu theo dõi sử dụng giường bệnh, Bản cam kết điều trị dịch vụ chưa chặt chẽ, chưa ghi rõ loại dịch vụ, mức giá mà người bệnh đồng ý lựa chọn. Hồ sơ thanh toán của người bệnh có sử dụng dịch vụ theo yêu cầu được lập trên 2 bảng kê, vì vậy khó kiểm soát và chưa thể hiện được phần chênh lệch người bệnh phải đóng.

Kết quả thanh tra công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế và hóa chất, trang thiết bị y tế tại BV cũng chỉ ra nhiều tồn tại. Biên bản mời thầu chưa thể hiện được việc mở thầu tiến hành theo thứ tự chữ cái của các nhà thầu. Danh mục thuốc trúng thầu, hợp đồng mua thuốc thiếu thông tin về sản phẩm thuốc. Bên cạnh đó, biên bản kiểm nhận thuốc chưa đủ các thông tin về số đăng ký thuốc, quy cách đóng gói thuốc. Kho thuốc của BV chưa được thẩm định và chứng nhận đạt “Thực hành bảo quản thuốc tốt” GSP.

Liên quan đến công tác thu, chi tài chính, kết quả kiểm tra cũng cho thấy, tính đến ngày 31/12/2016, bảo hiểm y tế (BHYT) đã thanh quyết toán tiền BHYT quý I/2016 hơn 1,1 tỷ đồng, chậm thanh toán hơn 4,2 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh cần thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Quy chế BV và các quy chế chuyên môn tại các khoa, phòng. BV cần phối hợp với Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam tiến hành thanh lý hợp đồng và quyết toán theo đúng các quy định của Luật BHYT...

Bên cạnh đó, cần xây dựng lộ trình để triển khai việc bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nghiêm túc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. Đồng thời, thường xuyên thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán và công tác kế toán theo chức năng nhiệm vụ được giao.

 

Rùng mình ớt khô nhiễm nấm độc gây ung thư

http://dantri.com.vn/suc-khoe/rung-minh-ot-kho-nhiem-nam-doc-gay-ung-thu-20171219144805486.htm

Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy, tất cả mẫu ớt khô đều chứa độc chất aflatoxin gây ung thư.

20% mẫu ớt bột có hàm lượng aflatoxin vượt ngưỡng

Ớt khô là gia vị quen thuộc của nhiều món ăn hiện nay. Từ ớt khô, người ta có thể chế biến thành ớt bột, ớt xào hay sa tế. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm mới đây của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy, tất cả các mẫu ớt khô được thu thập ngẫu nhiên tại các chợ của 5 tỉnh, thành phía Nam (TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai), từ tháng 5 -6/2017, đều chứa độc chất aflatoxin gây ung thư. Cụ thể, trong số 48 mẫu ớt khô chứa aflatoxin, có 45 mẫu không có bao bì và không có xuất xứ rõ ràng, 3 mẫu còn lại có bao bì nhưng sản xuất theo quy trình thủ công; 20% số mẫu có hàm lượng vượt giới hạn cho phép (hơn 5 microgam/kg).

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng nhiễm nấm mốc mang độc tố aflatoxin, là do ớt được thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản theo phương pháp thủ công mà không có bất cứ sự kiểm soát nào về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Một chủ hàng tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) thật thà cho biết: “Nhà chị không bán ớt quả khô, vì hàng này rất dễ hỏng, hở ra chút là mốc ngay, không để được.” Tuy nhiên, tại nhiều cửa hàng bày bán ớt nguyên liệu khác, hàng chỉ được đựng trong những túi nylon lớn treo từ ngày này qua tháng khác. Chị T - một chủ hàng cho hay: “Cứ cho vào túi treo lên thì lo gì mốc, để cả năm cũng không sao”. Thế nhưng, theo quan sát, bịch ớt khô mua tại cửa hàng này đã xuất hiện nhiều đốm đen lạ và có lẫn rất nhiều quả thối. “Không sao đâu, nhà hàng vẫn mua về nghiền nhỏ làm ớt xào, sa tế đấy”, chị T. cho biết.

Lượng nhỏ aflatoxin cũng cực độc

Theo Th.s, BS. Nguyễn Bạch Đằng (Học viện Quân y 103), aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Đáng nói, độc tố aflatoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi thông thường, có thể tồn tại trong thực phẩm không cần sự có mặt của nấm mốc tương ứng. “Loại nấm mốc này có khả năng gây độc tính cấp và mạn; nguy hiểm nhất là khả năng gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan”, BS. Đằng cho biết.

Nói về liều lượng aflatoxin gây nguy hại cho con người, PGS. TS. Đinh Duy Kháng (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cho biết: “Có nhiều tài liệu cho rằng, sự nguy hiểm của aflatoxin B1 là ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ dính trên đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan. Tuy nhiên, điều này chưa chính xác. Chất aflatoxin là độc nhất trong các chất cực độc nên chỉ tính bằng lượng microgam tức 1 phần triệu gam. Nếu 1kg dính 2 miligam vẫn là quá nhiều!”.

Trước đó, một nghiên cứu về các “yếu tố nguy cơ gây ung thư gan nguyên phát” đã cho thấy, có aflatoxin trong tổ chức gan của 83,3% số bệnh nhân ung thư gan nguyên phát đang điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị; 17% bệnh nhân có cùng lúc hai yếu tố aflatoxin và viêm gan virus; 13% mang cùng lúc ba yếu tố aflatoxin, rượu, thuốc lá. “Tỉ lệ aflatoxin trong tổ chức gan của 83,3% bệnh nhân cho thấy ung thư gan thứ phát ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với nhiễm aflatoxin qua đường ăn uống”, nhóm nghiên cứu nhận định”.

 

Đau đầu, sụp mi có thể là dấu hiệu phình mạch máu não nguy hiểm

http://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-dau-sup-mi-co-the-la-dau-hieu-phinh-mach-mau-nao-nguy-hiem-20171219132325405.htm

Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc BV Việt Đức, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu nhiều, lác mắt hay sụp mi… nên đến viện để được kiểm tra về chuyên khoa thần kinh. Bởi đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh phình mạch máu não nguy hiểm gặp ở 5 – 10% dân số.

Bệnh nhân nam 42 tuổi (Lạng Sơn) được đưa đến BV Việt Đức đêm 11/12 với chẩn đoán chấn thương sọ não do choáng, ngã, có hình ảnh máu tụ trong não.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân tỉnh, đau đầu nhiều. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân không có chấn động mạnh, lại thường xuyên bị đau đầu lâu nay. Nghi ngờ có phình mạch máu não, bệnh nhân đã được chiếu chụp, chẩn đoán vỡ túi phình gây choáng, ngã. Đây là một trong những trường hợp rất may mắn, bởi hầu hết các ca vỡ phình mạch máu não đến viện trong tình trạng nặng, hôn mê do chảy máu não.

PGS Hệ cho biết, ca phẫu thuật cho bệnh nhân được thực hiện sáng 15/12, do nữ giáo sư người Nhật Yoko Kato, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh châu Á trực tiếp mổ, thị phạm cho nhiều bác sĩ trẻ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là 1 trong số 12 bệnh nhân được giáo sư Yoko cùng đồng nghiệp chọn mổ trình diễn trong đợt sang Việt Nam lần này.

“Đây là một phẫu thuật thường quy tại khoa Phẫu thuật thần kinh (BV Việt Đức). Tuy nhiên, với sự thị phạm trực tiếp của nữ giáo sư hàng đầu về phẫu thuật thần kinh, đây là cơ hội học hỏi tuyệt vời với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ.

Thực tế, trên mạng bất cứ ai cũng có thể tìm được các clip về phẫu thuật phình mạch máu não, nhưng chỉ là những clip ngắn, đứt đoạn. Một cuộc mổ lớn diễn ra trong 4 giờ đồng hồ, với một chuyên gia hàng đầu sẽ mở mang rất nhiều vấn đề cho các bác sĩ trẻ. Nhất là tại Việt Nam, để đào tạo bác sĩ phẫu thuật thần kinh chỉ trong thời gian 3 năm, trong khi tại Nhật, đào tạo một bác sĩ chuyên ngành này sẽ mất 7 năm”, PGS Hệ nói.

Các ca mổ trình diễn này là một hoạt động quan trọng trong chuỗi hội thảo chuyên đề của liên đoàn phẫu thuật thần kinh thế giới diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày (15-17/12) với sự tham gia của khoảng 200 bác sĩ chuyên về ngoại thần kinh tại Việt Nam. Có 20 chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thần kinh sẽ tham gia giảng dạy các chuyên đề điều trị chấn thương sọ não nặng ở trẻ em, chỉ định phẫu thuật trong trường hợp dập não do do chấn thương khi nào nên mổ, kỹ thuật chính thống trong phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh…

Giáo sư Yoko Kato, chia sẻ mục tiêu của bà là đào tạo cho các bác sĩ trẻ chuyên phẫu thuật ngoại thần kinh trên khắp thế giới. Sắp tới, bà sẽ hỗ trợ hành lập trung tâm đào tạo phẫu thuật thần kinh châu Á để hỗ trợ đào tạo bác sĩ Việt Nam và khu vực châu Á đặt tại Bệnh viện Việt Đức.

Đi khám ngay nếu thấy đau đầu kéo dài

Theo PTS Hệ, căn bệnh phình mạch máu não rất nguy hiểm, khi vỡ gây chảy máu trong não, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Đáng nói nó gặp ở 5-10% dân số, với những biểu hiện mơ hồ nên ít được phát hiện. Thực tế rất ít trường hợp được phát hiện khi chưa vỡ, tuy nhiên cũng có những trường hợp túi phình do, chèn ép gây biểu hiện (đau đầu, lác mắt, sụp mi; nặng thì hôn mê nếu chảy máu não”.

Đa phần các bệnh nhân vào viện trong tình trạng đã vỡ túi phình, bệnh nhân chảy máu dưới nhện và tụ máu trong não. Biểu hiện lâm sàng nhẹ thì đau đầu, có thể sụp mi. Trên bệnh nhân có cao huyết áp thì nguy cơ vỡ cao hơn.

“Bệnh nhân thường đau đầu đột ngột dữ dội hoặc mất ý thức đột ngột khi chỗ phình mạch máu não bị vỡ”, PGS Hệ cho biết.

Vì thế, với những biểu hiện ban đầu đau đầu nhiều, sụp mí, lác mắc các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần được khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, điều trị.

PGS Hệ cho biết thêm, hiện nhiều phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đang được áp dụng phổ biến tại bệnh viện trong điều trị các bệnh lý thần kinh và u não. Riêng với phình mạch máu não có thể sử dụng phương pháp kẹp mạch hoặc nút mạch. Tuy nhiên, chi phí nút mạch hiện nay rất cao, gấp khoảng 10 lần so với kẹp mạch thông thường. Cả hai phương pháp phẫu thuật đều đạt hiệu quả điều trị nhưng với nút mạch, bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn, chi phí đắt đỏ nên tại BV Việt Đức, đa phần các ca phình mạch máu não đều tiến hành phẫu thuật nội soi kẹp mạch.

PGS Hệ cũng lưu ý bệnh nhân sau mổ cần tái khám định kỳ bởi những trường hợp phình mạch máu não nếu tái phát, vỡ thì hậu quả rất nặng nề.

 

Gần 200 công nhân tại Đồng Nai nhập viện do lỗi chế biến thực phẩm

https://www.vietnamplus.vn/gan-200-cong-nhan-tai-dong-nai-nhap-vien-do-loi-che-bien-thuc-pham/480453.vnp

Hơn 18 giờ ngày 19/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đã có kết luận nguyên nhân khiến 197 công nhân tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và Dịch vụ Miền Quê (đóng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai) phải nhập viện sau bữa ăn trưa là do sự cố về an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hữu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai cho biết trưa 19/12, khoảng gần 200 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và Dịch vụ Miền Quê ăn bữa trưa với cơm trắng, canh chua nấu dọc mùng, gà kho, đậu phụ và rau muống xào. Ngay sau đó, các công nhân này cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn. Từ trưa 19/12 đến khoảng 16 giờ cùng ngày, có 197 người được đưa đến Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch và Trung tâm y tế huyện Long Thành.

Khi nắm thông tin vụ việc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đã phối hợp cùng ngành chức năng trực tiếp xuống làm việc với doanh nghiệp, gặp gỡ công nhân điều trị tại các cơ sở y tế. Qua thăm khám, cho thấy, triệu chứng nổi bật nhất mà hầu hết các công nhân gặp phải là tê lưỡi, hơi ngứa vùng cổ họng, mệt mỏi và buồn nôn. Một số khác bị đau bụng nhưng triệu chứng không rõ ràng.

Sau khi kiểm tra mẫu thức ăn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai cho rằng tình trạng mà các công nhân gặp phải xuất phát từ dọc mùng và kết luận đây là sự cố về an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính là do trong quá trình chế biến dọc mùng, nhà bếp đã làm không kỹ, còn sót lại phần vỏ, công nhân ăn vào bị ngứa.

Theo ông Nguyễn Văn Hữu, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và Dịch vụ Miền Quê có 1.800 công nhân hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất; doanh nghiệp xây dựng nhà bếp, mua thực phẩm tự tổ chức bếp ăn trong công ty.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đang xem xét và sẽ tiến hành xử phạt hành chính doanh nghiệp này về vụ việc trên.

Ông Hồ Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch cho biết, đến 19 giờ 30 phút, hầu hết số công nhân trên đến cơ sở y tế này đã xuất viện.

 

Hà Nội sẽ có ki-ốt đánh giá sự không hài lòng của người bệnh

https://www.vietnamplus.vn/ha-noi-se-co-kiot-danh-gia-su-khong-hai-long-cua-nguoi-benh/480410.vnp

Từ 2018, Hà Nội sẽ đẩy mạnh thực hiện việc khảo sát đánh giá tiêu chí chất lượng hài lòng, không hài lòng của người bệnh một cách công khai minh bạch và đặc biệt sẽ đặt các ki-ốt trong bệnh viện để người bệnh có thể phản ánh về chất lượng khám chữa bệnh khi không hài lòng, lời phản ánh sẽ được gửi ngay về Sở Y tế.

Sở Y tế Hà Nội dự kiến đưa ra 25 tiêu chí không hài lòng của người dân về đánh giá về công tác khám chữa bệnh. Công tác này sẽ được Sở triển khai nhanh để đánh giá sự không hài lòng của người bệnh trong năm 2018.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã cho biết như vậy tại cuộc gặp gỡ báo chí thông tin về bệnh mắt trẻ em và công nghệ hiện đại trong phẫu thuật khúc xạ do Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 diễn ra chiều 19/12, tại Hà Nội.

Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội sẽ có phần mềm đánh giá sự hài lòng của người bệnh và đặt những ki-ốt đánh giá ở những vị trí dễ quan sát nhất như: vị trí thanh toán tiền, khoa khám bệnh để đánh giá người dân không hài lòng như thế nào.

“Bởi hiện nay theo thiết kế của Bộ Y tế mới chỉ có ki-ốt người bệnh hài lòng, chưa có ki-ốt không hài lòng. Sở Y tế sẽ thực hiện đặt ki-ốt không hài lòng. Trên cơ sở ki-ốt không hài lòng này người dân sẽ tích vào đó và ngay lập tức Sở Y tế sẽ biết được bệnh viện đó trong buổi sáng có bao nhiêu ý kiến phàn nàn về tinh thần của bác sỹ, bao nhiêu ý kiến phàn nàn về chờ đợi, về nhà vệ sinh…” bà Hà chỉ rõ.

Việc làm này hướng đến mục tiêu quan trọng nhất mà các cơ sở y tế cần đạt là làm hài lòng người bệnh. Việc hài lòng người bệnh sẽ giúp bệnh viện có nhiều bệnh nhân, nguồn thu ổn định, nâng cao chất lượng.

Cũng theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, năm 2017, cơ quan này đã tiến hành khảo sát sự hài lòng của người bệnh với các cơ sở y tế trên địa bàn, kết quả có 96% bệnh nhân được hỏi cho rằng họ hài lòng với dịch vụ tại các cơ sở y tế và thái độ thăm khám của nhân viên y tế.

Song với tỷ lệ nêu trên bà Nhị Hà thừa nhận vẫn chưa thực chất, chưa phản ánh được toàn cảnh bức tranh khám chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô bởi do cách khảo sát chưa khách quan, có những điều người bệnh muốn nêu nhưng lại chưa được phản ánh trong các phiếu khảo sát.

Do vậy theo bà Hà, năm 2018, cơ quan này sẽ đổi mới hình thức đánh giá sự hài lòng của người bệnh. Cụ thể, Sở Y tế sẽ tiến hành lắp đặt phần mềm điện tử đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân kết nối từ các cơ sở y tế về Sở Y tế. Nội dung đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về thời gian chờ đợi khám bệnh, thanh toán, tư vấn của bác sỹ và tiêu chí chất lượng của người bệnh.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng khẳng định, đơn vị này sẽ thực hiện nghiêm công tác này để các bệnh viện phải tự mình đổi mới.

Riêng với hệ thống các bệnh viện mắt đang phát triển nhanh về số lượng như hiện nay, bà Hà khẳng định, sẽ thanh, kiểm tra thường xuyên công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân.

“Với 9 bệnh viện mắt ngoài công lập đang hoạt động tại Hà Nội chủ yếu tập trung ở Hoàn Kiếm, Đống Đa, đây sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt để thu hút bệnh nhân, do vậy Sở Y tế sẽ tăng cường công tác quản lý, yêu cầu các bệnh viện phải không ngừng đổi mới để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh để tồn tại,” bà Trần Thị Nhị Hà cho hay.

 

Vụ 9 học sinh ở Bắc Kạn: Trẻ mắc rối loạn phân ly tập thể

https://www.vietnamplus.vn/vu-9-hoc-sinh-o-bac-kan-tre-mac-roi-loan-phan-ly-tap-the/480401.vnp

Ngày 18/12, Đoàn công tác của bệnh viện Nhi Trung ương do phó giáo sư Trần Minh Điển – Phó Giám đốc bệnh viện làm trưởng đoàn cùng các chuyên gia các chuyên khoa tâm bệnh, thần kinh, tư vấn trẻ vị thành niên... của nhiều bệnh viện, tổ chức đã đến khám cho 108 em học sinh tại Trường tiểu học Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).

Đây là điểm trường có 9 em học sinh có biểu hiện bất thường về tâm thần, sức khỏe được báo chí thông tin trước đó.

Phó giáo sư Trần Minh Điển cho hay: “Sau khi thăm khám cho các bệnh nhi về tâm lý, thần kinh, môi trường... các bác sỹ bước đầu xác định 9 học sinh mắc rối loạn phân ly tập thể. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, làm các xét nghiệm cần thiết để kết luận chính xác nguyên nhân.”

Đáng lưu ý, 9 học sinh này đều là nữ, tuổi vị thành niên, đều ở nhóm học sinh giỏi của trường, chỉ số IQ cao và chuẩn bị thi học kỳ. Tám trong 9 em này là ở cùng một xóm. Các em đều sống trong điều kiện thiếu thốn, cả bản không nhà nào có tivi và ít được tham gia các hoạt động tập thể.

Trước đó, các cháu bé này đã có các biểu hiện rối loạn tâm lý đa dạng như: người cứng đơ, run giật chi, cúi gằm mặt, bất động trong thời gian 10-20 phút, hành động như hành động của người khác, nói những lời như của người khác và thường xuất hiện cơn khi có sự tập trung chú ý của những người xung quanh.

Theo phó giáo sư Điển, rối loạn phân ly là chứng bệnh tâm lý. Trước mắt, các học sinh trên được quay trở lại đi học bình thường, tuy nhiên gia đình và nhà trường cần theo dõi sát biểu hiện của trẻ. Hướng điều trị trong thời gian tới cho các bé đó là tăng cường dinh dưỡng, vui chơi, hoạt động trong môi trường lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

Các chuyên gia cũng đã hướng dẫn gia đình và thầy cô giáo một số điều cần lưu ý như: cần coi trẻ như những trẻ bình thường, tránh gọi trẻ là “bị bệnh,” “bị ma làm,” quan sát hành vi thường ngày của trẻ từ xa, tránh vồ vập, quan tâm quá mức, không nên quá kỳ vọng vào trẻ. Khi thấy trẻ có xuất hiện tái phát cơn, cần có hướng xử trí kịp thời như tiêm placebo, châm cứu hoặc bấm huyệt.

Cũng trong buổi làm việc, qua thăm khám 99 học sinh còn lại ở điểm trường cho thấy các cháu phát triển bình thường, giao tiếp tốt, một số cháu bị viêm đường hô hấp nhẹ.

Đoàn công tác cũng đã thăm hỏi, tặng quà cho các em học sinh và các thầy cô giáo tại trường Nà Bản.

 

Bắc Kạn: 98% các trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh

https://www.vietnamplus.vn/bac-kan-98-cac-tram-y-te-co-nha-tieu-hop-ve-sinh/480302.vnp

Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Đặc biệt, nếu như năm 2012, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh là 92%, thì đến nay đã lên tới 97,5%.

Sau 4 năm triển khai phong trào trên toàn tỉnh, ở 7 huyện và 1 thành phố, người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước, tỉnh Bắc Kạn đã huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc.

Căn cứ vào các tiêu chí và nội dung liên quan tới vệ sinh nâng cao sức khỏe khác, cơ quan thường trực là ngành y tế của tỉnh đã tổ chức phối hợp, triển khai lồng ghép có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình Mục tiêu quốc gia y tế; Chương trình Mục tiêu quốc gia về An toàn vệ sinh thực phẩm; Chương trình Quốc gia về An toàn lao động, Vệ sinh lao động…

Phong trào được triển khai tại các địa phương với những hoạt động như: vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; Chỉ đạo thực hiện tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường; Vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, trường học; Vệ sinh môi trường lao động; Vệ sinh môi trường sinh hoạt; Xây dựng và sử dụng đúng cách nhà tiêu hợp vệ sinh, giếng nước, nhà tắm…

Trong công tác phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn đã truyền thông trực tiếp tại các thôn, tổ của các xã phường điểm về công tác phòng chống sốt xuất huyết 90% hộ gia đình tại xã, phường điểm được cung cấp và có kiến thức phòng chống Sốt xuất huyết; Hoạt động chiến dịch vệ sinh nôi trường, thu gom dụng cụ phế thải, huy động công đồng tham gia tổ chức 02 lượt/năm.

Bên cạnh đó là chương trình trình diễn hướng dẫn học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở “Các bước rửa tay bằng xà phòng” trong phòng, chống dịch bệnh.

Sau 5 năm thực hiện với sự nỗ lực lớn của ngành y tế, phong trào vệ sinh yêu nước đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh không có vụ dịch lớn xảy ra, không có ngộ độc ảnh hưởng đến tính mạng. Công trình cấp nước và vệ sinh của Trạm Y tế được cải tạo nâng cấp, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh năm sau cao hơn năm trước; Tại 100% thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động góp phần phát hiện sớm các ca bệnh, nghi bệnh gây dịch tại cộng đồng và báo cáo kịp thời.

Trong những năm qua ngành Y tế hoạt động chủ yếu nhờ nguồn từ các chương trình, dự án khác hỗ trợ, lồng ghép triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước.

Theo giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn, tuy nhiên, khi triển khai phong trào vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Nguyên nhân là do đặc điểm vùng nông thôn dân cư thưa thớt, các hộ cách xa nhau nên việc triển khai phòng trào khó khăn. Một số thói quen người dân vùng cao còn lạc hậu như vẫn đi tiêu ngoài đồi, bãi, tập quán chăn nuôi gia súc gần nhà, gậm sàn mất vệ sinh. Bên cạnh đó, sự vào cuộc và phối hợp thực hiện phong trào giữa chính quyền & các ban ngành còn hạn chế; Thiếu kinh phí cho các hoạt động truyền thông về phong trào vệ sinh yêu nước đặc biệt là các chương trình do ngành Y tế phụ trách.

Vì vậy, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn đề xuất kiến nghị Cục Quản lý môi trường Y tế tiếp tục giám sát hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động phong trào vệ sinh yêu nước; Hỗ trợ kinh phí triển khai phong trào vệ sinh yêu nước liên quan đến các hoạt động y tế.

 

Quảng Nam: Phong trào vệ sinh yêu nước còn nhiều khó khăn

https://www.vietnamplus.vn/quang-nam-phong-trao-ve-sinh-yeu-nuoc-con-nhieu-kho-khan/480307.vnp

Sau 4 năm triển khai phong trào vệ sinh yêu nước tại tỉnh Quảng Nam (2012-2016), nhận thức về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của các cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao, nhất là ở vùng đồng bằng.

Theo đánh giá của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, trong quá trình triển khai phong trào vẫn còn một khó khăn lớn đó là đối với các vùng miền núi giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế chưa cao, gây khó khăn cho việc tuyên truyền cho nên người dân khó tiếp cận với vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

Về công tác phối hợp triển khai Phong trào, Sở Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với các Sở, Ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các hoạt động của phong trào như: các chương trình về phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng nhà tiêu hộ gia đình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch về vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Các hoạt động triển khai chung Phong trào tại địa phương giai đoạn 2012-2016 như: Tổ chức hoạt động Rửa tay với xà phòng trong lễ phát động chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng để phòng chống dịch sốt xuất huyết, dịch cúm A, các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm...

Đặc biệt, ngành y tế của tỉnh đã phát hơn 140.000 tờ rơi tuyên truyền về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh.

Những năm qua, mạng lưới hoạt động của ngành y tế được bao phủ đến tận thôn bản. Cấp xã phường có phân công cán bộ chuyên trách vệ sinh môi trường; Nhận thức về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của các cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao, nhất là ở vùng đồng bằng.

Ngành y tế của tỉnh đã xây dựng các văn bản phối hợp liên ngành trong việc tổ chức lồng ghép các hoạt động của Phong trào và hướng dẫn phát động, triển khai chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các kiến thức, các biện pháp đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân , bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như truyền thông trực tiếp trong các buổi tập huấn, họp tổ, thôn các ban ngành đoàn thể…

Nhiệm vụ trọng tâm của Phong trào vệ sinh yêu nước trong giai đoạn 2017-2021 được Sở Y tế tỉnh Quảng Nam hướng tới: Tăng cường sự hiểu biết của người dân, huy động sự tham gia của cộng đồng và các nguồn lực để đảm bảo 90% số hộ gia đình thành thị và 85% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, 90% số hộ gia đình ở thành thị và 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% cơ sở sản xuất, nơi công cộng (trạm y tế xã, trường học mầm non, phổ thông, chợ, bến xe...) có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng; 100% trường học thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh trong học sinh, sinh viên.

Một nhiệm vụ khác cũng được ngành y tế tỉnh Quảng Nam xác định thực hiện trọng tâm trong giai đoạn tới đó là đảm bảo chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định; các thôn, làng có điểm thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh và thực hiện phong trào phân loại, thu gom và xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường.

 

Bất chấp cảnh báo sản phẩm dinh dưỡng nhiễm khuẩn, thị trường vẫn sôi động

https://laodong.vn/suc-khoe/bat-chap-canh-bao-san-pham-dinh-duong-nhiem-khuan-thi-truong-van-soi-dong-582146.ldo

Bộ Y tế đã đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng một số sản phẩm của tập đoàn Tập đoàn Lactalis (Pháp) được cảnh báo có nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, các kênh bán hàng vẫn công khai bày bán.

Việt Nam nhận được thông báo về việc một số trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Pháp phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella Agona. Qua điều tra ban đầu, các ca bệnh có thể liên quan tới một số sản phẩm dinh dưỡng không chứa lactose (lactose-free) do Tập đoàn Lactalis (Pháp) sản xuất.

Cục An toàn thực phẩm đã đưa một số lô sản phẩm vào danh sách đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng một số sản phẩm được nhập khẩu của Tập đoàn Lactalis.

Qua khảo sát, tại thị trường Hà Nội, các đại lý lớn khi hỏi các sản phẩm của Tập đoàn Lactalis (Pháp) đều trả lời: Tạm hết hàng. Ngay trên các trang bán hàng của các cơ sở lớn cũng treo biển: Tạm hết hàng.

Cửa hàng bánh kẹo tư nhân Hải Hường trên phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khi phóng viên hỏi sữa của Tập đoàn Lactalis (Pháp) mà cụ thể là Sữa Celia Expert 3 900g, chủ cửa hàng cho biết: Hàng đã hết cách đây vài tháng và không có hàng nhập về thêm. Chủ cửa hàng không rõ nguyên nhân cũng như không hay biết thông tin sữa của Tập đoàn Lactalis có vấn đề gì. Chỉ đơn giản khi cần nhập hàng, nơi cấp báo hết mà không đưa ra lý do.

Khảo sát trên thị trường online, trang bán hàng sieuthisua vẫn quảng cáo có các dòng sản phẩm như sữa Celia Expert 2 900gr; sữa Celia Expert 3 900gr... Tình trạng kho hàng: Còn hàng. Giá bán 405 ngàn đồng/hộp. Phía bán hàng cho biết: Các sản phẩm cảnh báo có số lô cụ thể, không phải tất cả các mặt hàng của tập đoàn Lactalis (Pháp) bị thu hồi.

Qua khảo sát cho thấy giá không thống nhất, có trang rao bán Celi Expert 2 loại 900 gr là 518 ngàn đồng/hộp 900 gr, Celi Expert 3 có giá 496 ngàn đồng/hộp 900 gr. Hình thức mua hàng là giao tận nhà, người bán cho biết sẽ nhận được hàng sau 2 – 3 ngày, tùy địa chỉ giao hàng.

Tại một trang bán hàng có tên webss vẫn quảng cáo các dòng sản phẩm nằm trong số 10 sản phẩm Bộ Y tế khuyến cáo tạm ngừng tiêu thụ. Trang này cũng đưa ra so sánh giá cùng một loại sữa nhưng khác nhau tại một số điểm bán hàng. Đơn cử: Cùng một sản phẩm Celia Mama hộp 400 gr nhưng mỗi nơi có một giá bán khác nhau: 180 ngàn đồng/hộp, 217 ngàn đồng/ hộp hoặc 220 ngàn đồng/hộp.

Mặc dù thông tin sản phẩm dinh dưỡng của Tập đoàn Lactalis (Pháp) được cảnh báo có nguy cơ gây nhiễm khuẩn nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết. Nhiều bà mẹ khi được hỏi còn bất ngờ vì vẫn đang cho con dùng sữa của đoàn Lactalis (Pháp).

 

Bác sĩ gia đình: Khó đủ đường

https://laodong.vn/suc-khoe/bac-si-gia-dinh-kho-du-duong-582143.ldo

Sau một thời gian triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại 8 tỉnh thành với 350 cơ sở khám chữa bệnh bằng y học gia đình, hàng loạt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đã được ghi nhận.

Tại Hội nghị Nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tuyến xã dựa vào y học gia đình hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do Bộ Y tế tổ chức ngày 19.12, nhiều đại biểu quan tâm thảo luận vì sao một mô hình hay, tiên tiến được nhiều nước áp dụng trên thế giới song ở Việt Nam vẫn "loay hoay" tìm lối đi?

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, giai đoạn 2013-2017, Bộ Y tế triển khai Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, thí điểm tại 8 tỉnh là Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa thiên Huế, Khánh Hòa, TP.HCM, Cần Thơ và Tiền Giang.

Hiện vẫn còn nhiều khó khăn khi thực hiện mô hình này tại các địa phương. Theo đó, tại các phòng khám BSGĐ hầu hết chỉ có trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh thông thường như ống nghe, nhiệt kế, đèn pin, búa phản xạ... Bên cạnh đó, số thuốc còn hạn chế, đặc biệt tại trạm y tế thiếu số lượng và chủng loại thuốc theo danh mục, thậm chí không đủ khám chữa bệnh thông thường.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; đồng thời chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám BSGĐ với hệ thống khám chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân. “Chưa kể, hiện thanh toán BHYT các dịch vụ mô hình phòng khám BSGĐ còn gặp nhiều khó khăn, phí dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán BHYT”, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết.

Về phía cơ sở, theo đại diện Sở Y tế Khánh Hòa, hiện thách thức lớn nhất của địa phương khi thực hiện mô hình BSGĐ đó là cơ chế, chính sách cho cán bộ y tế trong mạng lưới BSGĐ chưa cụ thể, chưa khuyến khích được hoạt động của đội ngũ này.

Hiện việc phân tuyến thuốc sử dụng theo 4 tuyến quy định tại Thông tư 40/2014 của Bộ Y tế vô hình chung đã tạo rào cản cho bệnh nhân khi muốn khám chữa bệnh tại trạm y tế xã do một số thuốc được kê sử dụng tại tuyến huyện không được quỹ BHYT thanh toán khi sử dụng tại tuyến xã.

Ở Việt Nam, hai vấn đề y tế cần cấp bách giải quyết hiện nay là quá tải bệnh viện trầm trọng và thiếu nhân lực y tế. Chúng ta chỉ có gần 7,5 bác sĩ/vạn dân, trong khi nhiều nước trong khu vực là 15- 20 và các nước phát triển có đến 30 bác sĩ/ vạn dân. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, hệ thống y học gia đình được vận hành theo định hướng thị trường sẽ tháo gỡ được hai vấn đề nan giải của ngành y nêu trên.

 

Bệnh viện quân đội đầu tiên đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015

https://laodong.vn/suc-khoe/benh-vien-quan-doi-dau-tien-dat-tieu-chuan-iso-90012015-582088.ldo

Bệnh viện TW Quân đội 108 vừa trở thành đơn vị y tế đầu tiên của hệ thống y tế quân đội chính thức được Trung tâm Chứng nhận phù hợp – QUACERT, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Trung tướng Mai Hồng Bàng- Giám đốc Bệnh viện TW Quân đội 108 cho biết: Sau 14 tháng xây dựng, triển khai áp dụng, bệnh viện đã chuẩn hóa được 72 quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cũng như chuyên môn, nhằm nâng cao hoạt động khám - chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Giấy chứng nhận này có hiệu lực 3 năm, với 14 đơn vị trong BV tham gia vào quá trình xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Theo TS Bùi Tuấn Khoa - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện TW Quân đội 108, từ tháng 8.2017, Bệnh viện TW Quân đội 108 đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 tại các khoa xét nghiệm như: Khoa Sinh hóa, Khoa huyết học, Khoa Miễn dịch và Khoa sinh học phân tử.

Hiện nay, với số bệnh nhân đến khám khoảng 4.000 bệnh nhân mỗi ngày, 2.000 bệnh nhân nội trú, trung bình mỗi tháng, các labo xét nghiệm của BV thực hiện gần 1 triệu các loại xét nghiệm khác nhau để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị cho người bệnh.

PGS.TS Lê Văn Don- Chủ nhiệm Khoa Miễn dịch cho biết, hiện trung bình mỗi tháng khoa thực hiện khoảng 1.000 các mẫu xét nghiệm. Do đó, nếu không thực hiện các mẫu xét nghiệm này theo đúng quy trình chuẩn thì sẽ khó có thể tránh khỏi sai sót.

“Kết quả xét nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng để thầy thuốc chẩn đoán bệnh phù hợp, đưa ra phương án điều trị tối ưu. Vì vậy, vấn đề giữ vững và nâng cao chất lượng xét nghiệm là vấn đề chúng tôi luôn quyết tâm làm chặt chẽ. Do đó, hiện nay thời gian chờ đợi thực hiện các xét nghiệm thông thường đã giảm từ 30-50% so với trước đây”- PGS.TS Lê Văn Don nói.

PGS. TS Phan Quốc Hoàn - Chủ nhiệm Khoa sinh học phân tử cho biết, hiện nhu cầu trao đổi thông tin về kết quả xét nghiệmgiữa các bệnh viện trong nước và quốc tế đã trở nên phổ biến. Với việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn quốc tế, những kết quả của BV sẽ được nhiều bệnh viện quốc tế công nhận. Như vậy, nhiều bệnh nhân khi đã làm các xét nghiệm ở BV khi ra nước ngoài điều trị như Thái Lan, Singapore, Đức, Pháp… sẽ không phải làm lại các xét nghiệm.

Hiện Bệnh viện TW Quân đội 108 đã thiết lập hệ thống trao đổi trực tuyến với BV của các nước như Pháp, Đức… Với việc đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm y học trên, các quy trình được chuẩn hóa từ khâu lấy mẫu máu, trả mẫu, kiểm tra và giám sát. 

 

Nhiều vướng mắc trong triển khai mô hình bác sĩ gia đình

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/35049502-nhieu-vuong-mac-trong-trien-khai-mo-hinh-bac-si-gia-dinh.html

Để đạt mục tiêu 80% tỉnh, thành triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) vào năm 2020, ngành y tế sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Đây là những thông tin được bàn luận nhiều tại hội nghị “Nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tuyến xã dựa vào y học gia đình, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” diễn ra ngày 19-12 do Bộ Y tế, Hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam tổ chức.

Các cơ sở kêu khó

Được coi là điểm sáng trong triển khai mô hình BSGĐ, Trung tâm y tế huyện Sóc sơn đã triển khai thành công mô hình này tại 26 trạm y tế xã và bốn phòng khám đa khoa. Hơn 324 nghìn người đã được lập phiếu quản lý; 97,5% dân số được vào phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân. Số lượt khám tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 205 nghìn người vào năm 2013 lên tới gần 530 nghìn người vào năm 2017. Tỷ lệ chuyển tuyến cũng giảm từ 18,4% năm 2014 xuống còn 7,6% vào năm 2017.

Đến nay, Sóc Sơn đã lập bệnh án quản lý liên tục cho hơn 38 nghìn người mắc bệnh mãn tính. Đã thực hiện chuyển tuyến y học gia đình cho một số trường hợp bệnh nhân có nhu cầu lên một số bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có những kết quả bước đầu thuận lợi như Sóc Sơn.

Theo đại diện Sở Y tế Khánh Hòa, hiện thách thức lớn nhất của địa phương khi thực hiện mô hình BSGĐ đó là cơ chế, chính sách cho cán bộ y tế trong mạng lưới BSGĐ chưa cụ thể, chưa khuyến khích được hoạt động của đội ngũ này. BSGĐ ở các địa phương đều làm thêm việc cập nhật thông tin bệnh nhân, báo cáo thống kê nhưng chưa có chính sách hỗ trợ. Sự kết nối tiếp nhận giữa hệ thống chuyển tuyến của BSGĐ chưa có. Việc phân tuyến thuốc sử dụng theo bốn tuyến hiện nay vô hình trung đã tạo rào cản cho bệnh nhân khi muốn khám, chữa bệnh (KCB) tại trạm y tế xã, do một số thuốc được kê sử dụng tại tuyến huyện không được quỹ BHYT thanh toán khi sử dụng tại tuyến xã.

Đại diện Sở Y tế Hải Phòng cho rằng, để đánh giá mô hình BSGĐ nơi nào tốt, cần phải có tiêu chí cụ thể. “Mọi hoạt động đều cần có kinh phí. Đối với phòng khám BSGĐ tối thiểu phải có phần mềm mà trạm y tế không thể tự lo liệu”, vị này bày tỏ.

Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Lê Ngọc Khuê cũng chia sẻ, các phòng khám BSGĐ gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện đúng nguyên lý y học gia đình. Thậm chí, một số nơi, do thiếu thuốc nên không dám quảng bá rộng rãi phòng khám BSGĐ tới người dân.

Do thời gian đào tạo ngắn nên đến nay, nhiều bác sĩ chưa hiểu và chưa thực hiện được KCB theo nguyên lý y học gia đình. Một số phòng khám có BSCK1 về y học gia đình song cũng chưa triển khai theo đúng nguyên lý. Một số nơi, các đội ngũ như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... phải làm kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành y học gia đình.

Cơ sở vật chất của hầu hết phòng khám BSGĐ tại các tuyến còn chật chội, chưa đáp ứng được nhu cầu do đa phần lồng ghép trong khoa khám bệnh của các bệnh viện đa khoa huyện hoặc phòng khám trạm y tế. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám BSGĐ với hệ thống KCB trong quán trình quản lý bệnh nhân.

Việc xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe, bệnh án điện tử vẫn còn chậm chạp và chủ yếu mới đang quản lý những người mắc bệnh mãn tính. Thanh toán bảo hiểm y tế các dịch vụ của mô hình này còn gặp nhiều khó khăn. Phí dịch vụ KCB tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán BHYT.

Cần chính sách đồng bộ

Đến năm 2020, ngành y tế đặt mục tiêu có 80% tỉnh, thành triển khai mô hình phòng khám BSGĐ. Để nhân rộng mô hình này, ngành y tế còn rất nhiều việc phải làm từ việc đào tạo chứng chỉ cho đội ngũ BSGĐ; đầu tư thêm nhân lực, trang thiết bị; thực hiện luân phiên hai chiều để hỗ trợ BSGĐ tại trạm y tế xã...

Từ cơ sở, đại diện Sở Y tế Khánh Hòa đề xuất, chính sách thông tuyến cần đồng bộ, bao gồm các chính sách liên quan đến thanh toán KCB BHYT. Bộ Y tế sớm sửa đổi Thông tư 40 trong đó lưu ý đến thông tuyến tỉnh từ năm 2021 theo hướng chia hai nhóm sử dụng thuốc, thay vì bốn nhóm như hiện nay là tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Sở Y tế Hải Phòng đề xuất, Bộ Y tế cần có quy định bác sĩ tuyến tỉnh, tuyến Trung ương trả bệnh nhân về BSGĐ quản lý. Quảng Nam kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ về y tế. Đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Sở Y tế Quảng Nam kiến nghị cơ quan này cho phép mở rộng dịch vụ kỹ thuật tại phòng khám BSGĐ cả về dịch vụ KCB, kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng.

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhận định, hiện nay một số địa phương triển khai mô hình BSGĐ còn mang tính hình thức. Không chỉ người dân mà ngay cả nhân viên y tế cũng cho rằng, BSGĐ là bác sĩ đến khám tại nhà. Đó là một trong những lý do khiến cho việc triển khai mô hình BSGĐ không theo đúng nguyên lý y học gia đình. Cục trưởng cũng cho rằng, cần có Thông tư thay thế Thông tư tố 16-2014/TT-BYT để phù hợp cho việc triển khai mô hình BSGĐ giai đoạn 2018-2020.

Từ năm 2013-2017, đã có tám tỉnh, thành phố triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) với với 350 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) bằng y học gia đình. 100% các đơn vị triển khai mô hình BSGĐ được bố trí riêng một phòng khám BSGĐ; 90% lồng ghép vào phòng khám chung của trạm y tế; 10% số trạm y tế có phòng khám BSGĐ riêng biệt.

100% các cơ sở y tế tư nhân có phòng khám BSGĐ riêng và 17,2% trong số đó bố trí phòng tư vấn riêng cho khách hàng. Trong số 62,3% đơn vị triển khai mô hình BSGĐ có hơn 70% đơn vị có trang thiết bị theo quy định. Đã có 50% bác sĩ được đào tạo chuyên ngành y học gia đình.

Trong năm năm đầu tiên của Đề án, số cá nhân được quản lý sức khỏe tăng vọt từ 66 nghìn người năm 2014 lên hơn 91 nghìn người vào tháng 6-2017. Năm 2014, chưa có hộ gia đình nào được quản lý sức khỏe thì đến tháng 6-2017, đã có hơn một nghìn gia đình được quản lý.

 

Tiên lượng không tới, bệnh nhân chết trên đường chuyển viện

https://tuoitre.vn/tien-luong-khong-toi-benh-nhan-chet-tren-duong-chuyen-vien-20171219142047904.htm

Thấy vợ bị bệnh nặng nên anh Phát yêu cầu chuyển lên tuyến trên. Nhưng điều dưỡng trực cấp cứu nói nếu chuyển sẽ không chuyển tuyến theo dạng BHYT. Đến khi đồng ý chuyển thì vợ chết trên đường chuyển viện.

Dù chị Nguyễn Thị Trắng (37 tuổi, ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang) đã chết gần 3 tuần nay nhưng anh Thái Tấn Phát vẫn ấm ức gửi đơn khắp nơi vì cái chết "oan uổng" của vợ anh.

Theo anh Phát, chị Trắng bị bệnh tiểu đường, có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) loại cận nghèo, nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú lúc 16h30 ngày 30-11. Được các bác sĩ cho điều trị ở Khoa Nội. Khi nhập viện, thể trạng chị bình thường, vẫn còn minh mẫn.

Đến khoảng 20h, chị Trắng có mệt nhiều, khó thở. Anh Phát liền báo bác sĩ để xử lý. Lúc này, nhân viên Khoa Nội nói "ở đây vẫn điều trị được".

Đến khoảng 21h, vợ anh đã quá mệt và không còn biết gì. Lúc này anh đề nghị chuyển viện lên tuyến trên điều trị thì các bác sĩ và nhân viên ở đây nói: "Đồng ý cho chuyển, nhưng tự chuyển chứ không chuyển tuyến theo dạng BHYT". Anh không đồng ý.

Lát sau, anh thấy bác sĩ cho vợ truyền dịch và cho thở oxy. Sau khoảng 20 phút, chị Trắng được chuyển xuống khoa cấp cứu và điều trị tích cực. Khi vào thang máy xuống phòng cấp cứu không có oxy nên vợ anh đã tắt thở.

Lúc này, bệnh viện điều xe chuyển viện chở vợ anh đến Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang ở Châu Đốc để cấp cứu, nhưng các bác sĩ ở đây khẳng định bệnh nhân đã chết nên không cho nhập viện. Lúc này đã hơn 23h.

Ngày 19-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Văn Sang, giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú, thừa nhận chị Trắng chết là do lỗi chủ quan, chưa tiên lượng được bệnh lý của êkip trực Khoa Nội.

Theo hồ sơ bệnh án, chị Trắng bị bệnh tiểu đường týp 1 nhiều năm. Khi bệnh nhân chuyển sang hạ đường huyết thì bác sĩ trực chú tâm vào hạ đường huyết mà không tiên lượng được những biến chứng bệnh lý mới có thể xảy ra. Nên khi bệnh nhân chuyển sang suy hô hấp rồi tử vong luôn thì cấp cứu không kịp.

"Bác sĩ trực bữa đó đã không tiên lượng được, cũng không chuyển cấp cứu kịp thời nên gia đình bức xúc. Thêm vào đó, điều dưỡng Nguyễn Tấn Xuyên nói "đồng ý cho chuyển, nhưng tự chuyển chứ không chuyển tuyến theo dạng BHYT" là không đúng. Do nhân viên này hiểu chưa tới. Chứ bệnh nặng người nhà yêu cầu chuyển viện thì vẫn chuyển bình thường.

Sau vụ việc này, bệnh viện đã họp hội đồng xem xét xử lý kỷ luật êkip trực bữa đó, đồng thời rút kinh nghiệm sâu sắc và yêu cầu các anh em phải thay đổi tác phong, cách ăn nói, tư vấn rõ ràng hơn" - ông Sang nói.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang