Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 23/5/2017

  • |
T5g.org.vn - Bệnh viện đầu ngành đồng loạt tăng giá dịch vụ y tế với người tự chi trả; Bình Dương chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn bị bầu giám đốc mới; Khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện; Gần 3.300 lãnh đạo sẽ 'mất ghế' vì sáp nhập trung tâm y tế; Cảnh báo viêm não vi rút mùa hè; Báo động về tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em và phụ nữ mang thai; ...

 

Bệnh viện đầu ngành đồng loạt tăng giá dịch vụ y tế với người tự chi trả

http://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-vien-dau-nganh-dong-loat-tang-gia-dich-vu-y-te-voi-nguoi-tu-chi-tra-837498.html

Bộ Y tế cho biết ngày 1.6 tới đây, gần 50 bệnh viện (BV) hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế và các BV hạng 1 thuộc các bộ, ngành sẽ chính thức áp dụng giá dịch vụ y tế mới (ban hành theo Thông tư 02/2017/TT-BYT) đối với bệnh nhân không tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Đây là các BV thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Cùng với công khám bệnh, giá ngày giường nội trú, các kỹ thuật thủ thuật, xét nghiệm chẩn đoán cũng điều chỉnh tăng.

Theo các chuyên gia, danh mục tăng giá có 1.900 dịch vụ, mức tăng chủ yếu khoảng 50% nhưng một số dịch vụ có giá tăng 2 lần so với mức đang áp dụng với các bệnh nhân tự chi trả.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết theo lộ trình, tiếp sau các BV hạng đặc biệt, hạng 1 tăng giá từ ngày 1.6, sẽ có 30 tỉnh thực hiện giá mới với bệnh nhân tự chi trả vào tháng 8.2017; 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10.2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12.2017.

Trong đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 8 và 10 năm nay.

Từ ngày 1.6, giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh tự chi trả sẽ tăng, nên nhiều người vì không mua bảo hiểm y tế, mà không may lâm bệnh nặng, chi phí chữa trị cao, nguy cơ bỏ điều trị.

Theo lộ trình, có 30 tỉnh thực hiện vào tháng 8.2017, 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10.2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12.2017. TP.HCM sẽ thực hiện vào tháng 10.2017 và Hà Nội thực hiện vào tháng 8.2017.

 

Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn bị bầu giám đốc mới

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/to-chuc-y-te-the-gioi-chuan-bi-bau-giam-doc-moi-3588137.html

Ngày 23/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành bầu cử để chọn ra giám đốc mới gánh vác trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho 7,3 tỷ người.

WHO sẽ cung cấp thuốc trị ung thư giá rẻ cho người nghèo / WHO: Gần 50% người Việt trên 55 tuổi bị trầm cảm

"Đó là một gánh nặng khổng lồ", giáo sư Devi Sridhar từ Đại học Edinburgh (Anh) nhận định về trách nhiệm của người sẽ tiếp quản vị trí của bà Margaret Chan, Giám đốc WHO đương nhiệm. "Cải thiện sức khỏe toàn cầu bao gồm rất nhiều thứ, từ sức khỏe tâm thần đến sốt rét, thương tích không chủ ý và ung thư".

Nhận mức lương 241.000 USD mỗi năm, giám đốc mới sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn như điều hành hoạt động với ngân sách ít ỏi bằng một phần ba số tiền chính phủ Mỹ dành cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh (CDC); nỗ lực lấy lại vị thế, uy tín đã đánh mất sau việc xử lý chậm trễ đại dịch Ebola năm 2014 và kết nối 194 nước thành viên thuộc Liên Hiệp Quốc.

Hiện cuộc chạy đua cho chiếc ghế giám đốc WHO còn 3 ứng viên:

- Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cựu Bộ trưởng Y tế và Ngoại giao Ethiopia.

- Bác sĩ Sania Nishtar, người thành lập tổ chức Heartfelt có nhiệm vụ cải thiện hệ thống sức khỏe tại Pakistan.

- Bác sĩ David Nabarro, cố vấn đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các mục tiêu phát triển bền vững, cựu đặc phái viên về Ebola.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra tại Hội nghị Y tế Thế giới thường niên ở Geneva (Thụy Sĩ). Ứng viên được bầu có nhiệm kỳ ít nhất 5 năm.

WHO thành lập vào năm 1948, được miêu tả là "người giám hộ toàn cầu về sức khỏe cộng đồng" với mục tiêu đảm bảo "mức độ sức khỏe cao nhất có thể đạt được cho tất cả mọi người". Điều đó đồng nghĩa với việc quét sạch bệnh hiểm nghèo, đối mặt với sự gia tăng về tỷ lệ béo phì và tiểu đường, giảm số lượng người chết trên đường phố cũng như giữ mạng sống cho mẹ con lúc sinh nở.

6 thành tựu lớn của WHO

Năm 1979: Tiến hành chiến dịch tiêm chủng lớn, tiêu diệt hoàn toàn bệnh đậu mùa.

Năm 1995: Đưa ra chiến lược kiểm soát bệnh lao, nhờ đó cứu sống hơn 35 triệu người.

Năm 2006: Lần đầu tiên giảm tỷ lệ trẻ tử vong trước 5 tuổi xuống dưới 10 triệu.

Năm 2008: Củng cố tập trung vào các bệnh như tim mạch và ung thư.

Năm 2014: Công nhận Ebola là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Năm 2016: Xác nhận virus Zika gây tổn thương não ở trẻ được sinh ra bởi mẹ nhiễm bệnh.

 

Khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện

http://nhandan.com.vn/hanoi/item/32944102-khac-phuc-tinh-trang-qua-tai-tai-cac-benh-vien.html

Trước tình trạng quá tải tại các bệnh viện (BV) tuyến T.Ư và tuyến đầu của thành phố Hà Nội, thời gian qua, nhiều BV đã triển khai các biện pháp giảm tải và hẹn giờ khám bệnh cho bệnh nhân. Đây là nỗ lực của các đơn vị y tế trong tình trạng nhân lực và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Hai đơn vị điều trị ung thư tại BV Bạch Mai là Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Khoa Huyết học và Truyền máu vừa triển khai các hoạt động điều trị hóa trị, xạ trị ban ngày cho người bệnh. Các quy trình kỹ thuật hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp hóa trị - xạ trị được áp dụng như quy định đối với người bệnh khám, chữa bệnh nội trú. Đối tượng là những người bệnh được các bác sĩ chỉ định dựa trên tình hình bệnh lý cụ thể và chỉ được áp dụng đối với người bệnh thường trú, tạm trú trên địa bàn nơi BV hoạt động. Một số trường hợp khác cần có sự tự nguyện xin điều trị của người bệnh và bảo đảm yêu cầu chuyên môn cho phép. Trong quá trình điều trị, nếu diễn biến nặng lên, người bệnh sẽ được chuyển sang chế độ điều trị theo dõi 24/24 giờ.

Theo Phó Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền, để kịp thời giải quyết các vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, BV sẽ có công văn đề xuất Bảo hiểm xã hội Hà Nội và Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế để được hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp và vận dụng các văn bản một cách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh. Đây là biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải hiện nay của đơn vị, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Tại BV K Trung ương, để hạn chế tình trạng “cò mồi” mời chào bệnh nhân, giúp giảm tải cho BV, đơn vị đã thí điểm tiếp đón bệnh nhân từ 5 giờ 30 phút và bắt đầu khám bệnh từ 6 giờ tại chín phòng khám, sớm hơn một giờ 30 phút so với trước đây. Từ nay đến cuối tháng 5, lịch khám mới sẽ được nhân rộng tại cả ba cơ sở của BV gồm: cơ sở 1 ở phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm), cơ sở 2 ở xã Tam Hiệp và cơ sở 3 ở xã Tân Triều (đều nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì).

Giám đốc BV K PGS, TS Trần Văn Thuấn thừa nhận, việc “cò mồi” đưa bệnh nhân ra phòng khám bên ngoài BV tồn tại từ lâu. BV đã đề nghị Công an TP Hà Nội phối hợp với Sở Y tế điều tra, xác minh các cơ sở khám, chữa bệnh dụ dỗ người bệnh xét nghiệm, khám bệnh để trục lợi hoặc đưa người bệnh vào BV một cách không hợp pháp. BV phối hợp với công an kiểm tra cán bộ y tế của BV có “móc nối” với “cò” hay không, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm.

Từ ngày 9-5-2017, BV Đa khoa Xanh Pôn mở thêm dịch vụ đặt lịch khám bệnh, hẹn khám theo từng chuyên khoa qua điện thoại. Người bệnh chỉ cần gọi tới tổng đài 19006155 để thông báo về tình hình sức khỏe và thỏa thuận thời gian khám bệnh. Thông tin về lịch khám bệnh sẽ được báo lại với người bệnh qua hệ thống tin nhắn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự theo dõi lịch khám bệnh qua website: datkham.bvxanhpon.com. Sau khi đặt lịch, người bệnh chỉ cần đến đúng thời gian đã hẹn là có thể được vào khám ngay mà không phải chờ đợi. BV đã tổ chức khám bệnh từ 7 giờ, sớm hơn một giờ so với trước. Ngoài ra, BV cũng bổ sung nhân lực, bố trí thêm hai bàn lấy máu xét nghiệm, trả kết quả xét nghiệm máu ngay trong buổi sáng.

Đây là những biện pháp trước mắt nhằm giảm quá tải BV nhưng theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, muốn giảm tải tuyến trên, cần nâng chất lượng khám, chữa bệnh đồng bộ từ tuyến dưới. Chỉ khi người dân tin tưởng y tế tuyến dưới, mới góp phần giải quyết triệt để tình trạng quá tải tại các BV tuyến trên.

 

Gần 3.300 lãnh đạo sẽ 'mất ghế' vì sáp nhập trung tâm y tế

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/sap-nhap-cac-trung-tam-y-te-gan-3-300-lanh-dao-se-mat-ghe-374148.html

Ở tuyến tỉnh, trung bình một tỉnh có 6 trung tâm, tức có 6 Giám đốc, 18 phó Giám đốc. Khi sát nhập làm 1 để tổ chức theo mô hình CDC thì chỉ còn 1 giám đốc, đồng nghĩa sẽ "dôi dư" ra 5 Giám đốc, khoảng 15 phó Giám đốc.

Sáng 19/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo các văn bản về tổ chức y tế ở địa phương và công tác cán bộ.

Đáng chú ý là dự thảo Thông tư về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh (CDC). Trung tâm này được tổ chức, sắp xếp trên cơ sở sáp nhập lại các trung tâm, đơn vị sự nghiệp công lập có cùng chức năng quản lý về y tế dự phòng ở địa phương, nhằm đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Chủ trương này đã được Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương thực hiện hơn 1 năm nay, theo Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV.

Theo Bộ Y tế, việc sáp nhập các đơn vị ở tuyến tỉnh để tổ chức theo mô hình CDC xuất phát từ thực tế là tại hầu hết các tỉnh trước đây đều có rất nhiều trung tâm, đơn vị sự nghiệp cùng có chức năng quản lý về y tế dự phòng.

Trung bình 1 tỉnh/thành có khoảng 6 đơn vị, thậm chí có những tỉnh lên tới 9, 12 đơn vị như: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế, Trung tâm phòng chống HIV-AIDS, Trung tâm Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Phòng khám bác sĩ gia đình…

TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, tính đến 30/4, Bộ Y tế đã nhận được 37 quyết định của UBND cấp tỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, trong đó có việc tổ chức các đơn vị y tế dự phòng theo mô hình CDC.

Đơn cử, Hà Nội đã tổ chức lại 9 đơn vị trong hệ thống y tế dự phòng tuyến thành phố (sáp nhập làm 1) và giữ nguyên tên gọi là Trung tâm Y tế dự phòng. Ngoài ra, 17 tỉnh/ thành phố khác đang tiếp tục triển khai.

Tuy vậy, vẫn còn tới 9 tỉnh đang giữ nguyên mô hình các trung tâm hiện có. Theo ông Phạm Văn Tác, tới đây, Bộ Y tế sẽ có văn bản chính thức gửi tất cả 9 tỉnh/ thành này, yêu cầu dứt khoát trước năm 2020 phải hoàn thành việc thực hiện sáp nhập theo chủ trương này.

Chia sẻ thêm, TS Phạm Văn Tác cho biết, ở tuyến tỉnh, trung bình một tỉnh có 6 trung tâm, tức có 6 giám đốc, 18 phó giám đốc. Khi sát nhập làm 1 để tổ chức theo mô hình CDC thì chỉ còn 1 giám đốc, đồng nghĩa sẽ dôi dư ra 5 giám đốc, khoảng 15 phó giám đốc.

“Như vậy khi sáp nhập các đơn vị cùng chức năng y tế dự phòng vào làm một, bình quân mỗi tỉnh sẽ dôi dư ra khoảng 20 lãnh đạo. Cả nước có 63 tỉnh/thành, vậy nếu đều thực hiện theo mô hình CDC thì sẽ dôi dư ra khoảng 1.260 lãnh đạo, chưa kể cán bộ cấp trưởng phòng, phó phòng thì số lượng cán bộ được sắp xếp lại rất lớn”.

Tương tự, ở cấp huyện, có khoảng 500 huyện vẫn chưa sắp xếp lại theo mô hình trung tâm y tế đa chức năng, tới đây sẽ triển khai. Hiện mỗi huyện có bình quân khoảng 2 đơn vị sự nghiệp (bệnh viện đa khoa huyện và trung tâm y tế huyện), nếu tổ chức sáp nhập thành 1, như vậy sẽ dôi dư được khoảng 2.000 cán bộ lãnh đạo nữa.

 

Sự thật về thuốc chữa ung thư hơn 1 triệu đồng/hộp đang 'hot'

http://vietq.vn/tinh-tao-truoc-ma-tran-thuoc-dieu-tri-ung-thu-tren-mang-d121763.html

Hiện nay, trên rất nhiều trang web có đăng tải quảng cáo về những loại thuốc điều trị ung thư khiến nhiều người tiêu dùng bị mắc lừa trước lời quảng cáo ngon ngọt.

Để tìm hiểu cụ thể hơn chúng tôi đã gọi điện cho một số điện thoại rao bán loại “thuốc” trị ung thư, một nhân viên bán hàng cho biết: “Loại này là hàng xách tay của Mỹ, với giá 700.000/hộp với nhiều tác dụng như đào thải độc tố, ngăn chặn sự hình thành chân mạch, trong ung thư thì ngăn chặn sự di căn, tăng cường miễn dịch, tạo sự chết theo chương trình của tế bào ung thư. Đây là sản phẩm từ thiên nhiên, chiết xuất từ tảo nên không có tác dụng phụ”.

Chúng tôi tiếp tục gọi điện cho một số điện thoại khác trên một trang web khác để hỏi về loại “thuốc” điều trị ung thư. Người bán hàng cho biết: “Loại nào hợp “thuốc” là loại ấy tốt, chứ không phải loại nào tốt hơn loại nào. Và có rất nhiều loại khác nhau với các mức giá khác nhau như 1.200.000/hộp, loại 3.200.000/hộp hay 6.900.000/hộp. Tiền nào của nấy cả, uống mấy loại thuốc rẻ thì tác dụng không được tốt”.

Với lời giới thiệu “trên mây” rằng: “Loại này có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên mình chỉ nên chú trọng vào bệnh của mình, thì đối với điều trị ung thu gan cái này sẽ giúp đào thải các tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn với lại tăng cường hệ miễn dịch cho mình. Ngoài ra còn một số tác dụng khác như: tốt cho dạ dày, tim mạch nữa.....”.

Không chỉ có các trang mạng rao bán thuốc từ Mỹ, ngoài ra, còn có những loại “thuốc” khác có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với những công dụng tương tự nhau, chỉ khác rằng mức giá của chúng có sự chênh lệch.

Qua tìm hiểu, những loại “thuốc” được rao bán tràn lan trên các trang mạng với nhiều nguồn gốc, xuất xứ khác nhau nhưng giữa chúng đều có một điểm chung đó là sự nhập nhằng giữa “thuốc” và thực phẩm chức năng.

Cần tỉnh táo trước 'ma trận' thuốc điều trị ung thư

Sử dụng thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe đã trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng như quảng bá.

Nói về tinh trạng trên, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định, trên thị trường hiện nay không có loại thuốc nào điều trị ung thư, mà đó chỉ là những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư. Những cơ sở quảng cáo đó là “thuốc” chắc chắn là vi phạm quy định.

Về cơ bản, thực phẩm chức năng không phải là thuốc nên không có tác dụng điều trị hay hỗ trợ điều trị. Để chữa bệnh thì người bệnh phải đi khám, uống thuốc và thực hiện các phác đồ điều trị phù hợp của bác sỹ. Do đó, việc doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng dưới danh nghĩa thuốc hỗ trợ điều trị ung thư để bán hàng với giá trên trời là lừa đảo người tiêu dùng.

Hiện nay, Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý TPCN, trong đó đề cập đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng TPCN.

Do đó, theo ông Phong, người dùng nên tỉnh táo trước "ma trận" các loại thuốc và lời quảng cáo ngon ngọt của người bán hàng. Bởi nếu sử dụng thuốc không chính hãng, không có nguồn gốc rõ ràng sẽ vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng. Thậm chí còn mất tiền oan mua phải những loại thực phẩm chức năng giả mạo.

 

Bé trai 2 tuổi nguy kịch vì lỡ uống chai nước lạ ven đường

http://baotintuc.vn/suc-khoe/be-trai-2-tuoi-nguy-kich-vi-lo-uong-chai-nuoc-la-ven-duong-20170522121010722.htm

Sau khi uống chất lỏng từ chai nhựa nhặt ở ven đường vì thiếu giám sát của người lớn, một bé trai, 2 tuổi, ở Cao Bằng, đã phải đi cấp cứu trong tình trạng khó thở, ho, suy hô hấp...

Thiếu sự giám sát của người lớn

Ths.BS Lê Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngày 7/5, bé L.B.V  nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, nôn nhiều, đau bụng. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cháu bé bị chảy máu đường tiêu hóa.

Trước đó, trong lúc chơi một mình không có người lớn để ý, bé V đã uống từ chai nước nhặt được ngoài đường. Khi phát hiện sự việc, gia đình nghi chất lỏng trong chai nhựa là hóa chất nên vội đưa bé đến cơ ở y tế địa phương, rồi tiếp tục được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sau khi được điều trị, tình trạng của bé L.B.V tạm thời ổn định, các bác sĩ khoa Cấp cứu - Chống độc đã chuyển cháu về tuyến dưới tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên, đến nay, vẫn không xác định được cụ thể bé V đã uống phải hóa chất gì do gia đình không lưu giữ lại chai nước trẻ uống phải.  Các bác sĩ có nghi ngờ là ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat.

Tương tự, bé P.P.T (3 tuổi, ở Hà Nội) cũng vừa được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu trong tình trạng nôn, ho liên tục, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa.

Người nhà bệnh nhi cho biết, trong lúc tự chơi một mình, không có người lớn giám sát, cháu T đã lấy một chai đựng chất lỏng ở bên cạnh để uống. Rất không may chai này lại chứa toàn dầu hỏa.

"Uống phải dầu hỏa để lại hậu quả rất nặng nề cho trẻ, có thể gây tổn thương phổi, thậm chí là suy hô hấp chỉ vài ngày sau uống. Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc", Ths.BS Lê Ngọc Duy, cho biết.

Cần bình tĩnh, giữ lại vỏ hộp chứa hóa chất

Ths.BS Lê Ngọc Duy khuyến cáo, nếu trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa... khi sơ cứu không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết để hết độc, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản.

Viêm phổi do hít xăng dầu là tình trạng viêm nhiễm hóa học do bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất như dầu diesel, dầu hỏa… gây nên các tổn thương ở phổi. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng chất hít vào , đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và số lần bệnh nhân bị sặc.

Khi xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, cần chú ý giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải để mang theo khi đi cấp cứu nhằm có hướng xử lý phù hợp .

Do đó, các bậc cha mẹ lưu ý, với mỗi loại hóa chất mà uống nhầm thì cần có cách xử lý khác nhau như:

Uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa: Tuyệt đối không được gây nôn. Nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.

Uống nhầm thuốc diệt cỏ, thì lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu nạn nhân thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.

Uống nhầm thuốc, nếu nạn nhân còn tỉnh thì nhanh chóng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, co giật thì không gây nôn mà gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện..

 

Bạn cùng phòng nữ sinh viên tử vong do sốt xuất huyết cũng bị sốt

http://anninhthudo.vn/doi-song/ban-cung-phong-nu-sinh-vien-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-cung-bi-sot/728782.antd

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nữ sinh viên Học viện Ngân hàng vừa tử vong do mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội, trước khi tới cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã đến khám tại 2 bệnh viện khác.

Như ANTĐ đã đưa tin, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên là một nữ sinh viên 19 tuổi của Học viện Ngân hàng (thuê trọ tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa). Nữ sinh viên này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và kết quả mẫu bệnh phẩm xác định, bệnh nhân dương tính với virus SXH Dengue type 1.

Sáng nay, 22-5, đoàn công tác của TTYTDP Hà Nội đã đến làm việc với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi có nhiều bệnh nhân mắc SXH nặng trên địa bàn thành phố đến điều trị, trong đó có trường hợp tử vong kể trên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua điều tra ban đầu, nữ sinh viên tử vong do sốt xuất huyết bắt đầu có biểu hiện sốt từ ngày 11-4, vào khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sau đó, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị do có người quen làm việc tại đây, rồi tiếp tục được chuyển đến khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 14-5.

Lúc này tình trạng bệnh đã rất nặng, được các bác sĩ xác định sốc SXH Dengue type 1 và sau đó tử vong. Nguyên nhân tử vong do bệnh nhân đến viện cấp cứu muộn, bệnh diễn biến quá nhanh.

Hiện TTYTDP Hà Nội đã tổ chức phun hóa chất diện rộng và cùng với TTYT quận Đống Đa triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy quy mô toàn phường Trung Liệt – nơi xuất hiện ổ dịch SXH khiến bệnh nhân tử vong; mặt khác giám sát chặt chẽ tại khu vực ổ dịch để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tư vấn chăm sóc và điều trị, tránh xảy ra tử vong tại cộng đồng.

Được biệt, khi xử lý ổ dịch SXH tại khu nhà trọ của nữ sinh viên tử vong kể trên, đã phát hiện một sinh viên khác ở cùng khu trọ với sinh viên tử vong cũng có biểu hiện sốt. Ca bệnh này đã được cách ly, xử lý điều trị kịp thời và hiện đã ổn định.

 

Cảnh báo viêm não vi rút mùa hè

http://thanhnien.vn/suc-khoe/canh-bao-viem-nao-vi-rut-mua-he-835361.html

Số mắc viêm não/màng não do vi rút thường gia tăng từ tháng 5 hằng năm và trong suốt các tháng hè. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao.

Nhận diện viêm não

Vừa qua, bé Hoàng Ngọc M. 8 tháng tuổi (ở Hà Nội) vào điều trị Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng sốt li bì, thóp phồng. Bé được nhập viện khẩn trương theo dõi viêm não/màng não. Qua khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ (BS) chỉ định cho bé được điều trị viêm màng não.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, BS khoa Nhi, BV Bạch Mai, mùa hè thường gia tăng các ca viêm não/màng não do các tác nhân gây bệnh phát triển. Viêm não/ màng não có thể điều trị khỏi, không để lại di chứng nhưng quan trọng nhất là trẻ phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. “Có trường hợp bé trai 9 tuổi đến khám do sốt, vẫn tỉnh táo, chỉ biểu hiện đau đầu nhiều, nôn nên được mẹ đưa đến khám. Qua khám và kết quả xét nghiệm, cháu được chẩn đoán viêm màng não, điều mà ít ai nghĩ đến ngay từ đầu”, BS Dũng cho biết.

BS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý, để nhận diện viêm não/màng não, cha mẹ có thể quan sát những dấu hiệu nghi ngờ ở trẻ: khởi đầu có sốt cao như sốt vi rút thông thường, tuy nhiên sau đó xuất hiện đau đầu nhiều, dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, nôn (nếu viêm não thường là nôn vọt).

Mùa hè đi kèm với nhiều vấn đề về da. Để có được làn da khỏe mạnh trong mùa hè, dưới đây là 10 điều nên và không nên làm, theo boldsky.

Có thể phòng bệnh

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 4 vừa qua đã ghi nhận 56 trường hợp mắc viêm não do vi rút tại nhiều tỉnh thành. Tính từ đầu năm, cả nước có 129 trường hợp mắc bệnh, có 5 trường hợp tử vong nghi do viêm não vi rút đều ghi nhận trong tháng 4. Số ca mắc này dự báo sẽ còn tăng cao trong các tháng hè khi thời tiết nắng nóng hơn.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, tùy tác nhân, viêm não do vi rút có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Vi rút viêm não thường “tấn công” trẻ dưới 15 tuổi, đây cũng là lứa tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Cần đưa ngay đến cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc li bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt.

Nhiệt và độ ẩm mùa hè có thể mang đến cho chúng ta những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Chuột rút do nhiệt, mất nước, kiệt sức và đột quỵ do nóng là một số bệnh có thể xảy ra.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh viêm não do vi rút:

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Riêng đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản: tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;

- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Nhiều chuyên gia cho rằng muốn có làn da đẹp không chỉ biết cách chăm sóc mà còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 5 loại 'siêu thực phẩm' cần thiết do da vào mùa hè.

 

Hàng triệu trẻ em Việt bị tật về mắt có nguy cơ mù lòa

http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/hang-trieu-tre-em-viet-bi-tat-ve-mat-co-nguy-co-mu-loa-3326048-l.html

Các bác sĩ Bệnh viện Orbis phẫu thuật mắt cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở Cần Thơ. Ảnh:Trần Ngoan.Các bác sĩ Bệnh viện Orbis phẫu thuật mắt cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở Cần Thơ. Ảnh:Trần Ngoan.

Cả nước hiện có hơn 3 triệu trẻ bị tật về mắt, nếu không được đeo kính hoặc điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Khảo sát của các bác sĩ Bệnh viện bay Orbis, một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên hỗ trợ phòng chống mù lòa và bảo vệ thị lực cho người dân ở các nước đang phát triển, ghi nhận Việt Nam là nước có tỷ lệ trẻ bị bệnh về mắt rất cao, trong đó tỷ lệ mù lòa xếp thứ 4 khu vực châu Á (0,79%).

Hiện toàn quốc có trên 3 triệu trẻ suy giảm thị lực, 23.000 em mù lòa cả 2 mắt, hơn 157.000 trường hợp thị lực yếu do đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc và bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP).

Theo bà Celia Yeung, Giám đốc Truyền thông của Bệnh viện Orbis, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh và các bất thường ở mắt như lác, sụp mi là những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa ở trẻ em Việt. Trong khi đó, bệnh võng mạc do sinh non có xu hướng trở thành nguyên nhân chính gây mù có thể phòng tránh được.

Bà Celia cảnh báo trẻ sinh non trước 34 tuần tuổi và cân nặng khi sinh dưới 1,8 kg có nguy cơ bị bệnh mắt rất cao nếu không được khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hơn 3 triệu trẻ em Việt bị tổn thương thị lực do tật khúc xạ có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được cấp kính hoặc điều trị sớm.

Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ trẻ bị các bệnh về mắt rất cao, với khoảng một triệu trường hợp bị tật khúc xạ. Ở đây kinh tế kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao nên người dân ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung và chăm sóc mắt nói riêng.

"Khoảng 300.000 trẻ em bị tật về mắt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt. Các trường hợp này nếu không được khám và điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy giảm và mất dần thị lực", bà Celia nói.

Nhằm hỗ trợ công tác phòng chống mù lòa và bảo vệ thị lực ở Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện bay Orbis tổ chức nhiều chương trình phẫu thuật mắt miễn phí cho người nghèo và các khóa đào tạo chuyên sâu về nhãn khoa cho hàng trăm y bác sĩ trong cả nước.

Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đến từ nhiều quốc gia mang theo máy bay chuyên dụng với đầy đủ thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho việc giảng bài lý thuyết, đào tạo thực hành phẫu thuật, khám và tư vấn về 6 nhóm bệnh phổ biến như glôcôm, bệnh lý mạc, võng mạc trẻ sinh non, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mắt, lác, lé và đục thể thủy tinh bẩm sinh. Các bài giảng và thị phạm mổ trên máy bay được truyền hình trực tuyến cho nhiều học viên khắp thế giới.

Từ năm 2016 đến nay, Bệnh viện Orbis còn hợp tác cùng một số tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam thực hiện dự án “Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Dự án kéo dài 3 năm dự kiến giúp 13.500 người dân trong khu vực, đặc biệt là trẻ em, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng cao. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhãn khoa còn hỗ trợ và hướng dẫn y bác sĩ ở nhiều bệnh viện triển khai hệ thống thiết bị phẫu thuật tiên tiến nhất thế giới như máy mổ phaco Centurion Vision System giúp kiểm soát cuộc mổ tốt và mang lại hiệu quả cải thiện thị lực nhanh hơn cho bệnh nhân, máy cắt dịch kính Constellation Vision giúp gia tăng độ chính xác trong phẫu thuật dịch kính võng mạc...

 

Báo động về tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em và phụ nữ mang thai

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/bao-dong-ve-tinh-trang-thieu-kem-o-tre-em-va-phu-nu-mang-thai-20170522172314578.htm

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, nhất là thiếu vitamin A, D, thiếu máu, kẽm… vẫn còn phổ biến và có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền trong cả nước.

“Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng thiếu kẽm trong cộng đồng. Kết quả Điều tra của Viện Dinh dưỡng  cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%”, Ths.BS Trần Khánh Vân cho biết.

Trong khi đó, kẽm là một vi chất dinh dưỡng rất cần cho quá trình tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…), tham gia vào hoạt động của các enzym, phân chia tế bào... Đặc biệt, thiếu kẽm còn làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em.

Lý giải nguyên nhân khiến tỷ lệ thiếu thiếu kẽm còn thấp, Ths.BS Trần Khánh Vân cho biết, vấn đề chính do khẩu phần ăn của người dân chưa cung cấp đủ nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó, thiếu kẽm thường gây ra những hậu quả rất âm thầm, không đặc trưng nên thường chỉ biết đến sau khi chủ động thực hiện xét nghiệm huyết thanh.

Nhưng bên cạnh tình trạng thiếu kẽm, các chuyên gia dinh dưỡng cũng rất lo ngại về tỷ lệ thiếu vitamin A trong cộng đồng. Điều tra cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, ở một số địa phương miền núi, tỷ lệ này lên tới 16,1%. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do bữa ăn hàng ngày của trẻ (dưới 5 tuổi) mới chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu vitamin A; 34,8% bà mẹ có vitamin A trong sữa mẹ thấp do bữa ăn hàng ngày chưa đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

Cũng theo kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy, 32,8% phụ nữ có thai, 25,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ, 27,8% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi (42,7 - 45%) và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ khu vực miền núi (27,9%).

Trước thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân Việt Nam, đại diện Viện Dinh dưỡng cho biết, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 - 2020. Hàng năm, ngành Y tế vẫn thực hiện việc bổ sung vi chất dinh dưỡng (vitamin A) cho các đối tượng có nguy cơ cao (trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ...).

Cụ thể, trong Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6) năm 2017, Viện Dinh dưỡng đã cấp hơn 7, 6 triệu liều viên nang vitamin A để bổ sung cho 5.000.000 trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi và 500.000 bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng, tại 63 tỉnh/thành. Riêng 22 tỉnh khó khăn (nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao), đối tượng uống vitamin A liều cao còn được mở rộng với trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi (1,1 triệu trẻ) và hoạt động tẩy giun sẽ được triển khai cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi.

Để góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân: Cần ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, nên lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; Cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn; Trẻ em trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A; Phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai cần uống viên sắt/ axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn…

 

Mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng từ năm 2019

http://plo.vn/xa-hoi/muc-dong-bao-hiem-y-te-se-tang-tu-nam-2019-703728.html

Năm 2018 mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn giữ nguyên song từ năm 2019, dự kiến mức đóng với nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Luật BHYT.

Thông tin này được ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, đưa ra tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí mới đây.

Theo đó, có hai phương án điều chỉnh mức đóng BHYT, thực hiện từ năm 2019. Phương án 1: Điều chỉnh tăng mức đóng BHYT thêm 0,3%/năm. Theo đó, lộ trình tăng mức đóng dự kiến năm 2019 là 4,8% lương cơ sở, năm 2020 là 5,1%, năm 2022 là 5,4%, năm 2023 là 5,7% và năm 2024 là 6%. Phương án 2: Điều chỉnh tăng với mức 0,5%/năm. Theo đó, dự kiến mức đóng BHYT năm 2019 là 5% lương cơ sở, năm 2020 là 5,5% và năm 2021 là 6%.

Hiện nay mức đóng BHYT bằng 4,5% lương cơ sở (1.210.000 đồng/tháng). Liên quan đến mức đóng BHYT, cũng tại hội nghị này, ông Toàn cho biết từ ngày 1-7 khi mức lương cơ bản tăng lên thì mức phí tham gia BHYT hộ gia đình cũng điều chỉnh tăng lên.

Sỡ dĩ như vậy là do theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT đã nêu rõ: Người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ đóng phí BHYT theo tháng ở mức 4,5% lương cơ sở. Từ người thứ hai, thứ ba tới thứ tư, mức phí tham gia BHYT sẽ lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức tham gia của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi, mức tham gia BHYT chỉ còn 40% mức tham gia của người thứ nhất.

Như vậy, với quy định điều chỉnh mức lương cơ sở mới từ 1-7-2017, mức tham gia BHYT hộ gia đình sẽ tăng thêm trung bình 7,4%.

 

Bình Dương chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

http://baotintuc.vn/suc-khoe/binh-duong-chu-dong-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-20170522144428934.htm

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh, không để bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên địa bàn. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.

Ngành y tế cũng tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên; tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến; đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động, đạt hiệu quả.

Sở Y tế Bình Dương đã thực hiện phun hóa chất diệt muỗi tại ổ bệnh, đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun theo chỉ định của ngành.

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.051 người mắc sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra tại tất cả các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một và Bến Cát. Riêng địa bàn thị xã Thuận An đã ghi nhận 342 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 83 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng tăng, từ 33 ca trong tháng 3 lên 45 ca trong tháng 4/2017.

Theo bác sĩ Quách Hoàng Mỹ, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, sốt xuất huyết tăng là do hiện nay bắt đầu vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang