Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 26/12/2017

  • |
T5g.org.vn - Rét đậm kéo dài, bệnh nhân đột quỵ tăng 10%; Trên 70% số ca tử vong hàng năm liên quan đến bệnh không lây nhiễm; Người dân ăn nhiều muối hơn nhu cầu; ...

 

Rét đậm kéo dài, bệnh nhân đột quỵ tăng 10%

Khoa Theo PGS. TS. Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu A9, cho biết, bệnh nhân nữ 75 tuổi, ở Tả Thanh Oai, Hà Nội được đưa vào khoa trong tình trạng liệt hoàn toàn bên phải và không nói được.

Ca bệnh này rất may mắn, bởi gia đình khi phát hiện bà đột quỵ đã nhanh chóng đưa tới viện. Thời điểm bệnh nhân tới viện chỉ khoảng 2 tiếng sau đột quỵ. Đây là khung giờ vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ (trước 6 giờ kể từ thời điểm đột quỵ). Ngay lập tức, bệnh nhân được khám, xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính, được chẩn đoán xác định là nhồi máu não do tắc động mạch máu não giữa lớn và được điều trị thuốc tiêu huyết khối kết hợp với can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, có thể nói chuyện, nửa người phải có thể vận động gần như bình thường.

PGS Mai Duy Tôn cho biết, thời tiết mấy ngày qua khiến bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Bởi thời tiết lạnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp, là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân làm co mạch, máu dễ bị đông hơn có thể gây tắc nghẽn gây đột quỵ. Thời tiết lạnh, người cao tuổi, người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cũng dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng và điều này là cơ hội cho những người có bệnh nền trước đó dễ bị đột quỵ hơn.

Để phòng chống đột quỵ, bác sỹ khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể, không ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm để tránh bị lạnh đột ngột; nên ăn uống các thức ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng để có đủ năng lượng giữ ấm cho cơ thể, tránh nguy cơ bị lạnh đột ngột. PGS Tôn lưu ý, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ cần nhanh chóng gọi 115 đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió vì những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 180/100mmHg (không dùng thuốc hạ huyết áp dạng nhỏ dưới lưỡi)… (Gia đình & Xã hội, trang 7).

 

Trên 70% số ca tử vong hàng năm liên quan đến bệnh không lây nhiễm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính tại Việt Nam trong năm 2017 có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân; trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76% (411.600 ca).

Đặc biệt, theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% (năm 1976) xuống còn 19,8% (năm 2010) thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 42,6% (năm 1976) lên tới 71,6% (năm 2010). 

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm” do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức chiều 25-12. 

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện các bệnh không lây nhiễm (như: đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch) đang có chiều hướng gia tăng. Hầu hết các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (gồm: hút thuốc, thừa cân, tăng huyết áp, ăn ít rau/trái cây và thiếu hoạt động thể lực) có xu hướng tăng nhanh. (An ninh thủ đô, trang 2).

 

Người dân ăn nhiều muối hơn nhu cầu

Đó là khẳng định của các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra tại hội thảo tăng cường truyền thông về giảm ăn muối do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) tổ chức ngày 25-12.

Nhu cầu của mỗi người là từ 1 đến 2 gam muối đưa vào cơ thể/ngày, nhưng phần lớn người dân đang sử dụng với lượng khoảng gần 10 gam/ngày. Ngoài bệnh tim mạch, ăn thừa muối dễ gây bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, thưa xương, hen phế quản... Đáng chú ý, trong khi tại các nước phát triển, 77% lượng muối đưa vào cơ thể thông qua thực phẩm chế biến sẵn, ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, thì tại Việt Nam chỉ 20%; chiếm tỷ trọng lớn nhất muối ăn vào cơ thể là tại hộ gia đình khi chế biến, ăn.

Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025 đã đưa ra mục tiêu giảm 30% mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày ở người trưởng thành. Vì vậy cần triển khai nhiều giải pháp, từ truyền thông thay đổi hành vi đến các giải pháp về cơ chế chính sách và can thiệp dự phòng. (Nhân dân, trang 5; Tuổi trẻ, trang 14).

 

Bộ Y tế xin lùi thời hạn cấp số đăng ký thiết bị y tế

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã có văn bản trình Thủ tướng xin lùi thời gian thực hiện cấp số lưu hành đối với trang thiết bị y tế (TTBYT) loại B, C, D đến ngày 1.1.2019. Trước đó, ngày 15.5.2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý TTBYT. Theo đó, TTBYT được phân loại thành 4 loại A, B, C, D dựa trên mức độ rủi ro và được quản lý băng số lưu hành… (Thanh niên, trang 7).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang