Bệnh nhi nhập viện tăng vì viêm đường hô hấp, thủy đậu…
Thời tiết đông xuân hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, cúm, tay chân miệng, sởi… phát triển mạnh. Tại Hà Nội, chỉ tính riêng con số thống kê được của ngành Y tế dự phòng thành phố, đã có 161 ca mắc thủy đậu, hàng chục ca liên cầu khuẩn lợn từ đầu năm đến nay. Trên cả nước đã ghi nhận gần 2.100 ca mắc tay chân miệng.
Bệnh nhi nhập viện tăng vọt
Mấy ngày gần đây, thời tiết tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thay đổi đột ngột, đang nóng lại chuyển lạnh khiến số trẻ đổ bệnh phải vào viện khám, điều trị tăng vọt. Theo ghi nhận của phóng viên tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm này, lượng bệnh nhi vào điều trị rất đông, tăng khoảng 20-30% so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong số các trẻ nhập viện thời điểm này, bệnh thường gặp nhất là viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng phân tích, sự thay đổi thời tiết từ nóng chuyển lạnh đột ngột như mấy ngày qua là điều kiện lý tưởng cho virus gây bệnh phát triển, tấn công vào hệ hô hấp của trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng chưa hoàn thiện. Nhiều trẻ ban đầu chỉ xuất hiện triệu chứng như chảy mũi, sốt nhẹ, ho, các bậc cha mẹ thường tự mua thuốc về điều trị cho con. Tuy nhiên, không ít trường hợp bệnh tiến triển rất nhanh, khi xuất hiện triệu chứng khó thở, thở rít, đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, một sai lầm mà nhiều phụ huynh, thậm chí cả nhân viên y tế đôi khi cũng mắc phải là cho trẻ dùng xen kẽ các loại thuốc hạ sốt, phổ biến nhất là paracetamol và ibuprofen. Trên thực tế, việc dùng xen kẽ các loại thuốc để hạ sốt nhanh cho trẻ như vậy có khả năng gây ngộ độc cao.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng khuyến cáo, hiện tượng trẻ bị hắt hơi, sổ mũi trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay là rất thường gặp, các bậc phụ huynh không nên cứ thấy trẻ hắt hơi sổ mũi là đưa đi viện ngay mà có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé cảm ho trên 1 tuần, sốt cao khó hạ trên 2 ngày hay có các triệu chứng tiến triển nặng như khó thở, li bì, co giật… thì nên đi khám. Đặc biệt cần chú ý nếu trẻ co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc, đồng thời không được day, vuốt trẻ, luôn giữ đầu trẻ thẳng, không được gập đầu để trẻ thở tốt.
Lo ngại dịch thủy đậu, tay chân miệng lây lan
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tuần qua, có hơn 10 bệnh nhi nhập viện vì mắc thủy đậu, thậm chí có những ngày Khoa Truyền nhiễm đón 3-4 bệnh nhân. TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có những bệnh nhi sơ sinh mới vài tuần tuổi bị lây thủy đậu từ mẹ. Tuy đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não…
Thông thường tháng 3-4 hàng năm là cao điểm của bệnh thủy đậu ở miền Bắc, vì thế số ca mắc thủy đậu trong thời gian tới được nhận định sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Để phòng bệnh này, TS. Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo, cha mẹ nếu có con mắc bệnh thì nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn; bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ; khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng; chủ động tiêm vaccine phòng bệnh.
Cùng với thủy đậu, thời điểm này, số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Nhi của các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng đang gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước đã ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, thông thường sau Tết là mùa bệnh tay chân miệng ở các tỉnh phía Nam, còn tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc dịch bệnh này cũng thường gia tăng mạnh nhất vào các tháng 3 và 5.
Để đề phòng dịch tay chân miệng bùng phát vào cao điểm vụ dịch như hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp như: Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày; hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
“Tính trên toàn thành phố, tháng 1 và đầu tháng 2-2017, Hà Nội đã ghi nhận tổng số 161 trường hợp mắc bệnh thủy đậu”. TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (An ninh Thủ đô, trang 8).
Cẩn trọng với ngộ độc thực phẩm sau tiệc đầu xuân
Chỉ trong tuần này đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng: Đó là vụ gần 50 người ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trúng độc và 16 người ở xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cấp cứu vì ngộ độc đều sau bữa liên hoan đầu năm. Điểm chung của hai vụ việc trên là ngay sau bữa ăn được gia chủ mời, các thực khách đều có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và phải nhập viện cấp cứu. Nhóm 16 bệnh nhân ở Đắk Lắk (trong đó có 3 trẻ em) nhập viện với các triệu chứng nôn ói nhiều lần, da xanh tái, nhiều người hoảng loạn, la hét. Do được cấp cứu kịp thời nên rất may không có trường hợp nào tử vong. Hiện nguyên nhân ngộ độc vẫn phải chờ kết quả kiểm tra các mẫu thực phẩm.
Không như bữa cỗ với 10 món phổ biến ở Sơn La, món ăn bị nghi là "thủ phạm" gây ngộ độc ở Đắk Lắk là món thịt lợn luộc trộn với cây chuối non đồng thời sử dụng rau rừng làm gỏi. Bởi vậy, các món ăn "lạ" luôn đứng đầu danh sách có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Những sự việc trên cho chúng ta thấy cần hết sức cẩn trọng trong lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm, cảnh giác với những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc. Ngộ độc thức ăn nếu không có biện pháp xử trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện ngộ độc như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt … khiến cơ thể mệt mỏi, cần lưu ý xử trí cấp cứu người bệnh bằng một số phương pháp sau:
Một là, nếu người bệnh có biểu hiện ngộ độc chưa đến 6 giờ sau khi ăn, cần gây nôn. Có thể dùng ngón tay móc họng để kích thích nôn, dùng nước ấm pha chút muối cho người ngộ độc uống để kích thích gây nôn cho ra hết càng sớm các tốt, tránh để độc tố ngấm vào cơ thể.
Lưu ý, đối với trẻ, khi móc họng cho trẻ cần khéo léo, tránh làm xây xát họng trẻ. Cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Tuyệt đối, không để trẻ nằm ngửa nôn vì có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong.
Hai là, với những trường hợp ngộ độc thức ăn xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 giờ, lúc này chất độc đã bị hấp thu vào cơ thể, cần sử dụng các biện pháp:
- Dùng chất trung hòa: Nếu người bị ngộ độc thức ăn có nguyên nhân từ những chất axit có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magiê ôxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng nước muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc thực phẩm do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua….
- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Dùng bột gạo, bột mì, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
Lưu ý: Nếu nạn nhân bất tỉnh không thở, phải tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Sau khi xử trí đúng cách tại nhà, hay nơi làm việc cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. (An ninh Thủ đô, trang 8).
Xử trí thế nào khi người lớn mắc thủy đậu?
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi bị lây thủy đậu thứ phát từ con trai 8 tuổi. Tôi thấy trong họng sưng và có nốt, ăn, uống rất đau. Tôi đang rất lo lắng. Vậy theo bác sĩ, tôi cần phải làm gì?
Trả lời: Thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra và mọi người đều có thể bị lây bệnh nếu chưa được tiêm phòng vaccine. Bệnh lây qua các giọt chất lỏng trong không khí và tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh (virus có trong nước bọt của người bệnh khi ho, hắt hơi, dịch tiết từ nốt đậu). Đây là bệnh truyền nhiễm cực nhạy, 9 trong số 10 người tiếp xúc với người bị thủy đậu cũng sẽ bị lây. Virus có thể tồn tại trên giường chiếu, chăn màn và đồ chơi, chính vì thế cần giặt giũ và làm sạch chúng thường xuyên.
Khi nhắc đến bệnh thủy đậu, người ta thường chỉ chú ý đến đối tượng trẻ em nhưng nếu người lớn bị thủy đậu thì có thể gây ra hậu quả nặng hơn, với nguy cơ cao bị biến chứng như chuyển sang viêm phổi. Những người với hệ miễn dịch suy yếu như người hút thuốc và phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm loại virus này cao hơn. Giai đoạn đầu người bệnh có biểu hiện sốt, viêm đường hô hấp, đau họng... Sau đó xuất hiện các nốt phát ban phồng rộp da khắp cơ thể, khoảng 3-4 ngày ngứa thì các vết sẽ khô lại.
Để điều trị bệnh này, chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng cách tắm gội thường xuyên để giữ vệ sinh da sạch sẽ, bôi dung dịch sát khuẩn như xanh methylen vào nốt đậu; có thể dùng kháng histamin để giảm ngứa; nghỉ ngơi và ăn uống đủ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu... Chỉ dùng kháng sinh khi nốt đậu bị bội nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, ở người lớn mắc bệnh thường nặng so với trẻ nhỏ do vậy có thể bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc kháng virus. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. (An ninh Thủ đô, trang 8).
Cô gái 19 tuổi bị rạch đùi phải uống thuốc phơi nhiễm HIV
Ngày 11.2, chị L.G.H (19 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) đã đến Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm máu và uống thuốc phơi nhiễm HIV, vì bị một nhóm thanh niên dùng vật nghi là dao lam rạch đùi vào tối 10.2. Theo lời kể của chị H., khoảng 20 giờ ngày 10.2, chị mặc quần soọc, một mình chạy xe máy trên đường Lê Quang Định, hướng từ Q.Gò Vấp về Q.Bình Thạnh, khi vừa qua giao lộ Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thì phát hiện một xe máy “cà tàng” chở 3 thanh niên không đội mũ bảo hiểm bám theo. Sau đó, 3 thanh niên này hét lên rồi áp sát, vỗ mông, dùng dao lam rạch vào đùi bên phải của chị H. với 3 vết rạch dài từ 5 - 7 cm và 2 vết bên tay phải. Hoảng loạn, chị H. cố tăng ga chạy đến một phòng khám nha khoa cách nơi bị rạch đùi khoảng 200 m cầu cứu. Thấy đông người trước phòng khám nên 3 thanh niên nói trên bỏ đi.
Theo lời ông Phan Đức Hạnh (57 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) - bảo vệ ở phòng khám nha khoa, thời điểm đó chị H. rất hoảng loạn tấp vào lề và kêu cứu “Chú ơi. Cứu con với, cứu con với. Có mấy người dùng dao lam rạch đùi con”. Ông Hạnh nhìn thấy ở đùi, tay của chị H. chảy máu nên đưa sang nhà thuốc kế bên nhờ sơ cứu giúp. Sau đó, chị H. gọi điện nhờ người thân đến đưa về. (Thanh niên, trang 4).
Gia tăng sốt rét kháng thuốc
PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, cho biết tại VN số bệnh nhân mắc sốt rét vẫn ở mức cao, hằng năm ghi nhận khoảng 30.000 ca, trên 100 trường hợp sốt rét ác tính. Sốt rét lưu hành ở vùng rừng núi, vùng sâu, xa, vùng biên giới; một số tỉnh vẫn duy trì ký sinh trùng sốt rét cao trong nhiều năm như: Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ước tính, hiện có hơn 30 triệu người sống trong vùng sốt rét có nguy cơ trở lại và vùng có bệnh sốt rét đang lưu hành.
Đáng lo ngại, sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện ở 5 tỉnh: Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác do di dân giữa các địa phương (người dân đi làm thuê theo thời vụ, tập quán đi rừng, ngủ rẫy, người dân trở về từ vùng có sốt rét kháng thuốc lưu hành). Sốt rét kháng thuốc khiến việc điều trị rất khó khăn (kéo dài ngày điều trị, tăng nguy cơ tử vong).
TS Ngô Đức Thắng, Trưởng khoa Dịch tễ sốt rét (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết thêm có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng là do sử dụng thuốc sốt rét bừa bãi, uống thuốc không đủ liều lượng và không đúng thời gian quy định. Vấn đề ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc được quan tâm nhất hiện nay là P.falciparum đã kháng thuốc phối hợp có artemisinin hoặc dẫn xuất (ACT). Tỷ lệ sốt rét kháng thuốc đang tăng trong những năm gần đây. Năm 2009, VN đã phát hiện ký sinh trùng gây sốt rét (P.falciparum) kháng thuốc sốt rét (artesunat) tại H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước: hiệu lực điều trị khỏi chỉ đạt 85,4%. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi đó đã kiểm định, công nhận và khuyến cáo VN cần thực hiện ngay kế hoạch ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artesunat tại Bình Phước.
Báo cáo nghiên cứu khoa học và báo cáo giám sát sốt rét kháng thuốc của các viện: Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư; Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn; Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trong những năm 2007 - 2012 đã cho thấy, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 (vẫn còn ký sinh trùng sốt rét sau 3 ngày điều trị theo phác đồ) đối với thuốc sốt rét (artesunat) tại một số tỉnh có xu hướng tăng nhanh. Trong đó, tại Bình Phước, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 13% (năm 2009) tăng lên 25% (năm 2012). Tỷ lệ này là 22% với các bệnh nhân điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin.
Tại Đắk Nông, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 8,7% (năm 2010) tăng lên 26,7% (năm 2011); Sau điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin, tỷ lệ còn ký sinh trùng sốt rét lên đến 26,1%.
Tại Gia Lai, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị artesunat là 2,6% (năm 2009) đã tăng lên 32% năm 2011. Còn tại Quảng Nam năm 2012, tỷ lệ ký sinh trùng dương tính ngày D3 sau điều trị bằng thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin là 22,1%.
Đáng lưu ý, nghiên cứu mới nhất trong năm 2016 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư tại Bình Phước cho thấy, thuốc phối hợp dihydroartemisinin - piperaquin đã giảm mạnh hiệu lực điều trị bệnh nhân sốt rét nhiễm P.falciparum với tỷ lệ thất bại điều trị lên tới 62,96%.
Phát hiện 17 ca bệnh thủy đậu ở trẻ em
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, tỉnh này đã phát hiện 17 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, trong đó H.Kon Rẫy có 9 ca, H.Đăk Hà 7 ca, H.Đăk Glei 1 ca.
Tất cả 17 ca mắc bệnh thủy đậu đều là trẻ em, hiện đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện. Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, từ đầu tháng 1.2017 đến nay, hằng tuần có 15 - 20 trẻ em được người nhà đưa đến trung tâm tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu. (Thanh niên, trang 17).
Món quà đầu năm cho các bệnh nhi
Sáng 11.2 (nhằm ngày rằm tháng giêng, năm Đinh Dậu), Báo Thanh Niên phối hợp cùng Công ty Nestlé VN và một số bạn đọc tổ chức thăm, tặng quà đầu năm mới cho các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM. Góp mặt cùng đoàn công tác xã hội do nhà báo Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Hội LHTN VN, Tổng biên tập Báo Thanh Niên dẫn đầu, vào phút chót còn có vợ chồng Chủ tịch Câu lạc bộ Chung tay vì cộng đồng Nguyễn Tiến Danh - Nguyễn Thị Dậu, kỹ sư Ngô Hoàng Anh ở Viện Đo lường VN cùng tình nguyện viên Lâm Ngọc Huyền, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Th.S-BS Hoàng Nguyên Khanh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, cho biết đây là đơn vị chuyên khám, điều trị các bệnh lý về huyết học. Phần lớn bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành, trong đó có các bệnh nhi mà hầu hết gia đình hoàn cảnh khó khăn. Bà Lê Thị Hà, Tổ trưởng tổ công tác xã hội của bệnh viện, cho biết trong các bệnh nhi có nhiều trường hợp gia đình quá khó khăn nên bệnh viện phải nhờ sự trợ giúp của xã hội. Như trường hợp cháu B.T.H, mới 6 tháng tuổi, đang nằm ở khoa nhi 2 chẳng hạn. Đây là trường hợp nhỏ tuổi nhất đang điều trị tại bệnh viện, có cha bán hàng rong, mẹ nội trợ. Cháu N.T.B.Ch, 10 tuổi, quê An Giang, đang nằm điều trị dài ngày tại khoa nhi 1, trong khi cha làm mướn, mẹ phải theo con vào bệnh viện. Hoặc như cháu Tr.H.Đ, 5 tuổi, quê Quảng Ngãi, có cha đánh lưới thuê ở biển, mẹ nội trợ, nên kinh tế rất khó khăn… Trong khi đó, theo bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Thanh Trúc, Trưởng khoa Huyết học trẻ em 1, các bệnh lý về máu ác tính thường phải điều trị dài ngày với chi phí cao. Bình quân 1 ca phải điều trị từ 4 - 5 đợt mỗi năm, chi phí khoảng 100 triệu đồng/năm. Nhận phần quà mà đoàn trao cho con mình, chị Trần Nguyễn Lệ Hồng, quê ở Đồng Nai, nghẹn ngào: “Cảm ơn tấm lòng thơm thảo của quý báo và các nhà tài trợ. Đây không chỉ là món quà có giá trị về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với chúng tôi. Điều này thể hiện rất rõ sự quan tâm của cộng đồng đối với những trường hợp như con tôi, không may mắc bệnh hiểm nghèo…”. Nhà báo Nguyễn Quang Thông bày tỏ: “Cảm nhận được sự khó khăn của đa phần bệnh nhân, nhất là các cháu nhỏ, nên Báo Thanh Niên cùng đơn vị tài trợ và các anh chị em tình nguyện viên quyết định trở lại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM để thăm các em. Sắp tới, Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục kêu gọi cộng đồng xã hội đồng hành cùng góp tay hỗ trợ từng trường hợp cụ thể đang điều trị tại đây, giúp các cháu và gia đình có cơ hội vượt qua bệnh tật”.
Bà Dương Phạm Thái Hằng, đại diện Công ty Nestlé VN, nói: “Việc Báo Thanh Niên cùng Nestlé VN trao quà cho các bệnh nhi ở đây là rất thiết thực, giúp được đúng người đang cần sự giúp đỡ. Tuy món quà không lớn, nhưng rất cần thiết để động viên tinh thần các cháu và gia đình. Với tôi, đây là việc làm rất có ý nghĩa…”.
“Trực tiếp thăm và tặng quà cho các cháu đang điều trị tại bệnh viện, có thể nói Báo Thanh Niên, đơn vị tài trợ cùng thành viên tình nguyện của đoàn không chỉ mang đến tình thương yêu, sự động viên và chia sẻ nồng ấm cho các cháu nhỏ mà còn là nguồn động viên rất lớn với cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học trong công việc trị bệnh cho bệnh nhân, đặc biệt là các cháu nhỏ...”, Th.S-BS Hoàng Nguyên Khanh xúc động nói.
Đoàn công tác xã hội của Báo Thanh Niên đã đến từng phòng bệnh thăm, tặng 93 triệu đồng tiền mặt và 100 phần sữa Milo với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng cho các cháu đang điều trị tại đây. Số tiền và quà trên do Công ty Nestlé VN, Công ty U&I (Bình Dương) và nhiều bạn đọc hỗ trợ. (Thanh niên, trang 17).
Nguy cơ mắc bệnh, tử vong khi các bệnh truyền nhiễm vào mùa
Sau Tết, các tỉnh phía Nam có thời tiết thất thường, miền Bắc cũng đang trong giai đoạn chuyển mùa, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Đặc biệt, các bệnh có khả năng lây lan, dễ thành dịch lớn như tay chân miệng, sốt huyết, thủy đậu ... (Đời sống & Pháp luật, trang 8).
“Không có phương thuốc tiểu đường của người Dao chắc giờ tôi cũng chống nạng mà đi” (Kỳ 3)
Do đường huyết tăng cao, bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng nhiều loại thuốc để hạ chỉ số này. Nhưng ít ai biết rằng, chứng hạ đường huyết quá mức khiến người bệnh có thể đột ngột hôn mê, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Với lo ngại của người bệnh, trong bài thuốc chữa tiểu đường của lương y Triệu Thị Chính (ở bản Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) có thể giúp người bệnh tránh được tình huống nguy hiểm nói trên, ổn định đường huyết rồi dần dần khỏi bệnh một cách kỳ lạ... rồi khỏi bệnh. “Thần dược” ngăn chặn tình huống nguy nan
Người đầu tiên phản ánh đến báo Gia đình & Pháp luật là bệnh nhân Nguyễn Thị H, 63 tuổi ở (Thủy Nguyên. Hải Phòng). Cách đây một năm về trước, bà H. cấp cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng co giật hôn mê do bị hạ đường huyết. Bệnh đái tháo đường type 2. Hồi đó, cứ một tháng bà H. nhập viện hai lần. Những lần nhập viện như thế, bà thường có triệu chứng mệt, ăn uống kém, khi gia đình phát hiện bệnh nhân bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết, lại phải uống thuốc tây. Cuộc sống của bà mệt mỏi, khốn cùng và dường như nhiều khi muốn chết đi cho rồi.
Thế rồi, trong một lần đọc báo, có thông tin về bài thuốc chữa bệnh tiểu đường của lương y Triệu Thị Chính, bà H. gọi điện thoại lấy thuốc tiểu đường cuả lương y Chính về uống thử. Một kết quả không ngờ, những lần hạ đường huyết theo kiểu nguy nan, phải nhập viện không còn, bà H. uống liền 2 tháng, đi bệnh viện khám lại, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên vì không xảy ra hiện tượng hạ đường huyết, hơn nữa căn bệnh khốn khổ này cũng được thuyên giảm đến 7 phần. Bà H. tiếp tục uống đến tháng thứ 4 thì gần như khỏi hẳn, khỏe mạnh khiến ai cũng ngạc nhiên, nhiều người đồng bệnh như bà mừng quá cũng gọi điện cho lương y Chính lấy thuốc và căn bệnh được đẩy lùi.
Một bệnh nhân khác là Lê Đức T. 48 tuổi, ở Hà Nội cũng nhiều lần phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường type 2 nhưng phải điều trị bằng insulin bán chậm 25 UI/ngày tiêm DD. Một lần vào buổi trưa trước khi vào viện, bác T. uống rượu và không ăn gì, tới chiều tối vẫn tiêm 20 UI insulin DD. Sau đó, gia đình phát hiện bệnh nhân đã hôn mê… Sau khi được cấp cứu và điêu trị kịp thời bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng để lại biến chứng nặng, cứ ăn cái gì lạ vào, hoặc không có thuốc là lại cấp cứu…
Theo như tâm sự của bác T. trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà, hoặc đang đi xa, khi đang ngủ… nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, nên thường dẫn đến biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp quá nặng do sặc phổi. Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên rất dễ gây tai nạn.
Chính bác T. khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế hạ đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương não, thậm chí hôn mê gây tử vong. Rất nhiều năm trời sống trong lo sợ “thần chết” gọi tên mình bất cứ lúc nào. Lúc nào cũng phải kiêng khem, né tránh. Thế rồi đọc báo về bài thuốc chữa tiểu đường của lương y Chính, bác T. gọi điện lấy thuốc uống thử, uống đến tháng thứ 3 không còn hiện tượng hạ đường huyết nguy nan nữa. Uống đến tháng thứ 5 thì căn bệnh tiểu đường được đẩy lùi, có thể ăn uống vui vẻ với bạn bè một cách thoải mái mà không nơm nớp lo sợ như trước đây.
“Không có thuốc người Dao chắc tôi cũng chống nạng mà đi”
Một trường hợp thoát nạn đến khó tin là ông Nguyễn Văn Thắng (45 tuổi, xã đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) bị bệnh tiểu đường 5 năm nay từng đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Thế rồi, bệnh biến chứng nặng, đi bệnh viện các bác sỹ bảo phải cưa chân mới bảo toàn được mạng sống. Nhưng gia đình nghèo không có tiền giờ đưa về nhà tới đâu hay tới đó. “Nghe mọi người bàn tán về phương thuốc của người lương y dân tộc dao Triệu Thị Chính mà le lói hy vọng”, ông Thắng cho biết.
“Ngay khi đọc bài báo, tôi điện thoại và lấy thuốc với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương. Kết quả bất ngờ hơn cả những gì tôi mong đợi, chỉ sau 20 ngày dùng thuốc, tôi đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Sau năm tháng liên tiếp dùng thuốc, tôi từ một người liệt chân ngồi một chỗ, có thể đi lại vận động được bình thường”, ông Thắng kể tiếp.
Trò chuyện với chúng tôi nhắc đến bài thuốc của lương y Chính, ông Thắng liền tỏ thái độ với lòng biết ơn sâu sắc, không ngớt lời khen ngợi bà lang mát tay. Vẻ mặt rạng ngời, ông Thắng chỉ vào chân trái của mình chia sẻ: “Nếu ngày đó không có phương thuốc của lương y Chính ra tay cứu giúp giờ chắc tôi cũng chống nạng mà đi. Ngày đó tôi gọi điện lấy thuốc của cô Chính, gia đình tôi cũng phân vân dữ lắm. Nhà nghèo không có tiền chữa trị thì về nằm chờ chết. Thôi thì còn nước còn tát. Không ngờ bài thuốc bí truyền của người Dao thật hiệu nghiệm. Chỉ trong vòng 5 tháng dùng thuốc, tôi đi xét nghiệm, cầm kết quả trên tay tôi vui mừng không tin đó là sự thật. Ngày xưa người nhà tôi ai cũng tưởng chết, thế mà giờ vẫn khỏe mạnh, lao động như thanh niên”.
Thảo dược trong sương cứu vạn người
Chia sẻ về phương thuốc bí truyền của dân tộc Dao Ba Vì, lương y Triệu Thị Chính cho biết: “Thật ra các loại cây thuốc mọc đầy trên rừng, không phải dễ kiếm. Bài thuốc trị tiểu đường bí truyền của người Dao, nó gồm nhiều loại cây như cây cho, cây cối xay... kết hợp lại, thiếu đi một loại, hay pha trộn với tỉ lệ không đúng, thuốc không có tác dụng”.
Bí quyết đặc biệt của phương thuốc bí truyền của gia đình bà Chính nằm ở chỗ thời gian lấy thuốc và xin thuốc. Bật mí với chúng tôi, bà Chính bảo, đối với căn bệnh tiểu đường, thời gian đi lấy thuốc rất quan trọng. Thuốc Nam phải được lấy từ sáng sớm tinh mơ, khi những hạt sương còn đọng trên lá, lấy lúc đó thuốc bào chế ra mới có hiệu nghiệm.
“Tuy nhiên, để bài thuốc có hiệu quả còn phụ thuộc vào các yếu tố liều lượng, cách phân phối các loại thuốc, lấy thuốc vào thời kỳ nào… là rất quan trọng, không phải bất kỳ ai cầm được thang thuốc trên tay, hiểu biết về y học cổ truyền là có thể bốc được bài thuốc có tác dụng y hệt. Căn bệnh này nếu điều trị kịp thời, với phương pháp trị bệnh hợp lí, khoa học, thay đổi thói quen ăn uống thì có thể kiểm soát được căn bệnh một cách dễ dàng”, lương y Chính cho biết.
Hơn ba mươi năm làm trong nghề, lương y Chính đã chữa trị thành công cho hàng nghìn ca mắc tiểu đường, và chỉ sau khoảng 3-6 tháng dùng thuốc, các bệnh nhân không còn dấu hiệu đường huyết cao.
Bạn đọc xa gần quan tâm đến bài thuốc chữa bệnh tiểu đường của lương y Triệu Thị Chính hãy liên lạc qua số điện thoại: 0982708702 (Đời sống & Pháp luật, trang 22).