Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Lai Châu: Không chủ quan với bệnh dại

  • |
T5g.org.vn - Đến nay dịch dại trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn diễn biến phức tạp. Theo số liệu của ngành Y tế tỉnh Lai Châu, năm 2015 toàn tỉnh có 1.063 người tiêm phòng dại và có 02 trường hợp tử vong do bị chó nghi dại cắn mà không tiêm phòng. 5 tháng đầu năm 2016 có 514 người tiêm phòng dại, 01 trường hợp tử vong.
Bệnh dại hoàn toàn có thể tránh được nếu như người bị chó dại cắn được tiêm phòng đúng phác đồ

Bác sỹ Bùi Tiến Thanh – Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: “Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh dại phát triển. Vì thế, vào mùa hè, người dân phải hết sức cảnh giác với chó dại và không nên chủ quan. Thời gian ủ bệnh của bệnh dại kéo dài, sớm nhất cũng phải nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người kéo dài đến một vài năm. Nó phụ thuộc vào vị trí cắn, càng gần  thần kinh trung ương càng phát bệnh nhanh. Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn. Sau đó bệnh nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng”.

Bà Nguyễn Thị Thanh ở tổ 5, phường Quyết Thắng (TP Lai Châu) vẫn chưa hết bàng hoàng sau hơn một năm bị chó cắn. Bà Thanh tâm sự: “Vào khoảng tháng 5/2014 tôi và cô con gái bị con chó nhà mình cắn vào tay, sau 4 ngày con chó đó bị chết. Cứ nghĩ chó nhà không thả ra ngoài, lại chưa cắn ai bao giờ, với lại do mình đùa với nó nên mới bị cắn nên 2 mẹ con tôi chủ quan coi như không có chuyện gì xảy ra. Cho tới khi nghe tin có người bị tử vong vì bị chó dại cắn mà không đi tiêm phòng, mẹ con tôi rất hoang mang lo sợ. Khi đến Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã được các y bác sỹ tư vấn, hướng dẫn các cách phòng chống và tiêm phòng vì mới bị cắn cách đó 5 hôm. Tôi đã đem kiến thức mà các bác sỹ, cán bộ y tế hướng dẫn về cách phòng, chống bệnh dại để truyền đạt lại cho những người thân trong gia đình và chia sẻ kinh nghiệm với bà con tại các buổi họp tổ dân phố”.

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh dại, Ngành Y tế Lai Châu tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại và có những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh như: Tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các kiến thức về bệnh dại, tính chất nguy hiểm của bệnh, cách phòng chống bệnh chó dại cắn. Bên cạnh đó, vận động các tổ chức, cá nhân, nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong các bản, xã, phường ký cam kết thực hiện “5 không” theo Thông tư số 48/2009/TT – BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; thực hiện tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo; vận động người dân nuôi chó, mèo phải khai báo, không thả rông chó mèo ra đường, khi ra đường phải rọ mõm. Đặc biệt tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân không chủ quan với bệnh dại, khi bị chó mèo nghi dại cắn cần theo dõi con chó, mèo đó và đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại, thường xuyên duy trì các điểm tiêm phòng và chuẩn bị đủ văc xin để tiêm cho người bị chó, mèo nghi dại cắn./.

Bài, ảnh: Mai Hoa
TT Truyền thông GDSK Lai Châu

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang