Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 19/6/2018

  • |
T5g.org.vn - TP.HCM tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Ebola; Điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tế do bảo hiểm y tế chi trả; Thu hồi thuốc tiêm Vintrypsine có độc tố vi khuẩn; Chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim cho Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

 

TP.HCM tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Ebola

Ngày 18.6, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế phối hợp các sở ngành liên quan, UBND 24 quận, huyện tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Ebola tại TP. Theo đó, phải chủ động rà soát, tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu, giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế; sẵn sàng cơ sở điều trị, cách ly, thuốc, trang thiết bị, vật tư để phục vụ điều trị các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola (nếu có). Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch bệnh Ebola tại CHDC Congo tiếp tục diễn biến phức tạp; từ 4.4 - 29.5 ghi nhận 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó 27 trường hợp tử vong (Thanh niên, trang 3).

 

Điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tế do bảo hiểm y tế chi trả

Theo Thông tư 15/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành, từ ngày 15-7 tới đây sẽ điều chỉnh mức giá 88 dịch vụ y tế do bảo hiểm y tế thanh toán, trong đó sáu giá khám bệnh theo năm hạng bệnh viện và trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng bệnh viện và trạm y tế, 40 giá dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán như:

Siêu âm, X-quang, MRI, CT scanner, PET-CT... Cụ thể, giá khám bệnh sẽ giảm 15-20%; giá ngày giường điều trị giảm từ 2 đến 10% theo từng hạng bệnh viện; giá một số dịch vụ chụp X-quang, chụp CT scanner cũng giảm… Đáng chú ý, là một số dịch vụ kỹ thuật giảm nhiều như: phẫu thuật cắt Amidan bằng dao điện, phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF, nội soi tai mũi họng.

Thông tư này cũng quy định các bệnh viện phải bố trí nhân lực, số bàn khám theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng khám bệnh; mỗi bàn khám không quá 65 lượt một ngày (Nhân dân, trang 8).

Thu hồi thuốc tiêm Vintrypsine có độc tố vi khuẩn

Ngày 18-6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết cục đã quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine (Alpha chymotrypsin 5000 đơn vị USP) do Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất. Lý do bị đình chỉ lưu hành là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn đối với lọ dung môi. Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu công ty phối hợp với nhà phân phối thuốc gửi thông báo thu hồi tới cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng loại thuốc nói trên và thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng này; gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi. Sở Y tế Hà Nội và Vĩnh Phúc kiểm tra, giám sát Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định. Sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và y tế các ngành có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên. Thuốc tiêm Vintrypsine được sử dụng nhằm làm giảm viêm và phù mô mềm do áp xe, loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm giảm dịch tiết đường hô hấp trên ở nguời bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

 

Chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim cho Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

Ngày 18/6, tại Cần Thơ, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ chuyển giao gói kỹ thuật phẫu thuật tim cho Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đây là bước ngoặt trong phẫu thuật tim cho các bệnh nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, đầu tháng 11/2014, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật phẫu thuật tim cho Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Sau gần 4 năm (từ tháng 11/2014 đến nay), các giáo sư, bác sĩ tim mạch hàng đầu đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy đã đào tạo, chuyển giao thành công kỹ thuật cho các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ khâu thăm khám, chẩn đoán, phẫu thuật, hồi sức và tiên lượng sau mổ tim. Đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tự tin phẫu thuật tim độc lập được một số kỹ thuật theo tiến độ chuyển giao như: Các bệnh lý về van tim, động mạch chủ, cấp cứu, tim bẩm sinh của người lớn. Trong quá trình đào tạo, chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim từ Bệnh viện Chợ Rẫy, ê-kíp phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật tim thành công cho 124 ca bệnh mắc bệnh tim đến từ các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 1 ca đến từ Campuchia. BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Dưới sự hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật của các giáo sư đầu ngành tim mạch đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện ê-kíp phẫu thuật tim của bệnh viện đã làm chủ kỹ thuật, điều trị thành công các bệnh lý về van tim, động mạch chủ, cấp cứu, tim bẩm sinh... Theo bác sĩ Vũ; sau khi triển khai thành công kỹ thuật mổ tim, thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai các kỹ thuật mới phức tạp hơn như: Làm cầu nối chủ vành, phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu, kỹ thuật oxy hóa máu qua màng, truyền máu hoàn hồi, cấy thiết bị hỗ trợ chất, phẫu thuật động mạch chủ ngực-bụng, can thiệp nội mạch động mạch chủ, đặt bóng dội ngược động mạch chủ… Việc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai thành công kỹ thuật phẫu thuật tim và nhiều kỹ thuật cao khác thể hiện rõ vai trò, vị trí của bệnh viện tuyến cuối tại khu vực trong khám và điều trị bệnh cho người dân (Gia đình & Xã hội, trang 2).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang