Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt – giải pháp cho việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường

  • |
T5g.org.vn - Để cung cấp thông tin và thêm bằng chứng đánh giá và đề xuất xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm đồ uống có đường- một trong những sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ con người, ngày 10 tháng 2 năm 2023, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo khoa học về Tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khoẻ và tác động của chính sách thuế và giá.
Bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - phát biểu khai mạc hội thảo

Tham dự Hội thảo có bà Trần Thị Trang – Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế,  ông Roland Kupka – Cố vấn Dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đại diện của Ban Dân nguyện,  Bộ Công thương, Hội đồng Tư vấn thuế,  đơn vị thuộc Bộ Y tế, cùng đại biểu của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh/thành phố và đại diện của các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam như Health Bridge Canada, A&T…

Đồ uống có đường – theo Tổ chức Y tế Thế giới – gồm tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do như nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga, nước ép trái cây, nước pha chế hương liệu, nước tăng lực, đồ uống cho người chơi thể thao, trà/cà phê pha sẵn, đồ uống sữa có pha chế hương liệu. Việc tiêu thụ đường tự do gây nhiểu nguy cơ cho sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh tim mạch, đột quỵ, sâu răng và các bệnh răng miệng khác; các rối loạn chuyển hoá, ung thư... Đây là các vấn đề sức khoẻ Việt Nam đang phải đối mặt. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ em 5 đến 19 tuổi tăng 7,3 lần từ 2,6% (năm 2002) lên 19% (năm 2020), tỷ lệ  này ở nhóm dưới 5 tuổi tăng 19 lần, từ 0,5% (2002) lên 7,4% (2020). Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cao và tăng theo lứa tuổi: 20,9% (nhóm tuổi 6-8), 43,7% (nhóm tuổi 12-14). Theo Bộ Y tế, người Việt Nam đang tiêu thụ gấp đôi lượng đường cho phép. Khuyến cáo tiêu thụ đường tự do của WHO hiện nay là dưới 10% tổng năng lượng và nên giảm dưới 5% để có lợi hơn cho sức khoẻ.

Tiến sĩ khoa học, Roland Kupka – Cố vấn Dinh dưỡng của UNICEF
khu vực  Đông Á – Thái Bình Dương trình bày tại hội thảo

Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, áp dụng chính sách thuế và giá đối với đối với đồ uống có đường là một trong các giải pháp được đề xuất để giảm tiêu thụ đường bên cạnh các giải pháp khác như: Ghi nhãn cảnh báo về dinh dưỡng trên các sản phẩm đóng gói sẵn; Xây dựng chính sách giảm thiểu việc tiếp thị sản phảm không lành mạnh đặc biệt đối với trẻ em, quy định về đồ uống tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện, sinh hoạt cộng đồng; tăng cường thông tin – giáo dục – truyền thông về tác hại của việc tiêu thụ nhiều đường tự do; …Một số quốc gia đã áp dụng thuế đồ uống có đường và đạt kết quả giảm mức tiêu thụ lượng đường: Tại Mexico năm 2014 áp dụng mức thuế 1 peso/lit, mức tiêu thụ đường giảm 5% trong năm đầu tiên và 9,7% năm thứ 2; tại California  áp dụng năm 2015 cho kết quả lượng tiêu thụ giảm 21% trong năm đầu tiên và duy trì trong 3 năm… Nghiên cứu của Trường đại học Y tế công cộng năm 2021 về ước tính tác động của chính sách thuế đồ uống có đường cũng cho thấy việc tăng giá bán lẻ đồ uống có đường sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ đồ uống có đường: Với mức tăng 5% thì sự thay đổi hành vi tiêu thụ đồ uống có đường là không đáng kể, với mức tăng giá 20% có thể đem lại sự thay đổi tích cực cho tình trạng béo phì ở Việt Nam.

Với những bằng chứng đưa ra, Hội thảo đề xuất 3 giải pháp  để giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam bao gồm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường bên cạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng, ghi nhãn trên các sản phẩm đồ uống có đường.

Hiền Lý

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang