Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 21/2/2017

  • |
T5g.org.vn - Mở rộng diện giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm; Vụ “Bác sĩ đòi tiền hoa hồng”: Hạ bậc thi đua, điều chuyển công tác; Bộ Y tế không tiếp khách, nhận hoa dịp kỷ niệm 27-2; Đổi mới, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; ...

 

Mở rộng diện giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo, trong phòng chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 lây sang người, vấn đề then chốt là không được tiếp xúc với gia cầm mang mầm bệnh, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chiều 20-2, Văn phòng đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC) - Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm A/H7N9, trước diễn biến dịch bệnh này đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập nước ta.

Không có dịch trên gia cầm sẽ không có dịch trên người

Báo cáo tình hình dịch cúm A/H7N9 đang lây lan rộng tại Trung Quốc, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh đây là đợt dịch thứ năm của dịch cúm A/H7N9 và cũng là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay. Chỉ tính từ tháng 10-2016 tới 19-2-2017, tổng số đã có 425 trường hợp mắc được ghi nhận và hiện số mắc vẫn đang gia tăng rất nhanh, địa bàn có dịch đang lan rộng. Ở Việt Nam, hiện chưa ghi nhận ca bệnh mắc cúm A/H7N9, A/H5N8, A/H5N1 trên người song vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y - Bộ NN&PTNT cho biết, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 3 ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, tại: xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạch Liêu; xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ngoài ra, các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc vẫn rải rác ghi nhận các ổ dịch cúm H5N6 trên đàn gia cầm…

Ông Đàm Xuân Thành nhấn mạnh, với diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm như vậy, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người là rất lớn. Đặc biệt những trường hợp có thói quen ăn tiết canh gia cầm, nhất là tiết canh vịt, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. 

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cũng như đại diện các tổ chức y tế quốc tế tại Việt Nam đều khẳng định, không có dịch trên đàn gia cầm sẽ không có dịch cúm gia cầm trên người. Vì thế, trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người, vấn đề then chốt là con người không được tiếp xúc với gia cầm mang mầm bệnh, không vận chuyển, mua bán và sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm dịch.

Ca có biểu hiện cúm nhẹ cũng phải lấy mẫu

Nhìn từ thực tiễn dịch bệnh cúm A/H7N9 đang bùng phát tại Trung Quốc và nguy cơ xâm nhập nước ta, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặt câu hỏi: Mầm bệnh cúm A/H7N9 ở đợt dịch này không có sự thay đổi, vậy tại sao tốc độ gia tăng dịch tại Trung Quốc lại nhanh như vậy? Công tác phòng chống dịch ở nước ta đã đáp ứng đủ yêu cầu chưa?

Chúng ta đang phải song song đối mặt với cả 2 dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1 thì hình thái chống dịch phải như thế nào? Làm sao để phát hiện sớm được những trường hợp mắc cúm gia cầm trên người ở Việt Nam trong thời gian tới nếu có?... Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập Việt Nam thời điểm này là hoàn toàn có thể. Vì thế, lúc này phải tập trung cao độ vào công tác phòng chống dịch bệnh này.

Trước mắt, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương ngay sau cuộc họp này phải mở rộng diện giám sát cúm trên người tại cộng đồng, đầu tiên là những người có nguy cơ; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại cửa khẩu, các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

“Tới đây, ngành y tế sẽ tăng giám sát trên người, đặc biệt với khu vực giao lưu khách du lịch như TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), các khu vực giáp với vùng biên giới Trung Quốc… Đồng thời, mở rộng đối tượng lấy mẫu, những ca có biểu hiện cúm sẽ đưa vào lấy mẫu giám sát, thay vì như trước đây chỉ xét nghiệm những trường hợp nặng. Bên cạnh đó, sẽ tính đến phương án xét nghiệm mẫu cộng đồng, ưu tiên người vận chuyển, giết mổ, tiếp xúc với gia cầm, chợ nhỏ lẻ, đầu mối…” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu. 

Cho rằng nếu ngăn chặn được triệt để tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép, không qua kiểm dịch từ Trung Quốc vào Việt Nam thì chắc chắn sẽ chặn được dịch cúm gia cầm A/H7N9 trên người xâm nhập, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các ngành chức năng cần quyết liệt, triệt để ngăn chặn tình trạng buôn lậu gia cầm qua biên giới.

Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tới người dân, nhất là vận động người dân bỏ ngay thói quen ăn tiết canh và không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm bệnh, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm dịch.

Quảng Ngãi: Tiêu hủy thêm 1 ổ cúm A/H5N1

Ngày 19-2, cơ quan chức năng ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã tổ chức tiêu hủy gần 2.800 con gà của ông Trần Anh Phi, ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường. Trước đó, nhận được tin báo, chính quyền xã Phổ Cường và Trạm Thú y huyện Đức Phổ đã đến kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Trung tâm Thú y vùng 4 xét nghiệm và đến chiều 16-2 có kết luận đàn gà dương tính với virus cúm A/H5N6.

Trước đó, lực lượng chức năng huyện Đức Phổ cũng đã tiêu hủy 382 con vịt của ông Nguyễn Hiệp, ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường. Hiện tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ khẩn cấp cho huyện Đức Phổ 40.000 liều vaccine cùng với hóa chất để khoanh vùng dập dịch. 10 ngày qua, toàn tỉnh Quảng Ngãi phát hiện 4 ổ dịch cúm gia cầm tập trung ở huyện Đức Phổ và TP Quảng Ngãi. (An ninh thủ đô trang 6, Tuổi trẻ trang 4, Công an nhân dân trang 1, Thanh niên trang 7, Gia đình & xã hội trang 7).

 

Vụ “Bác sĩ đòi tiền hoa hồng”: Hạ bậc thi đua, điều chuyển công tác

Sở Y tế TP.HCM vừa có báo cáo việc kiểm tra thông tin và xử lý vụ bác sĩ Bệnh viện Q.5 kê đơn thực phẩm chức năng để được hưởng lợi nhuận theo doanh số từ công ty dược.

Báo cáo của Sở Y tế TP nêu rõ, ngay khi báo đăng, Sở Y tế TP đã chỉ đạo ban giám đốc Bệnh viện Q.5 khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ việc và báo về sở.

Qua xem xét báo cáo giải trình của Bệnh viện Q.5, Sở Y tế xác minh các nội dung mà báo Tuổi Trẻ đưa tin là có cơ sở.

Bác sĩ Âu Gia Thịnh - phó khoa liên chuyên khoa, Bệnh viện Q.5 (người được nêu trong bài báo) đã vi phạm quy định về kê đơn thuốc cho bệnh nhân (kê đơn thực phẩm chức năng) và có biểu hiện lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám, chữa bệnh.

Theo Sở Y tế, Bệnh viện Q.5 đã nghiêm túc xử lý kỷ luật đối với bác sĩ Âu Gia Thịnh, hạ bậc thi đua xuống bậc C trong ba tháng; khiển trách và thông báo trước toàn đơn vị, miễn nhiệm chức vụ và điều chuyển công tác khác, không cho tham gia kê đơn điều trị.

Về phía Sở Y tế TP, để chấn chỉnh việc thực hiện quy định trong hoạt động khám, chữa bệnh, đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân, không để xảy ra các vụ việc tương tự, sở đã có công văn nhắc nhở các bệnh viện trực thuộc tăng cường phổ biến những quy định về kê đơn thuốc của Bộ Y tế; đẩy mạnh giám sát sự tuân thủ của bác sĩ đối với quy chế chuyên môn và phác đồ điều trị; chú trọng tuyên truyền, giáo dục về y đức và quy tắc ứng xử cho nhân viên y tế. (Tuổi trẻ trang 4).

 

Bộ Y tế không tiếp khách, nhận hoa dịp kỷ niệm 27-2

Ngày 20-2, Bộ Y tế cho biết, vào dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay (27-2-1955 - 27-2-2017), Bộ Y tế không tổ chức đón tiếp các đoàn khách đến thăm, chúc mừng và đề nghị các cơ quan, tổ chức không gửi hoa chúc mừng đến cơ quan Bộ Y tế.

Nhân dịp này, Bộ Y tế gửi lời cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức đoàn thể, bộ, ngành trung ương, địa phương; các cơ quan thông tấn, báo chí đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của ngành y tế. Đồng thời, Bộ Y tế mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, phối hợp tổ chức của những cơ quan, đơn vị trên đối với hoạt động của ngành y tế thời gian tới. (Sài gòn giải phóng trang 3).

 

Trẻ sơ sinh nhiễm trùng uốn ván do dùng dao lam cắt rốn tại nhà

Ngày 20-2, bác sĩ Lê Đình Nhân, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đác Lắc cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân Y Đa Phúc, 10 ngày tuổi, trú tại xã Ea Bhốc, huyện Cư Kuin, tỉnh Đác Lắc trong tình trạng nguy kịch do nhiễm trùng uốn ván.

Trước đó, vào chiều 19-2, người nhà đã đưa bệnh nhân Y Đa Phúc đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đác Lắc cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với các triệu chứng sốt, co giật toàn thân, bỏ bú. Người nhà bệnh nhân cho biết, sau khi sinh tại nhà, cháu Y Đa Phúc được người thân dùng dao lam cắt rốn. Trên cơ sở kết quả thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, cháu Y Đa Phúc bị nhiễm trùng uốn ván rốn ủ bệnh bảy ngày. Hiện, cháu Y Đa Phúc được cách ly chăm sóc và đã giảm tình trạng co giật, thở đều nhưng phản xạ thấp.

Như vậy, từ đầu năm 2017 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đác Lắc đã tiếp nhận bốn trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm uốn ván do các bà đỡ dùng dao lam cắt rốn sau khi sinh tại nhà, trong đó hai trường hợp đã tử vong, hai đang điều trị tại bệnh viện. (Nhân dân trang 5).

 

Đổi mới, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương Hạng I, trực thuộc Bộ Y tế. Những năm qua, CĐ bệnh viện đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để phát động các phong trào mang lại hiệu quả thiết thực, cũng như bảo đảm chế độ, quyền lợi cho đoàn viên, cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng người lao động

Hiện tại Bệnh viện E có 47 phòng, ban, khoa, trong đó 3 trung tâm là mũi nhọn của bệnh viện: Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Tiêu hóa. CĐ Bệnh viện E hiện có 935 đoàn viên được phân bổ tại 47 tổ CĐ. Toàn thể cán bộ, viên chức, LĐ của Bệnh viện E luôn tích cực công tác, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, phấn đấu xây dựng và đã đạt danh hiệu CĐCS vững mạnh xuất sắc; Bệnh viện E hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội nhiều năm liên tục, góp phần trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành y tế, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của đất nước.

Theo TS Trần Quốc Khánh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Chủ tịch CĐ bệnh viện - trong thời gian qua, CĐ đã phối hợp với các phòng, ban, đơn vị trong bệnh viện thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với CBVC. Việc thăm hỏi động viên, giúp đỡ các trường hợp khó khăn được CĐ quan tâm thực hiện, kịp thời hiệu quả. Trong năm 2016, CĐ đã thăm hỏi 47 trường hợp các đoàn viên ốm, đau hoặc gia đình có việc hiếu với tổng số tiền 21.750.000 đồng.

Đã có 10 năm làm cán bộ CĐ tại bệnh viện, TS Trần Quốc Khánh luôn xác định phải tiên phong trong chấp hành các quy định, chấp nhận hy sinh để cán bộ, nhân viên sẵn sàng chia sẻ với mình những vướng mắc trong cuộc sống; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NLĐ, nhu cầu của cán bộ nhân viên, phát hiện kịp thời để giải quyết ngay những bức xúc trong đoàn viên CĐ; tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc đổi mới và nâng cấp chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ y tế trung thành, sáng tạo, tận tụy với công việc.

TS Trần Quốc Khánh cho biết thêm, cán bộ CĐ cần sẵn sàng đại diện cho họ phát biểu những ý kiến của họ tại các diễn đàn. “Cán bộ CĐ cần tìm cơ hội phối hợp với chính quyền, các đoàn thể để phối hợp, vận động, làm sao cán bộ, viên chức được hưởng các chế độ theo quy định trong thời gian sớm nhất cũng như có sự khen thưởng, động viên kịp thời với NLĐ có nhiều thành tích, đóng góp - TS Trần Quốc Khánh chia sẻ.

Tất cả vì người bệnh

Theo Chủ tịch CĐ bệnh viện - TS Trần Quốc Khánh, bên cạnh đó, các phong trào trong bệnh viện được CĐ bệnh viện triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt, CĐ bệnh viện đã phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, xem người bệnh là khách hàng, CĐ bệnh viện phối hợp cùng chuyên môn luôn nỗ lực trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, thân nhân của người bệnh cũng như giữa các đồng nghiệp. Đồng thời, bệnh viện đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch hành động, thực hiện nhiều cải tiến đem lại sự hài lòng cho người bệnh, như: Các khoa phòng ký cam kết tham gia chương trình “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; CĐ phối hợp với chính quyền tập trung cải tiến quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh; từng bước cải thiện kỹ năng thông tin cho người bệnh biết tình trạng bệnh tật; thay đổi trang phục của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh...

Với những nỗ lực của CĐ và chuyên môn, bệnh viện đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Kết quả khảo sát sự hài lòng của người bệnh năm 2016 cho thấy, tỉ lệ hài lòng người bệnh ngoại trú đạt từ 95,2-99,3% với thái độ phục vụ của nhân viên y tế và các nhân viên trong bệnh viện. Người bệnh được giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh, được hướng dẫn cụ thể, tận tình về sử dụng thuốc, theo dõi, phòng bệnh. Tỉ lệ, hài lòng của người bệnh nội trú đạt từ 85-100% người bệnh hài lòng với tất cả các dịch vụ chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.

Với sự nỗ lực, đóng góp, đồng hành của CĐ, chất lượng dịch vụ phục vụ người bệnh không ngừng được tăng lên, để với mục đích cao nhất là phục vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân - một nhiệm vụ vất vả mà cũng đầy cao quý của ngành y tế. (Lao động trang 5).

 

Cơm nhiễm vi sinh làm 207 học sinh nhập viện

Chiều 20/2, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long công bố xác định nguyên nhân vụ ngộ độc làm 207 học sinh trên địa bàn nhâp viện là do thực phẩm nhiễm 3 loại vi sinh. Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện vệ sinh y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, cơm xào dương châu và súp thịt bằm do cơ sở Đinh Thụy Lan Phương (phường 2, TP Vĩnh Long) cung cấp cho các trường học đã bị nhiễm 3 loại vi sinh là coliforms, e.coli và tụ cầu khuẩn. Đây là các loại vi sinh gây bệnh cho người sử dụng phát sinh trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

Vụ ngộ độc đã làm 207 học sinh và 3 cô giáo của 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Long Hồ và TP Vĩnh Long có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy phải nhập viện điều trị. (Nông thôn ngày nay trang 2).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang