Gặp chị vào những ngày đầu tháng 11.2016 trong lúc người dân đang khắc phục hậu quả của 2 cơn lũ vừa mới đi qua, với dáng người nhanh nhẹn, chị đã tạo cho tôi ấn tượng ban đầu thật dễ gần, dễ mến. Chị là Đỗ Thị Trang, một y tá điều dưỡng đầy năng động của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Bình.
Xem tiếp
Tình hình lũ lụt, xâm nhập mặn trong thời gian gần đây tại các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên của nước ta đang diễn ra phức tạp đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đời sống cho người dân. Hiện tượng thời tiết cực đoan này thường dẫn đến tình trạngô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Do đó, biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe là thực hiệnvệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Xem tiếp
Hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt gây ra tình trạng thiếu nước sạch, an toàn, người dânphải sử dụng nước nhiễm bẩn để ăn uống và sinh hoạt. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp là bệnh tiêu chảy.
Xem tiếp
Hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước sạch, an toàn, người dân phải sử dụng nước bị nhiễm bẩn để ăn uống và sinh hoạt. Điều này là nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của các bệnh lây truyền qua tiếp xúc và tiêu hóa, trong đó có bệnh tay chân miệng.
Xem tiếp
Hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Do thiếu nước sạch, người dân phải sử dụng nhiều vật dụng để tích trữ nước cho ăn uống và sinh hoạt. Việc trữ nước trong các vật dụng không có nắp đậy; sự xuất hiện của các vũng nước đọng, cống rãnh, ao tù… tạo điều kiện cho muỗi phát triển và gây các bệnh do muỗi truyền, thường gặp là bệnh sốt xuất huyết.
Xem tiếp
Hiện nay, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đang ngày một trầm trọng, gây nên tình trạng thiếu nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người dân.
Xem tiếp
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, có một đặc trưng riêng là mùa nước nổi. Khi đó, mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông Mê Kông tăng cao từ thượng nguồn, theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta gây ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng... Mặc dù là tình trạng lũ lụt, nhưng đây lại không phải là thiên tai đối với khu vực này. Mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch) hằng năm, đem lại một nguồn lợi thủy sản dồi dào và cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, lũ lụt cũng gây ra thiệt hại không nhỏ về người và của.
Xem tiếp
Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn...và điều này có tác động tiêu cực tới cuộc sống con người. Hậu quả liên quan đến dinh dưỡng như thiếu lương thực, thực phẩm dẫn đến người dân bị thiếu đói cả về số lượng và chất lượng, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với nhóm người dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người già, người đang mắc bệnh.
Xem tiếp