Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 24/5/2017

  • |
T5g.org.vn - Khánh thành Bệnh viện Nhi tại Gia Lai; Xuất hiện "nghề" đi khám bảo hiểm y tế; Phát hiện nhiều trường hợp đi khám BHYT gần như hàng ngày; ...

 

Khánh thành Bệnh viện Nhi tại Gia Lai

Ngày 23-5, tỉnh Gia Lai đã chính thức đưa Bệnh viện Nhi vào hoạt động. Công trình có quy mô 160 giường, được đầu tư đồng bộ phương tiện kỹ thuật hiện đại và các dịch vụ khám - chữa bệnh chuyên sâu.

Bệnh viên gồm bảy khoa chuyên môn: Khám - cấp cứu - sơ sinh; Hồi sức tích cực - chống độc; Ngoại - gây mê - hồi sức; Nội tổng hợp; Y học cổ truyền; Bệnh nhiệt đới và Chẩn đoán hình ảnh - phục hồi chức năng.

Theo bác sĩ Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, việc đưa Bệnh viện Nhi vào hoạt động, ngoài việc giảm tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân, điều trị; giảm chi phí và gánh nặng cho các gia đình người bệnh.. còn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn, trong đó đối tượng chính là các bệnh nhi (Nhân dân, trang 5).

 

Xuất hiện "nghề" đi khám bảo hiểm y tế

Ngày 23.5, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đã phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên trong 4 tháng đầu năm, với hơn 160.000 lượt khám, trong đó người khám nhiều nhất là 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết. Ngoài ra, 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên với số tiền trên 7,7 tỷ đồng. trường hợp bà Mã Bửu Ng (đối tượng bảo trợ xã hội – TP.Hồ Chí Minh) khám 57 lần tại 13 cơ sở y tế, tổng chi phí hơn 30 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn N (đối tượng nghèo – Sóc Trăng), 4 tháng đầu năm 2017 đã khám bệnh, sử dụng điện châm và chiếu hồng ngoại 95 ngày tại trạm y tế xã Long Hưng với số tiền 11 triệu đồng… (Thanh niên, trang 5; Tuổi trẻ, trang 3)

 

Phát hiện nhiều trường hợp đi khám BHYT gần như hàng ngày

Thông tin tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) chiều ngày 23.5, BHXH Việt Nam cho biết, đã phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên trong 4 tháng đầu năm, với hơn 160.000 lượt khám, trong đó người khám nhiều nhất là 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết. Ngoài ra, cơ quan BHXH cũng phát hiện 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên với số tiền trên 7,7 tỷ đồng.

Theo ông Dương Tuấn Đức- Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến phía Bắc của BHXH Việt Nam cho biết,  trong 4 tháng đầu năm 2017 có trên 46,8 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán BHYT với trên 17.000 tỷ đồng. Hệ thống tự động phát hiện và từ chối trên 10% hồ sơ đề nghị thanh toán với số tiền gần 3.000 tỷ đồng do sai thông tin về thẻ BHYT, sai mức hưởng, đề nghị thanh toán trùng lặp hoặc chỉ định thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật ngoài phạm vi hưởng BHYT, dữ liệu mã hóa không đúng danh mục dùng chung. BHXH một số tỉnh đã giám định chủ động và từ chối thanh toán trên 9,7 tỷ đồng.

"Hệ thống giúp cơ quan BHXH giám sát, theo dõi tình hình sử dụng quỹ khám chữa bệnh trên toàn quốc, phát hiện các bất thường về tần suất khám chữa bệnh, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; các tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh gia tăng chi phí đột biến, qua đó kịp thời giám định, xử lý các trường hợp lạm dụng, trục lợi BHYT"- ông Đức nói.

Cũng theo thông tin của ông Đức, qua hệ thống giám sát, cơ quan BHXH các địa phương đã phát hiện nhiều trường hợp đi khám BHYT tại các cơ sở y tế gần như hàng ngày. Đơn cử như trường hợp bà Mã Bửu Ng (đối tượng bảo trợ xã hội – TP.Hồ Chí Minh) khám 57 lần tại 13 cơ sở y tế, tổng chi phí gần 40 triệu đồng.  Bà này cũng thường xuyên đi khám 2-3 lần/ngày tại các cơ sở y tế tuyến huyện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, được chỉ định nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý xương khớp, bệnh lý tiết niệu, bệnh lý mắt, tai mũi họng, phổi, viêm xoang, tâm thần kinh, hen…

Trường hợp ông Nguyễn Văn N (đối tượng nghèo – Sóc Trăng), 4 tháng đầu năm 2017 đã khám bệnh, sử dụng điện châm và chiếu hồng ngoại 95 ngày tại trạm y tế xã Long Hưng với số tiền 11 triệu đồng.

Trường hợp bà Trần Thị S (đối tượng hộ gia đình – Sóc Trăng) từ 1.7.2016 đến 20.5.2017 đã đi khám bệnh 215 lần. Còn từ đầu năm 2017 đến nay bà này khám 114 lần, liên tục ngày nào cũng điện châm. Chỉ tính riêng số tiền điện châm điều trị đau lưng của bà S. là trên 16 triệu đồng.

Hay trường hợp ông Nguyễn Văn H (hưu trí) đã đi khám 58 lần tại 15 cơ sở y tế, tổng chi phía là hơn 30 triệu đồng, mỗi ngày ông này khám 2-3 lần tại các cơ sở y tế được chẩn đoán và cấp thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau “tăng huyết áp, bệnh hô hấp… BHXH Việt Nam đã thống kê, từ 9/1/2017- 16/5/2017, ông này đã được cấp 2 lần Aprovel với 42 viên, 6 lần cấp thuốc Procaralan với tổng số hơn 230 viên, 1 lần cấp thuốc Simbicort 2 tub tại 2 cơ sở y tế trong vòng 1 ngày (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng: Một nữ sinh viên ở Hà Nội tử vong

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016 và đã có một trường hợp tử vong.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016), trong đó đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên là một nữ sinh viên 19 tuổi của Học viện Ngân hàng (thuê trọ tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa).

Được biết, nữ sinh viên này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và kết quả mẫu bệnh phẩm xác định, bệnh nhân dương tính với vi rút sốt xuất huyết Dengue typ 1. Ngay khi có ca bệnh này, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế quận Đống Đa cùng với phường Trung Liệt đã tiến hành điều tra côn trùng, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy; phun hóa chất; truyền thông bằng loa truyền thanh di động tại khu vực bệnh nhân thuê trọ.

Theo đó, trong 4 ngày (từ ngày 18/5 – 21/5), Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cũng đã tổ chức phun hóa chất diện rộng và cùng với Trung tâm Y tế quận tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy quy mô toàn phường Trung Liệt. Mặt khác, giám sát chặt chẽ tại khu vực ổ dịch để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tư vấn chăm sóc và điều trị, tránh xảy ra tử vong tại cộng đồng.

Mới đây, trên địa bàn quận cũng ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết tại ký túc xá Trường Đại học Luật Hà Nội với 11 ca mắc. Ngoài ra, tại phường Khương Thượng cũng ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết tại ngõ 95 Chùa Bộc và ngõ 354 Trường Chinh với tổng số bệnh nhân là 10 người… (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Ban hành quy định quản lý giá dược phẩm, hết cảnh nhập giá “ dưới đất”, bán giá “ trên trời”

Một thực tế đang tồn tại trên thị trường tân dược hiện nay là thiếu những quy định về kê khai, niêm yết giá thuốc bán lẻ khiến người bệnh phải mua thuốc với giá cao hơn hẳn so với giá nhập. Tuy nhiên, tình trạng này tới đây sẽ được chấn chỉnh.

Cụ thể, Nghị định Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 1.7.2017 sẽ góp phần minh bạch giá thuốc chữa bệnh cũng như giảm đi gánh nặng kinh tế đối với người bệnh. Theo đó, cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế… (Lao động, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang