Hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ tại một bệnh viện tư
http://nld.com.vn/suc-khoe/2-benh-nhan-tu-vong-sau-khi-gay-me-tai-benh-vien-tu-20161225160522821.htm
Trao đổi với phóng viên Hànộimới chiều 25-12, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ sau khi được gây mê phẫu thuật tại Bệnh viện tư nhân Trí Đức (tại 219 Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào sáng cùng ngày.
Hai bệnh nhân này được gây mê phẫu thuật, (trong đó có một bệnh nhân là nữ, phẫu thuật tuyến giáp) đã có biểu hiện sốc phản vệ như: Khó thở, tụt huyết áp, trụy mạch, nhận thức lơ mơ… sau khi được tiêm thuốc. Ngay lập tức, các bệnh nhân được xử trí cấp cứu tại chỗ và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.Tuy nhiên, một bệnh nhân đã tử vong ngay khi đang được đưa đi cấp cứu, một ca khác cũng không qua khỏi sau đó. Cũng theo ông Nguyễn Việt Cường, hiện tại, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc trên.
Được biết, Bệnh viện Trí Đức chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2007 và được giới thiệu là cơ sở y tế có một đội ngũ giáo sư, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng các y tá có kinh nghiệm, lịch sự, tận tình và chu đáo. Đội ngũ giáo sư, bác sĩ được Bệnh viện Trí Đức quảng cáo là đã và đang công tác tại các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức, Bệnh Viện K, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...
Tỷ lệ mắc sốc phản vệ ở châu Âu là 4-5 trường hợp/10.000 dân, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân. Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê song sốc phản vệ do thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, ở nhiều, từ các bệnh viện đến cơ sở y tế, trong đó nhiều trường hợp đã tử vong. Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm, khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận khoảng 50 - 60 trường hợp sốc phản vệ được chuyển đến từ các bệnh viện khác. Con số này tăng nhiều so với 5-10 năm trước.
Chi phí thuốc cấp cứu sốc phản vệ không đắt nhưng quan trọng là thời gian cấp cứu kịp thời. PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai), Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, trước đây, một năm chỉ gặp một vài trường hợp sốc phản vệ nhưng hiện tại, tình trạng dị ứng, sốc phản vệ xảy ra nhiều hơn, diễn biến nguy hiểm hơn do bệnh nhân sử dụng nhiều thiết bị y tế, sử dụng nhiều thuốc, đặc biệt là đối tượng chị em làm đẹp có nhu cầu cũng can thiệp cao. Chẳng hạn, trong việc sử dụng thuốc gây mê, nhiều khi bệnh nhân dị ứng với thuốc gây mê sẽ gây phản vệ, thậm chí nhân viên y tế chưa kịp can thiệp gì bệnh nhân đã tử vong. Ngoài những trường hợp sốc phản vệ do thuốc, còn có những trường hợp phản vệ do dị ứng thức ăn. Có trường hợp chỉ ăn một hạt lạc cũng bị sốc phản vệ và tử vong.
Vụ 2 bệnh nhân tử vong: Dừng toàn bộ phẫu thuật ở BV Đa khoa Trí Đức
http://vov.vn/xa-hoi/vu-2-benh-nhan-tu-vong-dung-toan-bo-phau-thuat-o-bv-da-khoa-tri-duc-580716.vov
http://kinhtedothi.vn/niem-phong-phong-mo-thuoc-gay-me-dung-cho-2-benh-nhan-tu-vong-276389.html
http://cand.com.vn/y-te/tam-dung-hoat-dong-phau-thuat-cua-benh-vien-da-khoa-tri-duc-422656/
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trí Đức phải báo cáo toàn bộ công tác phẫu thuật để làm rõ nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân này.
Liên quan đến hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (tại 219 Lê Duẩn, Hà Nội), chiều 25/12, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết ngay khi nhận được thông tin, qua đường dây nóng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xuống kiểm tra trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.
Bước đầu Bộ Y tế đề nghị tạm đình chỉ công tác phẫu thuật của kíp phẫu thuật và dừng toàn bộ công tác thủ thuật, phẫu thuật của bệnh viện này. Đồng thời, yêu cầu bệnh viện báo cáo toàn bộ công tác phẫu thuật, thủ thuật của bệnh viện với Sở Y tế để Sở Y tế báo cáo UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế, nhằm làm rõ nguyên nhân tử vong của nạn nhân.
Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Việt Cường cho biết, hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ sau khi được gây mê phẫu thuật tại Bệnh viện này vào sáng 25/12.
Được biết, ngành Y tế đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc trên./.
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Sốc phản vệ luôn là tai biến gây hoang mang cho không chỉ người nhà bệnh nhân mà còn cho cả các y bác sĩ điều trị. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.
Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao.Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh.
Vắc-xin phòng chống Ebola đã đạt hiệu quả 100%
http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vac-xin-phong-chong-ebola-da-dat-hieu-qua-100-c7a482064.html
Các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công vắc xin phòng chống vi rút Ebola với hiệu quả lên tới 100%. Kết quả đã được kiểm tra trên diện rộng với đối tượng là những bệnh nhân ở khu vực Tây Phi, nơi mà Ebola hoành hành dữ dội suốt thời gian qua.
Tuy không kịp để ngăn chặn đại dịch bùng phát vào năm 2014 nhưng thành công trong nghiên cứu ra loại vắc xin này chính là bản lề cho cuộc chiến chống Ebola. Hơn 300,000 liều đã sẵn sàng để đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Với tên khoa học là rVSV-EBOV và có khả năng miễn dịch vi rút Ebola cho tất cả các đối tượng. Loại vắc xin mới này đã trải qua nhiều đợt thử nghiệm trên diện rộng và giờ chỉ còn chờ giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền để có thể đưa vào sử dụng rộng rãi hơn.
“Chúng ta sẽ chủ động hơn rất nhiều nếu có đợt dịch tiếp theo xảy ra” – trưởng nhóm nghiên cứu từ tổ chức y tế thế giới WHO Marie-Paule Kieny cho biết.
Những trường hợp nhiễm Ebola vẫn còn xuất hiện ở Guinea, nơi mà nhóm đã tiến hành phương pháp nghiên cứu “vòng vắc xin” để kiểm tra loại vắc-xin mới này. Phương pháp này có nghĩa là nhóm sẽ tiêm vắc-xin cho tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola. Trong số 5,837 người được tiêm vắc-xin thì không phát hiện ca nhiễm nào mới, còn theo hướng ngược lại, có tới 23 ca nhiễm mới trong số hơn vài nghìn đối tượng không được tiêm vắc-xin.
Kết quả đã vượt ngoài mong đợi của nhóm nghiên cứu tuy nhiên rVSV-EBOV chỉ hiệu quả trên Zaire ebolavirus, nhánh vi rút ebola ảnh hưởng đến con người nhiều nhất, còn 4 nhánh khác thì lại không mang đến hiệu quả cao.
Loại vắc-xin mới này có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm cả đau khớp và nhức đầu.Tuy nhiên trong trường hợp bùng phát dịch trên diện rộng thì những tác dụng phụ này là không đáng kể.
Vắc-xin được bào chế từ vi rút viêm miệng mụn nước (Vi rút gây bệnh trên gia súc nhưng không lây lan trên người) và một protein bề mặt của vi rút Ebola để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể người sản xuất chất kháng sinh thích hợp.
Dựa trên thành công của vắc xin mới này thì nhiều nghiên cứu sâu hơn về hiệu năng cho vắc xin trên trẻ nhỏ cùng với vắc-xin cho những căn bệnh hiểm nghèo như là HIV đã được thực hiện. Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng loại vắc-xin Ebola này sẽ được cấp giấy phép lưu hành vào năm 2017 tới đây.
“Ebola đã tàn phá nặng nề đất nước chúng tôi nhưng cũng rất tự hào đã đóng góp được phần nào vào việc phát triển loại vắc-xin có thể ngăn chặn đại dịch xuyên quốc gia này trong tương lai” – Bộ trưởng bộ an toàn sức khỏe quốc gia của Guinea, KeIta Sakabo cho biết.
Sản phụ bị nhiễm trùng sau khi mổ ruột thừa
http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/san-phu-bi-nhiem-trung-sau-khi-mo-ruot-thua-673825.html
Sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ, do vậy, bệnh viện phải tìm phương cách điều trị hữu hiệu nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho cả mẹ và con
Sáng 25-12, một sản phụ (26 tuổi, ở Long An) đang mang thai 27 tuần tuổi được đưa vô BV Nhân dân 115 (TP.HCM) trong tình trạng nóng sốt, đau bụng dữ dội. Khi bác sĩ (BS) khám chạm vào bụng là sản phụ kêu đau. Kết quả chẩn đoán tại BV địa phương cho thấy sản phụ này bị áp xe tồn dư sau khi mổ ruột thừa cách đây 12 ngày.
Tại BV Nhân dân 115, BS Võ Tấn Hưởng (trực ca cấp cứu) cho biết sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ.Do vậy, bệnh viện phải tìm phương cách điều trị hữu hiệu nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho cả mẹ và con” – BS Hưởng nói.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Nguyễn Ngọc Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, cho biết nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ có thể từ cơ địa của sản phụ, môi trường phòng mổ, nhân viên y tế…
Theo BS Thông, sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. “Ngoài ra, sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ nhưng không điều trị sẽ khiến vi trùng lan rộng toàn thân và có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tính mạng của cả sản phụ và thai nhi” – BS Thông lưu ý. “Điều trị nhiễm trùng vết mổ cho sản phụ phải hết sức cẩn thận vì khi phẫu thuật xử lý vết mổ cũ có thể đụng chạm đến thai nhi” – BS Thông nói.
Kawasaki – Hội chứng bệnh dễ bùng phát mùa lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim ở trẻ em
Hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết (Kawasaki) nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể biến chứng qua tim, khiến trẻ có thể ngưng thở bất cứ lúc nào.
Mới đây, một người mẹ ở Lào Cai đã đăng đàn chia sẻ về bệnh tình của con khiến dân mạng không khỏi xót xa. Theo đó, chị cho biết con mình mắc Hội chứng Kawasaki, nhưng lại phát hiện trễ khiến đứa trẻ bị biến chứng qua tim, phải tiêm liên tục 10 ống Gamma Globulin để mong đẩy lùi căn bệnh quái ác. May mắn là đứa trẻ đã qua cơn nguy kịch. Theo người mẹ này, Kawasaki là một căn bệnh lạ với những triệu chứng rất thông thường nên khó nhận biết. Vậy thực hư ra sao?
Kawasaki là bệnh lý tự miễn, không có nguyên nhân cụ thể
Trao đổi với phóng viên, TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, Kawasaki (hay còn gọi là hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết) là một dạng biểu hiện của da do hệ miễn dịch bị xáo trộn. Bệnh được đặt theo tên một vị giáo sư Nhật Bản, người đã phát hiện ra căn bệnh này đầu tiên vào năm 1967.
Căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh tự miễn hay nhóm bệnh viêm mạch, tức là viêm những mạch máu. Viêm ở đây không có nguyên nhân cụ thể, không phải do một tác nhân là vi khuẩn, vi trùng, siêu vi… nào cả mà do cơ thể tự tạo cơ chế miễn dịch. Đặc biệt, bệnh thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể gây thành dịch.
Những trẻ bị hội chứng Kawasaki, có một số yếu tố nền tảng nào đó (như gen, cơ địa yếu) là những tác nhân khiến bé dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn có những nguyên nhân thúc đẩy bệnh xuất hiện khác như tự miễn sau nhiễm trùng (gồm vi khuẩn, viêm họng, siêu vi), nhiễm độc tố…
Khi thời tiết lạnh, Hội chứng Kawasaki dễ bùng phát hơn. Do đó, loại bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân. Điển hình là thời gian gần đây, tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã tiếp nhận đến 16 ca bệnh nhi mắc Hội chứng Kawasaki, một con số rất đáng lo ngại khi tỉ lệ trung bình mắc loại bệnh này trên thế giới là rất hiếm.
Có thể biến chứng qua tim, gây ngưng thở
Theo TS.BS Thanh, Kawasaki mang bệnh cảnh khá tổng quát nên rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Cụ thể, sẽ có 3 giai đoạn phát bệnh:
Giai đoạn 1 bệnh nhân sốt cấp tính, nổi ban, nổi hạch to, phù chi, viêm kết mạc. Vùng da thường bị đầu tiên nhất là da ở gần bộ phận sinh dục ngoài của bé hoặc vùng mông. Sau đó những chỗ da khác cũng sẽ bị khô, đỏ, tróc vảy.
Giai đoạn 2 là lúc da bàn tay, bàn chân bị lột. Những nốt đỏ sẽ lây ra tay, chân, thân, mình. Nhất là ở đầu ngón tay, chân của bé, ta có thể dễ dàng thấy da mỏng, tróc dính lại thành những viền da ở trên bề mặt của da.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mà các triệu chứng lâm sàng từ từ biến mất. Bệnh nhi có thể hồi phục, nhưng thể trạng sẽ suy yếu.
Tuy nhiên đó là lý thuyết.Ở giai đoạn đầu tiên, nếu xảy ra triệu chứng viêm kết mạc nhưng điều trị không hiệu quả, trẻ sẽ tiếp tục bị bị viêm đường tiểu (cũng là vô trùng, không có tác nhân nhiễm cụ thể). Quá trình viêm này tiến rộng hơn, xa hơn thì bệnh nhi có thể bị viêm bàng quang.
Một tuần sau sốt vẫn còn thì nguy cơ bị ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng là không nhỏ. Đỉnh cao là 3-4 tuần sau sốt, trẻ có thể bị viêm cơ tim, một bệnh cảnh rất nặng, có thể dẫn đến ngưng tim, ngưng thở bất kỳ lúc nào. Ngoài viêm cơ tiêm, trẻ có thể bị biến chứng khác như hở van tim hai lá, loạn nhịp tim, viêm động mạch vành, thậm chí viêm màng não. Có thể nói, hội chứng Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim ở trẻ em.
Tiềm tàng trong cơ thể suốt đời
Giữa thập niên 80, hội chứng Kawasaki xuất hiện ồ ạt ở những nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan nhưng đến giữa khoảng thập niên 90 thì giảm dần."Việt Nam có nền tảng gen giống các nước này nên khả năng mắc bệnh là tương đương, theo như y văn thì khoảng 110-140 ca/100.000 trẻ em", TS.BS.Thanh chia sẻ.
Đối với những bệnh lý được xếp vào nhóm tự miễn, viêm mạch như Kawasaki thì sẽ tiềm tàng trong cơ thể bệnh nhi mãi mãi, không thể điều trị dứt điểm. Nhưng khi trẻ lớn dần lên thì hoạt tính bệnh cũng lui dần, chỉ âm ỉ hoặc dừng ở mức không có biểu hiện đáng ngại cho các tổn thương cơ quan hoặc cho tổn thương da niêm mạc.Lúc này cũng có thể tạm gọi là khỏi bệnh. Dù vậy, bệnh nhi cần được theo dõi sát sao trong thời gian dài, thậm chí suốt đời để kiểm soát được tình trạng tái hoạt của viêm mạch (có thể làm bệnh nhân biến chứng sang những bệnh cảnh khác).
Như đã nói, bệnh một khi để lâu khiến tim bị viêm đến mức bị hủy, mạch máu tim tắc, cơ tim hoại tử, thậm chí viêm màng não thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Do đó, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh nhibị sốt, có thể dùng protein miễn dịch gamma globulin để tiêm đường tĩnh mạch nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các vấn đề động mạch vành (như phình mạch). Ngoài ra tuỳ vào mức độ bệnh, có thể dùng thêm aspirin liều cao để điều trị theo hướng giảm tự miễn, chống viêm. Khi cơn sốt đi xuống, tiếp tục dùng aspirin liều thấp từ sáu đến tám tuần để ngăn ngừa đông máu.
Cách tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị hiểu quả hội chứng Kawasaki là đưa con đi khám ngay sau khi có triệu chứng bất thường.
Vì bệnh không có triệu chứng điển hình, nên cách tốt nhất là chú ý thật kỹ đến tình trạng bệnh của bé. TS.BS Thanh khuyên các bậc phụ huynh, khi thấy bé sốt kéo dài nhiều ngày, viêm kết mạc hoặc than tiểu đau thì nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa khám trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, người trẻ tự dưng nổi một cục hạch lớn (khoảng 1.5cm) cũng là biểu hiện của nguy cơ bé nhiễm bệnh Kawasaki.
Dù bệnh vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, môi trường vẫn tác động đến sự bùng phát của Kawasaki. Do đó, phụ huynh có thể hạn chế tối đa những điều kiện cho Kawasaki phát triển, bằng cách chăm sóc trẻ thật kỹ càng, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho trẻ, nhất là trong mùa lạnh.
Bé gái 4 tháng tuổi ở Đăk Lăk tử vong nghi do nhiễm não mô cầu
Qua kiểm tra cận lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk phát hiện bệnh nhân là một bé gái 4 tháng tuổi có vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis.
Theo Dân Trí, ngày 23/12, ông Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp bé gái hơn 4 tháng tuổi (dân tộc H’Mông) là con gái của chị Đ.T.V (ngụ thôn 14, xã Cư K’bang, huyện Ea Súp) tử vong nghi do nhiễm não mô cầu.
Trước đó, vào ngày 16/12, bé gái được người thân đưa đến Trạm y tế xã Cư Kbang để tiêm chủng thường xuyên. Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe, nhân viên y tế phát hiện cháu bé đang bị sốt nên chỉ định hoãn tiêm để theo dõi.
Đến chiều cùng ngày, trên cơ thể cháu bé xuất hiện nhiều vết ban bầm tím nên được người nhà chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Súp để theo dõi. Đến 19h, bé gái được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong tình trạng tím tái toàn thân, thở yếu và được chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết do nhiễm não mô cầu.
Đến 22h ngày 16/12, cháu bé đã tử vong. Qua kiểm tra cận lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk phát hiện bệnh nhân có vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis.
Ngành Y tế Đắk Lắk đã tiến hành điều tra khoanh vùng dịch bệnh tại xã Cư K'bang; điều trị dự phòng bằng thuốc kháng sinh Azithromycin cho người tiếp xúc với bệnh nhân; phun hóa chất Chloramin B để xử lý môi trường -VOV đưa tin.
Cũng theo đó, VTV cho biết thêm, theo ông Lào, ngay sau khi phát hiện trường hợp bé gái hơn 4 tháng tuổi tử vong nghi do nhiễm não mô cầu, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đăk Lăk đã ngay lập tức điều tra tình hình dịch bệnh tại cộng đồng; điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân.
Ung thư thận ở Việt Nam có xu hướng trẻ hóa
http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/ung-thu-than-o-viet-nam-co-xu-huong-tre-hoa-190662.html
Bệnh nhân bị ung thư thận dang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí ở cả người dưới 30 tuổi và đang có chiều hướng gia tăng.
Thông tin từ Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh Nguyễn Thị T. (24 tuổi, ngụ tại TP.HCM), đến khám với triệu chứng tức nhẹ ở vùng hông lưng, không có rối loạn tiêu tiểu.
Sau siêu âm bụng và chụp CT - scan, bác sĩ phát hiện người bệnh có khối bướu thận trái với kích thước khá lớn khoảng 5cm.
Người bệnh đã được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận để điều trị. Phương pháp này đem lại nhiều lợi điểm cho người bệnh như không có đường cắt thành bụng nên người bệnh mau chóng hồi phục sức khoẻ sau mổ, khả năng bảo tồn nhu mô thận được tăng cường tối đa, thao tác cắt bướu nhẹ nhàng nên kết quả của phẫu thuật rất tốt.
TS.BS Nguyễn Hoàng Đức - Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, may mắn, người bệnh trong độ tuổi còn trẻ, nếu không thể phẫu thuật bảo toàn thận thì về tương lai lâu dài, khoảng 50 - 60 tuổi, người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy thận mạn cao, đôi khi phải lọc máu định kỳ. Nếu được điều trị hiệu quả, sau 5 năm, 90% người bệnh không có dấu hiệu tái phát.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, 90 - 95% các u ở thận là ung thư. Ung thư thận là loại ung thư chiếm 3% các trường hợp ung thư ở người trưởng thành, đứng hàng thứ 7 trong các loại ung thư ở nam giới và đứng hàng thứ 10 trong các loại ung thư nữ giới. Năm 2015, tại Hoa Kỳ có 61.560 trường hợp ung thư thận mới phát hiện và 14.080 trường hợp tử vong vì ung thư thận.
Phương pháp chẩn đoán bướu thận chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm và chụp bụng cắt lớp điện toán (CT scan). Hiện nay, do hiệu quả của việc khám sức khoẻ định kỳ nên đa số bướu thận được phát hiện sớm khi kích thước bướu dưới 4cm.
Do đó, để phát hiện sớm ung thư thận, người dân nên kiểm tra định kỳ sức khoẻ hàng năm thông qua siêu âm hoặc CT. Ngoài ra, người trẻ cần tìm hiểu các thói quen, kiến thức cơ bản áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để phòng tránh các bệnh về thận. Bệnh thận có xu hướng tăng ở những người làm văn phòng.
Tiểu đường sơ sinh: Không thể xem thường
http://laodongthudo.vn/tieu-duong-so-sinh-khong-the-xem-thuong-46913.html
Mặc dù bệnh tiểu đường sơ sinh rất hiếm gặp (tỉ lệ mắc 1/500.000), nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm, dễ gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, yếu tố khó khăn nhất, đồng thời cũng quan trọng nhất của điều trị tiểu đường sơ sinh là kiểm soát thành công đường huyết của trẻ. Việc điều trị bao gồm 2 yếu tố: Duy trì mức đường huyết tối ưu trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ. Thời gian đầu, để đạt các mục tiêu này, trẻ phải được thử máu và tiêm thuốc nhiều lần mỗi ngày.Ví dụ với trẻ dưới 2 tháng tuổi, mỗi ngày cần thực hiện 4 - 6 mũi tiêm insulin và thử đường máu 5 lần. Tiếp theo, kết quả xét nghiệm phân tích gen sẽ quyết định phương thức điều trị lâu dài cho trẻ. Một số cháu bắt buộc phải tiêm insulin, trong khi một số khác may mắn hơn có thể điều trị bằng thuốc uống.
Theo bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc- Khoa Nội tiết- Chuyển hóa- Di truyền (BV Nhi Trung ương) thì thành công của điều trị bệnh tiểu đường sơ sinh phụ thuộc rất nhiều ở khâu chẩn đoán sớm và sự hợp tác của gia đình người bệnh. Phát hiện bệnh muộn hoặc không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong.
Do đó, để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết khuyến cáo, gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế khi thấy trẻ có những biểu hiện như: Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai; thể trạng mệt mỏi; bú nhiều, tiểu tiện nhiều; sút cân, không tăng cân.
Xót xa gái xinh biến dạng mặt, mù mắt sau một mũi tiêm
http://www.nguoiduatin.vn/lam-dep-xot-xa-gai-xinh-bien-dang-mat-mu-mat-vi-mot-mui-tiem-a310454.html
Bệnh viện Nhân dân 115 đang điều trị cho một bệnh nhân 22 tuổi, mắt trái mất thị lực hoàn toàn, đột quỵ do tiêm chất làm đầy (filler) nâng cao mũi.
Theo tìm hiểu của PV, bệnh nhân N.T. L. (TP.HCM) đi học thẩm mỹ tại một cơ sở thẩm mỹ ở quận 6, TP.HCM. Với mong muốn sở hữu “mũi dọc dừa” nên sau khi kết thúc khóa học, L. đã nhờ người dạy tiêm chất làm đầy vào mũi. Thế nhưng, chưa kịp vui mừng vì “thành quả” từ lớp học, L. đã phải nhập viện vì gặp sự cố.
Sau khi tiêm xong, L. thấy mắt trái mờ, tay chân bên phải yếu dần nên được đưa đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu. Bác sĩ xác định chị L.mắt trái mất thị lực hoàn toàn, đột quỵ do tiêm chất làm đầy.
BS.Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não- Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, khi tiêm chất làm đầy vào trúng mạch máu, chất làm đầy có thể đã gây thuyên tắc động mạch máu não bên trái, gây yếu nửa người bên phải, ngoài ra còn làm thuyên tắc động mạch mắt, gây mù mắt trái.
Đây không phải là trường hợp hy hữu bị biến chứng chỉ sau một mũi tiêm chất làm đầy trôi nổi, tìm đến các thẩm mỹ viện không uy tín. Điển hình, tháng 7, chị N.T. H. (23 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ninh) cũng bị hoại tử môi dưới buộc bác sĩ phải cắt bỏ do tiêm chất làm đầy. Cơ sở spa chị H. tiêm chất làm đầy sau đó được cơ quan chức năng xác định chỉ được thực hiện các dịch vụ chăm sóc da thông thường, không được thực hiện dịch vụ tiêm chất làm đầy.
ThS.BS.Nguyễn Văn Út- chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho hay, chất làm đầy hiện đang được sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp, nó có 3 loại chính.
1.Chất làm đầy vĩnh viễn chính là silicon dạng lỏng. Nhiều năm trước, ở Việt Nam, silicon đã được sử dụng trong làm đẹp như bơm ngực, bơm môi bơm các bộ phận cơ thể… Tuy nhiên từ 1991, silicon lỏng bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam vì nó có thể để lại những di chứng khác nhau trên cơ thể người…
2.Chất làm đầy dạng collagen- một hình thức của chất làm đầy dạng collagen đóng ống và đã qua xử lý tiêm vào da. Tuy nhiên, loại có độ kích ứng da cao và hiện chưa có ở Việt Nam.
3.Chất làm đầy dạng Acid hyaluronic đầy được sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp tại Việt Nam. Đây là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự một loại acid hyaluronic có trong cơ thể người, được dùng để tiêm vào da với một lượng rất nhỏ bằng loại kim chuyên biệt. Nó được đánh giá là một loại chất làm đầy khá an toàn và hiệu quả, không gây kích ứng, không cần kiểm tra và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài có thể. Ở Việt Nam, nhóm chất làm đầy này thường có tên như: Radiesse, scultra, có tác dụng 18 tháng.
Trao đổi với PV, BS chuyên khoa thẩm mỹ Lê Viết Hải- bệnh viện đa khoa Trí Đức cho hay, kỹ thuật filler để làm đẹp tạo dáng và làm đầy nhất là làm đẹp khuôn mặt có nhiều loại nhưng phổ biến là chất làm đầy có thành phần acid hyaluronic (HA). Các sản phẩm phổ biên trên thị trường có thành phần HA như Juviderm (Pháp ), Aprilin ( Thụy Sỹ) Restylan (Thụy điển).
“Tại các bệnh viện, thẩm mỹ viện, chất làm đầy phải được cấp phép của bô Y tế.Tuy nhiên, hiện các shop rao bán trên mạng chủ yếu là hàng trôi nổi, không giấy tờ, hàng nhái.Kỹ thuật tiêm phải được thực hiện nghiêm ngặt, chỉ định đúng cho từng loại sản phẩm của chất làm đầy. Chất làm đầy giúp trể hóa thì không được sử dụng làm đầy má, sản phẩm làm đầy má tuyệt đối không được tiêm được vào môi...”, bác sĩ Hải khuyến cáo.
Tập trung tìm nguyên nhân ở chất lượng thuốc
http://thanhnien.vn/thoi-su/tap-trung-tim-nguyen-nhan-o-chat-luong-thuoc-777522.html
Chỉ khoảng 30 giây sau khi được tiêm thuốc gây mê, cả hai bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Hà Nội) đều có biểu hiện sốc phản vệ, nguy kịch, sau đó tử vong.
Tối 25.12, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã ký văn bản báo cáo lên Bộ Y tế về diễn biến xảy ra sự cố y khoa khiến 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bệnh nhân Quách Thị Mai Phương (37 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) được chẩn đoán: Đa u 2 thùy tuyến giáp, có chỉ định phẫu thuật cắt u 2 thùy tuyến giáp bằng gây mê nội khí quản. Khoảng 8 giờ 15 phút, bệnh nhân được tiêm Atropine 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40 mg (tiền mê), sau đó 15 phút có sử dụng tiếp 100 mg Diprivan và 30 mg Esmeron. Sau 30 giây, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ và được cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân thứ hai tử vong là anh Hoàng Văn Trấn (34 tuổi, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội), được chẩn đoán viêm xoang mãn, viêm amidal lệch vách ngăn, sùi vòm có chỉ định phẫu thuật nội soi xoang, cắt amidal, chỉnh hình vách ngăn, nạo sùi vòm. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Khoảng 8 giờ 40 phút, bệnh nhân được tiêm các loại tiền gây mê, sau 15 phút sử dụng tiếp 120 mg Diprivan và 30 mg Esmeron. Sau 30 giây cũng có dấu hiệu sốc phản vệ, được cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Theo hồ sơ lưu lại Sở Y tế Hà Nội do Bệnh viện đa khoa Trí Đức gửi báo cáo danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại Bệnh viện tháng 12.2015 cho thấy, chưa có tên của kỹ thuật viên gây mê Phạm Thị Hương và nhân viên dụng cụ Bùi Thị Kim Oanh (tham gia kíp gây mê cho bệnh nhân Hoàng Văn Trấn)
Hiện công an quận Hai Bà Trưng đã niêm phong phòng mổ, vỏ thuốc và các sổ sách… liên quan đến ca gây mê. Sở Y tế Hà Nội cũng đã kiểm tra và niêm phong, bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn các thuốc có liên quan phục vụ gây mê tại bệnh viện. Toàn bộ các hóa đơn, chứng từ liên quan đã được Đội điều tra tổng hợp Công an quận Hai Bà Trưng thu giữ.
Bà Trần Thị Nhị Hà cho biết, ngoài rà soát lại quy trình chuyên môn, sẽ khẩn trương làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng, nguồn gốc thuốc được sử dụng gây mê cho hai bệnh nhân.Bởi vì, sự cố xảy ra quá nhanh sau khi tiêm thuốc, chưa có can thiệp phẫu thuật nào.
Theo báo cáo ban đầu từ nhà cung ứng với cơ quan chức năng, cùng lô thuốc gây mê cung ứng cho Bệnh viện đa khoa Trí Đức cũng đã được phân phối đến các cơ sở khác, nhưng chưa ghi nhận các bất thường cho đến khi xảy ra sự việc đau lòng trên.
Kinh hoàng phát hiện 300kg bắp chuối bào có chất tẩy trắng vượt ngưỡng
Toàn bộ số bắp chuối bào này có chứa chất tẩy trắng vượt ngưỡng cho phép, được phát hiện tại 1 sạp kinh doanh ở chợ Bình Điền.
Chiều ngày 15/12, Chi Cục Bảo vệ thực vật TP.HCM xác nhận, hiện cơ quan này đang tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đối với hành vi sử dụng hóa chất trong thực phẩm vượt ngưỡng cho phép, của một sạp kinh doanh ở chợ Bình Điền.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện sạp này có tất cả 300kg bắp chuối bào đã được xác định là có sử dụng chất tẩy trắng vượt ngưỡng cho phép
Theo một chuyên gia của Chi Cục ATVSTP TP.HCM, thông thường, bắp chuối sau khi bào sẽ trở nên bị thâm, đen, nên người bán thường sử dụng Na2SO3 là chất tẩy rửa trắng để làm bắp chuối trắng hơn.
Đây là chất hóa học được phép sử dụng trong bắp chuối, nhưng với một liều lượng nhất định.Còn nếu sử dụng quá nhiều, trong bắp chuối chắc chắn sẽ tồn dư chất tẩy trắng, có thể gây hại cho hệ thống đường tiêu hóa của người sử dụng.
Ngoài ra, chất tẩy rửa trắng còn có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch và rất nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe, nên trước khi sử dụng, tốt nhất là người dùng nên ngâm, rửa bắp chuối bào thật kỹ, để thải chất tẩy rửa trắng hoàn toàn ra ngoài.
Tranh cãi kịch liệt vì cấy phân người chữa bệnh
Trong y học, cấy phân người hi vọng có thể chữa được bệnh, tuy nhiên hiệu quả của nó đến nay vẫn còn nhiều điều cần phải làm rõ.
Năm 1957, nhà vi sinh vật huyền thoại Stanley Falkow đề nghị bệnh nhân tại bệnh viện nuốt phân của chính họ. Khi ấy, người sắp phải phẫu thuật phải uống một lượng lớn thuốc kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Thế nhưng, thuốc cũng giết chết các vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy hoặc khó tiêu. Nhằm ngăn chặn vấn đề này, Falkow cùng đồng nghiệp tiến hành thu thập phân của bệnh nhân.
Bằng cách nuốt chửng phân được truyền dẫn vào viên nang, bệnh nhân bổ sung vi khuẩn cho đường ruột. Tình hình trên kéo dài hàng tháng."Quản đốc bệnh viện phát hiện vụ việc. Ông ấy chất vấn tôi rằng có thật tôi cho bệnh nhân ăn phân không", Falkow sau này kể lại. Nhà vi sinh vật thừa nhận và bị đuổi việc nhưng chỉ sau 2 ngày đã được thuê lại.
Ông không ghi lại dữ liệu nào từ cuộc thử nghiệm không chính thức, song các nhân chứng khẳng định toàn bộ bệnh nhân uống phân đều cảm thấy khỏe ơn.
60 năm sau, cấy phân dần được giới y học chấp nhận.Thậm chí nhiều chuyên gia sức khỏe tin rằng nó sẽ mở ra tương lai mới cho y tế thế giới.
Theo The Atlantic, cấy phân thường được sử dụng để chữa trị các bệnh do nhiễm Clostridium difficile (C-diff), loại vi khuẩn nguy hiểm gây tiêu chảy nặng, kéo dài. Nó dựa trên ý tưởng vi sinh vật của nhà tài trợ sẽ tái khởi động hệ thống vi sinh vật trong cơ thể người nhận.
Dù khó tin, cấy phân thực sự có hiệu quả.Y văn đã ghi nhận hàng trăm trường hợp hồi phục kỳ diệu nhờ phương pháp này. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy trong khi kháng sinh thông thường chỉ đạt hiệu quả 27%, cấy phân giúp 94% người nhiễm C-diff khỏi bệnh.
Tất nhiên, vẫn còn đó những vấn đề.Cấy phân gây khó chịu và dễ phát tán mầm bệnh nên bác sĩ phải xét nghiệm kỹ càng những nhà tài trợ tiềm năng.Thêm vào đó, phân khác với mọi loại thuốc.
Chúng được tạo nên từ hàng loạt vi khuẩn, virus chưa xác định cùng các thành phần biến đổi theo từng nhà tài trợ. Điều này khiến các nhà quản lý không khỏi đau đầu bởi làm thế nào chứng nhận một sản phẩm không do nhà máy làm ra và thay đổi mọi lúc?
Để giải quyết câu hỏi trên, hai biện pháp được đưa ra.Cách thứ nhất là lấy phân của nhà tài trợ khỏe mạnh nhất, đóng băng và tái sử dụng nhiều lần. Cách thứ hai là pha chế hỗn hợp thay thế để vẫn đạt hiệu quả như ghép phân mà không cần dùng đến chất thải người.
Lựa chọn thứ hai được nhiều công ty lựa chọn, bao gồm cả Seres Therapeutics (Mỹ). Sản phẩm SER-109 của họ dưới dạng một viên nang duy nhất chứa 100 triệu bào tử từ 50 loài vi khuẩn đường ruột, tinh chế từ phân nhà tài trợ với mục đích điều trị các chứng nhiễm trùng C-diff. SER-109 được đặt nhiều kỳ vọng song không thu về kết quả mong muốn. Sau 8 tuần, các bệnh nhân tham gia thử nghiệm bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy trở lại.Nói cách khác, viên thuốc không phát huy tác dụng.
Thất bại trên không phủ nhận giá trị của cấy phân mà cho thấy trở ngại trong việc phổ biến phương pháp này ra thị trường. Nhà khoa học Diane Hoffmann từ Đại học Maryland (Mỹ) nhận định: "Rõ ràng có một yếu tố khiến ghép toàn bộ phân vô cùng hiệu quả. Vấn đề là chúng tôi không biết đó là gì và nhiều khả năng sẽ rất khó để tháo gỡ".
Vài chuyên gia như Elaine Petrof từ Đại học Queen (Australia) tin rằng "phân chỉ mang tính tạm thời" và chắc chắn thay thế được bằng hỗn hợp vi khuẩn xác định. Không đồng tình với ý kiến này, Alexander Khoruts từ Đại học Minnesota (Mỹ) nói: "Vi khuẩn từ các nhà tài trợ do tự nhiên thiết kế và đã chứng minh độ an toàn đối với vật chủ. Đây là một chuẩn mực rất khó đạt tới".
Nhà vi sinh vật Noah Fierer từ Đại học Colorado (Mỹ) viết, không thể xem nhẹ vấn đề sinh thái. Hệ vi sinh vật bên trong cơ thể người không phải thứ đơn giản mà chúng ta dễ dàng tinh chỉnh bằng cách thêm bớt. Hệ sinh thái ấy rộng lớn tựa như một khu rừng nhiệt đới hay một cánh đồng.
Để kiểm soát nó thành công, chúng ta cần hiểu rõ hơn về thành phần các loài, cách chúng cạnh tranh và hợp tác với nhau, cách chúng tương tác với vật chủ (con người) và cách chúng phản ứng khi được chuyển sang vật chủ khác. Rất nhiều câu hỏi về cấy phân đang chờ được trả lời và nhân loại mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Bệnh nhân Parkinson có thể được chữa trị bằng máy siêu âm mới
Bệnh nhân Parkinson và những trường hợp bị run do suy nhược có thể được chữa khỏi bằng cách tác động lên các tế bào não của họ thông qua một loại máy siêu âm mới.
Các bác sĩ tại Trường đại học Imperial College Healthcare NHS Trust đã điều trị cho những bệnh nhân đầu tiên bằng kỹ thuật mới này mà không cần đến phẫu thuật não xâm lấn.
Khoảng một triệu người ở Anh mắc chứng run do suy nhược dẫn đến rối loạn vận động, trong khi 100.000 người khác bị run tay do mắc Parkinson hay đa xơ cứng.
Triệu chứng run khi vận động được cho là do những bất thường của điện não trong quá trình truyền xung động qua hệ thống thần kinh đến các cơ bắp.
Phương pháp điều trị mới, được gọi là “sóng siêu âm hội tụ với hướng dẫn cộng hưởng từ cho não” bằng cách sử dụng nhiệt năng từ sóng siêu âm một cách chính xác để tác động đến các bộ phận cụ thể của bộ não, phá vỡ các mạch bất thường gây ra chứng run chân tay. Quá trình được thực hiện cùng với gây tê cục bộ mà không cần phải phẫu thuật não xâm lấn.
Selwyn Lucas, một họa sĩ và cũng làm nghề trang trí 52 tuổi đến từ St Austell, Cornwall, đã sống chung với chứng run chân tay suốt 20 năm qua và là một trong những người đầu tiên được điều trị thử nghiệm tại Anh.
"Trong nhiều năm, tôi đã xoay xở để sống một cuộc sống tương đối bình thường cùng với chứng run chân tay, nhưng trong vòng năm năm qua, căn bệnh khiến tôi khó có thể sống cuộc sống như những gì tôi mong muốn", ông nói.
"Thật sự đã rất khó khăn để tiếp tục công việc của một họa sĩ và nhà trang trí khi mà tôi phải học cách sử dụng tay trái để thực hiện công việc của mình".
"Kể từ khi được điều trị, đây là lần đầu tiên tôi có thể viết tên mình trong nhiều năm qua và nấu cho vợ tôi một bữa ăn ngon mà không cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Tôi lại có thể sử dụng tay phải để tiếp tục đảm nhiệm công việc vẽ tranh và trang trí".
Giáo sư Wladyslaw Gedroyc, bác sĩ tư vấn X quang và điều tra viên chính cho những thử nghiệm mới nhất ở 20 bệnh nhân, cho biết: "Chúng tôi rất hài lòng với kết quả của những cuộc thử nghiệm gần đây".
Claire Bale, Trưởng ban Tuyên truyền Nghiên cứu và Hành động vì bệnh Parkinson tại Anh, cho biết: "Sự phát triển của kỹ thuật tập trung sóng siêu âm đã tạo ra một công cụ mới và đầy hứa hẹn để chữa trị chứng run chân tay.
"Thật thú vị khi liệu pháp này có thể đem lại những lợi ích tương tự như kích thích não sâu mà không cần đến phẫu thuật não xâm lấn, gây nguy cơ bị nhiễm trùng".
Chất Coumarin trong thuốc lá nhập lậu có thể gây sảy thai
Các loại thuốc lá lậu có chứa chất Coumarin gây ra tình trạng sảy thai cho phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên.
Thông tin đáng chú ý trên được đưa ra tại hội thảo “Tác hại các chất hóa học đối với thai phụ và thai nhi” vừa được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương tổ chức.
Tại hội thảo, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (Trưởng Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương) cho biết, hiện nay, tỉ lệ sẩy thai và thai chết lưu ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Thế giới đã xác định có 7 nhóm nguyên nhân được ghi nhận có liên quan đến sảy thai, trong đó có nguyên nhân từ việc tiếp xúc các chất độc hóa học. Thai phụ có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại có trong thực phẩm ăn uống, sử dụng hàng ngày như các loại hóa mỹ phẩm hay từ môi trường sống.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai đang hằng ngày hít phải khói thuốc lá một cách thụ động, trong đó, các loại thuốc lá lậu có chứa chất Coumarin, là chất đã bị Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấm sử dụng do nguy cơ gây ung thư, các chứng bệnh nguy hiểm đến gan, hệ thần kinh, tim mạch. Coumarin có mùi thơm dễ chịu nhưng khi phát tán ra không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người hít phải khói thuốc lá, gây ra tình trạng sẩy thai cho phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ chăm sócsức khỏe sinh sản, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) chia sẻ, nhằm nâng cao việc hiểu biết để giảm thiểu tác hại của chất độc hóa học cho các thai phụ và thai nhi, từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, trung tâm thực hiện chương trình “Phòng chống thuốc lá lậu – Bảo vệ sức khỏe bà mẹ mang thai”. Từ các hội thảo chuyên sâu, chương trình cũng sẽ cập nhật nhiều thông tin từ các chuyên gia lên mạng xã hội để phổ biến cho các thai phụ những thông tin hữu ích nhằm chăm sóc thai nhi trong thời kỳ mang bầu.
Bà Mai nhấn mạnh: “Đặc biệt ở các vùng biên giới, chị em hay đi cõng thuốc lá lậu, chúng tôi cũng tuyên truyền vận động chị em không bán thuốc lá lậu, không vận chuyển thuốc lá lậu”.
Ông Nguyễn Đình Trường (Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá Việt Nam) cho hay: “Một số tài liệu khoa học cũng chỉ ra rằng Coumarin là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, dị tật thai nhi nếu trong giai đoạn thai kỳ người mẹ tiếp xúc với các hóa chất thuộc nhóm này. Coumarin được sử dụng trong bào chế một số thuốc chống phù nề, chống đông máu dùng trong y học.Một vài chất dẫn xuất từ Coumarin cũng được dùng làm thuốc diệt chuột. Đây là loại hoá chất đã bị Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng từ rất sớm bởi nguy cơ gây các chứng bệnh nguy hiểm đến gan, hệ thần kinh và tim mạch. Coumarin cũng nằm trong danh mục chất cấm sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam”.
“Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu của Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá chỉ ra rằng, Coumarin có trong thuốc lá nhập lậu bất hợp pháp, do nhà sản xuất cố ý tẩm vào với hàm lượng cao, hiện đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Thuốc lá lậu, điển hình là Jet và Hero, với Coumarin và một số thành phần độc hại khác, đang được nhập lậu từ biên giới dọc các tỉnh miền Tây và bày bán công khai ở các cửa hiệu và tủ thuốc lá”, ông Trường nói.
Ông Trường cảnh báo: “Coumarin được tẩm ướp vào sợi thuốc lá để gia tăng hương vị cho sản phẩm chứ không phải là thành phần tự nhiên trong thuốc lá nguyên liệu. Đây là chất nằm trong danh mục cấm dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế nên các sản phẩm thuốc lá trong nước không được phép sử dụng”.
Bé Việt Nam được người Singapore góp hơn 3 tỉ đồng đã ghép tủy
Sau nhiều tháng trời nằm viện chờ đợi các đợt kiểm tra sức khỏe, bé Nguyên Khang đã được phẫu thuật cấy ghép tủy với chi phí đắt đỏ ở Singapore nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng.
Chị Đàm Thị Hải Hoàn (quê ở Thái Nguyên), mẹ bé Trần Nguyên Khang (22 tháng tuổi) vừa cho biết bé được ghép tủy vào ngày 23.12 từ tế bào gốc của bố là anh Trần Tuấn Hưng. Theo chị Hoàn, bé vẫn còn yếu nên tất cả bác sĩ và người nhà đang hồi hộp chờ đợi.
“Trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi được ghép tủy, có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra.Qua được ngưỡng đó mới có thể biết chắc được ca ghép có thành công hay không vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố lắm”, chị Hoàn cho biết thêm.
Sau khi phẫu thuật, được biết bé Khang vẫn còn yếu. Da của em bị sẫm màu.Do thực hiện hóa trị nên da bé trở nên nhạy cảm, bị nổi ban và làm ngứa. Tay bé liên tục gãi khắp người.
Từ khi nằm viện ở Singapore đến nay đã hơn 2 tháng, bé Nguyên Khang đã phải trải qua nhiều đợt phẫu thuật tay và chân vì bị nhiễm nấm trong xương.
Trước đó bệnh viện yêu cầu gia đình chị Hoàn chuẩn bị 200.000 đô la Singapore (hơn 3,2 tỉ đồng) để phẫu thuật cho bé Khang khiến chị Hoàn vô cùng lo lắng và nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng. Cộng với chi phí dành cho bệnh nhân nội trú hơn 160.000 đô la Singapore, nâng tổng số tiền cần hỗ trợ cho bé Khang phẫu thuật lên tới hơn 360.000 đô la Singapore (hơn 5,6 tỉ đồng).
Đối với gia đình chị Hoàn, đó là số tiền rất lớn gia đình không thể có được. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, chị đã quyên được hơn 550 triệu đồng từ những người bạn, hay cả người không quen biết chị ở Việt Nam. Trên trang GIVEasia, gia đình bé Khang được 819 người quyên hơn 303.500 đô la Singapore cho tới ngày hôm nay.
Gia đình vẫn cần số tiền lớn để chi trả các chi phí trước và sau khi phẫu thuật cho bé Nguyên Khang. Chị Hoàn cho biết vô cùng biết ơn vì tất cả mọi người đã luôn giúp đỡ, động viên, chia sẻ và cầu chúc cho bé Khang thời gian qua.
Trước đó, bé Khang được các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH) chẩn đoán mắc hội chứng Hyper IgM, một căn bệnh di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các bệnh nhân mắc bệnh này dễ bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng cũng như gặp các biến chứng khác.
Từ khi sang Singapore hồi tháng 10 và biết được bệnh của con, gia đình chị Hoàn đã phải chạy đua với thời gian để quyên đủ tiền cho việc cấy ghép tủy xương nhằm cứu con trai mình.
Đã vậy, trong thời gian hơn 2 tháng qua, bé Khang liên tục trải qua các xét nghiệm và chờ đợi bác sĩ làm các kiểm tra khác. Trong thời gian đó, bé Khang lại thường xuyên bị sốt cao nên việc lên lịch phẫu thuật cho bé là một việc hết sức khó khăn.
Suốt hơn 2 tháng, rất nhiều người không quen biết gia đình chị Hoàn, cả người Việt Nam và nước ngoài, liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe bé Khang cùng những lời động viên, chúc sức khỏe cho bé trên trang GIVEasia và Facebook Support Little Khang’s Transplant.
10 thành tựu y học nổi bật nhất trong năm 2016
Năm 2016 đã đánh dấu nhiều thành tựu y học mang tính chấn động với loài người. Những phương pháp y học mới đã mở ra hy vọng chữa trị được những căn bệnh vẫn được coi là nan y.
1. Thụ thai không cần trứng hay tinh trùng
Công bố mới đây của các nhà khoa học Anh rằng họ đã tìm ra kỹ thuật giúp hai người đàn ông có thể có con với nhau mà không cần đến trứng của phụ nữ đã khiến cả thế giới chấn động.
Theo tin tức của Telegraph, thì kỹ thuật trên đã thành công trên chuột mở ra lối đi mới cho phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn, cũng như giúp cho những cặp đôi nam-nam có thể có con.
Hồi đầu năm nay, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã "sản xuất" thành công những chú chuột con từ tinh trùng bằng tế bào gốc, mở ra một chương mới cho điều trị hiếm muộn các cặp vợ chồng hiện nay.
2. Thuốc kháng sinh mới có thể tiêu diệt cả virus
Một loại kháng sinh mới có tên gọi là teixobactin, đã được nghiên cứu bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đức và Mỹ phối hợp của giáo sư Kim Lewis từ Đại học Northeastern ở Boston.
Hiệu quả của thuốc kháng sinh mới đã được chứng minh chống lại một số vi khuẩn và virus mà trước đây đã có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh cổ điển.
Clostridium difficile - các vi khuẩn gây tiêu chảy.
Các tụ cầu vàng - loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và thậm chí nhiễm trùng huyết.
Mycobacterium tuberculosis - các vi khuẩn gây bệnh lao.
3. Cục não Busting
Một công cụ mới, siêu nhỏ để phá tan các cục máu đọng trong não sẽ là “một thay đổi lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh đột quỵ”.
Mặc dù trước đây đã có các loại thuốc có tác dụng làm tan huyết khối dùng để điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ nhưng không làm phẫu thuật. Nhưng tác dụng của nó còn hạn chế và không triệt để.việc sử dụng cục Busting siêu nhỏ vào các động mạch trong não bộ sẽ giúp lấy đi toàn bộ các cụ máu đông.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra thiết bị y học này và khuyến cáo rằng đó sẽ là thiết bị tiềm năng nhất sau khi được nghiên cứu hoàn chỉnh giúp các bệnh nhân mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.
4. Chỉnh sửa gen từ phôi thai người
Nhà khoa học Thụy Điển Fredrik Lanner - người tiến hành thử nghiệm này – đã hi vọng nghiên cứu của mình sẽ mở ra triển vọng trong việc ngăn ngừa một số căn bệnh do di truyền.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thành công chỉnh sửa, loại bỏ những gen có hại từ DNA của người. Công nghệ mạnh mẽ về gen đã cho phép các nhà khoa học để dễ dàng điều chỉnh hoặc chỉnh sửa DNA. Công nghệ này gần đây đã được sử dụng để diệt trừ bệnh bạch cầu ở một đứa trẻ người Anh bằng cách cho các tế bào miễn dịch từ gen đã sửa chống lại dịch bệnh. Điều này có thể đại diện cho một bước tiến lớn hướng tới điều trị các bệnh khác, bao gồm cả điều chỉnh đột biến gen gây bệnh di truyền, nhưng các nhà đạo đức và khoa học lo lắng công nghệ này cũng có thể được sử dụng để làm thay đổi đặc tính vì lý do phi y tế.
5. Vắc-xin chống ung thư
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đẩy lùi vi khuẩn gây nhiễm trùngvậy nó có thể chống lại các tế bào ung thư? Đó là ý tưởng để nghiên cứu loại vắc-xin miễn dịch chống ung thư mới.
Hệ thống miễn dịch sẽ được “đào tạo” để sử dụng chức năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn cho loại vắc-xinnày để điều trị ung thư tiền liệt tuyến và u ác tính. Nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào việc ghép nối 2 loại vắc-xin mới và cũ, bao gồm chủng ngừa uốn ván với một vắc-xin ung thư mới để điều trị u nguyên bào xốp, một loại ung thư não. Những người được chủng ngừa đã sống lâu hơn 7 năm so với những người không được chủng ngừa. Một loại vắc-xin được mong đợi nhất là vắc-xin ung thư phổi hiện đã xuất hiện ở Cuba. Các nhà khoa học ở đây đang tiếp tục tiến hành những thử nghiệm lâm sàng để hoàn thiện nó.
6. Quan sát được virus viêm gan C
Gần một thế kỷ sau khi được phát hiện, virus viêm gan C đã được quan sát lần đầu tiên bằng một kính hiển vi điện tử, do các nhà khoa học từ Viện quốc gia de la Santé et de la Recherche Médicale (INSERM) tại Pháp thực hiện. Các nhà nghiên cứu tin rằng, phát hiện này mở ra con đường hướng tới nghiên cứu để sản xuất ra một loại vắc-xin dành cho bệnh viêm gan C.
7. Thuốc tránh thai cho nam giới
Đã từ lâu, việc tránh thai trong dài hạn vẫn là trách nhiệm của người phụ nữ. Tuy nhiên, năm 2016 đã đánh dấu bước tiến mới trong việc đưa ý tưởng kiểm soát nội tiết tố nam để tránh thai thành hiện thực.
Tháng 3/2016, các nhà nghiên cứu của trường đại học Minnesota (Mỹ) đã công bố những phát hiện mới nhất trong việc thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc tránh thai dành cho nam giới nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, với tỷ lệ thành công là 96%.
Nhóm chuyên gia tới từ đại học Wolverhampton (Anh) cũng đã có nhiều phát hiện mới trong việc tránh thai bằng hợp chất Peptide, với tác dụng ngăn tinh trùng gặp trứng. Họ hi vọng loại thuốc này sẽ được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi trong vòng 3 năm tới.
8. Vắc-xin ngừa HIV
Tháng 4/2016, cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đã bước sang một giai đoạn mới khi các nhà nghiên cứu tại Viện quốc gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (Mỹ) tìm ra một mũi tiêm duy nhất ngừa virus HIV. Sau kết quả thí nghiệm tương đối khả quan trên khỉ, các nhà khoa học hi vọng loại vắc-xin này sẽ sớm được sản xuất và áp dụng rộng rãi trong vòng 3 năm tới.
Tháng 11/2016, một đợt thử nghiệm vắc-xin ngừa virus HIV trên quy mô lớn đã được tiến hành tại Nam Phi. Loại vắc-xin với tên gọi RV144 đã được nghiên cứu trong suốt 7 năm với hiệu quả là khoảng 31% trong đợt thử nghiệm tại Thái Lan vào năm 2015.
RV144 là sự kết hợp của 2 loại vắc-xin AidsVax và ALVAC. Đợt thử nghiệm mới sẽ được thực hiện với 5.400 người tại 4 địa điểm ở Nam Phi và kéo dài trong 3 năm. Các nhà nghiên cứu hi vọng đợt thử nghiệm này sẽ giúp họ tìm ra phác đồ áp dụng vắc-xin hiệu quả để duy trì khả năng ngừa HIV ở mức cao nhất có thể.
9. Cấy ghép tử cung
Có hy vọng mới cho những người phụ nữ vì dị tật bẩm sinh hoặc phương pháp điều trị ung thư khiến tử cung không hoạt động nữa. Một phụ nữ Thụy Điển đã sinh một bé trai khỏe mạnh sau khi được cấy ghép tử cung thành công vào tháng năm 2014. Malin Stenberg, 37 tuổi, sinh ra không có tử cung; tử cung hiện cô đang có là do một người bạn đã 61 tuổi của gia đình tặng. Tiến sĩ Mats Brännström tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu quốc tế của các bác sĩ và nhân viên hỗ trợ thực hiện việc cấy ghép.
Tiếp bước theo phương pháp này, 4 phụ nữ khác ở Thụy Điển đã sinh con sau khi cấy ghép thành công.
10. Thụ thai bằng mô buồng trứng đông lạnh
Vào giữa tháng mười hai, một phụ nữ 24 tuổi đã sinh con sau khi được các bác sĩ cấy ghép phôi được thụ tinh từ mô buồng trứng đông lạnh của cô từ khi còn cô nhỏ. Hiện cô đã mất khả năng sinh sản do quá trình hóa trị liệu khiến buồng trứng không hoạt động nữa.
Đây là trường hợp người phụ nữ đầu tiên có lưu trữ mô buồng trứng đông lạnh trước tuổi dậy thì, đã sinh con thành công từ chúng.
Nigeria cách ly gần 400 người nghi nhiễm virus cúm Lassa
Cơ quan y tế Nigeria ngày 24/12 thông báo đã cách ly 396 người để theo dõi sau khi một nhân viên y tế ở bang Ogun (miền Tây Nam) tử vong do nhiễm virus cúm Lassa.
Bệnh nhân tử vong là y tá Adewuyi, cũng từng làm việc tại Trung tâm y tế liên bang (FMC) ở thủ đô Lagos. Các đối tượng bị cách ly là những người có tiếp xúc với y tá này, bao gồm các thành viên gia đình và các đồng nghiệp tại bệnh viện, đặc biệt là những người làm cùng khoa.
Theo Bộ trưởng Y tế Nigeria Babatunde Ipaye, hiện chưa có ai trong số người bị cách ly có triệu chứng thân nhiệt bất thường. Tuy nhiên, những người này sẽ tiếp tục phải cách ly cho đến hết thời gian ủ bệnh theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ trưởng Ipaye cho biết chính phủ đang giám sát chặt tình hình, đồng thời kêu gọi người dân không quá lo lắng, chú ý bảo đảm vệ sịnh, nhất là bảo quản lương thực tránh để chuột bọ xâm nhập. Ông cũng khuyến cáo người dân thông báo ngay tới các cơ sở y tế gần nhất về bất kỳ trường hợp nào có các triệu chứng của bệnh.
Bệnh sốt Lassa là một căn bệnh gây chết người do virus gây ra ở Tây Phi, được phát hiện lần đầu tiên năm 1969 ở thị trấn Lassa, thuộc bang Borno, Đông Bắc Nigeria. Trong một số trường hợp, bệnh này có các triệu chứng của sốt xuất huyết, như sốt cao, đau nhức, loét màng nhầy, đau đầu, xuất huyết và suy tim. Bệnh lây lan khi con người tiếp xúc với phân và nước tiểu của loài chuột, hoặc chất dịch của người nhiễm bệnh.
Bệnh cúm bắt đầu thành dịch tại CH Séc
http://baotintuc.vn/the-gioi/benh-cum-bat-dau-thanh-dich-tai-ch-sec-20161225110458892.htm
Bộ Y tế CH Séc cho biết, tính đến ngày 25/12 đã có hơn 1.700 người trên 100.000 dân ở hai tỉnh Moravskoslezky và Olomouc bị cúm, tiến sát ranh giới được coi là thành nạn dịch.
Hãng tin Séc CTK cũng cho biết, tại 11 tỉnh khác, trong đó có thủ đô Praha, số người bị cúm dao động từ 1.000 đến 1.500 người trên 100.000 dân, riêng ở tỉnh Karlovy Vary chỉ số hiện tại thấp hơn một ít. Đồng thời số ca bị nhiễm cúm tip A (H3) tăng vọt trong hai tuần gần đây.
Bộ Y tế Séc nhận định tại CH Séc đã bắt đầu dịch cúm.
Tìm ra cơ chế chống ung thư của thuốc aspirin
Nghiên cứu mới công bố của Đại học Y tế và Khoa học Oregon và Đại học bang Oregon (Mỹ) đã phát hiện cách thức aspirin ngăn chặn sự lây lan của một số loại tế bào ung thư, đặc biệt là một số dạng ung thư tuyến tụy và đại tràng.
Nhiều năm qua, các nhà khoa học nhận thấy một lượng nhỏ aspirin có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, nhưng chưa làm rõ được cơ chế chính xác của hiệu ứng này.
Nghiên cứu mới công bố của Đai học Y tế và Khoa học Oregon và Đại học bang Oregon (Mỹ) đã phát hiện cách thức aspirin ngăn chặn sự lây lan của một số loại tế bào ung thư, đặc biệt là một số dạng ung thư tuyến tụy và đại tràng.
Trong nghiên cứu kể trên, các nhà khoa học phân lập ba loại tế bào ung thư (từ đại tràng đến tuyến tụy) và đánh giá cách chúng phản ứng với aspirin. Kết quả là sự tăng trưởng và nhân rộng của các tế bào ung thư kể trên đã chậm lại đáng kể khi bệnh nhân dùng aspirin. Tuy nhiên, các tế bào đại tràng di căn (khối u đã lan rộng đến các mô khác bên ngoài đại tràng) vẫn tiếp tục tái tạo, bất chấp việc dùng aspirin.
Nhóm nghiên cứu cho rằng hiệu ứng xảy ra do tác động của aspirin đối với tiểu cầu - tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu. Trong trường hợp của các mô ung thư, tiểu cầu tăng cường phát triển bằng cách giải phóng các protein nhất định. Khi dùng aspirin, hiệu ứng này giảm mạnh và tiểu cầu không thể kích thích sự tăng trưởng của các mô ung thư - ít nhất là trong trường hợp u không di căn - các nhà nghiên cứu nói.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt quan trọng và độ đặc hiệu trong cơ chế tác dụng của aspirin liều cao và liều thấp đối với các tế bào ung thư di căn và không di căn có nguồn gốc khối u khác nhau” - nhóm nghiên cứu cho biết.
Phát hiện mới sẽ mở ra con đường mới cho cả việc phòng và điều trị một số loại ung thư.
Mỹ thử nghiệm công nghệ NASA giúp người bệnh chống loét do nằm lâu
Công nghệ từ các tàu đổ bộ sao Hỏa của NASA đã được sử dụng trong nhiều bệnh viện để loại bỏ căn bệnh loét do tư thế nằm (bedsores).
Theo trang công nghệ Slashgear, SEM Scanner đã giúp các bệnh viện loại bỏ hoặc giảm thiểu chứng lở loét ở người bệnh do nằm lâu.
Công nghệ này hoạt động bằng cách phát hiện các hư hỏng trong quá trình phát triển ở da bệnh nhân trước khi nó phát triển thành vết loét.Điều này sẽ cho phép các cơ sở y tế giải quyết và xử lý trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh loét do tư thế nằm là tình trạng nghiêm trọng khi áp lực liên tục tác động lên da, chẳng hạn như các bệnh nhân nằm trên giường bệnh không thể xoay trở thường xuyên. Những vết loét này trong một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng và đã góp một phần không nhỏ gây ra cái chết của nhiều bệnh nhân.Ngăn ngừa những vết loét là điều cần thiết nhưng cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, bằng cách sử dụng một công nghệ phát hiện sớm có nguồn gốc là một bộ chuyển đổi sử dụng trong các tàu đổ bộ sao Hỏa của NASA, bệnh viện có thể phát hiện khi triệu chứng chỉ vừa chớm nở. SEM Scanner đã được thử nghiệm trên 13 bệnh viện tham gia "Chương trình phòng chống loét da" ở Mỹ để đánh giá hiệu quả. Hơn 1200 bệnh nhân đã sử dụng công nghệ này, cung cấp một lượng lớn dữ liệu đánh giá.
Trong số 13 bệnh viện, hơn một nửa trong số này xác nhận rằng bệnh loét do tư thế nằm đã được loại bỏ hoàn toàn. Các bệnh viện khác cho biết đạt tỉ lệ dao động từ 11-90%.
Không chỉ mang đến điều tuyệt vời cho sức khỏe bệnh nhân, các bệnh viện cũng sẽ tiết kiệm được một lượng đáng kể thời gian và các chi phí điều trị liên quan.