Công đoàn ngành Y tế Việt Nam: Người bạn đồng hành cùng người lao động Y tế
Sáng nay (21/12), Công đoàn ngành Y tế Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (23/12/1957 – 23/12/2017), đồng thời, tổng kết công tác công đoàn và phong trào CNVCLĐ ngành Y tế năm 2017.
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Việt Nam Trần Thị Bích Hằng, trải qua 60 năm hoạt động với bao thăng trầm cùng lịch sử cách mạng Việt Nam, công đoàn ngành đã không ngừng lớn mạnh. Tính đến nay, đã có hơn 43.000 đoàn viên công đoàn, với 103 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.
60 năm qua, Công đoàn ngành Y tế Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Dù ở gia đoạn nào, Công đoành ngành cũng luôn thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội ngành nghề, là người đại diện, người bạn đồng hành cùng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (NLĐ) Y tế, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đoàn kết sáng tạo cống hiến công sức và trí tuệ góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của ngành.
Công đoàn ngành luôn chú trọng công tác truyền thông tới đoàn viên, công đoàn và NLĐ. Cụ thể, tại các CĐCS luôn tăng cường tổ chức các Hội thao, hội thi, hội diễn, xây dựng Trang thông tin điện tử Công đoàn ngành Y tế Việt Nam…
Đặc biệt, công đoàn ngành luôn chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho NLĐ. Đây được coi là một trong những nội dung quan trọng và xuyên suốt trong mọi hoạt động tại các cấp CĐCS.
Công đoàn ngành luôn chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ trong toàn ngành qua các hoạt động thăm hỏi đoàn viên công đoàn khó khăn vào các dịp lễ, tết; Hỗ trợ đoàn viên bị thiên tai, bão lũ; Thực hiện tốt phong trào “Mái ấm công đoàn” và các hoạt động vì lợi ích đoàn viên.
Bên cạnh đó, công đoàn ngành còn tăng cường tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, phù hợp với tình hình thực tại của ngành và từng lĩnh vực. Với các phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao…
đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích để xây dựng mối đoàn kết giữa mọi người trong ngành từ đó, toàn ngành ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Với những hoạt động và thành tích đã đạt được trong năm vừa qua, CĐYTVN đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Tiêu biểu như: Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương độc lập hạng Nhì, Huân chương độc lập hạng Nhất, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... Cũng nhân dịp này, Bộ Y tế đã trao tặng cờ thi đua xuất sắc cho CĐYTVN vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Người bệnh được giữ bí mật thông tin ghi trong hồ sơ bệnh án
Tại dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi khám, chữa bệnh.
Một là, quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể, người bệnh được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh; được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.
Hai là, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư: Người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Dự thảo nêu rõ, thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Ba là, quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh: Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh như mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật… Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Bốn là, quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
Năm là, quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh: Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Sáu là, quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định.
Dự thảo cũng nêu rõ, quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Cụ thể, trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Theo dự thảo, người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.Bên cạnh đó, chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh: Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp thực hiện quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Người bệnh chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế giảm xuống còn 20 đơn vị
Ông Phạm Văn Tác- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, các phòng trong Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế đã được sắp xếp, thu gọn đầu mối từ 94 phòng xuống còn 59 phòng, giảm 35 phòng (chiếm 37,2%), giảm 105 cán bộ lãnh đạo cấp phòng.
Trong quy hoạch phát triển ngành Y tế đến 2025, tầm nhìn đến 2030, ngành Y tế sẽ thành lập Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Trung ương trên cơ sở sáp nhập các Cục phụ trách công tác chuyên môn trong khối y tế dự phòng lại thành một đơn vị. Như vậy có thể giảm từ 3-4 đơn vị như hiện nay còn 1 đơn vị.
Cũng theo ông Tác, hiện Bộ Y tế đang quản lý 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó, có 21/38 bệnh viện/ 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đã tự chủ toàn bộ kinh phí thường xuyên với số lượng 17.584 biên chế và 1.693 hợp đồng, tổng cộng 18.277 người với kinh phí nhà nước không phải chi phí khoảng 1.306 tỷ đồng/năm (tính trung bình lương mỗi người 6 triệu đồng/tháng).
Đây là tải lượng HIV trong máu đảm bảo mẹ nhiễm HIV không thể lây truyền sang cho con
Bệnh nhân HIV nếu uống thuốc ARV đúng phác đồ sẽ không lây bệnh cho người khác khi quan hệ tình dục. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng, Cục phòng chống HIV/AIDS cho hay trong năm 2017, Việt Nam đã khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Theo ước tính tại Việt Nam, có khoảng 246.793 người nhiễm HIV, trong đó chỉ có 60% tổng số người mắc bệnh tham gia điều trị, còn khoảng 40% số người mắc bệnh HIV không dám điều trị, do các rào cản xã hội khiến họ sợ bị kỳ thị.“Trước đây, khi nhiễm HIV được coi là bản án tử hình. Ngày nay, nếu một bệnh nhân tuân thủ điều trị dùng thuốc ARV thường xuyên, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nói.
Nếu bệnh nhân HIV có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml sẽ không lây cho bạn tình. Khi tải lượng vi rút của người bệnh dưới 200 bản sao/ml máu thì không thể lây nhiễm bệnh cho bạn tình, ngay cả khi quan hệ không bao cao su.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 1.763 cặp dị nhiễm ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ trong thời gian 10 năm (2005-2015), 97% số người tham gia nghiên cứu quan hệ dị giới. Kết quả cho thấy đã không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế liên tục (dưới 200 bản sao/ml).
Theo các chuyên gia, tải lượng vi rút đạt mức dưới 200 bản sao/ml, sau khi bệnh nhân điều trị thuốc từ 1-3 tháng phụ thuộc vào từng cơ địa của cá thể. Trong năm đầu tiên, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân HIV sẽ được xét nghiệm tải lượng vi rút 6 tháng/lần, các năm tiếp theo chỉ một năm xét nghiệm một lần. Trong thời gian điều trị, nếu bệnh nhân có dấu hiệu kháng phác đồ sẽ được chỉ định xét nghiệm thêm.
Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho hay khi mang thai, nếu điều trị thuốc sớm, có tải lượng vi rút HIV dưới 200 bản sao/ml thì không truyền bệnh cho con. Ở Việt Nam, những trường hợp duy trì tuân thủ thuốc mang thai chưa ghi nhận trường hợp con nhiễm HIV từ mẹ.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, thuốc kháng virus (ARV) rất quan trọng trong điều trị cho người nhiễm HIV. Trước đây, thuốc ARV tại Việt Nam chủ yếu là nguồn viện trợ. Từ năm 2015, nguồn viện trợ thuốc bị cắt giảm, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mua thuốc.
Ông Long cho hay: “Với người không may nhiễm HIV, điều trị ARV đúng phác đồ sẽ có sức khỏe như người bình thường. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh người nhiễm HIV mà uống thuốc đầy đủ vẫn có thể có tuổi thọ cao. Người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, sinh con mà không lây bệnh. Trong trường hợp mắc HIV cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị tốt mang lại lợi ích cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Bệnh nhân HIV nên tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi điều trị lâu dài”
Những 'lần đầu tiên' của ngành y tế Việt Nam 2017
https://vtc.vn/nhung-lan-dau-tien-cua-nganh-y-te-viet-nam-2017-d370615.html
Năm 2017 khép lại với rất nhiều "lần đầu tiên" đối với ngành y học Việt Nam.
Lần đầu tiên Bệnh viện cấp Quận phẫu thuật thành công hở van tim
Năm 2017 là năm đáng nhớ đới với Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM), bởi đây là lần đầu tiên một bệnh viện cấp quận mở tim hở thành công cho một bệnh nhân 23 tuổi bị thông liên nhĩ, hở van ba lá, tăng áp phổi
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một ca ghép phổi
Đầu năm 2017, Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y đã thực hiện thành công một ca ghép phổi cho cháu bé 6 tuổi. Đây là ca ghép phổi đầu tiên được các bác sĩ Việt Nam thực hiện, được biết ca phẫu thuật có sự tham gia phối hợp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Lần đầu tiên Việt Nam dùng robot phẫu thuật
Trong tháng 11, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã điều trị mổ nọi soi bằng robot cho bệnh nhi Q. bị dạng nang tuyến phổi kèm lõm ngực bẩm sinh. Được biết đây là robot Da Vinci-Si, hệ thống robot phẫu thuật hiện đại trên thế giới.
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ghép thận chéo thành công
Những người suy thận lại có thêm hy vọng khi vào đầu tháng 1/2017, các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công một ghép thận bằng phương pháp ghép thận chéo từ 2 cặp cho và ghép sống.
Lần đầu tiên áp dụng thành công mổ nội soi u hốc mắt qua đường mũi tại Việt Nam
Thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên một nữ bệnh nhân được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh I – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức thực hiện phẫu thuật nội soi u hốc mắt qua đường mũi. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công
Vinmec trở thành Hệ thống Y tế đầu tiên tại Việt Nam đầu tư mạnh mẽ và chuyên sâu cho nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - công nghệ gen với đầy đủ các thiết bị và công nghệ hiện đại
Trong tháng 10/2017, công trình nghiên cứu đầu tiên về một trẻ sinh non ở tuần 30, nặng 1,5kg được ghép tế bào gốc chữa xơ phổi được công bố. Công trình do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng) thực hiện.
Lần đầu tiên ghép thành công tế bào gốc
Vào tháng 9 năm nay, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống cho bệnh nhân Q.D.A. Kết quả xét nghiệm sau phẫu thuật xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến.
Nhiều bệnh nhân nhập viện do trời lạnh bất thường ở TP.HCM
Tại TP.HCM, nhiều người đã phải nhập viện do trời lạnh bất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn.
Những ngày này, không chỉ miền Bắc giá rét, mà cả ở miền Nam, thời tiết cũng đang trở lạnh bất thường. Tại TP.HCM, nhiệt độ đã xuống chỉ còn 18 - 20oC... Đặc biệt, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là rất lớn. Nhiều người đã phải nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chỉ trong 2 ngày qua, Khoa Hô hấp đã tiếp nhận hơn 500 lượt bệnh nhân đến khám, trong đó, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Những bệnh phổ biến nhất là: cảm lạnh, cúm, hen suyễn hay viêm đường hô hấp...
Dự báo, từ nay đến cuối năm, khu vực Nam Bộ sẽ còn đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là với trẻ có tiền sử bị hen suyễn; đồng thời, cần duy trì tập luyện thể thao và ăn uống phù hợp, để tăng sức đề kháng.
Phát hiện sớm bệnh ở trẻ sơ sinh
http://daidoanket.vn/suc-khoe/phat-hien-som-benh-o-tre-so-sinh-tintuc389587
Sáng 20/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số. Thông tin tại đây cho biết, từ năm 2011 đến tháng 9/2017, số bà mẹ mang thai trên địa bàn thành phố được khám sàng lọc trước sinh là 247.900 người, trong đó 14.000 trường hợp được chẩn đoán xác định bệnh.
Số trẻ được sàng lọc sơ sinh là 233.400 trẻ, trong đó số trường hợp được chẩn đoán xác định bệnh là 970 trẻ. Việc sàng lọc để phát hiện, can thiệp sớm các dị tật, dị dạng thai nhi, điều trị sớm các bệnh chuyển hoá di truyền đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra tại TPHCM bị tàn tật, thiểu năng trí tuệ….
Tuy nhiên hiện còn nhiều người dân chưa ý thức được lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đối với tương lai sức khỏe con em mình nên công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.
Tăng cường phối hợp quân - dân y
http://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-phoi-hop-quan-dan-y-n139751.html
Phát huy thế mạnh y tế của lực lượng vũ trang; triển khai các mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng nơi để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Ngày 25/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Nghi quyết yêu cầu phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoàn chỉnh ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh hệ thống bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang; tăng cường phối hợp quân - dân y. Phát huy thế mạnh y tế của lực lượng vũ trang; triển khai các mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng nơi để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Chương trình Kết hợp quân-dân y (KHQDY) là chương trình kết hợp giữa quân đội và nhân dân trong lĩnh vực y tế, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân hình thành từ cuối năm 1990 và chính thức triển khai thực hiện từ giữa năm 1991. Đây là một chương trình có tầm chiến lược, tính khoa học và thực tiễn cao, kế thừa được truyền thống và kinh nghiệm của ngành Quân y và dân y trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Chương trình KHQDY đã bám sát các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của công tác y tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Lực lượng quân y tích cực, chủ động tham gia công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dânLực lượng quân y tích cực, chủ động tham gia công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân
Lực lượng quân y toàn quân còn tích cực, chủ động tham gia công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân...
Tại nơi đóng quân, các đơn vị thường xuyên cử bộ đội tham gia tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng “Làng văn hoá sức khoẻ”, thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS, dân số-kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng…
KHQDY là một trong những giải pháp quan trọng trong tham gia giải quyết các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là giải quyết hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Bất kỳ tình huống đột xuất, khẩn cấp nào xảy ra trong thời gian qua đều có lực lượng quân y tham gia với tinh thần khẩn trương, chủ động, có mặt sớm nhất để tham gia cứu hộ, cứu nạn KHQDY đã góp phần quan trọng vào xây dựng tiềm lực y tế-quốc phòng của nền quốc phòng toàn dân.
Chương trình KHQDY trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình và chất lượng xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên. Trên cơ sở đó, các đơn vị quân y dự bị động viên như bệnh viện khu vực, bệnh viện dã chiến, các đội điều trị, các tổ chuyên khoa tăng cường… được sắp xếp tạo nguồn, từng bước tổ chức huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và kế hoạch chung của Nhà nước. Các đơn vị quân y còn tích cực tham gia xây dựng các phân đội tự vệ chuyên ngành y tế, huấn luyện 5 kỹ thuật cấp cứu cho lực lượng dân quân, tự vệ; tổ chức huấn luyện kiến thức y học quân sự cho các cán bộ chủ trì ngành y tế ở cấp tỉnh, thành phố, cán bộ chủ trì ở các đơn vị dự bị động viên y tế.
KHQDY là một giải pháp rất hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ dân vận của Đảng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm an ninh chính trị. Chương trình KHQDY đã giúp củng cố, xây dựng y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc, các gia đình có công với cách mạng.
Sắp tới, việc KHQDY sẽ tiếp tục triển khai trên diện rộng ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cũng như ở thành phố, thị xã; ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc ngành quân-dân y,… Để việc tổ chức thực hiện Chương trình có hiệu quả, cần phát huy hơn nữa tính chủ động và vai trò tham mưu, đề xuất của cơ quan quân-dân y trên địa bàn; phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi nguồn lực cho Chương trình. Có như vậy, việc KHQDY mới phát triển vững chắc, có ý nghĩa đối với cơ sở, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ y tế cũng như nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn.
Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc
http://suckhoedoisong.vn/quan-ly-chat-che-nhap-khau-thuoc-n139752.html
Đảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương khóa 12 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới yêu cầu phải bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc, thiết bị, hoá chất, vật tư y tế, bảo đảm công khai, minh bạch.
Hoàn thiện cơ chế đầu tư, mua sắm và kiểm soát chặt chẽ chất lượng, chống thất thoát, lãng phí. Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc. Thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn và hiệu quả điều trị bệnh, thuốc cũng có thành phần phức tạp, mức độ ổn định không cao, việc kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng thuốc là việc làm cần thiết của cả cơ sở sản xuất, kinh doanh và của hệ thống các cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc. Do vậy, có thể khẳng định, việc rà soát chất lượng thuốc liên tục, xử lý, xử phạt nghiêm các cơ sở có thuốc vi phạm sẽ góp phần nâng cao chất lượng thuốc, góp phần giảm tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng trong quá trình lưu thông trên thị trường.
Các số liệu thống kê hàng năm cho thấy, tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở Việt Nam dao động khoảng 3%, tỷ lệ thuốc giả dưới 0,1%. Số lượng mẫu thuốc được lấy, kiểm nghiệm là rất lớn, trải rộng trên toàn quốc (bao gồm mẫu lấy kiểm nghiệm tại 2 Viện Kiểm nghiệm, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cùng 62 Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố), hàng năm các cơ quan này đã tiến hành lấy khoảng 30.000- 40.000 mẫu thuốc để giám sát chất lượng thuốc.
Quy trình thu hồi thuốc hiện nay ở Việt Nam tương đồng với quy trình ở Châu Âu, Úc, Singapore. Trong đó bao gồm các khâu: Hệ thống kiểm nghiệm nhà nước tiến hành lấy mẫu và phân tích/kiểm nghiệm xác định chất lượng mẫu thuốc, rồi gửi kết quả về cơ quan quản lý. Từ đây cơ quan quản lý xem xét kết quả kiểm nghiệm, đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn, hiệu quả điều trị, xác định mức độ vi phạm, ra văn bản thông báo thu hồi lô thuốc, trong đó nêu rõ mức độ thu hồi, trách nhiệm của cơ cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc và trách nhiệm các cơ quan quản lý y tế tuyến dưới.
Trong quy trình này, Sở Y tế các địa phương có trách nhiệm thông báo để các cơ sở kinh doanh, sử dụng biết, tiến hành thu hồi, hoàn trả thuốc về nhà cung ứng, kiểm tra giám sát việc thu hồi, lưu hành thuốc bị thu hồi trên địa bàn.
Đồng thời, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải ngừng phân phối và trong thời gian không quá 5 ngày phải thông báo thu hồi đến tất cả các cơ sở phân phối, đơn vị sử dụng đã mua thuốc và báo cáo về cơ quan quản lý trong vòng 30 ngày.
Thời gian qua có trường hợp cá biệt thuốc đã bị thu hồi nhưng thực tế vẫn tìm thấy ở nhà thuốc lẻ.
Có tình trạng này là do các đơn vị thực thi ngoài việc nhân lực còn thiếu cũng chưa tận dụng được sức mạnh trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng để thường xuyên thanh kiểm tra, giám sát việc lưu hành thuốc cũng như việc thu hồi thuốc.
BV Bạch Mai: Ứng dụng nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán tổn thương phổi và trung thất
Các thầy thuốc chuyên ngành hô hấp của BV Bạch Mai đã ứng dụng thành công kỹ thuật nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán tổn thương phổi và trung thất.Thông tin này được GS.TS Ngô Quý Châu- Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp của BV Bạch Mai đưa ra tại Đại hội nhiệm kỳ thành lập Hội Hô hấp Hà Nội và Hội nghị khoa học chuyên đề cập nhật từ APSR Sydney 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo GS.TS Ngô Quý Châu, trước đây khi tiếp nhận bệnh nhân có hạch trung thất, muốn lấy hạch thì phải rạch lồng ngực để lấy hoặc đút ống nội soi từ trên cổ sâu vào trung thất. Tuy nhiên, với kỹ thuật siêu âm nội soi mới này giúp bác sĩ quan sát dưới hình ảnh siêu âm các tổ chức hạch dưới phế quản để xác định được vị trí, đường hướng để định hướng việc chọc kim sinh thiết tổ chức hạch đó làm xét nghiệm.
GS.TS Ngô Quý Châu cũng cho biết thêm, kỹ thuật mới nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán tổn thương phổi và trung thất không chỉ giúp cho quá trình nội soi chính xác, an toàn và ít tai biến mà còn có vai trò quan trọng trong lấy mẫu sinh thiết để làm xét nghiệm.
“Việc xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học, kiểm tra yếu tố gây ung thư hay viêm nhiễm, có vi khuẩn thường hay vi khuẩn nấm của các tổ chức hạch để chấn đoán đúng bệnh mà không phải làm can thiệp lớn hơn, phức tạp hơn”- GS.TS Ngô Quý Châu nói
GS Châu cũng dẫn ví dụ, đối với trường hợp bệnh nhân có khối u phổi thì có thể có hạch ở vùng trung thất. Việc xác định hạch đó là hạch xâm lấn ung thư hay chỉ là hạch viêm bình thường có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định xử trí của thầy thuốc. Hiện nay đã có một số bệnh nhân được ứng dụng kỹ thuật này tại BV Bạch Mai
Phó giám đốc BV Bạch Mai nhấn mạnh: Việc chẩn đoán chính xác, xác định rõ bệnh sẽ giúp cho điều trị trúng đích hơn, từ đó rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh
Tại Đại hội nhiệm kỳ thành lập Hội Hô hấp Hà Nội Hội, lãnh đạo Hội cho biết, Hội Hô hấp Hà Nội thành lập ngày 30/7/ 2007 là thành viên của Tổng Hội Y học Việt Nam. Hiện tại Hội Hô hấp Hà Nội có 207 Hội viên.
“Trong 10 năm qua Hội Hô hấp Hà Nội đã có nhiều hoạt đông thiết thực và hữu ích góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hội đã tập hợp, liên kết các tổ chức, cá nhân chuyên ngành hô hấp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị, giảng dạy, nghiên cứu và, thử nghiệm lâm sàng”- GS.TS Ngô Quý Châu nói.
Trong nhiệm kỳ tới Hội Hô hấp Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai các loại hình hoạt động mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, đào tạo cũng như hỗ trợ pháp lý cho hoạt động chuyên môn của Hội viên, tăng cường vai trò của Hội trong lĩnh vực chuyên môn cũng như tư vấn chuyên môn cho thành phố. Bên cạnh các buổi sinh hoạt khoa học định kỳ theo quý, tiến hành tổ chức thêm những buổi hội thảo khoa học hoặc những khoa đào tạo liên tục, đào tạo chuyên sâu theo chuyên đề đáp ứng nhu cầu học hỏi của các bác sỹ trẻ.
Triển khai việc hợp tác quốc tế, mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy cho các bác sỹ trẻ, nâng cao vai trò của Hội trong hoạt động chuyên môn của cộng đồng bác sỹ thuộc chuyên ngành Nội .
Đồng thời, Hội cũng cần đẩy mạnh hơn công tác xã hội, tổ chức khám chữa bệnh từ thiện cho các vùng khó khăn của Hà Nội trên cơ sở huy động nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc tạo những diễn đàn khoa học cho các bác sĩ, các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp cùng nhau trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đảm bảo mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác dân số trong tình hình mới
Nghị quyết số 21-NQ/TW đã nêu rõ 8 mục tiêu lớn bao trùm toàn bộ các vấn đề về dân số đến năm 2030 và để thực hiện thành công thì việc tăng cường, đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho công tác dân số là hết sức quan trọng, cần thiết.
Vì sao cần đảm bảo nguồn lực cho công tác dân số?
Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định, dân số yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân số cũng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế tại một số nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… cho thấy việc giảm sinh liên tục trong 3 thập kỷ đã có đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, sự phát triển kinh tế cũng tác động tích cực đến công tác dân số.
Theo kinh nghiệm của quốc tế được Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) công bố, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Các khoản tiết kiệm này sẽ tiếp tục gia tăng nếu đầu tư nâng cao chất lượng dân số. Ở nước ta, Liên Hợp Quốc dự báo rằng, nếu Việt Nam làm tốt công tác dân số, quy mô dân số sẽ ổn định ở mức 120 triệu dân và đến năm 2035, GDP bình quân đầu người bằng 31,2 lần GDP bình quân đầu người năm 1990. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt thì quy mô dân số sẽ ổn định ở mức 160 triệu người và đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của năm 1990. Như vậy, dân số và phát triển có mối quan hệ biện chứng rất rõ rệt. Nhận thức được điều này, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, bao gồm nhân lực và vật lực.
Để giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực cho công tác dân số được thể hiện rõ:
Về vật lực: Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu rõ cần bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho công tác dân số, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao... nhằm nâng cao chất lượng dân số, đời sống mọi mặt của nhân dân, nhất là đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Đẩy mạnh xã hội hóa: Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Phát triển thị trường, đa dạng hóa các gói bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau để các nhóm dân số đặc thù đều bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội.
Hợp tác quốc tế: Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số. Tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương, song phương về dân số và phát triển. Tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tài chính, tri thức, kinh nghiệm và kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế. Tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về dân số.
Về nhân lực: Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản, tổ dân phố... Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học…
Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân: Những dấu mốc sau 5 năm thực hiện 2012 – 2016
Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những công việc quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, Người đã đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào Phong trào “Vệ sinh yêu nước”. Triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (VSYN NCSKND) trong thời điểm hiện nay không chỉ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi về “Vệ sinh yêu nước” của Bác mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chương trình xây dựng nông thôn mới do Bộ Chính trị phát động.
Ngày 14/12/2017, tại Vĩnh Phúc, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã tổng kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Phong trào VSYN NCSKND giai đoạn 2012-2016 và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2017 - 2021.
Trong 5 năm (2012-2016), Ủy ban nhân dân 63/63 tỉnh/thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế, phối hợp với các Sở, Ban ngành và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh tổ chức hơn 100 buổi mít tinh phát động hưởng ứng Phong trào VSYN NCSKND với các chủ đề khác nhau về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, như: Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Vệ sinh là yêu nước; Chung tay phòng chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân; Hành trình triệu bàn tay sạch hưởng ứng Phong trào VSYN NCSKND.
Các tài liệu hướng dẫn, truyền thông với nội dung về về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân được gửi về các tỉnh, thành phố và tổ chức phát các phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng VTV1, VTV5, VTV8, VTV9, VOV giao thông.
Các tỉnh thành đã tổ chức nhiều lớp hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ ngành y tế và các ban ngành, tổ chức đoàn thể liên quan, để triển khai các hoạt động của phong trào VSYN NCSKND.
Nội dung các lớp tập huấn rất đa dạng và phong phú, như: Tập huấn kiến thức về VSATTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống; đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng và các bếp ăn tập thể, bán trú; Kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại tuyến xã; Công tác giám sát chất lượng nước cho các cơ sở cấp nước sinh hoạt nông thôn; Tập huấn truyền thông cho cộng tác viên tuyến xã; Hướng dẫn kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế và phụ nữ...
Trạm y tế (TYT) là một trong những cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong công tác y tế dự phòng. Nhiệm vụ xây dựng và đưa vào sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các TYT là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong phong trào vệ sinh môi trường. Tính chung toàn quốc, tỷ lệ TYT có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt tăng từ 84,2% năm 2012 lên 94,4% năm 2016. Nổi bật trong số các tỉnh, thành này là hai tỉnh Đăk Nông và Lạng Sơn, mặc dù xuất phát từ thực trạng khá khiêm tốn năm 2012 (lần lượt tỷ lệ TYT có nhà tiêu hợp vệ sinh là: 21,13%; 29,20%) nhưng nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương, năm 2016 tỷ lệ này đã tăng nhanh lần lượt đạt 96,40% và 81,40% vượt quá tiêu chí đề ra (80%). Chất lượng nhà tiêu của TYT dần được cải thiện tại hầu hết các tỉnh. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh TYT tăng từ 84,19% năm 2012 (trên tổng số 50 tỉnh có báo cáo) lên 94% năm 2016.
5 năm qua, phong trào VSYN NCSKND đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể. Các địa phương đã chủ động lồng ghép triển khai các hoạt động của phong trào. Mục tiêu trong giai đoạn 2017-2021, phong trào sẽ tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe; tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và của dân tộc Việt Nam thế kỷ 21.
Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số
http://suckhoedoisong.vn/phat-trien-mang-luoi-va-nang-cao-chat-luong-dich-vu-ve-dan-so-n139471.html
Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW, Ban chấp hành Trung ương đã đề ra 8 mục tiêu quan trọng trong công tác dân số đến năm 2030 và một trong những giải pháp để hoàn thành chính là phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.
Hiện nay, mạng lưới kế hoạch hóa gia đình đang được triển khai từ các bệnh viện trung ương đến các cơ sở y tế trong cả nước. Tại tỉnh Bắc Ninh, ngoài Trung tâm CSSKSS tỉnh, 8 khoa chăm sóc SKSS thuộc các TTYT tuyến huyện, 126 trạm y tế có buồng đẻ và buồng khám phụ khoa còn có khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh/huyện.
Bên cạnh đó, một số mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ như phân phối phương tiện tránh thai phi lâm sàng (viên uống tránh thai, bao cao su) dựa vào cộng đồng, tiếp thị xã hội đã được triển khai với mục đích đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến tận người sử dụng.
Ngoài các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mô hình còn chú trọng đến đối tượng vị thành niên và thanh niên. Nghị quyết số 21-NQ/TW cũng nêu rõ, cần củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân.
Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục củng cố mạng lưới Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội.
Người cao tuổi có vai trò rất quan trọng trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, cả nước có hơn 8,7 triệu người cao tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tuổi thọ của người Việt Nam trong những thập kỷ qua liên tục tăng, nếu năm 1960 tuổi đời của người Việt trung bình chỉ đạt 40 năm (thế giới là 48 năm) thì đến nay tuổi thọ của người Việt đã tăng lên 73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số) vượt tuổi thọ trung bình của thế giới (trung bình thế giới là 69 tuổi). Dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người Việt sẽ tăng lên 80,4 tuổi.
Tuy nhiên, số năm sống khỏe của người cao tuổi vẫn còn thấp do nhiều nguyên nhân như cuộc sống khó khăn, sống dựa vào con cháu, mắc nhiều bệnh mạn tính… Mặc dù theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 93,58% người cao tuổi được khám, chữa bệnh và hưởng chăm sóc của gia đình nhưng số cơ sở y tế có chuyên khoa lão còn rất ít khiến cho việc chăm sóc sức khỏe gặp khó khăn. Do vậy, Nghị quyết 21-NQ/TW khẳng định, cần phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa trong các cơ sở y tế. Khuyến khích phát triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; cơ sở cung cấp các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa, giải trí của người cao tuổi nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, người cao tuổi Việt Nam có số năm sống khỏe là 68 năm.
Ban chấp hành Trung ương luôn coi dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Chính vì vậy, trong giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố, ngoài việc tiếp tục củng cố mạng lưới kế hoạch hóa gia đình và phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa,
Nghị quyết số 21-NQ/TW còn nhấn mạnh việc ưu tiên đầu tư nguồn lực nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, người cao tuổi, đồng bào dân tộc ít người, người di cư... đều thực sự bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hưởng thành quả phát triển.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bố dân số và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phát triển mạng lưới nghiên cứu về dân số và phát triển.
Nâng cao năng lực cán bộ- Giải pháp quan trọng cho công tác dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW chỉ rõ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển.
Vai trò của cán bộ dân số. Cán bộ dân số và các cộng tác viên dân số là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực dân số.
Với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và “mưa dầm thấm lâu”, họ đã hoạt động hiệu quả để đưa các chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình đến với nhân dân. Không chỉ thế, họ còn giúp chính quyền các cấp có những số liệu tin cậy, cập nhật về tình hình dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… để đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả nhất cho từng đối tượng trong từng giai đoạn tại địa phương.
Theo đánh giá của Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk, cộng tác viên dân số là “chân rết”, là “cánh tay” nối dài của ngành dân số, vì hầu hết đều là người địa phương, gần dân, sát cơ sở, hiểu được các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc nên đã phát huy tốt vai trò truyền thông, vận động nhân dân thực hiện các chính sách về dân số- kế hoạch hóa gia đình.
Để đội ngũ cán bộ dân số, cộng tác viên dân số hoạt động hiệu quả thì việc tập huấn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền, vận động là hết sức quan trọng, cần thiết. Tại các địa phương, việc tập huấn được thực hiện hàng năm với nội dung bao gồm các kiến thức về công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phương pháp truyền thông, vận động người dân thực hiện chính sách dân số ở cơ sở; cách thu thập thông tin và ghi chép sổ hộ gia đình…
Khi triển khai đề án, mô hình mới về dân số, đội ngũ này lại được đào tạo sâu hơn. Chẳng hạn, với mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, họ sẽ được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Với đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ được trang bị kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ mang thai về lợi ích và quy trình sàng lọc, kỹ thuật lấy máu gót chân...
Trong Nghị quyết 21-NQ/TW…Xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ dân số hiện nay và đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu dân số đến năm 2030, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu công tác dân số cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản, tổ dân phố...
Đối với đội ngũ cán bộ dân số các cấp cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân.
Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Người nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam vẫn khỏe mạnh sau 30 năm
Người nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam là một phụ nữ sống tại TP.Hồ Chí Minh, hiện đã hơn 50 tuổi. Chị vẫn khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.
Sáng nay 21.12, Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã gặp gỡ báo chí chia sẻ về tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và tiến bộ trong điều trị.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, người đầu tiên nhiễm HIV ở Việt Nam ghi nhận vào năm 1990, là phụ nữ ở sống tại TP.Hồ Chí Minh. Chị hiện đã hơn 50 tuổi, sống khỏe mạnh và vẫn đang công tác ổn định.
“Các xét nghiệm máu của chị này cho thấy hàm lượng của vi rút rất thấp, dưới ngưỡng phát triển. Kết quả đó có được là do chị dùng thuốc đều đặn với tinh thần thoải mái, nên đã kìm được sự phát triển vi rút HIV”, ông Cảnh thông báo.
Mấy ngày nay, dư luận vô cùng phẫn nộ trước thông tin anh Trần Thanh Tú (37 tuổi, ngụ ấp Trương Hiền, xã Thạnh Trị, H.Thạnh Trị, Sóc Trăng) vị vợ sát hại dã man.
Cũng tại buổi gặp gỡ này, ông John Blandford, Giám đốc Chương trình HIV và lao của Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam chia sẻ nghiên cứu khẳng định thuốc kháng vi rút ARV đủ sức chặn vi rút HIV lây truyền qua đường tình dục, nếu người bệnh tuân thủ điều trị. “Việc điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp cho tải lượng vi rút HIV trong máu xuống dưới ngưỡng (dưới 200 bản sao/ml máu), người nhiễm không có khả năng lây truyền vi rút HIV qua đường tình dục. Người nhiễm HIV nếu đạt mức này cũng cho phép họ sinh con mà không lây truyền HIV sang con", chuyên gia này nói.
Ông Cảnh cho biết thêm, các xét nghiệm trên những người có HIV đang điều trị tại Việt Nam cho thấy, 91% đã đạt được ngưỡng an toàn như chuyên gia của CDC đề cập. "Do đó, chúng tôi rất mong mỗi người ngay khi phát hiên có nhiễm HIV, cần điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ. Việc này giúp cho cuộc sống gần như bình thường, vì không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục", ông Cảnh nói.
Ngày 9.11, tại Hà Nội, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, diễn ra từ 10.11 - 10.12.
Ông Cảnh cũng cho biết, tại Việt Nam hiện có 209.000 người nhiễm HIV, nhưng chỉ có 123.000 người (khoảng 60%) đang điều trị thuốc kháng vi rút ARV. Khoảng 40% không điều trị có nguyên nhân chủ yếu do lo sợ bị kỳ thị. "Nhiều trường hợp sau khi có kế quả dương tính với HIV, chúng tôi liên lạc lại để khám, cấp thuốc thì không thể tìm thấy theo địa chỉ mà họ thông báo khi xét nghiệm", ông Cảnh cho hay.
Các chuyên gia cho biết, ARV là thuốc kháng vi rút có tác dụng ức chế sự phát triển của vi rút HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm nguy cơ tử vong. Điều trị ARV đúng, có thể làm giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.
Theo chuyên gia của CDC, nghiên cứu trong các năm qua được thực hiện với hàng nghìn cặp dị nhiễm HIV (chỉ 1 trong 2 người có HIV) ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ, châu Âu, Úc, Brazil và Thái Lan, cho thấy không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình của họ có tải lượng được ức chế liên tục (dưới 200 bản sao/ml). “Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng 200 bản sao/ml) sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục.
Người dân phố núi xôn xao khi trên facebook tên Le Tung đăng về việc anh bị nghi phơi nhiễm HIV khi đưa nạn nhân TNGT nhiễm HIV đi cấp cứu. Ngay sau sự việc, anh bị bác sĩ nói phải mua thuốc uống chứ không được điều trị miễn phí. Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhấn mạnh điều này chỉ đạt được khi tải lượng vi rút đạt mức ức chế và chỉ không lây truyền qua đường tình dục, chứ không phải tất cả các con đường khác.
"Tại Việt Nam, thuốc ARV cho người có HIV được cung cấp miễn phí qua hệ thống y tế cơ sở và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Phác đồ điều trị người nhiễm HIV/AIDS đã được Bộ Y tế cập nhật thuốc mới, các thuốc này tăng hiệu quả kháng vi rút và giảm các tác dụng phụ", ông Cảnh thông tin.
Cần Thơ: Kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị ngưng tim
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long đã kịp thời cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp trên trong tình trạng nguy kịch. Ông Đ.N.G (sinh năm 1958, ngụ Long Mỹ, Hậu Giang) được đưa vào khoa Cấp cứu tại BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng nguy kịch, kèm đau ngực và khó thở.
Người thân của ông G cho biết: “Vào buổi chiều, ông G có uống ít rượu sau đó đau ngực, khó thở. Đưa vào y tế địa phương, ông G được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới ngừng tim, đã hồi sức tim có tim lại và tiến hành thở máy.” Sau đó, ông G được cơ sở y tế tại địa phương chuyển viện đến BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long. Tại đây, các bác sĩ tiếp nhận bệnh lập tức triển khai chương trình cấp cứu khẩn cấp “Code STEMI” – đây là chương trình tận dụng giờ vàng của bệnh nhân bị mạch vành cấp, rút ngắn thời gian và hạn chế rủi ro trong quá trình điều trị đã được triển khai từ đầu năm 2016 tại BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long.
Sau nhiều giờ hội chẩn, BS.CKI Ngô Miên Tường (Chuyên khoa Nội Tim mạch – BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long) cùng ê-kíp đã tiến hành phẫu thuật nong và đặt 02 stent động mạch vành cho ông G.
Hiện tại, ông G đã hồi phục sức khỏe và xuất viện về nhà.
Học sinh Đắk Lắk mắc bệnh lạ: Bác sĩ khám không ra bệnh
http://danviet.vn/tin-tuc/hoc-sinh-dak-lak-mac-benh-la-bac-si-kham-khong-ra-benh-833275.html
Khi phát bệnh lạ, các em học sinh bỗng đứng dậy la hét, chửi mắng, xô đổ bàn ghế rồi ra ngoài phòng học, chạy lên đồi...
Chiều 21.12, bác sĩ Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đã thành lập đoàn công tác đến Trường Tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) để thăm khám cho các học sinh của trường này có triệu chứng lạ.
Theo bác sĩ Lào, vào đầu tuần trước, một học sinh tại trường này bỗng dưng đứng dậy, la hét chửi mắng những người xung quanh rồi bỏ ra khỏi lớp, chạy lên đồi sau trường. Những ngày sau đó, bệnh này tiếp tục lây sang nhiều học sinh khác với biểu hiện tương tự.
Theo thống kê, hiện có 6 em ở độ tuổi từ 10-13 mắc bệnh này. Bệnh thường xuất hiện bất ngờ và kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, có khi lên đến 2-3 giờ. Trong khoảng thời gian "lên cơn", các em hoàn toàn không kiểm soát được bản thân.
Tuy nhiên, sau khi "hết cơn", các em lại trở lại bình thường. Các bác sĩ tại Bệnh viện huyện Krông Bông đã đến thăm khám nhưng không phát hiện bệnh tật gì ở các học sinh này. Cũng theo bác sĩ Lào, hiện đoàn công tác vẫn chưa thể đưa ra kết luận về hiện tượng bất thường trên của các học sinh. Tuy nhiên, ông cho rằng, các em có dấu hiệu rối loạn phân ly tập thể như trường hợp 9 học sinh ở điểm trường Nà Bản (thuộc xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) mới đây. Song biểu hiện của các học sinh ở xã Cư Pui nhẹ hơn.
"Hiện đoàn công tác đang tiếp tục thăm khám, điều trị và động viên các cháu học sinh bình tĩnh. Chúng tôi cũng yêu cầu cắt cử bác sĩ túc trực tại trường để động viên, điều trị kịp thời cho các trường hợp mới phát sinh” - bác sĩ Lào nói.
Trời lạnh bất thường, nhiều trẻ con, người già ở TP.HCM nhập viện
http://vov.vn/xa-hoi/troi-lanh-bat-thuong-nhieu-tre-con-nguoi-gia-o-tphcm-nhap-vien-710095.vov
Bà Nguyễn Thị Hoa, ngụ tỉnh Tây Ninh vừa đưa cháu hơn 3 tháng tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM từ đêm qua. Bệnh nhi bị ho dữ dội, tiếng thở khò khè từ mấy ngày qua, được gia đình đưa đi điều trị bác sĩ tư nhân ở địa phương không khỏi. Bà Hoa cho biết: “Cháu ho mệt không ra tiếng. Khàn cả tiếng. Mình có đưa đi bác sĩ tư ở địa phương thì có giảm nhưng đêm hôm thấy cháu ho nhiều hơn”. Cùng với cháu của bà Hoa thì tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện cũng đang điều trị cho khoảng 250 bệnh nhi bị các triệu chứng về đường hô hấp.
Theo các bác sĩ ở Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, thời điểm trở lạnh thì bệnh nhi có thể bị 2 nhóm bệnh chính về hô hấp là nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nhẹ là viêm hô hấp trên bao gồm viêm mũi, hiêm họng, viêm trai giữa, còn nặng hơn là bị viêm hô hấp dưới, có thể dẫn đến tử vong. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chủ yếu tiếp nhận các bệnh nhi bị viêm hô hấp dưới và đã trở nặng.
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp dị ứng đường hô hấp, viêm mũi xoang, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Các bác sĩ cảnh báo, tình hình sắp tới có thể bệnh nhân hen suyễn sẽ gia tăng, nếu không chăm sóc đúng thì sẽ lên cơn nặng, có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Cần lưu ý hàng đầu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh về hô hấp cho trẻ vào ngày lạnh đa phần do siêu vi, virus, bên cạnh đó việc không khí tại TP.HCM ô nhiễm nhiều khói bụi, nên nguy cơ dễ bị bội nhiễm, đồng nhiễm sang vi khuẩn cũng cao hơn. Những biểu hiện thường gặp ban đầu ở trẻ như ho, sổ mũi, khò khè, ho. Nếu bệnh diễn tiến nặng, trẻ sẽ ho nhiều hơn, sốt cao và khó thở. Có thể dẫn đến tím tái, co giật…
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 lưu ý đối với các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ chu đáo, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết bất thường, giữ đủ ấm cho trẻ một cách hợp lý, giữ vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên.
Cha mẹ cũng cần tiêm chủng ngừa cần thiết cho trẻ để có sự đề kháng đối với nhiều loại bệnh.
Nếu sử dụng tinh dầu xông hoặc sử dụng các thiết bị giữ nhiệt cần mức độ vừa phải, bôi trực tiếp tinh dầu lên cơ thể trẻ thì cần tránh bị kích ứng da gây bỏng rát… Phụ huynh cũng cần lưu ý nhiều triệu chứng tương tự nhau nhưng có thể trẻ bị mắc các bệnh khác nhau. Vì vậy cần đến cơ sở y tế sớm để được thăm khám và điều trị.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn nói: “Chẳng hạn như thấy 1 em bé có co giật, có thể do nhiễm trùng hô hấp, có thể do nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não. Các em bé có dấu hiệu nôn hết mọi thứ không uống được, trong nhiễm trùng hô hấp thì cũng có nhưng ở bệnh nhi bị tay - chân - miệng thì cũng có bệnh này”.
Không chỉ trẻ em nhập viện do thời tiết trở lạnh, tại TP.HCM, số người già bị các triệu chứng ho, đau chân, sưng đầu gối, mệt mỏi… nhập viện cũng gia tăng.
Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, số lượng người già nhập viện tăng hàng trăm người so với ngày thường, chủ yếu là các bệnh về tăng huyết áp, cơ xương khớp, bệnh ngoài da do thay đổi thời tiết, bệnh về đường hô hấp.
Các bác sĩ lưu ý để phòng tránh các bệnh do thay đổi thời tiết, mọi người cần phải giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đặc biệt vào sáng sớm lạnh hơn ban ngày nên việc tập thể dục, dưỡng sinh ở người cao tuổi cũng không nên quá sớm, cần tránh những nơi gió nhiều và giữ ấm cơ thể một cách hợp lý.
Với các bệnh về hô hấp, để tránh bệnh chuyển nặng thì bệnh nhân cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng quy định./.
Gia tăng bệnh nhân ngộ độc rượu dịp cuối năm, nhiều người tử vong
Tại thời điểm này, hầu như ngày nào Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận những bệnh nhân ngộ độc rượu vào cấp cứu, trong đó không ít bệnh nhân quá nặng không thể qua khỏi.
Theo ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, trước và sau tết là thời điểm số ca ngộ độc rượu tăng đáng kể. Hiện Trung tâm Chống độc đang điều trị cho bệnh nhân Trần Xuân Đ. (57 tuổi, trú tại Cẫu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) bị ngộ độc methanol cấp.
Theo lời người nhà, ngày 17/12, bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc mua ở một quán gần nơi trọ. Một ngày sau uống rượu, bệnh nhân xuất hiện kích thích, đau đầu, nhìn mờ. Bệnh nhân được Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội chuyển ngay lên Trung tâm Chống độc cấp cứu.
ThS.BS. Nguyễn Quang Thuận - Phó giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: Bệnh nhân Trần Xuân Đ. vào viện lúc 10h sáng ngày 18/12 trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgrow 3 điểm, toan chuyển hóa nặng, giảm thị lực, tụt huyết áp, suy gan, suy thận, ngộ độc rất nặng. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm xác định, bệnh nhân đã được kịp thời cấp cứu theo hướng ngộ độc rượu, hồi sức, chống độc: đặt nội khí quản, lọc máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy methanol trong máu lên tới 169 mg/dL (trong khi bình thường 20 mg/dL đã là rất nặng phải lọc máu).
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các bác sĩ đã thường xuyên, liên tục cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol qua rất nhiều ca bệnh nặng đã không qua khỏi nhưng vẫn còn rất nhiều tình trạng ngộ độc methanol phải vào viện. Được biết, đa số các ca do uống rượu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường, các nhà sản xuất ham lợi nhuận đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán thu lời.
Hiện bệnh nhân đã thoát qua cơn nguy kịch nhưng những di chứng do ngộ độc methanol vẫn rất nặng nề.
"Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh. Trung tâm Chống độc đã từng tiếp nhận có trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687 mg/dL, bệnh nhân tử vong không thể qua khỏi. Hoặc không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não…
Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng có những phương án quyết liệt hơn nữa trong các khâu quản lý cồn công nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng ngộ độc methanol do uống rượu được pha chế từ cồn công nghiệp đáng báo động như hiện nay và người dân hãy tự bảo vệ chính mình nhất là trong dịp Tết/Lễ - vui xuân nhưng không quên giữ gìn sức khỏe" - BS. Nguyên nói.
Vụ 8 người tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình: Ai phải bồi thường?
“Các bệnh nhân đến Bệnh viên để điều trị, còn nhân viên làm việc theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị. Vì vậy, việc đền bù thiệt hại với 8 gia đình có người tử vong là trách nhiệm của bệnh viện chứ không phải các nhân viên y tế”, luật sư Trung nói. Liên quan đến vụ việc 8 bệnh nhân tử vong khi chạy thận tại BV Đa khoa Hòa Bình, ngày 21/12, trao đổi với PNVN, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người nhà nạn nhân Nguyễn Thị Minh (64 tuổi, ở TP Hòa Bình) cho biết, đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân TP Hòa Bình.
Theo chị Tuyết, các gia đình đã nộp đơn khởi kiện vào ngày 11/12. Trước khi nộp đơn, BV cùng các gia đình đã có nhiều buổi họp nhưng không thống nhất được mức bồi thường. Theo đó, BV đòi các gia đình phải có hóa đơn đỏ chứng minh các chi phí như mai táng phí… mới thanh toán. Bởi nếu không có hóa đơn, BV không quyết toán được. Nhưng các gia đình không có hóa đơn theo như yêu cầu của BV.
Cũng theo chị Tuyết, các gia đình đưa ra mức bồi thường là 250 triệu đồng/nạn nhân bao gồm cả tổn thất tinh thần, mai táng phí và chi phí nuôi con (đối với những nạn nhân có con dưới 18 tuổi). Tuy nhiên, BV đưa ra theo mức riêng của từng gia đình.
Chị Tuyết cũng cho biết, trước khi xảy ra sự cố, mẹ chị đã chạy thận được 6 năm. Mỗi tuần 3 lần tại BV Đa khoa Hòa Bình. Đến ngày 25/5 thì xảy ra sự việc khiến 8 người tử vong.
“Mong muốn của các gia đình là BV bồi thường cho các gia đình, bao gồm chi phí tổn thất tinh thần, ma chay và nuôi con nhỏ đến 18 tuổi”, chị Tuyết bày tỏ.
Về vấn đề này, luật sư nguyễn Hoàng Trung, Văn phòng Luật sư Hoàng Trung và anh em (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người đại diện cho 8 gia đình nạn nhân cho biết, việc bồi thường phải do BV chi trả theo Luật Khám chữa bệnh.
Theo luật sư Trung, BV Đa khoa Hòa Bình và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng đang hiểu sai về quy định pháp luật. Bởi trách nhiệm đền bù là thuộc về BV, chứ không phải do các cá nhân. Điều này, quy định rõ trong điều 86, 87 của Luật Khám chữa bệnh và Bộ luật Dân sự.
Luật sư Nguyễn Hoàng Trung phân tích: Do cả 8 bệnh nhân đều tử vong trong BV, nên theo quy định tại Luật Khám chữa bệnh, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm đền bù thuộc về BV Đa khoa Hòa Bình và trách nhiệm hình sự thuộc về những cá nhân liên quan trực tiếp đến sự cố. Còn những cá nhân đó chịu trách nhiệm với BV như thế nào tùy theo mức độ. Trong khi đó, BV lại cho rằng những cá nhân trực tiếp liên quan đến sự cố mới phải bồi thường. Vì BV hiểu như vậy nên hai bên mới không thỏa thuận được.
“Các bệnh nhân đến BV để điều trị. Còn nhân viên làm việc theo sự phân công của BV. Vì vậy, việc đền bù thiệt hại với 8 gia đình có người tử vong là trách nhiệm của BV”, luật sư Trung nói.
Như PNVN đã thông tin, ngày 29/5 trong khi chạy thận theo chu trình tại BV Đa khoa Hòa Bình, 18 bệnh nhân đã có biểu hiện sốc phản vệ. Dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng 8 bệnh nhân đã tử vong.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án để điều tra. Đến ngày 22/6, cơ quan CSĐT đã bắt tạm giam 3 người, trong đó có 2 nhân viên y tế của BV Đa khoa Hòa Bình. Đến chiều ngày 5/7, cơ quan điều tra đã thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại 1 người là bác sĩ Hoàng Công Lương. Hội đồng chuyên môn đã họp và cho rằng chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận khẳng định chắc chắn nguyên nhân của sự cố trên. Tuy nhiên Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân.
Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế Hòa Bình cũng đã họp và quyết định cách chức Giám đốc BV Đa khoa Hòa Bình đối với ông Trương Quý Dương.
Ngoài ra, phía BV Đa khoa Hòa Bình đã đưa ra mức bồi thường từ 160 triệu đồng đến 242 triệu đồng/nạn nhân. Khi các bên chưa tìm được tiếng nói chung, BV đã chủ động hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 20 triệu đồng. Đồng thời, đề xuất tạm hỗ trợ thêm 50 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân để bớt khó khăn.
Cắt u ung thư dạ dày giai đoạn sớm cho người nhiễm khuẩn HP
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP ở dạ dày từ hai năm trước nhưng không theo dõi định kỳ. Gần đây các triệu chứng đau bao tử, ăn uống khó tiêu, nóng rát thượng vị tăng nên chị đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn thăm khám. Khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện khối u ở dạ dày bệnh nhân.
Ngày 20/12, bệnh nhân được bác sĩ thực hiện kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) để cắt khối u trong dạ dày. Đây là phương pháp điều trị ung thư dạ dày sớm và tổn thương tiền ung thư, với thuốc tiền mê hoặc gây mê giúp người bệnh không khó chịu, đau đớn. Toàn bộ vùng tổn thương sau khi cắt được giải phẫu bệnh để đánh giá tổn thương ung thư tới đâu, còn ở giai đoạn sớm hay không.
Tại nhiều nước phát triển, bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật cắt u qua nội soi đã cải thiện đáng kể thời gian và chất lượng sống. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn, không thể áp dụng kỹ thuật ESD nên cơ hội sống thấp.
Bác sĩ Cao Hùng Phong, Khoa Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khuyến cáo, người trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có người bệnh ung thư dạ dày, người nhiễm vi khuẩn HP... cần chủ động tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư giai đoạn sớm.
Việt Nam hàng năm có trên 15.000 bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư dạ dày, hơn 11.000 người tử vong. Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi và thứ năm ở nữ.
6 kiện nổi cộm trong ngành Y tế Việt Nam 2017
http://songmoi.vn/6-kien-noi-com-trong-nganh-y-te-viet-nam-2017-79464.html
Bên cạnh thực hiện công việc được giao, ngành y tế Việt Nam năm 2017 cũng xảy ra nhiều sự kiện “tai tiếng”, gây xôn xao dư luận. Trong đó, nổi cộm nhất là vụ VN Pharmacy nhập thuốc ung thư giả, tai biến chạy thận ở Hòa Bình, trẻ sơ sinh tử vong vì nhiễm khuẩn bệnh viện... khiến dư luận phẫn nộ.
Công ty VN Pharma vướng cáo buộc nhập thuốc ung thư giả
Công ty cổ phần VN Pharma bị phát hiện làm giả hồ sơ 9.300 hộp thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg nhập khẩu kém chất lượng trị giá hơn 5 tỉ đồng. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2013 đến tháng 9/2014, Nguyễn Minh Hùng thông qua Võ Mạnh Cường làm giả giấy tờ, con dấu để được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc và buôn lậu 9.300 hộp thuốc Capicitabine 500mg không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
Quá trình điều tra cho thấy số thuốc được dán tem từ Ấn Độ về Singapore, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, xác minh mã vạch, mã số in trên vỏ thuốc thì không được đăng ký bởi quốc gia nào. Các giấy chứng nhận chất lượng thuốc đều là giả mạo.
Ngày 25/8, Tòa án Nhân dân Tp. HCM đã xét xử vụ buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức liên quan đến Công ty Cổ phần VN Pharma. Nguyễn Minh Hùng - cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma và Võ Mạnh Cường - Giám đốc Công ty Hàng hải Quốc tế H&C - bị tuyên phạt 12 năm tù về tội buôn lậu.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát (VKS), để tuồn thuốc vào bệnh viện bán cho các bệnh nhân, VN Pharma đã phải “cắt” hoa hồng cho các bác sỹ với tổng số tiền hơn 7,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đó, cơ quan điều tra đã làm rõ, số tiền mà VN Pharma chi cho bác sỹ tại các bệnh viện không chỉ dừng lại ở con số 7,5 tỷ mà lên đến cả trăm tỷ đồng.
Nhưng do sự việc xảy ra đã lâu, nên không có điều kiện điều tra. Vì thế, hành vi này đã không đưa vào cáo trạng truy tố.
Sáng ngày 20/10, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án, VKSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX hủy toàn bộ bản án sở thẩm để điều tra lại sau khi chỉ ra hàng loạt điểm “có vấn đề”. VKS cho rằng: Nhiều vấn đề chưa được làm rõ, cần tái điều tra để làm rõ bản chất vụ việc, làm rõ từng chi tiết để xử lý đúng pháp luật. Nhiều chuyên gia khẳng định: Vụ VN Pharma phải xử lý hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh mới đúng.
Ngày 24/10, TAND Cấp cao tại Tp.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án vụ án “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức” xảy ra tại Công ty CP VN Pharma. HĐXX đã tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm do TAND TP.HCM tuyên, chuyển toàn bộ hồ sơ cho VKSND cùng cấp điều tra lại. Cần phải trưng cầu giám định lại số thuốc H-Capita 500mg để xem xét tội danh của các bị cáo một cách toàn diện, chính xác.
Ngày 29/5, cả 18 bệnh nhân khi đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thì đột nhiên có dấu hiệu nguy cấp: khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa. 8 bệnh nhân trong số đó đã tử vong, các bệnh nhân còn lại được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị và cấp cứu kịp thời. Đây được coi là sự cố y khoa nghiêm trọng nhất trong lịch sử chuyên ngành chạy thận nhân tạo.
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến các bệnh nhân tử vong là nguồn nước cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình.
Ngày 30/5, Công an Hòa Bình đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Ngày 9/8, ông Trương Quý Dương bị cách chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Gia đình 8 nạn nhân tử vong yêu cầu được bồi thường 250 triệu đồng/người tử vong. Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết: Đây mới là mức bồi thường thỏa thuận giữa hai bên, còn phải xem mức sai phạm đó thì số tiền đó có phù hợp, theo đúng Luật hay không.
Đại diện bệnh viện cho biết: Sau 3 lần đàm phán mức đền bù cho các gia đình nạn nhân không có kết quả, bệnh viện sẽ nhờ tòa án giải quyết. Việc bồi thường sẽ theo kết luận của tòa án, dựa trên kết luận điều tra của công an.
Ngày 27/11, gia đình các nạn nhân gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm rõ bốn vấn đề liên quan đến vụ tai biến: nguyên nhân tai biến; trách nhiệm của ông Trương Quý Dương - Giám đốc bệnh viện thời điểm đó và việc ông Dương đi du lịch nước ngoài trong một tháng qua; trách nhiệm của Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn - đơn vị cung ứng thiết bị chạy thận; trách nhiệm của công ty xử lý nước Trâm Anh - đơn vị xử lý hệ thống nước RO trước khi xảy ra tai biến.
4 trẻ sơ sinh tử vong vì nhiễm khuẩn bệnh viện
Rạng sáng ngày 20/11, 4 trẻ sinh non đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tử vong. Sự việc xảy ra sau vụ em bé 2 tháng tử vong sau khi tiêm thuốc tại bệnh viện này, nên càng khién nhiều người lo lắng. Một số người đã quay clip và đăng tải lên mạng xã hội.
Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cho biết: 4 trẻ sinh non này đều yếu, nhẹ cân, kèm bệnh lý bẩm sinh, có những cháu đã được tiên lượng trước với gia đình.
Chiều cùng ngày, sau khi mổ giám định pháp y thi thể 2 trong số 4 trẻ sơ sinh, bước đầu xác định nguyên nhân là do “sốc nhiễm khuẩn”. Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Ninh đã kết luận nguyên nhân có thể liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện. Mọi yếu tố liên quan đến môi trường, thiết bị, người chăm sóc đều có thể là nguyên nhân.
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết: Cơ thể khỏe mạnh khi nhiễm khuẩn có thể sản sinh miễn dịch. Nhưng với trẻ sinh non, trên nền bệnh tim bẩm sinh, bệnh down và các bệnh lý bẩm sinh khác, thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, phải điều trị bằng kháng sinh. Trên cơ địa em bé đẻ non có nhiều thủ thuật đi kèm như tiêm truyền làm phá rào mạch máu cũng khiến nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra.
Các nghiên cứu cho thấy quy mô vùng quốc gia và liên quốc gia của các nước và Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 3,5 - 10% bệnh nhân nhập viện. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức cao hơn, 5-15%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa hồi sức cấp cứu 9-37%. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ do có ít tài liệu được công bố. Tuy nhiên, kết quả của một số cuộc điều tra cắt ngang của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong khoảng 4,2-8,1%.
Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp gồm: viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết và một số nhiễm khuẩn khác. Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cần được coi là nội dung quan trọng trong công tác khám chữa bệnh.
Bác sĩ bị hành hung
Bên cạnh các vấn đề về an ninh trật tự tại các cơ sở y tế (như trộm cắp, móc túi, lừa đảo, cò mồi, bảo kê), người nhà bệnh nhân hành hung, xúc phạm bác sĩ là hiện trạng nhức nhối nhất hiện nay. Trong 3 năm gần đây, nhiều vụ hành hung, đánh đập, lăng mạ bác sĩ, nhân viên y tế đã xảy ra trên khắp cả nước khiến các y bác sĩ, nhân viên y tế cảm thấy bất an.
Ngày 23/10, khi đang trực cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) bác sĩ Trần Thanh Sơn bị người nhà bệnh nhân hành hung tới ngất xỉu, bị chảy máu vùng mắt, nôn ói, và phải cấp cứu
Có những vụ hành hung làm bác sĩ bất tỉnh, rách đầu, chém bác sĩ, khiến bác sĩ bị đa chấn thương... Nhiều trường hợp không phải là cá nhân đơn lẻ, mà tụ tập thành băng nhóm, mang theo hung khí, có sự chuẩn bị kỹ càng đến đập phá tài sản của bệnh viện và gây thương tích nặng cho các y bác sỹ.
Cuối tháng 10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phải kêu gọi cộng đồng bảo vệ an toàn cho các bác sĩ. Bộ Y tế cũng kêu gọi chính quyền và các cơ quan chức năng có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích, hành hung y, bác sĩ.
Quỹ bảo hiểm bội chi trên 10.000 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2017, 35 tỉnh số chi khám chữa bệnh vượt trên 100%, 13 tỉnh chi trên 90% và 8 tỉnh chi trên 80% so với quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng trong cả năm. Đặc biệt, Quảng Nam đã chi trên 200%. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Dự kiến, năm 2017, quỹ BHYT bội chi khoảng 10.000 tỷ đồng và sẽ phải đề xuất sử dụng quỹ dự phòng để thanh toán với những trường hợp bội chi do nguyên nhân khách quan.
Trong hội nghị chuyên đề do Bộ Y tế tổ chức ngày 16/10, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam - đã chỉ ra một số nguyên nhân làm gia tăng bất hợp lý: giá dịch vụ y tế chưa hợp lý, không thực hiện đúng định mức theo quy định, thống kê thanh toán còn nhiều bất cập, lạm dụng chỉ định xét nghiệm, điều trị nội trú bất hợp lý và kéo dài, mua sắm thuốc, vật tư y tế chưa hợp lý và tình trạng trục lợi từ BHYT.
Từ ngày 1/6, các cơ sở y tế công lập chính thức tăng giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.
Theo đó, nhiều dịch vụ y tế tăng giá 20-50% so với hiện hành, cá biệt có những dịch vụ tăng giá 2-3 lần so với giá cũ. Mặc dù mức điều chỉnh tăng chủ yếu ở khoảng 20-30%, một số ít có mức tăng gấp đôi so với mức giá hiện hành, nhưng số tiền tuyệt đối của nhiều dịch vụ lên tới hàng trăm nghìn đồng; thậm chí đến cả triệu đồng cho một lần chỉ định, do đơn giá dịch vụ kỹ thuật vốn đã có kết cấu chi phí cao.
Trong khi dư luận không khỏi băn khoăn khi đặt ra câu hỏi: Dịch vụ y tế có tăng cùng chất lượng khám, chữa bệnh hay không, thì Bộ Y tế lại giải thích rằng: Lộ trình tăng giá này đã có độ trễ rất nhiều theo Luật BHYT. Và rằng mức tăng như vậy cũng là cách nâng cao tính chủ động và chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện và bảo đảm độ phủ BHYT 100%. Việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này nhằm đảm bảo công bằng giữa người tham gia và người chưa tham gia BHYT, khuyến khích việc toàn dân tham gia BHYT.
Hà Nội: Nhiều bệnh viện công sẽ phải "tự bơi" từ 1/1/2018?’
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở này đang tiến hành các bước đi cuối cùng để chính thức triển khai tự chủ tài chính tại nhiều bệnh viện công thuộc địa bàn Hà Nội theo lộ trình đã định trước. Trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại, bà Trần Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết lộ trình tự chủ của các bệnh viện công lập tại Hà Nội năm 2018, 2019, 2020 (bao nhiêu bệnh viện sẽ tự chủ, tự chủ bao nhiêu%, tự chủ vào thời điểm nào?...) sẽ do Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét và phê duyệt.
Hiện Hà Nội có 41 bệnh viện, trong đó 5 bệnh viện tự chủ hoàn toàn (bệnh viện ĐK Hòe Nhai, Bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh viện ĐK Xanhpon, bệnh viện ĐK Đức Giang, bệnh viện Mắt Hà Đông). 36 bệnh viện còn lại sẽ có lộ trình phù hợp trong giai đoạn 2018-2020.
“Tự chủ là tất yếu bởi sẽ giúp các bệnh viện nâng cao chất lượng, phát triển dịch vụ y tế, đảm bảo sự phát triển lành mạnh giữa tư và công…”, bà Nhị Hà khẳng định.
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã họp bàn với các bệnh viện, tham quan mô hình tự chủ tại TPHCM… để đề ra cách thức triển khai và lộ trình tự chủ của các bệnh viện.
Bé gái chào đời sau khi được thụ thai 24 năm
http://baophapluat.vn/lam-dep/be-gai-chao-doi-sau-khi-duoc-thu-thai-24-nam-372187.html
Phôi thai đã sống trong tủ trữ đông suốt 24 năm vừa được giới khoa học đánh thức và chào đời thành bé gái xinh đẹp của một cặp vợ chồng hiếm muộn.
Bé gái Emma Wren Gibson vừa chào đời ở Mỹ có lẽ là đứa trẻ đã "ngủ đông" lâu nhất trên thế giới khi còn là một phôi thai. 24 năm trước, Emma được thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không được cấy ghép mà trữ đông tại Trung tâm Hiến tặng Quốc gia Embryo (Knoxville, Tennesse). Vừa qua, phôi thai đông lạnh 24 năm này đã được cấy ghép cho Tina Gibson, một phụ nữ 26 tuổi. Chồng Tina, anh Benjamin (32 tuổi), mắc chứng xơ nang, căn bệnh do một bất thường về gen tác động đến tuyến mồ hôi và dịch nhầy, đồng thời làm anh khó lòng có con tự nhiên và có thể chết trẻ. Họ đã quyết định tìm một phôi hiến tặng.
Emma ra đời sau 40 tuần thai, hoàn toàn khỏe mạnh. Người mẹ Tina cho rằng đó là một điều kỳ diệu. Nếu phôi được cấy ghép ngay sau khi thụ tinh, Emma bây giờ đã là cô gái thua Tina chỉ 2 tuổi! "Đó là một câu chuyện tuyệt với. Điều đó có nghĩa rằng cô ấy đã chờ đợi để làm con của chúng tôi" – bà mẹ trẻ chia sẻ.
Emma sinh ra từ một phôi áp dụng kỹ thuật bảo quản lạnh sớm, ngay sau khi được thụ tinh không bao lâu, một kỹ thuật cho phép thời gian bảo quản được lâu, tỉ lệ sống còn cao. Khi được chuyển vào cơ thể Tina, Emma tiếp tục phát triển từ ngày thứ ba của giai đoạn phôi.
Trước Emma, đứa bé sinh ra từ phôi đông lạnh lâu nhất được ghi nhận là ở Virginia, với 19 năm được trữ đông.