Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới chậm phát triển chiều cao

  • |
T5g.org.vn - Thông tin trên được ThS.BS. Trần Khánh Vân, Khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết tại Hội nghị Cộng tác viên báo chí nhân Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6) do Viện Dinh dưỡng tổ chức.

Theo ThS.BS. Trần Khánh Vân, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt Nam là 1,64m và 1,55m thấp hơn các nước phát triển như Trung Quốc (1,70m và 1,59m), Nhật Bản (1,72m và 1,58m), Singapore (1,71m và 1,60m). Trong các nước ASEAN, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tương ứng với Indonesia (1,64m và 1,55m) và Phillipines (1,65m và 1,56m) và thấp hơn so với Malaysia (1,68m và 1,58m), và Thái Lan (1,68m và 1,57m). Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới chậm phát triển chiều cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, GS.TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ, thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D. Đồng thời, cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitaminA. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm; thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

Trong ngày 1-2/6, các bà mẹ hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường. Đây là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2018, theo kế hoạch, sẽ có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được tẩy giun.

Linh Linh

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang