Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 23/2/2018

  • |
T5g.org.vn - Công an truy tìm kẻ hành hung 2 bác sĩ; Xúc động ca hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi sau khi qua đời; Đề nghị truy cứu trách nhiệm người nhà sản phụ đánh trọng thương 2 bác sĩ ở Yên Bái; Không đồng ý cho thu 40.000 đồng/học sinh để chăm sóc răng miệng; ...

 

Công an truy tìm kẻ hành hung 2 bác sĩ

Ngày 22/2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Yên Bái chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương điều tra làm rõ để truy cứu trách nhiệm đối với người đã hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái. Đồng thời tổ chức thăm hỏi động viên; Chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái quan tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ cho bác sĩ của bệnh viện bị người nhà người bệnh hành hung trong khi đang làm nhiệm vụ.

Trước đó, khoảng 8h ngày 20/2 tức 5 tết, Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái tiếp nhận sản phụ Quách Thị Phương Thảo (25 tuổi), trú tại phường Cốc Lếu, hành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai vào Bệnh viện Sản nhi Yên Bái để sinh con.

Sau khi nhập viện và được thăm khám, xác định sản phụ mang thai 40 tuần chuyển dạ, sẹo mổ cũ. Bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật lấy thai cho sản phụ. Trong quá trình mổ, người nhà đã trèo lên lan can để quay phim, chụp ảnh. 

Được biết, Khoa phẫu thuật của Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái được xây dựng khép kín và độc lập có khuôn viên, rào chắn  theo đúng quy định quy chuẩn kỹ thuật và có nội quy ra vào. Kíp mổ đã phát hiện, nhắc nhở và yêu cầu người nhà bệnh nhân đi xuống. Nhưng người này đã lăng mạ và chửi bới lại rồi dọa “mổ xong ra đập chết”. Cuộc phẫu thuật thành công vào lúc 11h40 cùng ngày. Sản phụ và trẻ sơ sinh ổn định.

Sau khi phẫu thuật “mẹ tròn con vuông” xong, có hai bác sĩ đầu tiên bước ra khỏi phòng mổ là bác sĩ Phạm Hải Ninh, Khoa Gây mê hồi sức và bác sĩ Hoàng Đức Trung, Khoa Sản ngay lập tức bị một tốp người ập đến hành hung, dùng đèn pin đập vào đầu.

Hậu quả, bác sĩ Ninh bị 2 vết thương khóe mắt, đỉnh đầu mất nhiều máu phải khâu hơn 20 mũi, còn bác sĩ Trung thì bị đánh bầm dập. Hiện 2 bác sĩ đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Được biết, bác sĩ Trung là bác sĩ mới tốt nghiệp đại học về công tác tại BV được hơn 2 tháng.

Dù bảo vệ bệnh viện đến can thiệp đồng thời đưa hai bác sĩ sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để cấp cứu, nhưng nhóm người hung hăng tiếp tục xông vào đuổi đánh bảo vệ. Bệnh viện đã mời công an phường Minh Tân cùng lực lượng cảnh sát 113 Yên Bái đến can thiệp và giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn. Cơ quan công an thành phố Yên Bái đang điều tra xử lý vụ việc (Tiền phong, trang 6).

 

Đề nghị truy cứu trách nhiệm người nhà sản phụ đánh trọng thương 2 bác sĩ ở Yên Bái

Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế tỉnh Yên Bái phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ để truy cứu trách nhiệm trong vụ người nhà sản phụ hành hung trọng thương 2 bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái. Trước đó, vào sáng 20-2, chị Quách Thị Phương Th. (25 tuổi, ở phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh  Lào Cai) vào Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái để mổ đẻ. 11h trưa cùng ngày, thai phụ Th. được đưa vào phòng phẫu thuật. Trong quá trình kíp bác sĩ phẫu thuật cho chị Th, người nhà bệnh nhân này đã trèo lên cửa sổ của nhà mổ để chụp ảnh, ghi hình. Kíp mổ đã nhắc nhở nhưng người nhà sản phụ không những không chấp hành mà còn phản ứng gay gắt, chửi bới và doạ đánh. Sau khi thực hiện ca mổ đẻ thành công, kíp trực vừa ra khỏi phòng phẫu thuật lập tức bị người nhà bệnh nhân xông vào hành hung, đánh trọng tương 2 cán bộ y tế, gồm: bác sĩ Phạm Hải Ninh (khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức) và bác sĩ Hoàng Đức Trung – khoa Sản.

Vụ tấn công khiến hai bác sĩ trên bị thương vùng đầu, mặt, máu chảy nhiều. Bệnh viện đã gọi bảo vệ bệnh viện đến can thiệp, nhưng lúc đó, người nhà bệnh nhân tiếp tục đuổi đánh cả bảo vệ bệnh viện. Hiện, Công an TP Yên Bái đang điều tra làm rõ vụ việc.

Trước thông tin về vụ việc này, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Yên Bái phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương điều tra làm rõ để truy cứu trách nhiệm đối với người đã hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái.

Mặt khác, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 19-5-2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện; tổ chức thăm hỏi động viên; chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái quan tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ cho bác sĩ của bệnh viện bị người nhà người bệnh hành hung trong khi đang làmnhiệm vụ; báo cáo kết quả xử lý vụ việc về Cục Quản lý Khám chữa bệnh (An ninh thủ đô, trang 9).

 

Không đồng ý cho thu 40.000 đồng/học sinh để chăm sóc răng miệng

Ngày 22.2, Văn phòng Sở Y tế TP.HCM có thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở liên quan đến Kế hoạch hoạt động chương trình nha học đường năm 2018 của Bệnh viện (BV) Răng hàm mặt TP.HCM. Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế không thống nhất chủ trương thu tiền học sinh 40.000 đồng/học sinh/năm để chăm sóc răng miệng như BV đề nghị.

Theo Sở Y tế TP, việc đóng tiền này do các trường trên cơ sở đồng ý của phụ huynh học sinh quyết định. Sở Y tế chỉ đạo BV và các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông giáo dục về sức khỏe răng miệng đối với phụ huynh học sinh để họ chủ động nhận thức, kết hợp với nhà trường chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh. Trước đó, BV Răng hàm mặt TP xin chủ trương thí điểm thu tiền 40.000 đồng/học sinh/năm tại một số trường tiểu học ở Q.1 để thực hiện chương trình chăm sóc răng miệng cho các em (Thanh niên, trang 3).

 

Điều tra vụ hành hung  bác sĩ ở Yên Bái

Trao đổi với Thanh Niên ngày 22.2, ông Dương Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cho biết Công an tỉnh này đang ráo riết truy bắt Lê Hồng Nam (33 tuổi, trú phường Cốc Lếu, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai), người có liên quan đến vụ hành hung 2 bác sĩ tại bệnh viện Sản-Nhi Yên Bái hôm 20.2 (mùng 5 Tết); đồng thời, triệu tập một số người có liên quan.

“Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Công an và Sở Y tế phải nhanh chóng vào cuộc điều tra xử lý nghiêm”, ông Tiến cho hay.

Theo ông Dương Văn Tiến, trong ngày 21.2, Sở Y tế tỉnh Yên Bái và Bệnh viên Sản - Nhi đã lập Hội đồng đánh giá chuyên môn và đi đến kết luận, khu vực mổ đẻ và phía bên ngoài là vùng cách ly, dù đã được nhắc nhở nhưng người nhà bệnh nhân vẫn cố tình vào để quay phim, chụp ảnh. “Việc người nhà bệnh nhận vào khu vực cách ly, sau đó lăng mạ, hành hung các bác sĩ là sai hoàn toàn. Do đó, Sở Y tế đã đã có văn bản đề nghị Sở Công an tỉnh Yên Bái căn cứ theo quy định để xử lý, tùy mức độ có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can”, ông Dương Văn Tiến cho biết.

Trong ngày hôm qua, đại diện UBND tỉnh Yên Bái cũng đã đến thăm hỏi, động viên 2 bác sĩ bị hành hung, đồng thời chỉ đạo bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Yên Bái cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, động viên gia đình các bác sĩ và người nhà các bệnh nhân ổn định tâm lý, yên tâm điều trị tại bệnh viện.

Trước đó, khoảng 8 giờ sáng 20.2, Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Yên Bái tiếp nhận sản phụ Quách Thị Phương Th., 25 tuổi (ở phường Cốc Lếu, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai), mang thai 40 tuần chuyển dạ, có chỉ định phẫu thuật lấy thai nhi và được chuyển đến phòng mổ để mổ đẻ lúc 11 giờ cùng ngày.

Trong quá trình mổ, Lê Hồng Nam, chồng của sản phụ Th., đã trèo lên lan can phía ngoài nhà mổ để quay phim, chụp ảnh. Một nhân viên của bệnh viện phát hiện và yêu cầu anh Nam xuống, tuy nhiên, anh này đã lăng mạ, chửi bới rồi đe dọa khi kíp mổ xong, gặp ai sẽ đánh người đó. Ca mổ cho sản phụ Th. thành công lúc 11 giờ 40 phút, sản phụ và em bé sơ sinh sức khỏe ổn định.

Khi vừa ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Phạm Hải Ninh (Khoa Gây mê hồi sức) và bác sĩ Hoàng Đức Trung (Khoa Sản), là những người trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật cho sản phụ Th., liền bị Lê Hồng Nam và các đối tượng khác do anh này gọi đến xông vào hành hung. Nhóm người này còn đuổi đánh cả bảo vệ của bệnh viện. Hậu quả, bác sĩ Ninh và bác sĩ Trung bị thương vào đầu, phải cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái (Thanh niên, trang 4).

 

Xúc động ca hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi sau khi qua đời

Một ca hiến tặng mô tạng đặc biệt gây xúc động. Chiều 22-2, một bé gái 7 tuổi 3 tháng mắc bệnh ung thư đã tặng lại giác mạc sau khi qua đời. Anh Nguyễn Hữu Hoàng, giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt trung ương cho hay đây là lần anh xúc động nhất trong hơn 10 năm nhận giác mạc hiến tặng.

Mẹ bé kể bé gái 7 tuổi 3 tháng, được phát hiện mắc ung thư thần kinh thể sao hồi tháng 9-2017. Gia đình và bệnh viện đã rất nỗ lực điều trị cho bé nhưng đến ngày 22-2 bé qua đời. "Trước khi bé qua đời, cả gia đình và bé đều có nguyện vọng hiến tặng mô tạng và gia đình đã gọi đến Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia lúc trưa 22-2"- anh Hoàng cho biết. Tin từ Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cho hay trung tâm chỉ nhận giác mạc hiến tặng do giác mạc sẽ được lấy sau khi người hiến tặng đã qua đời. Luật về hiến tặng và ghép mô tạng không quy định độ tuổi người hiến giác mạc. Chiều 22-2, sau khi bé gái qua đời, anh Hoàng và các kỹ thuật viên của Ngân hàng Mắt đã tới Bệnh viện K để nhận 2 giác mạc được bé gái hiến tặng. "Con tặng lại ánh sáng cho bạn khác nhé" - mẹ cháu bé đã nói với con gái và đặt nụ hôn lên trán cháu. "Lúc ấy tôi thấy sống mũi cay, bé gái nằm ngủ như một thiên thần và tôi đã bắt đầu công việc một cách nhẹ nhàng và cẩn thận nhất như sợ phá giấc ngủ ngon lành của cháu. Khi kết thúc mẹ cháu đã ngắm cháu và nói "Mẹ tự hào về con". Tôi chưa bao giờ cảm xúc đến thế"- anh Hoàng kể với PV Tuổi Trẻ. Theo anh Hoàng, 2 giác mạc của bé gái hiện đã được đưa về lưu trữ tại Ngân hàng Mắt thuộc Bệnh viện Mắt trung ương chờ tặng lại cho người phù hợp. Vì đây là giác mạc của trẻ em nên Ngân hàng sẽ ưu tiên tặng lại cho người trẻ đang bị mù do những bệnh lý giác mạc như sẹo giác mạc, bỏng giác mạc, loạn dưỡng giác mạc và cần có giác mạc thay thế để có thể nhìn được trở lại. Theo anh Hoàng, gia đình bé gái sống ở Hà Nội và mẹ bé là một cán bộ ngành y tế (Tuổi trẻ, trang 4).

 

Tết Mậu Tuất: Nhiều bệnh viện “vỡ trận” vì các ca tai nạn giao thông và ngộ độc...

 Trong những ngày Tết Mậu Tuất, nếu như tại BV Việt Đức quá tải nạn nhân cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) thì tại BV Bạch Mai ngày nào cũng phải tiếp nhận những ca tự tử do uống thuốc diệt cỏ paraquat... Ghi nhận tại các BV tuyến cuối của Hà Nội, nhiều bệnh nhân nhập viện vì tai nạn giao thông, xơ gan, xuất huyết tiêu hóa có liên quan đến rượu bia trong dịp Tết Mậu Tuất vẫn ở mức cao.

60% ca TNGT, nhiều ca xơ gan, xuất huyết tiêu hóa vào viện cấp cứu do rượu, bia

Thông tin từ BV Việt Đức cho biết, số ca nhập viện vì TNGT tăng không nhiều (tăng khoảng 10%), song số ca bị chấn thương nặng do TNGT lại tăng đột biến. Đáng chú ý hơn, khoảng 60% số ca TNGT vào cấp cứu có sử dụng rượu, bia.

Do lượng bệnh nhân bị chấn thương nặng, chấn thương sọ não tăng rất cao so với ngày thường cũng như dịp Tết các năm trước khiến cho BV Việt Đức nhiều thời điểm rơi vào tình trạng “vỡ trận”. Chẳng hạn như ngày mùng 4 Tết vừa qua, BV tiếp nhận tới 92 ca chấn thương sọ não, nhiều ca đa chấn thương khác, các trường hợp này đều cần phẫu thuật ngay dẫn tới quá tải bởi toàn viện chỉ có 45 giường mổ.

BS. Vũ Văn Hà, Khoa Phẫu thuật tiết niệu - trực Khoa Cấp cứu BV Việt Đức sáng 20-2 (mùng 5 Tết) cho biết, bình quân mỗi ngày Tết, BV Việt Đức mổ cấp cứu khoảng trên 30 ca chấn thương nặng. Các bác sĩ, nhân viên y tế, các thiết bị phục vụ điều trị gần như được huy động tối đa.

BS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt, BV Việt Đức cho biết thêm, dịp Tết Mậu Tuất này, các bác sĩ vất vả nhất là cấp cứu những trường hợp TNGT do uống rượu, bia.

Theo BS. Hằng, khi theo dõi diễn biến bệnh nhân có rượu khó khăn hơn rất nhiều so với bệnh nhân không có nồng độ cồn trong máu cao, không uống rượu. Bởi vì khi nhập viện, bệnh nhân uống rượu rất kích thích, tri giác không tỉnh như bình thường, rất khó để biết tình trạng đó là do bệnh nhân uống rượu hay là do nguyên nhân tổn thương não gây nên. “Thông thường, chúng tôi phải chờ bệnh nhân sau 1-2 ngày tỉnh cơn rượu mới xác định được chính xác nguyên nhân”, BS. Hằng nói.

Tương tự, tại Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, chỉ trong những ngày qua cũng tiếp nhận gần 700 bệnh nhân. Sau khi cấp cứu, các kíp trực nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa trong BV hoặc chuyển tới BV lân cận để giảm tải. Trong số hàng trăm bệnh nhân nặng đang điều trị tại BV Bạch Mai, chủ yếu là do lạm dụng rượu, bia dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp, men gan tăng cao và xơ gan.

Báo động 13 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ

Cũng tại BV Bạch Mai, TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm Chống độc cho biết, trong 5 ngày Tết Mậu Tuất đã có 37 bệnh nhân bị ngộ độc được chuyển đến Trung tâm Chống độc, có ngày có đến 10 trường hợp ngộ độc được chuyển đến trung tâm. Trong số bệnh nhân này có 5 trường hợp ngộ độc rượu, 4 trường hợp ngộ độc ma túy tổng hợp, 3 trường hợp ngộ độc chất ăn mòn, 2 trường hợp ngộ độc thực phẩm, đặc biệt có 13 trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ (paraquat)...

Đặc biệt đến thời điểm này, tất cả các ngộ độc rượu tại trung tâm đều không phát hiện ra hàm lượng methanol trong rượu.

“Tết năm nay số trường hợp ngộ độc paraquat tăng đáng kể so với các năm trước đó. Tính trung bình từ ngày mùng 1 đến mùng 4 Tết, trung bình 3 bệnh nhân ngộ độc paraquat nhập viện. Các trường hợp ngộ độc paraquat thường có nhiều lý do khác nhau như bức xúc chuyện gia đình, làm ăn thua lỗ, mâu thuẫn chuyện tình cảm” - TS. Dũng cho biết thêm.

Theo TS. Dũng, trước đây lọ paraquat thường có dung lượng khoảng 100ml. Nay có lọ to đến 450ml lít. Bệnh nhân ngộ độc paraquat thì 70% là tử vong và tùy thuộc vào người uống lượng bao nhiêu. Từ 50ml đã tử vong. Hiện nay, cả Việt Nam và thế giới cũng chưa có cách điều trị triệt để với các bệnh nhân uống parquat. Cách khử độc là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5-7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể chết do suy hô hấp. Đặc biệt, các bệnh nhân ngộ độc paraquat không thể thở ôxy, nếu dùng sẽ sản sinh ra chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn. Những trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5-7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể tử vong do suy hô hấp.

Đã cấm nhưng vẫn có gần 200 trường hợp cấp cứu do pháo nổ

Báo cáo về công tác y tế dịp Tết Mậu Tuất của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cho biết, trong những ngày Tết, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ; thực hiện khám, cấp cứu cho 218.131 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 142.942 trường hợp, chuyển viện 12.190 trường hợp, thực hiện 14.079 ca phẫu thuật, trong đó 405 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân).

Trong 6 ngày Tết Mậu Tuất, các cơ sở y tế trên toàn quốc đã thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón thêm 19.062 trẻ chào đời. Cũng theo Bộ Y tế, Tết Mậu Tuất số lượng bệnh nhân nhập viện do TNGT tăng cao trong ngày mùng 3-4 Tết. Tổng số khám, cấp cứu do TNGT tại các cơ sở y tế là 37.376 trường hợp. Tuy nhiên, số lượt nhập viện điều trị nội trú là 12.630 trường hợp, tăng 12,8% so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017. Tổng số trường hợp tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến BV) là 168 trường hợp, giảm 7 so với 175 trường hợp trong 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017.

Cũng trong dịp Tết Mậu Tuất, các cơ sở y tế trong cả nước ghi nhận 197 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, có 75 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, không có ca tử vong.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong 6 ngày Tết Mậu Tuất, tổng số ca khám rối loạn tiêu hóa là 3.075 trường hợp, trong đó 810 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 26,3%). Trên toàn quốc không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bữa tiệc đông người. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, say rượu được ghi nhận tại các cơ sở điều trị, ghi nhận 468 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến.

Về tình hình dịch bệnh trong dịp Tết Mậu Tuất, báo cáo của Bộ Y tế cho biết không ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, cúm A/H5N6 trên người, không ghi nhận trường hợp dương tính với virut Zika. Tuy nhiên, báo cáo từ các cơ sở y tế đã ghi nhận 100 trường hợp mắc tay-chân-miệng, 168 trường hợp mắc SXH, 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 6 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (tại Hà Nội, Hưng Yên và TP. Hồ Chí Minh), ghi nhận 2 trường hợp viêm màng não do mô cầu, 1 trường hợp ho gà, 4 trường hợp viêm não virut (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang