Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 17/9/2021

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 theo đúng hướng dẫn; Việt Nam - Nga hợp tác phòng chống dịch Covid-19; CSGT giúp đưa sản phụ đến bệnh viện an toàn; ...

 

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 theo đúng hướng dẫn

Gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Không tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng ngoài hướng dẫn

Ngày 16/9, Bộ Y tế đã có văn bản hoả tốc số 7717/BYT- DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Tuy nhiên gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 02 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện chiến lược tiêm chủng của Việt Nam. Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022.

Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng vaccine COVID-19 nếu vi phạm các quy định chuyên môn

Đồng thời Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng trên địa bàn sử dụng kết hợp 02 liều vaccine phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 và Công văn số 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về tiêm 02 liều vaccine phòng COVID-19.

Các địa phương cũng cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng, thực hiện kiểm tra các cơ sở tiêm chủng, điểm tiêm chủng trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định.

Tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng nếu vi phạm các quy định chuyên môn, xảy ra sai sót và xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện.

Theo dữ liệu của Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa 16/9, Việt Nam đã thực hiện được 32,375,467 mũi vaccine COVID-19. Trước đó, trong 5 ngày liên tiếp (từ 9-13/9), mỗi ngày đều có hơn 1 triệu mũi tiêm được thực hiện.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Bắc Ninh, Lào Cai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Phước.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất (số mũi tiêm/số vaccine được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Nghệ An, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nam Định, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam và Tiền Giang.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 38 triệu liều vaccine COVID-19 các loại khác nhau, trong đó nhiều nhất là vaccine AstraZeneca. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3; Công an nhân dân, trang 1; Nhân dân, trang 8)

 

Việt Nam - Nga hợp tác phòng chống dịch Covid-19

Chiều 16-9 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Trong không khí chân thành và tin cậy, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các phương hướng, biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, hợp tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống Putin đã chúc mừng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khẳng định Việt Nam trước sau như một, coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai dân tộc. 

Về hợp tác Việt Nam - Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng trước những kết quả tích cực trong quan hệ song phương thời gian qua, bất chấp tác động không thuận do đại dịch Covid-19.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác hậu đại dịch, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí có các biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương, mở rộng hợp tác và đẩy mạnh triển khai các dự án quan trọng trên các lĩnh vực mũi nhọn như năng lượng, dầu khí, cũng như quốc phòng và an ninh.

Về hợp tác phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành công của Liên bang Nga trong phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua, bày tỏ cảm ơn và mong Liên bang Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị và vật tư y tế chống dịch, ưu tiên tiếp cận vaccine và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong phòng chống dịch thời gian qua với nhiều hành động thiết thực và cụ thể, khẳng định tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm sớm đẩy lùi đại dịch.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực, trong đó nhất trí giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn hoan nghênh và sẵn sàng làm cầu nối để Liên bang Nga mở rộng hợp tác với ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống Putin, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Liên bang Nga đã quan tâm hỗ trợ bà con cộng đồng Việt Nam tại Nga thời gian qua; đề nghị Liên bang Nga tiếp tục quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập ổn định.

Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã có lời mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sớm thăm chính thức Liên bang Nga. Chủ tịch nước đã vui vẻ nhận lời, chúc Liên bang Nga tổ chức thành công bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Quốc hội Nga, cũng như mong sớm được đón Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam. (Sài gòn giải phóng, trang 1)

 

CSGT giúp đưa sản phụ đến bệnh viện an toàn

Tại chốt kiểm soát, chị Dung có dấu hiệu chuyển dạ nên CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng nhanh chóng dùng xe đặc chủng đưa đến Trung tâm Y tế huyện Mỹ Tú cấp cứu kịp thời. 

Lúc 8h40 ngày 16/9, trên tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, chốt kiểm soát đóng tại xã Long Hưng (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) phát hiện anh Trần Văn Lời (SN 1985, ngụ thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) chạy xe gắn máy chở vợ là chị Võ Ngọc Dung (SN 1992, đang mang thai), lưu thông hướng từ Hậu Giang về thị xã Ngã Năm. 

Sau khi khai báo y tế tại chốt kiểm soát, chị Dung bất ngờ xuất huyết, có dấu hiệu chuyển dạ nên CSGT Công an tỉnh Sóc Trăng làm nhiệm vụ tại chốt, nhanh chóng dùng xe đặc chủng đưa chị  đến Trung tâm Y tế huyện Mỹ Tú cấp cứu.

Hiện sức khỏe của chị Dung ổn định, đang theo dõi chờ sinh con. (Công an nhân dân, trang 1)

 

Hà Nội khoanh hẹp 63 điểm phong tỏa, tiếp tục bao phủ tiêm vaccine mũi 2, phục hồi sản xuất kinh doanh

Chiều 16-9-2021, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng chống Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên giao ban với các quận huyện, xã phường, các sở ngành về việc tiếp tục triển khai các biện pháp để khống chế dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục triển khai ngay việc tiêm mũi 2 vaccine đúng thời hạn

Kết luận phiên giao ban của Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 16-9, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong chiều 16-9, Ban Cán sự Đảng UBND TP đã báo cáo Thường trực Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành ủy về kết quả phòng chống dịch đến ngày 15-9, trong đó trọng tâm là 2 mũi “chủ công” xét nghiệm, tiêm phủ vaccine mũi 1 cho người trên 18 tuổi.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã xét nghiệm được 85% số người theo kế hoạch, việc tiêm vaccine đạt 93,18%. “6% những người còn lại chưa được tiêm vaccine là nằm trong đối tượng chống chỉ định, người già có bệnh nền sức khỏe yếu, không đủ điều kiện tiêm chủng. Ở huyện Thanh Oai, có cụ 106 tuổi cũng đi tiêm - đây là minh chứng sự đồng thuận của nhân dân”.

Khẳng định 2 phần công việc quan trọng đã được các cấp ngành nỗ lực hoàn thành cơ bản theo kế hoạch, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo: “Các quận huyện thị xã , xã phường thị trấn rà duyệt lại để xây dựng ngay kế hoạch để tiêm vaccine mũi 2 theo thời hạn khuyến cáo của từng loại vaccine. Có danh sách từng đối tượng với từng loại vaccine để từ đó, thành phố phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo nguồn cung vaccine”.

“Phải triển khai càng sớm càng tốt, theo đúng thời gian với từng người, từng loại vaccine. Tập trung triển khai tiêm vaccine mũi 2 mới có thể yên tâm phần nào”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng thông tin, các đoàn công tác của các tỉnh thành hỗ trợ Thủ đô đều ghi nhận đánh giá cao sự chu đáo trong đón tiếp, hiệu quả trong tổ chức công việc, hiệp đồng triển khai của các cấp ngành Thành phố; và gửi lời cảm ơn tới các đơn vị, từng cán bộ, người dân đã chung tay cùng thành phố trong suốt thời gian qua...

Chủ động khoanh vùng đỏ, đề xuất nới lỏng vùng an toàn

Tại buổi giao ban, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, theo chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch UBND TP, Hoàn Kiếm không nằm trong danh mục các quận huyện được nới lỏng do có mắc mới ngoài cộng đồng trong ngày 6-9. Ông Long cho biết, quận đang chuẩn bị kỹ các công tác để có thể cho phép 1 số hoạt động kinh doanh trở lại và mong muốn thành phố sớm chỉ đạo thời gian áp dụng việc nới lỏng ở Hoàn Kiếm.

Về việc này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền trả lời: “ Vùng nguy cơ cao, rất cao thì khoanh lại. Vùng an toàn thì tạo điều kiện. Quận cần đánh giá tình hình dịch tễ cụ thể, báo cáo đề xuất UBND TP xem xét…”.

Vẫn là địa bàn “đỏ” với nguy cơ cao nhất của Hà Nội, quận Thanh Xuân cho biết, trong ngày 16-9, có 7 trường hợp F0 đều ở khu giãn dân Thạch Thất. Quận đã hoàn thành việc xét nghiệm 100% dân số với 190.769 mẫu PCR và hơn 31.000 mẫu test nhanh. Ngày 17-9, quận sẽ có báo cáo Thành phố các giải pháp để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh từ nay đến 21-9 và sau đó.

Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa… vẫn đang ở vùng đỏ, vùng cam nên 3 đơn vị cần có phương án, giải pháp cụ thể hơn để sớm chuyển sang trạng thái bình thường mới để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Nới lỏng từng bước

Tại buổi giao ban, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền nêu việc, Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã họp bàn rất cụ thể để chỉ đạo rõ việc trong giai đoạn hiện nay và sau 21-9, Thành phố cần có biện pháp, giải pháp gì để tiếp tục khống chế dịch bệnh tốt, nới lỏng từng bước….

Thực tế, biểu đồ dịch bệnh của Thủ đô những ngày qua đang có số ca nhiễm mới giảm mạnh; Thành phố đang tiến tới không chế hiệu quả dịch Covid-19.

“Hà Nội đã giãn cách lần thứ tư. Doanh nghiệp và người dân đều đã mệt mỏi và mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thành phố cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu ngân sách… Từ đó, lãnh đạo TP đã có chủ trương sẽ kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, các tiểu ban để giảm đầu mối. Đặc biệt, sẽ có tiểu ban mới về việc phục hồi sản xuất, kinh doanh; và tiểu ban này sẽ nhanh chóng có kế hoạch cụ thể nhất”, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền nói.

Ngày 15-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nới lỏng ở 19 địa bàn trong trạng thái bình thường mới. Tiếp thu các phản ánh từ cơ sở, thành phố sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn nữa để thực hiện việc này.

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: “Thường trực Thành ủy có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp theo hướng, sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay. Việc phong tỏa phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế. TP sẽ không phong tỏa quy mô lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp nhất ở các điểm phong tỏa để kiện để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh, đời sống nhân dân”.

Hôm nay, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự Đảng UBND TP rà soát, có phương án cụ thể báo cáo vào thứ Hai tuần tới để có phương pháp, giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả nhất sau ngày 21-9. Theo nguyên tắc phòng chống dịch đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh...". (An ninh thủ đô, trang 4).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang