Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Triển khai thu phí nhằm xã hội hóa và mở rộng Chương trình điều trị Methadone tại Bắc Kạn

  • |
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone (gọi tắt là điều trị Methadone) được triển khai trên địa bàn thành phố Bắc Kạn vào tháng 10/2012 và tháng 11/2013 tại Huyện Chợ Mới với sự hỗ trợ cả về sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và thuốc Methadone từ Dự án Phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á (HAARP) tại Việt Nam. Qua hơn hai năm triển khai, chương trình điều trị Methadone đã giúp cho người nghiện ma túy cải thiện tốt về sức khỏe, giảm hoặc dừng tiêm chích ma túy, đồng nghĩa với giảm nguy cơ mắc các bệnh tật liên quan tới việc sử dụng ma túy và bệnh lây truyền qua đường máu; giảm tử vong do sử dụng quá liều và tiết kiệm được một số tiền không nhỏ… ngoài ra những người tham gia chương trình còn có những chuyển biến tích cực về kiến thức, thái độ theo hướng tích cực, nhiều người sau khi được điều trị đã tìm được việc làm, kinh tế gia đình được cải thiện, các xung đột trong gia đình giảm, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng được ổn định, giảm tệ nạn trộm cắp và các vụ đánh nhau gây rối trật tự công cộng, giảm các tụ điểm ma túy...so với trước đây khi chưa có chương trình điều trị.
Cơ sở điều trị Methadone thành phố Bắc Kạn đặt tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn.

Mặc dù, Chương trình điều trị Methadone tại tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa thực sự vững chắc, còn nhiều khó khăn, thách thức. Từ năm 2010 đến hết tháng 12/2015, công tác điều trị Methadone phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế, riêng đối với Dự án HAARP đã ngừng tài trợ vào năm  2015. Như vậy, việc duy trì hoạt động tại các cơ sở điều trị gặp rất nhiều khó khăn trong khi thực tế đòi hỏi cần phải mở rộng chương trình tới các địa bàn trong tỉnh. Đặc biệt, nguồn nhân lực đáp ứng cho chương trình đang bị thiếu hụt mà chưa có cơ chế tuyển dụng, hay hợp đồng làm việc tại cơ sở.

Trước thực trạng đó, vừa qua, Sở Y tế Bắc Kạn đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng khung giá điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone nhằm xã hội hóa và theo lộ trình mở rộng hoạt động này sang các huyện khác. Ngày 19/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số: 07/QĐ-UBND "về việc quy định mức giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" với 07 loại phí. Cụ thể như sau:

TT

Tên dịch vụ

Đơn vị tính

Giá dịch vụ (đồng)

Ghi chú

I.

Khám (Không bao gồm xét nghiệm và thuốc)

1.

Khám ban đầu

đồng/lần khám/người

44.400

Tối đa không quá 1 lần/người/quá trình điều trị

2.

Khám khởi liều

đồng/lần khám/người

25.000

Tối đa không quá 1 lần/người/quá trình điều trị

3.

Khám định kỳ

đồng/lần khám/người

20.000

01 lần/01 tháng hoặc khám theo yêu cầu.

II.

Cấp phát thuốc (Không bao gồm thuốc)

1.

Tại cơ sở điều trị thay thế

đồng/lần/

người/ngày

8.500

 

2.

Tại cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế

đồng/lần/

người/ngày

9.700

 

III.

Tư vấn (Không bao gồm thuốc và xét nghiệm)

1.

Tư vấn cá nhân

đồng/lần/người

10.000

- Năm đầu điều trị: Không quá 14 lần/năm;

- Từ năm điều trị thứ hai: Không quá 04 lần/năm;

- Tư vấn khác theo yêu cầu của bệnh nhân.

2.

Tư vấn nhóm

đồng/lần/người

5.000

- Năm đầu điều trị: Không quá 06 lần/năm;

- Từ năm điều trị thứ hai: Không quá 04 lần/năm.

Để có thể triển khai việc thu phí dịch vụ điều trị Methadone có hiệu quả, vừa qua, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã tổ chức 06 buổi họp nhóm với sự tham gia của 93% số bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở Methadone thành phố Bắc Kạn cùng người thân trong gia đình bệnh nhân để phổ biến, tuyên truyền về quy định thu phí điều trị Methadone của tỉnh trong thời gian tới nhằm giúp cho bản thân người bệnh và gia đình bệnh nhân nắm rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xã hội hóa công tác y tế nói chung, xã hội hóa công tác điều trị Methadone nói riêng.

Với hình thức xã hội hóa, trong thời gian tới chương trình điều trị Methadone sẽ được triển khai trên địa bàn huyện Bạch Thông, như vậy nhiều bệnh nhân tại khu vực các huyện Ngân sơn, Ba Bể, Pác Nặm…sẽ có cơ hội được tham gia chương trình điều trị Methadone, góp phần đạt chỉ tiêu đề ra./.

 

Bài và ảnh:  BSCK1. Lương Thị Hảo
(Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang